Chuyên đề Định hướng phát triển ngành công nghiệp điện lực Việt Nam đến năm 2010

Trữ lượng than đá của Việt Nam được đánh giá khoảng 3,5 tỷ tấn chủ yếu nằm ở bể than Quảng Ninh ( gần 95% trữ lượng ). Trong đó, trữ lượng chắc chắn khoảng 466 triệu tấn.

Ngoài than đá, Việt Nam còn có than nâu và than bùn với trữ lượng ước tính khoảng vài chục tỷ tấn. Mỏ than nâu ở khu vực đồng bằng sông Hồng ( khu vực tỉnh Hưng Yên ) hiện đang được Tổng Công ty than Việt Nam tích cực tìm kiếm thăm dò để có thể có các cách đánh giá chắc chắn về tiềm năng nguồn than này.

Về khả năng khai thác than hiện nay ngành than đang chuẩn bị phương án tăng sản lượng khai thác than đá lên mức 15 - 20 triệu tấn/ năm trong giai đoạn 2001 - 2020

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1523 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định hướng phát triển ngành công nghiệp điện lực Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng khách hàng ký hợp đồng mua bán điện trực tiếp với Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã tăng từ 1.923.839 khách hàng năm 1995 tới 3.193.806 khách hàng tại thời điểm tháng 5/2000, bình quân mỗi năm tăng 253.993 khách hàng. 4. Kết quả hoạt động tài chính: So với các ngành khác, ngành điện có thuận lợi hơn, không phải cạnh tranh về thị trường, không cần quảng cáo sản phẩm của mình. Nhưng điều đó cũng tạo ra những tồn tại yếu kém của ngành, một ngành được coi là độc quyền. Từ năm 1999 đến nay, tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty năm nào cũng có lãi, năm 1999 lãi 2004 tỷ đồng. Đồng thời, Tổng Công ty đã luôn thực hiện đủ nghĩa vụ Ngân sách Nhà nước, năm 1999 nộp 2086 tỷ đồng. Vốn kinh doanh được bảo toàn và phát triển từ năm 1999 là 22.274 tỷ đồng, đến năm 2000 ước lãi đạt khoảng 800 tỷ đồng. Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 -Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%) -Tỷ lệ tự đầu tư (%) -Tỷ lệ thanh toán nợ (lần) 6,23 51,0 13,0 8,51 37,4 7,2 7,15 26,5 3,6 8,28 27,9 3,48 9,31 28,4 3,21 Nguồn: Vụ tổng hợp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Có thể nói, hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện chưa cao. Mặc dù ngành hoạt động rất tích cực và có lãi nhưng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn - một chỉ tiêu tài chính rất quan trọng để đánh giá một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thực sự hay không thì rất thấp. Từ năm 1995 trở lại đây, do yêu cầu của công cuộc đổi mới, Nhà nước đã cho phép ngành điện tự lo cân đối tài chính, tự hạch toán kinh tế, tự trang trải nhằm phát triển vốn. Vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện cũng được cải tiến. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là năm 1998, do tình hình thời tiết bất lợi, các nhà máy thuỷ điện thiếu nước nên phải huy động tối đa công suất của các nhà máy nhiệt điện, tua-bin dầu và các tổ diesel, làm cho giá thành sản xuất điện năng tăng cao và ngành điện lực gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, kinh tế trong nước lại bắt đầu bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực nên đã phát triển chậm lại. Đầu tư nói chung cho nền kinh tế giảm, năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm trong nước giảm, cộng thêm sự mất giá trị của các đồng tiền trong khu vực làm cho tình hình xuất khẩu trở nên khó khăn làm ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế nói chung và ngành điện lực nói riêng. Trước những khó khăn và thử thách gay gắt đó, ngành điện lực nói chung, đặc biệt là Tổng Công ty điện lực Việt Nam đã không ngừng vươn lên, sản xuất kinh doanh có hiệu quả đạt được lãi cao hơn so với kế hoạch đề ra và đã hoàn thành mọi kế hoạch nộp Ngân sách Nhà nước giao. Bảng: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngành điện Đơn vị : Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 1 2 3 4 Tổng doanh thu Tổng chi phí Thuế doanh thu Nộp NSNN 8.326,3 7.421,4 666,1 1.716,1 10.235,6 8.823,7 818,8 1.318,6 13.978,0 12.649,0 1.182 2.272 13.815,339 11.754,94 2.088,576 16. 072 709,895 2.245 Năm 2000, doanh thu ước thực hiện được 16.072 tỷ đồng, tăng 16,33% so với năm 1999 trong đó sản xuất kinh doanh điện ước thực hiện là 15.076 tỷ đồng. Các khoản thu nộp Ngân sách ước thực hiện được 2.245,87 tỷ đồng tăng 7,5% so với năm 1999. Trong đó, thuế VAT ( đã khấu trừ đầu vào ) là 853,879 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp là 709,895 tỷ đồng, thu sử dụng vốn là 470,04 tỷ đồng, thuế tài nguyên là 162,22 tỷ đồng, thuế xuất nhập khẩu là 26 tỷ đồng. Ước thực hiện lãi trong năm là 1.650 tỷ đồng, trong đó lãi do sản xuất kinh doanh điện ước thực hiện là 1.440 tỷ đồng. 5. Công tác tiếp nhận, phát triển và quản lý lưới điện nông thôn Cho đến nay, công trình đưa điện về nông thôn đã đạt được các mục tiêu đề ra. Tính đến 31/12/2000, điện lưới Quốc gia đã được đưa tới 484 huyện (đạt 96,6%%), 7315 xã (đạt 81,9%), trong đó có nhiều huyện, xã thuộc vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Có 9.414.375/12.817.743 hộ nông dân đã được dùng điện lưới, đạt tỷ lệ 73,5%, so với mục tiêu của Chính phủ vượt 13,5%. Đây thực sự là tiền đề quan trọng để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn. Tuy nhiên, công tác phát triển và quản lý lưới điện nông thôn còn nhiều bất cập. Vấn đề phát triển lưới điện nông thôn là loại đầu tư kết cấu hạ tầng cơ sở nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, nhưng lại không có khả năng hoàn vốn vì mức vốn đầu tư để đưa điện về nông thôn đòi hỏi quá lớn, mức tiêu thụ điện lại không tương xứng, doanh thu tiền điện không đủ trang trải chi phí quản lý và khấu hao tài sản. Do thiếu vốn nên lưới điện nông thôn được xây dựng trước đây, nhất là những nơi dân hoặc các tổ chức tập thể tự lo kinh phí, phần lớn là không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật làm cho tổn thất điện năng cao. Mặt khác, do không được bảo trì, cải tạo, lưới điện xuống cấp nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giá bán điện đến hộ dân tăng cao. Do vậy, ngành điện không thể tiếp nhận quản lý lưới điện nông thôn một cách dễ dàng được. Về tổ chức bộ máy quản lý điện nông thôn, do các công trình điện nông thôn xây dựng từ nhiều nguồn vốn nên hiện tại có 6 mô hình quản lý. Quy chế tổ chức hoạt động, phân công trách nhiệm không được rõ ràng, nghiêm túc nên quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc, bất hợp lý thậm chí có nơi còn nảy sinh tiêu cực, nhất là việc quản lý tài chính, giá điện dẫn đến việc đẩy giá điện đến các hộ dân tăng giả tạo. Riêng giá điện ánh sáng sinh hoạt nông thôn, các công ty điện lực bán buôn qua công tơ tổng với giá 360 đồng/KWh, (sau 6 lần điều chỉnh tăng giá nhưng giá điện này vẫn giữ nguyên) và giá bán lẻ theo giá Nhà nước quy định ở các xã quản lý bán điện trực tiếp đến hộ dân nông thôn. Các tổ chức quản lý điện do địa phương thành lập đã bán điện đến hộ dân theo các mức giá khác nhau. ở các địa phương mà chính quyền quan tâm ban hành được các quy định về sử dụng điện và giá điện thì ở đó giá điện hợp lý. Những nơi mà chính quyền ít quan tâm chỉ đạo, kiểm tra giám sát cho Ban điện xã hoặc cai thầu tư nhân thì phần lớn giá điện tăng cao do phải chịu nhiều khoản chi phí bất hợp lý. Theo số liệu điều tra năm 2000 thì cả nước có 4.843/7.251 xã giá điện từ 500-700 đ/KWh (tỷ lệ 66,8%), giá điện từ 700 đ/KWh đến 900 đ/KWh có 1.922/7.251 xã (tỷ lệ 26,5%), từ 900 đ/KWh trở lên có 486/7.251 xã (tỷ lệ 6,7%). Về nguồn vốn đầu tư cải tạo tiếp nhận, các công ty điện lực không thể tiếp nhận nguyên hiện trạng lưới điện nông thôn như hiện nay mà không được đầu tư nâng cấp, sửa chữa tối thiểu vì sẽ không đảm bảo an toàn, chất lượng kém, tổn thất điện năng cao. Phương án tiếp nhận có đầu tư tối thiểu là đúng đắn và cũng chỉ đạt ở mức độ vận hành an toàn, với các chỉ tiêu về kỹ thuật có thể chấp nhận để hỗ trợ cho việc giảm giá điện xuống bằng giá trần. Trong khi nguồn vốn ngân sách không có, vốn khấu hao tài sản quá hạn hẹp, việc dùng vốn sửa chữa lớn để củng cố lưới điện của nông thôn sau khi tiếp nhận là giải pháp tình thế của năm 1998. Do hiện trạng lưới điện nông thôn phần lớn các không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật: Dây dẫn lưới điện hạ thế tiết diện nhỏ lại kéo quá dài, các trạm biến áp lại không ở vùng trung tâm phụ tải, cần di chuyển hoặc cấy thêm trạm để cấp điện hợp lý.. thì những công việc này không được dùng vốn sửa chữa lớn theo quy định hiện hành. Nguồn vốn sửa chữa lớn chỉ được thực hiện trên cơ sở giữ nguyên khối lượng đường dây và trạm như khi nhận bàn giao tài sản. Nhà nước cần có các quy định mới về thủ tục đầu tư cải tạo cho phù hợp với các dự án đầu tư phát triển, cải tạo để tiếp nhận và quản lý tốt lưới điện nông thôn. Bên cạnh đó, ngành điện còn phải chịu sức ép về thiếu vốn do việc giải phónh mặt bằng, phát quang hành lang tuyến đường dây. Nhiều địa phương và hộ dân yếu cầu ngành điện phải chịu toàn bộ kinh phí. 6.Hợp tác quốc tế về đầu tư phát triển Thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta: độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, hợp tác song phương và đa phương. Việt Nam hợp tác với Cộng hoà Liên bang Nga để hoàn thành nốt hai tổ máy cuối cùng và hoàn thiện Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình; với Ucraina để xây dựng thuỷ điện Thác Mơ; với Cộng hoà Pháp xây dựng thuỷ điện Vĩnh Sơn; hợp tác với Thuỵ Điển xây dựng công trình thuỷ điện sông Hinh; với Ngân hàng Thế giới trong việc lập tổng quan năng lượng cải tạo lưới điện ở thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác, xây dựng nhà máy tua-bin khí Phú Mỹ; với Ngân hàng phát triển Châu á trong việc cải tạo lưới điện các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. 7. Những tồn tại chủ yếu trong quá trình phát triển Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Tổng công ty Điện lực Việt Nam còn bộc lộ những tồn tại cần được nghiên cứu, giải quyết nhằm tiếp tục đưa ngành điện phát triển lên tầm cao: Tồn tại lớn nhất trong nhiều năm qua đối với ngành điện là thiếu vốn đầu tư cho cải tạo, nâng cấp và phát triển nguồn điện, lưới điện theo quy hoạch và kế hoạch dẫn đến mất cân đối giữa phát triển nguồn điện và phát triển lưới điện, giữa lưới truyền tải và lưới điện phân phối, thiết bị xuống cấp và lạc hậu kỹ thuật, hoạt động kém an toàn và kinh tế, tổn thất điện năng còn ở mức cao, cung ứng điện năng thiếu hụt trong một số vùng và một số năm. Cơ cấu nguồn giữa thuỷ điện và nhiệt điện chưa cân đối và hợp lý dẫn đến tình trạng vào mùa khô, khi thuỷ điện phát công suất thấp thì nhiệt điện không có khả năng thay thế để phủ biểu đồ phụ tải. Trong khi đầu tư phát triển nguồn điện mới, chưa coi trọng đầu tư chiều sâu để duy trì năng lực nguồn điện hiện có, do đó việc phục hồi, nâng cấp các nhà máy nhiệt điện (chạy bằng than) ở miền Bắc, các nguồn diesel và tua-bin khí cũng chưa được thực hiện theo đúng tiến độ và công suất khả dụng. Việc đầu tư phát triển lưới truyền tải và phân phối từ cấp điện áp 220KV trở xuống chưa đồng bộ với nguồn, chậm cải tạo nâng cấp đối với lưới điện của thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các thành phố khác. Lưới điện ở các vùng nông thôn phát triển không theo quy hoạch, không đảm bảo chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật. Hậu quả là trên nhiều địa bàn, lưới điện phát triển không theo kịp nhu cầu tăng trưởng của phụ tải, dẫn đến tình trạng quá tải lưới điện và các trạm biến áp, tổn thất điện năng trong khâu phân phối còn lớn. Biểu đồ phụ tải hệ thống điện có chênh lệch giữa cao điểm và thấp điểm, nhất là ở lưới điện miền Bắc. Đây là một bất lợi cả về mặt kỹ thuật lẫn kinh tế trong công tác vận hành hệ thống điện . Hệ thống thông tin, đo lường, điều khiển, rơle bảo vệ trong hệ thống điện tuy gần đây có được nâng cấp, nhưng chỉ mới trong phạm vi hẹp. Tổng thể chung toàn hệ thống vẫn còn ở trình độ kỹ thuật thấp, thậm chí lạc hậu, nên hoạt động kém tin cậy và làm tăng suất sự cố. Hệ thống giá điện đã duy trì ở chế độ bao cấp quá lâu, chậm được đổi mới và hoàn thiện nên mộ mặt chưa có tác dụng khuyến khích sử dụng hợp lý, tiết kiệm điện năng cũng như góp phần cải thiện và điều tiết biểu đồ phụ tải, mặt khác làm cho việc chuyển sang cơ chế mới - cơ chế tự trang trải trong sản xuất-kinh doanh và đầu tư phát triển của ngành điện còn gặp nhiều khó khăn. Lĩnh vực khaỏ sát, thiết kế kỹ thuật và thi công xây lắp các công trình nguồn và lưới truyền tải, tuy đã có những bước trưởng thành lớn trong những năm qua, nhưng vẫn chủ yếu hoạt động theo cơ chế giao kế hoạch và chỉ định thầu. Để thích ứng với cơ chế đấu thầu trong nước và quốc tế về việc lựa chọn tư vấn kỹ thuật, thi công xây lắp, đòi hỏi phải nhanh chóng nâng cao trình độ mọi mặt của các đơn vị hoạt động ở lĩnh vực này đang tạo nên các tổ hợp đủ sức cạnh tranh trong đấu thầu. Về hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành: Tuy có lãi nhưng tỷ suất lợi nhuận của ngành đạt rất thấp. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chi phí đầu vào của các loại vật tư nhiên liệu trên thị trường có nhiều biến động theo chiều hướng tăng giá mua điện ngoài ngành rất cao, trong khi giá bán điện giữ cố định từ một đến hai năm; tổn thất điện năng cao so với các nước tiên tiến. Điều đó nói lên rằng, việc kinh doanh để tạo ra một giá trị lợi nhuận của ngành điện đang gặp khó khăn. IV. Kết luận về năng lực và khả năng sản xuất điện Do ngành điện là một ngành kinh doanh rất đặc biệt, tính chất của điện năng là sản xuất ra phải tiêu dùng ngay, không thể dự trữ được nên qúa trình sản xuất và tiêu thụ phải diễn ra đồng thời, mọi phần tử trong dây chuyền sản xuất - truyền tải - phân phối - tiêu thụ đều có liên quan đến nhau , nếu thiếu một trong 4 hoạt động trên thì hoạt động kinh doanh của ngành điện sẽ bị ách tắc. Chính vì vậy, ngành điện cần phải quan tâm, đánh giá đúng khả năng phát triển của phụ tải. Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá và đời sống nhân dân được nâng lên, vì vậy điện dân dụng có chiều hướng gia tăng nhanh, chiếm trên 40% tổng điện năng tiêu thụ. Các thành phần phụ tải khác như nông nghiệp, giao thông vận tải... chiếm tỷ trọng tương đối thấp so với tổng điện năng tiêu thụ. Trong quá trình sản xuất và kinh doanh, ngành điện đã gặp không ít khó khăn và trở ngại, như là phải huy động nguồn vốn rất lớn để thực hiện tổng sơ đồ phát triển ngành điện Việt Nam giai đoạn V (bình quân hàng năm tới 1,5 tỷ USD). Khoản vôn snày tự ngành điện không thể giải quyết được. Đây là vấn đề lớn rất cần sự quan tâm, hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước và nhân dân. Nhà nước cần xem xét để có được cơ chế giá bán điện bảo đảm lợi nhuận để đầu tư cho việc phát triển nguồn, lưới điện nhằm đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng điện cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Chương III định hướng phát triển ngành điện Việt Nam đến năm 2010 I. Căn cứ xây dựng định hướng 1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 - 2010 là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tập trung xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng với công nghệ cao, sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị và trang bị lại kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phòng, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Chất lượng đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân được nâng lên một mức đáng kể.Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được định hình về cơ bản. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường. Vị thế trong quan hệ quốc tế được cũng cố và nâng cao. Nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2010 là: 1.1. Về tăng trưởng kinh tế: Tập trung cho mục tiêu phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 8 - 9%. Đưa GDP năm 2010 ít nhất lên gấp đôi năm 2000. Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến thuỷ sản và đổi mới cơ cấu nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân hàng năm là 3,5 - 4,5%. Phát triển các ngành công nghiệp, trước hết chú trọng đến công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng về dầu khí, than, xi măng, cơ khí, điện tử. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm giai đoạn này là 10 - 12%. Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới, có trọng điểm kết cấu hạ tầng. Phát triển các ngành dịch vụ, tập trung vào các lĩnh vực: vận tải, thông tin liên lạc, thương mại.Tốc độ tăng giá trị dịch vụ bình quân hàng năm là 9 - 10%. 1.2. Về cơ cấu kinh tế: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, chúng ta phải đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện cơ cấu kinh tế, từng bước xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, có khả năng thích ứng nhanh nhạy với thị trường, hiệu quả cao, tốc độ tăng trưởng lớn, ổn định và bền vững, đồng thời phù hợp với điều kiện tự nhiên, tài nguyên, nguồn nhân lực. Mục tiêu đến năm 2010: tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp chiếm khoảng 10 - 12% GDP; công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 38 - 42% GDP; dịch vụ chiếm khoảng 47 - 50% GDP. Như vậy, để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế xã hội, nhu cầu năng lượng phục vụ cho sự phát triển kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân đang và sẽ tăng với khối lượng lớn. Đây là một căn cứ quan trọng trong định hướng phát triển ngành điện trong thời gian tới. 2. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam đến năm 2010 Dự báo nhu cầu tiêu thụ năng lượng nói chung và nhu cầu tiêu thụ điện nói riêng là nội dung quan trọng nhằm xây dựng định hướng chiến lược phát triển của ngành. Hệ thống năng lượng Việt Nam chưa có sự phát triển hợp lý, do thiếu các cơ sở chế biến và chuyển hoá năng lượng, kỹ thuật công nghệ trong khai thác và chuyển hoá năng lượng còn thấp, dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp, tổn thất trong khâu khai thác và chế biến còn lớn. Hệ thống điện mới phát triển, chủ yếu dựa vào nguồn thuỷ năng, chưa có được sự phát triển theo hướng đa dạng hoá các nguồn cung cấp. Hệ thống truyền tải và phân phối năng lượng nói chung cũng như riêng với ngành điện còn kém phát triển, hiệu quả sử dụng năng lượng còn thấp, lãng phí. Theo dự báo, đến năm 2010 dân số Việt Nam sẽ là khoảng 93 triệu người. Nhu cầu về điện là 77.406 triệu KWh; xăng dầu là 117.841 nghìn thùng; khí thiên nhiên là 7,717 tỷ m3; than là 11.115 nghìn tấn; tổng cộng nhu cầu năng lượng đến 2010 là 36.973 nghìn tấn quy dầu (Theo ước tính của chuyên gia Ngân hàng thế giới). Công nghiệp vẫn là ngành sử dụng nhiều năng lượng nhất, chiếm gần một nửa nhu cầu năng lượng của nền kinh tế quốc dân. Tiếp theo là ngành giao thông vận tải và dịch vụ. Ngành nông nghiệp sử dụng năng lượng thương mại ít hơn cả. Nhu cầu tiêu thụ điện năng giai đoạn 2001 - 2010 được dự báo theo phương pháp mô phỏng – kịch bản, sau đó được kiểm nghiệm lại theo phương pháp hệ số đàn hồi giữa nhịp độ tăng trưởng nhu cầu điện năng và tăng trưởng kinh tế. - Phương pháp trực tiếp: Căn cứ vào dự báo tương quan theo nhịp tăng GDP của các thành phần kinh tế. Dự báo theo cơ cấu 5 thành phần phụ tải, bao gồm: (1) Phụ tải nông-lâm-thuỷ sản; (2) Phụ tải công nghiệp-xây dựng; (3) Phụ tải thương nghiệp; (5) Phụ tải phục vụ quản lý và tiêu dùng dân cư. Từ 5 thành phần phụ tải nói trên sẽ xác định được nhu cầu điện năng (A, triệu KWh) và công suất cực đại (Pmax, KW) cần thiết. Việc tính toán dự báo được tổng hợp cho toàn quốc theo các mốc năm 2000, 2005. Nhu cầu điện các năm trung gian được nội suy. Phương pháp gián tiếp: phương pháp này gọi là Mô hình hệ số đàn hồi. Mô hình hệ số đàn hồi biểu thị tương quan tăng trưởng nhu cầu điện với tăng trưởng của các ngành và toàn bộ nền kinh tế. ý nghĩa của hệ số đàn hồi trong phạm vi ngành điện là mức độ nhu cầu điện được thay đổi khi mức thu nhập của các hộ dùng điện (GDP của các thành phần kinh tế) tăng lên 1% với điều kiện mọi ảnh hưởng khác tác động đến nhu cầu điện được giữ nguyên. Tương quan theo nhịp tăng GDP của các thành phần kinh tế. Hệ số đàn hồi theo thu nhập = Tốc độ tăng nhu cầu về điện (%)/Tốc độ tăng trưởng GDP(%) Trên sở ba kịch bản phát triển kinh tế sau được biểu hiện qua bảng sau: Bảng: Các kịch bản phát triển kinh tế ( Đơn vị:% ) Kịch bản Ngành Kịch bản thấp Kịch bản cơ sở Kịch bản cao 1996-2000 2001-2010 1996-2000 2001-2010 1996-2000 2001-2010 GDP C.nghiệp&XD Nông nghiệp Dịch vụ 6,9 10,8 3,6 5,7 6,5 8,1 3,1 6,6 6,9 10,8 3,6 5,7 7,2 9,0 3,1 7,4 6,9 10,8 3,6 5,7 8,0 9,5 3,1 8,8 Nguồn: Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 Dự kiến ba kịch bản (thấp, cơ sở, cao) phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 15 năm (1996 - 2010) tương ứng là 6,7% - 7,05% - 7,45%: Bảng: Dự báo nhu cầu và cơ cấu tiêu thụ điện giai đoạn 2000 - 2010 Năm 2000 2005 2010 Triệu KWh % Triệu KWh % Triệu KWh % Phương án thấp Công nghiệp 8.488 39.57 16.488 44.89 27.018 47.9 Nông nghiệp 715 3.33 880 2.39 1.152 2.0 ánh sáng SH 10.670 49.73 16.427 44.72 23.881 42.3 D.vụ-Th.mại 1.579 7.36 2.934 7.98 4.378 7.8 Tổng th.phẩm 21.452 100 36.729 100 56.429 100 Điện sản xuất 26.000 42.031 64.553 Công suất (MW) 4.487 7.380 10.680 BQ người năm 306 507 672 Ph.án cơ sở Công nghiệp 8.488 39.57 17.359 44.6 30.289 49.2 Nông nghiệp 715 3.33 935 2.6 1.163 1.9 ánh sáng SH 10.670 49.73 17.400 44.8 24.659 40.0 D.vụ-Th.mại 1.579 7.36 3.103 8.0 5.461 8.9 Tổng th.phẩm 21.452 100 38.797 100 61.572 100 Điện sản xuất 26.000 46.459 70.437 Công suất(MW) 4.487 7.802 11.653 BQ. người/năm 306 560 734 Phương án cao Công nghiệp 8.743 41.6 18.229 46.8 36.310 52.9 Nông nghiệp 735 3.6 996 2.4 1.163 1.7 ánh sáng SH 10.980 47.6 18.404 42.5 24.690 36.0 D.vụ-Th.mại 1.624 7.2 3.271 8.3 6.429 9.4 Tổng th.phẩm 22.082 100 40.900 100 68.592 100 Điện sản xuất 26.745 49.009 78.466 Công suất(MW) 4.615 8.230 12.982 BQ người năm 343 591 817 3. Tiềm năng tài nguyên năng lượng ở Việt Nam: Năng lượng có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Năng lượng là cơ sở cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam hiện nay. Toàn bộ nguồn năng lượng được sử dụng trong hoạt động giao thông, phục vụ các ngành sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. ở nước ta, nguồn tài nguyên nhiên liệu - năng lượng rất đa dạng phong phú, trong đó vai trò chính thuộc về thuỷ năng, dầu khí và than, ngoài ra còn có năng lượng hạt nhân, các dạng năng lượng mới và tái tạo: 3.1. Than Trữ lượng than đá của Việt Nam được đánh giá khoảng 3,5 tỷ tấn chủ yếu nằm ở bể than Quảng Ninh ( gần 95% trữ lượng ). Trong đó, trữ lượng chắc chắn khoảng 466 triệu tấn. Ngoài than đá, Việt Nam còn có than nâu và than bùn với trữ lượng ước tính khoảng vài chục tỷ tấn. Mỏ than nâu ở khu vực đồng bằng sông Hồng ( khu vực tỉnh Hưng Yên ) hiện đang được Tổng Công ty than Việt Nam tích cực tìm kiếm thăm dò để có thể có các cách đánh giá chắc chắn về tiềm năng nguồn than này. Về khả năng khai thác than hiện nay ngành than đang chuẩn bị phương án tăng sản lượng khai thác than đá lên mức 15 - 20 triệu tấn/ năm trong giai đoạn 2001 - 2020. 3.2. Dầu khí Theo đề án đánh giá tổng thể tiềm năng dầu khí Việt Nam, trữ lượng dầu thô vào khoảng 700 - 800 triệu tấn, còn trữ lượng khí khoảng 1300 tỷ m3 trong đó gần 90% là khí tự nhiên. Theo mức độ chắc chắn, trữ lượng dầu khí của Việt Nam được đánh giá theo bảng sau đây: Bảng : Đánh giá trữ lượng dầu khí Loại tài nguyên Đơn vị Trữ lượng đã xác minh Trữ lượng dự báo dạng tiềm năng Dầu thô Triệu tấn 360 420 Khí đồng hành Tỷ m3 70 90 Khí không đồng hành Tỷ m3 380 750 Condénade Triệu m3 40 160 Trên cơ sở trữ lượng của nguồn khí đốt dự báo khả năng khai thác khí qua các giai đoạn được đưa ra trong bảng sau: Bảng: Dự báo sản lượng khí khai thác giai đoạn 2000 - 2010 Năm 2000 2005 2010 - 2020 Khả năng khai thác khí (tỷ m3) 1,5 9 - 10 15 - 20 Nguồn: Quy hoạch đấu nối lưới điện giữa CHDCND Lào và CHXHCNVN giai đoạn đến 2010. 3.3. Thuỷ điện Việt Nam có tiềm năng thuỷ điện dồi dào và phân bố trên hầu khắp các vùng lãnh thổ. Theo số liệu của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Tổ chức công tác vì nước toàn cầu ở nước ta hiện nay có trên 2.200 sông suối lớn nhỏ có chiều dài từ 10 km trở lên, tổng tiềm năng lý thuyết nguồn thuỷ điện trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 300 tỷ KWh/năm. Hệ thống sông Hồng có trữ năng thuỷ điện lớn nhất là 122 tỷ KWh/năm chiếm 41%, sau đến sông Đồng Nai 27,35 tỷ KWh/năm (9%). Về trữ năng kỹ thuật tới nay đã xác định được vị trí và điều kiện kỹ thuật của trên 360 công trình nhà máy có công suất lắp máy từ 10 MW trở lên với tổng công suất là 17.500 MW, tổng điện lượng vào khoảng 72,0 tỷ KWh/năm. Đến nay, tổng công suất các nhà máy thuỷ điện đã được xây dựng ở Việt Nam là hơn 2.800MW ( khoảng 16% tiềm năng kỹ thuật ), tương ứng sản lượng điện trung bình của nhiều năm hơn 12 tỷ KWh ( gần 17% trữ năng kỹ thuật ). 3.4. Năng lượng hạt nhân Theo kết quả tìm kiếm thăm dò sơ bộ, trữ lượng uran của Việt Nam khoảng trên 300 nghìn tấn U3O8, hàm lượng quặng thấp, trong đó có thể khai thác kinh tế khoảng 6.000 tấn ( ở mức độ thăm dò hiện nay ). 3.5. Các dạng năng lượng mới và tái tạo Năng lượng địa nhiệt: Chắc chắn có khả năng phát triển các nhà máy điện địa nhiệt với tổng công suất khoảng trên 200 MW. Năng lượng mặt trời: Việt Nam nằm trong vùng năng lượng mặt trời khoảng từ 8 độ đến 24 độ vĩ Bắc, có số giờ nắng trung bình khoảng 2.000 - 2.500 giờ/năm, với tổng năng lượng bức xạ mặt trời trung bình 100 - 175 Kcal/cm3/năm. Năng lượng gió: ở nước ta tuy có gió nhiều nhưng tốc độ gió thường thấp dưới 3m/s và hay có bão lớn nên chỉ có một số ít vùng, chủ yếu ở vùng ven biển miền Trung, có khả năng sử dụng động cơ gió vào mục đích phát điện. Năng lượng sinh khối: Bao gồm gỗ củi, phụ phẩm nông nghiệp, rác, lá đang được sử dụng phổ biến ở các vùng nông thôn và miền núi nước ta. Tiềm năng sinh khối khá lớn nhưng không thể khai thác hết vào mục đích năng lượng. Khả năng khai thác nguồn năng lượng này được đánh giá tương đương 50 triệu tấn củi khô. Nguồn năng lượng mới và tái tạo củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34452.doc
Tài liệu liên quan