MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Những đóng góp của chuyên đề 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HOÀNG MAI 3
1. Khái quát về Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai 3
1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai 3
1.2. Bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ 3
1.2.1. Bộ máy tổ chức 3
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ 5
1.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng trong những năm vừa qua 6
1.3.1. Huy động vốn 6
1.3.2. Hoạt động tín dụng 9
1.3.3. Dịch vụ thanh toán ngân quỹ 11
1.3.4. Các hoạt động khác 12
1.3.4.1. Hoạt động dịch vụ 12
1.3.4.2. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ 14
1.3.5. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009 16
2. Phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoành Mai 17
2.1. Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp 18
2.1.1. Cho vay khách hàng doanh nghiệp theo khu vực kinh tế 19
2.1.1.1. Khu vực kinh tế quốc doanh 19
2.1.1.2. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 19
2.1.2. Cơ cấu cho vay khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay 20
2.2. Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp 21
2.2.1. Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo khu vực kinh tế 22
2.2.2. Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay 24
2.3. Dư nợ khách hàng doanh nghiệp 25
2.3.1. Dư nợ khách hàng doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế 26
2.3.2. Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay 27
2.4. Nợ quá hạn của doanh nghiệp 28
2.4.1. Nợ quá hạn của doanh nghiệp theo khu vực kinh tế 29
2.4.2. Nợ quá hạn của doanh nghiệp theo thời hạn cho vay 30
2.5. Hệ số sử dụng vốn huy động 31
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai 32
3.1. Các nhân tố thuộc về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 32
3.2. Các nhân tố thuộc về Ngân hàng Công thương Việt Nam 33
4. Đánh giá hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai 34
4.1. Những thành tựu 34
4.2. Những hạn chế 36
4.3. Những nguyên nhân 37
4.3.1. Về phía Nhà nước 37
4.3.2. Về phía doanh nghiệp 37
4.3.3. Về phía ngân hàng 38
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCPCTVN - CHI NHÁNH HOÀNG MAI 39
1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai 39
2. Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai 40
2.1. Đẩy mạnh công tác huy động vốn 40
2.2. Xây dựng cơ chế cho vay phù hợp,linh hoạt vói các doanh nghiệp 41
2.3. Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp 44
2.3.1. Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định 44
2.3.2. Công tác giám sát quá trình sử dụng vốn vay 45
2.3.3. Công tác xử lý nợ tồn đọng 45
2.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tín dụng 45
3. Điều kiện thực hiện giải pháp 46
KẾT LUẬN 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỷ đồng tăng 1,666 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng với tốc độ tăng là 11,95 %; năm 2009 đạt 20,835 tỷ đồng, tăng 5,224 tỷ đồng so với năm 2008 tương ứng với tốc độ tăng là 33,46 %. Ngân hàng cần phát huy lợi thế này để tăng sức cạnh tranh với các Chi nhánh khác trên địa bàn.
2. Phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoành Mai
Hoạt động cho vay vốn luôn được xem là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các Ngân hàng, đặc biệt là các Ngân hàng Thương mại (NHTM). Nó là nguồn mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng. Nếu xét về thời hạn thì nghiệp vụ cho vay chủ yếu trong các NHTM là cho vay ngắn hạn. Loại cho vay này giúp cho Ngân hàng giữ được khả năng thanh toán. Tuy nhiên đối với các Ngân hàng lớn thì khi tỷ trọng các loại tiền gửi dài hạn tăng lên, họ sẽ mở rộng các khoản tín dụng trung và dài hạn .
Bằng những khoản cho vay, Ngân hàng tạo lợi nhuận cho mình là những khoản tiền lãi thu được từ các đối tượng đi vay là các doanh nghiệp, dân cư. Các doanh nghiệp sẽ sử dụng khoản tiền đi vay tùy theo mục đích của mình, chủ yếu là : thực hiện các khoản thanh toán và dự trữ hàng hóa.
Nghiệp vụ cho vay mang lại phần lớn lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng lại là nghiệp vụ dễ phát sinh rủi ro. Do đó Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai hết sức chú trọng vào công tác này nhằm đảm bảo đem lại những lợi nhuận và cho Chi nhánh và hạn chế tối thiểu những rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Phân tích dưới đây nhằm làm sáng rõ về thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai.
2.1. Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp
Như đã phân tích trong mục 1.3.2, doanh số cho vay của Ngân hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu là doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp. Qua các năm doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng lên cả về đối tượng cho vay và thời hạn cho vay. Điều này cho thấy Ngân hàng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn của doanh nghiệp về: lượng vốn vay, hình thức cho vay.
Bảng 7.1: Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCPCTVN -Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 - 2009
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
QD
NQD
NH
TDH
Doanh số cho vay
Năm 2007
160,5
82,5
219
24
243
Tỷ lệ (%)
66,05
33,95
90,1
9,9
100
Năm 2008
181,5
109,5
229,5
61,5
291
Tỷ lệ (%)
62,37
37,63
78,9
21,2
100
Năm 2009
361,5
138
327
172,5
499,5
Tỷ lệ (%)
72,37
27,63
65,5
34,5
100
2008
so với 2007
Chênh lệch (tỷ đồng)
21
27
10,5
37,5
48
Tốc độ tăng (%)
13,08
32,73
4,79
156,25
19,75
2009
so với 2008
Chênh lệch (tỷ đồng)
180
28,5
97,5
111
208,5
Tốc độ tăng (%)
99,17
26,03
42,48
180,49
71,65
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007 - 2009 Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai
Ngân hàng cho vay quốc doanh nhiều hơn so với cho vay ngoài quốc doanh, biểu hiện là tỷ trọng cho vay tại khu vực quốc doanh trong từng năm luôn lớn hơn so với tỷ trọng cho vay tại khu vực ngoài quốc doanh. Cụ thể, tỷ trọng cho vay khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh lần lượt là: năm 2007: 66,65 % và 33,95 %; năm 2008: 62,37 % và 37,63 %; năm 2009: 72,37 % và 27,63 %. Tỷ trọng cho vay khu vực quốc doanh năm 2007 đến năm 2008 giảm nhẹ từ 66,65 % giảm xuống còn 62,37 % song sang năm 2009 tỷ trọng này lại tăng lên đến 72,37 % và đạt mức cao nhất trong ba năm. Điều này phần nào cho thấy các doanh nghiệp quốc doanh vẫn nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ phía Ngân hàng. Cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế hơn cho vay trung, dài hạn khi chiếm tỷ trọng cao hơn trong từng năm song qua từng năm tỷ trọng này giảm dần, thay vào đó là sự tăng dần tỷ trọng trong cho vay trung, dài hạn. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn lần lượt trong các năm: năm 2007: 90,1 % và 9,9 %; năm 2008: 78,9 % và 21,2 %; năm 2009: 65,5 % và 34,5%. Như vậy đã có sự thay đổi dần trong cơ cấu cho vay, tăng cường hơn vào cho vay trung và dài hạn để doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, xây dựng kết cấu hạ tầng.
2.1.1. Cho vay khách hàng doanh nghiệp theo khu vực kinh tế
2.1.1.1. Khu vực kinh tế quốc doanh
Cho vay doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn so với cho vay ngoài quốc doanh. Tỷ trọng này giảm đi trong năm 2008 song lại tăng lên trong năm 2009
Doanh số cho vay quốc doanh không những chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay mà còn có sự gia tăng vượt bậc qua các năm tăng. Về số tuyệt đối: năm 2008 so với năm 2007 tăng 21 tỷ đồng, đến năm 2009 sự chênh lệch so với năm 2008 lên đến 180 tỷ đồng, tương ứng với sự gia tăng về số tương đối từ 13,08% lên 99,17%.
2.1.1.2. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
Trong khi doanh số cho vay ngoài quốc doanh vừa chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, mặc dù đã tăng lên ở những năm sau nhưng tốc độ tăng lại giảm dần: năm 2008 so với 2007 tăng 32,73 % nhưng đến năm 2009 so với năm 2008 tốc độ tăng này này giảm xuống chỉ còn 26,03%. Tuy vậy, sự giảm sút về tốc độ tăng của doanh số cho vay ngoài quốc doanh là không đáng kể so với sự tăng lên của tốc độ tăng doanh số cho vay quốc doanh. Do đó doanh số cho vay qua các năm vẫn tăng lên với tốc độ tăng là khá cao. Giá trị chênh lệch của năm sau so với năm trước tăng lên từ 48 tỷ đồng (năm 2008 so với năm 2007) lên đến 208,5 tỷ đồng (năm 2009 so với năm 2008) tương ứng với sự tăng lên của tốc độ tăng từ 19,75% lên 71.65%.
Tóm lại, Ngân hàng chủ yếu và đã đáp ứng hiệu quả nhu cầu vốn của các doanh nghiệp quốc doanh. Đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mặc dù đã có sự chú trọng song vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của đối tượng này.
2.1.2. Cơ cấu cho vay khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay
Theo cách này, phân loại cho vay tại Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai chia thành :
Cho vay ngắn hạn : Là hình thức cho vay trong đó thời hạn của các khoản vay là từ một năm trở xuống. Hình thức vay này nhằm tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. Phần lớn các khoản vay này có thế chấp hoặc cầm cố tài sản. Các doanh nghiệp bán lẻ, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng theo thời vụ là khách hàng chủ yếu của Ngân hàng.
Cho vay trung và dài hạn : Là hình thức vay trong đó thời hạn cho vay lớn hơn một năm. Doanh nghiệp có nhu cầu vay trung và dài hạn để mua trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kỹ thuật, công nghệ. Để tồn tại nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càng cao. Một trong những yêu cầu cho vay của Ngân hàng là người vay phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu tư, cũng như quy trình thực hiện dự án. Thẩm định dự án là điều kiện để Ngân hàng quyết định phần vốn cho vay và xác định khả năng hoàn trả của doanh nghiệp.
Phân tích trong mục 1.2.3 và mục 2.1 nêu trên cho thấy cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với cho vay trung và dài hạn, điều này thể hiện rõ rệt nhất trong năm 2007: cho vay ngắn hạn đạt 219 tỷ đồng chiếm 90,1%; trung, dài hạn đạt 24 tỷ đồng chiếm 9,9 % trong tổng doanh số cho vay. Tuy nhiên trong các năm 2008, 2009 thì tỷ trọng này giảm dần: cho vay ngắn hạn năm 2008 và năm 2009 lần lượt đạt 229,5 tỷ đồng và 327 tỷ đồng, tỷ trọng tương ứng với doanh số giảm dần từ 78,9% xuống 65,5 %; trung, dài hạn năm 2008 và 2009 lần lượt đạt 61,5 tỷ đồng và 172,5 tỷ đồng, tỷ trọng tương ứng với doanh số tăng từ 21,2 % lên 34,5 %. Điều này là thực trạng chung trong hầu hết các NHTM.
Như trên đã phân tích ta thấy rõ dù tỷ trọng cho vay ngắn hạn ngày càng giảm qua các năm nhưng điều đó không có nghĩa doanh số cho vay và tốc độ tăng doanh số cho vay ngắn hạn giảm. Ngược lại, ta thấy sự gia tăng doanh số cho vay ngắn hạn là khá nhanh. Năm 2008 so với năm 2007 tăng 10,5 tỷ đồng, đến năm 2009 so với năm 2008 tăng lên đến 97,5 tỷ đồng, tương ứng với sự gia tăng của tốc độ tăng từ 4,79% lên 42,48%. Bên cạnh đó doanh số cho vay dài hạn cũng không ngừng tăng. Đáng nói hơn, sự tăng lên doanh số cho vay trung, dài hạn của năm sau so với năm trước đó là một con số thực sự đáng kể : năm 2008 so với năm 2007 tăng 37,5 tỷ đồng, năm 2009 so với năm 2008 tăng 111 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng từ 156,25% lên 180,49% và tốc độ tăng này cũng có chiều hướng tăng lên.
Qua phân tích cho thấy, bên cạnh nghiệp vụ chủ yếu là cho vay ngắn hạn Chi nhánh vẫn không ngừng mở rộng hình thức cho vay trung và dài hạn. Điều này cũng phần nào cho thấy sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Chi nhánh. Phải huy động được một lượng vốn đủ lớn Ngân hàng mới có thể tăng cường cho doanh nghiệp vay theo loại hình trung và dài hạn. Như đã nói ở trên, thông thường các Ngân hàng lớn thường mở rộng cho vay trung và dài hạn khi họ có một lượng tiền gửi dài hạn ngày càng tăng lên. Đây quả là điều đáng khích lệ đối với hoạt động cho vay của Ngân hàng và Ngân hàng cần tiếp tục phát huy và tận dụng tối đa những lợi thế từ kết quả đã đạt được.
2.2. Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp
Trong nghiệp vụ cho vay, quá trình cho vay và thu nợ là hai giai đoạn có mối liên hệ vô cùng mật thiết. Công tác cho vay phải luôn được đảm bảo rằng chắc chắn phải đòi được nợ. Nếu chỉ một mặt chú trọng đến việc cho vay mà thả lỏng khâu đòi nợ thì chắc chắn Ngân hàng sẽ phải đối mặt với các khoản nợ quá hạn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Ngân hàng tự đưa mình vào kết cục của sự phá sản nếu các khoản nợ quá hạn là một con số không nhỏ. Xuất phát từ vấn đề đó, nội dung phân tích dưới đây nhằm làm rõ thực trạng thu nợ của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai trong ba năm gần đây.
2.2.1. Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo khu vực kinh tế
Ngân hàng thực hiện cho vay khách hàng doanh nghiệp tại hai khu vực kinh tế: quốc doanh và ngoài quốc doanh. Công tác thu nợ nhìn chung đạt hiệu quả. Doanh số thu nợ tăng dần qua các năm và tăng ở cả hai khu vực. Tuy nhiên công tác thu nợ trong năm 2008 gặp một chút khó khăn đối với khu vực kinh tế quốc doanh và Ngân hàng đã có những biện pháp phù hợp để thu hồi nợ đạt hiệu quả cao hơn ngay trong năm sau đó. Cụ thể ta xem xét bảng số liệu đây.
Bảng 8.1: Tình hình thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo khu vực kinh tế của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007- 2009
Đơn vị : Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007 - 2009 Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai
Cũng theo phân tích trong mục 1.3.2, doanh số thu nợ trong khu vực doanh nghiệp quốc doanh chiếm cao hơn so với ngoài quốc doanh. Thu nợ khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh lần lượt trong các năm là: năm 2007: 130,5 tỷ đồng và 55,5 tỷ đồng, tương ứng với tỷ trọng 70,2 % và 29,8 %; năm 2008: 129 tỷ đồng và 88,5 tỷ đồng, tương ứng với tỷ trọng 59,3 5 và 40,7 %; năm 2009: 229 tỷ đồng và 105,5 tỷ đồng, tương ứng với tỷ trọng 69,5 % và 30,5 %. Có sự thay đổi trong thu nợ nhìn chung là theo chiều hướng giảm dần tỷ trọng thu nợ quốc doanh và tăng dần tỷ trọng thu nợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên sự thay đổi đó chưa nhiều. Tỷ trọng thu nợ ngoài quốc doanh trong năm 2008 đã có sự tăng lên so với năm 2007 từ 29,8% lên 40,7 % nhưng đến năm 2009 thì lại giảm đi còn 30,5 % mặc dù so với năm 2007 là vẫn tăng.
Điều này có thể tạm đánh giá rằng công tác thu hồi vốn của Ngân hàng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là chưa hiệu quả bằng việc thực hiện thu vốn đối với các doanh nghiệp quốc doanh.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào việc so sánh tỷ lệ giữa doanh số thu nợ của hai đối tượng doanh nghiệp này để đi đến kết luận trên là thiếu sót . Vì rất có thể Ngân hàng đã làm tốt công tác thu nợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng do tỷ trọng doanh số cho vay của đối tượng doanh nghiệp này là thấp nên kết quả thu về là tỷ trọng thu hồi nợ cũng thấp theo. Do vậy, cần xem xét thêm các chỉ tiêu về chêch lệch và tốc độ tăng thu nợ mới có thể có cái nhìn toàn diện, chính xác vấn đề này. Năm 2008 so với năm 2007 doanh số thu nợ khu vực quốc doanh giảm 1,5 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm là 1,15 % chứng tỏ việc thu hồi nợ khu vực quốc doanh trong năm 2008 là kém hiệu quả hơn so với năm 2007. Tuy nhiên, trong năm 2009 Ngân hàng đã khắc phục tốt nhược điểm trên. Thể hiện qua việc doanh số thu nợ quốc doanh tăng so với năm 2008 là 100,5 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 72,2 %.
Riêng khu vực là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại có chiều hướng ngược lại. Năm 2008 so với năm 2007 tăng 33 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 59,5 %, song sang năm 2009 doanh số thu nợ so với năm 2008 chỉ tăng 12 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 13,56 %. Như vậy có thể thấy xét tại thời điểm gần nhất với thời điểm nghiên cứu thì việc thu hồi nợ tại khu vực doanh nghiệp quốc doanh là hiệu quả hơn so với khu vực ngoài quốc doanh.
2.2.2. Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay
Do tính chất của vốn trung, dài hạn là thời gian cho vay từ trên một năm trong khi Ngân hàng hoạt động mới hơn ba năm nên có một lượng vốn trung, dài hạn xét đến thời điểm hiện tại là chưa đến hạn thu hồi. Vì thế không thể tránh khỏi việc lượng vốn trung, dài hạn đã cho vay trong các năm là chưa thể thu hồi hết được. Điều này không có nghĩa là Ngân hàng không làm tốt việc thu hồi loại vốn này. Để làm rõ thực trạng thu hồi vốn của Ngân hàng ta xem xét bản số liệu sau.
Bảng 9.1: Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị : Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007 - 2009 Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai
Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với thu nợ trung và dài hạn. Điều này cũng dễ hiểu là do tính chất của loại hình cho vay này là ngắn hạn và do đó các khoản cho vay ngắn hạn thì khả năng hoàn vốn là nhanh hơn rất nhiều so với cho vay trung, dài hạn. Mặt khác hoạt động cho vay chủ yếu của Ngân hàng là cho vay ngắn hạn. Lý do cũng dễ giải thích vì với loại hình cho vay này tuy lãi suất thấp hơn so với cho vay trung, dài hạn nhưng lại mang đến cho Ngân hàng ít yếu tố rủi ro hơn với khả năng thu hồi vốn cao, vòng quay của vốn nhanh hơn. Tuy nhiên không phải vì thế mà Ngân hàng một mực chú trọng vào cho vay ngắn hạn. Mặt khác ta nhận thấy là càng ngày tỷ lệ thu hồi nợ trung và dài hạn càng tăng lên. Điều đó cũng có thể xem là càng ngày doanh số cho vay trung và dài hạn càng tăng và công tác thu hồi nợ trung và dài hạn ngày càng hoạt động hiệu quả.
Thu hồi nợ trung và dài hạn của Chi nhánh hoạt động ngày càng hiệu quả. Tốc độ tăng thu nợ của năm sau so với năm trước tăng lên : năm 2008 so với năm 2007 là 7,5 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 125%. Con số này vẫn tiếp tục tăng trong năm 2009 so với 2008 là 21 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 155,56%.
Thu hồi nợ ngắn hạn hoạt động tương đối ổn đinh. Tốc độ tăng chưa thật cao như thu hồi nợ trung và dài hạn nhưng nhìn chung với sự gia tăng của giá trị chênh lệch giữa năm sau so với năm trước đó từ 24 tỷ đồng lên 91,5 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng thu hồi nợ từ 13,3% lên 44,9% là hoàn toàn chấp nhận được.
Tóm lại, việc thu hồi nợ ngắn hạn và trung, dài hạn đã đạt được kết quả khá khả quan: tổng doanh số thu hồi nợ tăng lên qua các năm: năm 2008 so với năm 2007 tăng 31 tỷ dồng, tương ứng với tốc độ tăng 16,9 %; năm 2009 so với năm 2008 tăng 112,5 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 51,7 %.
2.3. Dư nợ khách hàng doanh nghiệp
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, chỉ tiêu tổng dư nợ là một
trong những chỉ tiêu hàng đầu đánh giá hoạt động cho vay của các Ngân hàng. Bất kỳ một Ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển cũng đều cần phải quan tâm. Tại Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai doanh số dư nợ khách hàng doanh nghiệp tăng theo các năm ở cả hai khu vực kinh tế và hai loại hình cho vay theo thời hạn. Điều này hoàn toàn phù hợp với chính sách tăng trưởng tổng dư nợ của Ngân hàng.
2.3.1. Dư nợ khách hàng doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế
Doanh số cho vay doanh nghiệp khu vực quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn
hơn so với cho vay ngoài quốc doanh đã có tác động đến tổng dư nợ tại các khu vực kinh tế. Dư nợ khu vực kinh tế quốc doanh lớn hơn dư khu vực ngoài quốc doanh.
Bảng 10.1: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
QD
NQD
Dư nợ
Năm 2007
73,5
57
130,5
Tỷ lệ (%)
56,3
47,3
100
Năm 2008
126
78
204
Tỷ lệ (%)
61,8
38,2
100
Năm 2009
258
115,5
373,5
Tỷ lệ (%)
69,1
30,9
100
2008 so với 2007
Chênh lệch (tỷ đồng)
52,5
21
73,5
Tốc độ tăng (%)
71,4
36,8
56,3
2009 so với 2008
Chênh lệch (tỷ đồng)
132
37,5
169,5
Tốc độ tăng (%)
104,8
48,1
83,1
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007 - 2009 Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai
Dư nợ khu vực doanh nghiệp quốc doanh luôn chiếm tỷ lệ cao hơn khu vực ngoài quốc doanh. Tỷ lệ này càng ngày càng tăng lên theo các năm. Cụ
thể tỷ lệ dư nợ khu vực doanh nghiệp quốc doanh là : Năm 2007 : 56,3%; năm 2008 : 61,8% ; năm 2009 : 69,1%.
Dư nợ khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ lệ ít hơn và còn có xu hướng ngày càng giảm tỷ lệ này: năm 2007 : 43,7 %; năm 2008 : 38,2 %; năm 2009 : 30,9 %. Trong khu vực này doanh số dư nợ tăng lên cùng với tốc độ gia tăng thấp hơn so với khu vực quốc doanh. Năm 2008 so với năm 2007 dư nợ ngoài quốc doanh tăng 21 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 36,8%; năm 2009 so với năm 2008 tăng 37,5%, tương ứng với tốc độ
tăng 48,1 %.
Tốc độ tăng dư nợ khu vực quốc doanh tăng. Chênh lệch năm 2008 so
với năm 2007 là 52,5 tỷ đồng, sang năm 2009 chênh lệch so với năm 2008 là tăng lên đến132 tỷ đồng. Tương ứng với sự gia tăng của tốc độ tăng là: từ 71,4% lên 104,8% tăng 33,4%, gần gấp 3 lần so với tốc độ tăng dư nợ ngoài quốc doanh: từ 36,8% lên 48,1% tăng 11.3%. Do có sự tăng trưởng lớn dư nợ trong khu vực doanh nghiệp quốc doanh mà tổng dư nợ cũng tăng lên với một sự gia tăng lớn: năm 2008 so với năm 2007 là 73,5 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 56,3%; năm 2009 so với năm 2008 tăng 169,5 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 83,1%. Chênh lệch tổng dư nợ trong năm 2009 so với năm 2008 (169,5 tỷ đồng) lớn hơn nhiều so với chênh lệch dư nợ của năm 2008 so với năm 2007 (73,5 tỷ đồng). Sự tăng trưởng của tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp cũng là một điều đáng khích lệ cho hoạt động cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng.
2.3.2. Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay
Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay cũng tăng lên qua các năm. Chủ yếu trong sự gia tăng tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp là sự gia tăng của dư nợ loại hình vốn vay trung, dài hạn.
Dư nợ trung và dài hạn trong năm 2007 bị dư nợ ngắn hạn chiếm ưu thế song qua từng năm ưu thế này giảm dần và đến năm 2009 tình thế đã bị đảo ngược. Thể hiện cụ thể qua bảng 11.1 dưới đây thấy: cơ cấu tổng dư nợ theo thời hạn cho vay qua các năm: năm 2007, 2008, 2009 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và trung, dài hạn lần lượt là: 71,3 % và 28,7 5; 58,1 % và 41,9 %; 40,2 % và 59,8 %. Điều này cho thấy rõ đường lối chỉ đạo của lãnh đạo Ngân hàng là tập trung vào nâng cao dư nợ trung và dài hạn.
Bảng 11.1: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay của Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
NH
TDH
Tổng dư nợ
Năm 2007
93
37,5
130,5
Tỷ lệ (%)
71,3
28,7
100
Năm 2008
118,5
85,5
204
Tỷ lệ (%)
58,1
41,9
100
Năm 2009
150
223,5
373,5
Tỷ lệ (%)
40,2
59,8
100
2008 so với 2007
Chênh lệch (tỷ đồng)
25,5
48
73,5
Tốc độ tăng (%)
27,4
128
16,9
2009 so với 2008
Chênh lệch (tỷ đồng)
31,5
138
169,5
Tốc độ tăng (%)
26,6
161,4
83,1
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007 - 2009 Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai
Theo dõi bảng trên ta nhận thấy sự tăng về tốc độ tăng của dư nợ trung và dài hạn là khá cao, từ 128 % lên 161,4 %. Trong khi đó dư nợ ngắn hạn vẫn tăng đều qua từng năm, tuy rằng tỷ lệ tăng này có giảm đi chút ít nhưng không đáng kể, từ 27,4 % giảm xuống còn 26,6 %.
Như vậy, có thể đánh giá là dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng trưởng khá đều và ổn định, có sự thay đổi trong cơ cấu của tổng dư nợ theo thời hạn có chiều hướng tốt.
2.4. Nợ quá hạn của doanh nghiệp
Nợ quá hạn là một chỉ tiêu phản ánh trực tiếp chất lượng hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung và cho vay nói riêng đối với Ngân hàng. Nó cho biết
mặt yếu kém của hoạt động cho vay nếu tỷ lệ nợ quá hạn là cao và ngược lại.
Nợ quá hạn của doanh nghiệp
Tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp =
Dư nợ khách hàng doanh nghiệp
2.4.1. Nợ quá hạn của doanh nghiệp theo khu vực kinh tế
Chất lượng tín dụng của Ngân hàng là tốt. Tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức an toàn (< 2%). Tỷ lệ nợ quá hạn luôn giảm theo các năm. Tổng nợ quá hạn cao nhất trong năm 2007, thấp nhất trong năm 2008. Nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Bảng 12.1: Tình hình nợ quá hạn theo khu vực kinh tế của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị:Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007 - 2009 Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai
Nợ quá hạn khu vực quốc doanh cao nhất trong năm 2008, ngược lại khu vực ngoài quốc doanh năm 2008 có nợ quá hạn thấp nhất. Khu vực quốcdoanh có nợ quá hạn là: năm 2007: 330 triệu đồng; năm 2008: 532,5 triệu đồng; năm 2009: 330 triệu đồng. Khu vực ngoài quốc doanh có nợ quá hạn là: năm 2007: 2242,5 triệu đồng; năm 2008: 1327,5 triệu đồng; năm 2009: 1615,5 triệu đồng. Nợ quá hạn khu vực ngoài quốc doanh chiếm phần lớn trong tổng nợ quá hạn.
Khu vực doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh có sự tăng giảm tốc độ tăng đối nghịch nhau. Năm 2008 nợ quá hạn ở các doanh nghiệp quốc doanh ngày càng giảm trong khi ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
ngày càng tăng.
2.4.2. Nợ quá hạn của doanh nghiệp theo thời hạn cho vay
Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay đạt thấp nhất trong năm 2008. Nợ quá hạn ngắn hạn giảm dần qua các năm trong khi nợ quá hạn trung, dài hạn tăng dần qua các năm.
Bảng 14.1: Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn cho vay của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007 - 2009 Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai
Trong những năm qua, doanh số cho vay trung, dài hạn ngày càng tăng lên, cơ cấu cho vay thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng cho vay trung, dài hạn, đó là điều đáng khích lệ. Song việc Ngân hàng tăng cường cho vay mà lại không thu hồi được vốn về thì thực sự là việc làm nguy hiểm. Điều đó có nghĩa là đối với hình thức cho vay trung, dài hạn, Ngân hàng cần hết sức chú ý và tìm biện pháp khắc phục.
2.5. Hệ số sử dụng vốn huy động
Trong những năm vừa qua Ngân hàng đã không ngừng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư và có sử dụng những đồng vốn đó một cách hiệu quả. Nguồn vốn đi vay ngắn hạn được sử dụng một cách linh hoạt trong cả hoạt động cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn theo đúng quy định của Ngân hàng Trung ương về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn. Vì vậy mà nguồn vốn của Ngân hàng luôn đảm bảo an toàn, hữu ích.
Tổng dư nợ
Hệ số sử dụng vốn =
Vốn huy động
Bảng 15.1: Hệ số sử dụng vốn huy động khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 - 2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Vốn huy động
201
306
434,7
Tổng dư nợ
159,5
240
419,5
Hệ số sử dụng vốn (%)
79,35
78,43
96,5
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007 - 2009 Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai
Hệ số sử dụng vốn qua các năm lần lượt là: năm 2007: 79,35 %; năm 2008: 78,43 %; năm 2009: 96,5 % %. Hệ số này luôn lớn hơn 50%,điều này nghĩa là cho vay của Ngân hàng mở rộng so với tốc độ huy động vốn. Và tốc độ này là ngày càng tăng lên qua các năm tuy năm 2008 có giảm đôi chút so với năm 2007 là 0,92 %; năm 2009 so với năm 2008 là 18,07 %. Điều đó chứng tỏ quy mô hoạt động cho vay của Ngân hàng ngày càng được mở rộng. Nguồn vốn nhàn rỗi huy động được từ các tổ chức kinh tế và trong dân cư đã được Ngân hàng sử dụng ngày càng hiệu quả.
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai
3.1. Các nhân tố thuộc về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thông tư số 15/2009/TT-NHNN, quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, trừ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Theo đó, các Ngân hàng thương mại được sử dụng tối đa 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Tỷ lệ tương tự cũng áp dụng với công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Còn Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương chỉ được sử dụng 20%.
Năm 2005, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành quy định về vấn đề này, trong đó cho phép Ngân hàng thương mại được dùng 40% vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn. Các tổ chức tín dụng khác thực hiện theo tỷ lệ 30%. Thông tư mới ban hành cũng quy định cụ thể hơn về các nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng và cách xác định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn.Thông tư sẽ có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Kể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25693.doc