MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ 5
1.1. QUẢN LÝ THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI-TỰ NỘP 5
1.1.1. Giới thiệu mô hình tự kê khai-tự nộp thuế 5
1.1.1.1. Khái niệm 5
1.1.1.2. Trách nhiệm của đối tượng nộp thuế 5
1.1.1.3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý 6
1.1.1.4. Các điều kiện thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế 6
1.1.1.5. Lợi ích của việc thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế: 7
1.1.2.Quản lý thuế theo mô hình tự kê khai-tự nộp thuế ở Việt Nam. 8
1.2. DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ 11
1.2.1. Khái niệm tư vấn thuế 11
1.2.2. Vai trò của dịch vụ tư vấn thuế trong nền kinh tế thị trường 15
1.2.2.1. Sự cần thiết của dịch vụ tư vấn thuế trong nền kinh tế thị trường 15
1.2.2.2. Vai trò của dịch vụ tư vấn thuế trong công tác quản lý thuế 18
1.2.2.3. Vai trò của dịch vụ tư vấn thuế với đối tượng nộp thuế 21
1.2.3.Nội dung dịch vụ tư vấn thuế 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM 26
2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM 26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 26
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty 27
2.1.3 Giới thiệu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 30
2.1.3.1. Những dịch vụ cung cấp 30
2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh 33
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VÂN THUẾ TẠI VIỆT NAM 37
2.3. THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ CỦA CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM 39
2.3.1. Khái quát về khách hàng của công ty 39
2.3.2. Các nội dung dịch vụ tư vấn thuế cung cấp cho khách hàng 40
2.3.2.1.Hỗ trợ nhà đầu tư tham gia thị trường 40
2.3.2.2.Hoạch định chiến lược thuế 41
2.3.2.3.Soát xét tính tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp 42
2.2.2.4.Tính và lập tờ khai thuế 53
2.3.2.5.Tư vấn thuế cho nghiệp vụ mua bán doanh nghiệp 53
2.3.2.6.Tư vấn hỗ trợ lập hồ sơ chuyển giá 53
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM 54
2.4.1. Những kết quả đạt được 54
2.4.2. Những hạn chế 58
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM 61
3.1. HƯỚNG PHẤT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN THUẾ VÀ CÁC DỊCH VỤ VỀ THUẾ TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 61
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 64
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ CỦA CÔNG TY 66
3.3.1. Chiến lược phát triển khách hàng 66
3.3.2. Triển khai các dịch vụ tư vấn mới 68
3.3.3. Hoàn thiện qui trình thực hiện tư vấn 69
3.3.4. Đảy mạnh hoạt động marketing giới thiệu về dịch vụ của công ty 70
3.3.5. Phát triển đội ngũ nhân lực 70
3.3.6. Kết hợp phát triển dịch vụ tư vấn thuế với các dịch vụ tư vấn khác 73
3.4. CÁC KIẾN NGHỊ 73
3.4.1. Kiến nghị với các cơ quan chức năng 73
3.4.2. Kiến nghị với Hội tư vấn thuế Việt Nam 75
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3030 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Dịch vụ tư vấn thuế tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thư, giải quyết các thủ tục liên lạc, giao dịch hành chính, cập nhật thông tin, văn bản mới….
-Phòng quản trị nhân sự: theo dõi, phân công lao động, bố trí điều kiện cho nhân viên đi công tác…
Các chi nhánh: đại diện cho công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn và thuế.
2.1.3 Giới thiệu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.3.1. Những dịch vụ cung cấp
Dịch vụ kiểm toán
Với sự phát triển phức tạp và nhanh chóng của nền kinh tế thế giới như hiện nay, các doanh nghiệp rất cần đến những nhà tư vấn đáng tin cậy. Chính vì vậy, với đặc thù dịch vụ của mình, Deloitte Việt Nam luôn có những hiểu biết đầy đủ về hoạt động cũng như lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, có thể hỗ trợ khách hàng xác định rủi ro và tìm ra cơ hội kinh doanh thông qua công việc kiểm toán. Deloitte Việt Nam có số lượng nhân viên chuyên nghiệp đông đảo tại các văn phòng trên cả nước nên khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ kiểm toán và tư vấn hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu kinh doanh, quản lý rủi ro ngành nghề và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam là rất lớn.
Các dịch vụ kiểm toán mà công ty cung cấp bao gồm:
Kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định
Kiểm toán báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt
Kiểm toán hoạt động
Kiểm toán tuân thủ
Soát xét thông tin trên báo cáo tài chính
Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước
Soát xét đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Kiểm toán nội bộ
Kiểm soát, đánh giá rủi ro hệ thống thông tin
Các dịch vụ kiểm soát và tư vấn rủi ro khác
Thông qua mạng lưới các chi nhánh, văn phòng toàn quốc, Deloitte Việt Nam cung cấp những công cụ, nguồn lực và phương pháp kiểm toán hiệu quả cho đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của mình để thực hiện dịch vụ kiểm toán với chất lượng cao nhất. Deloitte Việt Nam luôn tuân thủ các chuẩn mực khắt khe về tính độc lập, khách quan nghề nghiệp và các chuẩn mực về kỹ thuật nghiệp vụ.
Dịch vụ tư vấn thuế
Giải pháp thuế luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt trong một thị trường đang phát triển như Việt Nam, nơi các quy định và các chính sách thuế đang liên tục được hoàn thiện.
Nhóm tư vấn thuế của Deloitte Việt Nam bao gồm các chuyên gia tư vấn thuế trong nước am hiểu sâu sắc về chế độ thuế Việt Nam, có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng; và các chuyên gia tư vấn thuế quốc tế giàu kinh nghiệm có thể cung cấp tới khách hàng các giải pháp thuế tầm cỡ toàn cầu.
Từ việc tuân thủ cho đến hoạch định thuế, Deloitte Việt Nam xây dựng chiến lược thuế nhằm hỗ trợ khách hàng đạt được các mục tiêu kinh doanh.
Dịch vụ tư vấn và giải pháp doanh nghiệp
Deloitte Việt Nam Consulting được biết đến về khả năng cung cấp dịch vụ tài chính doanh nghiệp có chất lượng cao. Đội ngũ nhân viên tư vấn giàu kinh nghiệm có khả năng nhanh chóng đánh giá hiện trạng doanh nghiệp, làm rõ mọi vấn đề tồn tại và đem đến niềm tin về triển vọng phát triển cho khách hàng.
Các dịch vụ của tư vấn tài chính gồm:
Tư vấn huy động vốn
Tư vấn doanh nghiệp
Soát xét toàn diện hoạt động doanh nghiệp
Tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp
Tư vấn mua bán, tách, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp
Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp
Tư vấn nghiên cứu thị trường
Deloitte Việt Nam cung cấp cho khách hàng mọi dịch vụ kế toán từ ghi sổ, lập kế hoạch ngân sách đến lập báo cáo tài chính. Deloitte Việt Nam thể hiện cam kết của mình trong việc nâng cao các chuẩn mực kế toán tại Việt Nam bằng nỗ lực trợ giúp Bộ Tài chính soạn lập và ban hành Hệ thống Chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán.
Điểm nổi bật có thể nhận thấy trong dịch vụ kế toán của Deloitte Việt Nam là khả năng xây dựng hệ thống kế toán đáp ứng mọi yêu cầu cụ thể của các công ty mẹ ở nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế trong khi hệ thống này vẫn tuân thủ Chế độ Kế toán Việt Nam theo quy định của Bộ Tài chính.
Dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn nhân lực
Dịch vụ đào tạo của Deloitte Việt Nam do những chuyên gia cao cấp giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế và quản trị kinh doanh thực hiện.
Chương trình đào tạo của Deloitte Việt Nam bao gồm nhiều lĩnh vực: kế toán, kiểm toán, thuế và quản trị kinh doanh, không những giúp khách hàng áp dụng đầy đủ theo chuẩn mực kế toán và kiểm toán mà còn giới thiệu với khách hàng các kỹ năng quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và cập nhật các chế độ chính sách của nhà nước.
Hệ thống kiểm soát nội bộ tốt sẽ đem lại cho khách hàng sự đảm bảo chắc chắn về việc lập báo cáo tài chính, tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành. Nhằm trợ giúp các doanh nghiệp vận hành chế hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả, Deloitte Việt Nam cũng tổ chức các khoá đào tạo về kỹ năng kiểm toán nội bộ. Các chương trình này được xây dựng trên các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận chung tại Việt Nam và các phương pháp thực hành kiểm toán quốc tế.
2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Với bề dầy lịch sử trong ngành kiểm toán Việt Nam và các chiến lược kinh doanh hợp lý và hiệu quả, Deloitte Việt Nam đã không ngừng gặt hái được những thành công. Kết quả đó thể hiện ở những chỉ tiêu sau:
Bảng 2.1: Doanh thu qua các năm
Đơn vị:Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Doanh thu
36.048
51.620
64.825
62.751
98.762
Lợi nhuận trước thuế
2.543
2.427
3.535
3.421
5.385
Lợi nhuận sau thuế
1.830
1.748
2.545
2.484
3.909
Nộp ngân sách
6.526
8.713
8.430
8.070
13.705
Thu nhập bình quân đầu người (1000 đ)
3.628
3.886
4.525
4.425
5.625
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Deloitte Việt Nam qua các năm)
Biểu đồ 2.1: Doanh thu qua các năm
(Đơn vị: triệu đồng)
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Deloitte Việt Nam qua các năm)
Chỉ trong vòng 3 năm doanh thu của công ty đã tăng lên gần gấp đôi từ 37.432.000.000đ năm 2002 lên đến 64.826.000.000đ năm 2005 cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả, công ty ngày càng có nhiều hợp đồng kiểm toán có giá trị lớn, số lượng khách hàng cũng không ngừng mở rộng, uy tín của công ty ngày càng được khẳng định. Tốc độ tăng trưởng trung bình của doanh thu hàng năm đạt 20% - cao nhất trong số các công ty kiểm toán ở Việt Nam. Lợi nhuận của công ty cũng tăng lên gần gấp đôi sau 3 năm hoạt động gần đây nhất, đặc biệt trong năm 2007 doanh thu đã tăng vượt bậc gấp rưỡi năm 2006. Điều này phù hợp với sự tăng lên của doanh thu và số lượng lao động của công ty.
Bảng 2.2: Tỉ trọng doanh thu theo loại hình dịch vụ
Đơn vị:tỉ đổng
2004
2005
2006
2007
Kiểm toán
43,1
42,3
48,7
73,1
Tư vấn
4
10
12,7
12,3
Thuế
3,3
10
10,4
11,5
Khác
1,6
1,7
2,6
1,8
Tổng
52
64
73,4
98,7
(Nguồn: Số liệu kế toán công ty Deloitte qua các năm)
Ta có thể thấy doanh thu theo từng loại hình tăng dần qua các năm và tỉ trọng doanh thu từ dịch vụ tư vấn và thuế ngày càng chiếm tỉ trọng lớn, điều này phù hợp với định hướng phát triển chung của các công ty kiểm toán lớn thế giới cũng như của Deloitte Việt Nam là trở thành công ty cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu.
Các khách hàng của Deloitte Việt Nam rất đa dạng bao gồm:
Các tổng công ty lớn của Việt Nam
Tổng công ty hàng không Việt Nam
Tổng công ty Điện lực Việt Nam
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam
Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam
Tổng công ty Xi măng Việt Nam
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam
Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam
Tập đoàn dệt may Việt Nam
…
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Các khách sạn lớn: Sofitel, Daewoo, Fortuna,…
Các Công ty liên doanh:
Procter and Gamble (P&G) của Mỹ
Công ty Kao Việt Nam
Công ty Điện tử LG của Hàn Quốc
Công ty Ô tô Việt Nam – Daewoo
…
Các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Công ty Canon Việt Nam
Công ty Tập đoàn WPP của Anh
Công ty IBM của Mỹ
Công ty Chinfong Hai Phong Cement của Đài Loan
….
Các dự án trong nước và quốc tế
Các dự án của Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam
Các dự án của Ngân hàng Phát triển châu á ADB tại Việt Nam
Ban quản lý dự án Thăng Long
Ban quản lý dự án Mỹ Thuận
Ban quản lý Trung ương dự án thủy lợi
Ủy ban Y tế Hà Lan-Việt Nam
….
Số lượng khách hàng liên tục tăng. Nếu như năm 2002 có 681 khách hàng thì ngay các năm sau đó số lượng khách lên tới 732 (2003) và 780 (2004), trung bình một năm số lượng khách hàng của công ty tăng lên 50 đơn vị, trong đó luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất là các doanh nghiệp Nhà nước. Điều này có được là do công ty có một bề dày lịch sử lâu nhất trong ngành kiểm toán Việt Nam và tiếp thu được phương pháp kiểm toán hiện đại xếp vào loại khoa học và hiệu quả nhất trên toàn thế giới.
Bảng 2.3: Kết quả phát triển khách hàng qua các năm
2003
2004
2005
FDI
200
255
260
SOE
350
370
380
PRO
30
50
65
Khác
32
57
75
(Nguồn: Số liệu kế toán công ty Deloitte qua các năm)
Số nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng lên không ngừng. Deloitte Việt Nam đã nộp cho ngân sách một nguồn lớn và tăng dần theo các năm theo hiệu quả kinh doanh thu được từ các năm, góp phần làm giàu thêm ngân sách, giảm bớt khó khăn về nguồn kinh phí của Nhà nước.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VÂN THUẾ TẠI VIỆT NAM
Hiện nay tại Việt Nam có thể xem xét phân loại thực trạng tư vấn hỗ trợ người nộp thuế dưới hai hình thức: tư vấn thuế là hoạt động mang tính chất của một dịch vụ công - là một chức năng thuộc lĩnh vực hành chính của cơ quan thuế, tư vấn miễn phí cho tất cả các đối tượng nộp thuế, và là một hoạt động mang tính chất của một dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp - các đối tượng nộp thuế nào có nhu cầu cung cấp dịch vụ tư vấn thì phải trả phí dịch vụ cho hoạt động này.
Phòng Tuyên truyền – hỗ trợ đối tượng nộp thuế tại các Cục thuế tỉnh và thành phố hiện nay đang đảm nhận vai trò tư vấn thuế như một dịch vụ hành chính công. Tại đây các đối tượng nộp thuế sẽ được hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc về luật thuế cũng như thủ tục khai nộp thuế một cách miễn phí bởi các cán bộ của cơ quan thuế. Đối tượng nộp thuế có thể nhận được tư vấn của cơ quan thuế dưới các hình thức như trả lời điện thoại, trả lời bằng văn bản, tư vấn tại cơ quan thuế, tư vấn tại cơ sở đối tượng nộp thuế, tổ chức hội nghị, hội thảo.
Các dịch vụ tư vấn thuế chuyên nghiệp do các tổ chức cung cấp vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam và chỉ mới phát triển trong những năm gần đây đơn giản vì tư vấn và dịch vụ thuế từ trước đến nay không có cơ hội phát triển khi mà quyết toán thuế của doanh nghiệp vẫn phải đợi sự đồng ý của cơ quan thuế.. Cho đến thời điểm này, dịch vụ tư vấn thuế ở nước ta được cung cấp từ ba nguồn chính, đó là từ các công ty kế toán, kiểm toán độc lập; từ các doanh nghiệp, tổ chức khoa học, công nghệ và các tổ chức tư vấn khác hoạt động theo quy định của Bộ Luật Dân sự và Nghị định số 87/2002/NĐ-CP của Chính phủ Về hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn; và từ các văn phòng luật sư, công ty luật hợp danh hoạt động theo quy định của Pháp lệnh Luật sư. Mặc dù vậy, việc cung cấp loại dịch vụ này lại chưa bị ràng buộc bởi bất cứ quy định nào về tiêu chuẩn, điều kiện để đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về thuế, chưa có các quy định đáp ứng yêu cầu về quản lý nhà nước, cũng chưa quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ thuế, tư vấn thuế trước Nhà nước, trước khách hàng.
Ngày 13/03/2008, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký Quyết định số 242/QĐ-BNV cho phép thành lập Hội Tư vấn thuế Việt Nam.Hội Tư vấn thuế Việt Nam là cầu nối giữa doanh nghiệp, doanh nhân, người nộp thuế với cơ quan thuế. Đã có 50 công ty (trong đó 43 công ty kiểm toán, dịch vụ kế toán, tài chính và thuế), 7 văn phòng luật và 250 cá nhân đăng ký là thành viên của Hiệp hội. Hiệp hội có chức năng kiểm tra chất lượng dịch vụ của công ty hành nghề các thủ tục về thuế, hướng dẫn xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng hành nghề dịch vụ về thuế.
Với cơ chế tự khai – tự nộp thuế đang thực hiện, nhu cầu cần được tư vấn hỗ trợ về thuế của đối tượng nộp thuế đang tăng nhanh, tuy nhiên số lượng các tổ chức sử dụng dịch vụ tư vấn thuế chuyên nghiệp cũng chưa nhiều, chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như các doanh nghiệp tư nhân hay các hộ kinh doanh, họ thường tìm tới sự tư vấn trả lời của các cơ quan thuế..
2.3. THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ CỦA CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
2.3.1. Khái quát về khách hàng của công ty
Khách hàng của công ty rất đa dạng và phong phú, bao gồm những tổ chức đến từ nhiều ngành nghề khác nhau nhưng có thể phân ra làm hai nhóm như sau
-Nhóm các khách hàng là tổ chức đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam:
Nhóm này bao gồm các doanh nghiệp tổ chức kinh doanh của Việt Nam hoặc của nước ngoài có thành lập pháp nhân và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ tại lãnh thổ Việt Nam, vì vậy mà họ cũng có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế. Sử dụng dịch vụ tư vấn thuế sẽ giúp họ khai nộp thuế một cách chuyên nghiệp nhanh chóng và chính xác nhất. Nhóm khách hàng này thường có nhu cầu tư vấn trợ giúp về trách nhiệm tuân thủ luật thuế như các dịch vụ soát xét đánh giá hiệu quả, cấu trúc tổ chức thuế, lập tờ khai, quyết toán thuế đối với các loại thuế thông dụng như Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT, thuế TTĐB… Khách hàng là các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được hỗ trợ dịch vụ kê khai đăng kí mã số thuế cho doanh nghiệp
-Nhóm khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài:
Đây là các tổ chức hoặc cá nhân ở nước ngoài có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam. Họ sẽ có nhu cầu tìm hiểu về môi trường thuế và pháp luật của Việt Nam, qua đó để ra quyết định đầu tư. Nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động kinh doanh bằng cách thành lập pháp nhân mới hoặc thực hiện hoạt động mua lại doanh nghiệp. Ngoài ra nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể mở văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh nhưng không thành lập pháp nhân mới. Trong các trường hợp đó, khách hàng sẽ được trợ giúp trong việc thu thập thông tin về luật thuế, cũng như các thủ tục cần thiết để có thể bắt đầu hoạt động tại Việt Nam. Khách hàng cũng được đảm bảo tư vấn hoàn thành đúng trách nhiệm thuế theo luật pháp Việt Nam và các qui định của nước ngoài có liên quan.
2.3.2. Các nội dung dịch vụ tư vấn thuế cung cấp cho khách hàng
2.3.2.1.Hỗ trợ nhà đầu tư tham gia thị trường
Đây là dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư nước ngoài một hệ thông thông tin chi tiết về môi trường đầu tư, luật thuế và những điều kiện luật pháp khi bắt đầu tham gia hoạt động kinh doanh vào thị trường Việt Nam
Các thông tin tổng quan nhất cung cấp cho nhà đầu tư bao gồm:
-Môi trường đầu tư : các thông tin về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của Việt Nam, tình hình kinh tế xã hội trong nước và các hoạt động ngoại thương…
-Các hệ thông luật pháp trong hoạt động kinh doanh: các quy định và thủ tục đăng kí kinh doanh, hệ thống giá cả thị trường, bản quyền sở hữu trí tuệ, thông tin về hoạt động mụa bán doanh nghiệp…
-Chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài: các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư nước ngoài cũng như các hạn chế, hệ thống tỉ giá hối đoái
-Các loại hình tổ chức kinh doanh: các loại hình kinh doanh có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài được cho phép, các qui định luật pháp cho từng loại hình, qui định về việc mở chi nhánh và văn phòng đại diện.
-Hệ thống thuế: những qui định chung về luật thuế Việt Nam, chi tiết về từng loại thuế, thuế suất và các ưu đãi thuế, qui định về hoạt động chuyển giá, hoạt động kê khai nộp thuế và việc quản lý thuế…
-Thông tin về thị trường nhân lực: tình hình thị trường lao động, những qui định về thuê nhân công, tiền lương, số giờ lao động, chế độ bảo hiểm cho người lao động, qui định về thuê lao động nước ngoài…
Mục tiêu của dịch vụ là cung cấp cho nhà đầu tư nước ngoài một bức tranh toàn cảnh về môi trường kinh doanh và luật pháp của Việt Nam, hỗ trợ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh vào Việt Nam của các nhà đầu tư. Với sự hỗ trợ của các công ty thành viên tại nhiều quốc gia trên thế giới, dịch vụ này cũng cung cấp cho khách hàng là các công ty Việt Nam muốn phát triển hoạt động kinh doanh ra nước ngoài thông tin về thị trường ở các quốc gia hướng tới.
2.3.2.2.Hoạch định chiến lược thuế
Lập kế hoạch thuế là quá trình nghiên cứu phân tích các tình huống, lựa chọn, khả năng về thuế để từ đó xác định nên thực hiện một giao dịch kinh doanh hay một giao dịch của cá nhân vào lúc nào, bao giờ và thế nào để có thể tránh được thuế hoặc giảm thiểu số thuế phải nộp một cách tối đa. Đối với một các nhân hay một tổ chức kinh doanh, thông thường có nhiều hơn một lựa chọn để thực hiện một giao dịch chịu thuế và một trong những cách để làm giảm thiểu chi phí là chọn kế hoạch sao cho nghĩa vụ thuế phải nộp theo luật định là thấp nhất.
Có rất nhiều các kế hoạch giảm thiểu thuế khác nhau, nhưng dù đó là một kế hoạch đơn giản hay phức tạp thì nó đều được vạch ra để nhằm đạt được những mục tiêu chính như sau:
-Giảm thiểu thu nhập chịu thuế: xây dựng kế hoạch thuế tạo ra thu nhập chịu thuế thấp nhất bằng cách quan tâm đến những chi phí hợp lí được miễn giảm thuế.
-Giảm thiểu thuế suất phải chịu: với từng loại giao dịch sẽ có những mức thuế suất áp dụng khác nhau, mức thuế suất thấp sẽ giảm thiểu số thuế phải nộp
2.3.2.3.Soát xét tính tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp
Mục đích của việc soát xét tình trạng thuế của doanh nghiệp là kiểm tra tính tuân thủ của hệ thống thuế của doanh nghiệp đối với pháp luật thuế cũng như tình hình công việc kê khai, nộp thuế đối với các loại thuế theo qui định. Quá trình này giúp doanh nghiệp nắm vững tình trạng thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, nếu có vấn đề, sai sót có thể kịp thời sửa chữa, tránh không để xảy ra việc bị phạt thuế.
Các bước cơ bản trong quá trình soát xét có thể được kiểm tra bằng cách trả lời các câu hỏi như sau:
Bảng 2.4: Soát xét tuân thủ thuế
A: TỔNG QUAN
1.
Có sự khác biệt đáng kể nào (về thuế và kế toán) so với năm trước cần được lưu ý không? Liệt kê NẾU CÓ.
2.
Những giấy tờ và những bản sửa đổi sau đây có được lưu giữ trong Hồ sơ kiểm toán chung hay không:
Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư
Các giấy phép đầu tư sửa đổi
Điều lệ công ty
Hợp đồng liên doanh
Biên bản họp Ban giám đốc/Hội đồng quản trị
Biên bản quyết toán thuế (cập nhật)
3.
Công ty đã thực hiện đăng ký lại giấy phép đăng ký kinh doanh và nhận được giấy chứng nhận đầu tư mới chưa?
4.
Bản tóm tắt tình trạng hoạt động của công ty/ giấy phép đầu tư (“GPĐT”), bao gồm:
Ngày của GPĐT/Giấy CNĐT
Ngành nghề kinh doanh của công ty
Hình thức (Công ty TNHH 1 thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty cổ phần; hình thức khác)
Tổng vốn đầu tư của công ty?
Tổng vốn pháp định/Vốn điều lệ?
Tình trạng góp vốn cho đến ngày báo cáo tài chính?
Hình thức góp vốn? (bằng tiền, máy móc thiết bị, quyền sử dụng đất, sở hữu sáng kiến,…) và việc góp vốn này có phù hợp với đăng ký của công ty không?
Theo GPĐT, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm là bao nhiêu % (nếu có)?
Tỷ lệ xuất khẩu thực tế của Công ty trong năm hiện tại là bao nhiêu phần trăn (%)?
5.
Thuế suất thuế TNDN áp dụng?
Kể từ khi giấy phép đầu tư ban đầu được ban hành, Công ty có xin thay đổi việc áp dụng thuế suất thuế TNDN và ưu đãi thuế hay không?
Thuế suất thuế TNDN ưu đãi áp dụng là bao nhiêu?
6.
Công ty có lập bảng tổng hợp số thuế phải trả không?
7.
Công ty có lưu thành văn bản những trao đổi với Cơ quan thuế, bao gồm cả kết quả quyết toán thuế của Cơ quan thuế, hay không?
B: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI VÀ QUYẾT TOÁN
1.
Công ty có thực hiện kê khai thuế theo cơ chế tự khai tự nộp không? Lưu ý rằng cơ chế này là bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp có thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và có hệ thống sổ sách kế toán đầy đủ.
2.
Công ty có đăng ký với cơ quan thuế (trong vòng 10 ngày kể từ ngày có GPĐT) và đã được cấp mã số thuế chưa?
3.
Công ty có sử dụng hóa đơn tự in không? Nếu có, công ty đã đăng ký với cơ quan thuế chưa?
4.
Công ty có thực hiện đăng ký với cơ quan thuế về các vấn đề sau không:
Kế hoạch tiền lương
Kế hoạch chuyển lỗ
5.
Công ty có các công ty con, chi nhánh, cửa hàng…hoạt động độc lập mà cần phải đăng ký thuế với cơ quan thuế địa phương không? Nếu có thì đã có mã số thuế phụ thuộc cho những đơn vị độc lập này chưa?
6.
Công ty đã thực hiện kê khai/quyết toán thuế cho năm hiện tại chưa, bao gồm:
Thuế TNDN
Thuế GTGT
Thuế TNCN
Thuế TTĐB
Thuế nhà thầu nước ngoài
C: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (TNDN)
1.
Thu nhập chịu thuế có được xác định phù hợp với Thông tư 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 không?
Xem xét danh sách một số khoản thu nhập chịu thuế sau đây để xác định thu nhập chịu thuế:
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính bao gồm tiền bán hàng hóa, tiền cung cấp dịch vụ cùng trợ giá, phụ thu, phụ trội. Doanh thu được xác định trên cơ sở hóa đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ thực tế.
Thu nhập khác bao gồm một số khoản sau:
Chênh lệch mua, bán chứng khoán;
Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản .
Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất. .
Lãi tiền gửi, lãi cho vay, lãi bán hàng trả chậm theo thỏa thuận tại hợp đồng; chi phí phải trả
Lãi do bán ngoại tệ, lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái;
Kết dư cuối năm các khoản dự phòng, thu nhập từ các khoản nợ khó đòi đã xóa sổ nay đòi được và một số khoản thu nhập khác.
2.
Xem xét những khoản thu nhập không chịu thuế và chi phí không hợp lý hợp lệ sau đây để quyết định xem thu nhập chịu thuế có được tính chính xác theo Thông tư 128/2003 ngày 22/12/2003 hay không. Cần lưu ý rằng danh sách này chưa đầy đủ hết các khoản cần xem xét:
Cổ tức nhận được từ hoạt động đầu tư vào công ty khác
Lỗ/lãi chênh lệch tỷ giá ngắn hạn chưa thực hiện.
Thuế đối với các khoản giảm giá hàng bán..
Mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn tài chính và/hoặc chứng từ liên quan hợp pháp khác
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ không theo Quyết định 206/2003 hoặc phê duyệt của cơ quan thuế địa phương.
Khấu hao của các tài sản cố định không thuộc sở hữu của DN hoặc không sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, chi phí khấu hao tài sản cố định không sử dụng cho mục đích kinh doanh được hình thành từ nguồn vốn kinh doanh được ghi nhận là chi phí hợp lý. Những chi phí khấu hao tài sản cố định được trích từ nguồn quỹ phúc lợi không được ghi nhận là chi phí hợp lý.
Tiền thưởng (trừ lương tháng thứ mười ba và “lương bổ sung” được nêu trong hợp đồng lao động hoặc trong thỏa ước lao động tập thể).
Dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng hàng tồn kho được thực hiện không theo quy định đối với các khoản dự phòng
Các khoản dự phòng khác (ví dụ chi phí bảo hành) và các chi phí trích trước .
Dự phòng trợ cấp thôi việc cho nhân viên
Các khoản thanh toán cho hội đồng quản trị.
Các khoản phạt thuế
Lãi tiền vay vượt quá 1,2 lần lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại địa phương. Tiền lãi phải trả tính vượt số lãi tới hạn theo hợp đồng vay. Lãi từ các khoản vay được sử dụng để bù đắp vốn điều lệ/vốn pháp định hay các nguồn vốn kinh doanh khác
Các khoản chi phí khác như chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng đại lý vượt quá 10% trên tổng chi phí hợp lý hợp lệ được khấu trừ.
Các chi phí không có hóa đơn tài chính hợp lệ hoặc chứng từ thay thế hợp pháp khác.
Các chi phí không liên quan đến hoạt động kinh doanh như chi ủng hộ, chi từ thiện, phí thành viên câu lạc bộ/golf…
Chi phí quản lý chung do Trụ sở ở nước ngoài phân bổ trực tiếp cho công ty con ở Việt Nam (không theo cơ sở dịch vụ cung cấp thực tế).
3.
Trên cơ sở những vấn đề trên, đối chiếu lợi nhuận/lỗ cho mục đích kế toán với lợi nhuận/lỗ cho mục đích thuế.
4.
Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại đã được phân loại lại một cách hợp lý chưa?
5.
Công ty đã thực hiện việc kê khai và trả thuế TNDN theo đúng quy định hiện hành về thuế TNDN chưa? (Tờ khai thuế TNDN tạm nộp phải được trình lên Cục thuế vào đầu mỗi năm và tờ khai quyết toán thuế TNDN phải được nộp vào cuối mỗi năm. Việc trả thuế TNDN được thực hiện hàng quý).
6.
Công ty có chính sách để đảm bảo tất cả các hoạt động mua hàng, đặc biệt là các giao dịch mua bán trên 100.000VNĐ, đều kèm theo hóa đơn tài chính chưa?
7.
Công ty có hạch toán các khoản lỗ chuyển từ năm trước sang không? Công ty có áp dụng đúng phương pháp chuyển lỗ đã đăng ký hay không?
8.
Công ty đã lập kế hoạch chuyển lỗ, trong đó chi tiết số lỗ phát sinh từng năm và năm được chuyển lỗ sang chưa?
9.
Hiện nay công ty có vấn đề khó khăn đang phải giải quyết với cơ quan thuế hay không? Nếu có, yêu cầu ghi chi tiết thông tin về vụ việc và số tiền thuế đang cần giải quyết.
10.
Công ty đã được quyết toán thuế lần cuối vào thời gian nào? Có những vấn đề phát sinh trọng yếu nào? Nếu có đề nghị tóm tắt vấn đề và hướng giải quyết của công ty. Kèm theo bản sao biên bản quyết toán thuế.
11.
Thông thường thuế TNDN được quyết toán theo năm dương lịch. Nếu năm tài chính của công ty khác năm dương lịch hoặc đang trong giai đoạn gia hạn thời gian báo cáo (đối với năm TC đầu tiên <15 tháng), hãy bảo đảm rằng công ty đã có phê chuẩn về việc áp dụng kỳ quyết toán thuế từ Bộ Tài chính và cục thuế địa phương.
D: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT)
1.
Công ty đã có đủ mã số thuế GTGT cho các địa điểm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2630.doc