Chuyên đề Công tác thẩm định tài chính dự án xin vay vốn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh BIDV Đông Đô

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 3

Chương 1:thực trạng thẩm định tài chính dự án xin vay vốn đối với

 Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh BIDV Đông Đô 4

1.1Vài nét về Chi nhánh Đông Đô-ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.4

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .4

1.1.2 Cơ cấu tổ chức .5

1.1.3 Tình hình hoạt động của Chi nhánh BIDV Đông Đô trong thời

gian qua .21

1.1.3.1 Tổng huy động vốn .21

1.1.3.2 Về tổng dư nợ tín dụng: .24

1.1.3.3 Về thu dịch vụ: 25

1.2Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án xin vay vốn tại chi nhánh BIDV Đông Đô .26

1.2.1Quy trình thẩm định 26

1.2.2. Nội dung thẩm định .32

1.2.2.1Khái quát về những nội dung thẩm định .32

1.2.2.2 Nội dung thẩm định tài chính dự án 33

1.2.3 Phương pháp thẩm định .36

1.3 Ví dụ minh hoạ .40

CHƯƠNG 2:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH BIDV ĐÔNG ĐÔ .51

2.1 Đánh giá chất lượng thẩm định dự án cho vay vốn tại chi nhánh BIDV Đông Đô.51

2.1.1 Những kết quả đã đạt được .51

2.1.1.1Về quy trình và phương pháp thẩm định .51

2.1.1.2Về thíêt bị thông tin .51

2.1.1.3về đội ngũ cán bộ 52

2.1.2Hạn chế và nguyên nhân .53

2.1.2.1Những hạn chế .53

2.1.2.2Nguyên nhân gây ra những hạn chế trong công tác thẩm định tại Chi nhánh BIDV Đông Đô 54

2.2Định hướng phát triển cho vay theo dự án đối với DNVVN tại Chi nhánh BIDV Đông Đô .56

2.3Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án .58

2.3.1Hoàn thiện nội dung phân tích 58

2.3.1.1Tổng vố đầu tư của dự án: .58

2.3.1.2 Thẩm định các yếu tố chi phí đầu vào .59

2.3.1.3 Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ra của dự án .59

2.3.1.4 Vận dụng một cách linh hoạt các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án .60

2.3.1.5 Ngân hàng chú trọng đến việc thẩm định mức độ rủi ro của dự án.61

2.3.2 Nâng cao chất lượng nguồn thông tin 62

2.3.3Giải pháp về nhân sự .63

2.3.3 Nâng cao vai trò quản lý lãnh đạo của Ngân hàng .66

2.3.4 Rút ngắn thời gian xét duyệt .67

2.3.5 Nâng cao chất lượng công nghệ đối với các cơ quan tổ chức .69

2.4 Một vài kiến nghị .70

KẾT LUẬN .73

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác thẩm định tài chính dự án xin vay vốn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh BIDV Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và các bảng tính toán kèm theo. Hồ sơ vay vốn (nếu được gửi riêng 1 bộ) hoặc các bản photo tự chụp lại nếu thấy cần thiết. Các thông tin cần thiết dùng để thẩm định các dự án tương tự sau này 1.2.2. Nội dung thẩm định 1.2.2.1Khái quát về những nội dung thẩm định Việc thẩm định dự án đầu tư sẽ tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính cũng như khả năng trả nợ của dự án. Còn các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chung cũng sẽ được đề cập tới tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án. Các nội dung chính khi thẩm định dự án cần phải tiến hành phân tích, đánh giá gồm: 1/ Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án 2/ Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án 2.1/ Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án 2.2/ Đánh giá về cung sản phẩm 2.3/ Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án 2.4. Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối 2.5. Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án 3/ Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án 4/ Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật: 4.1/ Địa điểm xây dựng: 4.2/ Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án: 4.3/ Công nghệ, thiết bị: 4.4/ Quy mô, giải pháp xây dựng: 4.5/ Môi trường, Phòng cháy chữa cháy: 5. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án: 6. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn: 6.1/ Tổng vốn đầu tư dự án: 6.2/ Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án: 6.3/ Nguồn vốn đầu tư: 7/ Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án: 1.2.2.2 Nội dung thẩm định tài chính dự án - Tổng vốn đầu tư dự án Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn vốn đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án. Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ (nếu dự án có sử dụng ngoại tệ). Thông thường kết quả phê duyệt tổng vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý. Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư...). Cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà ngân hàng nên tham gia vào dự án. Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này. -Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án Cán bộ thẩm định cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước. Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời điểm, kỳ hạn trả. - Nguồn vốn đầu tư Trên cơ sở tổng mức đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm định rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án. -. Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên đều nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hoá thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau: Đánh gía về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm nợ phải trả. Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm. Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp. Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm. Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách. Từ những căn cứ nêu trên, cán bộ thẩm định phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Thông thường việc tính toán sẽ sử dụng phần mềm Excel để thực hiện. Trong quá trình tính toán cần liên kết các bảng tính lại với nhau để đảm bảo tính liên tục khi chỉnh sửa số liệu. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo báo cáo thẩm định gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi lỗ). Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ. Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính gồm có: Lợi nhuận sau thuế để lại (thông thường tính bằng 50% - 70%) Khấu hao cơ bản. Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án. Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có: Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lợi của dự án: NPV. IRR. ROE (đối với những dự án có vốn tự có tham gia). Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ: Nguồn trả nợ hàng năm. Thời gian ân hạn. Thời gian hoàn trả vốn vay. DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án). Ngoài ra tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án các chỉ tiêu khác như khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực sẽ được đề cập tới tuỳ theo từng dự án cụ thể. 1.2.3 Phương pháp thẩm định a) Phương pháp so sánh các chỉ tiêu Do tính chất tương đối đơn giản nên phương pháp này được dùng khá phổ biến. Cụ thể trong phương pháp này các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang được xây dựng hoặc đang hoạt động. Một số chỉ tiêu cơ bản của phương pháp này là: Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do nhà nước quy định, điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được. Tiêu chuẩn về thiết bị công nghệ trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế. Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi. Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư. Các định mức về sản xuất , tiêu hao năng lượng, nguyên nhiên liệu, nhân công, tiền lương...của ngành theo định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành. Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của nhà nước... Tuy nhiên việc sử dụng các chỉ tiêu này phải được vận dụng một cách linh hoạt phù hợp vơi điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án và doanh nghiệp, phải tranh thủ ý kiến của các chuyên gia, của cơ quan cấp trên, tránh so sánh máy móc , cứng nhắc. b) Phương pháp thẩm định theo trình tự Theo phương pháp này, việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, cụ thể là: Thẩm định tổng quát là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính đầy đủ, hợp lý của dự án. Bước thẩm định này cho phép hình dung một cách khái quát về dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án, xác định các căn cứ pháp lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát được của bộ máy quản lý dự án dự kiến. Thẩm định chi tiết là việc xem xét một cách khách quan, khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật công nghệ, kinh tế... phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Trong bước này người thẩm định phải đưa ra được những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần sửa đổi bổ sung hoặc không thể chấp nhận được. Tuy nhiên tùy thuộc vào đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án mà mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau. Thẩm định chi tiết có thể phát hiện ra được những sai sót, kết luận rút ra từ nội dung trước có thể là điều kiện để tiếp tục nghiên cứu. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định các nội dung còn lại của dự án. c) Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án. Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án, khảo sát tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hòa vốn củ dự án. Mức độ sai lệch so với dự kiến của các bất trắc tùy điều kiện cụ thể mà chọn là lớn hày nhỏ và nên chọn các yếu tố tiêu biểu dễ gây ra tác động xấu đến hiệu quả của dự án đang xem xét. Nếu dự án vẫn tỏ ra có hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án vững chắc có độ an toàn cao. Nếu ngược lại, thì cần phải xem xét lại khả năng phát sinh bất trắc để đề xuất các biện pháp hữu hiệu khắc phục hay hạn chế. Phương pháp này thường được áp dụng đối với các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thường nhưng có nhiều yếu tố thay đổi do khách quan. d). Phương pháp phân tích rủi ro dự án + Các phương pháp phân tích rủi ro của dự án Hiện nay, thực tế quản lý tài chính ở nhiều nước sử dụng nhiều phương pháp phân tích rủi ro dự án, sau đây là một số phương pháp phổ biến: + Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu Nội dung cơ bản là điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu cơ sở được xem là không có rủi ro (hoặc coi như đã chấp nhận ở mức rủi ro tối thiểu như lãi suất chiết khấu Chính phủ, chi phí sử dụng vốn bình quân của Công ty) bằng cách trên nguyên tắc là cộng thêm vào tỷ lệ chiết khấu cơ sở này một mức bù cần thiết cho rủi ro gọi là mức bù rủi ro. Lượng cộng thêm này lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào mức độ mạo hiểm của dự án. Độ mạo hiểm càng lớn, tỷ lệ chiết khấu càng cao. Những dự án khác nhau có độ rủi ro khác nhau do đó có tỷ lệ chiết khấu đầy đủ khác nhau. Sau khi điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu mới này dùng để thực hiện tính toán NPV, IRR. Việc quyết định về thẩm định, phê chuẩn dự án được thực hiện theo nguyên tắc các chỉ tiêu được chọn. + Phương pháp hệ số tin cậy at (hệ số tin cậy) = CCFt: là các giá trị của dòng thu nhập ròng chắc chắn coi như không có rủi ro trong giai đoạn t. RCFt: các giá trị của dòng thu nhập ròng dự kiến từ việc thực hiện dự án trong giai đoạn t (hàm chứa rủi ro). CCFt = at. RCFt và at £ 1 + Phương pháp phân tích độ lệch chuẩn. Theo phương pháp này tỷ lệ chiết khấu được giữ nguyên và người ta chỉ xác định độ biến động của chỉ tiêu hiệu quả mà dự án mang lại. Độ lệch chuẩn càng nhỏ mức độ an toàn càng cao và ngược lại. Trong đó n : số tình huống có thể xẩy ra. i : các tình huống Ri: trị số chỉ tiêu hiệu quả đang tính ở tình huống i : Kỳ vọng toán học của chỉ tiêu đang tính. Trong trường hợp khi thẩm định các dự án loại trừ lẫn nhau nhưng có độ lệch chuẩn bằng nhau, thì người ta phải dựa vào hệ số biến động để đánh giá sự an toàn của dự án. Dự án có hệ số biến động (H) nhỏ hơn thì mức độ mạo hiểm ít hơn. H = + Phương pháp phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu hiệu quả. E = (% thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả (IRR, NPV))/ (% thay đổi của chỉ tiêu nhân tố (giá, lượng tiêu thụ). E giúp cho chúng ta không chỉ xác định độ an toàn của dự án đối với những rủi ro có thể có mà còn có thể xác định được giới hạn về phương diện quản lý và những điều chỉnh cần thiết trong quá trình vận hành dự án. 1.3 Ví dụ minh hoạ:Dự án “NÂNG CAO NĂNG LỰC THIẾT BỊ XE MÁY PHỤC VỤ THI CÔNG XÂY LẮP 2007” I. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN: Tên dự án: “NÂNG CAO NĂNG LỰC THIẾT BỊ XE MÁY PHỤC VỤ THI CÔNG XÂY LẮP 2007” Khách hàng vay vốn: Công ty cổ phầm Sông Đà 11 – Tổng công ty Sông Đà Địa chỉ: Phường Văn Mỗ - Đường Trần Phú – Hà Đông – Hà Tây 1. Mục tiêu đầu tư; Đầu tư mua sắm mới thiết bị máy móc nhằm nâng cao năng lực thiết bị thi công xây lắp các công trình thủy điện, điện nước... phục vụ thi công công trình Nhà máy thủy điện Mường Kim – Yên Bái và các Công trình trong kế hoạch xây dựng khu vực các tỉnh phía Bắc năm 2008 – 2010. 2. Quy mô đầu tư * Đầu tư mới thiết bị xe máy phục vụ thi công các hạng mục thuộc công trình Nhà máy thủy điện Mường Kim I, II – Yên Bái với tổng mức đầu tư là 290 tỷ đồng (trong đó giá trị các hạng mục xây lắp là 175 tỷ đồng) và các công trình thuộc khu vực các tỉnh biên giới phía Bắc các năm 2008 - 2011. * Đầu tư xe máy đã qua sử dụng còn mới > 80% đối với máy xúc lật bánh lốp có dung tích gầy từ 1 – 1,25 m3 mục đích đào hố móng. 3. Hình thức đầu tư: Công ty cổ phần Sông Đà 11 thực hiện dự án đầu tư và chuyển giao cho các đơn vị trực thuộc khai thác vận hành. 4. Tổng mức đầu tư dự án: 8.762.667.533 đồng Trong đó: - Thiết bị mua mới: 8.328.212.450 đồng - Lãi vay thực hiện dự án: 18.044.460 đồng - Dự phòng: 416.410.623 đồng. 5. Nguồn vốn đầu tư: - Vốn tín dụng 70% - Vốn tự có 30% 6. Tiến độ thực hiện dự án: từ quý 3/2007 đến quý 1/2008. II. NHU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG 1. Đề nghị vay vốn của khách hàng: 6.133.000.000 đồng (70% dự án) 2. Mục đích đầu tư: Nâng cao năng lực thiết bị xe máy phục vụ thi công xây lắp của doanh nghiệp. 3. Thời hạn vay: 60 tháng (5 năm) 4. Tài sản đảm bảo khoản vay: Tài sản hình thành từ vốn vay và vốn tự có của doanh nghiệp. III. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG VAY 0. Kết quả thẩm định hồ sơ pháp lý: Công ty CP Sông Đà 11 là khách hàng có quan hệ tín dụng truyền thống với Ngân hàng Đầu tư & PT Việt Nam nói chung và Ngân hàng Chi nhánh Đông Đô nói riêng. Doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân, hợp lý, hợp lệ để vay vốn ngân hàng. 0. Năng lực tài chính của Công ty qua các năm (Phòng tín dụng 1 báo cáo) Nhận xét chung: - Kết quả SX kinh doanh qua các năm 2006 tăng trưởng 62% so với năm 2005 (số tuyệt đối 255.619trđ/157.031trđ). - Lợi nhuận trước thuế năm 2005 tăng 13% so với 2004 (số tuyệt đối 6.813trđ/6.013trđ). - Vốn chủ sở hữu tăng bình quân 17% so với với các năm, và chiếm 13,6% trên tổng nguồn vốn (37 tỷ/273tỷ), tuy nhiên Doanh nghiệp vẫn chưa cải thiện được vốn, Doanh nghiệp vẫn cần sự hỗ trợ vay vốn của Ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh. - Trong quan hệ tín dụng vay và trả nợ DN không có nợ quá hạn và lãi chưa thu: theo chấm điểm sắp xếp các Doanh nghiệp năm 2006 theo tiêu chuẩn của BIDV doanh nghiệp xếp loại AA. IV. KẾT QU1 THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ: Tên dự án: “Dự án đầu tư nâng cao năng lực thiết bị xe máy phục vụ thi công xây lắp năm 2007”/ 1. Danh mục thiết bị của dự án trên bao gồm: TT TÊN THIẾT BỊ Đơn vị Số lượng Chất lượng Xuất xứ Giá đồng Thành tiền (đồng) A - Máy móc thiết bị thi công 02 Mới 100% 1 - Máy kéo dây 3-5 tấn Cái 01 Mới 100% VN+ASia 840.000.000 168.000.000 2 - Máy phát điện <10KVA Máy 01 Mới 100% ASia 45.641.200 45.641.200 3 - Máy trộn bê tông 250L Máy 2 Mới 100% VN+ASia 23.500.000 23.500.000 4 - Máy hàn xoay chiều 23-30KVA 4 mỏ Máy 01 Mới 100% ASia 30.000.000 30.000.000 5 - Máy kinh vĩ điện tử Máy 01 Mới 100% G7 36.000.000 36.000.000 6 - Máy bơm các loại Lô 01 Mới 100% Việt Nam 187.796.500 187.796.500 7 - Máy đầm bê tông (đần bàn, đầm dùi) Bộ 01 Mới 100% Việt Nam 17.446.000 17.446.000 8 - Cốt pha, giàn giáo thi công Bộ 01 Mới 100% Việt Nam 300.000.000 300.000.000 9 - Thiết bị thi công khác Máy 01 Mới 100% 100.000.000 B Xe máy phục vụ thi công và điều hành 7.290.789.150 1 - Xe ô tô con phục vụ điều hành Sx Xe 01 Mới 100% 441.650.000 2 Xe cẩu tự hành mới 100% (xe 4 tán Xe 02 Mới 100% VN+G7 834.750.000 834.750.000 3 - Xe tải bệ < 5 tấn Xe 01 Mới 100% VN+G7 286.300.000 286.300.000 4 - Xe cần trục bánh lốp 16 tấn Xe 01 Mới 100% Asia 1.433.355.000 1.433.355.000 5 Trạm trộn bê tông 25m3/h Trạm 01 Mới 100% Asia+ SND 945.000.000 945.000.000 6 Xe vận chuyển bê tông dung tích 6m3 Xe 02 Mới 100% Asia+G7 893.739.000 893.739.000 9 - Máy xúc lật dung tích 1 – 1,25m3 Xe 01 Mới 100% Asia+G8 272.506.150 272.506.150 C Thiết bị phục vụ quản lý điều hành 88.039.600 - Máy vi tính + máy in A4 Bộ 04 Mới 100% Asia 12.009.900 12.009.900 - Máy tính xách tay Cái 01 Mới 100% Asia 25.000.000 25.000.000 - Máy phô tô copy Cái 01 Mới 100% ASia 26.000.000 26.000.000 Cộng: 8.328.212.450đ * Báo cáo khả thi của Dự án: Nâng cao năng lực thiết bị xe máy phục vụ thi công xây lắp năm 2007. * Quyết định phê duyệt dự án của HĐQT Công ty CP Sông Đà 11 số 79/QĐ-SĐ 11 – HĐQT ngày 11 tháng 6 năm 2007. 4. Chủ đầu tư: Công ty Sông Đà 11 – Tổng Sông đà 5. Loại hình dự án: Đầu tư trung hạn 6. Cơ cấu nguồn vốn: Tổng vốn đầu tư: 8.762.667.533 đồng. + Vay thương mại (BIDV)70%: 6.133.000.000đ + Vốn tự có DN: 30%: 2.629.667.533 đ 7. Hình thức quản lý thực hiện dự án: Công ty Sông Đà 11 quản lý dự án và ký hợp đồng vay vốn và trả nợ vay. 8. Tiến độ thực hiện đầu tư dự án: Quý 3,4/2007 quý 1/2008. PHẦN II: TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN: 1. cơ sở tính toán đơn giá của dự án: (Chỉ tính các thiếta bị mới được đầu tư) * Thông tư số 06/2005/TT-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ XD hướng dẫn xây dựng ca máy và thiết bị thi công. * Thông tư 230/2005/QĐ-UB ngày 23/12/2005 của UNBD thành phố Hà Nội. * Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng bộ tài chính về Quy chế trích khấu hao cơ bản của TSCĐ. Tổng hợp các biểu sau đính kèm: * Hiệu quả của dự án là: + Tăng sản lượng và lợi nhuận cho Công ty mỗi năm, tạo việc làm ổn định đồng thời nâng cao đời sống cho người lao động. + Góp phần phát triển mở rộng các hoạt động của Công ty CP Sông Đà 11 nói riêng và Tổng công ty Sông ĐÀ nói chung, tiến tới thành lập tập đoàn kinh tế vững mạnh. 2. Nguồn trả nợ của dự án: * KHCB của thiết bị đầu tư dự án 14-> 33% * Lợi nhuận của dự án mang lại 100%. * Các thu hợp pháp khác của Công ty. 1. Mục đích đầu tư: Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ thi công các công trình của: * Tổng cong ty giao thầu: Xây dựng các đường dây tải điện và trạm biến áp phục vụ cho thi công công trình thủy điện; Xây dựng hệ thống cấp thoát nước phục vụ cho thi công các công trình thủy điện. * Đặc biệt là công trình được chủ đầu tư giao tổng thầu thi công như nhà máy thủy điện Mường Kim – Yên Bái, với khối lượng xây lắp ước tính 175 tỷ đồng và dự tính hoàn thành cuối năm 2009. KHỐI LƯỢNG XÂY LẮP CÁC HẠNG MỤC CHỦ YẾU CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN MƯỜNG KIM – YÊN BÁI TT HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH GIÁ TRỊ I CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI 33,159,300,000 II TUYẾN NĂNG LƯỢNG 138,448,717,200 1 Cửa nhận ước 22,106,391,700 2 Tuyến đường hầm 48,684,319,200 3 Tháp điều áp _ nhà van đĩa 4,191,882,200 4 Đường ống áp lực 13,152,008,200 5 Nhà máy, kênh dẫn ra 29,523,756,700 6 Trạm Opy 1,310,785,300 7 Khu quản lý vận hành 1,100,000,000 8 Đường dây 110 14,025,000,000 III CÔNG TRÌNH TRẠM 3,927,893,069 TỔNG CỘNG 175,546,540,369 Tiếp theo đó là dự án Mường Kim II – Yên Bái (từ 2009 – 2011) với giá trị thực hiện lên tới 355,5 tỷ đồng. * Các công trình ngoài Tổng công ty: như xây lắp nhà máy thủy điện vừa và nhỏ; xâp lắp các đường dây và trạm biến áp; Xây lắp hệ thống thoát nước... Đáp ứng chiến lược và kế hoạch đề ra của Tổng công ty, đòi hỏi công ty CP Sông Đà 11 nói riêng cũng như các Công ty thành viên của Tổng Sông Đà nói chung cần thiết phải đầu tư các thiết bị thi công mới là điều tất yếu để phục vụ cho chiến lược và kế hoạch đã đề ra. * Đầu tư các thiết bị mới nhằm thay thế dần các thiết bị thi công cũ đã hết khấu hao không còn khả năng khai thác nhằm nâng cao năng lực thiết bị thi công xây lắp các công trình điện nước của Công ty... * Tạo thế chủ động thi công các công trình, giảm thiểu chi phí thuê thiết bị bên ngoài, nâng cao khả năng về lực lượng thiết bị xe máy tham gia đấu thầu tạo niềm tin cho các Chủ đầu tư. 3. Hồ sơ dự án bao gồm: Cũng như sự ủng hộ tích cực của đơn vị chủ quản Tổng Công ty Sông Đà Về khó khăn: - Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nhà thầu xây dựng đòi hỏi Chiến lược của Lãnh đạo Công ty phải phù hợp và vững chắc: Xây dựng thương hiệu có uy tín, chất lượng công trình đưa lên hàng đầu cùng với sự quản lý giám sát các công trình thi công. - Các công trình trúng thầu của công ty hầu hết nằm rải khắp các tỉnh trong cả nước, đặc biệt nằm rải rác ở khu vực miền núi do đó vận chuyển thiết bị cũng gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng không ít đến kết quả thi công và thời gian thi công... Hiện tại theo dự án Công trình Mường Kim – Yên Bái mới thành lập, lực lượng thiết bị phục vụ thi công còn thiết nhiều đặc biệt các thiết bị phục vụ cho các hạng mục xây lắp thủy điện. - Các thiết bị đầu tư của dự án hiện chưa đủ hồ sơ, nên thẩm định có phần hạn chế, ngoài ra việc lựa chọn nhà cung cấp thiết bị có uy tín trên thị trường để đặt mua hiện tại chưa xác định, do đó không có cơ sở để thẩm định các thiết bị đầu tư. - Xuất phát từ doanh nghiệp đặc trưng là đơn vị xây lắp, tuy cổ phần hóa đã được 3 năm nhưng Doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn và chưa cải thiện được nhiều về vốn, đòi hỏi sự nỗ lực của công ty trong thời gian dài: về quản lý và chiến lược đúng đắn kế hoạch kinh doanh của Công ty và sự hỗ trợ của Tổng Công ty Sông Đà trong thời gian tới. 3. Biện pháp đảm bảo nợ vay: + Toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay tự có của Doanh nghiệp là tài sản đảm bảo vốn vay. + Doanh nghiệp cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích. + Các thiết bị nhập khẩu yêu cầu Doanh nghiệp mở L/C và thanh toán qua Ngân hàng ĐTT & PT Chi nhánh Đông Đô. Sau khi giải nhân hết vốn vay Doanh nghiệp phải chuyển giao cho Ngân hàng đầy đủ các giấy tời gốc của thiết bị đã đầu tư cho ngân hàng lưu giữ đúng theo quy định cầm cố thế chấp đảm bảo nợ vay cho đến khi trả hết nợ vay. + Đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo nợ vay theo quy trình hiện hành. + Doanh nghiệp mua BH cho các thiết bị thi công. 4. Hồ sơ dự án: Còn thiếu yêu cầu bổ sung: * Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu mua thiết bị * Các Hợp đồng mua thiết bị thi công. * Thiết bị cũ đã qua sử dụng phải có đơn vị có thẩm quyền kiểm định chất lượng còn lại. Nhận xét chung: thuận lợi, khó khăn của DA. Nhận xét chung: - Qua tính toán và thẩm định dự án “Nâng cao năng lực thiết bị xe máy phục vụ thi công năm 2007” cho thấy dự án đầu tư của Công ty CP Sông đà 11 là có hiệu quả phù hợp với kế hoạch phát triển Công ty đề ra từ năm 2007 đến 2011 nói riêng và phù hợp với chiến lược định hướng phát triển của Tổng công ty Sông đà nói chung cho những năm tới. - Hiệu quả của dự án cho thấy + Hệ số hoàn vốn nội tại: IRR = 12,3% + Hệ số hiện tại ròng: NPV = 181 + Thời gian hoàn vốn là 5 năm Tuy nhiên việc đầu tư của dự án cũng không tránh khỏi những thuận lợi và khó khăn như sau: Về thuận lợi * Công ty CP Sông đà 11 là Doanh nghiệp cổ phần – thành viên của Tổng công ty Sông đà, đơn vị được chuyển đổi từ năm 2004. * Ngành nghề kinh doanh chính: xây lắp các công trình điện nước, thí nghiệm hiệu chỉnh, gia công cơ khí,... trong lĩnh vực xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 500KV. Công ty CP Sông đà 11 là Doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong thi công xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng. * Trong lĩnh vực xây lắp hệ thống cấp nước và vận hành điện nước phục vụ các công trình thủy điện là thế mạnh của Công ty. * Năm 2007 Công ty được giao tổng thầy thi công toàn bộ các hạng mục xây lắp và gia công lắp đặt các thiết bị cho nhà máy Thủy điện Mường Kim – Yên Bái với mức tổng đầu tư là 290 tỷ đồng (trong đó giá trị xây lắp 175 tỷ đồng). Ngoài ra Công ty còn tham gia đấu thầu thi công các công trình xây dựng nằm trong khu vực các tỉnh Biên giới phía bắc năm 2008-2011. * Kế hoạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7675.doc
Tài liệu liên quan