Chuyên đề Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình quản lý chất thải ở phường Thanh Bình – thành phố Hải Dương

 

MỤC LỤC

 

LỜI CẢM ƠN 2

LỜI CAM ĐOAN 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I. XÁC LẬP TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐỐI VỚI MỘT MÔ HÌNH THU GOM CHẤT THẢI RẮN. 8

I. KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ 8

1.1. Khái niệm và phân loại hiệu quả dự án 8

1.2. Khái niệm và mục đích của việc đánh giá hiệu quả kinh tế một dự án 9

II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH THU GOM CHẤT THẢI RẮN 9

2.1. Nội dung đánh giá hiệu quả 9

2.2. Phương pháp định giá hiệu quả 10

2.2.1. Phương pháp định giá trực tiếp 10

2.2.2. Phương pháp so sánh năng suất sản lượng thu hoạch 10

2.2.3. Phương pháp định giá theo hiệu quả sử dụng 11

2.2.4. Phương pháp định giá ô nhiễm đối với sức khoẻ 12

III. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN 12

3.1. Chi phí cho hệ thống thu gom 13

3.1.1. Chi phí thu gom hàng năm 13

3.1.2. Chi phí vận chuyển hàng năm 13

3.1.3. Chi phí cơ hội của việc sử dụng đất 13

3.1.4. Chi phí quản lý hành chính C4 14

3.1.5. Chi phí môi trường 14

3.1.5.1. Chi phí thiệt hại mùa màng do bãi chôn lấp gây ra 14

3.1.5.2. Chi phí môi trường khác ECi 14

3.2. Lợi ích thu được từ hệ thống thu gom 15

3.2.1. Lợi ích thu được từ phí vệ sinh môi trường B1 15

3.2.2. Lợi ích thu được từ thu gom phế liệu B2 15

3.2.3. Lợi ích thu được từ giảm chi phí khám chữa bệnh cho người dân B3 15

3.2.4. Lợi ích tiềm năng của việc thu hút khí gax B4 15

3.2.5. Các lợi ích khác (chưa lượng hoá được) 15

3.2.5.1. Tạo công ăn việc làm cho người dân 15

3.2.5.2. Cải thiện môi trường đất, nước, không khí 15

3.2.5.3. Cải thiện môi trường cảnh quan làng nghề 15

3.2.5.4. Tạo nếp sống văn minh cho người dân 15

3.3. Các chỉ tiêu đưa vào đánh giá 16

3.3.1. Lợi ích ròng NB 16

3.3.2. Lợi nhuận ròng của dự án W 16

3.3.3. Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value) 16

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN Ở PHƯỜNG THANH BÌNH – THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 18

I. TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU 18

1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 18

1.1. Vị trí địa lý - đặc điểm địa hình 18

1.2 Khí hậu thủy văn 19

1.3 Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái 20

2. Tình hình văn hoá xã hội. 21

2.1. Dân cư và lao động 21

2.2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội 21

2.3. Văn hoá và truyền thống 22

2.3.1. Văn hoá 22

2.3.2. Y tế 22

2.3.3. Giao thông 23

II. HIỆN TRANG MÔI TRƯỜNG 23

1. Hiện trạng môi trường phường Thanh bình – thành phố Hải Dương 23

1.1. Chất lượng môi trường nước 24

1.1.1. Chất lượng môi trường nước mặt 24

1.1.1.2. Nước thải 24

1.2. Chất lượng môi trường không khí 24

1.3. Tiếng ồn 25

1.4. Chất lượng môi trường đất 25

1.5. Chất thải rắn 26

1.5.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn 26

1.5.2. Lượng và thành phần chất thải rắn. 26

III. HIỆN TRẠNG MÔ HÌNH THU GOM CHẤT THẢI RẮN Ở PHƯỜNG THANH BÌNH – THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 29

1. Hiện trạng thu gom rác ở phường Thanh Bình. 29

1.1. Mô hình 29

1.2. Mục tiêu của mô hình 30

1.3. Nguyên tắc chung trong xây dựng mô hình quản lý và thu gom chất thải rắn có sự tham gia của cộng đồng 30

1.4. Vận hành của mô hình 31

1.4.1. Kinh phí 33

1.4.2. Trang thiết bị 33

2. Đánh giá việc thu gom chất thải rắn của phường Thanh Bình – thành phố Hải Dương 35

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH THU GOM CHẤT THẢI RẮN Ở PHƯỜNG THANH BÌNH – THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG. 37

I. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ 37

1. Xác định chi phí 37

1.1. Chi phí thu gom hàng năm. 37

1.1.1. Chi phí nhân công 37

1.1.2. Chi phí cho công cụ dụng cụ 37

1.2. Chi phí vận chuyển hàng năm 38

1.3. Chi phí cơ hội của việc sử dụng đất 38

1.4. Chi phí quản lý hành chính 39

1.5. Chi phí môi trường 39

1.5.1. Chi phí thiệt hại mùa màng do bãi chôn lấp gây ra EC1 39

1.5.2. Chi phí khác (chưa lượng hoá được) ECi 40

2.Lợi ích 41

2.1. Lợi ích từ thu phí vệ sinh môi trường 41

2.2. Lợi ích từ việc thu gom phế liệu 41

2.3. Lợi ích thu được từ việc giảm chi phí khám chữa bệnh của người dân 42

2.4. Lợi ích khác 43

3. Đánh giá hiệu quả của phương án 43

KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 46

1 Kiến nghị 46

2 Giải pháp tăng cường năng lực quản lý rác phường Thanh Bình 47

KẾT LUẬN 50

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

DANH SÁCH THAM KHẢO Ý KIẾN 52

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình quản lý chất thải ở phường Thanh Bình – thành phố Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hận nước thải các hoạt động trong làng. Bảng 1. Chế độ thủy sản của sông Cầu 1 2 3 H- tb 1,44 5,62 H – max …….. 8,09 (1971) H – min 1,30 3,39 (1990) Q – max ……. 3,39 (1971) Q – min 4,30 …….. Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Hải Dương – 1996 HTB: Mực nước trung bình H – max: Mực nước lớn nhất (m) H – min: Mực nước nhỏ nhất (m) Q max: Lưu lượng lớn nhất (m3/s) Q min: Lưu lượng nhỏ nhất (m3/s) Lượng mưa trung bình năm là 1539mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 2. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 7 (433,5mm) tháng mưa ít nhất là tháng 2 (20mm) 1.3. Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái a. Đặc điểm tài nguyên sinh vật trên cạn * Thảm thực vật: Thảm thực vật của phường Thanh Bình mang tính chất của một hệ sinh thái vùng đồng bằng. Cây trồng chủ yếu là lúa với năng suất 5-5,5 tấn/ha/năm. Ngoài lúa là một số cây trồng khác như đỗ tương, khoai tây, lạc….với diện tích đất canh tác ít. Đu đủ, táo, hồng xiêm là những cây ăn quả chủ yếu trong vùng. Cây mọc tự nhiên ở dạng bụi hầu như không còn nữa. * Động vật và hệ sinh thái Thành phần cách loại động vật trong khu vực nghèo nàn, chủ yếu các hộ gia đình chăn nuôi gà, lợn, ngan. Lượng trâu bò giảm nhiều so với các năm trước. Một số hộ gia đình có đầu tư vào nuôi cá, phổ biến là các loài cá như trắm cỏ, chép, mè. Các loại động vật hoang dã nghèo nàn, chủ yếu là các loài chim và thú nhỏ như chuột, chim sẻ. Hệ sinh thái nông nghiệp còn có các loại như ếch, nhái, các loại bò sát như rắn ráo, rắn nước, thằn lằn và các loại côn trùng nhưng hiện nay đã bị nhân dân tiêu diệt nhiều. Trong vùng không có loài động vật hoang dã quý hiếm nào. b. Hệ sinh thái các ao hồ và kênh mương: Động thực vật trôi nổi có nhiều trong ao hồ, kênh mương tưới tiêu và trên các cánh đồng. Phytoplanclon chủ yếu là các loài tảo lục và tảo silic. Zooplancton chủ yếu là các nhóm Cladocera, Rotatoria, Copepada. Cá nuôi trong các ao hồ chủ yếu là cá chép, trôi mè, rô phi. Sản lượng cá nuôi trong các hồ rất thấp. Thành phần sinh vật hệ sinh thái các thủy vực kênh mương khu vực xã không phong phú. 2. Tình hình văn hoá xã hội. 2.1. Dân cư và lao động Dân số toàn phường là 21.300 người. Trong đó 18.000 người là dân thuộc phường quản lý, còn 330 người là dân đến sản xuất kinh doanh, học sinh, sinh viên tạm trú của các trường quanh phường. Tỷ lệ dân số tự nhiên của phường là 1%/năm. 2.2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội Bảng 2. Bảng điều tra tình hình kinh tế – xã hội phường Thanh Bình năm 2003 STT Số hộ Ngành nghề sản xuất, kinh doanh – dịch vụ Tổng thu nhập/năm (triệu đồng) Ghi chú Sản xuất ăn uống Kinh doanh Chăn nuôi TTCC Nghề khác 01 148 X 5.850 02 122 X 3.121 03 76 X 120 04 1.212 X 2.896 05 218 X 2.336 06 176 X 1.120 Nguồn: Điều tra hiện trạng làng nghề tỉnh Hải Dương năm 2003 và báo cáo tổng kết năm của phường Thanh Bình năm 2003 Thanh Bình có diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp (336,3m2/người). Trong thời gian qua kinh tế tăng trưởng khá cao: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1996 – 2000 bình quân là 25%/năm. Năm 2001 tăng 29,4% so với năm 2000. Cơ cấu chuyển dịch theo hướng tiến bộ: tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2000 tỷ trọng nông nghiệp – công nghiệp dịch vụ là 18% - 69% - 13% năm 2001 là 16% - 70,5% - 13,5%. Nhìn chung cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực giá trị sản xuất nông nghiệp giảm từ 52% (1996) còn 16% (2001) giá trị ngành chăn nuôi gia tăng từ 48% - 53,5% (2001). Giá trị sản xuất/ha canh tác năm 2001 đặt 21,2 triệu đồng tăng 2,2 triệu đồng so với năm 1996. Tình hình sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp của địa phương trong những năm qua có tốc độ phát triển nhanh. Các doanh nghiệp ngành càng đổi mới trong thiết bị. Thu nhập từ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày càng được nâng cao. 2.3. Văn hoá và truyền thống Lối sống của người dân, “xóm phố” vẫn mang đậm nét nông thôn chưa phải thị dân. Do đó cách sống thoải mái và tuỳ tiện của nông thôn được mang đến các “xóm phố” chật hẹp khiến cho việc vận hành các dịch vụ vệ sinh công cộng gặp nhiều khó khăn. Phường Thanh Bình có ngành nghề đa dạng vì nhu cầu dân sinh và tính năng động của người dân và các ngành nghề ngày càng phát triển. Đem lại thu nhập ngày càng cao cho người dân. 2.3.1. Văn hoá Người dân hầu hết có trình độ cấp II, cấp III. Trong những năm gần đây học sinh tốt nghiệp cấp III và Đại học tăng đáng kể. Đa số các hộ gia đình đều tạo điều kiện thuận lợi cho con em học hết khả năng có thể. Số học sinh bỏ học giữa chừng là do học kém, chán học chứ không phải do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Phường tập trung hiều trường cao đẳng, trung cấp của Hải Dương như: Trung cấp Y Dược TW, CĐSP Hải Dương…. 2.3.2. Y tế Xã phường Thanh Bình tập trung hầu hết các bệnh viện của thành phố Hải Dương: Bệnh viện tỉnh, bệnh viện lao phổi, bệnh viện Tân Kim. Vì vậy việc kiểm tra sức khoẻ thường xuyên cho người dân rất thuận tiện. Tuy nhiên do quá trình đô thị hoá tăng nhanh nên cây xanh trong phường hiện nay có trục đường cây xanh còn quá bé nên ở khu vực của phường mới được san lấp khu vực nào đó thì bụi như những cơn lốc, gây cản trở giao thông che khuất tầm nhìn thậm chí gây tử vong cho người đi đường. Ngoài ra những hộ dân sống trong phường có tỷ lệ đau mắt rất cao, trẻ em mắc bệnh viêm phổi. Theo số liệu điều tra năm 2003 của Trạm Y tế phường Thanh Bình cho thấy: + Bệnh về mắt: 62% Bệnh về đường hô hấp: 43,2% (trẻ em: 37%) Bệnh ngoài da: 45,6% Bệnh khác: 32%. 2.3.3. Giao thông Phường Thanh Bình nằm gần quốc lộ 5 Hà Nội – Hải Phòng cách thành phố Hải Dương 1km. Do vậy rất thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán của người dân trong phường. Đường dẫn tới quốc lộ: Nguyễn Lương Bằng, Ngã tư máy sứ….lớn vì vậy phương tiện đi lại dễ dàng, thuận lợi, không bị ách tắc. Sông Cầu Cất chảy qua địa bàn phường nên giao thông bằng đường thuỷ sang các vùng lân cận là khá thuận lợi. II. Hiện trang môi trường 1. Hiện trạng môi trường phường Thanh bình – thành phố Hải Dương Phường Thanh Bình là 1 phường có diện tích rộng, dân cư phân bố không đồng đều, có khu quá đông dân cư, khu quá ít dân. Phường mới được thành lập nên nguồn kinh phí cho cơ sở hạ tầng còn thấp, mọi vấn đề nâng cấp mang tính nhà nước và nhân dân cùng làm chủ yếu dựa vào mang tính nhà nước và nhân dân cùng làm chủ yếu dựa vào sức dân là chính. Do nguồn kinh phí hạn hẹp, nhận thức của người dân từ các nơi cả người dân thành phố lẫn người dân từ các vùng khác đến, dẫn đến tình trạng môi trường của phường bị mất cân bằng 1.1. Chất lượng môi trường nước 1.1.1. Chất lượng môi trường nước mặt Một số ao hồ bị san lấp để mở rộng mặt bằng còn lại một số sông kênh thoát nước của phường đã bị ô nhiễm do các nguồn nước thải sinh hoạt đô thị, nước thải từ một số hộ sản xuất, chăn nuôi…đã gây hiện tượng phú dưỡng, làm tắc dòng chảy, gây mức khó chịu cho những hộ dân hai bên, mặc dù hệ thống thoát nước này đã được kè đá. 1.1.1.2. Nước thải Nước thải chủ yếu ở phường là nước thải từ sinh hoạt và sản xuất. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều dầu mỡ thực vật, hàm lượng chất hữu cơ cao, hàm lượng khoáng lớn…lại được đổ chung với nước thải sản xuất bị ô nhiễm nặng. Hệ thống thoát nước được xây dựng từ lâu không đáp ứng được lưu lượng chất thải lớn nên thường xuyên bị tắc cống, ứ đọng, chảy lênh láng. Bảng 3. Tải lượng chất ô nhiễm do hoạt động sản xuất và sinh hoạt ở phường Thanh Bình TT Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm Kg/ngày Tấn/năm 1 Rắn lơ lửng 711,6 – 855,9 256,2 – 307,4 2 COD 625,1 – 750,1 224,9 – 270,1 3 BOD 317,3 – 380,7 114,2 – 137,1 (Theo số TN và MT tỉnh Hải Dương 2002) 1.2. Chất lượng môi trường không khí Trên địa bàn phường chủ yếu do đun nấu, sinh hoạt của các hộ gia đình. Theo số liệu điều tra hiện trạng môi trường phường Thanh Bình – thành phố Hải Dương năm 2003 cho thấy 15% dân trong phường đun nấu bằng than , 25% sử dụng bằng gas còn lại 20% số hộ đun bằng rơm rạ, gỗ, củi thừa. Vì lượng cây xanh quá ít nên lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường như CO, COx, NOx, CxHy, bụi….Các khí này là nguồn ô nhiễm chính đối với môi trường không khí trong nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ nhân dân. 1.3. Tiếng ồn Các nguồn gây ồn chính là giao thông vận tải đi lại trong phường và tiếng ồn từ các hộ sản xuất. Mức ồn: Mức áp âm tại khu vực dân cư đều thấp hơn TCCP (TCVN 5949 - 1998) 1.4. Chất lượng môi trường đất Đất có độ mùn và chất dinh dưỡng thuộc loại trung bình. Để đánh giá ảnh hưởng của chất thải đối với chất lượng môi trường đất, ta xem kết quả phân tích sau: Bảng 4: Chất lượng môi trường đất tại khu vực phường Thanh Bình TT Thông số Đơn vị Kết quả Đất dọc mương thải, cạnh UBND phường Đất dọc mương thải phía bệnh viện tỉnh Đất dọc đường làng, phía đường sắt 1 PH KCl 6,48 6,82 6,31 2 Độ mùn % 2,134 2,573 1,955 3 C % 0,928 1,034 0,716 4 Nts % 0,0294 0,0131 0,0096 5 Pts % 0,5378 0,4215 0,6120 6 Fe % 845 1128 672 Nguồn: Sở Khoa học công nghệ và môi trường năm 2001 Dựa vào kết quả phân tích chất lượng đất, có thể nhận xét rằng, hoạt động sản xuất của phường ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng đất. 1.5. Chất thải rắn 1.5.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn Các nguồn phát sinh chất thải rắn của phường Thanh Bình bao gồm: - Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt. - Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất. Ngoài ra là chất thải rắn từ y tế, xây dựng….. 1.5.2. Lượng và thành phần chất thải rắn. Bảng 5: Phân bố dân cư và lượng rác thải ở phường Thanh Bình năm 2003 STT Khu dân cư Số hộ Số khẩu Khối lượng rác (kg/ngày) 01 Khu 1 301 1.181 827 02 Khu 2 198 951 666 03 Khu 3 256 990 693 04 Khu 4 70 193 135 05 Khu 5 374 1.650 1.155 06 Khu 6 182 701 491 07 Khu 7 230 896 627 08 Khu 8 179 709 496 09 Khu 9 95 368 258 10 Khu 10 270 980 687 11 Khu 11 265 998 699 12 Khu 12 127 433 303 13 Khu 13 210 779 545 14 Khu 14 187 802 560 15 Khu 15 262 845 592 16 Khu 16 304 1.290 903 17 Khu 17 504 1.240 1.277 18 Khu 18 309 1.120 784 Nguồn: Báo Dân số Hải Dương năm 2003 Qua phân tích đặc tính chủng loại rác tại phường Thanh Bình công ty môi trường đô thị Hải Dương sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương, Trung tâm y tế dự phòng đã đưa ra kết quả thành phần rác thải theo bảng sau: Bảng 6: Phân tích thành phần rác thải sinh hoạt ở phường Thanh Bình năm 2003. TT Thành phần Tỷ lệ % Ghi chú I Chất hữu cơ 58,9% 1 Thức ăn, lá rau…. 44,4% Có thể dùng men vi sinh EM để ủ làm phân Compost phục vụ cho nhà nước 2 Xương động vật 4,5% 3 Phân 5,5% 4 Xác động vật chết 0,4% 5 Rơm 3,9% II Chất san lấp 31% San lấp mặt bằng Gạch, vôi, vữa đất xây dựng 31% III Chất có thể tái chế 6,7% Có thể tái chế tại các cơ sở sản xuất. 1 Giấy, bìa (sách, báo) 27% 2 Kim loại vỏ lon 1% 3 Đồ nhựa 3% IV Chất độc hại và chất khác 3,4% 1 Vải, Thủy tinh, Bơm kim tiêm, Gạc, Thuốc quá hạn 1,3% 2 Da, cao su 1,1% 3 Tạp chất 1,7 Tách riêng để sử dụng Tổng cộng 100% Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hải Dương Qua bảng phân tích trên cho thấy, thành phần rác thải sinh hoạt tại phường Thanh Bình có hàm lượng hữu cơ cao: 58,9% lượng phế thải thu gom có thể tái chế là không lớn 6,7%, lượng rác thải độc hại và các chất khác không thể sử dụng được nhỏ. Lượng rác thải xây dựng (gạch, đất, đá, vôi….) chiếm hàm lượng lớn 31% có thể được đem đổ san lấp các chỗ trũng (hồ, ao) hoặc đổ san lấp nền xây dựng công trình. Chất hữu cơ ở phường Thanh Bình được một số hộ có vườn rộng áp dụng quy trình ủ phân chặt chẽ, kết hợp với sử dụng men vi sinh EM để làm phân có thể làm phân bón ruộng. Chất thải có thể tái chế được thu gom thông qua người mua bán đồng nát và các tổ đội thu gom đem bán cho các cơ sở thu mua phế liệu của Thành phố. * Tính toán lượng chất thải rắn/năm. - Chất thải rắn sinh hoạt và sản xuất: Toàn phường có 21.300 người nên lượng rác thải rắn từ sinh hoạt thải ra mỗi ngày là: 21.300 x 0,7: 14, 910 kg/ngày: (5442,15 tấn/năm) (Theo bảng 4: Lượng rác thải TB của 1 người/ngày là: 0,7kg/người/ngày) Trong khu vực phường có khoảng: - Chất thải rắn từ hệ thống thoát nước thải: Chất thải rắn tồn đọng trong hệ thống rác thải lâu ngày sẽ có 2 khuynh hướng. Thứ nhất, nếu được keo thụ thành khối có trọng lượng lớn sẽ bị chìm xuống cống rãnh tạo nên bùn. Thứ 2 có thể ở điều kiện yếm khí, sự phân huỷ các chất hữu cơ ở dưới hệ thống cống rãnh sẽ tạo các bọt khí nhỏ thoát lên bề mặt nước và kéo theo các chất lơ lửng (dạng tuyển nổi) và các chất này nổi lên trên bề mặt cống rãnh. Theo báo cáo của cán bộ địa phương cứ khoảng 3 tháng lại nạo vét hệ thống cống rãnh một lần và thu được khoảng 200 tấn chất thải rắn. Như vậy trung bình mỗi ngày chất thải rắn có nguồn gốc từ hệ thống thoát nước thải khoảng 720 tấn/năm. Như vậy ước tính sơ bộ tổng lượng chất thải rắn của cả hoạt động sản xuất và sinh hoạt ở phường Thanh Bình khoảng 6162,15 tấn/năm. Tóm lại, qua kết quả phân tích, xử lý số liệu và khảo sát thực tế cho thấy môi trường phường Thanh Bình đang bị ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không khi kể cả khu sản xuất và khu dân cư đều bị ô nhiễm bụi CO, Clo và tiếng ồn. Bên cạnh quá trình sản xuất các hoạt động khác như vận chuyển, nguyên liệu sản phẩm chiều cao của ống khói thấp cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường không khí ở phường Thanh Bình. Môi trường nước mặt bị ô nhiễm nghiêm trọng đặc biệt nước thải không được xử lý đổ trực tiếp xuống sông Cầu Cất. Bên cạnh đó hệ thống kênh thoát nước thải là hố, dòng chảy yếu đã tạo điều kiện cho quá trình phân huỷ yếm khí, xơ sợi giấy và các chất thải sinh hoạt lắng đọng, sinh khí H2S và phát tán vào không khí. Đặc biệt là lượng chất thải rắn phát sinh hàng năm là khá lớn, gây ảnh hưởng sức khoẻ người dân, đến không gian sản xuất, vừa gây mất mỹ quan khu vực. III. Hiện trạng mô hình thu gom chất thải rắn ở phường Thanh Bình – thành phố Hải Dương 1. Hiện trạng thu gom rác ở phường Thanh Bình. 1.1. Mô hình Hội phụ nữ phường Thanh Bình với những bài học kinh nghiệm từ những mô hình quản lý và thu gom rác thải của một số tỉnh thành phố cùng với chương trình hợp tác VCCI và ILO (Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ ở các nước trong khu vực đồng bằng Sông Mê Kông) đã xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình quản lý và thu gom rác thải tại phường. - Cơ quan thực hiện: Với chương trình hợp tác VCCI * ILO. - Thời gian thực hiện từ 10/3/2003. - Các cơ quan tổ chức khác tham gia: Chính quyền Hải Dương, UBND thành phố, Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dương, UBND phường Thanh Bình, Đảng uỷ phường, Hội phụ nữ phường Thanh Bình và công ty môi trường thành phố Hải Dương. Nguồn vốn tài trợ 70.500.000 đồng Việt Nam (1.610 đô la) Đóng góp của địa phương: Chính quyền: 23.700.000 đồng (3.549 đô la) Nhân dân: 27.300.000 (1.785 đô la) 1.2. Mục tiêu của mô hình: - Xử lý rác làm sạch môi trường. - Giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo. - Tạo đà xây dựng tổ phụ nữ tiết kiệm lồng ghép VSMT. 1.3. Nguyên tắc chung trong xây dựng mô hình quản lý và thu gom chất thải rắn có sự tham gia của cộng đồng Nguyên tắc 1: Phát huy nguồn lực cộng đồng: Trong việc thực hiện dự án liên quan đến việc phát huy mọi nguồn lực cộng đồng, phương pháp thường được lựa chọn là tìm hiểu, khai thác những sáng kiến có sẵn trong cộng đồng, sau đó mô hình hoá rồi tìm kiếm sự ủng hộ của các cấp có thẩm quyền để áp dụng mô hình đó. Nguyên tắc 2: Tổ chức thu gom và phân loại chất thải rắn tại nguồn: Các chất thải rắn được phân loại ngay tại nguồn thải, theo đó các chất thải có khả năng tái chế chất thải thông thường và chất thải độc hại được phân loại riêng. Từ đó các loại này được xử lý theo các biện pháp thích hợp. Nguyên tắc 3: Tổ chức thu gom và phân loại chất thải rắn tại nguồn: Dòng vật chất trong cộng đồng có xu hướng sau: Nguyên liệu Sản xuất Tiêu dùng Rác Thải bỏ Do nhu cầu cuộc sống đô thị hoá tăng lên, việc vất bỏ vào thùng rác những thứ không đáp ứng được nhu cầu của chủ sở hữu. Nhưng chính những thứ đó có thể được tái chế hoặc được sử dụng lại đối với những hộ không có điều gì để mua. Nguyên tắc 4: Nguyên tắc tự trang trải: Người dân muốn nơi ở của mình được sạch sẽ và sẵn sàng chi trả mọi chi phí cho các tổ chức thu gom có khả năng làm sạch môi trường theo cam kết giữa người dân và tổ chức thu gom. Nguyên tắc 5: Quyền được đổ rác hợp vệ sinh của người dân: Những người dân sống trong phường có quyền được đổ rác đúng quy định, hợp vệ sinh, việc đổ rác bừa bãi làm ô nhiễm nơi sinh sống của họ thường là do họ chưa chấp hành đầy đủ những quy định đã đề ra. 1.4. Vận hành của mô hình HPN phường Thanh Bình UBND phường Thanh Bình Hội phụ nữ TP Hải Dương Tổ, đội thu gom UBND TP Hải Dương Hình 1. Sơ đồ VENN về quản lý rác phường Thanh Bình Nguồn: Công ty Môi trường đô thị tỉnh Hải Dương a. Chính quyền thành phố: Có chủ trương chỉ đạo, quan tâm, cung cấp đầu tư phương tiện vận chuyển rác, địa điểm tập kết rác, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng do đội ngũ thu gom rác thải. b. Đảng- Chính quyền địa phương: Ra Nghị quyết thành lập tổ thu gom rác – Kiểm soát việc thực hiện, xây dựng, tuyên truyền nhận thức cho nhân dân, xây dựng quy chế chung về thu gom vận chuyển rác thải tại khu dân cư. c. Cán bộ địa chính, các ban ngành, tổ chức đoàn thể và cộng đồng: - Cán bộ địa chính phường cần phối hợp với các tổ chức đoàn thể của phường như: Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, Hội người cao tuổi, cùng với 15 ông trưởng khu…., tiến hành kiểm tra, giám sát việc quản lý và thu gom rác thải của phường, tổ chức các buổi họp tổ dân phố để nghe ý kiến phản hồi từ các hộ dân để phát hiện kịp thời những tồn tại và tìm biện pháp giải quyết mâu thuẫn trong cộng đồng. - Giải quyết các mâu thuẫn, khiếu kiện về môi trường trong phạm vi cho phép giúp cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường tốt hơn. d. Hội phụ nữ thành phố Chỉ đạo điểm mô hình phụ nữ với xây dựng đường phố tự quản – vệ sinh môi trường. Thu gom rác thải, sau đó rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng tại 6 phường ngoại thành. e. Hội phụ nữ phường: - Có nghị quyết chỉ đạo, thành lập tổ thu gom rác gồm 30 thành viên - Đối tượng hội viên phụ nữ khó khăn thiếu việc làm (đủ sức khoẻ). - Phân công cán bộ Hội phụ trách, theo dõi, duy trì các hoạt động của tổ. f. Tổ thu gom rác Xây dựng quy chế hoạt động của tổ, các thành viên phải có tinh thần trách nhiệm cao, tham gia, vận động chuyển rác theo từng địa bàn dân cư. Duy trì các hoạt động xây dựng thói quen tiết kiệm lồng ghép vệ sinh môi trường. g. Nhân dân (các hộ gia đình) - Có trách nhiệm đổ rác đúng nơi quy định vào thùng hoặc túi đựng rác... - Đóng lệ phí đầy đủ theo quy định hàng tháng. h. Tổ chức phi chính thức Hỗ trợ về kinh phí hoạt động, trang thiết bị dụng cụ ban đầu, đào tạo, tuyên truyền, chia sẻ kinh nghiệm với địa phương và phương tiện an toàn giao thông người lao động. 1.4.1. Kinh phí Với số công nhân thu gom rác là 30 người (hai người 01 khu), với mức lương bình quân khoảng 250.000 đ/người (khu ít dân) đến 350.000đ/người (khu đông dân). 1.4.2. Trang thiết bị Phương tiện thu gom rác có: xe đẩy sắt, xe cải tiến, xe đạp thồ, xẻng, cào và chổi tre….. Công ty Môi trường thành phố Hải Dương giao trực tiếp cho UBND phường Thanh Bình trong lĩnh vực thu gom và tận thu chất thải tại phường, để vận động nhân dân tăng cường quản lý tích cực tham gia thu dọn các ngõ xóm trong địa bàn phường. Các chất thải được đổ đúng giờ quy định, để được đem ra bãi tập kết rác. Hình 2. Sơ đồ quy trình vệ sinh ngõ xóm phường Thanh Bình Chất thải được thu gom Vận chuyển Điểm tập kết Vận chuyển Bãi rác chung TP Hải Dương Trách nhiệm của tổ đội Trách nhiệm Công ty MTĐT Nguồn: Công ty Môi trường đô thị tỉnh Hải Dương Việc vận hành mô hình quản lý rác thải của phường dựa vào việc thu phí vệ sinh của các hộ gia đình trong phường. Hiện nay việc thu phí vệ sinh của phường Thanh Bình được áp dụng như sau: Bảng 7. Quy định tạm thời thu phí rác thải của Công ty Môi trường đô thị và UBND phường Thanh Bình năm 2003 STT Phân loại các đối tượng xả thải Mức thu (đồng/hộ) 01 Các hộ gia đình trong làng, xóm 700đ/khẩu/tháng 02 Các hộ mặt phố 1.000đ/khẩu/tháng 03 Các hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ 2.000đ/khẩu/tháng 04 Các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp 50.000đ/tháng Nguồn: Công ty Môi trường đô thị tỉnh Hải Dương 2. Đánh giá việc thu gom chất thải rắn của phường Thanh Bình – thành phố Hải Dương Tóm lại mô hình quản lý rác phường Thanh Bình có sự tham gia của cộng đồng góp phần cải tạo môi trường môi sinh, góp phần làm giảm chi cho ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho hộ nghèo. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác thu gom rác thải sinh hoạt đảm bảo vệ sinh đường phố tạo môi trường trong lành. Sự tham gia của cộng đồng cũng có nghĩa là tăng cường trách nhiệm, nghĩa vụ của Đảng, toàn dân và tất cả các tổ chức xã hội từ đó thúc đẩy ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với môi trường. Do làm tốt công tác quản lý và thu gom rác thải, tạo lòng tin cho nhân dân nên việc thu lệ phí được nhân dân đồng tình ủng hộ, cùng với mức sống tăng lên, mức thu phí cũng tăng lên để đủ chi trả cho việc thu gom rác thải trên địa bàn phường. Sau 1 năm thực hiện từ trước tháng 1/2004 đến sau tháng 1/2004 mô hình thu gom đã đạt được những thành tựu đáng kể: - Xây dựng mạng lưới thu gom và vận chuyển rác thải tại phường Thanh Bình để loại bỏ những hiểm hoạ về bệnh tật do môi trường ô nhiễm gây ra. - Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho 30 phụ nữ nghèo ở phường Thanh Bình. - Xây dựng năng lực cho phụ nữ nghèo ở phường Thanh Bình. - Tăng cường nhận thức của người dân về vệ sinh, cải thiện điều kiện vệ sinh và nâng cao trách nhiệm đối với các hoạt động cộng đồng về BVMT thông qua chiến dịch đào tạo về các rủi ro tiềm tàng do ô nhiễm môi trường có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương (phụ nữ và trẻ em). - Sự ổn định về tài chính cho hệ thống thu gom rác thải thông qua việc thu phí vệ sinh nhằm tăng cường trách nhiệm về sự chấp hành của người dân trong việc cung cấp các dịch vụ vệ sinh. - Thông qua chiến dịch truyền thông (khoảng 80% dân cư sẽ được khuyến khích thu gom và xử lý rác thải đúng chỗ ) - Việc duy trì tài chính đối với các nhóm thu gom rác thải dựa trên thu lệ phí vệ sinh từ 60% năm đầu tiên và 80% trong năm thứ hai. Bảng 8. Tình hình rác thải trước và sau khi vận dụng mô hình TT Nội dung Đơn vị tính Trước khi áp dụng Trước tháng 1/2004 Sau khi áp dụng Sau tháng 1/2004 1 Đối tượng được phục vụ (gia đình) % 45 – 50% 65 – 70% 2 Khối lượng rác thu gom Tấn 5,984 11,156 3 Thu phí vệ sinh Triệu 7,5 10,5 4 Thu nhập bình quân của người lao động làm công tác thu gom rác Đồng 250.000 350.000 Nguồn: Công ty Môi trường Đô thị tỉnh Hải Dương Chương III Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình thu gom chất thải rắn ở phường Thanh Bình – Thành phố Hải Dương. I. Đánh giá hiệu quả kinh tế 1. Xác định chi phí 1.1. Chi phí thu gom hàng năm. C1 = T + W W: Chi phí nhân công hàng năm. T: Chi phí công cụ dụng cụ hàng năm. 1.1.1. Chi phí nhân công Theo phân công lực lượng của mô hình thì cần N = 30 người cho hệ thống thu gom và vận chuyển rác. Căn cứ vào mức thu nhập bình quân của công nhân thu gom là 300.000đ/người/tháng. Từ đó ta có chi phí nhân công trong 1 năm như sau: W = 12 x 300.000 x 30 = 108.000.000 (đồng) 1.1.2. Chi phí cho công cụ dụng cụ T = Tổng (Qi + Pi) Trang thiết bị gồm có: 03 xe đẩy sắt, 10 xe cải tiến, 02 xe đạp thồ, 30 xẻng, 15 cào và 30 cái chổi tre….phường gồm 18 khu. Chi phí các công cụ dụng cụ được tính hàng năm theo phương pháp hạch toán kế toán. Như vậy ta có chi phí cho phương tiện và dụng cụ thu gom hàng năm như sau: Bảng 9: Chi phí công cụ, dụng cụ thu gom TT Dụng cụ Mức trang bị 1 năm (N) Số lượng/năm (Qi) Đơn giá Pi (đồng) Tổng 1 Quần áo bảo hộ 2 bộ/người/năm 30 . 2 = 60 60.000 3.600.000 2 Găng tay, khẩu trang 4 bộ/người/năm 30 . 4 = 120 16.000 1.920.000 3 Xẻng 1 xẻng/người/năm 30 . 1 = 30 20.000 600.000 4 Chổi 8 chổi/người/năm 30 . 1 = 240 3.000 720.000 5 Vét 1 cái/người/năm 30 . 1 = 30 15.000 450.000 6 Cào 1 cái/người/năm 30 . 1 = 30 20.000 600.000 7 Kẻng 1 cái/người/năm 30 . 1/2 = 15 10.000 150.000 8 Xe đẩy tay 1 xe/người/2năm 30 . 1/2 = 15 1.450.000 21.750.000 9 Xe chứa rác 1 xe/người/15năm 18/15 19.500.000 23.400.000 10 Thùng chứ 1,5m3 1 xe/khu/3năm 18/3 1.200.000 7.200.000 Tổng cộng 60.392.000 Nguồn: Theo tính toán ở trên Vậy C1 = 108.000.000 + 60.392.000 = 168.392.000 (đồng) 1.2. Chi phí vận chuyển hàng năm Căn cứ vào tuyến thu gom. Ước tính mỗi ngày xe chạy mất 30km qua 18 khu để thu gom rác. Xe chạy bằng dầu Diezedl giá khoảng 4.000đ/l mức hao phí m = 0,08l/km. Vậy chi phí vận chuyển hàng năm là C2 = S x m x G. 365 = 30 . 0,08 . 4.000 . 365 = 3.504.000 đồng 1.3. Chi phí cơ hội của việc sử dụng đất Bãi rác có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc666.doc
Tài liệu liên quan