Chuyên đề Công tác khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam PVI

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT: 84

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 84

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT - NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.3

1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển: 3

1.1 Vai trò của vận chuyển bằng đường biển: 3

1.2. Đặc điểm của quá trình xuất - nhập khẩu và trách nhiệm của các bên liên quan: 5

1.2.1. Đặc điểm của quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá: 5

1.2.2. Trách nhiệm các bên liên quan: 6

1.3. Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển: 8

2. Rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất – nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển: 9

2.1. Rủi ro hàng hải: 9

2.1.1 Định nghĩa: 9

2.1.2 Phân loại rủi ro: 9

2.2. Tổn thất: 12

2.2.1 Khái niệm: 12

2.2.2 Phân loại tổn thất: 12

3. Những nội dung cơ bản của bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển: 19

3.1. Đối tượng bảo hiểm: 19

3.2. Giá trị bảo hiểm và phí bảo hiểm: 19

3.2.1 Giá trị bảo hiểm: 19

3.2.2 Phí bảo hiểm: 20

3.3. Điều kiện bảo hiểm: 21

3.3.1 Khái niệm: 21

3.3.1.1 Điều kiện bảo hiểm C: 22

3.3.1.2 Điều kiện bảo hiểm B: 23

3.3.1.3 Điều kiện bảo hiểm A: 24

3.3.1.4 Điều kiện bảo hiểm chiến tranh: 24

3.3.1.5 Điều kiện bảo hiểm đình công: 25

3.3.1.6 Trách nhiệm của bảo hiểm về mặt không gian và thời gian: 25

3.3.2. Điều kiện bảo hiểm hàng hóa XNK ở Việt Nam: 26

3.4. Hợp đồng bảo hiểm: 29

3.4.1 Khái niệm: 29

3.4.2 Các loại hợp đồng bảo hiểm: 30

3.4.2.1 Hợp đồng bảo hiểm chuyến: 30

3.4.2.2 Hợp đồng bảo hiểm bao (HĐBH mở): 30

4. Công tác khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển: 31

4.1. Vai trò của công tác khai thác: 31

4.2. Nội dung công tác khai thác: 32

4.2.1. Thu thập thông tin và tìm hiểu nhu cầu bảo hiểm của khách hàng: 32

4.2.2 Phân tích đánh giá rủi ro: 33

4.2.3 Xem xét đề nghị bảo hiểm của khách hàng: 33

4.2.4 Đàm phán và gửi bản chào phí bảo hiểm tới khách hàng: 34

4.2.5 Chấp nhận bảo hiểm: 34

4.2.6 Cấp đơn bảo hiểm: 35

4.2.7 Lưu trữ, theo dõi, gửi đơn bảo hiểm và tiếp nhận giải quyết mới: 35

4.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả khai thác: 36

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT - NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PVI. 37

1. Giới thiệu chung về Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – PVI: 37

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam: 37

1.2. Ngành nghề kinh doanh: 40

1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của PVI: 41

1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh: 43

2. Thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu tại Việt Nam: 46

2.1. Tình hình XNK của Việt Nam trong những năm qua: 46

2.2. Thực trạng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. 49

3. Thực trạng khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PVI: 55

3.1. Quy trình khai thác: 55

3.1.1. Thu thập thông tin và tìm hiểu nhu cầu bảo hiểm của khách hàng: 56

3.1.2. Phân tích đánh giá rủi ro: 60

3.1.3. Xem xét đề nghị bảo hiểm của khách hàng: 61

3.1.4. Đàm phán và gửi bản chào phí tới khách hàng: 61

3.1.5. Chấp nhận bảo hiểm: 62

3.1.6. Cấp đơn bảo hiểm và thu phí: 62

3.2. Kết quả khai thác nghiệp vụ: 65

3.3. Hiệu quả khai thác nghiệp vụ: 68

3.4. Những tồn tại và nguyên nhân: 71

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC KHAI THÁC BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT - NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PVI. 72

1. Dự báo thị trường bảo hiểm trong tương lai: 72

2. Phương hướng, mục tiêu của PVI trong tương lai: 75

3. Giải pháp nhằm đấy mạnh công tác khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển: 76

3.1 Nâng cao công tác khách hàng: 76

3.2 Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo: 78

3.3 Về phí bảo hiểm và phương pháp chào phí bảo hiểm: 78

3.4 Nâng cao công tác đào tạo và quản lý cán bộ: 79

3.5 Mở rộng mối quan hệ hợp tác: 80

4. Kiến nghị: 80

4.1. Về phía Nhà nước: 80

4.2. Về phía các doanh nghiệp bảo hiểm: 81

4.3. Với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: 81

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2598 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam PVI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òng hạn chế tổn thất... nhằm mục đích phục vụ khách hàng sau khi bán hàng và chuẩn bị nắm thông tin phục vụ các nhu cầu bảo hiểm tiếp theo của khách hàng. Ngoài các bước cơ bản đã nêu trên, khai thác viên còn phải chú ý đến hồ sơ khai thác gồm: Thư chào phí; Bản điều tra đánh giá rủi ro, bản kiểm tra đánh giá trước khi bảo hiểm (nếu có); Giấy yêu cầu bảo hiểm; HĐBH; Các tài liệu liên quan khác. Bên cạnh đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả khai thác, công ty bảo hiểm thường tiến hành các dịch vụ đi kèm với hoạt động khai thác như: Hội nghị công tác khách hàng hàng năm để tiếp thu ý kiến phản hồi của khách hàng; Thiết lập mối quan hệ với khách hàng truyền thống: gửi thư chúc mừng và tặng quà vào các dịp lễ tết; Tiến hành công tác đề phòng hạn chế tổn thất, tư vấn cho khách hàng các biện pháp hạn chế rủi ro... 4.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả khai thác: Kết quả khai thác thể hiện ở số lượng HĐBH, doanh thu mà khai thác viên khai thác được. Hiệu quả khai thác thể hiện ở việc so sánh giữa chi phí khai thác bỏ ra và kết quả khai thác thu được, Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác: Số lượng HĐBH/ chi phí khai thác: cho biết 1đ chi phí bỏ ra khai thác được bao nhiêu HĐBH hay để khai thác 1 HĐBH bình quân mất bao nhiêu đồng chi phí. Doanh thu phí/ chi phí khai thác: cho biết 1đ chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đ doanh thu phí bảo hiểm. Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT - NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PVI. 1. Giới thiệu chung về Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – PVI: 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam: Công ty Bảo hiểm Dầu khí được thành lập ngày 23/01/1996 theo quyết định số 12/BT của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính Phủ - cấp giấy phép kinh doanh số 110356, và được Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và đăng ký hoạt động kinh doanh Bảo hiểm số 07/TC/GCN ngày 02/12/1995 với tên giao dịch quốc tế: Petrovietnam Insurance Company (PVI). Công ty với tư cách là một doanh nghiệp Nhà nước có đủ trình độ, kinh nghiệm trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không chỉ dừng lại khai thác trong ngành mà còn mở rộng phạm vi trong nhiều nghiệp vụ khác như: Bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm kỹ thuật/ tài sản, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm con người, bảo hiểm xe cơ giới… Tháng 09/2006, Bộ Công nghiệp và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có quyết định cổ phần hóa PVI thành Tổng công ty cổ phần với cổ đông chi phối là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (tỷ lệ góp vốn chiếm 76% vốn điều lệ) với mục đích tăng cường năng lực cạnh tranh và xây dựng công ty thành một tổng công ty cổ phần mạnh trong định chế Bảo hiểm – Tài chính của Tập đoàn. Ngày 12/04/2007, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam chính thức ra mắt theo quyết định số 3484/QĐ-BTC ngày 05/12/2006 của Bộ Công nghiệp, giấy phép số 42GP/KDBH ngày 12/03/2007 của Bộ Tài chính - đã đánh dấu một sự chuyển mình mạnh mẽ và sau đấy là những thành công rực rỡ đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, trở thành một trong ba công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam. Tên gọi đầy đủ: Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam Tên Tiếng Anh: Petrovietnam Insurance Joint Stock Corporation Tên viết tắt: PVI Trụ sở chính: 154 Nguyễn Thái Học - quận Ba Đình- Hà Nội Tex: 043 7335588 Fax: 043 7336284 E-mail: contact@pvi.com.vn Website: http:// www.pvi.com.vn Quá trình phát triển của PVI: Trong 5 năm đầu thành lập, PVI đã duy trì và củng cố hoạt động của mình với 514 tỷ đồng, nộp Ngân sách Nhà nước trên 48 tỷ đồng và 30 tỷ đồng lợi nhuận. Đây là giai đoạn Công ty tập trung gây dựng cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ nhân viên của mình. Năm 2001, thị trường bảo hiểm có nhiều biến động lớn do thiên tai, khủng bố, khủng hoảng kinh tế khu vực… Mặc dù vậy, với bản lĩnh và chiến lược kinh doanh hợp lý, PVI đã khẳng định được vị thế của mình với doanh thu đạt 187 tỷ đồng – tăng 167% so với năm 2000 và được các nhà bảo hiểm, môi giới Quốc tế nhìn nhận với vai trò chủ đạo trên thị trường bảo hiểm năng lượng Việt Nam. Điển hình là PVI đã thu xếp bảo hiểm an toàn, cấp đơn bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế cho tài sản, hoạt động của xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsopetro. Năm 2002, PVI đã tận dụng lợi thế thương hiệu và năng lực tài chính của mình để vươn lên thống lĩnh thị trường ở lĩnh vực bảo hiểm hàng hải và xây dựng lắp đặt. Công ty cũng xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 đã giúp kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp đơn bảo hiểm và kiểm soát nội bộ đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp khách hàng. Từ năm 2005, PVI đã có những bước trưởng thành quan trọng về cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước ngoài và tăng cường nhận tái bảo hiểm từ Triều Tiên, Trung Quốc… Từ đó, PVI thành lập các chi nhánh khu vực và phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Năm 2006, PVI đã đánh dấu chặng đường 10 năm hình thành và phát triển bằng sự kiện đạt doanh thu 1000 tỷ đồng vào ngày 26/09/2006, cùng với việc vốn và tài sản được nâng lên đáng kể. Ngày 12/04/2007, Công ty bảo hiểm dầu khí sau khi được cổ phần thành công có tên chính thức là Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam. Ngày 10/08/2007 cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tính đến cuối năm 2007, tổng tài sản của công ty tăng 278% so với năm 2006, chủ yếu do tài sản ngắn hạn và và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh, tăng lần lượt là 18,3 và 2,7 lần. Doanh thu thuần của công ty tăng 64%, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 468%. Theo báo cáo tổng kết, năm 2008 PVI đã đạt doanh thu 2.668 tỷ VND, tăng trưởng 133% so với năm 2007 (trong đó Bảo hiểm gốc đạt 1986 tỷ VND – tăng 124% so với năm 2007, mảng  bán lẻ doanh thu 986 tỷ VND – tăng 172 %  so với năm 2007). Mặc dù năm 2008 thị trường bảo hiểm trong nước  gặp nhiều ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng PVI vẫn trở thành Doanh nghiệp bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng lớn nhất tại Việt Nam và trở thành ngọn cờ vững chắc của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Với những thành tích đạt được, PVI đã vinh dự được chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Giải Sao Vàng Đất Việt trong 3 năm 2005, 2006, 2008 và Giải Cúp Vàng Thương Hiệu. 1.2. Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh bảo hiểm gốc. Bảo hiểm dầu khí; Bảo hiểm hàng hải; Bảo hiểm kỹ thuật; Bảo hiểm tài sản; Bảo hiểm trách nhiệm; Bảo hiểm hàng không; Bảo hiểm con người; Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm y tế tự nguyện; Bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển cấp cứu; Bảo hiểm nông nghiệp; Bảo hiểm khác. Kinh doanh tái bảo hiểm. Nhượng tái bảo hiểm; Nhận tái bảo hiểm. Giám định tổn thất. Hoạt động đầu tư. Kinh doanh giấy tờ có giá; Kinh doanh bất động sản; Góp vốn vào các doanh nghiệp khác; Uỷ thác cho vay vốn. Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật. Tư vấn bảo hiểm và quản lý rủi ro; Giám định, tính toán phân bổ tổn thất; Giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba. 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của PVI: CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC: Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Tây Bắc. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Duyên Hải. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Bắc Trung Bộ. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Đông Bắc. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Đà Nẵng. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Nam Trung Bộ. Công ty Bảo hiểm Dầu khí Tp. Hồ Chí Minh. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Vũng Tàu. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Tây Nam. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Đồng Nai. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Khánh Hòa. Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Nam Định. Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô. Công ty Bảo hiểm Dầu khí Sài Gòn. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BẢO HIỂM GỐC TÁI BẢO HIỂM QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN BAN BẢO HIỂM NĂNG LƯỢNG BAN BẢO HIỂM KỸ THUẬT BAN BẢO HIỂM HÀNG HẢI BAN BẢO HIỂM DỰ ÁN NHẬN TÁI BẢO HIỂM NHƯỢNG TÁI BẢO HIỂM BAN TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN BAN TỔ CHỨC - NHÂN SỰ BAN KH VÀ PHÁT TRIỂN KD BAN TỔNG HỢP – PHÁP CHẾ VĂN PHÒNG BAN QL RỦI RO & BỒI THƯỜNG BAN TIN HỌC – THÔNG ITN BAN QL BẢO HIỂM & ĐÀO TẠO BAN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH BAN CHỨNG KHOÁN & DV TC CTY TH/VIÊN TRONG NƯỚC CT TH/V, VPĐD NƯỚC NGOÀI CT CP ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH PVI CT CP ĐT & PHÁT TRIỂN PVI VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM BAN KIỂM SOÁT Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của PVI 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh: Hình vẽ 1: Thị phần thị trường bảo hiểm phi nhân thọ quý III/2008 Theo hình vẽ 1, thị phần của PVI trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt 19,76% chỉ đứng sau Bảo Việt là 31,14%; đứng thứ 3 là Bảo Minh với thị phần đạt 19,29%; đứng thứ 4 là PJICO với thị phần đạt 10,54%; tổng các công ty còn lại chỉ chiếm 19,27% thị trường. Điều đó cho thấy PVI tuy là doanh nghiệp trẻ, thành lập sau Bảo Việt nhiều năm với vồn điều lệ ít hơn nhưng đã phát triển nhanh và mạnh, vươn lên đứng thứ 2 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ chỉ sau một khoảng thời gian ngắn. Đặc biệt, PVI luôn phát triển và đạt hiệu quả kinh doanh cao trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Bảng 1: Tình hình thực hiện kế hoạch về doanh thu trong giai đoạn 2001-2007 Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu Kế hoạch tỷ đồng 160 170 195 215 230 1000 1900 Doanh thu thực hiện tỷ đồng 187 497 592 610 782 1300 1910 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch % 116,87 292,35 303,59 289,72 336,96 130 100,52 (Nguồn: Phòng hàng hải) Sự tăng trưởng vượt bậc của PVI thể hiện rõ qua bảng số liệu 1, trong giai đoạn 2001-2007, ở tất cả các năm Tổng công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Doanh thu tăng trưởng dần qua các năm, ngày càng tăng trưởng cao hơn. Doanh thu giai đoạn 2001-2007 đạt 5878 tỷ VNĐ gấp 10,9 lần so với giai đoạn 1996-2000. Năm 2006, doanh thu đạt 1300 tỷ đồng, đạt 130% kế hoạch, tăng 167% so với năm 2005 – là nhà bảo hiểm có doanh thu tăng trưởng cao nhất thị trường. Với năng lực tài chính vững mạnh, đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp và với kinh nghiệm trên 10 năm cung cấp đơn bảo hiểm cho các công trình dầu khí và các công trình dự án trọng điểm quốc gia, PVI đã hoàn toàn chiếm được niềm tin của khách hàng và hoàn toàn xứng đáng với niềm tin ấy khi cung cấp sản phẩm bảo hiểm chất lượng tốt, độ an toàn cao với mức phí cạnh tranh. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã đánh giá PVI là công ty dẫn đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam trong các lĩnh vực bảo hiểm quan trọng là: bảo hiểm năng lượng, xây dựng, lắp đặt tài sản. PVI đã và đang thu xếp bảo hiểm cho các tài sản, công trình xây dựng lớn trong nước như: Nhà máy điện - đạm Phú Mỹ với trị giá bảo hiểm hàng triệu USD; công trình thủy điện Sơn La; thủy điện An Khê, Bản Chát; cầu Cần Thơ với giá trị bảo hiểm mỗi công trình hàng trăm triệu USD… Ngoài ra, còn bảo hiểm cho toàn bộ đội tàu của PTSC, VSP, phần lớn tàu VOSCO, BIENDONG, FALCON SHIPPING, VITRANSCHART, bảo hiểm tàu và đóng tàu của VINASHIN, bảo hiểm cho các chủ thầu nước ngoài như TECHNIC, BP, các tài sản liên doanh như HUYNDAI VINASHIN… Để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng như ngày càng đa dạng hóa sản phẩm, hoàn thiện nâng cao chất lượng phục vụ, PVI đã tăng cường quan hệ hợp tác với các nhà bảo hiểm, các nhà môi giới tái bảo hiểm hàng đầu thế giới, tổ chức các cuộc hội thảo cho khách hàng nhằm thu xếp các chương trình bảo hiểm và đảm bảo việc thu hồi bồi thường từ thị trường nhanh chóng và thỏa đáng. Các nhà tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm lớn trên thị trường quốc tế như: Munich Re Co, John Swire & Sons, Zurich Insurance Group, Swiss Re, AON, Marsh, Haakon Ltd… lâu nay đã coi PVI là nhà bảo hiểm gốc cho mọi hợp đồng dầu khí tại Việt Nam và trong lĩnh vực bảo hiểm xây dựng lắp đặt đã ký với PVI những hợp đồng tái bảo hiểm cố định có hạn mức rất lớn. Tuy nhiên, PVI cũng vẫn đang còn một số mặt chưa hoàn thiện nên còn phải tự điều chỉnh nhiều hơn nữa để ngày càng lớn mạnh. Không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo nên sản phẩm dịch vụ bảo hiểm chất lượng cao mà còn phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, PVI luôn tập trung đào tạo đội ngũ CBNV có trình độ chuyên môn cao, am hiểu mọi lĩnh vực về kinh doanh bảo hiểm. Đặc biệt, hàng năm PVI đều cử một số CBNV đi đào tạo dài hạn, chuyên sâu tại Học Viện Bảo Hiểm Hoàng Gia Anh, Học Viện Bảo Hiểm Malaysia. Đây là điều mà không phải công ty bảo hiểm nào tại thị trường Việt Nam cũng thực hiện được. Với những nỗ lực tự hoàn thiện không ngừng, PVI đã tạo dựng được cho mình vị thế cao trên thị trường trong nước và chỗ đứng nhất định trên thị trường quốc tế. Năm 2002, Tổng Công ty đã được cấp chứng chỉ Quacert ISO 9001:2000 – DVN (Det Norske Verita) - Giấy chứng nhận số HT:409.02.32 ngày 22/11/2002. Đặc biệt, PVI đã vinh dự được chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng ba và vào tháng 09/2005 đã được trao tặng giải thưởng Sao vàng đất Việt. Năm 2006, khi thực hiện phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng, cổ phiếu PVI đã xác lập kỷ lục là cổ phiếu có giá đấu cao nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là minh chứng cho niềm tin sâu sắc của nhà đầu tư vào thương hiệu PVI. Thông tin từ Đại hội cổ đông thường niên năm 2009 tổ chức ngày 16/4, kết thúc năm tài chính 2008, hầu hết các chỉ tiêu của PVI đều tăng trưởng, đưa công ty này trở thành nhà bảo hiểm lớn nhất Việt Nam về tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và dẫn đầu thị trường bảo hiểm đối với các nghiệp vụ bảo hiểm năng lượng, bảo hiểm tài sản – kỹ thuật, bảo hiểm hàng hải và tái bảo hiểm. Vốn chủ sở hữu năm 2008 của PVI đạt 2.284 tỷ đồng, tăng trưởng 31% lớn nhất thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, tổng tài sản đạt 4.918 tỷ đồng tăng trưởng 10%. Tổng doanh thu là 2.731,57 tỷ đồng tăng trưởng 40%, lợi nhuận đạt 171,7 tỷ đồng giảm 31% so với năm 2007. Các quỹ dự phòng 658 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2007. Năm 2008, PVI cũng đã đầu tư gần 156,4 tỷ đồng vào công ty liên kết, trong đó đầu tư vào Công ty CP Đầu tư và Phát triển PVI gần 72,4 tỷ đồng, và Công ty CP Đầu tư Tài chính Bảo hiểm Dầu khí 84 tỷ đồng. Ngoài ra, PVI còn là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, tham gia bảo hiểm các công trình dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tại Angierie, Malaysia, Venezuela, Ecuado…. Ngày 22/9/2008, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam đã được Tổ chức Standard & Poor's - hãng định mức tín nhiệm danh tiếng thế giới lựa chọn vào danh sách 5 cổ phiếu có giá trị hoá và tính thanh khoản cao nhất thị trường Việt Nam. Điều này một lần nữa khẳng định các bước đi và định hướng của tập thể lãnh đạo PVI đưa ra là hoàn toàn đúng đắn. Đặc biệt, tính đến 15/4/2009 tổng doanh thu của PVI đạt 1000 tỷ đồng, bằng doanh thu của cả năm 2005. Kế hoạch doanh thu năm 2009 là 3.006 tỷ đồng. Đây là một trong những sự kiện lớn trên thị trường trong bối cảnh khủng hoảng tài chính vẫn còn nhiều bất ổn. 2. Thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu tại Việt Nam: 2.1. Tình hình XNK của Việt Nam trong những năm qua: Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh XNK. Nhờ đó, một số sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của nước ta không những đứng vững ở thị trường trong nước, mà còn có khả năng vươn ra thị trường nước ngoài, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Song song với chủ trương khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu cũng được xác định có vai trò hết sức quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm, hướng mục tiêu phục vụ cho sự phát triển thị trường nội địa, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu có sự chuyển biến theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất, giảm dần tỷ trọng hàng tiêu dùng. Có thể nói, hoạt động XNK của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, hình thành nhiều ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tạo cơ sở và khuyến khích các nước hợp tác kinh tế và đầu tư vào Việt Nam. Hoạt động XNK từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Giai đoạn 2001 - 2008, dung lượng hàng hoá tham gia vào thị trường quốc tế của Việt Nam ngày càng phát triển cả về khối lượng và số lượng. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu 2: Bảng 2: Kim ngạch XNK hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2003-2008 Năm Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng (%) Kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng (%) Tổng kim ngạch XNK (tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng (%) 2003 2.01 - 2.53 - 4.54 - 2004 2.65 31.84 3.20 26.48 5.85 28.85 2005 3.24 22.41 3.698 15.56 6.94 18.63 2006 3.96 22.07 4.44 20.06 8.4 21.04 2007 4.77 21.45 6.08 35.94 10.85 29.2 2008 5.21 9.26 8.15 34.21 13.35 23.24 Chung 21.41 26.45 24.19 (Nguồn: mof.gov.vn) Qua bảng 2 có thể thấy rằng, xét về giá trị tuyệt đối thì các chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu, kim ngạch XNK đều tăng, trong đó kim ngạch nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất (26,45%). Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng kim ngạch XNK giai đoạn này là tương đối cao (24,19%), vào năm 2003 kim ngạch XNK của Việt Nam mới đạt 45,4 tỷ USD thì đến năm 2007 con số này là 108,5 tỷ USD gấp 2,4 lần năm 2003. Năm 2008 là năm thứ 2 Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo đánh giá của các tổ chức kinh tế lớn và các chuyên gia trên thế giới, kinh tế thế giới đang bước vào một thời kỳ bất ổn với nhiều thách thức. Xu thế sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục diễn ra, Việt Nam cũng không nằm ngoài sự biến động đó. Năm 2009 dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ đạt khoảng 2,3-2,7% và năm 2010 đạt 2,5-2,6%. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam vì Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam). Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong 2 tháng đầu năm 2008 đạt 1,96 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2007. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế ở Đông Á có xuất khẩu lớn sang Hoa Kỳ, chỉ có Ấn Độ là cũng đạt mức gia tăng ấn tượng ở con số 20%, còn Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia đều có sự suy giảm rõ rệt về tốc độ tăng trưởng. Như vậy, đứng trước sự suy giảm về kinh tế ở Hoa Kỳ, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này vẫn tiếp tục đi lên một cách mạnh mẽ so với nhiều nền kinh tế khác trong khu vực. Nhìn chung, hoạt động XNK hàng hoá của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã đạt được những thành công nhất định, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, hình thành nhiều ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu góp phần tạo việc làm cho người lao động và đặc biệt trở thành thị trường tiềm năng cho bảo hiểm hàng hoá XNK của Việt Nam khai thác. 2.2. Thực trạng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Lịch sử bảo hiểm hàng hóa XNK của Việt Nam đã có từ lâu. Ngay từ khi thành lập, ngày 15/1/1965, Công ty bảo hiểm Việt Nam nay là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) đã được giao nhiệm vụ bảo hiểm cho hàng hóa XNK của nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, bảo hiểm hàng hoá XNK thường bảo hiểm lô hàng hoá có giá trị rất lớn, vì vậy, tái bảo hiểm là vô cùng quan trọng. Đến nay, các công ty bảo hiểm Việt Nam đã có mối quan hệ tốt đẹp và ngày càng phát triển với các nhà tái bảo hiểm uy tín, lớn mạnh trên thế giới như: Munich Re, Swiss Re... nên uy tín của các nhà bảo hiểm gốc của Việt Nam ngày càng tăng, tạo được sự tín nhiệm, tin cậy của khách hàng tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, cho đến nay, hoạt động bảo hiểm cho hàng hóa XNK do các công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành vẫn còn ở mức hạn chế, tốc độ tăng trưởng không cao, có giai đoạn theo chiều hướng giảm xuống. Để hiểu rõ hơn về thực trạng bảo hiểm hàng hoá XNK Việt Nam ta có thể theo dõi các bảng sau: Bảng 3: Tình hình hàng hoá xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước giai đoạn 2004 - 2007 STT Năm Tổng giá trị hàng hoá XNK (triệu USD) Hàng hoá xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước Số tiền (triệu USD) Tỷ lệ (%) 1 2004 2652 3,19 1,2 2 2005 3244 3,80 1,17 3 2006 3962 4,26 1,07 4 2007 4770 4,62 0,97 (Nguồn Vinare) Giai đoạn 2004 - 2007, mức tỷ lệ tăng trưởng có xu hưởng giảm dần, dù vậy, xét về con số tuyệt đối ta vẫn thấy có sự tăng trưởng về giá trị hàng hoá xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước. Bảng 4: Tình hình hàng hoá nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước giai đoạn 2004 - 2007 STT Năm Tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu (triệu USD) Hàng hoá nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước Số tiền (triệu USD) Tỷ lệ (%) 1 2004 3.205 539,0 16,8 2 2005 3.698 631,2 17,1 3 2006 4.440 721,3 16,2 4 2007 6.081 991,9 16,3 (Nguồn Vinare) Có thể thấy tình hình tham gia bảo hiểm trong nước của hàng hoá nhập khẩu khá ổn định và có xu hướng tăng cả về mặt tuyệt đối lẫn mặt tương đối. Nhưng ta có thể thấy tỷ lệ tham gia của hàng hoá nhập khẩu cao hơn nhiều so với tỷ lệ hàng hoá xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước. Đó là do ý thức mua bảo hiểm của chủ hàng trong nước vẫn còn nhiều hạn chế, tập quán mua bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm nước ngoài vẫn còn nặng nề. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt nam tính đến cuối năm 2007, tổng doanh thu thị trường bảo hiểm hàng hóa Việt nam đạt trên 688 tỷ đồng tăng trên 30% so với cùng kỳ năm 2006. Bảng 5: Top 7 về doanh thu bảo hiểm hàng hóa năm 2007 Tên doanh nghiệp Doanh thu (tỷ đồng) Thị phần Bảo Việt 190,97 27.75% Bảo Minh 143,58 20.86% PJICO 79,12 11.49% Bảo Long 65,68 9.54% PVI 54,90 7.98% UIC 39,36 5.72% VIA 31,98 4.65% Các công ty khác 82,71 12.02% Tổng 688,31 100.00% (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt nam) Có thể thấy Bảo Việt luôn đứng đầu về doanh thu và thị phần không chỉ trong bảo hiểm hàng hoá mà trong hầu hết các ngiệp vụ bảo hiểm. Tóm lại, mặc dù có mức tăng trưởng cao, tuy nhiên các nhà bảo hiểm Việt Nam mới chỉ bảo hiểm được khoảng 5% tổng kim ngạch hàng xuất khẩu và 33% kim ngạch hàng nhập khẩu. Đây là con số nhỏ bé không phản ánh đúng tiềm năng XNK của nước ta. Thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau: Hoạt động XNK của nước ta đến nay chủ yếu vẫn áp dụng phương thức xuất khẩu theo điều kiện giao hàng FOB và nhập khẩu theo điều kiện giao hàng CIF. Với các phương thức XNK trên đã hạn chế khả năng ký kết của các công ty bảo hiểm Việt Nam. Theo Incoterms 2000 có tất cả 13 điều kiện mua bán được quốc tế hoá bằng tiếng Anh, áp dụng chung cho hoạt động thương mại quốc tế, trong đó hai điều kiện giao hàng FOB và CIF thường được các bên tham gia sử dụng. Điều kiện giao hàng FOB quy định người mua chịu mọi phí tổn và để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình, bên nhập khẩu sẽ mua bảo hiểm, đồng thời có nghĩa vụ thuê tàu và trả cước phí vận chuyển. Điều kiện giao hàng CIF cũng quy định trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng đã qua khỏi lan can tàu tại cảng gửi, nhưng xác định cụ thể người bán phải trả cước vận chuyển và ký hợp đồng bảo hiểm hàng hải tránh cho bên mua những rủi ro đối với hàng hóa có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Đơn bảo hiểm này được phía xuất khẩu ký hậu và chuyển giao cho phía nhập khẩu. Như vậy, đối với hoạt động nhập khẩu nếu nhập theo điều kiện CIF, quyền vận tải và quyền bảo hiểm thuộc phía nước ngoài. Với các quyền đó, đối tác nước ngoài tùy ý thuê tàu và mua bảo hiểm. Theo lẽ thường họ ký hợp đồng với các công ty của nước mình. Các công ty bảo hiểm nước ngoài vì thế có điều kiện phát triển hơn. Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam vẫn còn hạn chế nhiều so với các công ty bảo hiểm lớn và lâu đời trên quốc tế. Ngoại trừ Bảo Việt thành lập năm 1965 có vốn lớn, các công ty bảo hiểm khác đều được thành lập sau Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993, với mức vốn kinh doanh chưa tới 80 tỷ đồng, đến nay các công ty cũng đã lớn mạnh rất nhiều, vồn kinh doanh tăng gấp nhiều lần nhưng vẫn không thể sánh được với nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài ra đời cách đây hàng trăm năm, vốn kinh doanh hàng tỷ USD. Thêm vào đó, trình độ cán bộ làm công tác bảo hiểm nói chung còn thấp so với đòi hỏi của thị trường và còn non yếu so với mặt bằng thế giới. Theo đánh giá khách quan, các nhà XNK nước ngoài chưa thực sự yên tâm khi mua bảo hiểm của Việt Nam và điều này làm giảm sức thuyết phục khi các nhà đàm phán ngoại thương yêu cầu đối tác nước ngoài trao cho ta quyền mua bảo hiểm. Các nhà XNK Việt Nam đã quen với tập quán thương mại xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF. Việc thay đổi tập quán cũ này khó thực hiện trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, ở một chừng mực nhất định với phương thức giao hàng như trên, phía Việt Nam sẽ tránh được nghĩa vụ thuê tàu và mua bảo hiểm, đôi khi công việc này khó thực hiện do phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác khai thác Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – PVI.doc
Tài liệu liên quan