Chuyên đề Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu công nghiệp Minh Đức đối với phát triển kinh tế hộ

Ngân hàng nông nghiệp khu công nghiệp Minh Đức áp dụng chính sách vốn linh hoạt hấp dẫn đối với khách hàng cạnh tranh, áp dụng lãi suất giảm dần, khuyến khích khách hàng vay lớn sản xuất kinh doanh có hiệu quả và trả nợ ngân hàng đúng thời hạn trên cơ sở nắm bắt kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế, thường xuyên chỉ đạo lập hồ sơ kinh tế địa bàn tổ chức phân loại khách hàng chủ động áp dụng các phương thức cho vay, đảm bảo tiền vay phù hợp nhằm giữ vững khách hàng đã có và thu hút khách hàng mới.

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu công nghiệp Minh Đức đối với phát triển kinh tế hộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m có thể là do Hộ sản xuất giảm, Hộ sản xuất ngần ngại không muốn vay vốn của ngân hàng nông nghiệp với nhiều lý do. Tổng tài sản cố định và tài sản có khác năm 2005 tăng so với năm 2004 là6261,096 triệu đồng hay tăng 189,3%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 5043,208 triệu đồng hay tăng 52,7%. điều đó cho thấy sự lớn mạnh của ngân hàng nông nghiệp khu công nghiệp Minh Đức. Trong đó tài sản cố định năm 2005 tăng so với năm 2004 là 797,7858 triệu đồng hay tăng 30,84%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 1469,753 triệu đồng hay tăng 43,4%. Tài sản khác năm 2005 tăng so với năm 2004 là 410,0278 triệu đồng hay tăng 62,72%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 162,9664 triệu đồng hay tăng 15,3%. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu năm 2005 tăng so với năm 2004 là 4824,8 triệu đồng hay tăng 78,3%, năm 2006 giảm so với năm 2005 là –3320,2 triệu đồng hay giảm –30,2%, cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu giảm ngân hàng nông nghiệp đã huy động vốn từ bên ngoài tốt lên giảm nguồn vốn sở hữu. Thu nhập của ngân hàng nông nghiệp năm 2005 tăng so với năm 2004 là 21693,8 triệu đồng hay tăng 113,8%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 8854,74 triệu đồng hay tăng 46,5%, thu nhập của ngân hàngtăng qua từng năm chứng tỏ ngân hàng làm ăn có hiệu quả làm thu nhập của ngân hàng tăng lên. Trong đó thu nhập về hoạt động tín dụng năm 2005 tăng so với năm 2004 là 21955,8 triệu đồng hay tăng 123,9%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 8070,75 triệu đồng hay tăng 45,6%. Thu từ lãi năm 2005 tăng so với năm 2004 là 21997,8 triệu đồng, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 8069,65 triệu đồng hay tăng 20,3%.Thu từ bảo lãnh năm 2005 tăng so với năm 2004 là 60,65 triệu đồng hay tăng 147,6%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 158,2 triệu đồng hay tăng 156%.Thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ năm 2005 tăng so với năm 2004 là 131,21 triệu đồng hay tăng 79,7%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 186,66 triệu đồng hay tăng 63,1%. Chi phí năm 2005 tăng so với năm 2004 là 16869 triệu đồng hay tăng 130,8%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 12265,4 triệu đồng hay tăng 41,2% chứng tỏ sự lớn ,mạnh của ngân hàng nông nghiệp khu công nghiệp Minh Đức. Trong đó chi phí hoạt động huy động vốn năm 2005 tăng so với năm 2004 là 14668,2 triệu đồng hay tăng 166,7%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 10300,6 triệu đồng hay tăng 43,9%. Trả lãi tiền gửi năm 2006 tăng so với năm 2005 là 68,86 triệu đồng hay tăng 0,82%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 7524,6 triệu đồng hay tăng 88,5%.Chi phí thanh toán và ngân quỹ năm 2005 tăng so với năm 2004 là 79,86 triệu đồng hay tăng 372,7%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 34 triệu đồng hay tăng 33,5%.Chi phí nhân viên năm 2005 tăng so với năm 2004 là 560 triệu đồng hay tăng 32,7%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 588,4 triệu đồng hay tăng 25,9%.Chi phí hoạt động quản lý và công cụ năm 2005 tăng so với năm 2004 là 335,2 triệu đồng hay tăng 31,2%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 208,7 triệu đồng hay tăng 14,8%. *Dấu hiệu này cho thấy công tác huy động vốn luôn được ngân hàng xác định là nhiệm vụ trọng tâm, ngân hàng nông nghiệp tỉnh và toàn tỉnh đã tập trung chỉ đạo và có nhiều giải pháp huy động vốn thiết thực đạt kết quả. Nguồn vốn tăng trưởng cao ở hầu hết các loại tiền gửi, cơ cấu tiền gửi có sự chuyển dịch tích cực có lợi cho kinh doanh, tiền gửi lãi suất thấp( tiền gửi không kỳ hạn) tăng trưởng cao tạo cơ Hội giảm lãi suất đầu vào. Đạt được kết quả trên là do ngân hàng thường xuyên quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện những giải pháp đúng có hiệu quả. Tăng cường củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của hệ thống mạng lưới nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ khách hàng, gắn kết quả huy động vốn với phân phối tiền lương của bộ phận giao dịch lên đã thúc đẩy đơn vị, cá nhân nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng đến giao dịch, có chính sách thưởng vật chất kịp thời cho những tập thể cá nhân có công trong việc vận động thu hút khách hàng mơi đến quan hệ tiền gửi và vay vốn ngân hàng nông nghiệp. Thường xuyên nghiên cứu thị trường có chính sách khuyến mãi đưa ra những sản phẩm lãi suất phù hợp với thị trường như tiết kiệm bậc thàng, huy động vốn và chi trả tiền gửi tại nhà khách hàng. 2) Hoạt động cho vay. 2.1)Điều kiện cho vay. Có Hộ khẩu thường trú đã trực tiếp sản xuất tại đại bàn ít nhất 1 năm có nhận khoán ruộng đất, vườn, ao hồ…Người đứng tên vay vốn là chủ Hộ, có tuổi đời từ 20 tuổi trở lên, hoặc người trong Hộ có đủ điều kiện có thể nhận đựơc chủ Hộ uỷ quyền. -Có kinh nghiệm và kỹ năng sản xuất tổ chức quản lý. -Có sản phẩm hàng hoá tiêu thụ được và có lãi. -Có tài sản thế chấp đối với: +Vốn vay trung hạn. +Nhu cầu vay trên mức thu hoạch mùa vụ đối với cho vay ngắn hạn. -Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước( thuế, phí…) -Chấp hành thể lệ vay vốn của ngân hàng. -Không có nợ quá hạn ngân hàng. 2.2)Đối tượng cho vay và các hình thức cho vay. Nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực hết sức rộng lớn và phức tạp. Bao gồm nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực hoạt động cần vốn. Vì vậy, cần căn cứ vào nguồn vốn tín dụng, đặc điểm của hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh để xác định đối tượng và hình thức cho vay phù hợp. Trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, yêu cầu đầu tư lớn, việc xác định đúng đối tượng được vay và mục đích vay là cần thiết và khó khăn, nhiều khi còn chưa thống nhất với nhau về quan điểm. Ví dụ nguồn vốn cho vay xoá đói giảm nghèo có hai quan điểm trái ngược nhau về xác định đối tượng cho vay, quan điểm thứ nhất cho rằng, nguồn vốn cho vay xoá đói giảm nghèo đối tượng cho vay phải là những người thuộc diện đói, nghèo. Bởi vì đối tượng tác động trực tiếp của chính sách.Quan điểm thứ hai cho rằng, mục đích của chính sách là xoá đói, giảm nghèo.Vì vậy phải tìm đối tượng cho vay phù hợp để sử dụng có hiệu quả vốn vay. Không nhất thiết phải cho Hộ đói, nghèo vay vì chưa chắc họ đã dùng vào sản xuất mà lại tiêu dùng cho đời sống. Hơn nữa, nếu có dùng cho sản xuất chưa chắc đã có hiệu quả, vì đa số Hộ đói, nghèo là những Hộ không có kinh nghiệm và trình độ tổ chức sản xuất. Mặt khác vốn là điều kiện quan trọng cho sản xuất, nhưng tăng thu nhập là phương thức trực tiếp xoá đói, giảm nghèo. Với lập luận này, có thể cho người giàu vay để họ mở rộng sản xuất, tạo việc làm thu hút các Hộ đói nghèo lao động. Hiệu quả sử dụng vốn cao, mục tiêu xoá đói, giảm nghèo vẫn được thực hiện. Sự phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam vừa qua đã chứng minh điều này rất rõ. Như vậy, việc xác định đối tượng và hình thức cho vay cần dựa trên hai căn cứ cơ bản sau: -Mục đích của việc cho vay. -Tính an toàn trong bảo toàn và phát triển nguồn vốn vay. -Hiệu quả của việc sử dụng vốn vay. Đối với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng chuyên doanh, tính an toàn và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay được coi trọng trong việc xác định đối tượng và hình thức cho vay. Đối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các tổ chức xã Hội thực hiện chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn như ngân hàng người nghèo, chương trình 120….Mục đích vay lại được ưu tiên khi xác định đối tượng và hình thức cho vay.Vì vậy, chính sách tín dụng nên tập trung vào các hoạt động tín dụng mang tính chất hỗ trợ. Nếu muốn can thiệp vào các hoạt động tín dụng của các tổ chức chuyên doanh cần có sự hỗ trợ các tổ chức này, để họ thực hiện chức năng hỗ trợ nhưng không gây khó khăn cho hoạt động của các tổ chức tín dụng. Ở nước ta, việc ngân hàng chủ trương cho vay vốn đến Hộ nông dân như là một đơn vị kinh tế tự chủ là đã xác định đúng đối tượng vay. Bởi vì nông nghiệp, nông thôn nước ta với hơn 10 triệu Hộ đã và đang là lực lượng chủ lực sản xuất ra các loại nông, lâm sản cung cấp cho toàn xã Hội. Tuy nhiên cần phải thấy rằng nhu cầu vốn của Hộ nông dân là cần thiết và chính đáng. Nhưng tình trạng rủi ro trong tín dụng nông nghiệp, nông thôn lớn hơn bất cứ tín dụng nào, vì vậy vấn đề thế chấp phải được đặt lên hàng đầu. Song đòi hỏi thế chấp tài sản của nông dân là rất khó, nhất là nông dân nghèo. Để tháo gỡ vấn đề này, nhà nước cần đẩy nhanh việc ban hành giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân, giấy chứng nhận được chuyển nhượng và mua bán như một chứng khoán có giá trị và được coi là một phương tiện thế chấp khi vay vốn. Ngoài ra cần mở rộng các hình thức vốn tín chấp và cho vay tới các tổ nhóm. Những đơn vị có tài sản thế chấp đảm bảo những nguyên tắc kinh doanh vốn, cần có sự liên kết giữa các tổ chức kinh doanh vốn, các chủ đầu tư với các cơ quan dịch vụ thương mại, dịch vụ khoa học kỹ thuật, các tổ chức khuyến nông…để sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích và có hiệu quả. Ở nhiều nước định hướng chính sách tín dụng đối với tiểu nông bao gồm việc sử dụng rộng rãi các phương pháp tín dụng có mục tiêu. việc đánh giá các dự án tín dụng trợ cấp chơ thấy, cho vay qua các dự án phát triển cho các loại cây trồng, con gia súc là hình thức cho vay thích hợp và có hiệuquả, ở nước ta các hình thức cho vay và kết quả của nó cũng cho thấy kết luận trên là đúng. Trong những năm tới, chính sách đầu tư vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn là cần tiếp tục tập trung vào giải quyết các vấn đề sau: -Vừa tập trung vào các vùng trọng điểm, vừa chú ý đến các vùng gặp nhiều khó khăn để tạo nên sự phát triển đồng đều giữa các vùng trên phạm vi cả nước. -Tập trung vào các ngành chủ yếu, khuyến khích các ngành, các loại cây trồng, gia súc mới, góp phần chuyển dịch mạnh hơn cơ cấu kinh tế NN&NT. -Chú ý đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống. Đồng thời tạo điều kiện để áp dụng tiến bộ khoa hoc vào sản xuất nong nghiệp và xây dựng nông thôn mới. -Đầu tư vào việc nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Tóm lại đối tượng cho vay và hình thức cho vay cần phải được tập trung chú ý trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp, lưa chọn đối tượng và hình thức sao cho phù hợp với địa phương mà ngân hàng nông nghiệp đóng ở đó. 2.3)Thời hạn vay. Thời hạn cho vay vốn là khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thoả thuận giữa hai bên( ngân hàng là người cho vay khách hàng là người đi vay) mà ở cuối mỗi thời hạn đó khách hàng phải thanh toán một phần nào đó hay toàn bộ số tiền được vay cho ngân hàng. -Thời hạn cấp tín dụng được chia thành 2 kỳ là: thời gian ấn hạn và thời gian thu nợ. +Thời gian ấn hạn: là khoảng thời gian từ khi ngân hàng phát tiền vay đến khi người vay hoàn thành công trình xây dựng lắp đặt và đi vào sử dụng đây là khoảng thời gian công trình chưa tạo ra sản phẩm, trong khoảng thời gian này ngân hàng chưa thu nợ tiền. +Thời gian thu nợ: là khoảng thời gian từ khi công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng đến khi thu hết nợ vay( cả gốc và lãi). -Có ba thời hạn cho vay: Vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong đó nợ trung và dài hạn được hoàn trả theo phương thức phân kỳ. Ở mỗi kỳ tuỳ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh. Độ hao mòn của tài sản vay vốn và các nguồn thu khác mà người vay vốn có thể có đến thời hạn trả nợ. Do tính chất của sản xuất Hộ vẫn mang tính thời vụ, các hoạt động sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào thị trường tiêu thụ, nguyên vật liệu sản xuất nên doanh số cho vay ngắn hạn chiếm đa số trong tổng số doanh số cho vay.Doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp( dưới 10%) đây cũng là một hạn chế đối với ngân hàng trong việc thẩm định các dự án có quy mô lớn cần nhiều nguồn vốn sản xuất. 2.4)Lãi suất vay. Về nguyên tắc, nông nghiệp- nông thôn có những điểm đặc thù so với các ngành các lĩnh vực khác, vì vậy đầu tư cho nông nghiệp- nông thôn qua các hình thức tín dụng phải được áp dụng mức lãi suất thấp. Trên thực tế, hầu hết các nguyên tắc này được tuân thủ. Tuy nhiên với tư cách là ngành kinh tế, ngân hàng một mặt phải đáp ứng yêu cầu của sản xuất, mặt khác phải đảm bảo tự trang trải và kinh doanh có lãi. Vì vậy xác định lãi suất tín dụng là rất quan trọng. Chính sách can thiệp lãi suất phải tuỳ loại hình hoạt động tín dụng có mức độ can thiệp khác nhau. Đối với các ngân hàng chuyên doanh, mức lãi suất cho vay được xác định dựa trên cơ sở lãi suất đi vay, các chi phí của hoạt động cho vay và mức tích luỹ hợp lý của hoạt động tín dụng, về nguyên tắc, các hoạt động tín dụng này nhà nước can thiệp thông qua xác định lãi suất cơ bản và khống chế hoạt động tín dụng xung quanh mức lãi suất cơ bản đó. Đây hoàn toàn là các nghiệp vụ của hoạt động ngân hàng, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, nhà nước muốn sử dụng các hoạt động tín dụng như là công cụ tác động đến nông nghiệp, nông thôn. Khi đó nhà nước cần có những hỗ trợ đối với các hoạt động tín dụng như bổ sung nguồn vốn ngân sách cho sự hoạt động của ngân hàng, hỗ trợ chi phí kinh doanh… Có như vậy hoạt động của các tổ chức tín dụng mới được bảo toàn. Đối với các ngân hàng chính sách: nguồn vốn và các hoạt động tín dụng có sự trợ giúp của nhà nước. Vì vậy nhà nước có thể tự xác định mức lãi suất cho vay, tuỳ theo đối tượng và mục đích cho vay. Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng trợ cấp cho tín dụng làm cho tỷ lệ lãi suất tín dụng thấp đã tạo ra những tác động tiêu cực đối với khả năng lâu dài của các tổ chức tín dụng nông thôn cũng như đối với người vay, người gửi. Trước hết tình trạng trên sẽ dẫn đến lãi suất thực trong các dự án đầu tư là âm. Tỷ lệ lãi suất âm đã vô tình chuyển một phần tiền thực tế của người cho vay sang người đi vay. thứ hai, tỷ lệ lãi suất thấp đã không thu hút người gửi tiền, làm cho tổ chức vay không thể trang trải được các hoạt động kinh doanh tiền tệ( nếu họ không được chính phủ trợ cấp) Thứ ba, lãi suất thấp làm lượng cầu lớn hơn cung, như vậy sẽ làm hạn chế phúc lợi tín dụng. Điều này đưa tới những tiêu cực trong việc xác lập đối tượng cho vay, bỏ qua đối tượng nghèo bằng sự tiếp xúc hoặc hối lộ. Trong nhiều trường hợp tín dụng không được sử dụng vào nông nghiệp mà quay trở lại các hình thức tín dụng khác. Vì vậy, một chính sách về lãi suất tín dụng muốn tồn tại và phát triển phải dựa trên cơ sở cải tiến hệ thống tín dụng, giảm bớt chi phí giao dịch. Tỷ lệ lãi suất thưc tế có thể xác định theo thị trường để các tổ chức tín dụng tồn tại và hoạt động. Vì những vấn đề trên, chính sách lãi suất thấp chỉ phát huy tác dụng trong các trường hợp sau: -Các chính sách như trợ cấp giá, trợ cấp thuế…tỏ ra kém hiệu lực trong việc hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn. -Nền kinh tế có tính kỷ luật cao, các tiêu cực của chính sách tín dụng lãi suất thấp sẽ được hạn chế. -Hiệu quả sử dụng vốn cao. Việc vận dụng cơ chế lãi suất, ngân hàng nông nghiệp khu công nghiệp Minh Đức thường xuyên nghiên cứu thị trường vốn lãi suất của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, để có chính sách lãi suất huy động vốn và cho vay phù hợp với địa bàn, từng thành phần kinh tế và đúng với quy định của tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp Việt Nam từng thời kỳ, đảm bảo vừa có lợi cho kinh doanh đạt hiệu quả, vừa thúc đẩy kinh tế Hộ phát triển. Ngân hàng nông nghiệp khu công nghiệp Minh Đức áp dụng mức lãi suất, lãi suất bình quân đầu vào là 0,51%, lãi suất bình quân đầu ra là 0,91%, chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào là 0,41%. Ngân hàng nông nghiệp khu công nghiệp Minh Đức áp dụng chính sách vốn linh hoạt hấp dẫn đối với khách hàng cạnh tranh, áp dụng lãi suất giảm dần, khuyến khích khách hàng vay lớn sản xuất kinh doanh có hiệu quả và trả nợ ngân hàng đúng thời hạn trên cơ sở nắm bắt kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế, thường xuyên chỉ đạo lập hồ sơ kinh tế địa bàn tổ chức phân loại khách hàng chủ động áp dụng các phương thức cho vay, đảm bảo tiền vay phù hợp nhằm giữ vững khách hàng đã có và thu hút khách hàng mới. 2.5)Quy trình cho vay. 2.5.1)Kiểm tra trước khi cho vay. a)Điều tra, khảo sát, xác lập hồ sơ kinh tế địa phương: Đây được coi là việc làm quan trọng trong quá trình kiểm tra trước khi cho vay. -Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn phải làm việc thực sự có trách nhiệm và hiệu quả. Đây là bước khởi đầu cho việc đầu tư tín dụng và xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm hoặc một thời kỳ của một chi nhánh ngân hàng cơ sở. -Từ việc điều tra, khảo sát, tiến hành xác lập hồ sơ kinh tế địa phương. Một trong những yêu cầu cơ bản của hồ sơ kinh tế địa phương là: +Bám sát những chủ trương quy hoạch phát triển kinh tế xã Hội cuả cấp uỷ chính quyền địa phương đó. +Hồ sơ kinh tế địa phương phải được chính quyền xác nhận. +Hồ sơ kinh tế địa phương phải được bổ sung, cập nhật những diễn biến kinh tế xã Hội hàng năm về một số nội dung cơ bản( chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề, tổng số Hộ cần vay, tổng nhu cầu vể vốn tín dụng...) trên cơ sở đó thực hiện phân loại khách hàng. -Vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá đã và đang là vấn đề bức xúc nhất trong nông nghiệp nông thôn hiện nay. Cán bộ tín dụng phải biết phân tích đánh giá yếu tố thị trường. Hay nói cách khác đi là phải tính đến quan hệ cung cầu của nông sản thực phẩm...Giữa hiện tại và tương lai, giữa quy hoạch và thực tế, giữa thị trường trong nước và ngoài nước... b)Thẩm định khoản vay *Đối với cán bộ tín dụng: Những khoản vay khi thẩm định, cán bộ tín dụng tác nghiệp hoàn toàn độc lập. Tính đúng đắn, trung thực của hồ sơ tín dụng là kết quả thẩm định hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ và ý thức chủ quan của cán bộ tín dụng. Nó gồm những công việc sau: -Kiểm tra điều kiện vay vốn của Hộ sản xuất có bảo đảm các điều kiện như quy định cho vay cuả chủ tịch HĐQT NHNN&PTNT Việt Nam. Cụ thể là: Sau khi nhận được giấy đề nghị vay vốn và các giấy tờ khác có liên quan của Hộ gia đình, cá nhân gửi đến, cán bộ tín dụng phải: +Kiểm tra năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự( cư trú tại địa bàn quận huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi ngân hàng nông nghiệp cho vay đóng trụ sở) phải là chủ Hộ hoặc người đại diện của chủ Hộ. Những người này phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự) +Kiểm tra khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết( có vốn tự có, có nguồn thu để trả nợ. Vốn tự có bao gồm vốn bằng tiền, bằng hiện vật máy móc thiết bị, nhà xưởng...bằng sức lao động. Nếu là người hưởng lương xin vay phục vụ nhu cầu đời sống phải có nguồn thu ổn định từ lương; không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn) +Kiểm tra mục đích xin vay, có hợp pháp không? đối tượng xin vay co bị cấm lưu thông, cấm thực hiện hay không. +Kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Xác định cần hay không cần thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản, nếu khách hàng phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay, cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn lập các thủ tục tiếp theo. Ngoài việc xác định nợ vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, cán bộ tín dụng cần phải xác định các khoản vay tại NHPVNg, các ngân hàng thương mại khác, quỹ tín dụng nhân dân và vay nặng lãi( nếu có). Đối với khoản vay trung, dài hạn cần phải được phân tích, đánh giá dự án trên các phương diện: +Đánh giá phương diện kĩ thuật (tính tiên tiến của công nghệ, công suất thiết kế, sử dụng giá thành, quy hoạch của dự án, diện tích xây dưngj, các định mức kinh tế kĩ thuật....) +Đánh giá phương diện thị trường( nguồn nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra, chất lượng thương hiệu, giá thành, khả năng tiêu thụ, cạnh tranh....) Đánh giá phương diện đội ngũ người lao động và người quản lý ( số lượng, trình độ tay nghề, cơ cấu, các chi phí liên quan...) +Đánh giá phương diện tài chính của dự án( tổng vốn đầu tư, vốn tự có bằng tiền, bằng tài sản, bằng sức lao động, vốn xin vay, chia ra vốn cố định, vốn lưu động; doanh thu, chi phí, lợi nhuận, nguồn trả nợ....) +Đánh giá phương diện lợi ích kinh tế- xã Hội(ý nghĩa tác dụng như tạo việc làm, ảnh hưởng môi trường.....) +Đánh giá tiềm ẩn rủi ro và các biện pháp phòng ngừa ( nêu các tình huống giả định và các biện pháp thích hợp. Đặc biệt quan tâm những tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh toán nợ...) Muốn làm tốt việc đánh giá, phân tích dự án, cán bộ tín dụng phải am hiểu về kinh tế ở một trình độ nhất định( suất đầu tư, giá cả thị trường, định mức kinh tế kỹ thuật, chương trình phát triển kinh tế xã Hội) Ví dụ:- Cần biết lãi suất đầu tư bình quân/ 1 ha trồng lúa/ năm( tuỳ theo từng vùng) -Cần biết độ PH, độ mặn, mực nước bình quân, lượng tôm giống cần thả/ m2 mặt nước... cho việc nuôi tôm. Có nhiều biện pháp, phương pháp để cán bộ tín dụng kiểm tra điều kiện vay vốn và đánh giá phân tích dự án như: +Kiểm tra thực tế tại Hộ vay. +Dựa vào các tài liệu có sẵn để tính toán, phân tích, so sánh. +Thông qua các tổ chức tín chấp( Hội nông dân, Hội phụ nữ). +Căn cứ vào xác nhận của chính quyền địa phương. Tuy nhiên có một điều không thể viết thành văn bản, nó chỉ được rút ra từ những bài học thực tiễn. Đó là “phẩm chất, tư cách người vay” giúp cán bộ tín dụng nhận biết có đủ điều kiện vay hay không và cũng không dễ gì nhận biết một cách dễ dàng phẩm chất, tư cách của Hộ vay nếu không sâu sát, tỷ mỉ và trách nhiệm. Nói khác đi là “nhìn mặt mà bắt hình dong” một khi người vay là: +Nát rươu hoặc nghiện hút. +Nợ chồng chất, triền miên. +Xin cho vay số tiền lớn vượt quá nhu cầu và chấp nhận vay với bất cứ mức lãi suất nào. +....... thì cán bộ tín dụng cần phải hết sức thận trọng điều tra thẩm định bằng mọi cách tiếp cận hoặc thu thập thông tin để đi đến quyết định có hay không cho vay. c)Kiểm tra bộ hồ sơ cho vay: *Cán bộ tín dụng phải trực tiếp kiểm tra “ hồ sơ pháp lý” và “ hồ sơ vay vốn” theo quy định. *Đối với “ hồ sơ pháp lý” khi kiểm tra, xác minh cần lưu ý: -Trong trường hợp Hộ vay vốn không có “ chứng minh nhân dân” cần yêu cầu Hộ vay vốn phải thực hiện một số biện pháp sau: +Làm đơn đề nghị nói rõ lý do không có CMND, có dán ảnh, qua UBND xã xác nhận. +Trên sổ vay vốn phải dán ảnh. -Đối với sổ Hộ khẩu, cần làm rõ tại thời điểm xin vay vốn, người vay đã tách Hộ chưa nhằm khắc phục sai sót là người vay đã ra ở riêng, đã tách Hộ, nhưng vẫn dùng sổ Hộ khẩu cũ. -Giấy đề nghị vay vốn: Phải do chính người vay viết đầy đủ các yếu tố quy định và ký tên. Trường hợp người vay không biết chữ, cán bộ tín dụng có thể hướng dẫn người khác viết thay đọc lại cho người vay nghe nhưng phải yêu cầu người vay điểm chỉ. -Trường hợp Hộ vay vốn, cá nhân, tổ hợp tác phải có dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cán bộ tín dụng phải thẩm định và lập báo cáo thẩm định riêng(đánh giá các phương diện như đã nêu ở trên) -Hộ gia đình, cá nhân vay qua tổ, cán bộ tín dụng phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các loại giấy tờ như: “biên bản thành lập tổ vay vốn”, “hợp đồng làm dịch vụ” căn cứ danh sách thành viên và giấy đề nghị vay vốn, cán bộ tín dụng phối hợp với tổ trưởng tổ vay kiểm tra điển hình( hoặc toàn diện) điều kiện vay vốn của tổ viên. -Cá nhân vay vốn là người hưởng lương vay phục vụ nhu cầu đời sống ngoài việc kiểm tra mức lương, tính ổn định của lương( hợp đồng ngắn hạn hay không có thời hạn) cán bộ tín dụng phải kiểm tra nguồn thu nhập khác ngoài lương. -Hộ vay qua doanh nghiệp thì cán bộ tín dụng phải kiểm tra xem doanh nghiệp có đủ điều kiện vay theo quy định: xác định hình thức chuyển tải vốn đến Hộ gia đình; các hợp đồng dịch vụ cung ứng vật tư, tiền vốn, tiền tiêu thụ sản phẩm... -Đối với “ hồ sơ vay vốn” cần phải phân biệt: Hộ phải thực hiện và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để hướng dẫn lập hồ sơ và kiểm tra hồ sơ; đặc biệt quan tâm đối với Hộ vay vốn phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay là phải kiểm tra “ hồ sơ bảo đảm tiền vay” việc kiểm tra này được thực hiện trên 2 phương diện: +Kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm: Xác định hình dáng, quy mô, số lượng, chủng loại, vị trí, tính chất kĩ thuật.. của tài sản. Đây là bước công việc cực kỳ quan trọng, nó liên quan trực tiếp đến vấn đề an toàn vốn vay(định giá tài sản để làm căn cứ xác định mức tiền cho vay)Riêng đối với vấn đề kỹ thuật của tài sản, cán bộ tín dụng có thể trực tiếp thẩm định( nếu am hiểu); cũng có thể báo cáo giám đốc để thuê thẩm định( nếu không đủ điều kiện và không am hiểu) +Kiểm tra tính chất hợp pháp, hợp lệ của các loại giấy tờ liên quan tới tài sản dùng làm bảo đảm. Xác định loại tài sản nào phải mua bảo hiểm; khách hàng được phép khai thác công dụng, hưởng lợi tức; tài sản nào đựơc dùng bản photocopy để lưu hành( ngân hàng giữ bản gốc);Giấy tờ đó phải do cơ quan có thẩm quyền nào được phép cấp? còn hay không còn hiệu lực thi hành? +Kiểm tra các giải pháp quản lý tài sản nếu áp dụng biện pháp bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay( kho tàng, phương thức quản lý kho, phương thức thanh toán khi xuất hàng..) +Kiểm tra các giải pháp xử lý tài sẩn nếu tình huống xấu nhất xảy ra là phải phát mại( tài sản đó có dễ chuyển nhượng mua bán; độ rủi ro do giảm giá, phương thức xử lý tài sản...) hoặc liên hệ với cơ quan bảo hiểm để thanh toán tiền bảo hiểm.... +Vấn đề thoả thuận người vay về giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất dựa vào gía thị trương nơi có đất là một vấn đề rất nhạy cảm hoặc không lường đón hết “sự biến động trong tương lai, hoặc là có những động cơ không trong sáng, lành mạnh đều ảnh hưởng trực tiếp hậu quả không nhỏ đối với chất lượng tín dụng và an toàn vốn vay. -Nếu Hộ vay cầm cố, thế chấp bảo lãnh bằng các giấy tờ có giá( sổ tiết kiệm, kỳ phiếu của chính ngân hàng nô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32082.doc
Tài liệu liên quan