Chuyên đề Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất của xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2007 - 2010

Trọng tâm phát triển cây hàng năm trên địa bàn xã là lúa nước. Đất lúa nước trên địa bàn xã phân bố chủ yếu ở vùng thấp của xã, trên 80% đất ruộng lúa nước là ruộng hai vụ, năng suất tương đối cao và ổn định. Trong sử dụng đất ruộng còn nhiều hạn chế, người dân chưa thực sự đầu tư thâm canh cao, chưa có các giải pháp kỹ thuật bảo vệ đất, hiện tượng sói mòn còn xảy ra. Cây hàng năm khác được trồng trên phần đất thuộc các chân triền thoải, lũng nhỏ, yên ngựa được nhân dân địa phương phát triển ngô, khoai, đậu tương, lạc. Những vùng đất này tầng dày độ phì tương đối cao, độ ẩm lớn rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày

Đất trồng cây lâu năm nằm rải rác trong khu dân cư thuộc sự quản lí sử dụng của các hộ gia đình; Thực tế, đây là loại đất chưa xác định được cây trồng chính, hiệu quả sử dụng đất không cao. Diện tích chủ yếu là vườn tạp gần hoặc nằm trong khu dân cư, tầng đất dầy, độ dốc trung bình có khả năng chuyển đổi để phát triển cây ăn quả ở các khu vực có quy mô diện tích từ 1 ha trở lên.

Rừng tự nhiên của xã chủ yếu phân bố ở khu vực phía Tây, Tây Bắc giáp Bản Xèo, Mường Vi, Cốc Mỳ; Khu phía Nam còn một phần nhỏ trên đỉnh núi cao và chân triền giáp Mường Vi, Bản Qua; Rừng trồng phân bố rải rác trên lãnh thổ.

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5768 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất của xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2007 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh thái lành mạnh và dồi dào về tài nguyên nước. - Chế độ nước mặt: Bản Vược là xã có chế độ nước mặt tương đối phong phú nhờ hệ thống suối và khe suối, có nhiều thuận lợi cho sự phát triển của thực vật và đời sống con người. Cư dân một số nơi thuộc vùng lòng chảo thường sử dụng nước giếng, nước mặt cho sinh hoạt. Đây là yếu tố hết sức thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thủy lợi, cung cấp nước cho sản xuất cũng như xây dựng các công trình nước sạch phục vụ đời sống dân sinh. - Chế độ nước ngầm: Về cơ bản mực nước ngầm trên địa bàn xã tương đối phong phú, ít ảnh hưởng tới cây trồng và đời sống con người. Tuy nhiên vùng ven sông Hồng những năm hạn hán thường xảy ra hiện tượng nước rút ngầm, mực nước ngầm theo dòng chảy rút xuống quá thấp gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông lâm nghiệp và đời sống dân sinh. 4.1.4.3. Tài nguyên rừng Bản Vược là xã có tỷ lệ diện tích rừng khá cao. Năm 2000 diện tích rừng là 1.090,76 ha (trên 30,00 %), trong đó rừng tự nhiên phòng hộ xấp xỉ 15,01 % (535,00 ha), phân bố chủ yếu ở trên các vùng đất có độ cao từ 700 m trở lên và tập chung ở phía Tây Nam xã. Rừng nguyên sinh trên địa bàn còn tồn tại trên các đỉnh núi có độ cao từ 1.200 m đến 1.500 m với hệ thực vật rừng giao nhau ôn đới và nhiệt đới và còn tồn tại một số loài quí hiếm. 4.1.5. Cảnh quan môi trường Bản Vược là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội phát triển của huyện Bát Xát. Trong một thời gian dài sự khai thác sử dụng đất bất hợp lí là nguy cơ gây ảnh hưởng lớn tới đời sống dân sinh trên địa bàn. Quá trình du canh, du cư chủ yếu sống nhờ nương rẫy và phá rừng đã để lại hậu quả nghiêm trọng, đất bị sạt lở ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sinh thái. Vấn đề phát triển vốn rừng cần được quan tâm trong kỳ quy hoạch, nhằm nâng cao chất lượng môi trường sinh thái. Trong tương lai sự phát triển của công nghiệp khai khoáng, điên năng và sự gia tăng nhanh về dân số sẽ tạo nên sự thay đổi lớn về môi trường sinh thái toàn vùng. Trọng tâm cụm xã Bản Vược trở thành một thị trấn công nghiệp cần có các giải pháp cần thiết để gìn giữ môi sinh. 4.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và áp lực đối với đất đai * Thuận lợi: - Có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế: Bản Vược nằm không xa trung tâm huyện lị, vùng công nghiệp phát triển trong tương lai và là cửa ngõ vùng kinh tế phía Tây huyện Bát Xát, có điều kiện để phát triển dịch vụ. Sự giao lưu hàng hóa thương mại của cụm kinh tế phía Tây với các trung tâm phát triển, các vùng khác đều phải chuyển giao qua địa bàn xã. - Được hình thành do quá trình bồì đắp phù sa, hệ thống sông ngòi dày đặc cộng thêm đa dạng về thực vật nên đất đai của xã rất màu mỡ giúp cho phát triển mạnh về nông nghiệp với đa dạng các loại cây trồng vật nuôi. - Quy mô lãnh thổ có diện tích trung bình thuận lợi trong tổ chức quản lí xã hội, địa bàn ở thuộc vùng thấp có độ dốc trung bình, thuận lợi về nguồn nước là yếu tố thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển. * Khó khăn: - Về mùa đông nhiệt độ xuống thấp làm cho số lượng lớn gia súc, gia cầm và đặc biệt là gia súc lớn bị chết lạnh, thường xuyên xuất hiện sương muối ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng, thời vụ và làm cho cây chậm phát triển. - Thiên tai thường xuyên xảy ra, đặc biệt là bão lũ hầu như năm nào xã cũng phải gánh chịu, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân. - Đất đai manh mún, nhỏ lẻ gây khó khăn cho việc áp dụng kĩ thuật khoa học vào trong sản xuất. - Đất có khả năng khai thác cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã hầu hết đã qua sử dụng. Ngoài đất ruộng nước ở vùng thấp, hầu hết các loại đất đã bị suy giảm về chất lượng và bị xé lẻ do ảnh hưởng của quá trình sử dụng đất bất hợp lí lâu dài. 4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Bản Vược 4.2.1. Tình hình kinh tế Trước đây Bản Vược là xã thuần nông, nguồn thu của người dân chủ yếu qua hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong các năm gần đây cơ cấu kinh tế đã hình thành và phát triển ổn định theo hướng công nghiệp - thương mại - nông nghiệp. Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN, dịch vụ đạt 54 tỷ tăng 12 tỷ so với năm 2000, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 27 triệu/ha/năm. Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế xã Bản Vược giai đoạn 2007 - 2010 TT Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 1 Nông, lâm, ngư nghiệp % 70,2 65,9 59,8 50,6 2 CN và xây dựng % 17,8 19,8 24,4 29,2 3 Dịch vụ % 12,0 14,3 15,8 20,2 (Nguồn: UBND xã Bản Vược ) 4.2.2. Sự phát triển các ngành kinh tế * Kinh tế nông, lâm nghiệp - Sản xuất nông - lâm nghiệp: + Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng 155,00 ha trong đó lúa xuân là 64,00 ha, lúa mùa là 91,00 ha đạt 100 % kế hoạch, năng xuất chung đạt 60 tạ/ha. Tổng sản lượng lúa đạt 739,9 tấn đạt 94,9 % kế hoạch. + Cây ngô: Diện tích gieo trồng 101,00 ha trong đó ngô đông xuân là 56,00 ha, ngô hè thu là 45,00 ha, năng suất chung đạt 40 tạ/ha bằng 117,6% kế hoạch. Ngoài ra xã còn có 20,00 ha cây thảo quả, 115,00 ha cây ăn quả và các loại cây trồng hàng năm như: cây sắn, cây khoai… Đến nay UBND xã đã triển khai kế hoạch trồng cây vụ đông là 30,00 ha, cụ thể: + Cây khoai tây là 3,00 ha. + Cây ớt là 4,00 ha. + Cây tỏi, cây hành là 1,00 ha, cây rau các loại là 22,00 ha. - Lâm nghiệp: Vận động nhân dân chăm sóc 605,66 ha rừng, trong đó có 30,00 ha rừng phòng hộ. Trồng cây mỡ là 2,1 vạn cây đạt 167 % kế hoạch, cây keo là 3,5 vạn cây đạt 350 % kế hoạch. Quy hoạch vùng trồng cao su với diện tích 950,00 ha. UBND xã đã kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống cháy rừng và điều chỉnh phương án bảo vệ rừng; Phối hợp cùng kiểm lâm huyện kiểm soát, hướng dẫn cho nhân dân khai thác lâm sản (rừng trồng) đúng quy định của pháp luật. Công tác cảnh báo cháy rừng, phân công trực phòng chống cháy rừng. - Chăn nuôi, thủy sản: + Đàn trâu có 1.285 con đạt 100 % kế hoạch. + Đàn bò có 16 con đạt 0,14 % kế hoạch. + Đàn ngựa có 95 con đạt 231 % kế hoạch. + Đàn lợn có 2.517 con đạt 103 % kế hoạch. + Gia súc được nhốt tại hộ là 60 con đạt 120 % kế hoạch. + Diện tích ao hồ thả cá là 4,14 ha đạt 110 % kế hoạch. Công tác tuyên truyền sâu rộng tới tận các thôn bản về phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được triển khai định kì. Tiếp tục kiểm soát tiêm phòng chống bệnh dại cho động vật trên địa bàn xã, tiêm phòng đợt 1 và đợt 2 cho đàn gia súc được thực hiện đầy đủ trên 9 thôn bản. * Kinh tế công nghiệp Hiện trong những năm gần đây xã đã có khu vực khai khoáng đó là: các mỏ sắt, đồng. Các mỏ này đang được đầu tư khai thác và mở rộng quy mô sản xuất. Quặng sắt tập trung chủ yếu ở thôn III và thôn San Bang; Hàng năm, khu vực này đã đóng góp phần lớn nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Trên địa bàn xã có 2 xí nghiệp sản xuất gạch tương đối phát triển đây cũng là nguồn đóng góp không nhỏ vào ngân sách Nhà nước. * Kinh tế dịch vụ Bản Vược có vị trí thuận lợi cho hoạt động dịch vụ thương mại phát triển. Trong một số năm gần đây do ảnh hưởng của phát triển công nghiệp khai khoáng (mỏ đồng, mỏ sắt) và công nghiệp điện năng đã tạo ra cho trung tâm xã môi trường thuận lợi cho giao dịch buôn bán hàng hóa. Hàng hóa giao dịch cung cấp cho thị trường phía Tây (Bản Xèo, Mường Hum, Pa cheo); phía Tây Bắc (Trịnh Tường, Nậm Chạc, A Mú Sung). Nhìn chung khu vực trung tâm đã trở thành khu hoạt động dịch vụ thương mại phát triển đem lại nguồn thu đáng kể cho xã. Định hướng phát triển của xã là khu vực km0 sẽ trở thành thị trấn công nghiệp nhằm phát huy hết thế mạnh và tiềm năng sẵn có. 4.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội - Về giao thông: Toàn xã có 51,09 ha đất giao thông chiếm 1.43% tổng diện tích tự nhiên trong đó: + Đường ô tô: 13 km + Đường giao thông nông thôn 34 km, trong đó có 10 km đường đất loại 4 m và 24 km loại đường đất 2,50 m. - Về thủy lợi: Toàn xã có 5 công trình với tổng chiều dài là 50 km, đã được kiên cố hóa 2 công trình, diện tích tưới 85,40 ha; tưới chủ động 66,80 ha. - Về giáo dục - đào tạo: tỷ lệ trẻ em đi học đạt 98%; số học sinh tiểu học có 425 em, trung học cơ sở có 239 em, trung học phổ thông có 291 em, mầm non có 162 em. Tổng số giáo viên là 73 người, trong đó giáo viên trung học cơ sở là 26 người, trường trung học phổ thông là 12 người. Nhìn chung sự nghiệp giáo dục đã và đang được sự quan tâm của Đảng bộ và UBND xã, cơ sở vật chất nhà trường đang được củng cố và phát triển. - Về y tế: toàn xã có một trạm y tế nằm ở trung tâm xã với đội ngũ cán bộ y tế gồm: 1 bác sỹ; 3 y sỹ; 3 y tá, hộ lí; 9 cán bộ y tế thôn bản. Trong tháng 3/2010 trạm y tế xã đã khám và điều trị khoảng 2.856 lượt người, trong đó điều trị tại trạm 230 lượt người, tiêm phòng cho trẻ em trong độ tuổi 32 cháu, uống vitamin 113 cháu. 4.2.4.. Tình hình dân số và lao động Hiện tại dân số của xã Bản Vược là 3.313 khẩu và 904 hộ, trong đó nam 1.776 người, nữ là 1.537 người, trong độ tuổi lao động là 2.284 người, lao động nông nghiệp chiếm khoảng 69% số người trong độ tuổi lao động, số người chưa đến tuổi lao động là 583 người, số người hết độ tuổi lao động là 446 người. Bảng 4.2. Tình hình biến động dân số xã Bản Vược giai đoạn 2007- 2010 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 - Tổng số nhân khẩu Người 3.059 3.209 3.249 3.313 - Tổng số hộ Hộ 861 884 895 904 + Hộ nông nghiệp Hộ 402 369 395 398 + Hộ phi nông nghiệp Hộ 459 485 500 506 - Số khẩu / hộ Người 3,55 3,63 3,63 3,66 - Tổng số lao động Lao động 2.245 2.274 2.296 2.284 + Tổng số lao động nông nghiệp Lao động 1.687 1.642 1.603 1.575 + Tổng số lao động PNN Lao động 558 632 693 704 (Nguồn: UBND xã Bản Vược ) 4.2.5. Thành phần dân tộc Toàn xã có 6 dân tộc cùng chung sống: - Dân tộc Kinh: có 1.134 nhân khẩu chiếm 34,23 % dân số toàn xã; Dân tộc kinh đến định cư chủ yếu vào những năm 1960 do chính sách khai hoang và phân bố lại lực lượng sản xuất của Đảng và Nhà nước, cư trú chủ yếu ở khu vực trung tâm và dọc trục đường liên huyện, liên xã. Tập chung ở các thôn: km0, kmI, kmII, kmIII và thôn Mường Đơ. - Dân tộc Dao: chủ yếu tập trung ở thôn San Bang, San Lùng Hạ toàn xã có 1.016 nhân khẩu chiếm 30,67 % dân số toàn xã. - Ngoài các dân tộc kể trên trong xã Bản Vược còn các dân tộc khác như: Dân tộc Dáy sống tập chung ở thôn I, thôn II. Dân tộc Tày, dân tộc Mường Hoa và dân tộc Thái có 927 nhân khẩu chiếm 27,98 % dân số. Sự đa dạng các dân tộc cùng chung sống trên địa bàn xã tạo ra phong phú trong các hoạt động văn hóa, lễ hội mang lại sức hấp dân riêng của vùng. Quá trình sinh sống lâu đời của dân tộc kinh trên địa bàn đã tạo những thay đổi cơ bản về diện mạo nông thôn trên địa bàn. 4.2.6. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội và áp lực đối với đất đai * Thuận lợi: - Là địa phương giàu nguồn tài nguyên khoáng sản (đồng, sắt) hiện đang được đầu tư khai thác với quy mô lớn. Đây là động lực cơ bản thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển tốc độ cao. Sự phát triển của công nghiệp khai khoáng, điện năng sẽ tập chung một khối lượng lớn nhân công, tạo ra một thị trường tiêu thụ với mức độ cao về lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm. - Trên địa bàn có cửa khẩu tiểu ngạch là điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hóa, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của nước bạn là yếu tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. - Trải qua nhiều năm chung sống, sự hài hòa về phong tục tập quán sinh sống, sự hòa đồng và chuyển giao kinh nghiệm sản xuất giữa các dân tộc Kinh, Dao, Dáy là nguồn nội lực quan trọng trong phát triển kinh tế văn hóa xã hội. * Khó khăn: - Công tác dịch vụ sản xuất trong vùng vẫn chưa tổ chức tốt, thiếu nguồn giống, nhiều khi nguồn giống đưa từ nơi khác về lại không phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng. - Trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội đã có quy hoạch và được triển khai song với tốc độ chưa cao, chưa đồng bộ. - Mặt bằng kinh tế văn hóa xã hội còn chưa cao, sản xuất còn mang nặng tính tự cung tự cấp, quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi diễn ra chậm. 4.3. Tình hình quản lí và sử dụng đất đai trên địa bàn xã Bản Vược 4.3.1. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã Xã Bản Vược có tổng diện tích đất tự nhiện trong địa giới hành chính là 3.580,00 ha chiếm 3,37% diện tích tự nhiên toàn huyện. Ranh giới sử dụng đất theo bản đồ địa giới hành chính 364 của xã không có tranh chấp với các xã bên cạnh. Ranh giới sử dụng đất của các tổ chức đang sử dụng không có tranh chấp với nhân dân, sử dụng đúng mục đích đã giao, cho thuê. Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất đai xã Bản Vược năm 2010 STT Mục đích sử dụng đất Mã 12/2010 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 3.580,00 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 1.271,06 35,50 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 173,64 4,85 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 131,13 3,66 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 112,25 3,14 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 18,88 0,53 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 42,51 1,19 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.095,78 30,61 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 607,48 16,97 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 488,30 13,64 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1,64 0,05 2 Đất phi nông nghiệp PNN 612,87 17,12 2.1 Đất ở OTC 21,41 0,60 2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 21,41 0,60 2.2 Đất chuyên dùng CDG 472,69 13,2 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, CTSN CTS 0,69 0,02 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 4,04 0,11 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh PNN CSK 303,64 8,48 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 164,32 4,59 2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1,26 0,04 2.4 Đất sông suối, MNCD SMN 117,51 3,28 3 Đất chưa sử dụng CSD 1.696,07 47,38 3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1.696,07 47,38 (Nguồn: Báo cáo kết quả TKKK đất đai xã Bản Vược) Hình 4.1: Cơ cấu sử dụng đất xã Bản Vược năm 2010 (Nguồn: Báo cáo kết quả TKKK đất đai xã Bản Vược) Diện tích đất nông nghiệp là 1.271,06 ha chiếm 35,50 % diện tích tự nhiên của xã. Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 173,64 ha chiếm 4,85 %; Đất lâm nghiệp là 1.095,78 ha chiếm 30,61 %; Đất nuôi trồng thủy sản là 1,64 ha chiếm 0,05 %. Trọng tâm phát triển cây hàng năm trên địa bàn xã là lúa nước. Đất lúa nước trên địa bàn xã phân bố chủ yếu ở vùng thấp của xã, trên 80% đất ruộng lúa nước là ruộng hai vụ, năng suất tương đối cao và ổn định. Trong sử dụng đất ruộng còn nhiều hạn chế, người dân chưa thực sự đầu tư thâm canh cao, chưa có các giải pháp kỹ thuật bảo vệ đất, hiện tượng sói mòn còn xảy ra. Cây hàng năm khác được trồng trên phần đất thuộc các chân triền thoải, lũng nhỏ, yên ngựa được nhân dân địa phương phát triển ngô, khoai, đậu tương, lạc... Những vùng đất này tầng dày độ phì tương đối cao, độ ẩm lớn rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày Đất trồng cây lâu năm nằm rải rác trong khu dân cư thuộc sự quản lí sử dụng của các hộ gia đình; Thực tế, đây là loại đất chưa xác định được cây trồng chính, hiệu quả sử dụng đất không cao. Diện tích chủ yếu là vườn tạp gần hoặc nằm trong khu dân cư, tầng đất dầy, độ dốc trung bình có khả năng chuyển đổi để phát triển cây ăn quả ở các khu vực có quy mô diện tích từ 1 ha trở lên. Rừng tự nhiên của xã chủ yếu phân bố ở khu vực phía Tây, Tây Bắc giáp Bản Xèo, Mường Vi, Cốc Mỳ; Khu phía Nam còn một phần nhỏ trên đỉnh núi cao và chân triền giáp Mường Vi, Bản Qua; Rừng trồng phân bố rải rác trên lãnh thổ. Diện tích đất phi nông nghiệp là 612,87 ha chiếm 17,12 % diện tích tự nhiên của xã. Trong đó diện tích đất ở là 21,41 ha chiếm 0,6 %; Đất chuyên dùng là 472,69 ha chiếm 13,2 %; Đất nghĩa trang, nghĩa địa là 1,26 ha chiếm 0,04 %; Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng là 117,51 ha chiếm 3,28 %. Đất sử dụng vào mục đích chuyên dùng của xã chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu sử dụng đất so với nhiều địa phương khác trong huyện nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao do bố trí nhiều hạng mục công trình chưa hợp lí. Quá trình thi công các công trình, đặc biệt là giao thông chưa thực sự sử dụng tiết kiệm đất, hoặc gây ảnh hưởng tới đất đai các khu vực lân cận. Hệ thống hạng mục công trình phát triển hạ tầng cơ sở chưa được đầu tư kịp thời, chưa đồng bộ do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất chuyên dùng. Một số lĩnh vực sử dụng đất chuyên dùng sử dụng đất chưa hiệu quả, quy mô sử dụng quá cao so với quy mô sản xuất. Diện tích đất chưa sử dụng là 1.696,07 ha chiếm 47,38 % tổng diện tích tự nhiên của xã, toàn bộ là diện tích đất đồi núi chưa sử dụng. Diện tích này phân bố chủ yếu ở các thôn San Bang, San Lùng và Mường Đơ. Bảng 4.4. Cơ cấu đất đai theo đối tượng sử dụng và quản lí đất năm 2010 Đối tượng sử dụng và quản lí Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 3.580,00 100,00 1. Đối tượng sử dụng 2.014,70 56,28 - Hộ gia đình, cá nhân GDC 943,74 26,36 - Tổ chức trong nước TCC 1.070,96 29,92 + UBND cấp xã UBS 7,31 0,20 + Tổ chức kinh tế TKT 406,15 11,34 + Cơ quan, đơn vị của Nhà nước TCN 657,50 18,37 2. Đối tượng được giao để quản lí 1.565,30 43,72 - UBND cấp xã UBQ 1.533,30 42,83 - Tổ chức khác TKQ 32,00 0,89 (Nguồn: Báo cáo kết quả TKKK đất đai xã Bản Vược) Diện tích phân theo đối tượng sử dụng: 2.014,70 ha chiếm 56,28 % bao gồm: Hộ gia đình, cá nhân là 943,74 ha chiếm 26,36 %; UBND cấp xã là 7,31 ha chiếm 0,20 %; Tổ chức kinh tế là 406,15 ha chiếm 11,34 %; Cơ quan đơn vị của nhà nước là 657,50 ha chiếm 18,37 %. Diện tích phân theo đối tượng được giao để quản lí: 1.565,30 ha chiếm 43,72 % bao gồm: UBND cấp xã là 1.533,30 ha chiếm 42,83 %; Tổ chức khác là 32,00 ha chiếm 0,89 %. 4.3.2. Tình hình biến động đất đai trên địa bàn xã Qua 4 năm diện tích đất chưa sử dụng giảm đi 160,47 ha do chuyển sang đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng 129,30 ha, chủ yếu là diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng lên 122,23 ha để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp; Diện tích công trình công cộng tăng lên 13,90 ha phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng: xây dựng 2 trường mầm non, 1 trường trung học cơ sở, 1 trường trung học phổ thông, xây dựng 6 nhà văn hóa, mở rộng diện tích chợ, xây mới trạm y tế, mở rộng đường và hệ thống thủy lợi... Diện tích đất nông nghiệp tăng lên 31,17 ha; Chủ yếu là tăng diện tích đất rừng sản xuất lên 65,48 ha; Diện tích đất trồng cây hàng năm giảm 48,19 ha; Đất trồng cây lâu năm tăng lên 1,14 ha. Bảng 4.5: Tình hình biến động đất đai xã Bản Vược giai đoạn 2007 - 2010 STT Mục đích sử dụng đất Mã 1/2007 12/2010 Tăng (+) giảm (-) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 3.580,00 100,00 3.580,00 100,00 0,00 1 Đất nông nghiệp NNP 1.239,89 34,63 1.271,06 35,50 + 31,17 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 220,69 6,16 173,64 4,85 - 47,05 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 179,32 5,01 131,13 3,66 - 48,19 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 120,96 3,38 112,25 3,14 - 8,71 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 58,36 1,63 18,88 0,53 - 39,48 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 41,37 1,16 42,51 1,19 + 1,14 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.018,00 28,44 1.095,78 30,61 + 77,78 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 542,00 15,14 607,48 16,97 + 65,48 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 476,00 13,30 488,30 13,64 + 12,30 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1,20 0,03 1,64 0,05 + 0,44 2 Đất phi nông nghiệp PNN 483,57 13,51 612,87 17,12 + 129,30 2.1 Đất ở OTC 20,55 0,57 21,41 0,60 + 0,86 2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 20,55 0,57 21,41 0,60 + 0,86 2.2 Đất chuyên dùng CDG 343,01 9,58 472,69 13,2 + 129,68 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, CTSN CTS 7,14 0,20 0,69 0,02 - 6,45 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 4,04 0,11 4,04 0,11 0,00 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh PNN CSK 181,41 5,07 303,64 8,48 + 122,23 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 150,42 4,20 164,32 4,59 + 13,90 2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2,50 0,07 1,26 0,04 - 1,24 2.4 Đất sông suối, MNCD SMN 117,51 3,28 117,51 3,28 0,00 3 Đất chưa sử dụng CSD 1.856,54 51,86 1.696,07 47,38 - 160,47 3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1.856,54 51,86 1.696,07 47,38 - 160,47 (Nguồn: Báo cáo kết quả TKKK đất đai xã Bản Vược) 4.3.3. Thành tựu của công tác quản lí đất đai trên địa bàn xã * Về điều tra cơ bản: - Đã tiến hành ra soát, chỉnh lí bổ xung tài liệu đất lúa nước, thành quả của quá trình thực hiện chỉ thị 299 và tiến hành đo bổ sung vào năm 1996. - Đã tiến hành kiểm kê đất đai vào năm 1995, năm 2000, năm 2005, năm 2010. Thành quả các lần kiểm kê: + Xây dựng thành công bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã năm 1995, năm 2000, năm 2005 và năm 2010 ở tỷ lệ 1/10.000. Các loại bản đồ trên đã phản ánh thực tế sử dụng đất trên địa bàn xã, đồng thời cho thấy diễn biến về sử dụng đất trên lãnh thổ trong thời gian qua. + Xác lập bộ hồ sơ đất đai làm cơ sở pháp lí cho công tác quản lí đất đai và hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Đặc biệt năm 2000 được sự hỗ trợ của cán bộ chuyên môn tỉnh, huyện UBND xã đã tổ chức kiển kê và đánh giá lại toàn bộ đất chưa sử dụng trên địa bàn. * Về công tác giao đất cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất: Từ năm 1999 đến năm 2005 được sự chỉ đạo của UBND xã, sự hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chuyên môn huyện, tỉnh công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được triển khai trên địa bàn xã một cách hiệu quả. Quá trình triển khai giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo quy trình, quy phạm, đúng hướng, hồ sơ địa chính được xác lập với chất lượng cao. Đất sản xuất nông nghiệp được giao cấp theo tinh thần nghị định 64/1993/NĐ-CP của Chính phủ; đất lâm nghiệp được giao cấp theo tinh thần nghị đinh 163/1999/NĐ-CP của chính phủ. Đến năm 2007 kết quả giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã như sau: - Tổng số hộ được giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất ở đạt 552 hộ chiếm trên 78,97%. - Số hộ được giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp: 151 hộ đạt 21,6%. - Trong năm 2005 và năm 2006 xã Bản Vược đã đấu giá đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất được 56 hộ gia đình, cá nhân với diện tích đất ở là 0,58 ha. - Tổng diện tích các loại đất đã giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 864,33 ha đạt 24,72% tổng diện tích tự nhiên. Nhìn chung công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian qua đã đạt kết quả khả quan. Công tác quản lí đất đai dần đi vào nề nếp, thông qua quá trình này năng lực quản lí của cán bộ cơ sở cũng dần được nâng cao. * Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thực hiện quyết định 226/QĐ-UB ngày 16/12/1996 của UBND tỉnh Lào Cai, UBND xã đã tiến hành rà soát toàn bộ quỹ đất trong lãnh thổ và xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm cơ sở pháp lí cho công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp theo tinh thần Nghị định 02/CP, Nghị định 64/CP, Nghị định 85/CP và Nghị định 163/CP của chính phủ. Công tác quy hoạch sử dụng đất được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội và thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngoài ra trên địa bàn xã trong những năm qua đã tiến hành tham gia quy hoạch đất cho các dự án phát triển khác như: Dự án 661, dự án xóa đói giảm nghèo, dự án xắp xếp dân cư, dự án quy hoạch khu trung tâm cụm xã... Nhìn chung công tác điều tra, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn xã thời gian qua đã được quan tâm và đạt được kết quả khá tốt, được triển khai trên nhiều lĩnh vực và các chương trình dự án. Giúp cho công tác quản lí, đánh giá một cách đúng đắn nguồn tài nguyên đất đai, làm cơ sở cho hoạch định phát triển kinh tế xã hội, làm cơ sở pháp lí cho công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong phạm vi lãnh thổ xã. Thực tế cho thấy trên địa bàn xã hiện nay một số ngành và lĩnh vực sử dụng đất đang tiến hành rà soát điều chỉnh hoặc xây dựng mới phương án quy hoạch phát triển của ngành mình để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 nhằm cụ thể hóa quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện, cụ thể hóa công tác quy hoạch sử dụng đất cấp xã. Đây là việc làm cấp thiết cần được triển khai, phục vụ kịp thời phát triển kinh tế văn hóa xã hội đến năm 2020. 4.3.4. Đánh giá tình hình quản lí và sử dụng đất trên địa bàn xã Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lí nông nghiệp, quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, đặc biệt trong những năm gần đây đã làm thay đổi quá trình sử dụng đất trên địa bàn. Các ngành kinh tế, lĩnh vực sử dụng đất đều có sự gia tăng, thay đổi về nhu cầu sử dụng đất tạo ra sự biến động lớn về cơ cấu. Các loại đất nói chung, từng loại đất nói riêng, những vấn đề này tác động đến công tác quản lí đất đai ở địa phương. Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành công tác quản lí đất đai ở địa phương đã đạt được một số kết quả khả quan. * Về công tác quản lí: - Về tổ chức: Ngày càng ổn định, xã đã có cán bộ làm công tác quản lí đất đai chuyên trách, cán bộ được đào tạo cơ bản và ngày càng được củng cố, nâng cao về năng lực. Lãnh đạo xã quan tâm hơn tới quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn. - Về nhiệm vụ: Lãnh đạo xã và cán bộ cơ sở thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn về quản lí đất đai, đặc biệt trong công tác thống kê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao tot nghiep phuong 39.doc
Tài liệu liên quan