MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1
I - Lý do chọn chuyên đề 1
II - Mục đích chuyên đề 4
III - Nhiệm vu chuyên đề 4
IV - Đối tượng nghiên cứu 4
V - Khách thể nghiên cứu 4
VI - Phạm vi và địa bàn nghiên cứu 4
VII - Phương pháp nghiên cứu 4
PHẦN THỨ HAI: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN 5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
I - Một số khái niệm cơ bản 5
1.1. Khái niệm ma tuý 5
1.2. Khái niệm nghiện ma tuý 6
1.3. Tác hại của tệ nạn nghiện hút, tiêm chích ma tuý 6
1.3.1. Về kinh tế 6
1.3.2. Về xã hội 7
1.3.3. Với gia đình 8
1.3.4. Với bản thân người nghiện 8
1.4. Mối quan hệ giữa ma tuý và tội phạm 9
1.5. Mối quan hệ giữa ma tuý và HIV/AIDS 9
II - Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống ma tuý 10
2.1. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 10
2.2. Vai trò của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý 18
CHƯƠNG II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 20
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TP THÁI BÌNH - TỈNH THÁI BÌNH 20
II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN HÚT MA TUÝ TRONG THANH NIÊN CỦA ĐOÀN THÀNH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ THÁI BÌNH - TỈNH THÁI BÌNH TRONG NHỮNG NĂM QUA 22
2.1. Thực trạng tệ nạn nghiện hút ma tuý trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình 22
2.2. Nguyên nhân của thực trạng tệ nạn nghiện hút ma tuý 25
2.2.1. Nguyên nhân khách quan 25
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan 26
2.3. Tình hình phòng, chống ma tuý, nghiện hút ma tuý tại thành phố Thái Bình. 28
2.3.1. Đổi mới và đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục vận động toàn xã hội tham gia phòng chống ma tuý 29
2.3.2. Công tác đấu tranh, triệt xoá các đường dây, điểm, tụ điểm về ma tuý 32
2.3.3. Công tác tổ chức cai nghiện ma tuý và quản lý người nghiện sau cai 33
2.3.4. Xây dựng xã, phường, cơ quan, đơn vị không có tội phạm và người nghiện ma tuý 37
2.4. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Thái Bình với công tác phòng, chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh niên 39
2.4.1. Tình hình thanh niên hiện nay trên địa bàn thành phố 39
2.4.2. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Thái Bình với công tác phòng, chống ma tuý 40
PHẦN THỨ BA: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT 47
I - Một số giải pháp 47
II - Một số đề xuất và kiến nghị 51
KẾT LUẬN 54
DANH MỤC THAM KHẢO
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2502 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đoàn Thanh niên thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình với công tác phòng chống nghiện hút ma túy trong thanh niên trên địa bàn dân cư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
Độ tuổi giới hạn
Số lượng người
Tỷ lệ %
Dưới 30 tuổi
580
57,1%
Trên 30 tuổi
450
42,9%
Có sự khác biệt này là do khác nhau về tuổi đời cho nên kinh nghiệm sống còn thiếu, chưa hoàn toàn chấp nhận sự thất bại khi vấp ngã, những sai lầm mắc phải khi còn trẻ gây ra sự ức chế tinh thần và muốn tìm đến những cảm giác thoải mái, lấy lại sự tự tin nhưng thường quyết định đó lại hấp tấp mang những sai lầm khó lường trước…
+ Về nghề nghiệp:
Đối tượng
Số lượng người
Tỷ lệ (%)
Vô nghề nghiệp
825
80,2%
Cán bộ công nhân viên
202
19,1%
Kinh doanh, nghề khác
20
1,7%
Bảng thống kê đã phản ánh đúng thực tế khi lao động nhàn rỗi sẽ nảy sinh tiêu cực, đúng như người đời có câu: "Nhàn cư vi bất thiện"…
+ Về hình thức sử dụng:
Ma tuý có thể được đưa vào cơ thể người nghiện dưới nhiều hình thức như hút, chích, hít, ngửi, uống, tiêm, nuốt… (Cá biệt có những trường hợp nghiện nặng, các mạch máu đã bị hư hại, người nghiện có thể rạch tay chân rồi chà ma tuý vào những chỗ đó để ma tuý thấm vào trong máu).
Theo thống kê trên 80% con nghiện hít và tiêm chích (Số lượng này dễ bị nhiễm HIV nhất) - Có 135 người bị nhiễm HIV/AIDS.
+ Mức độ vi phạm:
Trên 70% số người nghiện ma tuý có mang tiền án, tiền sự (Có 556 số người nghiện nặng từ 5 năm trở lên). Họ được tổ chức cai nghiện dưới mọi hình thức trên 2 lần song vẫn không từ bỏ được ma tuý. Mức độ vi phạm theo cấp tăng dần ngày càng nghiêm trọng.
Ma tuý đang là vấn đề hết sức bức bối trong các khu dân cư sinh sống có hay tồn tại tệ nạn xã hội, mà vấn nạn ma tuý là chủ yếu.
Vấn đề này cần sự tập trung, chỉ đạo của các bộ, ban ngành, đoàn thể để thanh toán tận gốc nạn ma tuý. Ma tuý không chỉ hiểm hoạ của riêng một địa phương nào mà là một hiểm hoạ của toàn thể dân tộc và toàn thế giới.
Chính vì thế mỗi người, mỗi cá nhân phải nhận thức thật chính xác và rõ ràng trách nhiệm của cá nhân trong việc bài trừ tệ nạn ma tuý, giúp đỡ người nghiện đi cai nghiện tái hoà nhập cộng đồng.
2.2. Nguyên nhân của thưc trạng tệ nạn nghiện hút ma tuý:
2.2.1. Nguyên nhân khách quan:
Từ khi đất nước tiến hành mở cửa nền kinh tế, một mặt làm cho nền kinh tế đất nước thay đổi và phát triển rõ rệt; nhưng kéo theo đó các tệ nạn xã hội không ngừng gia tăng, đặc biệt là tệ nạn nghiện hút ma tuý.
Do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, các cơ quan xí nghiệm gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, người lao động thiếu việc làm. Rất nhiều người đi kiếm sống ở các vùng khác nên dễ bị dũ dỗ, lôi kéo và sử dụng ma tuý.
Trêm địa bàn tỉnh Thái Bình có các khu công nghiệp như: khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, khu công nghiệp Phúc Khánh, khu công nghiệp Tiền Hải, cảng Diêm Điền, khu du lịch biển Đồng Châu.
Do đó hàng năm hàng ngàn đối tượng không có công ăn việc làm đến lao động và khách du lịch đến để thăm quan, nghỉ mát. Đây cũng chính là nơi tệ nạn ma tuý có điều kiện dễ dàng nhen nhóm phát sinh, phát triển. Mỗi khi trở về địa phương là số nghiện lại tăng lên.
Trong khi đó, lại có thêm một bộ phận thanh niên nông thôn ra thành phố để nhằm mục đích thay đổi cuộc sống bằng con đường học tập và lao động kiếm sống. Họ rất dễ bị cuốn theo những lối sống thực dụng, bị tác động hàng ngày bởi cuộc sống đô thị, tệ nạn xã hội theo đó và tệ nạn ma tuý sẽ có cơ hội xuất hiện…
Hiện nay các kẻ thù địch luôn tìm cách xuyên tạc và chống phá cách mạng. Điều này có tác động không nhỏ tới việc phát sinh và gia tăng các tệ nạn xã hội.
Chúng buôn bán ma tuý chuyển qua biên giới vào Việt Nam và các thành phố lớn. Tuyên truyền các văn hoá phẩm thiếu tính lành mạnh và độc hại vào một bộ phận thanh, thiếu niên.
Do ma tuý là một mặt hàng mang lại lợi nhuận rất cao hay siêu lợi nhuận nên bọn tội phạm vẫn bất chấp đạo đức mà lao vào vận chuyển, buôn bán ma tuý. Chúng thường móc nối cấu kết để hình thành các đường dây ổ nhóm lôi kéo phần lớn là các đối tượng là phụ nữ mang thai, trẻ em và người già vận chuyển, mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý… Gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan điều tra trong công tác điều tra, phá án.
Ma tuý khi vào cơ thể con người để lại vết xước sâu trên đỉnh đại não gây sự "nhớ" khi ngửi, hít thông thường gặp mùi tương tự… Ma tuý làm thay đổi trạng thái ý thức, ức chế tâm trạng như lầm lỳ, cáu gắt, "giả" minh mẫn trí tuệ, khi có thuốc thì hoạt bát nhưng khi không thì ủ rũ. Quá trình nghiện cũng bao gồm tái nghiện. Do đó đa số những người đi cai về lại tiếp tục nghiện…
Thực trạng ma tuý biểu hiện vô cùng phức tạp, khó lường khiến cho các cơ quan chức năng luôn phải vất vả trong việc đưa ra các biện pháp nhằm đẩy lùi tệ nạn xã hội, tiến tới xoá bỏ tệ nạn ma tuý nhằm đem lại sự bình yên trong cuộc sống của người dân.
Đây là vấn đề lớn được Chính phủ, các bộ, ban ngành quan tâm chỉ đạo phối hợp liên ngành và đồng bộ về phòng, chống nghiện ma tuý, triển khai các phương pháp cai nghiện có hiệu quả từ đó tạo việc làm, giúp đỡ họ tái hoà nhập cộng đồng xã hội.
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất: Do nhận thức của một bộ phận quần chúng nhân dân, đặc biệt là một số cán bộ Đảng viên, cán bộ lao động các cấp chưa thấy hết nguy cơ, tác hại và hậu quả tiềm tàng, nghiêm trọng, lâu dài của tệ nạn ma tuý. Do đó, chưa xác định cụ thể được vai trò trong trách nhiệm và công việc của từng tổ chức, từng gia đình, cộng đồng trong việc đấu tranh với tệ nạn xã hội; trong công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội; thiếu sự tích cực trong việc tham gia vào phong trào và các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội.
Thứ hai: Trong điều kiện kinh tế mở cửa, thị trường đa phương hoá, một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể đã chưa chú trọng đến công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh, thiếu niên về các mặt đạo đức, thẩm mỹ, phẩm chất, nếp sống sinh hoạt… dẫn tới sai lệch mục đích sống, trong động cơ hành động và như vậy sẽ tạo cơ hội cho tệ nạn ma tuý nảy sinh, phát triển ở nhiều cơ sở, tổ chức địa bàn và tầng lớp nhân dân.
Thứ ba: Sự giảm sút vai trò của giáo dục cả trong gia đình và nhà trường, gia đình chưa giữ gìn, chưa ý thức cho các thành viên của mình sống thật lành mạnh để chủ động phòng chống tệ nạn xã hội. Gia đình giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục con người, gia đình có yên ấm hạnh phúc thì các cá nhân, các thành viên trong gia đình mới thật sự gắn kết và tệ nạn ma tuý sẽ khó có thể xâm nhập. Thanh, thiếu niên thiếu sự quan tâm, chăm chút, một khi gia đình bỏ bễ giáo dục thì thanh, thiếu niên sẽ dễ mắc vào tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn nghiện hút ma tuý.
Thứ tư: Công tác quản lý Nhà nước, quản lý cơ sở, quản lý con người và xã hội còn chưa đồng bộ, thiếu cơ sở, lỏng lẻo, khả năng móc nối còn kém hiệu quả.
Sự kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh sản xuất, dịch vụ nói chung còn thiếu sự thường xuyên và tính chặt chẽ đã tạo kẽ hở cho tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma tuý phát sinh, tồn tại và ngày càng phát triển khó lường hơn trước. Trong khi đó công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành nhất là tại cơ sở chưa đầy đủ, thiếu thường xuyên, không lien tục, biện pháp chưa đủ mạnh để tạo ra sự chuyển biến thực sự trong công tác phòng, chống ma tuý.
Công tác chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc của các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm - phòng chống ma tuý Thành phố với các phường, xã chưa thật sâu sát theo kịp diễn biến tình hình.
Thứ năm: Dòng nghiện ở địa phương còn nhiều, chiếm tỷ lệ khoảng 0.946% dân số của cả thành phố 1047/160.522người), trong đó số có mặt tại địa bàn thành phố hiện nay là 845 người nghiện, song việc tổ chức thực hiện công tác cai nghiện của nhiều đơn vị còn lơ là, thiếu quan tâm, chưa xem xét cụ thể. Cơ sở vật chất của một số trại cai nghiện phường, xã và một số phòng quản lý người nghiện của trung tâm giáo dục - lao động - xã hội thành phố đã xuống cấp nhưng chưa được sửa chữa, khắc phục cho kịp. Trong khi công tác quản lý người nghiện au cai tại cộng đồng dân cư còn thiếu tính toán, chưa thật chặt chẽ, có cả những bất cập. Sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể, các lực lượng chức năng, các gia đình chưa đồng bộ, thiếu tính dẫn dắt, sự quyết liệt tuyệt đối khi dứt khoát cai nghiện cho đối tượng không cao nên hiệu quả đạt được thấp, trái với mong đợi, mà vậy nhiều đối tượng sau khi về địa phương một thời gian ngắn lại tái nghiện.
Thứ sáu: Lực lượng làm công tác phòng chống ma tuý ở cơ sở còn khiêm tốn đôi khi quá mỏng do thế hiệu quả hoạt động không đạt. Trong khi nhận thức pháp luật giữa các cơ quan tiến hành tốt tụng chưa được thống nhất, thiếu văn bản hướng dẫn của các cơ quan tiến hành tố tụng thẩm quyền nên việc xử lý, xét xử các vụ việc, các đối tượng vi phạm tệ nạn xã hội còn thiếu kịp thời, chưa đủ nghiêm minh, vẫn chưa hoàn toàn răn đe được đối tượng cho nên phần nào làm hạn chế hiệu lực của pháp luật và giảm sút lòng tin của quần chúng nhân dân.
Sáu nguyên nhân trên đã dẫn đến sự tồn tại và phát triển của các tệ nạn xã hội những năm qua. Vì vậy, để khắc phục những ảnh hưởng và thiếu sót của nguyên nhân chủ quan, khách quan là việc cần thiết. Trong thời gian tới nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân là cần tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất từng bước đẩy lùi và loại trừ tệ nạn ma tuý ra khỏi cộng đồng.
2.3. Tình hình phòng, chống ma tuý, nghiện hút ma tuý tại thành phố Thái Bình.
Những năm gần đây, tệ nạn ma tuý ở thành phố Thái Bình diễn biến vô cùng phức tạp và luôn có chiều hướng gia tăng. Tệ nạn ma tuý thực sự là nỗi lo lắng của từng cá nhân, gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội, là nguy cơ đe doạ sự phát triển bền vững của đất nước và nòi giống.
Thực tế cho thấy ma tuý xâm nhập tới mọi tầng lớp dân cư, từ người sang đến kẻ hèn, từ các phường trung tâm đến các xã, phường ngoại thành, ở mọi lứa tuổi, mọi thành phần. Trước tình hình đó UBND thành phố Thái Bình đã thành lập Ban chỉ đạo về phòng, chống tội phạm - phòng, chống ma tuý do Phó chủ tịch UBND thành phố làm trưởng ban, Công an thành phố là cơ quan thường trực, một số ban ngành, đoàn thể trên địa bàn là Uỷ viên, chỉ đạo công tác phòng, chống ma tuý.
Hiện nay đã xây dựng triển khai thực hiện Đề án số 03/ĐA-UB (ngày 24/04/2005) về công tác phòng, chống ma tuý ở thành phố Thái Bình giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005.
UBND thành phố trình UBND tỉnh, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân Thành phố, Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm - phòng chống ma tuý.
Đề án về công tác phòng chống ma tuý giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 (Thông qua ngày 14/7/2006). Đống thời đã có rất nhiều Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, Kế hoạch… của Ban chấp hành Đảng bộ, UBND, HĐND, Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm - phòng chống ma tuý về công tác đấu tranh phòng ngừa tệ nạn xã hội, tệ nạn ma tuý với các nội dung sau:
2.3.1. Đổi mới và đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục vận động toàn xã hội tham gia phòng chống ma tuý:
* Vai trò và nhiệm vụ của công tác tuyên truyền giáo dục phòng, chống tệ nạn ma tuý:
- Nhờ có công tác tuyên truyền đã tạo ra chuyển biến về nhận thức thống nhất về hành động. Giúp cho quần chúng nhân dân hiểu rõ tác hại của ma tuý và nghiện hút ma tuý, đồng thời khích lệ phong trào quần chúng nhân dân trực tiếp tham gia vào lực lượng đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma tuý.
- Do vậy, cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục kết hợp với việc xây dựng môi trường sinh hoạt để lôi kéo và tạo nên lối sống lành mạnh trong mỗi đơn vị, mỗi người tự giác không có hành vi dính líu hoặc có liên quan đến ma tuý và tệ nạn ma tuý.
* Mục tiêu chủ yếu công tác tuyên truyền giáo dục, chống ma tuý
- Mục tiêu quan trọng trong công tác tuyên truyền giáo dục ở đây là thực hiện cho tốt các chương trình truyền thông rộng rãi, phổ biến tác hại của tệ nạn ma tuý; tuyên truyền góp phần nhân rộng những điển hình, tấm gương và bài học kinh nghiệm trong công tác phòng, chống ma tuý, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục phòng ngừa và ngăn chặn tệ nạn thông qua việc giáo dục pháp luật, tạo cho người dân phối hợp với các tổ chức chủ động phòng chống tệ nạn ma tuý trên từng địa bàn, từng lĩnh vực công tác.
- Thông qua hoạt động của các tổ chức đoàn thể thực hiện các biện pháp giáo dục chiều sâu phù hợp với từng bộ phận dân cư, từng loại đối tượng với hình thức tuyên truyền bề rộng giáo dục đồng đẳng để làm thay đổi một cách cơ bản - nhận thức về lối sống, đưa đến thay đổi về hành vi, nâng cao ý thức phòng, chống tệ nạn ma tuý trong toàn thể nhân dân để đạt mục tiêu phòng, chống tệ nạn xã hội và tệ nạn ma tuý bắt đầu từ địa bàn xã, phường và trong từng gia đình.
Do xác định được vai trò, nhiệm vụ trong công tác tuyên truyền - giáo dục nên trong những năm qua các cấp, các ngành, các đoàn thể của thành phố thường xuyên quan tâm chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động toàn xã hội tham gia phòng, chống ma tuý.
Từ năm 2001 đến nay đã tổ chức 13 cuộc mítting, diễu hành biểu dương lực lượng nhân dân "Tháng hành động phòng chống ma tuý" và "Ngày toàn dân phòng chống ma tuý" thu hút hàng nghìn người tham gia.
Ngày 24/06/2005 thành phố đã tổ chức lễ mítting tại Trung tâm dịch vụ, thi đấu thể thao của tỉnh để phát động "Toàn dân phòng chống ma tuý" với sự tham gia của gần 2000 cán bộ nhân dân, học sinh - sinh viên. Ngay sau khi tiến hành xong buổi lễ có: 170 đoàn viên, thanh niên tham gia 3 đoàn diễu hành trên các tuyến đường của thành phố, tạo nên một khí thế sôi nổi trong công tác phòng, chống ma tuý.
Phối hợp xây dựng được 580 chuyên mục, tin đài, phóng sự đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức cuộc thi viết về tìm hiểu Luật phòng, chống ma tuý với hơn 30.000 bài dự thi của cán bộ, nhân dân và học sinh. Đã có 09/12 phường thành lập đội văn nghệ để tham gia cuộc thi văn nghệ quần chúng "Toàn dân phòng chống ma tuý", Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố đã tổ chức cho giáo viên, học sinh, củ 58 trường tiểu học và THCS tham gia dự thi văn nghệ với 177 tiết mục và tiểu phẩm văn nghệ.
Ngay sau cuộc thi, thành phố đã thành lập đội văn nghệ tham gia cuộc thi do Ban chỉ đạo phòng, chồng ma tuý tỉnh tổ chức và đạt giải nhì toàn đoàn. Thông qua cuộc thi nhằm tuyên truyền chủ trường, chính sách của Đảng, Nhà nước và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức xã hội về phòng, chống ma tuý góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ - mục tiêu kinh tế xã hội ở địa phương.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo còn tiến hành in cấp phát 82.485 tờ rơi và tài liệu tuyên truyền pháp luật nhằm phòng, chống ma tuý cho cán bộ, nhân dân, học sinh; sáng tác 16.257 tranh ảnh, bức vẽ… Tuyên truyền về phòng, chống ma tuý.
Qua đó đã có 79.150 lượt hộ gia đình cam kết với UBND phường, xã, 32.746 học sinh ký cam kết với nhà trường và 2.538 giáo viên ký cam kết với ngành Giáo dục về chấp hành pháp luật phòng chống tội phạm - phòng, chống ma tuý.
Ngoài việc tuyên truyền cho các đối tượng đã mắc nghiện ma tuý và gia đình họ để đưa đi cai nghiện hoặc cai tại gia. Thành phố đã chuyển hướng tập trung tuyên truyền, tuyền truyền mạnh vào các đối tượng có nguy cơ mắc nghiện cao như thanh niên, học sinh, sinh viên… Tổ chức hội thi "Đội thanh niên phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS".
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các Nghị quyết liên tịch, Kế hoạch liên ngành giữa: Công an thành phố với các tổ chức đoàn thể, Phòng Giáo dục & Đào tạo về công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
Trong vòng 9 tháng đầu năm 2005, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thành phố Thái Bình đã tổ chức được: 03 lớp tập huấn cho 344 cán bộ cơ sở; 07 buổi truyền thông phòng, chống tệ nạn xã hội cho 800 hội viê. Tiếp tục duy trì 05 câu lạc bộ và nhóm tình nguyện ma tuý đi cai nghiện.
Hội nhân dân tổ chức 16 buổi tuyên truyền pháp luật phòng, chống tội phạm - phòng, chống ma tuý cho 128 hội viên cơ sở, qua đó vận động được 26 người nghiện ma tuý đi cai nghiện, phân công hội viên nhận giúp đỡ 20 người nghiện, cai bỏ được ma tuý. Tổ chức linh động các nhóm "Chung tâm sự", "Nhóm nghị lực", "Tư vấn vấn đề thanh niên" qua đó thu hút rất nhiều lượt thanh niên tham gia đóng góp ý kiến, chia sẻ tâm sự, khúc mắc…
Ngoài ra các ngành, đoàn thể còn phối hợp với các xã, phường tổ chức 378 cuộc họp với cán bộ, nhân dân với 12.754 lượt người tham dự tuyên truyền pháp luật phòng chống tội phạm - phòng chống ma tuý… Đẩy mạnh phong trào "Hòm thư tố giác" trong quần chúng nhân dân.
Thông qua công tác tuyên truyền giáo dục đã giúp cho người dân có cơ hội được tiếp cận với các Nghị quyết, Chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan của UBND thành phố, Thành uỷ… về phòng, chống ma tuý, qua đó nâng cao nhận thức của người dân về ma tuý, tham gia phòng, chống tệ nạn ma tuý giúp đỡ người nghiện đi cai và hoà nhập cộng đồng.
2.3.2. Công tác đấu tranh, triệt xoá các đường dây, điểm, tụ điểm về ma tuý
Trong những năm qua lực lượng công an thành phố thực sự là nòng cốt trong đấu tranh phòng chống tội phạm về ma tuý.
Từ năm 2001 đến tháng 10/2005 công an thành phố đã phát hiện và bắt giữ 525 vụ với 617 đối tượng mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý. Tang vật thu giữ gồm: 824.32 gam Heroin, 1.559 gam thuốc phiện, 3972 ống tân dược, 213 viên hồng phiến.
Cơ quan công an đã khởi tố điều tra 30 vụ 632 bị can, trong đó thì cấp thành phố đưa ra truy tố xét xử 255 vụ 292 bị can. Di lý cho cấp tỉnh xử lý theo thẩm quyền 275 vụ 331 bị can (đình chỉ điều tra 2 vụ 2 bị can do bị can chết).
Đặc biệt Công an thành phố đã phối hợp với công an tỉnh và công an các xã, phường xoá bỏ các tụ điểm đen về ma tuý trên địa bàn thành phố như: bến xe, vườn hoa thuộc địa bàn phường Đề Thám, tụ điểm phố 2 của phường Quang Trung, phường Kỳ Bá, khu cầu Bo…
Những con số trên cho thấy sự nỗ lực hết mình của lực lượng công an trong công tác phòng, chống ma tuý. Mặc dù tội phạm ma tuý cực kỳ nguy hiểm và hung hãn, nhưng các chiến sỹ công an đã dũng cảm đấu tranh quyết liệt nhằm đem lại sự bình yên cho nhân dân.
2.3.3. Công tác tổ chức cai nghiện ma tuý và quản lý người nghiện sau cai:
Công tác tổ chức cai nghiện cho người nghiện ma tuý được quan tâm thường xuyên, duy trì thực hiện với 05 loại hình cai nghiện ma tuý. Trong 5 năm đã cai cho 4913 lượt người (có nhiều người đã phải cai đến 2 - 3 lần).
Trong đó:
Nơi cai nghiện
Số và lượt người cai
Ghi chú
Trung tâm cai nghiện
920 lượt người
362 bắt buộc cai
Xã, phường
1129 lượt người
549 cai tự nguyện
Gia đình
2550 người
Cai bỏ được từ 3 năm trở lên là 125 người chiếm 5.2%.
Thực hiện quyết định109/QĐ-UB ngày 21/01/2005 của UBND thành phố vè giao chỉ tiêu và quản lý người nghiện ma tuý, thành phố quan tâm, chỉ đạo sát sao tới các cấp, các ngành và UBND các xã, phường với mục tiêu quản lý 100% số người nghiện ma tuý.
Trong 9 tháng đầu năm 2005 đã tổ chức cai nghiện cho 109/1025 người nghiện ma tuý đát 69.17% so với kế hoạch được giao (năm 2005 tăng 32 người so với cùng kỳ năm 2004). Trong đó:
* Cai tại trung tâm của tỉnh:
- Hội đồng tư vấn thành phố đã tiến hành xét duyệt 3 lần - đưa 46/50 người nghiện ma tuý vào cai bắt buộc tại trung tâm. (Đạt 92% kế hoạch giao). Cho đến nay đã có 09/12 xã, phường hoàn thành chỉ tiêu được giao.
* Cai tại trung dâm GD - LĐ - XH thành phố: (theo quy định).
- Nghị định 135/CP ngày 10/06/2004 của Chính phủ.
- Quyết định 1243/QĐ-UB ngày 07/06/2004 của UBND tỉnh.
Công tác cai nghiện bắt buộc tại trung tâm thực hiện nghiêm túc với đầy đủ các quy trình cai nghiện (Thông tư 31). Cùng với hoạt động cắt cơn điều trị bệnh lý, người nghiện còn tham gia vào lao động, sản xuất…
Kết quả:
+ Đến tháng 09/2005 đã tỏ chức cai nghiện cho 44/70 người nghiện. (Đạt 62.36% kế hoạch).
+ Có 09/12 xã, phường đã hoàn thành chỉ tiêu được giao.
+ Công tác đưa người nghiện ma tuý đã cai cắt cơn tại trạm xã, phường đang quản lý giáo dục tại TT Giáo dục - Lao động - Xã hội Thành phố có 30/30 người (Đạt 100% kế hoạch).
Thành phố đã hỗ trợ cho người nghiện ma tuý vào cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm 3 tháng tiền ăn = 900.000đ/tháng trong thời gian cắt cơn phục hồi sức khoẻ.
* Cai tại gia đình: (Các xã, phường thực hiện theo đúng quy định).
- Nghị định 56/CP & Thông tư liên tịch 01/2003/TTLT - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Công an (ngày 24/02/2003).
Công tác cai nghiên được gắn liền với xã hội hoá các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường được quan tâm. Các ngành, tổ chức, đoàn thể đã giáo dục, thuyết phục, vận động và giúp đỡ các gia đình có con em nghiện ma tuý tự giác tham gia cai nghiện tại gia đình.
Trong đó gia đình người nghiện ma tuý có trách nhiệm giúp đỡ người nghiện, thường xuyên liên hệ với tổ chức cai nghiện, thực hiện theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế, giám sát, ngăn chặn không để người nghiện sử dụng ma tuý. Thời gian cai nghiện ma tuý tại gia đình là 6 tháng. Thành phố khuyến khích hỗ trợ 500.000đ cho các gia đình có quan tâm và cam kết đầu tư cơ sở vật chất tại gia đình để cai và quản lý con em mình tại gia đình. Kết quả tổ chức cai nghiện được 375.520 người nghiện ma tuý (đạt 72.10% kế hoạch). Có 10/12 xã, phường đã tổ chức cai nghiện ở xã, phường đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được giao. Có 08 trường hợp gia đình áp dụng biện pháp mạnh (phòng cai kiên cố) để cai và quản lý con em là: Phường Kỳ Bá 05 đối tượng, phường Quang Trung 02 đối tượng, xã Hoàng Diệu 01 đối tượng.
* Cai tại trạm cai nghiện xã, phường:
Thực hiện phương châm xã hội hoá công tác cai nghiên phục hồi, phát huy trách nhiệm của gia đình, cộng đồng, của các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và mọi tầng lớp nhân dân tổ chức cai nghiện cho người nghiện ma tuý.
Tính đến tháng 9/2005 đã có 09/12 trạm cai nghiện tại các phường, xã đi vào hoạt động tổ chức cai nghiện và quản lý 214/355 người nghiện ma tuý (đạt 60.23% kế hoạch). Đã có 06 xã, phường hoàn thành chỉ tiêu được giao là: Phường Kỳ Bá, phường Quang Trung, phường Tiền Phong, phường Lê Hồng Phong, xã Hoàng Diệu, xã Túc Duyên. (Thời gian cai nghiên bắt buộc tại trạm cai nghiện xã, phường là 3 tháng).
Thành phố đã hỗ trợ kinh phí rất lớn nhằm sửa chữa và xây mới các trạm cai nghiện. Hỗ trợ thuốc cho các đối tượng cai tại trạm, kinh phí thuê bảo vệ trông coi, quản lý trạm cai nghiện sau thời gian cắt cơn, kinh phí dự toán để thực hiện trong 5 năm (2006 - 2010) là:
Mục đích
Số tiền chi phí
(đồng)
Ghi chú
Sửa trạm cai nghiện xã, phường
220 triệu
Quản lý, tổ chức cai nghiện trạm
xã, phường
924 triệu
Tiền thuốc cai
60 triệu
Phụ cấp
(Mức)
150.000 (đ)
Đội hoạt động xã hội tình nguyện xã, phường
Tổng số chi phí
Với tổng số tiền lên đến 1 tỷ 765 triệu đồng (+29.41% kinh phí của thành phố) dành cho công tác phòng ma tuý, điều này cho thấy sự quan tâm của công tác cai nghiện tại xã, phường.
* Hình thành hệ thống quản lý người nghiện ma tuý sau cai tại xã, phường
Hiện nay số người cai bỏ được ma tuý từ 3 năm trở lên là 125 người (đạt 5.2%, một con số quá khiêm tốn so với 2.268 người nghiện và 4.913 lượt người nghiện được đưa đi cai nghiện). Chính vì vậy, công tác quản lý người nghiện ma tuý sau cai có vị trí rất quan trọng, đồng thời nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền và các tổ chức xã hội trong quản lý giúp đỡ người nghiện sau cai, phòng chống tái nghiện đảm bảo thường xuyên quản lý người nghiện ma tuý có mặt trên địa bàn, tư vấn và tham gia các chương trình kinh tế xã hội ở địa phương nhằm ổn định cuộc sống.
Trong "Đề án phòng chống ma tuý thành phố Thái Bình" giai đoạn 2006 - 2010 Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm - phòng chống ma tuý đã chỉ đạo các cấp các ngành và UBND các xã phường phải quản lý, giám sát hành vi của người nghiện sau cai và hỗ trợ người nghiện sau cai ổn định cuộc sống với thời gian là 5 năm trở lên gồm:
- Những người nghiện sau khi đã chấp hành xong quy định cai nghiện ở trung tâm và trạm cai nghiện phường xã.
- Các đối tượng nghiện ma tuý sau khi chấp hành xong án phạt từ tại các trạm giam do Bộ công an quản lý.
Thành lập tổ chức công tác cai nghiện ma tuý cấp xã, phường do UBND xã, phường quy định thành phần bao gồm: lãnh đạo UBND, cán bộ y tế, công an, cán sự tệ nạn xã hội và một số ban, ngành đoàn thể cần thiết. Là bộ phận tham mưu giúp UBND xây dựng kế hoạch tổ chức cai nghiện và quản lý sau cai nghiện tại địa phương và chủ trì, phối hợp với các tổ chức đoàn thể khác triển khai thực hiện công tác này. Chức năng và nhiệm vụ của tổ công tác được quy định tại Điều 13 Nghị định 56/NĐ-CP trong đó có nhiệm vụ quản lý, chăm sóc giúp đỡ người nghiện sau cai.
Thành lập hoạt động xã hội tình nguyện cấp xã, phường theo Thông tư liên tịch số 27/2003/TTLT - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Ban Tổ chức - Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 18/12/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã Hội - Ban Tổ chức - Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Đội hoạt xã hội tình nguyện là một chức xã hội do Uỷ ban nhân dân xã, phường lựa chọn và giao cho một tổ chức chính trị - xã hội trực tiếp quản lý.
- Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Đội hoạt động xã hội tình nguyện thực hiện theo Thông tư liên tịch 27/2003/TTLT Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Ban Tổ chức - Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 18/12/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Ban Tổ chức - U
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC2034.doc