Công nghệ xử lý các chất thải phóng xạ dạng rắn:chủ yếu áp dụng nguyên lý
thứ ba: làm giàu và cất giữ theo mục tiêu thu nhỏ thể tích để định dạng và thuận tiện
cho cất giữ. Các phương pháp chủ yếu là tro hoá và định dạng giảm thể tích 10 đến
100 lần; nén ép và định dạng - giảm thể tích 3 đến 10 lần. Tiến hành việc cất giữ các
chất thải đã được định dạng và bao gói ở những cơ sở cất giữ thích hợp.
Việc cất giữ các chất thải phóng xạ dạng rắn bao gồm: cất giữ gần mặt đất và chôn sâu
các chất thải trong kết cấu địa chất.
19 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4679 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Chất thải phóng xạ mức độ thấp, chất thải phóng xạ mức độ cao các biện pháp xử lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG - BẢO HỘ LAO ĐỘNG
MÔN HỌC
KIỂM SOÁT CHẤT THẢI NGUY HẠI
CHUYÊN ĐỀ
CHẤT THẢI PHÓNG XẠ MỨC ĐỘ THẤP,
CHẤT THẢI PHÓNG XẠ MỨC ĐỘ CAO
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ
GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
SVTH: LƯƠNG MINH TÂM 072298B
LÊ THỊ THANH THÙY 072317B
HOÀNG QUỐC VIỆT 072352B
LÊ THỊ MỘNG XUÂN 072356B
NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN 072359B
KIỂM SOÁT CHẤT THẢI NGUY HẠI GVHD:T.S TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
2
MỞ ĐẦU
Trái Đất là nơi chúng ta sinh sống và phát triển. Nó hết sức cần thiết với mỗi chúng ta.
Thế nhưng, Trái Đất hay cụ thể hơn là môi trường sống của chúng ta cùng với những
nhân tố vô sinh, hữu sinh đang ngày càng trở nên ô nhiễm hơn. Trong đó, các chất thải
phóng xạ là một trong những lý do góp phần vào ô nhiễm trên.
Xử lý chất thải phóng xạ trong điều kiện an toàn là một trong những vấn đề lớn nhất
mà ngành hạt nhân đang đối mặt. Điều đó có ý nghĩa quan trọng nếu thế giới muốn
tăng sản lượng điện hạt nhân để góp phần làm đảo ngược xu hướng ấm hóa toàn cầu.
Một số nhà bảo vệ môi trường hiện cho phát triển điện hạt nhân là không thể tránh
khỏi. Theo họ, hậu quả của sự thay đổi khí hậu có thể đe dọa trái đất nhiều hơn so với
những nguy cơ hạt nhân mà họ cảnh báo trước đây. Tuy nhiên, ngay cả khi những
người chống điện hạt nhân thay đổi quan điểm thì ngành này cũng cần có những giải
pháp dài hạn đối với vần đề chất thải – chất phóng xạ mới và toàn bộ thanh nhiên liệu
đã qua sử dụng cũng như vật liệu liên quan được cất trữ dưới nhiều hình thức.
KIỂM SOÁT CHẤT THẢI NGUY HẠI GVHD:T.S TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
3
1 GIỚI THIỆU VỀ CHẤT THẢI PHÓNG XẠ
1.1 Khái niệm
Chất phóng xạ được sử dụng để sản xuất
điện (điện hạt nhân), dùng trong lĩnh vực
quân sự (năng lượng nguyên tử) và Y
học, trong công nghiệp , sinh hoạt hằng
ngày.
Chất thải phóng xạ là chất thải chứa chất
phóng xạ hoặc vật thể bị nhiễm bẩn
phóng xạ phải thải bỏ.
1.2 Phân loại
Chất thải phóng xạ có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn theo
nguồn gốc hoặc theo đặc tính của chúng. Một số thuộc tính chung của chất thải phóng
xạ có ý nghĩa quan trọng đối với việc lựa chọn kỹ thuật xử lý là: tính ổn định vật lý,
thành phần hoá học, khả năng gây cháy, mức phóng xạ, khả năng di chuyển trong môi
trường của các đồng vị phóng xạ. Như vậy, sự phân loại chất phóng xạ dựa vào tính
nguy hiểm và khả năng kéo dài tính nguy hiểm đó của chúng. Việc chỉ ra tính nguy
hiểm của chất thải phóng xạ sẽ chỉ đường cho quá trình xử lý và cất giữ, còn việc xác
định khả năng kéo dài tính nguy hiểm của chúng sẽ chỉ đường cho việc lựa chọn cách
thải.
Để phục vụ cho việc đưa ra những quy trình xử lý chất thải phù hợp, trước hết phải
phân loại các chất thải. Có thể phân loại theo trạng thái vật lý và mức độ phóng xạ.
Hình: Các chất thải phóng xạ
KIỂM SOÁT CHẤT THẢI NGUY HẠI GVHD:T.S TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
4
Theo cách phân loại dựa vào hoạt độ phóng xạ, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc
tế đã đưa ra cách phân loại chất thải phóng xạ ra làm 5 loại:
Loại 1: Chất thải phóng xạ có chu kỳ bán rã dài ngày, mức hoạt độ phóng xạ cao
Loại 2: Chất thải phóng xạ có chu kỳ bán rã dài ngày, mức hoạt độ phóng xạ trung
bình
Loại 3: Chất thải phóng xạ có chu kỳ bán rã dài ngày, mức hoạt độ phóng xạ thấp.
Loại 4: Chất thải phóng xạ có chu kỳ bán rã ngắn ngày, mức hoạt độ phóng xạ
trungbình.
Loại 5: Chất thải phóng xạ có chu kỳ bán rã ngắn ngày, mức hoạt độ phóng xạ thấp.
Ba loại đầu phải chôn cất trong kho thải sâu trong lòng đất, hai loại sau có thể chứa
trong các kho thải nông.
Đối với các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng, có thể coi là chất thải hoặc là nguyên
liệu đầu cho tái chế.
Chất thải phóng xạ thường được chia thành chất thải mức độ thấp và mức độ cao.
Chất thải mức độ cao có nguồn gốc từ các lò phản ứng hạt nhân. Chúng có thể tồn tại
trong môi trường rất lâu và hầu như không thể xử lý được cho đến khi quá trình phân
rã kết thúc. Do đó vấn đề của chất thải phóng xã là phải có biên lưu. Trên thế giới có
nhiều nỗ lực để tìm ra phương pháp có thể cô lập chất thải phóng xã khỏi sinh quyển.
Tuy nhiên, vấn đề này còn rất phức tạp và gây nhiều tranh cãi.
KIỂM SOÁT CHẤT THẢI NGUY HẠI GVHD:T.S TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
5
Hình: Chất thải phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân ở Canada và Belleville
Chất thải mức độ thấp là những vật liệu có khả năng phân rã kém hoặc những vật liệu
bị nhiễm phóng xạ trong quá trình sử dụng. Chúng là chất thải từ ngành công nghiệp
hạt nhân, y học
1.3 Nguồn gốc phát sinh
Các loại chất thải phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân
Bao gồm chất thải ở dạng khí, lỏng và rắn. Chất thải phóng xạ dạng khí sinh ra do bị
hoạt hoá bởi các nơtron, như: Nitơ-12; Nitơ-16; Ôxy-19; Iốt-131; Cacbon-14; Argon-
41; Xenon-133...
Các chất thải phóng xạ dạng lỏng bao gồm nước làm mát lò phản ứng; các dung dịch
hấp thụ các nhân phóng xạ sinh ra từ các quá trình xử lý khí phóng xạ; nước dùng để
làm vệ sinh, rửa các dụng cụ làm việc.
KIỂM SOÁT CHẤT THẢI NGUY HẠI GVHD:T.S TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
6
Các chất thải phóng xạ dạng rắn là các rác thải bị nhiễm phóng xạ, dụng cụ làm việc
hỏng, găng tay, quần áo, đồ nhựa, giấy...
Lượng các chất thải phóng xạ mỗi loại được sinh ra tuỳ thuộc vào kiểu lò phản ứng,
loại chu trình nhiên liệu sử dụng. Trong các điều kiện làm việc bình thường các chất
thải của nhà máy điện hạt nhân đều thuộc loại phóng xạ thấp và trung bình.
Phóng xạ được ứng dụng trong y tế
Ứng dụng tia phóng xạ trong chẩn đoán bệnh được bắt đầu bằng việc chụp X quang
vùng ngực, dạ dày, xương. Sau đó đến các ứng dụng khác như chụp X quang bằng
máy tính (X ray CT- Computer Tomography) và pozitron CT,...
Hơn nữa, việc chẩn đoán bệnh bằng việc cho vào cơ thể người bệnh nguyên tố đồng vị
phóng xạ như một dạng thuốc y tế, sau đó đo đạc tia phóng xạ phát ra rồi phân tích
trên máy tính và đưa ra hình ảnh về cơ năng của cơ quan nội tạng cũng đã được áp
dụng trong thực tiễn.
KIỂM SOÁT CHẤT THẢI NGUY HẠI GVHD:T.S TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
7
Việc chữa chạy bệnh ung thư bằng chiếu xạ tia X, tia gamma cũng đã được áp dụng,
hơn nữa công tác nghiên cứu chữa ung thư bằng sử dụng tia nơtron, tia proton và tia
hạt nặng hiện nay. Như vậy trong ngành y tế sẽ phát sinh ra chất thải phóng xạ cụ thể
như: chai lọ bao bì chứa hóa chất, thuốc dùng hóa trị, quần áo, găng tay nhiễm xạ,
nước dùng rửa dụng cụ nhiễm xạ, chất thải từ bệnh nhân hóa trị…
Phóng xạ được ứng dụng trong nông nghiệp
Cải thiện giống nông sản bằng chiếu xạ tia gamma từ nguồn Cobalt 60 và Cesium 137
sẽ tạo ra được những giống mới như giống mạ có khả năng chịu gió, hoa quả có khả
năng chống bệnh tật tốt hơn,... Đồng thời, khi xử lý chiếu xạ các giống hoa sẽ gây ra
đột biến để có những loại hoa nhiều màu sắc đẹp và hình dáng độc đáo.
Đối với việc diệt trừ sâu phá hoại mùa màng và cây trồng, người ta chiếu xạ vào sâu
hại làm chúng mất khả năng sinh sản.
Chiếu xạ thực phẩm giúp ngăn chăn mọc mầm, giữ hoa quả lâu chín, diệt khuẩn và sát
trùng.Như vậy ứng dụng phóng xạ trong nông nghiệp cũng tạo ra chất thải phóng xạ là
những mẫu phóng xạ đã qua sử dụng và những vật phẩm đồ dủng nhiễm xạ
Phóng xạ được ứng dụng trong công nghiệp
Người ta sử dụng các tia gamma, tia proton để đo đạc chính xác độ dày của vật liệu,
mật độ, hàm lượng nước. Kiểm tra không phá huỷ cũng đã được sử dụng rộng rãi khi
kiểm tra sự nứt vỡ của các bộ phận quan trọng mà không làm phá hỏng đối tượng
kiểm tra. Hơn nữa, phương pháp chiếu xạ vật liệu nhằm nâng cao cường độ, tính chịu
nhiệt, khả năng chịu mài mòn của vật liệu cũng đang được sử dụng rộng rãi.Công
nghệ xử dụng chất phóng xạ sẽ tạo ra lượng chất thải phóng xạ nhất định nếu những
công nhân xử dụng công nghệ đó thiếu hiểu biết về chất phóng xạ làm thất thoát sẽ
gấy hậu quả không lường .
Phóng xạ còn được sử dụng trong ngành hàng không dùng soi rọi hành lý khách, ứng
dụng trong quốc phòng chế tạo vũ khí hạt nhân …tất cả những ứng dụng đó đều tạo ra
lượng chất thải phóng xạ đủ để phá hủy môi trường sống chúng ta và ảnh hưởng tới
sức khỏe con người và sinh vật sống khác
KIỂM SOÁT CHẤT THẢI NGUY HẠI GVHD:T.S TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
8
1.4 Tính chất của chất thải phóng xạ
Các chất phóng xạ đặc biệt nguy hiểm vì
không sao nhận ra được bẳng giác quan.
Không mùi vị không nhìn thấy không sờ
được và cũng không phát nhiệt chỉ dùng
máy mới phát hiện và đo đạc được .
Không có trường hợp quen với tia phóng
xạ và cũng kông có phương pháp điều trị
đặc hiệu
Chất thải phóng xạ có thể thâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn, nước hoặc không
khí. Hiện tượng phóng xạ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá năng lượng trong cơ
thể người theo nhiều cách khác nhau. Nó tấn công cơ quan chức năng của cơ thể, gây
ra hàng loạt các bệnh ung thư, gây đột biến gen và ảnh hưởng đến nhiều thế hệ tiếp
theo.
1.5 Các đơn vị đo lường chất phóng xạ
Mức tác động của tia bức xạ lên con người được tính bằng đơn vị mSilvert ( ký hiệu
mSv), hay pico Curie (ký hiệu: pCi). Theo Ủy ban An toàn bức xạ Quốc tế, liều lượng
giới hạn cho phép được tiếp nhiễm các loại bức xạ trong 1 năm là 1mSv; điều đó có
nghĩa là trong vòng 1 năm, mỗi người dân bình thường không nên nhận một liều
lượng bức xạ nhân tạo quá 1mSv. Nếu có 1 triệu người bị chiếu xạ bởi một liều phóng
xạ có cường độ 1mSv thì có 40 người có nguy cơ bị ung thư.
1 Gray (Gy) = liều tia hấp thụ năng lượng 1 J/kg trọng lượng cơ thể = 100 rads.
1 sievert (Sv) = liều tương đương (measure dose equivalent): liều bức xạ gây tác động
sinh học có hại đối với con người.
KIỂM SOÁT CHẤT THẢI NGUY HẠI GVHD:T.S TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
9
Liều tương đương hiệu dụng (effective dose equivalent): liều tia xạ gây tổn thương
đặc hiệu đối với một cơ quan hoặc một bộ phận của cơ thể người (đơn vị: Sv).
1.6 Tác hại của chất thải phóng xạ
Một trong những tác động nguy hiểm nhất của bức xạ ion hóa là sự thiệt hại mà nó
gây ra cho ADN trong nhân tế bào. Thay đổi trong ADN nếu xảy ra trong các tế bào
sinh sản thì sự đột biến đó có thể truyền qua thế hệ kế tiếp, gây ra khuyết tật hay các
bệnh di truyền . Nếu đột biến xảy ra trong tế bào bình thường, chúng có thể làm thay
đổi chức năng của những tế bào này , gây hại cho sức khỏe và tăng cao nguy cơ bệnh
ung thư.
Tiếp xúc với độ phóng xạ cao có thể gây những nguy hiểm nghiêm trọng cho cơ thể,
liên qua đến nhiều bệnh lý như đau khớp xương, suy nhược thần kinh, giảm tuổi thọ,
thậm chí tử vong.
Tác động của ô nhiễm phóng xạ với cơ quan trong cơ thể cụ thể như sau:
- Hô hấp: nhiễm phóng xạ có thể gây ra ung thư vòm họng, phổi.
- Máu và cơ quan tạo máu: mô limpho và tủy xương ngừng hoạt động, làm cho
số lượng tế bào trong máu ngoại vi giảm xuống nhanh chóng.
KIỂM SOÁT CHẤT THẢI NGUY HẠI GVHD:T.S TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
10
- Hệ tiêu hóa: niêm mạc ruột bị tổn thương, dẫn đến tiêu chảy, sút cân, nhiễm
độc máu, giảm sức đề kháng của cơ thể, ung thư.
- Da: xuất hiện ban đỏ, viêm da, sạm da. Các tổn thương này có thể dẫn đến
viêm loét, thoái hóa, hoại tử hoặc phát triển thành khối u ác tính trên da.
- Cơ quan sinh dục: vô sinh.
- Sự phát triển phôi thai: phụ nữ bị chiếu xạ trong thời gian mang thai (đặc biệt
là trong giai đoạn đầu) có thể bị sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh ra trẻ bị dị tật bẩm
sinh.
Liều lượng cụ thể khi con người tiếp nhận một lượng phóng xạ trong thời gian ngắn:
- Mức 0,2Sv : không có biểu hiện bệnh lý gì.
- Mức 0,5Sv : giảm cầu lymph trong máu.
- Mức 3Sv : làm rụng tóc.
- Mức 5Sv : tỷ lệ tử vong là 50%.
- Mức 10 Sv : tỷ lệ tử vong gần 100%.
2 BIỆN PHÁP XỬ LÝ
Tất cả các loại
chất thải phóng
xạ của nhà máy
điện hạt nhân đều
phải được thu
gom và xử lý. Ba
nguyên tắc của
xử lý và quản lý
chất thải phóng
KIỂM SOÁT CHẤT THẢI NGUY HẠI GVHD:T.S TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
11
xạ là: lưu giữ cô lập chờ phân huỷ (delay- and decay); pha loãng và làm phân tán nhỏ
ra (dilute- and disperse); và làm giàu lên để cất giữ (concentrate - and - contain). Hai
nguyên tắc sau cũng thường được dùng cho các loại chất thải khác.
2.1 Công nghệ xử lý chất thải phóng xạ dạng khí: cần áp dụng cả ba nguyên tắc
trên. Quy trình xử lý gồm các bước chính như sau:
Các phin lọc, chất hấp phụ/hấp thụ được xử lý như những loại chất thải phóng xạ
rắn/lỏng.
2.2 Công nghệ xử lý chất thải phóng xạ dạng lỏng: nhằm tách các nhân phóng xạ ra
khỏi dung dịch để làm sạch dung dịch.
Các phương pháp thường dùng là: đồng kết tủa, trao đổi ion, bay hơi dung dịch, trích
ly lỏng, màng. Các nhân phóng xạ được thu hồi và xử lý như những chất thải phóng
xạ rắn. Sau khi đã tập trung được các chất phóng xạ với nồng độ cao thì tiến hành xử
lý định dạng để cất giữ nhằm giam giữ một cách chặt chẽ các phần tử phóng xạ có
nồng độ cao trong các thể tích nhỏ, thuận tiện cho cất giữ lâu dài.
Các phương pháp chủ yếu thường dùng là: đóng rắn bằng xi măng; đóng rắn bằng
bitum và thuỷ tinh hoá. Ngoài ra, có thể sử dụng các phương pháp khác như:
SYNROC, Polymer hoá.
Việc lựa chọn phương pháp định
dạng để cất giữ lâu dài phụ thuộc vào
các phương pháp phân tích hoá học
ban đầu; các thông số về thành phần
hoá học và độ phóng xạ của khối vật
liệu sẽ được định dạng và phương
pháp cất giữ cuối cùng được dự kiến
phù hợp với các điều kiện. Nói
chung, lựa chọn phương pháp tuỳ
KIỂM SOÁT CHẤT THẢI NGUY HẠI GVHD:T.S TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
12
thuộc nhiều vào các yêu cầu về an toàn, tính kinh tế và khả năng kỹ thuật.
2.3 Công nghệ xử lý các chất thải phóng xạ dạng rắn: chủ yếu áp dụng nguyên lý
thứ ba: làm giàu và cất giữ theo mục tiêu thu nhỏ thể tích để định dạng và thuận tiện
cho cất giữ. Các phương pháp chủ yếu là tro hoá và định dạng giảm thể tích 10 đến
100 lần; nén ép và định dạng - giảm thể tích 3 đến 10 lần. Tiến hành việc cất giữ các
chất thải đã được định dạng và bao gói ở những cơ sở cất giữ thích hợp.
Việc cất giữ các chất thải phóng xạ dạng rắn bao gồm: cất giữ gần mặt đất và chôn sâu
các chất thải trong kết cấu địa chất.
Việc cất giữ gần mặt đất thường được tiến hành trong các hào hay trong các hầm có
các lớp ngăn, nhằm làm giảm hoạt độ dần với thời gian trong vòng 200 - 300 năm.
Với các chất thải có hoạt độ thấp thường không cần lớp chắn, chất thải thường được
cho vào trong các thùng chứa. Các chất thải có hoạt độ cao hơn được chôn ở các lớp
sâu hơn với các kết cấu che chắn tốt hơn.
Việc chôn sâu các chất thải trong kết cấu địa chất được dùng cho các loại chất thải có
hoạt độ cao (nhiên liệu hạt nhân thải); thời gian cất giữ được tính cho tới nhiều nghìn
năm không bị ảnh hưởng của các tác động tự nhiên; không có sự xâm nhập của các
nhân phóng xạ ra ngoài môi trường do đã có che chắn và định dạng thích hợp cho chất
phóng xạ. Tuỳ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên có được.
Nhiên liệu hạt nhân đã cháy có hoạt độ phóng xạ cao, do vậy việc quản lý thanh nhiên
liệu đã qua sử dụng là một nội dung quan trọng của việc xử lý, quản lý chất thải phóng
xạ của nhà máy điện hạt nhân.
Dưới đây là 8 giải pháp đối mặt với vấn đề chất thải hạt nhân và những rủi ro từ
chúng:
Đưa vào không gian
KIỂM SOÁT CHẤT THẢI NGUY HẠI GVHD:T.S TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
13
Nỗi lo về chất thải hạt nhân sẽ tan biến và không thể gây hại cho con người nếu chúng
ta có thể đưa chúng vào hệ mặt trời.
Nhưng nếu các vụ phóng tàu để đưa
ra các chất thải hạt nhân vào không
gian thất bại, hậu quả sẽ khôn lường
Khi tàu phóng rơi xuống các đại
dương, phát nổ trên vùng thượng
quyển… hậu quả với con người, sinh
vật trên trái đất là không thể tránh
khỏi. Do đó, việc đưa chất thải ra
ngoài vũ trụ cần được cân nhắc.
Thậm chí, giả sử việc phóng ra ngoài không gian thành công theo đúng lộ trình và an
toàn, rất có thể một ngày nào đó, những chất thải đó có thể quay trở lại.
Chôn sâu trong lòng đất
Việc chôn chất thải hạt
nhân xuống sâu dưới lòng
đất là một lựa chọn ưa
thích của nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, nó sẽ được
chôn như thế nào là câu
hỏi gây ra sự tranh cãi.
Giải pháp chôn sâu vẫn
chỉ là lý thuyết, mô tả việc
đưa chất thải vào trong
những chiếc hộp thép rồi chôn sâu hàng km dưới bề mặt trái đất. Một lợi thế của việc
chôn chất thải là có thể khoan chúng gần các lò phản ứng hạt nhân, giúp giảm khoảng
cách để vận chuyển những chất thải phóng xạ xuống nơi chôn lấp.
KIỂM SOÁT CHẤT THẢI NGUY HẠI GVHD:T.S TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
14
Tuy nhiên, các nước đều vấp phải vấn đề liên quan đến lựa chọn địa điểm chôn lấp
chất thải, những nguyên tắc tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn cho môi sinh khu vực đó…
Chôn lấp dưới đáy biển
Phần lớn đáy của các đại
dương đều cấu tạo từ lớp
đất sét dày và nặng, một
nguyên liệu hoàn hảo để
hấp thụ phóng xạ của các
chất thải hạt nhân phát ra.
Biện pháp này được nhà
hải dương học Charles
Hollister, thuộc Viện Hải
dương Woods Hole khởi
xướng vào năm 1973. Việc
lưu giữ chất thải hạt nhân dưới đáy biển được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1986.
Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm với việc lưu trữ, đó là phải thực hiện khoan các giếng
ngầm sâu dưới đáy biển. Thảm họa tràn dầu Deepwwater Horizon là lời cảnh báo đối
với các hoạt động khoan, khai thác dưới đáy biển.
Bên cạnh đó, còn nhiều tranh cãi trong các diễn đàn đa phương của các quốc gia phát
triển hạt nhân nói riêng và toàn cầu về vấn đề xử lý chất thải hạt nhân ra biển. Vì vậy,
giải pháp chôn lấp dưới đáy biển cần sự xem xét bằng các thỏa ước quốc tế nhằm đem
lại lợi ích chung.
KIỂM SOÁT CHẤT THẢI NGUY HẠI GVHD:T.S TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
15
Chôn lấp ở vùng hút chìm
Khái niệm vùng hút chìm
còn lạ lẫm với nhiều người.
Đây là thuật ngữ trong địa
chất học, là nơi diễn ra quá
trình hội tụ biên giới giữa
các mảng kiến tạo: một
mảng kiến tạo di chuyển
xuống dưới mảng kiến tạo
khác, sau đó bị chìm xuống
dưới lớp vỏ trái đất. Tỉ lệ sự hút chìm khoảng vài cm mỗi năm (trung bình từ 2-8 cm).
Về mặt lý thuyết, việc chôn lấp chất thải hạt nhân ở vùng hút chìm sẽ đưa những
thùng chứa nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng dọc theo đai băng chuyền giữa các
mảng kiến tạo và đi vào trong lớp vỏ trái đất.
Tuy nhiên, giải pháp này gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc
gia cũng như sự tham gia của nhiều bên liên quan, giống như dự án chôn lấp dưới đáy
biển.
Chôn dưới sông băng
Việc đặt các quả cầu chất
thải hạt nhân xuống các
phiến băng ổn định, để nó
chảy xuống bên dưới, sau
đó sẽ được các lớp băng
khác cô đặc lại. Chất thải có
thể được bảo quản vĩnh
KIỂM SOÁT CHẤT THẢI NGUY HẠI GVHD:T.S TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
16
viễn bên dưới các lớp băng dày hàng chục m. Tuy nhiên, ý kiến này sớm bị loại bỏ.
Lý giải cho việc bác bỏ, là lo ngại việc dịch chuyển các mảng băng cũng như hiện
tượng biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu.
Hiện nay, đỉnh Quelccaya ở Nam Peru, đỉnh núi băng nhiệt đới lớn nhất thế giới, có
tốc độ tan chảy khoảng 60 mét mỗi năm, tăng gấp 10 lần so với tốc độ tan băng của
những năm 1960.
Cất giữ trong đá nhân tạo
Lựa chọn tốt nhất và
hiện thực nhất hiện
nay là việc cô lập các
chất thải phóng xạ
trong các loại đá tổng
hợp nhân tạo sau đó
chôn xuống dưới lòng
đất. Cách này sẽ ngăn
chất thải phóng xạ và
làm nhiễm độc đất, đá
và nước xung quanh.
Các nhà khoa học đã phát triển loại đá nhân tạo (synroc) từ những năm 1970 nhằm lưu
giữ những chất thải hạt nhân có mức phóng xạ lớn. Các loại đá được thiết kế khác
nhau phụ thuộc vào loại chất thải riêng biệt, dựa trên công thức cho phản ứng nước-
ánh sáng cũng như hàm lượng chất plutonium.
Một giải pháp tương tự là sử dụng vật liệu gốm nano trong bảo quản và lưu giữ chất
thải phóng xạ. các nhà khoa học Australia dùng sơn với sợi gốm nano được làm từ
oxit của titan để sơn lên bề mặt các bể hay thùng lớn bằng thép, được dùng để chứa
chất thải phát sinh trong quá trình khai thác các chất phóng xạ và nước thải trong quá
trình làm mát lò phản ứng.
KIỂM SOÁT CHẤT THẢI NGUY HẠI GVHD:T.S TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
17
Vật liệu gốm nano có ưu điểm là rất bền và có thời gian tồn tại lâu hơn các ion chất
phóng xạ, có khả năng bẫy các ion dương của chất phóng xạ và giữ chặt chúng mãi
trong đó. Chỉ cần quét một lớp sơn mỏng cỡ nano mét (một phần tỷ mét) sẽ tăng độ an
toàn lên rất nhiều.
Rút ngắn chu kỳ bán rã
Hiện, một số nhà khoa học đang tính tới việc giảm chu kỳ bán rã của các chất thải
phóng xạ, qua đó, xử lý nhanh chóng các chất này, thay vì tìm cách chôn chúng ở đâu
đó và chờ chúng phân rã hết. Máy Laser Vulcan là một thiết bị ra đời từ ý tưởng đó.
Máy có thể tạo ra các xung điện mạnh và ngắn, một triệu tỷ Watts, bắn vào một cục
vàng nhỏ, tạo ra đủ bức xạ gama để đánh bật các neutron đơn lẻ khỏi chất thải phóng
xạ như Iodine 129.
Iodine129 là một trong nhiều đồng vị phóng xạ được tạo ra khi Uranium bị đốt trong
lò phản ứng hạt nhân. Tuy nhiên, các nhà khoa học đánh giá, máy Laser sẽ không giải
quyết triệt để vấn đề chất thải xong nó giảm độ mức độ phóng xạ.
Phương pháp này mới chỉ thực hiện trong phòng thí nghiệm và chỉ có khả năng áp
dụng ở giai đoạn xử lý ban đầu của chất thải hạt nhân.
Tái chế chất thải hạt nhân
Uranium được sử dụng trong lò phản ứng hạt nhân chỉ lấy được 5% năng lượng trong
khi các nhà máy điện nguyên tử vẫn chưa thể tái sử dụng nhiên liệu này. Nguyên nhân
là do dạng phổ biến nhất của Uranium, ion uranyl rất khó phân tách từ các thanh nhiên
liệu đã qua sử dụng.
Các nhà khoa học ở ĐH Edinburth (Scotland) đã nghiên cứu sáng chế ra phân tử mạch
vòng, có khả năng “ăn” phần lớn các ion khi tiếp xúc với chất uranyl. Nhờ vậy, cấu
trúc của uranyl sẽ bị suy yếu giúp thanh nhiên liệu đã cháy dễ dàng phản ứng với các
chất có khả năng để tách lọc hơn ra khỏi chất thải, không gây ô nhiễm môi trường.
KIỂM SOÁT CHẤT THẢI NGUY HẠI GVHD:T.S TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
18
KẾT LUẬN
Lợi ích do điện hạt nhân mang lại cho loài người là vô cùng to lớn nhưng trên thực tế
không phải quốc gia nào cũng dễ dàng chấp nhận điện hạt nhân. Hai yếu tố cơ bản gây
trở ngại cho việc chấp nhận điện hạt nhân là vấn đề an toàn trong vận hành lò phản
ứng hạt nhân và chất thải phóng xạ do nhà máy chế tạo nhiên liệu và nhà máy điện hạt
nhân sinh ra được xử lý, quản lý thế nào để chúng không gây tác hại cho con người và
môi trường.
Chính vì vậy vấn đề quản lý chất thải phóng xạ để đảm bảo an toàn cho con người và
môi trường luôn được mọi quốc gia có ngành điện hạt nhân hoặc các ứng dụng hạt
nhân đặc biệt quan tâm. Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã kết hợp với
nhiều tổ chức quốc tế khác như FAO, ILO, OECD/NEA và tổ chức y tế thế giới có các
nghiên cứu đề ra các tiêu chuẩn về quản lý an toàn bức xạ nói chung và đặc biệt là đối
với chất thải hạt nhân. Giải quyết tốt việc vận hành an toàn nhà máy điện hạt nhân và
quản lý chất thải phóng xạ sẽ tạo được niềm tin của các chính phủ và dân chúng đối
với việc phát triển điện hạt nhân, khẳng định được tính ưu việt về kinh tế và môi
trường của năng lượng hạt nhân so với các nguồn năng lượng khác.
KIỂM SOÁT CHẤT THẢI NGUY HẠI GVHD:T.S TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
19
KIẾN NGHỊ
Từ những suy nghĩ trên, thiết nghĩ một vài biện pháp căn bản sau đây có thể góp phần
vào việc giải quyết vấn nạn phế thải phóng xạ trong khi chờ đợi một giải pháp tối ưu
cho vấn đề. Đó là :
- Cần phải hạn chế thể tích phế thải phóng xạ bằng cách cô lập bộ phận thực sự phát
thải phóng xạ mà thôi;
- Phân tích và tách rời các loại phế thải có mức độ tự huỷ (decay) khác nhau để giảm
thiểu diện tích của bãi rác;
- Hạn chế và nếu có thể, chấm dứt việc sử dụng năng lượng hạch tâm;
- Phát triển nghiên cứu các loại năng lượng sạch và năng lượng tái tạo nhằm mục đích
giải quyết vần đề cũng như hạn chế được hiện tượng hâm nóng toàn cầu.
Làm được các điều trên, theo ước tính của nhiều nhà khoa học, sẽ giải quyết được một
phần nào bế tắc ở các quốc gia sử dụng nguồn năng lượng này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kiểm soát chất thải nguy hại - Chất thải phóng xạ.pdf