MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU 3
CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP CỦA NHTM 4
1.1. Hoạt động cho vay của NHTM 4
1.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay của NHTM 4
1.1.2. Đặc điểm hoạt động cho vay của NHTM 5
1.1.3. Vai trò của hoạt động cho vay đối với NHTM 6
1.1.4. Phân loại hoạt động cho vay của NHTM 7
1.1.5. Các phương thức cho vay của NHTM 10
1.1.6. Quy trình cho vay của NHTM 15
1.1.7. Điều kiện vay vốn của NHTM 17
1.1.7. Điều kiện vay vốn của NHTM 18
1.2. Cho vay đối với doanh nghiệp của NHTM 20
1.2.1. Sự khác nhau trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân
và khách hàng doanh nghiệp của NHTM 20
1.2.2. Vai trò của vốn vay NHTM đối với doanh nghiệp 22
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp
của NHTM: 24
1.3.1. Các nhân tố chủ quan (thuộc về ngân hàng) 24
1 3.2. Các nhân tố khách quan 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT
ĐÔNG TRIỀU 29
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và
các doanh nghiệp ở Đông Triều 29
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của Đông Triều 29
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Đông Triều 29
2.1.3. Khái quát về các doanh nghiệp ở Đông Triều 31
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Đông Triều 32
2.2.1. Hoạt động huy dộng vốn 32
2.2.2. Hoạt động đầu tư tín dụng 35
2.2.3. Công tác tài chính 40
2.2.4. Công tác hiện đại hóa ngân hàng: 41
2.3. Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh
NHNo & PTNT Đông Triều 41
2.3.1. Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện
Đông Triều 41
2.3.2. Phương thức cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh
NHNo&PTNT Đông Triều 42
2.3.3. Chính sách lãi suất trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp
của NHNo&PTNT Đông Triều 43
2.3.4. Kết quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của
NHNo&PTNT Đông Triều 44
2.3.5. Chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại NHNo&PTNT
Đông Triều 48
2.4. Đánh giá về hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của
NHNo&PTNT Đông Triều 51
2.4.1. Những mặt đã đạt được 51
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế trong
hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều 53
CHƯƠNG III: Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẨY MẠNH
HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
TẠI CHI NHÁNH NHNO &PTNT ĐÔNG TRIỀU 58
3.1. Định hướng trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều 58
3.2. Ý kiến đề xuất 59
3.2.1. Nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng 59
3.2.2. Thực hiện tốt việc nghiên cứu, thu thập thông tin về doanh nghiệp 61
3.2.3. Mở rộng hệ thống mạng lưới để tiếp cận được nhiều hơn và gần
hơn với doanh nghiệp 62
3.2.4. Tiếp tục làm tốt công tác khoán tài chính đến từng CBTD 63
3.2.5. Hoàn thiện chính sách tín dụng, trong đó chính sách lãi suất cho vay
đối với doanh nghiệp cần phải linh hoạt hơn và các phương thức cho vay
đối với doanh nghiệp cần phải đa dạng hơn. 63
3.2.6. Hoàn thiện quy trình cho vay đối với doanh nghiệp, trong đó khâu
thẩm định tài sản bảo đảm cần phải thông thoáng và khâu kiểm tra
kiểm soát trong và sau khi cho vay cần phải được nâng cao 64
3.2.7. Triển khai nghiệp vụ cho thuê tài chính, đổi mới công nghệ ngân hàng và phát triển các dịch vụ đi kèm với hoạt động cho vay doanh nghiệp 66
3.3. Kiến nghị 67
3.3.1: Kiến nghị với Nhà Nước 67
3.3.2. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam 68
3.3.3. Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam 69
3.3.4. Kiến nghị đối với UBND Huyện Đông Triều 70
3.3.5. Kiến nghị đối với ngân hàng No&PTNT Quảng Ninh: 71
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1833 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đông Triều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức tín dụng, do vậỵ để đứng vững được trên thị trường thì NHTM nói chung và NHNo&PTNT Đông Triều nói riêng phải hết sức cố gắng trong mọi hoạt động kinh doanh của mình.
Ý thức được những thuận lợi và khó khăn trên, để phát triển kinh doanh có hiệu quả trong môi trường cạnh tranh theo cơ chế thị trường, trong những năm qua NHNo&PTNT Đông Triều đã nhận thức đầy đủ định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam và thường xuyên bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của huyện, đề ra nhiều giải pháp kinh doanh phù hợp và đã đạt được nhiều thành công như ngày hôm nay.
2.1.3. Khái quát về các doanh nghiệp ở Đông Triều
(Nguồn từ báo cáo tổng kết hoạt động năm 2006, 2007, 2008)
Tính đến 31/12/2008 toàn huyện Đông Triều có 262 Doanh nghiệp, trong đó khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng rất lớn.
* Doanh nghiệp nhà nước: 10 Doanh nghiệp
Hiện tại các DNNN hầu như đang trong tình trạng khó khăn, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thấp, thua lỗ. Tình trạng này đã gây khó khăn cho việc thu hồi nợ của ngân hàng đối với những doanh nghiệp đã có quan hệ vay vốn của ngân hàng. Trước tình trạng hoạt động kinh doanh của khối các DNNN làm ăn gặp khó khăn như vậy NHNo&PTNT Đông Triều vẫn giữ mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp này để có thể thu hồi được nợ và giữ chân họ bởi vì trong tương lai các DNNN sẽ cổ phần hoá chuyển sang công ty cổ phần hạch toán độc lập, làm ăn có hiệu quả hơn.
* Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Trong khi số DNNN vẫn là 10 DN thì số lượng các DNNQD liên tục tăng, từ 150 DN trong năm 2006 lên tới 209 DN trong năm 2007, năm 2008 tiếp tục tăng lên 252 DN. Đây là thành phần kinh tế đang phát triển mạnh, có vai trò quan trọng đối với Đông Triều vì nó đã có đóng góp lớn vào quá trình phát triển kinh tế của huyện nhà. Nhưng ở Đông Triều, khối doanh nghiệp này đa số được hình thành chủ yếu là từ kinh tế hộ gia đình và cá nhân phát triển lên, do vậy trình độ quản lý doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, quy mô sản xuất nhỏ, vốn tự có thấp, sức cạnh tranh yếu do công nghệ sản xuất còn lạc hậu, sổ sách kế toán chưa kịp thời, trong hoạt động sản xuất kinh doanh các vẫn chưa có những dự án, phương án phát triển vững chắc, lâu bền.
Chính những hạn chế trên mà trong thời gian qua hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Đông Triều đối với khối các doanh nghiệp này gặp phải nhiều khó khăn vì những hạn chế đó đã làm ảnh hưởng đến việc kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là ảnh hưởng tới quyết định cho vay vốn của ngân hàng. Do đó, việc nghiên cứu mở rộng hoạt động đầu tư cho vay của Nhno&PTNT Đông Triều đối với khối doanh nghiệp này đã bị hạn chế rất nhiều. Vì vậy, để thúc đẩy sự phát triển và nâng cao năng lực cho khối doanh nghiệp này NHNo&PTNT Đông Triều cần phải đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với các đối tượng doanh nghiệp này trên cơ sở nắm bắt được hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để có những biện pháp thích hợp trong hoạt động cho vay.
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Đông Triều
2.2.1. Hoạt động huy dộng vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM nói chung và NHNo&PTNT Đông Triều nói riêng. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác của mình. Hoạt động huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó lại là một hoạt động rất quan trọng, không có hoạt động này xem như không có các hoạt động khác của NHTM.
Với phương châm chủ động khai thác nguồn vốn địa phương để chủ động mở rộng cho vay cân đối tại chỗ, NHNo&PTNT Đông Triều trong thời gian qua đã chú trọng đến công tác huy động các loại vốn ngắn hạn, dài hạn để chủ động mở rộng cho vay trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu cho vay có hiệu quả trên địa bàn đồng thời hỗ trợ vốn cho toàn ngành. Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Đông Triều trong những năm gần đây được thể hiện thông qua bảng số liệu và biểu đồ sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn phân theo tính chất nguồn vốn huy động.
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008)
Bảng số liệu trên được thể hiện trên biểu đồ sau:
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy: Nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo&PTNT Đông Triều trong những năm gần đây đạt mức tương đối cao. Tuy tốc độ tăng trưởng giữa các năm không đồng đều nhưng đều vượt mức kế hoạch được giao. Cụ thể là: Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2006 là 339.861 triệu đồng. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2007 là 446.660 triệu đồng, tăng 106.799 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 31.42%. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2008 là 619.358 triệu đồng, tăng 172.698 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 38.66%, đạt 107% kế hoạch được giao.
Trong tổng nguồn huy động thì tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và liên tục tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối qua các năm. Năm 2006, số tiền huy động từ dân cư là 261.285 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 76,88% tổng nguồn vốn. Năm 2007, số tiền huy động từ dân cư là 357.085 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 79,95% tổng nguồn vốn. Năm 2008, số tiền huy động từ dân cư là 512.700 triêu đồng, chiếm tỷ trọng 82.78% tổng nguồn vốn. Tình hình này cho ta thấy mức độ tin cậy của dân cư đối với ngân hàng, NHNo&PTNT Đông Triều đã để lại được hình ảnh tốt trong lòng dân cư.
Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội luôn chiếm tỷ trọng khoản 5% đến 7% tổng nguồn vốn.
Ngược lại, tiền gửi của TCTD chiếm tỷ trọng khá nhỏ, chưa đầy 1% tổng nguồn vốn huy động.
2.2.2. Hoạt động đầu tư tín dụng
Hoạt động đầu tư tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng. Trong hoạt động đầu tư tín dụng, NHNo&PTNT Đông Triều có nhiệm vụ cho vay ngắn hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ, cho vay trung hạn, dài hạn đối với các dự án có hiệu quả, mục tiêu tài trợ tuỳ tính chất và khả năng nguồn vốn. Trên cơ sở có lợi thế về huy động nguồn vốn, NHNo&PTNT Đông Triều luôn tích cực chỉ đạo mở rộng tín dụng luôn đi đôi với nâng cao chất lương tín dụng, lấy thị trường nông thôn là chính, đẩy mạnh đầu tư vào kinh tế hộ sản xuất, đồng thời chú trọng đầu tư vào doanh nghiệp. Trong những năm gần đây hoạt động đầu tư cho vay của NHNo&PTNT Đông Triều rất phát triển và đã đạt được nhiều kết quả lớn cả về mặt số lượng và chất lượng. Cụ thể như sau:
* Dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay của một NHTM là chỉ tiêu đánh giá khối lượng vốn mà ngân hàng đang cho vay đối với các chủ thể trong nền kinh tế. Dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Đông Triều liên tục tăng qua các năm. Kết quả đạt được trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Đông Triều trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ dưới đây.
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
1. Tổng dư nợ
358.445
506.674
621.269
2. Mức tăng tuyệt đối
43.123
148.229
114.595
3. Tốc độ tăng trưởng dư nợ
13.68%
41.35%
22,62%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008)
Số liệu ở bảng trên được biểu diễn thông qua biểu đồ sau:
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy:
Trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Đông Triều, dư nợ cho vay của ngân hàng liên tục tăng qua các năm từ 2006 đến 2008 về số tuyệt đối. Mức tăng dư nợ cho vay năm 2006 so với năm 2005 là 43.123 triệu đồng, mức tăng dư nợ cho vay năm 2007 so với năm 2006 lên tới 148.229 triệu đồng, nhưng đến năm 2008 mức tăng dư nợ lại thấp hơn so với mức tăng năm 2007 , chỉ còn tăng 114.595 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cũng tăng mạnh, năm 2006 tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay là 13,68%, năm 2007 dư nợ cho vay tăng mạnh, lên tới 41,35%, tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2008 phù hợp với mức tăng tuyêt đối, chỉ còn tăng 22,62% so với năm trước đó.
Xu hướng tăng không đồng đều qua các năm có thể được giải thích như sau: từ đầu năm 2006 đến nửa cuối năm 2007, nền kinh tế bùng nổ mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực chứng khoán, kéo theo sự lạc quan vào tương lai, các doanh nghiệp đẩy mạnh vay vốn, đầu tư vào sản xuất-kinh doanh, do đó mức tăng trưởng dư nợ của các năm này tăng rất mạnh. Bắt đầu năm 2008, nền kinh tế thế giới bắt đầu có biểu hiện suy thoái, lĩnh vực chứng khoán chững lại và có xu hướng giảm mạnh, ảnh hưởng khá lớn tới nền kinh tế, điều này cũng tác động mạnh tới các ngân hàng, tốc độ tăng trưởng dư nợ đã phản ánh đúng xu hướng trên.
Nếu hoạt động cho vay được nhìn nhận trên phương diện thời hạn cho vay thì trong thời gian qua kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động cho vay phân theo thời hạn cho vay
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
DNCV
Tỷ trọng
DNCV
Tỷ trọng
DNCV
Tỷ trọng
1. DNCV ngắn hạn
154.715
43,16%
267.558
52,81%
336.549
54,17%
2. DNCV trung hạn
183.534
51,2%
224.318
44,27%
275.902
44,41%
3. DNCV dài hạn
20.196
5,63%
14.798
2,92%
8.818
1,42%
4. Tổng dư nợ
358.445
100%
506.674
100%
621.269
100%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng qua các năm 2006, 2007, 2008)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và liên tục tăng qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 2008 dư nợ cho vay ngắn hạn là 336.549 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 54,17% trong tổng dư nợ, đây cũng là năm có dư nợ cho vay ngắn hạn cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ trong ba năm.
Dư nợ cho vay trung hạn cũng tăng qua các năm nhưng so với tổng nguồn thì tỷ trọng dư nợ cho vay trung hạn đang có xu hướng giảm dần và ổn định ở mức 44%-45%, cụ thể là: năm 2006 dư nợ cho vay trung hạn là 183.534 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 51,20% so với tổng dư nợ. Đến năm 2007,và 2008 tuy vẫn gia tăng về số tuyệt đối song tỷ trọng Nợ trung hạn đã giảm, về mức 44,27% và 44,41%.
Dư nợ cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng dư nợ và liên tục giảm về cả số tuyệt đối và số tương đối so với tổng dư nợ. Năm 2006 dư nợ cho vay dài hạn là 20.196 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 5,63% so với tổng dự nợ, đến năm 2007 giảm xuống còn 14.798 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,92% so với tổng dư nợ, giảm 26,73% so với dư nợ dài hạn năm 2006. Đến năm 2008 mức dư nợ cho vay dài hạn lại giảm mạnh còn 8.818 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,42% so với tổng dư nợ; So với dư nợ năm 2007 đã giảm đi tới 40,41%.
Qua phân tích trên ta thấy NHNo&PTNT Đông Triều chủ yếu cho vay ngắn hạn, và cho vay trung hạn; còn cho vay dài hạn ở mức rất thấp. Điều này cho thấy khách hàng đến với ngân hàng chủ yếu là có nhu cầu vốn ngắn hạn.
* Chất lượng cho vay
Nợ xấu là tiêu thức chủ yếu khi đánh giá chất lượng cho vay, là tiêu thức phản ánh rõ nhất về chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng.Theo quyết định số 493/2007/QĐ-NHNN của NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5. Nợ xấu được xác định như sau:
Tỷ lệ nợ xấu
=
nợ xấu
*
100%
Tổng dư nợ
Trong quá trình cho vay NHNo&PTNT Đông Triều hết sức quan tâm tổ chức thực hiện và thẩm định chặt chẽ từng món vay, luôn chú trọng công tác thẩm định trước khi cho vay, tăng cường kiểm tra trong và sau khi cho vay, từng bước giảm thấp nợ xấu, nâng cao chất lượng cho vay. Tình hình nợ xấu của NHNo&PTNT Đông Triều trong hoạt động cho vay thời gian qua được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Tình hình nợ xấu qua các năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
số tiền
tỷ trọng
số tiền
tỷ trọng
(+)(-)%
số tiền
tỷ trọng
(+)(-)%
nợ nhóm 1
322.796
90,05%
486.945
96,11%
50.85%
580.369
93,42%
19,19%
nợ nhóm 2
33.633
9,38%
15.105
2,98%
-55.09%
33.128
5,33%
119,32%
nợ xấu
2.016
0,56%
4.624
0,91%
129.37%
7.772
1,25%
68,08%
Tổng dư nợ
358.445
100%
506.674
100%
41,35%
621.269
100%
22,62%
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2006, 2007, 2008)
Qua bảng số liệu ta thấy:
Tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Đông Triều qua các năm có sự biến động rất lớn và có chiều hướng tăng, năm 2006 nợ xấu chỉ là 2.016 triệu đồng nhưng đến năm 2007 nợ xấu tăng đột ngột lên tới 4.624 triệu đồng (tăng 41,35%) và đến 2008 thì lại tăng 68,08% lên mức 7.772 triệu đồng. Xét về tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ: Trong 3 năm, tỷ trọng nợ xấu đã tăng từ 0,56% lên đến 0,91% rồi 1,25% tổng dư nợ.
Trong khi nợ xấu có xu hướng tăng mạnh thì tỷ lệ nợ nhóm 2 lại có xu hướng giảm vào năm 2007 rồi lại tăng trở lại vào năm 2008. Cụ thể: Năm 2006, tỷ trọng nợ nhóm 2 là 9,38% (tương ứng 33.633 triệu đồng), Năm 2007, nợ nhóm 2 giảm tới 55,09% so với năm 2006, tỷ trọng lúc này là 2,98% tổng dư nợ (số tuyệt đối 15.105 triệu đồng); Năm 2008, nợ nhóm 2 lại tăng rất mạnh, tăng tới 119,32% so với năm 2007, điều này làm cho tỷ trọng nợ nhóm 2 tăng lên nhiều, 33.128 triệu đồng tương đương 5,33% tổng dư nợ năm.
Mặc dù nợ nhóm 1 vẫn chiếm tỷ trọng cao, song trong thời gian tới ngân hàng cần có những biện pháp tích cực hơn nữa trong việc thu hồi nợ.
2.2.3. Công tác tài chính
Trong những năm qua NHNo&PTNT Đông Triều đã tăng cường chỉ đạo sát sao phòng ban thực hiện nghiêm túc quy chế tài chính, tiết kiệm chi phí hợp lý và thu nợ rủi ro (năm 2006 thu nợ rủi ro tín dụng tới 22.438 triệu đồng, chiếm gần 30% doanh thu năm 2006). Đồng thời, chấn chỉnh thực hiện tốt công tác khoán tài chính đến đơn vị, nhóm và người lao động, có chính sách đơn giá tiền lương phù hợp, áp dụng cơ chế lãi suất huy động vốn linh hoạt, kịp thời phù hợp với thực tế, thực hiện lãi suất cho vay không phân biệt thành phần kinh tế, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ áp dụng lãi suất hiện hành, mở rộng kinh doanh nhằm tăng năng lực tài chính.
Cụ thể kết quả công tác tài chính trong thời gian gần đây được thể hiện ở bảng trong phần phụ lục 1:
Qua bảng báo cáo công tác tài chính trên, ta có thể nhận thấy tình hình thu chi của Ngân hàng có sự gắn kết chặt chẽ với tình hình kinh tế và diễn biến lãi suất trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2008. Cụ thể:
Năm 2007, Chi dự phòng rủi ro tín dụng tăng 4.352,44% so với năm 2006, điều này là hệ quả của việc huy động lãi suất cao của các ngân hàng thương mại trong thời gian này, kéo theo lãi suất cho vay tăng lên rất cao.
Năm 2008, Trả lãi tiền gửi và lãi vay vốn tăng cao so với năm 2007, lên mức 92,69% và 2546,96%. Nguyên nhân của tình trạng trên là do các khoản huy động lãi suất cao từ năm 2007 đã đến kỳ hạn.
2.2.4. Công tác hiện đại hóa ngân hàng:
Với đặc thù kinh doanh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, trang thiết bị của Chi nhánh phục vụ chủ yếu cho công tác thông tin giữa Chi nhánh với toàn bộ hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam,các phòng ban trực thuộc Chi nhánh, Chi nhánh sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu tập trung, mọi thông tin khách hàng đều được quản lý trên máy chủ APICAS tại ngân hàng No & PTNT Việt Nam, sự đảm bảo thông suốt và tính bảo mật cao của nó sẽ giúp cho công tác quản lý được thuận lợi, trong nội bộ chi nhánh có tổng số 60 máy vi tính với công nghệ cao giúp cho việc điều hành và quan hệ chặt chẽ giữa bộ máy quản lý với các phòng ban, và các phòng ban với nhau. Tiến tới hiện đại hoá ngân hàng, Chi nhánh có nhiều kênh để cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng của mình như: Hệ thống máy giao dịch tự động (ATM), Internet banking, Home banking...
2.3. Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Đông Triều
Trong những năm qua với những giải pháp và bước đi thích hợp, cơ cấu tín dụng của NHNo&PTNT Đông Triều từng bước được chuyển dịch phù hợp với sự phát triển kinh tế của cả Huyện, cho vay doanh nghiệp được NHNo&PTNT Đông Triều hết sức quan tâm, ban lãnh đạo ngân hàng đã tập trung mở rộng cả quy mô cũng như nâng cao chất lượng cho vay. Sau đây là một số thực trạng của NHNo&PTNT Đông Triều trong hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện.
2.3.1. Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện Đông Triều
Qua tìm hiểu các doanh nghiệp là khách hàng của NHNo&PTNT Đông Triều cho ta thấy một số điểm như sau:
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa có quan hệ giao dịch với NHNo&PTNT Đông Triều vì trên thực tế trên địa bàn Huyện Đông Triều chưa có loại hình doanh nghiệp này.
Hiện nay, số DNNN có quan hệ với ngân hàng là 5 doanh nghiệp trong tổng số 10 DNNN có trên địa bàn (năm 2006 toàn Huyện có 10 DNNN trong đó có 7 DNNN có quan hệ vay vốn ngân hàng nông nghiệp, năm 2007 toàn Huyện có 10 DNNN trong đó có 5 doanh nghiệp có quan hệ vay vốn ngân hàng nông nghiệp).
Các DNNQD có trên địa bàn huyện mặc dù có số lượng lớn hơn rất nhiều so với DNNN, tính đến cuối năm 2008 toàn Huyện có 252 DNNQD nhưng trong số đó chỉ có 87 doanh nghiệp có quan hệ giao dịch với ngân hàng (năm 2006 toàn huyện có 160 DNNQD trong đó có 66 DNNQD có quan hệ vay vốn ngân hàng nông nghiệp, năm 2007 toàn Huyện có 219 DNNQD trong đó có 69 DNNQD có quan hệ vay vốn ngân hàng nông nghiệp).
Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn đều trong tình trạng thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh, vì vậy các doanh nghiệp hầu hết đều có nhu cầu vay vốn ngân hàng, nhưng hiện tại số doanh nghiệp có quan hệ vay vốn NHNo&PTNT Đông Triều còn quá ít, chỉ có 92 doanh nghiệp có quan hệ vay vốn ngân hàng, chiếm tỷ lệ 35,11% tổng số doanh nghiệp hiện có trên địa bàn. Nguyên nhân của tình trạng này là do hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn là DNNQD có qui mô vừa và nhỏ, vốn tự có thấp, trình độ quản lý kém, kinh nghiệm chưa có, năng lực tài chính không tốt, phương án sản xuất kinh doanh không khả thi, do vậy không đáp ứng được các yêu cầu điều kiện vay vốn của ngân hàng. Một nguyên nhân khác phải kể đến là do ngân hàng nông nghiệp phải cạnh tranh với nhiều ngân hàng cổ phần khác trên địa bàn.
2.3.2. Phương thức cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh NHNo&PTNT Đông Triều
Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vốn vay của doanh nghiệp và khả năng giám sát việc doanh nghiệp sử dụng vốn vay của Ngân hàng, NHNo&PTNT Đông Triều cùng với doanh nghiệp sẽ thoả thuận một phương thức cho vay hợp lý.
Chủ trương của NHNo&PTNT Đông Triều là áp dụng tất cả các phương thức cho vay theo quy định của NHNN Việt Nam để thoả mãn tối đa nhu cầu của doanh nghiệp nhưng trên thực tế ngân hàng chủ yếu là cho vay theo phương thức từng lần và theo hạn mức. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay, NHNo&PTNT Đông Triều thường áp dụng phương thức cho vay từng lần khi doanh nghiệp lần đầu đặt quan hệ vay vốn ngân hàng. Sau khi khách hàng có quan hệ và tạo được uy tín, đồng thời đáp ứng được một số yêu cầu cụ thể, ngân hàng bắt đầu có thể chuyển đổi sang hình thức cho vay theo hạn mức. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp mới đặt quan hệ vay vốn lần đầu, ngân hàng cũng có thể cho doanh nghiệp vay theo hạn mức, đó là những doanh nghiệp có bề dày hoạt động, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao trong nhiều năm, dự án vay vốn khả thi, giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn rất nhiều so với khoản vay.
Ngoài ra, với phương thức cho vay hợp vốn, Chi nhánh cũng đã áp dụng. Hiện tại NHNo&PTNT Đông Triều đang trong quá trình đàm phán cùng Ngân hàng Đại Dương cho vay hợp vốn dự án nhà máy gốm màu Kim Sơn với số vốn vay của công ty lên tới gần 200 tỷ VNĐ.
2.3.3. Chính sách lãi suất trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều
Trong những năm qua, NHNo&PTNT Đông Triều thực hiện chính sách lãi suất cho vay linh hoạt. Cụ thể lãi suất bình quân trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều trong những năm qua như sau:
Bảng 2.5: lãi suất cho vay bình quân qua các năm
Năm
2006
2007
2008
Lãi suất bình quân cho vay
1,10%
1,05%
1,56%
(tổng hợp từ báo cáo của ngân hàng No&PTNT qua các năm 2006,2007,2008)
Tuy nhiên, để thúc đẩy hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngân hàng đã có chính sách lãi suất ưu tiên đối với những doanh nghiệp là khách hàng truyền thống, những doanh nghiệp có bề dầy hoạt động, những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, những doanh nghiệp mới thành lập.
Trong trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo trả nợ đúng thời hạn như đã ghi trong hợp đồng vay vốn, việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ NHNo&PTNT Đông Triều không áp dụng mức lãi suất ghi trên hợp đồng cho vay mà áp dụng mức lãi suất hiện hành hoặc tối đa bằng lãi suất quá hạn, với việc áp dụng chính sách lãi suất như vậy đã làm cho công tác thu nợ được tốt hơn vì đã giảm được việc ra hạn nợ tràn nan, vì vậy chất lượng hoạt động cho vay được nâng cao.
2.3.4. Kết quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều
Nếu phân loại theo thành phần kinh tế trong thời gian qua ngân hàng vẫn chủ yếu là cho vay đối với hộ sản xuất, hộ gia đình và tư nhân, cho vay doanh nghiệp có tăng nhưng vẫn thấp hơn so với cho vay hộ sản xuất, tư nhân và hộ gia đinh. Kết quả đó thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Thành phần kinh tế
2006
2007
2008
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
1. Doanh nghiệp
162.313
45,28%
243.614
48,08%
337.072
54,26%
2. Hộ SX, tư nhân, hộ GĐ
196.133
54,72%
263.060
51,92%
284.197
45,74%
3. Tổng dư nợ
358.446
100%
506.674
100%
621.269
100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2006, 2007, 2008)
Bảng số liệu cho ta thấy: Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp trong tổng dư nợ có xu hướng tăng qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Cụ thể như sau: Năm 2006, dư nợ cho vay doanh nghiệp là 162.313 triệu đồng. Năm 2007 dư nợ cho vay doanh nghiệp là 243.614 triệu đồng, tăng 81.301 triệu đồng so với dư nợ cho vay doanh nghiệp năm 2006. Năm 2008, dư nợ cho vay doanh nghiệp là 337.072 triệu đồng, tăng 93.458 triệu đồng so với dư nợ cho vay doanh nghiêp năm 2007. Từ năm 2006 đến năm 2007, trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Đông Triều, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp tương đối cao, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với hộ SX, tư nhân và hộ GĐ. Năm 2006, dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 45,28% tổng dư nợ, năm 2007 chiếm 48,08% tổng dư nợ. Đến năm 2008 tỷ trọng cho vay doanh nghiệp đã chiếm 54,26% tổng dư nợ, cao hơn cho vay khối hộ.
Nếu chỉ xét riêng khối doanh nghiệp, kết quả cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều trong thời gian qua được thể hiện thông qua bảng số liệu và biểu đồ như sau:
Bảng 2.7: Kết quả cho vay phân theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị: Triệu đồng
Loại hình DN
2006
2007
2008
DNCV
Tỷ trọng
DNCV
Tỷ trọng
DNCV
Tỷ trọng
1. DNNN
30.356
18,7%
28.791
11,82%
45.869
13,61%
2. DNNQD
131.957
81,3%
214.823
88,18%
291.203
86,39%
Tổng
162.313
100%
243.614
100%
337.072
100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2006, 2007, 2008)
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với từng loại hình doanh nghiệp được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.8: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của khối doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp
Tốc độ tăng trưởng DNCV 2007 so 2006
Tốc độ tăng trưởng DNCV 2008 so 2007
1. DNNN
-5,2%
59,32%
2. DNNQD
62,8%
35,55%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2006, 2007, 2008)
Kết quả trên được biểu diễn trên biểu đồ như sau:
Biểu đồ 2.4:
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy:
Trong thời gian qua dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều liên tục tăng và tăng với tốc độ ngày càng lớn, năm 2007 tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay là 9%, năm 2008 tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay là 19%. Xét cụ thể từng loại hình doanh nghiệp ta thấy:
Dư nợ cho vay đối với khối DNNN giảm vào năm 2007 với mức giảm 5,2%. Năm 2006, dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Đông Triều đối với khối doanh nghiệp này là 30.356 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 18,7% so với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Nhưng đến năm 2007, dư nợ cho vay đối với khối doanh nghiệp này giảm xuống còn 28.791 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 11,82% so với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Năm 2008, dư nợ cho vay đã tăng lên, đạt mức 45.869 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 13,61% so với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay là 59,32%.
Chiếm tỷ lệ dư nợ cho vay cao nhất trong những năm qua là khối DNNQD. Năm 2006, dư nợ cho vay đối với khối doanh nghiệp này là 131.957 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 81,3% so với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Năm 2007, dư nợ cho vay là 214.823 triệu đồng, chiểm tỷ trọng 88,18% so với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay là 62,8% so năm 2006. Năm 2008, mức dư nợ cho vay đối với khối doanh nghiệp này là 291.203 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 86,39 % so với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay so với 2007 là 35,55%.
Nếu xem xét dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều dựa trên kỳ hạn cho vay, kết quả cho vay như sau:
Bảng 2.9: Dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo kỳ hạn cho vay
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
DNCV
Tỷ trọng
DNCV
Tỷ trọng
DNCV
Tỷ trọng
1. Cho vay ngắn hạn
93.257
49,98%
151.540
62,21%
227.992
67,64%
2. Cho vay trung hạn
73.178
39,22%
77.276
31,71%
100.260
29,74%
3. Cho vay dài hạn
20.158
10,8%
14.798
6,01%
8.820
2,62%
4. Tổng
186.593
100%
243.614
100%
337.072
100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2006, 2007, 2008)
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: Trong hoạt động cho vay đối với
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22197.doc