Năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13/CP về công tác khuyến
nông, thành lập hệ thống khuyến nông trên toàn quốc. TTKN tỉnh Bắc Thái đã
thành lập Trạm KN huyện, thành, thị tại 3 huyện: Phú Bình, Đại Từ, Bạch
Thông (nay thuộc tỉnh Bắc Kạn), nhưng sau đó một thời gian ngắn thì đã
không còn tồn tại. Nguyên nhân là do khi đó lực lượng cán bộ KN và cán bộ
lãnh đạo còn mỏng, yếu.chưa đủ sức để duy trì trạm. Đồng thời, do cơ chế và
chính sách hoạt động của trạm khuyến nông chưa rõ ràng, chưa phân định rõ
ràng về quản lý nông nghiệp và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Mặt khác công
tác chỉ đạo hình thức tổ chức của tỉnh và huyện cònnhiều bất cập.
Tại huyện Đại Từ sau khi tách riêng trạm KN nhưng sau một thời gian
gần một năm, do khuyết Trưởng phòng nông nghiệp nênlại bố trí Trưởng trạm
KN kiêm luôn Trưởng phòng nông nghiệp. Sau một thờigian ngắn Trạm
trưởng trạm KN kiêm Trưởng phòng nông nghiệp được đề bạt làm phó văn
phòng UBND huyện, người khác về thay làm Trưởng phòng nông nghiệp và
trạm KN huyện không còn nữa.
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1865 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ 248 trong công tác khuyến nông cơ sở tại huyện Đại Từ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lập một trung tâm khuyến nông
trực thuộc Sở NN & PTNT. Mỗi trung tâm có từ 3 – 5 phòng chức năng, biên
chế từ 15 – 20 ng−ời tùy từng tỉnh. Hiện nay có 64 tỉnh thành trên cả n−ớc đã
thành lập Trung tâm Khuyến nông tỉnh với tổng số 1.431 cán bộ viên chức
khuyến nông.
* Hệ thống khuyến nông cấp huyện.
Hiện nay, 520/637 huyện trên cả n−ớc có trạm khuyến nông huyện
(chiếm 82%) trực thuộc TTKN tỉnh hay UBND huyện với tổng số 2.813
ng−ời. Phụ cấp trách nhiệm cho các trạm tr−ởng hay phó trạm tr−ởng t−ơng
đ−ơng nh− tr−ởng hay phó tr−ởng phòng của Trung tâm Khuyến nông tỉnh.
* Hệ thống khuyến nông cấp xã.
Tùy theo điều kiện từng địa ph−ơng có thể thành lập các cụm khuyến
nông, mỗi cụm khuyến nông bao bồm từ 3 – 4 xã gần kề nhau. Trong một
cụm có thể bố trí 3 - 4 cán bộ khuyến nông (biên chế của trạm KN, có chuyên
môn khác nhau: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp à) để có thể giải quyết
những vấn đề chuyên môn trong địa ph−ơng, trong địa bàn họ phụ trách.ở một
số tỉnh nh− Hà Giang, Yên báiàđã có cán bộ khuyến nông xã phụ trách về
nông nghiệp.
Hiện nay 10.500 xã có nhân viên khuyến nông (chiếm 70%) với tổng số
15.246 ng−ời.
2.2.2. Một số công trình nghiên cứu về hệ thống khuyến nông ở Việt Nam
Đánh giá và phân tích hệ thống khuyến nông nhằm đ−a ra những điều
chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn. Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu trong
và ngoài ngành về hệ thống khuyến nông. Bộ NN & PTNT, Trung tâm
Khuyến nông Quốc gia, Sở ban ngành và TTKN các tỉnh đều có những đề án
đánh giá hiệu quả, tổ chức lại và hoàn thiện hệ thống khuyến nông:
* Tổ chức CIDSE từ năm 1991 đã hợp tác và hỗ trợ tỉnh Thái Nguyên
thực hiện dự án nâng cao năng lực và củng cố HTKN từ tỉnh cho đến cấp xã,
và thôn bản nhằm đáp ứng tốt hơn các dịch vụ KN đến với nông dân.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
* Trung tâm Khuyến nông Phú Yên: Xây dựng đội ngũ cán bộ khuyến
nông viên cơ sở: Trung tâm khuyến nông đã xây dựng đội ngũ khuyến nông
viên cơ sở (KNVCS) cho 09 huyện, thành phố trong tỉnh. Số khuyến nông
viên (KNV) được hợp đồng là 189 người, bình quân mỗi xã sẽ có 02 KNV,
ưu tiên cho các xã vùng sâu, vùng xa. Với đội ngũ KNVCS như vậy, về cơ bản
tỉnh Phú Yên bước đầu đã hình thành nên hệ thống tổ chức khuyến nông từ
tỉnh đến cơ sở. Ông Võ Minh Thức – Giám đốc Sở NN & PTNT cho biết:
Việc hình thành nên đội ngũ khuyến nông viên cấp cơ sở sẽ giúp cho việc
thực hiện nhân rộng các mô hình khuyến nông tại địa phương. (Nhật Minh,
2008).
* Khuyến nông cơ sở giúp nông dân xóa nghèo, l“m gi“u hiệu quả:
Tỉnh Vĩnh Phúc chỉ còn 13% số hộ nghèo (theo tiêu chí mới) và không còn
hộ đói; hiện số hộ sản xuất giỏi ở cả 3 cấp của tỉnh có gần 50.000 hộ. Toàn
tỉnh có trên 940 trang trại và chủ hộ sản xuất lớn với bình quân mức thu nhập
100 triệu đồng/năm trở lên và có gần 11.000 hộ cho bình quân thu nhập từ 45
đến 50 triệu đồng/năm trở lên... Đạt được kết quả này là có sự đóng góp rất
quan trọng của hệ thống khuyến nông cơ sở. Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 450
khuyến nông viên ở 150/152 xã, phường, thị trấn có sản xuất nông nghiệp.
Khuyến nông viên trực tiếp tham gia cùng cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện để
xây dựng các mô hình, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông
dân. Vĩnh Phúc đã thành công lớn trong Zebu hóa đàn bò với gần 60% tổng
đàn bò được lai tạo. Như vậy, đã mang lại hiệu quả tốt trong chăn nuôi. Từ
chương trình nạc hóa đàn lợn, mô hình nuôi lợn tập trung sạch bệnh, nuôi lợn
lai, nuôi lợn choai siêu nạc xuất khẩu, nhờ vậy đã đưa đàn lợn của tỉnh hiện
nay lên 550.000 con, trong đó số lợn lai chiếm trên 70% tổng đàn..., nhờ vậy
đã đem lại hiệu quả khá cho nông dân. Cán bộ khuyến nông cơ sở tại các địa
phương còn trực tiếp "cầm tay, chỉ việc" cho trên 40.000 lượt nông dân được
tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Cán bộ khuyến
nông cơ sở tại các địa phương trong tỉnh cũng là hạt nhân của 100 câu lạc bộ
khuyến nông để chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp hiệu quả. (TTXVN, 17/05/2008).
* TTKN Cà Mau: “Hiệu quả từ đề án xây dựng mạng l−ới cán bộ kỹ
thuật sản xuất cơ sở: Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện đề án, nhìn chung vai
trò nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật sản xuất cơ sở (khuyến nông viên) đã tham
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
mưu kịp thời và có hiệu quả cho UBND các xã về lĩnh vực chỉ đạo sản xuất
nông nghiệp ở địa phương, thực hiện tốt việc triển khai các chương trình, dự
án khuyến nông trên địa bàn. Tư vấn, hướng dẫn giải quyết những khó khăn
trong sản xuất cho nhân dân. Mạng lưới cán bộ này đã phối hợp với các đơn
vị trong ngành tham gia tích cực trong các chương trình phòng chống dịch
bệnh trên cây trồng vật nuôi: phòng chống dịch cúm gia cầm, lở mồm long
móng, dịch bệnh tai xanhà Từ năm 2007 đến nay, TTKN Cà Mau đã xét
tuyển 3 đợt và bố trí được 33 cán bộ KN về công tác ở các xã, phường, thị
trấn trong tỉnh. Đây là những cán bộ KN viên mới ra trường trình độ chuyên
môn còn thấp và một số cán bộ công tác ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận với các
thông tin tiến bộ kỹ thuật gặp nhiều hạn chế. Nên việc tham mưu cho UBND
xã trong công tác chỉ đạo sản xuất địa phương đạt hiệu quả chưa cao. Khắc
phục những khó khăn nêu trên, hàng năm TTKN Cà Mau đã phối hợp với
các Viện, trường tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
trang bị kiến thức cho cán bộ khuyến nông viên và nông dân tỉnh nhà.(Thúy
Hiền, 29/04/2008).
2.2.3. Hệ thống khuyến nông Thái Nguyên
Khuyến nông Thái Nguyên đ−ợc thành lập theo Nghị định 13/CP. Với sự
giúp đỡ của các tổ chức CIDSE, SNV khuyến nông Thái Nguyên đã đào tạo
đ−ợc đội ngũ một cán bộ khuyến nông có nhiều kinh nghiệm. Và đặc biệt là
đã hình thành đ−ợc hệ thống từ tỉnh xuống cơ sở với nhiều hình thức hoạt
động và có hiệu quả cao.
Mạng l−ới khuyến nông ở tỉnh Thái Nguyên năm 2008 đ−ợc thể hiện nh− sau:
* ở cấp tỉnh
Trung tâm khuyến nông trực thuộc sở NN & PTNT nh−ng vẫn chịu sự
quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của TTKNQG.
Trung tâm khuyến nông tỉnh có 14 cán bộ, nhiệm vụ chính là quản lý
các ch−ơng trình khuyến nông tỉnh/quốc gia. Trung tâm tỉnh có các chức
năng, nhiệm vụ sau:
Xây dựng kế hoạch, h−ớng dẫn tổ chức, chỉ đạo thực hiện các ch−ơng
trình, dự án khuyến nông.
Tổ chức huấn luyện, đào tạo khuyến nông, tập huấn về KHKT và kiến
thức quản lý cho cán bộ khuyến nông, nông dân và các tổ chức đoàn thể cấp
tỉnh và cấp huyện.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Cung cấp thông tin thị tr−ờng, giá cả nông, lâm, thuỷ sản cho nông dân.
Tổng kết, đáng giá các ch−ơng trình, dự án khuyến nông hàng năm.
Hợp tác và quan hệ với các tổ chức trong và ngoài n−ớc thu hút các
nguồn viện trợ, đầu t− quản lý và sử dụng có hiệu quả để không ngừng phát
triển sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn.
Thực hiện các nhiệm vụ do sở NN&PTNT giao.
Trung tâm khuyến nông tỉnh là một đơn vị sự nghiệp, có t− cách pháp
nhân có con dấu và tài khoản riêng. Trung tâm khuyến nông tỉnh gồm một
giám đốc, hai phó giám đốc (một phụ trách khuyến nông và một phụ trách
khuyến lâm), còn lại là các chuyên viên thuộc các phòng ban khác nhau để
đảm nhận các chức năng nh−: kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi thú y, kỹ thuật
lâm sinh, kinh tế nông nghiệp, thông tin truyền thông, thủy lợi v.v.
* ở cấp huyện
Trạm khuyến nông huyện, thành thị, đ−ợc thành lập khi có Nghị định 13/CP
của chính phủ về thành lập hệ thống khuyến nông trên toàn quốc. Nh−ng do
cơ chế và chính sách hoạt động của trạm khuyến nông ch−a rõ ràng về quản lý
Nhà n−ớc và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nên trong những năm tr−ớc đây còn
nhiều bất cập. Cho đến năm 2004, UBND tỉnh mới ban hành quyết định số
1570/QĐ-UB ngày 06/07/2004 về việc thành lập các trạm khuyến nông huyện
tách khỏi phòng Nông nghiệp huyện. Cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động
khuyến nông ở các trạm khuyến nông thực sự mới đi vào nề nếp. Toàn tỉnh có
9 trạm huyện. Tổng số cán bộ khuyến nông huyện là 114 ng−ời đ−ợc h−ởng
l−ơng từ ngân sách nhà n−ớc, trong đó 88 cán bộ tốt nghiệp các tr−ờng đại học
chuyên nghiệp, 16 ng−ời tốt nghiệp trung học kỹ thuật. Thông th−ờng mỗi
trạm khuyến nông có 1 trạm tr−ởng, 1 trạm phó và 1 kế toán viên, và một số
cán bộ khuyến nông. Số l−ợng cán bộ khuyến nông nhiều hay ít phụ thuộc vào
số l−ợng các xã, thị trấn trong huyện. Mỗi cán bộ huyện phụ trách 2 – 3 xã.
Nhiệm vụ của các trạm khuyến nông huyện là:
- Phát triển nông nghiệp.
- Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân.
- Thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp của huyện.
- Thực hiện các mô hình do TTKNQG, các tổ chức của tỉnh cấp kinh phí.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
* ở cấp xã
Sau hơn 15 năm hoạt động khuyến nông Thái Nguyên không có mạng
l−ới cán bộ khuyến nông xã. Gần đây tỉnh đã ký hợp đồng lao động với các kỹ
s− nông nghiệp và kỹ s− kinh tế rồi cử họ xuống xã (Kết luận số 248 –
KL/TƯ, ngày 08/06/2002 của Đảng bộ tỉnh). Tổng số có hơn 200 kỹ s− đ−ợc
tuyển dụng. Đây là một cơ hội để đào tạo và sử dụng các cán bộ 248 này nh−
cán bộ khuyến nông xã.
* ở cấp thôn bản
Tỉnh Thái Nguyên vẫn ch−a phát triển mạng l−ới khuyến nông ở cấp
thôn bản, ngoại trừ 72 làng khuyến nông tự quản và một số câu lạc bộ khuyên
nông, nhóm sở thích do các tổ chức CIDSE và SNV thành lập ở một số nơi.
Nh−ng hiện nay, số l−ợng các làng khuyến nông tự quản, các câu lạc bộ,
nhóm sở thích đã giảm đi nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu hụt về mặt
ngân sách của nhà n−ớc, trong khi đó ng−ời dân không thể tự đóng góp kinh
phí cho các hoạt động khuyến nông.
Nh− vậy, tr−ớc mắt cơ cấu tổ chức của hệ thống khuyến nông cần đ−ợc
cải tổ ở cấp tỉnh, huyện và cơ sở. Từ đó, tạo ra cơ hội hợp tác lớn cho tỉnh
Thái Nguyên với một số tổ chức phát triển nh− SNV và tăng c−ờng mạng l−ới
khuyến nông. Đặc biệt là chuyển giao và phổ biến những ph−ơng pháp khuyến
nông tới xã và thôn bản.
2.2.4. Một số kết quả đạt đ−ợc trong công tác khuyến nông tỉnh Thái Nguyên
v Trong lĩnh vực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Trong những năm qua, hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã
đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các chương trình khuyến nông,
đặc biệt là những chương trình khuyến nông trọng điểm như: Chương trình
lúa lai cho vùng sâu, vùng xa; Chương trình cải tạo đàn bò vàng; Chương
trình chăn nuôi lợn sinh sản hướng nạc; Chương trình trồng cây nhân dânà
Thực chất các chương trình khuyến nông là những chương trình chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật. Nhờ các chương trình khuyến nông mà tiến bộ kỹ thuật đã
qua nghiên cứu, thử nghiệm được mở rộng và đem lại hiệu quả cao. Để
những tiến bộ kỹ thuật đến được với người dân, chúng ta không thể không
nhắc đến vai trò to lớn của hệ thống khuyến nông.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
* Chương trình lúa lai cho vùng sâu, vùng xa.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, có nhiều điều kiện thuận
lợi để mở rộng diện tích trồng lúa lai, nhưng những năm gần đây diện tích lúa
lai được bà con nông dân đưa vào còn quá ít mới chỉ đạt 1/3 diện tích cây
lúa của toàn tỉnh về lương thực.
Năm 2002 được sự giúp đỡ của trung tâm Khuyến nông Quốc gia và
trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên, trạm khuyến nông tại 3 huyện: Đại
Từ, Đồng Hỷ và Võ Nhai đã triển khai tích cực mô hình đưa lúa lai vào vùng
sâu, vùng xa, vùng khó khăn đã được khẳng định bằng những kết quả to lớn.
Đã đưa được một số giống lúa lai trồng ở một số địa phương như: Bồi tạp sơn
thanh, Nhị ưu, Việt lai 20, bước đầu đã làm cho năng suất lúa tăng lên đáng
kể so với giống địa phương, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân nơi
đây. Qua đó, phần nào thấy được vai trò của đội ngũ cán bộ khuyến nông
trong tỉnh là rất lớn.
* Chương trình tăng vụ cây trồng trong sản xuất nông nghiệp
Cùng với việc đưa giống lúa mới vào sản xuất, hệ thống khuyến nông
tỉnh Thái Nguyên đã tích cực trong việc đưa các loại cây trồng như: Đỗ tương,
khoai tây, rau màuà vào trồng xen vụ với cây lương thực nhằm mục đích
tăng thu nhập cho người nông dân.
Trong những năm trở lại đây, do nhiều nguyên nhân mà diện tích cây
màu bị giảm mạnh nhưng sản lượng chúng giảm không đáng kể. Có được kết
quả này là nhờ hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã tích cực trong
việc tăng vụ và đưa các giống năng suất cao vào sản xuất, đặc biệt là cây
đậu tương. Kết quả này được thể hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.1: Kết quả công tác đưa giống đậu tương mới vào sản xuất
(2003 à 2005) với sự tham gia của HTKN tỉnh Thái Nguyên
Năm
Chỉ tiêu ĐVT
2003 2004 2005
Năng suất tạ/ha 10,92 11,31 12,09
Nguồn: Số liệu điều tra tại tỉnh Thái Nguyên năm 2008
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
* Chương trình cải tạo đ“n bò v“ng.
Với sự đồng ý của cấp trên, hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã
tham gia tích cực vào việc vận động, hướng dẫn bà con nông dân trong việc
thay đổi giống vật nuôi. Nhờ vậy, chương trình cải tạo đàn bò vàng đã đạt
được kết quả to lớn. Hầu hết tại những địa phương có dự án, đàn bò đã được
Sind hóa. Vì vậy tầm vóc, sản lượng và chất lượng bò được cải thiện.
* Chương trình chăn nuôi lợn sinh sản hướng nạc.
Được sự giúp đỡ của trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên, trạm
khuyến nông TP Thái Nguyên và trạm khuyến nông huyện Phú Bình đã tham
gia tích cực vào chương trình này. Nông dân tham gia chương trình này
được cấp, hỗ trợ giống và thức ăn. Sau đó, họ được cán bộ khuyến nông tập
huấn về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ bệnh. Được sự quan tâm tận tình của
cán bộ khuyến nông cơ sở nên bà con nông dân rất phấn khởi, tích cực tham
gia. Sau một thời gian triển khai, thấy rõ được hiệu quả của chương trình,
nhiều hộ đã đề nghị được tiếp tục hỗ trợ để mở rộng sản xuất tạo thành vùng
chăn nuôi hàng hóa tập trung. Đây là sự động viên, khích lệ lớn đối với
những người làm công tác khuyến nông tỉnh Thái Nguyên.
* Chương trình trồng cây nhân dân
Trong nhiều năm qua tỉnh Thái Nguyên đã rất chú trọng đến công tác
trồng rừng, nhưng các dự án chủ yếu là trồng rừng tập trung, rừng phòng hộ.
Tại vườn, rừng của các cơ quan, gia đình còn rất nhiều diện tích có thể trồng
cây xanh nhưng chưa được phát huy. Nhận thấy rõ điều đó, Trung tâm
Khuyến nông Thái Nguyên đã xây dựng dự án trồng cây nhân dân nhằm mục
tiêu huy động mọi người dân và các tổ chức xã hội cùng tham gia trồng rừng
tận dụng đất đai. Để thực hiện dự án này, trung tâm khuyến nông tỉnh đã giao
nhiệm vụ cho hệ thống khuyến nông cơ sở tại các địa phương phối hợp cùng
thực hiện.
Kết quả chương trình trồng cây nhân dân qua các năm ngày một tăng
lên. Điều đó càng chứng tỏ sự đúng đắn về đường lối và ghi nhận vai trò to
lớn của hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên trong các chương trình
khuyến nông, khuyến lâm.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Bảng 2.2: Kết quả chương trình trồng cây nhân dân tỉnh Thái Nguyên
( 2003 à 2005) với sự tham gia của hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên
Diện tích
Năm Kế hoạch
(ha)
Thực hiện
(ha)
Tổng số cây
(cây)
Các loại cây trồng
2003 914,20 932,50 993.603
Keo tai tượng,
Trám, Mỡ
2004 1.203,50 1.392,50 2.423.725
Keo lai, Keo tai
tượng, Trám
2005 1.923,75 1.823,75 3.010.957
Keo lai, Keo tai
tượng, Trám, Mỡ.
(Nguồn: Số liệu điều tra tại tỉnh Thái Nguyên năm 2008)
Ngoài việc vận động nhân dân thực hiện chương trình đạt kết quả vượt
kế hoạch, hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu thành công
trong việc làm thay đổi tư duy, thay đổi tập quán canh tác, từng bước chuyển
dịch cơ cấu cây trồng nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
v Trong công tác đ”o tạo, tập huấn cho hộ nông dân
Hầu hết các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đều được cán bộ khuyến
nông tập huấn vào đầu mỗi vụ sản xuất. Mỗi thôn bản tổ chức một lớp, ngoài
ra trong quá trình sản xuất tại ruộng, vườn, ao, chuồng, các hộ còn được cán
bộ khuyến nông hướng dẫn trực tiếp hoặc giải đáp các thắc mắc, giúp phát
hiện sâu bệnh và hướng dẫn phòng trừ.
Hàng năm, bằng nguồn kinh phí của các chương trình, dự án, hệ thống
khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức tốt công tác đào tạo, tập huấn cho
nông dân và đạt được kết quả to lớn
v Trong công tác nâng cao đời sống văn hóa cho ng−ời dân.
Trong đời sống của người dân, các vấn đề như: Trình độ dân trí thấp, tư
tưởng lạc hậu, cơ sở vật chất nghèo nànà là một trong những trở ngại của
việc phát triển kinh tế nông thôn. Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà
nước ta đã vạch ra các đường lối, chiến lược nhằm cải thiện đời sống của
người dân, đặc biệt là nông dân - một lực lượng chiếm tỷ lệ đông đảo trong
dân số nước ta.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Thực hiện theo chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã phát huy vai trò to lớn của
mình. Thông qua các hoạt động tập huấn kỹ thuật, chuyển giao các tiến bộ
khoa học, xây dựng mô hình trình diễn, hội thảoàđã phần nào giúp người
dân thay đổi tư tưởng lạc hậu trong việc canh tác, áp dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật mới để đem lại hiệu quả cao hơn. Đồng thời do thường xuyên
tiếp xúc với người dân nên cán bộ khuyến nông có thể hiểu được tâm tư
nguyện vọng cũng như khả năng của người nông dân, từ đó đưa ra các
phương thức hoạt động hiệu quả đối với từng đối tượng.
Hệ thống khuyến nông đã trở thành một phần không thể thiếu được
của người dân. Nông dân bây giờ đã không còn e ngại trước cán bộ khuyến
nông, họ tin vào cán bộ khuyến nông, sẵn sàng tiếp nhận cái mới nếu nó
mang lại hiệu quả và phù hợp với khả năng của họ. Đến nay, hệ thống
khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều đóng góp làm thay đổi tư tưởng
trọng nam khinh nữ, tư tưởng bảo thủ của người nông dân, góp phần xây dựng
một hình tượng người nông dân mới với những tư tưởng tiến bộ, sẵn sàng
làm giàu nếu có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Phần 3
Đối t−ợng, nội dung
và ph−ơng pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian:
v Đối tượng nghiên cứu: Các cán bộ khuyến nông 248 và nông dân
của huyện Đại Từ.
v Địa điểm nghiên cứu: Tại huyện Đại Từ.
v Thời gian nghiên cứu: 2/2008 – 5/ 2008
3.2. Nội dung nghiên cứu:
v Điều tra thực trạng và hiệu quả hoạt động của cán bộ 248 trong công
tác khuyến nông.
v Phân tích các mặt mạnh – yếu, cơ hội – thách thức (SWOT) trong
công tác khuyến nông cấp cơ sở của cán bộ 248.
v Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ 248 và phát
triển hệ thống khuyến nông cơ sở tại huyện Đại Từ.
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
v Chọn mẫu điều tra:
• Các cán bộ khuyến nông tại trạm khuyến nông huyện, một số cán bộ
248 đang làm việc trên địa bàn huyện.
• 3 xã: Hà Th−ợng, Khôi Kỳ, Hùng Sơn thuộc huyện Đại Từ đại diện cho
huyện về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, nơi có cán bộ 248 đang làm
việc. Mỗi xã chúng tôi đã phỏng vấn 30 hộ dân.
v Thu thập số liệu:
• Số liệu thứ cấp:
Số liệu từ các báo cáo tổng kết hàng năm, số liệu thống kê của phòng
thống kê, phòng nông nghiệp huyện Đại Từ, trung tâm khuyến nông tỉnh Thái
Nguyên, số liệu từ các cơ quan liên quan, tài liệu, sách báo đã công bốà
• Số liệu sơ cấp:
- Sử dụng phương pháp RRA: Để đánh giá nhanh thực trạng nơi nghiên
cứu và chọn điểm nghiên cứu.
- Sử dụng phưong pháp PRA, phỏng vấn nhóm và phỏng vấn những
người cung cấp thông tin chủ chốt về cơ cấu tổ chức, thực trạng và các mặt
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
mạnh, yếu, cơ hội thách thức trong công tác khuyến nông cơ sở của cán bộ
248 hiện tại của huyện Đại Từ. Sử dụng bảng hỏi để thu thập đánh giá của
người dân về các phương pháp khuyến nông, hiệu quả hoạt động của cán bộ
248 trong việc thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp .v.v.
v Phương pháp phân tích số liệu:
Số liệu thu thập được lưu trữ tại Excel, chuyên đề sử dụng phương pháp
phân tích thống kê mô tả để phân tích số liệu.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Phần 4
Kết quả và thảo luận
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hoạt động sản xuất nông nghiệp
tại huyện Đại Từ
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Đại Từ là một huyện miền núi nằm phía tây bắc của tỉnh Thái Nguyên,
cách TP Thái Nguyên 25 km về phía Nam. Phía Bắc giáp huyện Định Hóa;
phía Nam giáp huyện Phổ Yên và TP Thái Nguyên; phía Đông giáp huyện
Phú L−ơng; phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện Đại
Từ nằm trong tọa độ từ 21à30à đến 21à50à độ vĩ Bắc và từ 105à32à đến
105à42à kinh độ Đông.
Đại Từ đ−ợc xác định nằm gọn dọc theo thung lũng d−ới chân dãy núi
Tam Đảo về phía Đông Bắc và hệ thống núi thấp phần cuối của cánh cung
sông Gâm và cánh cung Ngân Sơn. Đó là núi Hồng, núi Chúa...
Huyện Đại Từ là một huyện có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh Thái
Nguyên gồm có 31 xã, thị trấn với diện tích đất tự nhiên là 57.618 ha, trong
đó đất nông nghiệp chiếm 26,87%; đất lâm nghiệp chiếm 45,13% còn lại là
đất phi nông nghiệp chiếm 28%. Diện tích đất ch−a sử dụng chiếm 17,35%
chủ yếu là đất đồi núi và sông suối. Đại Từ có l−ợng m−a lớn (trung bình từ
1700 – 1800 mm/năm), độ ẩm trung bình 70% - 80%, nhiệt độ trong năm từ
22à - 27àC, cao nhất trong tháng 6 (32àC), lạnh nhất trong tháng 1 (11àC).
Khoáng sản chủ yếu là than (bao gồm than đá và than mỡ) nằm ở 8 xã
của huyện: Yên Lãng, Hà Th−ợng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An
Khánh, Cát Nê. Có 3 mỏ lớn thuộc trung −ơng quản lý khai thác là: mỏ Núi
Hồng (trữ l−ợng 15 triệu tấn), mỏ than Khánh Hòa và Bá Sơn có trữ l−ợng 1,9
triệu tấn. Đặc biệt, mỏ than Làng Cẩm với trữ l−ợng 1,6 triệu tấn có chất
l−ợng khá tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, thời gian khai thác có thể từ
17 – 20 năm. Ngoài ra, còn có thiếc, vonfram, vàng, chì, kẽm..., vật liệu xây
dựng là tài nguyên của địa ph−ơng.
Đại Từ còn có khu du lịch Hồ Núi Cốc với câu chuyện huyền thoại về
nàng Công, chàng Cốc đã khá thu hút khách du lịch trong và ngoài n−ớc, nằm
ở phía tây của huyện.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
4.1.2. Điều kiện kinh tế ” xã hội
Tổng dân số toàn huyện là 16.000 ng−ời. Mật độ dân số bình quân trên
277 ng−ời/kmà. Có trên 10 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Tày,
Nùng, Sán Chay, Dao, Sán, Dìu, Hoa, Ngái... Chủ yếu là dân tộc Kinh,
Tày, Nùng.
Đại Từ là vựa lúa và là huyện có diện tích chè lớn nhất (3.175 ha) trong
tỉnh Thái Nguyên. Cây công nghiệp chính ngắn ngày gồm Lạc, Đậu t−ơng...
cây ăn quả chủ yếu là Vải, Nhãn (2.200 ha). Diện tích gieo cấy hàng năm từ
12.000 – 15.000 ha.
Hệ thống các công trình thủy lợi cơ bản đã đáp ứng nhu cầu t−ới chắc
chắn cho trên 60% diên tích đất canh tác; hệ thống điện l−ới quốc gia đã đảm
bảo cung cấp cho 31/31 xã, thị trấn với trên 90% dân số đ−ợc sử dụng điện
sinh hoạt. Các hệ thống công trình công cộng khác đã cơ bản đáp ứng nhu cầu
phục vụ sản xuất và đời sống của ng−ời dân trong huyện.
4.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Đại Từ
* Về sản xuất l−ơng thực:
Nhìn chung sản xuất l−ơng thực của huyện có b−ớc phát triển mạnh, sản
l−ợng l−ơng thực tăng hàng năm: năm 2001 tổng sản l−ợng l−ơng thực là
59.276 tấn tăng 3.386 tấn so với năm 2000 bằng 106%; năm 2002 là 63.866
tấn tăng 4.594 tấn bằng 108% so với cùng kỳ năm tr−ớc; năm 2003 là 65.860
tấn tăng 1.994 tấn bằng 103% so với cùng kỳ năm tr−ớc; năm 2004 đạt 68.150
tấn tăng 2.290 tấn bằng 103,4%; năm 2005 đạt 69.821 tấn tăng 4.880 bằng
107,3% cùng kỳ năm tr−ớc. Và năm 2006 tổng sản l−ợng l−ơng thực đạt
70.551,72 tấn bằng 101% so cùng kỳ năm 2005; năm 2007 thì sản l−ợng đạt
71.280,44 tấn bằng 101% so với cùng kỳ năm 2006.
Qua những số liệu trên cho ta thấy sản l−ợng l−ơng thực của huyện qua
các năm đều tăng. Để đặt kết quả nh− vậy là nhờ sự chỉ đạo sát sao của UBND
huyện, phòng NN&PTNT, Trạm bảo vệ thực vật, sự phối hợp chặt chẽ của
UBND các xã và các cơ quan liên quan từ tỉnh đến huyện. Và đặc biệt phải kể
đến công tác khuyến nông của các cán bộ khuyến nông huyện, xã, đã giúp đỡ
bà con nông dân trong quá trình sản xuất: tìm những giống có năng suất cao
phù hợp điều kiện huyện, mở những lớp tập huấn kỹ thuật h−ớng dẫn bà con
cách chăm sóc, phòng bệnh cho cây trồng, ra thăm đồng kiểm tra tình hình
sâu bệnh để khuyến cáo cho bà con phòng trừ kịp thời...
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản l−ợng các cây trồng chính của huyện
Năm
2005 2006 2007 Cây
trồng Diện
tích(ha)
NSBQ
(tạ/ha)
Sản
l−ợng(tấn)
Diện
tích(ha)
NSBQ
(tạ/ha)
Sản
l−ợng(tấn)
Diện
tích(ha)
NSBQ
(tạ/ha)
Sản
l−ợng(tấn)
.Lúa 12.117,7 52,66 62.106,72 12.711,9 53,4 64.962,72 12.750,49 50,8 63.753,09
Ngô 1.900,2 40,6 7.715 1.437 39,5 5.671 1.694,69 41,1 1.1647,08
Nguồn : Số liệu phòng thống kê huyện Đại Từ năm 2008
* Về chăn nuôi :
Chăn nuôi của huyện Đại Từ về cơ bản cũng có b−ớc phát triển
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyende_HaGiang.pdf