Nay tổ Sử - Địa - Anh xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên đề: “Dân số và sự gia tăng dân số” với nội dung cụ thể như sau:
I. ĐỀ TÀI
“Dân số và sự gia tăng dân số”
II. MỤC ĐÍCH
1.Tiếp tục nghiên cứu, tích cực đổi mới PPGD, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, giảng dạy sát đối tượng.
2.Quyết tâm đổi mới nhận thức, phương pháp làm việc, tránh sự nhàm chán, thụ động ở cả thày và trò.
3.Tạo điều kiện để học sinh chủ động, nhiệt tình, hào hứng, phát huy niềm say mê, tính sáng tạo trong học tập.
4.Tạo môi trường học tập thân thiện, cởi mở, nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
5.Nghiên cứu, áp dụng PPGD, đảm bảo yêu cầu về đặc điểm giai đoạn văn học, đặc trưng thể loại, cá tính sáng tạo nghệ thuật của tác giả.
6.Tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
7.Đáp ứng đổi mới của cấu trúc đề thi THPTQG giai đoạn hiện nay.
16 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 788 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Dân số và sự gia tăng dân số (Địa lý 10), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ
PHẦN I: LÍ DO THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
Đối với các trường THPT chuyên hiện nay, việc dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên , việc dạy chuyên đề cho học sinh chuyên còn gặp nhiều khó khăn do chương trình chưa có giáo trình riêng nên việc dạy học vẫn do mỗi giáo viên tìm tòi, biên soạn trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng Địa Lí cho học sinh .Từ thực tế giảng dạy trong những năm vừa qua, bản thân đã biên soạn và giảng dạy một số chuyên đề, sau đây tôi xin chia sẻ cùng các đồng nghiệp chuyên đề “ Dân số và sự gia tăng dân số”.
PHẦN II: CƠ SỞ LÍ LUẬN
Dân cư là tập hợp người trên lãnh thổ,được đặc trưng bởi kết cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất của phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ .
Dân cư là khâu trung tâm của quá trình tái sản xuất xã hội. trong hệ thống tự nhiên- dân cư- kinh tế, chính dân cư là thành phần năng động nhất, gắn bó giữa tự nhiên với kinh tế nhờ những thuộc tính sẳn có của mình. Toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần cần thiết cho xã hội đều do lao động của con người tạo ra.
Trong xã hội, dân cư vào là người sản xuất ra giá trị vật chất và tinh thần đồng thời vừa là người tiêu thụ những sản phẩm do chính lao động của mình làm nên. Như vậy về phương diện kinh tế, dân cư vào với tư cách là người sản xuất, vừa với tư cách là người tiêu thụ. Nhờ việc tiêu thụ các giá trị vật chất và tinh thần, con người đảm bảo được sự tái sản xuất ra chính mình bên cạnh quá trình tái sản xuất khác của xã hội.
PHẦN III: CƠ SƠ THỰC TIỄN
Trong bộ môn Địa Lí, địa lí dân cư là một nội dung hết sức quan trọng, nếu học sinh nắm vững các kiến thức về địa lí dân cư sẽ là cơ sở để các em đánh giá một cách đầy đủ, chính xác về quá trình phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nói riêng và cả nước nói chung. Đây cũng là mảng kiến thức luôn được đề cập trong các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia và là nội dung có liên quan đến nhiều nội dung khác trong môn Địa Lí. Chính vì vậy, việc học tốt kiến thức địa lí dân cư sẽ giúp các em đạt được hiệu quả cao trong học tập môn Địa Lí.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề đã nêu trên, Tôi đưa ra mội số nội dung cơ bản của địa lí dân cư để giúp học sinh có tài liệu học tập tốt và cùng trao đổi với các đồng nghiệp.2
PHẦN IV: NỘI DUNG
CHỦ ĐỀ: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
Số tiết: 02 tiết
A. PHẦN CHUNG
I. Mục tiêu (chung cho cả chủ đề)
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
+ Hiểu được dân số thế giới luôn luôn biến động, nguyên nhân chính là do sinh đẻ và tử vong.
+ Phân biệt được các tỉ suất sinh, tử, gia tăng cơ học và gia tăng thực tế.
+ Biết cách tính tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên.
2. Kĩ năng
+ Rèn luyện lĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu về tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên.
+ Nâng cao kĩ năng thảo luận, hợp tác theo nhóm.
3. Thái độ
- Có nhận thức đúng đắn về các vấn đề dân số, ủng hộ và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện các biện pháp, chính sách dân số của quốc gia và địa phương.
- Có nhận thức về tác động của dân số đến vấn đề môi trường và Luật bảo vệ môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng bản đồ,bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ.
- Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy.
5. Tích hợp liên môn:
- Môn Giáo dục công dân.
6. Quy mô/Hình thức thực hiện:
- Quy mô: 1 lớp/1 khối lớp/toàn trường
- Hình thức thực hiện: dạy trên lớp
II. Cấu trúc của chuyên đề và mô tả các năng lực cần phát triển
Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số
Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số
- Theo chương trình cũ: 1 tiết.
- Theo cấu trúc nội dung bài học mới theo chuyên đề: 2 tiết
Nội dung liên môn: Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
Nội dung Tích hợp: bảo vệ môi trường
Định hướng các năng lực cần phát triển cho HS:
- Năng lực sử dụng bản đồ,bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ.
- Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy.
Tiết thứ
24+ 25
Ghi chú
(Điều chỉnh)
Bài 22:
Tiết 24
- Mục I.
- Mục II- 1a,b.
- GDCD
Nhận biết: 40%
Thông hiểu: 30%
Vận dụng thấp: 20%
Vận dụng cao: 10%
Tiết 25
- Mục II- 1c, d, 2, 3.
- GDCD
Luật bảo vệ môi trường, các vấn đề về môi trường ở địa phương.
Nhận biết: 40%
Thông hiểu: 40%
Vận dụng thấp: 10%
Vận dụng cao: 10%
B. PHẦN KẾ HOẠCH CHI TIẾT
TIẾT 1 (của chuyên đề) Tên bài : Dân số và sự gia tăng dân số
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
+ Hiểu được dân số thế giới luôn luôn biến động, nguyên nhân chính là do sinh đẻ và tử vong.
+ Phân biệt được các tỉ suất sinh, tỉ suất tử, biết cách tính tỉ suất sinh, tỉ suất tử.
+ Hiểu được nguyên nhân chính của sự biến đông dân số trên TG và ở mỗi nước.
2. Kĩ năng
+ Rèn luyện lĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu về tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên.
+ Nâng cao kĩ năng thảo luận, hợp tác theo nhóm.
3. Thái độ
- Có nhận thức đúng đắn về các vấn đề dân số, ủng hộ và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện các biện pháp, chính sách dân số của quốc gia và địa phương.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng bản đồ,bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ.
- Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- PP: Khai thác kiến thức từ bản đồ, kênh hình, thảo luận nhóm, gợi mở nêu vấn đề.
- PT: - Bản đồ Phân bố dân cư và các đô thị trên thế giới
- Các biểu đồ và bảng số liệu trong SGK
- Máy chiếu, máy tính.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG
1.1. Mục tiêu
- Giúp học sinh định hình về chủ đề và nội dung bài học
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích hình ảnh
1.2. Phương thức
- Phương pháp: + Đàm thoại- gợi mở
- Phương tiện: + Hình ảnh trực quan
1.3. Các hoạt động dạy học
Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho học sinh: GV cho học sinh quan sát các hình ảnh liên quan đến chủ đề dân số, yêu cầu học sinh: Quan sát nhanh các hình ảnh sa đây và cho biết các hình ảnh đó thể hiện nội dung gì?
Bước 2. HS quan sát hình ảnh, nắm được chủ đề của hình ảnh
Bước 3. Trao đổi thảo luận: GV gọi 1 HS trả lời, HS khác bổ sung
Bước 4. Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và dẫn dắt học sinh vào bài học
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân số và tình hình phát triển dân số thế giới
- Mục tiêu: + Trình bày được khái quát đặc điểm dân số thế giới
+ Nhận xét bảng số liệu để biết được tình hình phát triển của dân số thế giới
- Phương thức
+ Đàm thoại- gợi mở
+ Sử dụng biểu đồ, bảng số liệu
+ Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Tiến trình hoạt động dạy học
Bước 1: GV đặt các câu hỏi gợi mở nội dung bài học:
- Em hày nghiên cứu nội dung SGK, nhận xét về quy mô dân số giữa các nước?
- Dựa vào bảng số liệu DS TG từ năm 1804-2025(dự báo), em có nhận xét gì về tình hình phát triển dân số thế giới ?
Bước 2: HS nghiên cứu nội dung sách giáo khoa trả lời câu hỏi
Bước 3: GV gọi học sinh trả lời câu hỏi, các bạn khác nhận xét, bổ sung, hoàn thiện đáp án
Bước 4:GV nhận xét, chốt kiến thức
I. DÂN SỐ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ THẾ GIỚI.
1. Dân số thế giới
- Dân số thế giới: 7 tỉ người ( 2010)
- Quy mô dân số giữa các nước, các vùng lãnh thổ rất khác nhau.
2. Tình hình phát triển dân số thế giới
- Thời gian dân số tăng thêm một tỉ người và tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.
- Tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô dân số ngày càng lớn.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vê sự gia tăng dân số
- Mục tiêu: + Biết được các thành phần cấu tạo nên sự gia tăng dân số là gia tăng tự nhiên (sinh thô, tử thô) và gia tăng cơ học (nhập cư, xuất cư)
+ Rèn luyện các kĩ năng nhận xét biểu đồ, bản đồ, kĩ năng hoạt động nhóm
- Phương thức:
+ Hoạt động nhóm; sử dụng bản đồ, biểu đồ
+ Biểu đồ tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô; bản đồ tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên TG
+ Phiếu học tập
- Tiến trình hoạt động dạy học
+ Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thông qua phiếu học tập
Phiếu học tập số 1 (nhóm 1+2)
Tìm hiểu về tỉ suất sinh thô. Thời gian: 10’
Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, biểu đồ 22.1, em hãy thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- Tỉ suất sinh thô là gì ?
- Xây dựng công thức tính tỉ suất sinh thô ?
- Nhận xét biểu đồ H. 22.1?
- Tại sao nhóm nước đang phát triển có S cao hơn nhóm nước phát triển?
Phiếu học tập số 1 (nhóm 3+4)
Tìm hiểu về tỉ suất tử thô. Thời gian: 10’
Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, biểu đồ 22.2, em hãy thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- Tỉ suất tử thô là gì ?
- Xây dựng công thức tính tỉ suất tử thô ?
- Nhận xét biểu đồ H. 22.2?
- Tại sao trước đây tỉ suất tử thô của các nước PT nhỏ hơn các nước đang PT, nhưng hiện nay tỉ suất tử thô nước PT lại lớn hơn các nước đang PT?
Phiếu học tập số 1 (nhóm 5+6)
Tìm hiểu về tỉ suất tử thô. Thời gian: 10’
Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, hình 22.3, em hãy thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên là gì ?
-XD công thức tính?
- Quan sát BSL, nhận xét xu hướng thay đổi tỉ suất gia tăng ds tự nhiên của các nhóm nước và thế giới?
- Quan sát H.22.3, cho biết các nước được chia thành mấy nhóm có Tg khác nhau ?Mỗi nhóm kể tên một vài quốc gia tiêu biểu ?
+ Bước 2: Các nhóm tổ chức thảo luận dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng, các nhóm ghi lại câu trả lời và bảng thảo luận của các nhóm. GV theo sát hoạt động của các nhóm, trợ giúp các nhóm gặp khó khăn.
+ Bước 3: GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả, thảo luận với các nhóm khác:
Đại diện các nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình
Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung, đặt thêm các câu hỏi để làm rõ nội dung
GV nhận xét kết quả thảo luận của từng nhóm và chốt kiến thức
+ Bước 4: GV nhận xét và rút kinh nghiệm hoạt động nhóm của cả lớp
II. GIA TĂNG DÂN SỐ
1. Gia tăng dân số tự nhiên
a)Tỉ suất sinh thô(S)
- Khái niệm: TSST là sự tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Đv tính ‰
-TSST có xu hướng giảm. Nhóm nước phát triển giảm mạnh và thấp hơn nhóm nước đang phát triển.
- Yếu tố tác động:
+ Tự nhiên- sinh học quyết định.
+ Phong tục, tập quán và tâm lí xã hội
+ Trình độ phát triển KT-XH.
+ Chính sách DS của từng quốc gia.
b.Tỉ suất tử thô
- Khái niệm: TS tử thô là sự tương quan giữa số người chết trong năm với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Đv tính ‰
- TSTT có xu hướng giảm rõ rệt.
- Yếu tố tác động:
+ Mức sống
+ Môi trường sống
+ Trình độ y học
+ Cơ cấu dân số
+ Chiến tranh, tệ nạn xã hội
c) Tỉ suất gia tăng tự nhiên
- Khái niệm:là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Đv tính %
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số thế giới
- Xu hướng: giảm nhanh và có sự chênh lệch lớn giữa các nhóm nước
2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu hậu quả của sự gia tăng dân số
- Mục tiêu: + Giúp học sinh hiểu được hậu quả của gia tăng dân số đối với tự nhiên, xã hội và môi trường
- Phương thức: + Trò chơi
+ Sử dụng hình ảnh trực quan
+ Hình thức tổ chức:Cả lớp
-Tiến trình hoạt động dạy học
- Bước 1: GV mời 4 học sinh tham gia trò chơi, các bạn còn lại cổ vũ và làm giám khảo
GV phổ biến luật chơi: GV sẽ cung cấp cho các đội chơi các hình ảnh liên quan đến hậu quả của gia tăng dân số đến KT-XH-MT và sơ đồ về hậu quả của gia tăng dân số nhanh. Các đội sẽ chọn các hình ảnh thích hợp và dán vào các ô tương ứng trên sơ đồ, trong thời gian 3’ đội nào nhanh nhất và đúng nhất sẽ giành chiến thắng
- Bước 2: Các đội chơi hoàn thành sơ đồ trong 3’
- Bước 3: Cả lớp cùng GV sẽ đánh giá và chấm điểm cho các đội chơi, tuyên dương đội chiến thắng .
- Bước 4: GV chuẩn kiến thức
d) Hậu quả của gia tăng dân số
Gây sức ép đối với sự phát triển kinh tế - xã hôi – môi trường.
- KT: Kìm hãm sự PT KT
- XH: Chất lượng cs thấp, khó khăn trong vđ giải quyết vl, y tế, GD, VH, ùn tắc GT
- MT:TN cạn kiệt, MT ô nhiễm, không gian cư trú chật hẹp.
2.4 Hoạt động 4:Tìm hiểu gia tăng cơ học và gia tăng dân số (Thời gian: 5phút)
- Mục tiêu: + Học sinh biết được thành phàn cấu tạo nên gia tăng cơ học, gia tăng dân số
- Phương thức: Đàm thoại-gợi mở/ Cả lớp
- Tiến trình hoạt động học
- Bước 1:GV đặt các câu hỏi gợi mở nội dung bài học
- Dựa vào nội dung SGK em hãy cho biết gia tăng cơ học gồm mấy bộ phận?
- Gia tăng cơ học là gì?
- Thước đo phản ánh đầy đủ nhất tình hình biến động dân số của 1 quốc gia, một khu vực là gì?
- Gia tăng dân số được tính như thế nào?
- Bước 2: Học sinh nghiên cứu SGK để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Bước 3: GV gọi học sinh trả lời câu hỏi, các bạn khác chú ý nghe câu trả lời để nhận xét, bổ sung
- Bước 4: GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức
2. Gia tăng cơ học (G)
- Sự di chuyển dân cư từ nơi này đến nơi khác dẫn đến sự biến động cơ học của dân cư.
- Gia tăng cơ học là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư
- Gia tăng cơ học không ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số trên toàn thế giới.
3. Gia tăng dân số
- TSGT dân số được xác định bằng tổng số giữa gia tăng tự nhiên và TSGT cơ học.Đơn vị : %
- Gia tăng dân số là tổng của tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học
3. LUYỆN TẬP
3.1. Mục tiêu
- Nhằm củng cố lại các kiến thức về gia tăng dân số, đặc biệt là các công thức tính toán tỉ suất gia tăng tự nhiên
3.2. Phương thức: Đàm thoại gợi mở/ Cá nhân
3.3. Tiến trình hoạt động học
Bước 1: GV yêu cầu cả lớp làm bài tập 1, SGK trang 86
Bước 2: HS nghiên cứu SGK và làm bài tập
Bước 3: GV gọi 1 một học sinh lên bảng làm bài, các học sinh khác bổ sung
Bước 4: Nhận xét và chấm điểm cho học sinh
3.4. Dự kiến sản phẩm
- Áp dụng công thức: Dn = D0 * (1+ Tg)n ( Dn > D0 )
Dn: tổng số dân năm cần tính
D0 : tổng số dân năm gốc
Tg: tỉ lệ gia tăng tự nhiên
n : số năm chênh lệch giữa năm cần tính với năm gốc.
Dn = D0 : (1+ Tg)n ( Dn < D0 )
Năm
1995
1997
1998
1999
2000
Dân số ( triệu người)
918,8
955,9
975
994,5
1014,4
4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
4.1. Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức dân số để đánh giá sức ép của dân số lên kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương
4.2. Phương thức: Hoạt động nhóm
4.3. Tiến trình hoạt động
Bước 1
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh, yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, sưu tầm tài liệu, viết báo cáo về vấn đề gia tăng dân số của địa phương và sức ép dân số của dân số lên kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương
- Thời hạn nộp báo cáo: sau 1 tuần
Bước 2: HS chủ động phân nhóm và nhiệm vụ của từng thành viên để hoàn thành báo cáo
Bước 3: HS báo cáo ở tiết sau và tiến hành thảo luận ở tiết sau
Bước 4: GV nhận xét tinh thần học tập của học sinh và nhắc nhở việc làm báo cáo
4.3. Gợi ý sản phẩm
- Báo cáo phải có số liệu cụ thể về sự gia tăng dân số địa phương những năm gần đấy
- Nêu bật được hậu quả của gia tăng dân số nhanh đến sự phát triển kinh tế- xã hội và đặc biệt là môi trường của địa phương
- Có hình ảnh minh họa cho nội dung báo cáo
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
TỔ : SỬ - ĐỊA -ANH
Số: ./KHCM
KẾ HOẠCH
( V/v Thực hiện chuyên đề môn Địa lí cấp Tổ
năm học 2017-2018)
- Căn cứ vào kế hoạch công tác năm học 2017-2018 của trường THPT Ngô Thì Nhậm
- Căn cứ vào kế hoạch của tổ Sử - Địa - Anh
Nay tổ Sử - Địa - Anh xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên đề: “Dân số và sự gia tăng dân số” với nội dung cụ thể như sau:
I. ĐỀ TÀI
“Dân số và sự gia tăng dân số”
II. MỤC ĐÍCH
1.Tiếp tục nghiên cứu, tích cực đổi mới PPGD, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, giảng dạy sát đối tượng.
2.Quyết tâm đổi mới nhận thức, phương pháp làm việc, tránh sự nhàm chán, thụ động ở cả thày và trò.
3.Tạo điều kiện để học sinh chủ động, nhiệt tình, hào hứng, phát huy niềm say mê, tính sáng tạo trong học tập.
4.Tạo môi trường học tập thân thiện, cởi mở, nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
5.Nghiên cứu, áp dụng PPGD, đảm bảo yêu cầu về đặc điểm giai đoạn văn học, đặc trưng thể loại, cá tính sáng tạo nghệ thuật của tác giả.
6.Tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
7.Đáp ứng đổi mới của cấu trúc đề thi THPTQG giai đoạn hiện nay.
III. YÊU CẦU
1.Đối với giáo viên
-Thực hiện đúng kế hoạch nhóm chuyên môn đã xây dựng.
-Mỗi cá nhân tích cực, sáng tạo, hoàn thành tốt công việc được giao.
-Đúc rút kinh nghiệm, áp dụng dạy học, ra đề thi, đề kiểm tra đạt hiệu quả sau khi tổ chức chuyên đề.
2.Đối với học sinh
-Chuẩn bị bài đầy đủ, chu đáo.
-Tham gia tích cực hoạt động học tập trên lớp, tích cực làm bài kiểm tra, bài thi.
-Mạnh dạn chia sẻ, đề đạt nguyện vọng nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
IV. THÀNH PHẦN THAM GIA
-Ban giám hiệu.
-Nhóm Địa lí.
-Học sinh lớp được áp dụng: Lớp 10.
V. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ.
1. Trình bày lý do và cách thức tiến hành chuyên đề: ĐC Lưu Thị Thanh.
2. Báo cáo chuyên đề
-Trình bày khái quát các vấn đề liên quan chuyên đề - ĐC Nguyễn Thị Hợp.
- Dạy vận dụng- đc Nguyễn Hợp
3 .Thảo luận
-Phần 1: Trình bày mục tiêu, rút ra ưu nhược điểm của chuyên đề: đc Phạm Thị Loan, Lê Thị Ngọc Thủy, Dương Thị Loan
-Phần 2: Đồng nghiệp cùng chia sẻ
-Phần 3: Phát biểu người quản lí
VI. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
Ngày 7 tháng 11 năm 2017.
Trên đây là kế hoạch tổ chức chuyên đề, rất mong được sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo trường THPT Ngô Thì Nhậm để chuyên đề đạt hiệu quả cao.
Tam Điệp Ngày 7 tháng 11 năm 2017
Nơi nhận
BLĐ (B/c)
Lưu tổ CM để thực hiện
T/M Tổ trưởng
Lưu Thị Thanh
Phê duyệt của lãnh đạo
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN TỔ
THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ “DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ”
Thời gian thực hiện: Chiều ngày 7 tháng 11 năm 2017
1. Xây dựng kế hoạch: Đ/c Nguyễn Hợp
2. Các bài báo cáo:
-Trình bày khái quát các vấn đề liên quan chuyên đề - ĐC Lưu Thanh.
- Dạy vận dụng- đc Nguyễn Hợp
3. Xây dựng và góp ý bài giảng: Nhóm Địa Lí
4. Chuẩn bị cơ sở vật chất:
- Đ/c Dương Loan phụ trách chung.
- Đ/c Trần Phương đón tiếp đại biểu
5.Hoàn thành và ghi nghị quyết chuyên đề: Đ/c Phạm Loan.
Đề nghị các Đ/c thực hiện đúng kế hoạch
Tam Điệp, ngày 7 tháng 11 năm2017 .
T/M NHÓM CHUYÊN MÔN
Lưu Thị Thanh
Trường THPT Ngô Thì Nhậm
CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
STT
Nội dung
Người thực hiện
1
Ổn định tổ chức, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
Đ/c Lưu Thị Thanh
2
Trình bày cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn chuyên đề
Đ/c Nguyễn Thị Hợp
3.
-Trình bày khái quát các vấn đề liên quan đến chuyên đề
-Dạy vận dụng
ĐC Lưu Thanh
ĐC Nguyễn Hợp
4
Các đại biểu thảo luận
5
Phát biểu của BGH nhà trường
Đ/c Nguyễn Thành Chung
6
Tổng kết chuyên đề
Đ/c Lưu Thị Thanh
Tam Điệp, ngày 7 tháng 11 năm 2017
BAN TỔ CHỨC
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
TỔ : SỬ - ĐỊA -ANH
Số: ./KHCM
BIÊN BẢN
( V/v Thực hiện chuyên đề môn Địa lí cấp Tổ
năm học 2017-2018)
- Căn cứ vào kế hoạch công tác năm học 2017-2018 của trường THPT Ngô Thì Nhậm
- Căn cứ vào kế hoạch của tổ Sử - Địa - Anh
Nay tổ Sử - Địa - Anh xây dựng kế hoạch tổ chức chủ đề: “Dân số và sự gia tăng dân số”
với nội dung cụ thể như sau:
I. Bước 1: Xây dựng kế hoạch dạy học
- Thời gian: vào hồi 15h ngày 1/11/2017
- Địa điểm: tại phòng họp tổ Sử- Địa- Ngoại ngữ- Trường THPT Ngô Thì Nhậm.
- Thành phần: Đ/c tổ trưởng tổ Sử- Địa- Ngoại ngữ , các thành phần nhóm Địa.
- Nội dung: họp các thành phần trong tổ thống nhất nội dung chương trình, giao nhiệm vụ cho các thành viên.
+ Đ/c tổ trưởng triển khai cách thực hiện, các thành viên nhóm Địa thực hiện.
+ Bài dạy minh họa: “Dân số và sự gia tăng dân số”
Nhóm GV tham gia soạn bài: Đ/c Lưu Thanh, Nguyễn Hợp.
+ GV chuẩn bị thiết bị dạy học: Đ/ c Dương Loan.
+ Đ/c Lưu Thanh cùng Đ/c Nguyễn Hợp thống nhất các nội dung bài học (mục tiêu bài học, phương pháp và kĩ thuật dạy học, nội dung bài học).
II. Bước 2: Tổ chức
- Đ/c Nguyễn Hợp cùng GV trong tổ
- Thời gian: 7/11/2017
- Lớp 10C- Tiết 3.
- Giáo án: gửi trước cho các GV dự giờ
III. Phân tích, rút kinh nghiệm sau giờ dạy
- Đ/c tổ trưởng nêu mục đích, yêu cầu của buổi thảo luận
- Đ/c Nguyến Hợp trình bày những điều taam đắc cũng như những băn khoăn sau khi thực hiện xong tiết dạy
- GV dự giờ chia sẻ ý kiến về bài học nghiên cứu
- Đ/c tổ trưởng phát biểu ý kiến (ưu, nhược điểm)
IV. Áp dụng cho dạy học thực tiễn hàng ngày
Tam Điệp Ngày 10 tháng 11 năm 2017
Nơi nhận
BLĐ (B/c)
Lưu tổ CM để thực hiện
T/M Tổ trưởng
Lưu Thị Thanh
Phê duyệt của lãnh đạo
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
TỔ : SỬ - ĐỊA -ANH
Số: ./KHCM
BIÊN BẢN
( V/v Thực hiện chuyên đề môn Địa lí cấp Tổ
năm học 2017-2018)
- Căn cứ vào kế hoạch công tác năm học 2017-2018 của trường THPT Ngô Thì Nhậm
- Căn cứ vào kế hoạch của tổ Sử - Địa - Anh
Nay tổ Sử - Địa - Anh xây dựng kế hoạch tổ chức chủ đề: “Dạy học theo chủ đề trong Địa lí lớp 12 THPT”
với nội dung cụ thể như sau:
I. Bước 1: Xây dựng kế hoạch dạy học
- Thời gian: vào hồi 15h ngày 19/11/2017
- Địa điểm: tại phòng họp tổ Sử- Địa- Ngoại ngữ- Trường THPT Ngô Thì Nhậm.
- Thành phần: Đ/c tổ trưởng tổ Sử- Địa- Ngoại ngữ , các thành phần nhóm Địa.
- Nội dung: họp các thành phần trong tổ thống nhất nội dung chương trình, giao nhiệm vụ cho các thành viên.
+ Đ/c tổ trưởng triển khai cách thực hiện, các thành viên nhóm Địa thực hiện.
+ Bài dạy minh họa: “Dạy học theo chủ đề trong Địa lí lớp 12 THPT”
- Nhóm GV tham gia soạn bài: Đ/c Lưu Thanh, Nguyễn Hợp.
+ GV chuẩn bị thiết bị dạy học: Đ/ c Dương Loan.
+ Đ/c Lưu Thanh cùng Đ/c Nguyễn Hợp thống nhất các nội dung bài học (mục tiêu bài học, phương pháp và kĩ thuật dạy học, nội dung bài học).
II. Bước 2: Tổ chức
- Đ/c Lưu Thanh cùng GV trong tổ
- Thời gian: 27/11/2017
- Lớp 12D
- Giáo án: gửi trước cho các GV dự giờ
III. Phân tích, rút kinh nghiệm sau giờ dạy
- Đ/c tổ trưởng nêu mục đích, yêu cầu của buổi thảo luận
- Đ/c Lưu Thanh trình bày những điều tâm đắc cũng như những băn khoăn sau khi thực hiện xong tiết dạy
- GV dự giờ chia sẻ ý kiến về bài học nghiên cứu
- Đ/c tổ trưởng phát biểu ý kiến (ưu, nhược điểm)
IV. Áp dụng cho dạy học thực tiễn hàng ngày
Tam Điệp Ngày 28 tháng 11 năm 2017
Nơi nhận
BLĐ (B/c)
Lưu tổ CM để thực hiện
T/M Tổ trưởng
Lưu Thị Thanh
Phê duyệt của lãnh đạo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen de dan so Dia li 10_12478450.doc