Chuyên đề Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội (trực thuộc Cục Hải quan Hà Nội) với công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu qua đường bưu chính

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI CỤC HẢI QUAN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI 3

1. Sơ lược về cục Hải quan Hà Nội (Đơn vị quản lý của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội): 3

2. Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội: 4

2.1 Quá trình hình thành của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội: 4

2.2 Địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội: 5

2.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội: 5

2.4 Cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội: 7

2.5 Hoạt động của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội trong những năm gần đây: 9

2.5.1 Về công tác giám sát quản lý: 9

2.5.2 Về công tác quản lý thu thuế xuất, nhập khẩu: 12

2.5.3 Về công tác kiểm tra phúc tập hồ sơ và chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm soát phòng chống ma túy và xử lý: 13

2.5.4 Công tác cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa

Hải quan : 14

2.5.5 Công tác quản lý điều hành và công tác tự kiểm tra: 14

2.6 Vai trò của Hải quan trong công tác đấu tranh phòng chống

buôn lậu: 15

2.7 Mối quan hệ công tác của Chi cục Hải quan Bưu điện với các đơn vị khác trên mặt trận chống buôn lậu: 16

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU QUA ĐƯỜNG BƯU CHÍNH TẠI CHI CỤC HẢI QUAN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI 18

1. Khái quát về hành vi buôn lậu: 18

1.1. Mối quan hệ giữa buôn lậu và gian lận thương mại: 19

2. Thực trạng buôn lậu qua đường bưu chính ở Việt Nam thời gian qua: 23

3. Các hành vi buôn lậu chủ yếu trên địa bàn do chi cục Hải quan bưu điện quản lý: 28

4. Tổ chức bộ máy đấu tranh chống buôn lậu của Chi cục Hải quan bưu điện: 29

4.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ Kiểm soát phòng Chống buôn lậu Ma túy: 30

4.2 Tổ chức và biên chế của Tổ Kiểm soát phòng Chống buôn lậu

Ma túy: 31

4.3 Công việc của Tổ Kiểm soát phòng Chống buôn lậu Ma túy: 31

4.4 Mối quan hệ công tác: 32

5. Một số kết quả về công tác chống buôn lậu qua đường bưu chính của chi cục Hải quan bưu điện trong những năm gần đây: 32

5.1 Kết quả phối hợp trong hoạt động thu thập, trao đổi và cung cấp thông tin: 33

5.2 Phối hợp và trực tiếp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận

thương mại: 34

5.3 Phối hợp kiểm soát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu ma túy: 36

6. Một số hạn chế: 37

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU QUA ĐƯỜNG BƯU CHÍNH TẠI CHI CỤC HẢI QUAN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 40

1. Định hướng và chính sách của ngành Hải quan về công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại: 40

2. Một số biện pháp phòng chống buôn lậu qua đường bưu chính đã được áp dụng tại Chi cục Hải quan bưu điện Hà Nội: 43

2.1 Biện pháp công khai: 43

2.2 Biện pháp bí mật: 43

3. Một số giải pháp phòng chống buôn lậu (do tác giả đề xuất): 44

4. Một số kiến nghị: 46

KẾT LUẬN 49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

 

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội (trực thuộc Cục Hải quan Hà Nội) với công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu qua đường bưu chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải dán tem hàng nhập khẩu mà không dán tem. 1.1. Mối quan hệ giữa buôn lậu và gian lận thương mại: Gian lận thương mại dù không phải là một tội danh trong luật hình sự, nhưng các dấu hiệu đặc trưng của nó lại trùng hợp với tội buôn lậu và buôn lậu cũng bao gồm gian lận thương mại. Hội nghị Quốc tế lần thứ V về chống gian lận thương mại của tổ chức Hải Quan thế giới đã xếp buôn lậu vào trong các hình thức gian lận thương mại, nhưng coi đó là loại hình gian lận thương mại nguy hiểm, đặc biệt. Công ước quốc tế Nairobi cũng đã đưa ra khái niệm buôn lậu và gian lận thương mại nhằm che dấu sự kiểm tra, kiểm soát của Hải Quan bằng mọi thủ đoạn, mọi phương tiện trong việc đưa hàng hoá lén lút qua biên giới. Trong bộ luật hình sự của nước ta đã ghi nhận tội buôn lậu "buôn bán trái phép, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biến giới" còn trong công ước quốc tế xử lý 16 loại gian lận thương mại có "Buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc ra khỏi sự kiểm soát của Hải quan", "khai báo chủng loại hàng hoá". " khai tăng giảm giá trị hàng hoá ". Đây là những hành vi buôn bán gian lận trái pháp luật, mang tính chất giống như buôn lậu. "Buôn lậu" từ trước đến nay được nhiều người biết đến hơn là "gian lận thương mại ". Gian lận thương mại là thuật ngữ mới xuất hiện, bao gồm nhiều hành vi gian lận, trái pháp luật hơn buôn lậu hay nói cách khác nội hàm của nó rộng hơn nội hàm của buôn lậu. Điều này là do ngày càng có nhiều hiện tượng mới, tiêu cực xảy ra trong xã hội. Vì vậy hai thuật ngữ này thường đi kèm với nhau "Buôn lậu và gian lận thương mại ". So sánh khái niệm gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan với khái niệm buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới có thể thấy có những điểm khác nhau sau: - Gian lận thương mại thực chất đó là tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu có phép tắc, công khai đến cơ quan Hải quan để làm thủ tục (khai báo, kiểm tra, nộp thuế) và công khai, hợp pháp đưa hàng hóa qua cửa khẩu. nhưng lợi dụng những kẽ hở để khai báo gian dối như về mẫu mã,về số lượng, về chất lượng...nhằm đạt được kết quả cuối cùng là gian lận về mức thuế phải nộp. Hành vi này có khi chỉ là thủ đoạn riêng của chủ hàng khi có sự tiếp tay của một số nhân viên Hải quan biến chất. - Buôn lậu là hành vi lén lút đưa hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới trốn tránh hoặc chống lại sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan bằng cách không đi qua cửa khẩu, hoặc tuy có đi qua cửa khẩu nhưng dùng thủ đoạn bí mật bất hợp pháp như trà trộn hàng lậu trong các hàng hóa khác có làm thủ tục, cấu tạo chỗ bí mật để giấu hàng lậu...để che dấu hàng hóa, trốn tránh, chống lại sự kiểm tra của Hải quan, nhằm đạt được lợi ích cuối cùng là thu được lợi nhuận thặng dư siêu ngạch. Hành vi buôn lậu có khi chỉ có giá trị nhỏ, nhưng hầu hết phải do những tổ chức bất hợp pháp có đường dây bất hợp pháp qua biên giới, có khi xuyên quốc gia thực hiện. Vấn đề đặt ra là ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, hai khái niệm này chưa được phân định rõ ràng. Nhiều nước coi buôn lậu cũng là hành vi gian lận thương mại. Tổ chức Hải quan Thế giới tại hội nghị lần thứ 5 về chống gian lận thương mại đã xếp buôn lậu vào một trong những hình thức gian lận thương mại nhưng coi đó là loại hình gian lận thương mại đặc biệt nguy hiểm. Ở Việt Nam hiện nay, buôn lậu được coi là hành vi vi phạm pháp luật, không đồng nhất với gian lận thương mại. Theo Bộ Luật hình sự 2000 quy định tại điều 153 và điều 154, buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, là hành vi vi phạm pháp luật hình sự và bị coi là phạm tội. Hai tội danh này tương ứng với hai khung hình phạt khác nhau. Tội buôn lậu (Điều 153) hình phạt thấp nhất là phạt tiền 10 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng, cao nhất là tử hình. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 154) hình phạt thấp nhất là phạt tiền từ 5 triệu đồng, cải tạo không giam giữ 2 năm hoặc vào tù 3 tháng, hình phạt cao nhất là phạt tù 10 năm. Trong Bộ luật hình sự 2000, hành vi GLTM không được đề cập đến, như vậy có thể nói gian lận thương mại có sự tách biệt với tội danh buôn lậu. Xét về góc độ áp dụng luật pháp có thể khởi tố hình sự tất cả các chủ thể có hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội "vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới" (Điều 154 Bộ luật hình sự). Điều này cho phép xác định ranh giới giữa buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới với hành vi gian lận thương mại. Tuy nhiên, đối với trường hợp chủ hàng giấu diếm hàng hóa hoặc không có giấy tờ hợp lệ khi xuất nhập khẩu hoặc khai báo gian dối khi qua biên giới, thì cũng có thể coi là vận chuyển trái phép hàng hoá để khởi tố theo Điều 153 Bộ luật hình sự hoặc xử phạt theo quy định tại điều 12, 13 Nghị định 138/2004/NĐ-CP về xử phạt hành vi trong lĩnh vực hải quan. Ở đây, một vấn đề nổi cộm là cùng một hành vi vi phạm như không khai báo hoặc khai báo không đúng khi vân chuyển hàng hoá qua biên giới ...việc xử lý có thể áp dụng điều 153 Bộ luật hình sự ghép vào tội danh "tội buôn lậu", nhưng cũng hành vi đó cũng có thể áp dụng điều 12 Nghị định 130/2004/NĐ- CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về Hải quan. Do đó, việc phân định rõ ràng ranh giới để xác định tội danh buôn lậu và gian lận thương mại là một vấn đề bức xúc cần được nghiên cứu giải quyết. Theo pháp luật Việt Nam, gian lận thương mại không phải là một tội danh trong Bộ luật hình sự, nhưng các biểu hiện đặc trưng của nó lại trùng hợp với tội buôn lậu, một bộ phận của gian lận thương mại là buôn lậu và buôn lậu bao gồm cả gian lận thương mại. Hai khái niệm này thường đi đôi, gắn liền với nhau trong tiềm thức xã hội, chúng có phần giao thoa với nhau nhưng không bao hàm tất cả. Đặc biệt là gian lận thương mại, ngoài buôn lậu, gian lận thương mại còn bao gồm nhiều yếu tố khác như: buôn bán hàng giả, ăn cắp mẫu mã, khai báo sai về số lượng, chất lượng hàng hóa... Sự khác nhau cơ bản giữa gian lận thương mại và buôn lậu là : - Buôn lậu trước hết là hành vi gian lận thương mại nhưng ở mức cao hơn, tính chất phức tạp và nghiêm trọng hơn. Nó là trường hợp đặc biệt của gian lận thương mại. - Về bản chất của những kẻ buôn lậu là mạo hiểm, sử dụng các phương tiện cần thiết để đưa hàng qua biên giới. - Bản chất của gian lận thương mại là "cơ mưu, trí não" lợi dụng sự sơ hở, không rõ ràng, không chính xác khoa học và đầy đủ của luật pháp, chính sách của các cơ quan quản lý chức năng để thực hiện hành vi gian dối, lừa gạt qua cửa khẩu một cách công khai nhằm thu lợi bất chính. Phạm vi của khái niệm gian lận thương mại rộng hơn khái niệm buôn lậu. - Nếu xép ở mức độ nguy hiểm đối với nền kinh tế thì hành vi buôn lậu mang ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều. - Nếu xét ở khía cạnh xử lý thì xử lý gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan khó khăn hơn và khung hình phạt nhẹ hơn. - Nếu xét ở góc độ nhận biết thì buôn lậu dễ nhận thấy hơn còn gian lận thương mại thông thường núp dưới những vỏ bọc hợp pháp. Có thể nói, buôn lậu là hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan, có mức độ nguy hiểm cho xã hội đáng kể. Điều đó có nghĩa là hành vi và hàng hóa gian lận thương mại phải ở mức bị coi là nguy hiểm đáng kể, phải xử lý hình sự (về tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới). Dưới mức đó thì bị coi là gian lận thương mại nguy hiểm chưa đáng kể và chỉ bị xử lý hành chính. 2. Thực trạng buôn lậu qua đường bưu chính ở Việt Nam thời gian qua: Cục điều tra Chống buôn lậu (thuộc Tổng cục Hải quan) ước tính trong tổng trị giá 10000 tỷ đồng gồm hàng hóa buôn lậu và gian lận thương mại vào Việt Nam mỗi năm thì buôn lậu qua đường Bưu điện chiếm trị giá khoảng 1,5%, tức là 150 tỷ đồng/1 năm. Thế nhưng con số vụ buôn lậu qua đường bưu điện bị bắt trong cả nước mỗi năm giao động từ 1500-2500 vụ và trị giá hàng bị bắt chỉ khoảng 9-13 tỷ đồng 1 năm, tức là chỉ tương 6-9% trị giá hàng đã xâm nhập trot lọt vào thị trường trong nước. Như vậy có thể nói hoạt động Hải quan bưu điện trong cả nước thời gian qua còn chưa đạt kết quả mong muốn. Theo báo cáo của Văn phòng tình báo Hải quan khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thì trong các phương thức vận chuyển bao gồm: Đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường bưu điện, các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép các loại thuốc tân dược, ma túy coi phương thức vận chuyển qua đường Bưu điện như là một phương thức ít rủi ro nhất, do đó đã triệt để sử dụng phương thức này. Không giống như đường hàng không hay cảng biển, buôn lậu qua đường bưu điện chủ yếu tập trung vào những mặt hàng gọn nhẹ, nhưng thường lại có giá trị cao. Trong thời gian qua, bọn buôn lậu đã lợi dụng những sơ hở trong chính sách quản lý chuyên ngành của Nhà nước để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua đường bưu điện, trong đó phổ biến là việc lợi dụng chính sách về quà biếu, hàng có trị giá cao, hàng chuyên ngành do nhà nước quản lý để chia nhỏ lô hàng, chuyển cho nhiều người nhận ở Việt Nam. Theo báo cáo của các Chi cục Hải quan Bưu điện trên cả nước, những hình thức vi phạm chủ yếu là nhập khẩu thuốc chữa bệnh vượt quá tiêu chuẩn định mức và nhập khẩu văn hóa phẩm ngoài luồng. Đối với việc nhập khẩu thuốc chữa bệnh theo đường quà biếu, quà tặng theo quy định của Bộ y tế (7/2002) chủ hàng không được nhận quá 3 lần/năm, trị giá hàng mỗi lần không quá 30 USD và chỉ được dùng để chữa bệnh, không được bán; nếu việc điều trị đòi hỏi các loại thuốc chuyên khoa đặc trị có giá trị cao hơn mức quy định hay nhập khẩu nhiều lần hơn mức quy định thì phải có ý kiến của Sở Y tế nơi làm thủ tục nhập khẩu... Quy định này đã hạn chế được phần nào tình trạng nhập lậu thuốc tân dược qua đường quà biếu. Tuy nhiên trên thực tế, để đối phó với quy định này, các đối tượng buôn lậu đã chia nhỏ lô hàng và gửi cho nhiều người nhận, sau đó gom lại cho một chủ, rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Tinh vi hơn, bọn buôn lậu còn tự kê bệnh giả và “chạy” đơn thuốc giả để qua mặt Sở y tế đồng thời đánh lừa lực lượng Hải quan. Chẳng hạn, năm 2005, để nhận được số thuốc gồm 1.850 viên canxi, 360 viên glucosamin, 180 viên đa sinh tố và 240 viên vitamin, bà Võ Thị Bích (thành phố Hồ Chí Minh) làm hồ sơ khai cả gia đình bị mắc bệnh hạ canxi máu trầm trọng, kèm theo 6 đơn thuốc của 6 người do 2 bác sĩ khám, qua điều tra xác nhận tất cả các đơn thuốc đều là giả. Ngoài vận chuyển lậu thuốc tân dược dưới hình thức phi mậu dịch hòng trốn thuế, các đối tượng buôn lậu còn tập trung vào mặt hàng chất gây nghiện, hướng thần. Qua nghiên cứu và đánh giá của Tổng cục Hải quan, trong hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 06/CT-TW của Bộ chính trị về “tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy” thì đối tượng các chất ma túy được vận chuyển qua đường bưu điện chủ yếu là Heroin, ma túy tổng hợp và các chất gây nghiện, hướng thần, trong đó loại ma túy xuất đi từ Việt Nam là Heroin với đích đến của nó là các nước Australia, Hà Lan, Anh và một số quốc gia khác thuộc khu vực châu Âu (trong đó đáng chú ý CHLB Đức là quốc gia đóng vai trò trung chuyển các chất ma túy qua đường bưu điện). Ma túy nhập về Việt Nam là ma túy tổng hợp dạng ATS, thuốc gây nghiện và thuốc hướng thần với điểm xuất phát từ các nước như: Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Hà Lan, Bỉ, Anh, Canada, Mỹ, Pháp (trong đó CHLB Đức vẫn là quốc gia đóng vai trò trung chuyển). Thủ đoạn che dấu ma túy qua đường Bưu điện thường được các đối tượng buôn lậu áp dụng đã bị lực lượng Hải quan phát hiện bao gồm: + Dấu trong bì hồ sơ. + Dấu trong lớp giữa của thùng các tông. + Dấu trong bình keo xịt tóc. + Dấu trong lọ hóa chất khử mùi. + Dấu trong lớp giữa của đế giày, dép. + Dấu trong khung tranh. + Dấu trong quần, áo (cạp quần, gấu quần, túi…) + Dấu trong sách (khoét ruột tạo thành khoang rỗng). + Dấu trong hộp đựng bánh, kẹo, trà, chai rượu… + Dấu trong bộ đồ chơi của trẻ em, trong ấm đun cà phê. Núp dưới hình thức che dấu tinh vi, các đối tượng buôn lậu ma túy gây khó khăn rất nhiều trong công tác phòng chống buôn lậu tại các Bưu cục. Hơn thế nữa, các đối tượng này còn khôn khéo chối tội khi bị phát hiện. Trên thực tế nếu là hàng hóa bình thường, người có tên ở địa chỉ nhận sẽ nhận ngay. Nhưng nếu là hàng hóa vi phạm, đặc biệt là hàng cấm, trong trường hợp cảm thấy có dấu hiệu không an toàn, họ sẽ từ chối mối liên hệ của mình với người gửi và đương nhiên không nhận hàng. Địa chỉ của những vụ việc gửi hàng vi phạm cũng thường không cụ thể. Không bao giờ địa điểm giao nhận là ở một địa chỉ nhà riêng hoặc cơ quan mà thường lấy địa chỉ một khách sạn nào đó. Thông thường người nhận sẽ biết thời điểm gửi hàng và tính toán khá sát khoảng thời gian hàng sẽ được chuyển qua đường Bưu điện có thể thể đến tay mình. Nên mặc dù phía Bưu điện giao hàng tận nơi nhưng cũng khó gặp trực tiếp người nhận hàng mà thường qua lễ tân khách sạn. Nếu vụ việc trót lọt, đối tượng buôn lậu sẽ nhận hàng. Nhưng khi biết đã có “động” sẽ từ chối nhận hàng hoặc “cao chạy xa bay” khỏi khách sạn đó ngay. Như vậy: hàng có thể bị bắt, bị tiêu hủy nhưng để truy vấn tận gốc đối tượng buôn lậu hàng cấm không phải lúc nào cũng thực hiện được. Vô hình chung, buôn lậu ma túy qua đường Bưu điện trở thành tuyến đường an toàn cho bọn buôn lậu. Có thể dẫn chứng: Năm 2005,Chi cụ Hải quan bưu điện TP.Hồ Chí Minh cho biết, khi tiến hành kiểm tra lô hàng quà biếu gồm 4 con gấu bông, phát hiện các đường may trên 4 con gấu rất sơ sài, nắn kỹ thấy toàn thân gấu không đồng nhất nên lãnh đạo đơn vị đã quyết định rạch bụng 4 con gấu để kiểm tra, phát hiện trong bụng mỗi con có 1 bọc nylon bên trong là cành và lá cần sa, có chứa thành phần DELTA 9-Tetrahydrocannabinol. Lô hàng trên được gửi về từ Mỹ, cho người nhận là ông Nguyễn Văn Thành, chủ một khách sạn tại quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Văn Thành cho biết, ông hoàn toàn bất ngờ khi cơ quan hải quan thông báo về lô hàng nêu trên và từ chối hợp tác. Thêm nữa, theo Chi cục Hải quan bưu điện TP.Hồ Chí Minh, ngoài việc lợi dụng để nhập lậu hàng hóa, đường bưu điện còn được một số đối tượng lợi dụng để vận chuyển văn hóa phẩm ngoài luồng, hàng cấm…, đặc biệt là văn hóa phẩm chứa nội dung phản động. Tiêu biểu năm 2008, ông Nguyễn Vĩnh Thụy, tạm trú tại Bến Chương Dương, quận 1 TP.Hồ Chi Minh đã sử dụng giấy phép do Ban tôn giáo TP.Hồ Chí Minh cấp cho ông Đỗ Phương Nam trú tại quận 3 TP.Hồ Chí Minh để xuất 28 DVD và VCD, nội dung theo khai báo là đĩa thuần túy phật giáo. Qua kiểm tra, Hải quan bưu điện phát hiện không có đĩa nào mang nội dung đúng như khai báo, mà toàn bộ chứa nội dung ca nhạc hải ngoại và phim hài hải ngoại với tựa đề “Vượt biên”. Điều đáng nói là trong giấy phép nêu trên Ban tôn giáo TP.Hồ Chí Minh chỉ cho phép xuất khẩu 2 băng cassette nội dung là bài giảng tại chùa. Như vậy chủ hàng đã cạo sửa nội dung giấy phép để xuất lậu hàng. 3. Các hành vi buôn lậu chủ yếu trên địa bàn do chi cục Hải quan bưu điện quản lý: Ý thức được vấn đề buôn lậu qua đường bưu điện rất tinh vi, Hải quan Bưu điện thành phố Hà Nội đã và đang tăng cường các biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn có hiệu quả các vụ vận chuyển hàng cấm qua đường bưu điện. Tại mỗi điểm làm thủ tục, theo quy định toàn bộ số bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu đều do doanh nghiệp (vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện) thay mặt chủ hàng làm thủ tục khai báo hải qua. Nhân viên bưu điện nhận hàng của khách, sau đó mở chung một tờ khai làm thủ tục hải quan, kèm theo với phiếu kê khai hàng gửi. Toàn bộ bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu sẽ được kiểm tra bằng máy soi. Khi kiện hàng nào có nghi vấn, nhân viên Hải quan sẽ mở kiểm tra thủ công. Cho đến nay, bằng các nghiệp vụ trinh sát nắm bắt tình hình cũng như con mắt nhanh nhạy phát hiện dấu hiệu bất thường khi kiểm tra hàng hóa, các cán bộ của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội đã bắt giữ một số vụ buôn lậu và khám phá được các hành vi che dấu hàng cấm cũng như đánh lạc hướng cơ quan điều tra sau (chủ yếu là buôn lậu chất gây nghiện): -Liên tiếp trong 2 ngày 01 và 05/6/2001, tại 2 điểm làm thủ tục hàng hóa XNK chuyển phát nhanh UPS-77 Láng Hạ và AIRBORNE-3 Lê Thạch, đã phát hiện và bắt giữ 1030 gam Heroin được gửi đi Australia. Đặc điểm: Ma túy được cán mỏng, chia đều thành các túi nylon nhỏ có kích cỡ như nhau và được ghép liền bỏ vào bì hồ sơ (1030 gam được chia đều trong 3 bì hồ sơ). -Ngày 15/7/2005, tại điểm làm thủ tục hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện XNK thuộc Trung tâm VPS I (Trung tâm Bưu chính liên tỉnh và quốc tế khu vực I) đã phát hiện và bắt giữ 20 viên ma túy tổng hợp thuộc nhóm ATS, được gửi đến từ Vương quốc Anh. Đặc điểm: 20 viên ma túy được xếp thành một lượt mỏng, gói trong một lớp giấy bạc và để trong một miếng các-tông đã được khoét bỏ lớp sóng ở giữa tạo thành một khoảng trống bên trong. -Ngày 5/11/2007, tại Trung tâm VPS I lực lượng Hải quan đã kiểm tra, phát hiện 100 gam Cần sa. Đặc điểm: Cần sa được gửi trong một gói bưu phẩm thường, không có địa chỉ người gửi. -Ngày 6/8/2008, tại Trung tâm khai thác, vận chuyển Bưu chính, lực lượng Hải quan đã kiểm tra phát hiện 30 gam lá Cần sa khô. Đặc điểm: Lá Cần sa khô được giấu trong một bưu kiện có nguồn gốc từ Thụy Điển, địa chỉ người gửi không rõ ràng. 4. Tổ chức bộ máy đấu tranh chống buôn lậu của Chi cục Hải quan bưu điện: Trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, nhìn chung, mọi đơn vị, mọi bộ phận, mọi cán bộ công chức của ngành Hải quan đều có đóng góp sức mình cả trực tiếp và gián tiếp. Trong phạm vi chuyên đề này, chỉ xin tóm tắt một số nét chính về lực lượng có chức năng chính về điều tra chống buôn lậu tại Chi cục Hải quan Bưu điện thành phố Hà Nội. Đó là Tổ Kiểm soát phòng Chống buôn lậu Ma túy. Tổ kiểm soát phòng, chống ma túy (Thành lập theo Quyết định số 224/QĐ-HQHN-TCCB ngày 26/7/2007 và triển khai hoạt động theo Quyết định số 252/QĐ- HQHN-TCCB ngày 06/8/2007 của Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hà Nội). Hiện nay, ngoài việc thực hiện chức năng nhiệm vụ theo 2 quyết định trên, Tổ Kiểm soát phòng, chống ma túy còn được Chi cục trưởng giao thêm nhiệm vụ kiểm soát và đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại tại các địa bàn do chi cục quản lý. 4.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ Kiểm soát phòng Chống buôn lậu Ma túy: Tổ Kiểm soát phòng Chống buôn lậu Ma túy trực thuộc Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: -Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch đấu tranh phòng chống buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy qua đường bưu chính trong phạm vi địa bàn hoạt động của Hải quan Bưu điện tại các bưu cục trong thành phố, địa bàn lân cận Hà Nội. -Được tiến hành các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát Hải quan theo quy định của pháp luật để thu thập thông tin, nắm tình hình, chủ động phát hiện, bắt giữ các đối tượng có hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy qua đường bưu điện. -Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ phòng, chống ma túy do Cục Hải thành phố Hà Nội và Cục Điều tra chống buôn lậu chỉ đạo. Phối hợp với cơ quan Công an đặc biệt là phòng PC17 trực thuộc lực lượng công an thành phố Hà Nội khi có yêu cầu. -Thực hiện chế độ tổng hợp thông tin và báo cáo lên lãnh đạo Chi cục, Cục Hải quan thành phố Hà Nội theo quy định hiện hành. -Thực hiện công tác quản lý cán bộ, tài sản, phương tiện chuyên dụng phòng, chống ma túy (máy soi hàng hóa…) theo quy định. -Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. Trong đó có nhiệm vụ kiêm nhiệm kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại tại địa bàn do Chi cục quản lý. 4.2 Tổ chức và biên chế của Tổ Kiểm soát phòng Chống buôn lậu Ma túy: Hiện Tổ Kiểm soát phòng Chống buôn lậu Ma túy có 1 tổ trưởng, 1 tổ phó và 2 công chức nữ. Tổ trưởng là một phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về toàn bộ hoạt động của Tổ phòng Chống buôn lậu Ma túy. Tổ phó chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng về nhiệm vụ được phân công và điều hành đơn vị khi Tổ trưởng vắng mặt. 4.3 Công việc của Tổ Kiểm soát phòng Chống buôn lậu Ma túy: Các cán bộ của Tổ chủ yếu nghiên cứu tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chống buôn lậu và gian lận thương mại. Ngoài ra, Tổ còn chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại của Cục Điều tra chống buôn lậu, Đội kiểm soát ma túy trực thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những truyền đạt về nghiệp vụ kiểm soát quan trọng từ cấp trên; kết hợp với các báo cáo, thống kê của 2 Đội: Thủ tục hàng hóa XNK Liên tỉnh và Thủ tục hàng hóa XNK chuyển phát nhanh; cộng thêm thông tin điều tra được của một số trinh sát bí mật đóng trên địa bàn Hà Nội…Tổ ra khoanh vùng được các đối tượng tình nghi buôn lậu, gian lận thương mại hay các gói bưu kiện khả nghi. Từ đó, Tổ chỉ đạo các Đội làm thủ tục hàng hóa thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát cho phù hợp với yêu cầu thực tế của công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đồng thời báo cáo cấp lãnh đạo (lãnh đạo Chi cục, Đội kiểm soát Ma túy Cục Hải quan thành phố Hà Nội). Khi phát hiện dấu hiệu buôn lậu, các cán bộ của Tổ phòng Chống buôn lậu Ma túy sẽ trực tiếp xuống tận nơi để kiểm tra. Trường hợp chỉ là vi phạm nhỏ, hành chính đơn thuần thì tự xử lý. Đối với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại có tính chất nghiêm trọng hơn thì báo cáo cấp lãnh đạo và liên hệ với Công an kinh tế, Công an thành phố Hà Nội để có hướng liên kết giải quyết. 4.4 Mối quan hệ công tác: -Tổ phòng Chống buôn lậu Ma túy chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Bưu điện thành phố Hà Nội. -Với lực lượng ngoài ngành là mối quan hệ phối hợp theo nhiệm vụ kết hợp điều tra chuyên án; Tích cực hợp tác với công an Kinh tế, công an thành phố Hà Nội (PC15, PC17). -Chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ phòng, chống ma túy, buôn lậu và gian lận thương mại của Cục Điều tra chống buôn lậu, Đội kiểm soát ma túy trực thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội. 5. Một số kết quả về công tác chống buôn lậu qua đường bưu chính của chi cục Hải quan bưu điện trong những năm gần đây: Đến cuối năm 2009, sau hơn 5 năm thực hiện các quyết định: -65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. -48/QĐ-BTC ngày 4/7/2008 của Bộ Tài Chính về việc ban hành Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan. -1948/QĐ-TCHQ ngày 30/9/2008 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy định về hoạt động nghiệp vụ Kiểm soát Hải quan. … Tổ phòng Chống lậu Ma túy nói riêng và Chi cục Hải quan Bưu điện thành phố Hà Nội nói chung đã đạt được các kết quả như sau: 5.1 Kết quả phối hợp trong hoạt động thu thập, trao đổi và cung cấp thông tin: Xuất phát từ việc xác định hoạt động thu thập, trao đổi và cung cấp thông tin là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm pháp luật Hải quan, trong hơn 4 năm qua mặc dù lúc đầu chưa có lực lượng Kiểm soát chuyên trách được tổ chức ở cấp Chi cục, nhưng đơn vị đã tổ chức và giao nhiệm vụ cho một tổ bán chuyên trách trong việc kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và ma túy, phụ trách tổ là một Phó chi cục trưởng cùng với một số thành viên đã trải qua công tác Kiểm soát Hải quan và tác nghiệp tại các đội nghiệp vụ. Tổ này có nhiệm vụ thu thập các thông tin có liên quan đến hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và ma túy thông qua quá trình trực tiếp tác nghiệp, sau đó tổng hợp báo cáo Chi cục trưởng để có hướng chỉ đạo chung đối với toàn Chi cục, đồng thời trao đổi với Đội Kiểm soát của Cục Hải quan thành phố Hà Nội để phối hợp trong những vụ việc cụ thể, hoặc làm cơ sở để đội Kiểm soát Hải quan cập nhật tổng hợp tình hình chung, tham mưu cho Lãnh đạo Cục Hải quan thành phố Hà Nội kịp thời chỉ đạo các đơn vị thuộc Cục trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và ma túy, mặt khác cũng là nguồn thông tin để trao đổi và cung cấp cho các đơn vị thuộc Công an thành phố Hà Nội như PC15, PC17 (đặc biệt là PC17 đối với các đối tượng nghi vấn buôn bán, vận chuyển ma túy qua tuyến đường bưu điện truyền thông và chuyển phát nhanh). Đến nay, sau khi có lực lượng chuyên trách, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, Chi cục đã chỉ đạo Tổ Kiểm soát phòng chống ma túy xây dựng được chương trình công tác từ năm 2008 đến 2010 với cơ bản các nội dung sau: Phân công địa bàn cụ thể cho từng chinh sát bí mật nắm tình hình tại các đội nghiệp vụ thuộc Chi cục, để cập nhật danh sách các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các cá nhân thường xuyên làm thủ tục XNK hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, trong đó trọng tâm là mặt hàng tân dược, hóa chất và các loại hàng hóa có tính nhạy cảm (nhỏ gọn, có thuế suất cao…). Với các tiêu chí: Tên và địa chỉ, số lần XNK hàng hóa (3 tháng, 6 tháng, năm), mặt hàng thường xuyên XNK, tình hình vi phạm…Trên cơ sở đó tiến hành xây dựng các bước điều tra cơ bản qua từng giai đoạn và xác minh với những trường hợp cụ thể (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp đấu tránh với các hành vi vi phạm. Mặt khác cung cấp các thông tin trên cho Đội Kiểm soát Hải quan và Đội Kiểm soát ma túy của Cục để có kế hoạch xử lý Trên cơ sở thông tin về các phương thức, thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25778.doc
Tài liệu liên quan