Chuyên đề Các giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho Ngân hàng liên doanh Lào-Việt, chi nhánh Hà Nội

MỤC LỤC

 

trang

 

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

I. Khái quát về hoạt động của NHTM. . 1

1. Khái niệm về NHTM. 1

2. Các hoạt động của NHTM . 1

3. Vai trò của Ngân hàng đối với nền kinh tế . 6

II. Khái quát về cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng. 7

1. Cạnh tranh là gì. 7

2. Tính tất yếu của cạnh tranh đối với NHTM. 8

3. Khái quát khả năng cạnh tranh trong hoạt động của NHTM. 9

4. Biểu hiện khả năng cạnh tranh của NHTM. 10

III. Chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh của NHTM. 13

1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh . 13

2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh chất lượng dịch vụ của NHTM. 15

3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự hài lòng của khách hàng. 16

IV. Các công cụ cạnh tranh của NHTM. 17

1. Cạnh tranh bằng lãi suất. 17

2. Cạnh tranh bằng sự phân biệt. 19

V. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của NHTM. 27

1. Nhân tố bên trong. 27

2. Nhân tố bên ngoài. 28

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO-VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI

I. Khái quát về Ngân hàng liên doanh Lào-Việt chí nhánh Hà Nội. 30

1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng liên doanh Lào-Việt chi nhánh HàNội 30

2. Chức năng, nhiệm vụ của LVB Hà Nội. 31

3. Hoạt động của LVB Hà Nội. 32

4. Bộ máy tổ chức. 34

II. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng liên doanh Lào-Việt chí nhánh Hà Nội trong thời gian qua.

37

1. Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động kinh doanh của chí nhánh trong thời gian qua.

37

2. Kết quả hoạt động kinh doanh của LVB Hà Nội trong thời gian qua. 40

III. Phân tích khả năng cạnh tranh của LVB Hà Nội. 46

1. Phân tích khả năng cạnh tranh của Chí nhánh thông qua các chỉ tiêu cơ bản 46

2. Phân tích khả năng cạnh tranh của Chi nhánh thông qua các công cụ cạnh tranh. 52

3. Đánh giá khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào-Việt Hà Nội.

57

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO-VIỆT

I. Kế hoạch kinh doanh năm 2003. 61

II. Giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng liên Lào-Việt. 62

1. Đổi mới cơ cấu vốn huy động theo hướng có lợi và hơp lý hơn. 62

2. Cải tiến công tác tín dụng. 63

3. Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng, đào tạo lại cũng như tuyển dụng cán bộ. 63

4. Hiện đại hoá hệ thống thông tin. 65

5. Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tạo danh tiếng uy tín cho chi nhánh 67

IV. Một số kiến nghị. 70

1. Đối với LVB (Hội Sở Chính). 70

2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam . 71

3. Đối với NHĐT & PT Việt Nam . 73

4. Đối với doanh nghiệp . 74

Kết luận . 76

Tài liệu tham khảo. 77

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho Ngân hàng liên doanh Lào-Việt, chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chủ yếu là nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, cá nhân, tiền gửi tiết kiệm và vay vốn của các tổ chức tín dụng. 2. Chức năng, nhiệm vụ của LVB Hà Nội - Chi nhánh Hà Nội là Chi nhánh của Ngân hàng liên doanh đặt tại Hà Nội, là đơn vị đủ tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh tế phục thuộc, có con dấu riêng, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật nước CHXHCN Việt Nam và được tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi đã được Hội đồng quản trị LVB xác định và phạm vi uỷ quyền của Tổng Gíam đốc. - Việc thành lập Chi nhánh Hà Nội nhằm để phục vụ cho việc đáp ứng các nhu cầu về tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp , các tổ chức kinh tế Việt Nam, trong đó đặc biệt là phục vụ quan hệ thương mại giữa doanh nghiệp của hai nước. - Hoạt động của Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở đảm bảo có lãi và hỗ trợ được cho Hội sở chính. - Tiến hành các hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ cho phép của Luật pháp nước CHXHCN Việt Nam và trong phạm vi cho phép của Hội đồng quản trị LVB. - Tiếp nhận và cung cấp thông tin cho Hội sở chính đồng thời phản ánh thông tin phục vụ cho sự điều hành của LVB. 3. Hoạt động của LVB Hà Nội Chi nhánh Hà Nội thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu như sau: -Huy động vốn: + Tiến hành huy động vốn ngắn, trung và dài hạn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ dưới hình thức huy động tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác theo quy định của nước CHXHCN Việt Nam . + Vay vốn của Ngân hàng trung ương, các tổ chức tài chính tín dụng trên địa bản Việt Nam và ngoài nước; các tổ chức khác... -Hoạt động tín dụng (cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, đồng tài trợ ... được gọi chung là hoạt động tín dụng) + Tiếp cận các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại Lào, thẩm định tình hình thực tế để trực tiếp quyết định cho vay hoặc làm căn cứ cho Hội sở chính quyết định cho vay, bảo lãnh đối với các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại Lào. + Trực tiếp thu nợ hoặc phối hợp trong việc đôn đốc thu nợ từ các hoạt động tín dụng, bảo lãnh cho các doanh nghiệp Việt Nam có vay vốn tại Hội sở chính ở Lào. + Tiến hành xem xét, thẩm định để tham gia tài trợ, đồng tài trợ các dự án, khoản vay, bảo lãnh với các ngân hàng trên địa bàn. Phối hợp với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tìm kiếm những cơ hội kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Tiến hành thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng trên địa bàn và các ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính quốc tế để phục vụ thanh toán quốc tế nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ thanh toán quốc tế một cách nhanh chóng thuận tiện và đảm bảo an toàn để tập trung phục vụ quan hệ thương mại giữa doanh nghiệp hai nước với nhau nói chung và quan hệ thương mại của doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài nói riêng. -Tiến hành làm ngân hàng đại lý tại Việt Nam (khi được phép) cho các khoản viện trợ hàng năm, trợ giá cho việc xuất khẩu hàng năm của Chính phủ Việt Nam cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá đi Lào cũng như các nguồn viện trợ khác của Việt Nam cho Lào. -Làm dịch vụ ngân hàng đại lý với các nguồn vốn quốc tế (như WB, ADB...) cho các dự án tại Việt Nam nếu được các cơ quan liên quan của Việt Nam cho phép. -Thực hiện việc thanh toán, chuyển tiền chi trả, kiều hối cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân Việt Nam có nguồn gốc từ Lào hoặc ngược lại. -Nghiên cứu, đề xuất, phối hợp để triển khai tại Chi nhánh, Hội sở chính các dịch vụ ngân hàng tiên tiến như điều hành tài khoản từ xa... -Tiến hành các hoạt động mua bán, kinh doanh ngoại hối theo sự cho phép của Hội sở chính và phù hợp với quy định của luật pháp nước CHXHCN Việt Nam. -Thực hiện các dịch vụ khác được Hội sở chính cho phép và trong phạm vi của luật pháp nước CHXHCN Việt Nam. 4. Bộ máy tổ chức 4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của LVB Hà Nội Giám đốc Phòng KT BL và MT Phòng hành chính Kiểm soát nội bộ Phòng kinh doanh Phó Giám đốc 4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban. - Giám đốc Chi nhánh: + Là người đại diện pháp nhân và điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào-Việt tại Hà Nội trong việc ký kết các văn bản, hợp đồng, thoả thuận với các tổ chức cá nhân liên quan và trong phạm vi hoạt động của Chi nhánh; là đại diện Chi nhánh trong việc khởi kiện, giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình và liên quan đến hoạt động của Chi nhánh tại Hà Nội. + Trên cơ sở tài sản và tiền vốn được giao, Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động kinh doanh trên cơ sở phạm vi của Hội Đồng Quản Trị và uỷ quyền của Tổng Giám đốc Chi nhánh đảm bảo đạt mục tiêu, các chỉ tiêu đã đề ra. Trên cơ sở các phòng và số nhân viên hiện có, theo công việc khả năng cán bộ, Giám đốc Chi nhánh được tiến hành sắp xếp bố trí cán bộ để phát huy khả năng làm việc cao nhất của cán bộ và tạo hiệu quả cao nhất trong công việc kinh doanh. - Phó Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về kết quả quản lý trong phạm vi được phân công và điều chỉnh lại công việc cho phó giám đốc do Giám đốc Chi nhánh quyết định trên cơ sở đảm bảo hiệu quả trong điều hành kinh doanh. Trường hợp Giám đốc đi vắng phải uỷ quyền lại bằng văn bản cho phó Giám đốc để giải quyết công việc. - Phòng kinh doanh: + Là phòng đóng vai trò quan trọng nhất và trái tim của một ngân hàng, mọi phát sinh trong hoạt động của ngân hàng đều phải qua phòng này. Phòng kinh doanh thể hiện nhiệm vụ và chức năng là người xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng quý, năm đồng thời để xuất các biện pháp lãnh đạo Chi nhánh trong chỉ đạo điều hành công việc trong toàn Chi nhánh nhằm hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đã đề ra. + Là người theo dõi các loại nguồn vốn cũng như việc sử dụng các loại nguồn vốn ( vốn vay, vốn huy động....) làm tham mưu cho lãnh đạo trong việc sử dụng vốn trong thời hạn cho phép, đúng chính sách và đúng đối tượng. + Tham mưu cho các lãnh đạo trong việc xác định các chủ trương để đẩy mạnh hoặc hạn chế trong việc huy động vốn trên địa bàn ( lãi suất huy động, mạng lưới, tuyên truyền ) xây dựng kế hoạch mở rộng khách hàng, thực hiện chính sách khách hàng, chiến lược huy động vốn, chiến lược kinh doanh đảm bảo có hiệu quả. + Tiếp nhận, nghiên cứu, hướng dẫn, triển khai và kiểm tra các chế độ thể lệ, quy chế, tình hình về tín dụng bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ trong ngân hàng. - Phòng kế toán, bán lẻ và máy tính: + Lập kế hoạch tài chính, quản lý kinh doanh đạt hiệu quả cao, kết hợp phòng kinh doanh, văn phòng để xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, quý và tham gia chỉ đạo thực hiện kế hoạch theo sự điều hành của Giám đốc đảm bảo mục tiêu kinh doanh với phương châm “ tiết kiệm và hiệu quả”. + Nghiên cứu hướng dẫn các văn bản, quy chế, chế độ và chi tiêu mua sắm, tiền lương và các khoản chi tiêu khác theo đúng chế độ của ngân hàng. + Lập báo cáo hàng tháng, quý, năm về kết quả kinh doanh của Chi nhánh theo yêu cầu của ban lãnh đạo và đúng yêu cầu của ngành. Đảm bảo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đạt hiệu quả và đúng pháp luật. + Tự kiểm tra công tác hạch toán, công tác thanh toán kể cả việc hạch toán thu, chi, tính và trả lãi huy động tiền gửi tiết kiệm. Là đầu mối liên hệ, tiếp xúc và cung cấp tài liệu, chứng tử phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán theo ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo của ngân hàng. - Phòng hành chính: + Tham mưu cho lãnh đạo Chi nhánh trong việc điều động, bổ sung lao động cho các phòng tại Chi nhánh, quán lý cán bộ trong việc thực hiện hợp đồng lao động, chấp hành nội quy lao động của cơ quan. + Quản lý lưu giữ hồ sơ cán bộ nhân viên, làm thủ tục tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển, thôi việc, nghỉ chế độ làm việc của người lao động trong Chi nhánh. Làm tham mưu cho ban lãnh đạo thực hiện các Chi nhánh của Nhà nước đối với người lao động. + Phối hợp với các phòng chức năng trong Chi nhánh, để tổng hợp tình hình, giúp ban lãnh đạo theo dõi, sơ kết tổng kết thi đua theo định kỳ ( quỹ, 6 tháng, năm....) và các thủ tục xét khen thưởng và kỷ luật. Phối hợp với phòng kế toán, lo toàn trang bị cơ sở vật chất, mua sắm phương tiện làm việc, quản lý tài sản công cụ lao động của cơ quan về mặt hiện vật, theo dõi ghi chép nội dung biên bản các cuộc họp ở hội sở chính. + In ấn công văn tài liệu, lưu giữ tài liệu, tiếp nhận công văn đến, phân phối công văn theo quy trình văn thư: quản lý hồ sơ đất đai cho thuê. + Quản lý sử dụng xe ô tiêu tô, xe máy thuộc tài sản của cơ quan, phục vụ chu đáo cho công tác quản trị kinh doanh của Chi nhánh về sự điều động của lãnh đạo, đảm bảo an toàn trong vật hành và an toàn tài sản. - Phòng kiểm soát nội bộ + Xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra, kiểm toán nội trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức chỉ đạo thực hiện. + Kiểm tra định kỳ việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của luật pháp NHNN Việt Nam về các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. + Phát hiện các báo cáo kịp thời những biểu hiện vi phạm pháp luật, những tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán. + Kiểm tra, báo cáo với Giám đốc kịp thời thực hiện các biện pháp chỉ đạo để khắc phục những tồn tại yếu kém, tiềm ẩn rủi ro đã được phát hiện trong quá trình kiểm tra, kiểm toán + Chỉ đạo thực hiện chương trình kế hoạch kiểm toán nội bộ. + Báo cáo với Tổng Giám đốc và Ban kiểm soát Hội đồng quản trị và kết quả kiểm tra, kiểm toán nhằm phản ánh đúng đắn tình hình kết quả hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của Chi nhánh. Kiến nghị các biện pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn hệ thống phát triển bền vững của ngân hàng. II. Hoạt động kinh doanh của LVB Hà Nội trong thời gian qua 1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian qua 1.1.Thuận lợi - Về vị trí địa l‎ý: có trụ sở đặt tại quận Hoàn Kiếm- Hà Nội, là một trong những quận trung tâm với những lợi thế về thương mại, dịch vụ, dân cư đông đúc, là nơi tập trung của nhiều cửa hàng, nhiều doanh nghiệp, công ty thương nghiệp và nhiều loại hình kinh doanh khác nhau... Do đó nhu cầu về sử dụng dịch vụ ngân hàng là rất lớn. - Về mặt kỹ thuật: Mọi hoạt động của chi nhánh luôn nhận được sự quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo, và giúp đỡ về mọi mặt của hai ngân hàng mẹ là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Lào. Bên cạnh đó còn có sự giúp đỡ tạo điều kiện của các Bộ, ngành hai nước Việt Nam và Lào, đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời của Hội sở chính. - Về vốn: Được ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hỗ trợ về vốn, tạo điều kiện cho Chi nhánh luôn đảm bảo đủ vốn cho hoạt động thanh toán và chủ động nguồn vốn cho vay. - Về nhân sự: Chi nhánh LVB có một đội ngũ cán bộ tín dụng dày dạn kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao. Cán bộ của LVB Hà Nội hầu hết đã qua đào tạo cơ bản trong các trường Đại học chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng, cho nên có khả năng đảm nhiệm được công việc được giao, có ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết vì mục tiêu chung. - Chi nhánh LVB là ngân hàng duy nhất được thành lập với sự hỗ trợ trực tiếp của ngân hàng hai nước Việt Nam và Lào. Trong điều kiện quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Lào đang ngày càng được mở rộng kéo theo sự tăng lên về nhu cầu thanh toán giữa hai nước. Sự hợp tác trực tiếp này đã tạo nên một lợi thế cạnh tranh tto lớn cho chi nhánh LVB so với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn. 1.2 Khó khăn Qua 3 năm hoạt động Chi nhánh, Chi nhánh LVB Hà Nội dần trưởng thành và tạo được vị thế trên thị trường về mọi mặt hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động kinh doanh Chi nhánh LVB Hà Nội vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức: - Sự cạnh tranh: LVB Hà Nội luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trong cùng địa bàn như chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bà Triệu, Quỹ tiết kiệm Ngân hàng Công thương, SGD Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Tổng công ty bảo hiểm, Quỹ tín dụng nhân dân... -Về lĩnh vực tín dụng: Chi nhánh hoạt động trên địa bàn Hà Nội với nhiều tổ chức tín dụng cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là về lãi suất cho vay, huy động vốn và về khách hàng. Mặt khác, Chi nhánh chưa có khả năng huy động vốn dài hạn nhiều và ổn định, cộng với nguồn vốn tự có nhỏ, do vậy khả năng cạnh tranh của Chi nhánh là rất thấp. Mặc dù đã cố gắng nhiều trong hoạt động tiếp thị khách hàng vay vốn, xây dựng chính sách lãi suất cạnh tranh để giữ và thu hút khách hàng, song cho đến nay việc tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh vẫn còn nhiều khó khăn. -Về khách hàng vay vốn: + Phương châm hoạt động của chi nhánh là phục vụ tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước bạn Lào. Tuy nhiên, trong năm 2002 các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thương mại tại Lào giao dịch qua LVB Hà Nội chưa được nhiều; một số doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu và thi công xây lắp gặp phải khó khăn trong thanh toán, do đó hoạt động kinh doanh của LVB tại Hà Nội cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. + Số khách hàng thường xuyên có quan hệ tại Chi nhánh Hà Nội còn rất ít, đa số khách hàng chỉ quan hệ cầm chừng, thăm dò. -Về nguồn vốn: + Vấn đề tâm lý khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng ngoài quốc doanh có quy mô vốn nhỏ, thời gian hoạt động chưa lâu vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến việc huy động vốn tại chỗ của Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn, mức tăng trưởng chậm. + Trong thời gian vừa qua do tình hình cạnh tranh lãi suất giữa các tổ chức tín dụng trên địa bản rất gay gắt, các NHTM quốc doanh và các Ngân hàng lớn áp dụng nhiều hình thức huy động vốn bằng VND và ngoại tệ đa dạng và hấp dẫn để thu hút khách hàng như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tiền gửi trả lãi trước...trong lúc LVB Hà Nội chưa được áp dụng được các hình thức huy động trên, do đó hạn chế rất nhiều về nguồn vốn. 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của LVB Hà Nội trong thời gian qua Chi nhánh LVB tại Hà Nội được khai trương đi vào hoạt động ngày 27/03/2000 đến nay đã được 3 năm. Trong thời gian vừa qua, được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan, Ngân hàng Nhà nước hai nước Việt Nam và Lào, sự hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi và quan tâm kịp thời của Hội sở chính Ngân hàng liên doanh Lào-Việt, hoạt động của Chi nhánh đã từng bước đi vào thế ổn định, tạo đà cho việc phát triển vững chắc. LVB Hà Nội với đặc điểm là hỗ trợ cho các tổ chức doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ với Lào có nhu cầu thanh toán đồng kịp Lào và hỗ trợ cho các tổ chức, các doanh nghiệp thực hiện dự án viện trợ hoặc dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Lào. Trong thời gian qua, kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam. Sự phục hồi kinh tế Mỹ và một số nền kinh tế lớn khác, sự bất ổn định của kinh tế chính trị thế giới do tác động của khủng bố và chiến tranh ở Irắc v.v... sự cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục gây bất lợi cho xuất khẩu và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vv.. Trên thị trường tài chính thế giới, lãi suất đồng USD giảm mạnh cũng tác động đến huy động tiền gửi ngoại tệ của hệ thống Ngân hàng. ở trong nước, việc giá bất động sản đầu năm 2002 tăng mạnh cùng với việc giá thực phẩm năm 2002 tăng khá và nhu cầu tín dụng năm 2002 tăng cao là những nguyên nhân tác động làm cho lạm phát năm 2002 tăng cao hơn so với năm trước. Sau 3 năm hoạt động mặc dù đã gặp không ít khó khăn, thử thách song ý chí vươn lên tự khẳng định mình cùng với sự tin tưởng của bạn hàng, chi nhánh đã thu được kết quả đáng kể: 2.1 Về sử dụng nguồn vốn (cho vay và bảo lãnh) Bảng 1: Tình hình sử dụng vốn (Đơn vị: USD) STT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Tỷ lệ +/- I 1 2 3 4 II Tổng dư nợ tín dụng Dư nợ vay ngắn hạn Dư nợ vay trung-dài hạn Góp vốn đồng tài trợ Cho vay uỷ thác Dư bảo lãnh các loại 6.898.593 4.351.704 261.184 2.238.090 48.607 7.107.985 11.660.325 7.492.252 205.394 3.915.218 47.461 12.364.687 69% 72,1% 74% *Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001, 2002-LVB Hà Nội Tổng dư nợ tín dụng đến thời điểm 31tháng 12 năm 2002 đạt 179.595 triệu đồng (11.660.505 USD) tăng 69% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn chiếm 64,3% trên tổng dư nợ. Chi nhánh tập trung phục vụ tốt các đối tượng là doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động thi công xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng tại nước bạn Lào như: cho vay các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển Nông thôn Việt Nam tham gia thi công các công trình đập chứa nước Năm Tiên, công trình thuỷ lợi Đông Pu Sý. Ngoài ra hoạt động cho vay, bảo lãnh đã phần nào đáp ứng nhu cầu của các đơn vị này đầu tư các công trình xây dựng cơ bản trong nước. Dư bảo lãnh các loại tới thời điểm 31/12/2002 là 190.441 triệu đồng (12.364.687 USD). Đặc biệt Chi nhánh đã thực hiện đồng bảo lãnh với SGD 1 BIDV để bảo lãnh ứng trước và thực hiện hợp đồng cho CEI 18 thực hiện công trình xây dựng tuyến đường hành lang Đông Tây đoạn phía Lào với giá trị bảo lãnh tới 10.668.468 USD, bảo lãnh cho công ty XDCTGT 889, công ty xây dựng và phát triển hạ tầng đầu tư xây dựng các công trình trong nước. Về chỉ tiêu dư nợ vay vượt mức kế hoạch được giao, tuy nhiên cơ cấu cho vay ngắn hạn là chủ yếu, chưa có tính ổn định cao, khách hàng đến quan hệ còn mang tính chất thăm dò, tìm hiểu, hoạt động cho vay nhập khẩu gỗ từ Lào có xu hướng chậm lại do chính sách của phía Lào có thay đổi (chấm dứt cho xuất gỗ tròn và gỗ xẻ trong năm 2002, nhứng khối lượng gỗ tồn đọng chưa có hướng giải quyết) tác động gián tiếp tới hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. (Đơn vị:1 triệu VND, 1 USD) Chỉ tiêu Tổng doanh số cho vay Tổng doanh số thu nợ Dư nợ đến 31/12/2002 Số cho vay USD 550.330 385.015,44 829.914,84 Hoạt động tại Lào 367.800 224.200 794.914,84 Số cho vay VND 131.719 85.613 106.507 Hoạt động tại Lào 2.386 2.856 14.276 Qua các số liệu trên, ta có thể thâý rằng cơ cấu sử dụng vốn của LVB Hà Nội nói chung chưa thật hợp lý. Khoản mục tín dụng chưa thể hiện được vị trí của nó trong tổng sử dụng vốn. Vì vậy, trong thời gian tới, cùng với việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để thu hút được nhiều hơn nữa nguồn vốn nhàn rỗi vào ngân hàng, LVB Chi nhánh Hà Nội còn cần mở rộng tín dụng phục vụ nhu cầu của khách hàng đặc biệt là khách hàng có quan hệ kinh tế với bên Lào. 2.2 Nguồn vốn Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn (Đơn vị: USD ) STT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Tỷ lệ +/- 1 2 3 4 Vốn huy động Vốn vay Vốn được cấp Vốn khác Tổng nguồn vốn 5.841.638 4.960.438 2.500.000 690.905 13.992.981 6.905.230 5.966.698 2.500.000 103.578 15.475.506 18% 20% 10,6% *Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001, 2002-LVB Hà Nội Qua bảng ta thấy, Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ tính đến 31/12/2002 đạt 106.354 triệu đồng (6.905.230 USD) chiếm 44,62%Tổng nguồn vốn của Chi nhánh, đạt 118% so với cùng kỳ năm trước (tăng 18%). Vốn được cấp hình như không tthay đổi, còn vốn vay cũng tăng lên đôi chút so với năm 2001. Vậy vốn huy động từ tiền gửi khách hàng đạt 45.879 triệu đồng (2.978.746 USD) chiếm 43,14% tổng vốn huy dộng tại chỗ. Tuy nhiên tiền gửi tiết kiệm chỉ chiếm 20,8% trên tổng nguồn vốn huy động tại chỗ, trong đó tiền gửi tiết kiệm từ 12 tháng trở lên chỉ chiếm 14,7%. Huy động vốn từ tiền gửi của các TCTD khác tăng đáng kể, đạt 59.742 triệu đồng (3.878.843 USD) chiếm 56,17% tổng vốn huy động tại chỗ và tăng 79,46% sơ với năm 2001. Tuy nhiên nguồn vốn này lại mang tính không ổn định, chủ yếu là các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần. Nguồn vốn huy động từ các TCKT, TCTD và nguồn vốn đại lý uỷ thác có lãi suất đầu vào thấp, chi phí huy động vốn nhỏ thật sự có vai trò quan trọng đối với Chi nhánh trong thời gian qua. Tiền gửi thanh toán của các TVKT tại Chi nhánh không ổn định, doanh số thanh toán qua Chi nhánh còn thấp, do đó để thu hút ngày càng nhiều nguông tiền gửi này đỏi hỏi Chi nhánh cần có chính sách, biện pháp nhằm cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ thanh toán thuận tiện, nhanh chóng và có độ an toàn cao. Để thấy rõ hơn tình hình huy động vốn của Chi nhánh, chúng ta sẽ xem xét bảng sau: Bảng 3: Tình hình nguồn vốn huy động (Đơn vị: USD) Chỉ tiêu Số dư (31/12/2002) Tỷ trọng 1. Tiền gửi các TCTD 3.878.843 56,17% 2. Tiền gửi khách hàng 2.978.746 43,24% - Tiền gửi thanh toán 706.228 10,23% - Tiền gửi tiết kiệm 1.438.472 20,83% 3. Tiền gửi khác 834.046 12,08% Tổng vốn huy động 6.905.230 (*Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002-LVB Hà Nội) Đối với vốn vay từ Ngân hàng Đầu tư &Phát triển Việt Nam: trong thời gian qua được sự hỗ trợ về nguồn vốn của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam dưới hình thức vốn vay hạn mức, bao gồm cả VND và USD, trong đó Chi nhánh Hà Nội được uỷ quyền sử dụng toàn bộ. Hiện nay nguồn vốn này đang chiếm tới 38.55% Tổng nguồn vốn và chủ yếu vay bằng VND, nhờ đó giúp Chi nhánh giải quyết được phần lớn nhu cầu thanh toán và vay vốn của khách hàng. 2.3 Dịch vụ thanh toán chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ và đầu tư tiền gửi Bảng 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và thanh toán chuyển tiền (Đơn vị: USD) STT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Tỷ lệ +/- I 1. 2 II 1. 1.1 1.2 2. Kinh doanh ngoại tệ Doanh số mua vào Doanh số bán ra Doanh số chuyển tiền Chuyển tiền Việt-Lào Doanh số chuyển tiền đi Dsố chuyển tiền đến huyển tiền đi khác 3.248.313 3.085.005 1.850.317 2.254.913 3.134.996 3.324.795 2.824.019 1.542.824 99.445,25 -4,49% 7,77% 52,62% -32,58% Trên cơ sở lợi thế riêng có của LVB Hà Nội về dịch vụ thanh toán chuyển tiền nhanh, dịch vụ điều hành tài khoản từ xa và thu đổi LAK và VND, trong những năm qua Chi nhánh tiếp tục thực hiện tốt công tác này, bảo đảm kinh doanh có lãi. Hoạt động thu đổi LAK và VND đã giảm bớt sức ép cho khách hàng phải thanh toán bằng USD, đáp ứng nhu cầu khách hàng trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật giữa hai nước Việt Nam và Lào. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ chiếm một phần đáng kể trong tổng thu nhập của Chi nhánh. Trong năm 2002 doanh số chuyển đổi LAK/VND tại Chi nhánh là 17.950.794.186 LAK tương đương 1.165.485USD số giao dịch mua bán tại Chi nhánh là 759 giao dịch. Về đầu tư tiền gửi tại Chi nhánh là 3.250.348 USD bằng 83,2% so với thời diểm 31/12/2001. Sở dĩ lượng đầu tư tiền gửi đạt thấp hơn năm trước là vì một số nguyên nhân chính như: mở rộng hoạt động cho vay bằng USD; lượng tiền gửi tiết kiệm USD giảm sút (chỉ đạt 875.541 USD bằng 82,43% so với năm 2001)... Bên cạnh đó thu lãi từ hoạt động này trong thời gian tới có xu hướng giảm do lãi suất tiền gửi USD trên thị trường liên ngân hàng rất thấp. Dịch vụ thanh toán mở L/C, thanh toán bằng séc còn hạn chế. Mặc dù vậy, đây cũng là một nghiệp vụ khá tiềm năng, nếu phát triển được sẽ làm tăng thu nhập cho Chi nhánh. Trong thời gian tới, với kế hoạch 3 năm 2003-2005 Chi nhánh thực hiện chương trình hiện đại hóa Ngân hàng, đưa Chi nhánh ngang tầm là một Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Hiện đại hoá Ngân hàng theo tiêu chuẩn ISO, kiện toàn tổ chức, chuẩn hoá công nghệ, trang bị thêm hệ thống máy vi tính, nâng cấp phần mềm tin học, nối mạng thanh toán điện tử, mở rộng mạng lưới khách hàng (áp dụng chính sách ưu tiên đối với khách hàng đầu tư tại Lào), chú trọng công tác huy động vốn, mở rộng và đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng đặc biệt là dịch vụ thanh toán quốc tế; đưa các chỉ tiêu cơ bản (Tổng tài sản, tổng dư nợ vay, huy động vốn, lợi nhuận) hàng năm tăng trưởng từ 30-50%; nợ quá hạn ở mức cho phép, đảm bảo an toàn. Ngân hàng liên doanh Lào-Việt nói chung & Chi nhánh Hà Nội nói riêng ra đời trên cơ sở tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào và qua các quá trình hoạt động đã góp phần tô thắm thêm tình đoàn kết hữu nghị, góp phần khẳng định sự hợp tác kinh tế hiệu quả. Toàn thể cán bộ, nhân viên LVB Hà Nội đoàn kết, quyết tâm xây dựng Chi nhánh xứng đáng là thành viên của LVB đơn vị vinh dự được Nhà nước Lào tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba - để khuyến khích động viên kịp thời đối với LVB Hà Nội đã có thành tích xuất sắc từ năm 1999-2003; lập thành tích chào mừng 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 30 năm ngày ký hiệp ước hữu nghị hợp tác Việt-Lào. III. Phân tích khả năng cạnh tranh của LVB Hà Nội 1. Phân tích khả năng cạnh tranh của Chi nhánh thông qua các chỉ tiêu cơ bản 1.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của LVB Hà Nội: Với những số liệu lợi nhuận ròng, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, chi phí và thu nhập của Chi nhánh qua các năm 2000, 2001, 2002 và bằng kỹ thuật tính toán ta có được: Bảng 5: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của LVB Hà Nội (Đơn vi:USD) STT Chỉ tiêu 2000 2001 2002 So sánh 01/00 02/01 1 Vốn chủ sở hữu 2.500.000 2.500.000 2.500.000 2 Tài sản 10.344.827 13.513.246 15.475.506 131% 114.5 3 Lợi nhuận sau thuế 66.742 113227,48 20261,28 169% 17.9% 4 Thu nhập 621.998 734.490 946.365 118% 129% 5 Chi phí 523.842 567.729 916.569 108% 161%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100836.doc
Tài liệu liên quan