Chuyên đề Đoàn thanh niên xã Mường É - Huyện thuận Châu, với chương trình xoá đói giảm nghèo

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5

MỞ ĐẦU 6

1. Lý do chọn chuyên đề 6

2. Mục đích và nhiệm vụ chuyên đề 8

2.1. Mục đích: 8

2.2. Nhiệm vụ chuyên đề: 8

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 8

3.1. Đối tượng: 8

3.2. Khách thể nghiên cứu: 8

4. Phạm vi chuyên đề 8

5. Phương pháp nghiên cứu 8

6. Bố cục của chuyên đề 9

NỘI DUNG 10

CHƯƠNG 1: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 10

1.1. Mét số vấn ®Ò lý luËn vÒ xo¸ ®ãi gi¶m nghÌo 10

1.1.1. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xóa đói giảm nghèo 10

1.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về xoá đói giảm nghèo 11

* Trước cách mạng tháng tám 8/1945 11

* Trong thời kỳ chống Pháp 12

* Thời kỳ bao cấp 12

* Thời kỳ đổi mới 13

1.2. Một số khái niệm 16

1.2.1. Nghèo đói 16

1.2.2. Tiêu chí nghèo: 16

1.3. §oàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về xóa đói giảm nghèo. 17

1.3.1. Vai trò của Đoàn thanh niên về công tác xóa đói giảm nghèo xã Mường É - huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La 19

1.3.1.1. Mục tiêu và nội dung của mô hình Đoàn thanh niên tham gia xoá đói giảm nghèo. 20

1.1.3.2. Các quan điểm cơ bản hoạt động xoá đói giảm nghèo của Đoàn. 20

1.1.3.3. Các hoạt động của Đoàn đã thực hiện trong chương trình xoá đói giảm nghèo 22

1.4. Tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo 25

1.4.1. Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập thấp ở khu vực nông thôn 25

1.4.2. Tỷ lệ nghèo đói còn chiếm tỷ lệ khá cao trong các vùng sâu và vùng xa, vùng núi cao 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐOÀN THANH NIÊN THAM GIA CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 27

2.1. Đặc điểm tình hình chung của xã Mường É 27

2.1.1. Vị trí địa lý: 27

2.1.2. Tình hình tổ chức Đoàn - Hội - Đội của ĐTN xã Mường É. 29

2.2.1.1. Tình hình thanh niên 29

2.2.1.2 Những hoạt động Đoàn - Hội - Đội của ĐTN xã Mương É 29

2.2.2. Thực trạng hoạt động của ĐTN xã Mường É với công tác xóa đói giảm nghèo 33

2.2.3. Mặt mạnh, mặt yếu 37

2.2.3.1. Mặt mạnh 37

2.2.3.2. Điểm yếu 38

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT 40

3.1. giải pháp 40

3.1.1. Tạo điều kiện cho thanh niên lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, làm giàu ngay chính trên quê hơng mình 40

3.1.2. Thành lập, đẩy mạnh hoạt động của câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi, câu lạc bộ gia đình trẻ 41

3.1.3. Triển khai có hiệu quả phong trào "4 mới" trong thanh niên 42

3.1.4. Tổ chức Đoàn đứng ra vay vốn tín chấp cho thanh niên thiếu vốn 42

3.1.5. Đầu tư cho kết cấu hạ tầng cơ sở 43

3.2. Những đề xuất 43

3.2.1. Đối với Đảng 43

3.2.2. Đối với Nhà nước 44

3.2.3. Đối với ban ngành đoàn thể 44

3.2.4. Đối với Đoàn cấp trên 45

KẾT LUẬN 46

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đoàn thanh niên xã Mường É - Huyện thuận Châu, với chương trình xoá đói giảm nghèo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên, thiếu niên và trong xă hội (xoá xóm nghèo, xă nghèo, tỉnh nghèo, vùng nghèo, nước nghèo). Nâng cao chất lượng cuộc sống của thanh niên, các hộ gia đình trẻ, và cộng đồng dân cư (đảm bảo an toàn dinh dưỡng, chống ô nhiễm môi trường, chống suy dinh dưỡng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, xây dựng nếp sống văn minh). Phấn đấu trở thành lực lượng tiên phong trong công cuộc tiến công đói nghèo, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo và chậm phát triển. * Nội dung: Xoá bỏ khoảng cách về thông tin và tri thức, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng phát triển nhân tài, tạo cơ hội thuận lợi cho mọi ngời dân có năng lực tiếp cận, sáng tạo và ứng dụng KHKT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, xoá đói giảm nghèo. Trên cơ sở nâng cao dân trí, nâng cao năng lực tiếp cận thông tin, tri thức KHCN mà đổi mới đẩy mạnh phương thức sản xuất, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần mới (theo 3 mục tiêu xoá đói giảm nghèo, xoá dốt, xoá ô nhiễm môi trường). Phát huy dân chủ tại cơ sở, tại cộng đồng làm cho người nghèo, thanh niên nghèo tự tin hơn trong cuộc sống, tiếng nói của người nghèo được xã hội lắng nghe, trân trọng, nhu cầu chính đáng của họ được Đảng, chính quyền các cấp, các đoàn thể nhân dân quan tâm giải quyết. Nội lực của ngời nghèo được phát huy kết hợp với ngoại lực nhằm phát triển cộng đồng bền vững theo hướng xoá đói giảm nghèo, tăng khối lượng trung lưu trong xã hội Việt Nam. 1.1.3.2. Các quan điểm cơ bản hoạt động xoá đói giảm nghèo của Đoàn. Quan điểm cơ bản về chiến lược phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam là đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, khuyến khích phát huy năng lực cá nhân, cộng đồng. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, cân đối, bền vững. Đó là chiến lược do dân vì dân một chiến lược tập trung vào nhiệm vụ chăm lo và phát triển của các tiềm năng của con người, coi con ngời là chìa khoá của sự phát triển, là nguồn năng lực sáng tạo, là nguồn của cải vật chất và tinh thần của xã hội, đồng thời coi phúc lợi, tự do, hạnh phúc của con người là mục tiêu cao nhất. - Chính sách phát triển, xoá đói giảm nghèo phải kết hợp cả ba nhân tố Trước hết phải mở ra những cơ hội tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động từ đó góp phần tăng thu nhập và giúp người nghèo vượt qua nghèo đói. Thứ hai, phải có các biện pháp để bảo đảm ích lợi của tăng trưởng và khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng một cách khách quan và công bằng, nhờ vậy, mọi công dân đều được hưởng những thành quả do sự phát triển mang lại. Thứ ba, cần đặc biệt chú ý giảm bớt nguy cơ dễ tổn thương của người nghèo trước hết là những bất trắc trong đời sống (ốm đau, mùa màng, thất bát,...). Chương trình hoạt động chống đói nghèo của Đoàn cũng phải tăng cơ hội, đảm bảo công bằng và ngăn ngừa rủi ro. - Phương thức thực hiện là kết hợp giữa nội lực và ngoại lực, giữa nổ lực của người dân với nổ lực của cộng đồng, giữa mô hình với mô hình vĩ mô, chính sách vĩ mô, giữa chương trình quốc gia với chương trình dự án địa phương, giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân, giữa các tổ chức trong nước và nước ngoài, giữa truyền thống và hiện đại, tóm lại, phương thức xoá đói giảm nghèo phải đa dạng, thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp chống đói nghèo. Sức mạnh của Đoàn thanh niên chính là sức mạnh sáng tạo, sức mạnh tổ chức, sức thu hút toàn xã hội quan tâm giải quyết những vấn đề thiết thực đặt ra từ cuộc sống. - Thế mạnh của Đoàn cần tập trung phát huy mạnh mẽ là đi tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá - sự nghiệp mà Đảng phát động. Không ngừng phát triển sản xuất trên nền tảng của khoa học công nghiệp hiện đại, phát huy tiềm năng sáng tạo của con người Việt Nam trên nền tảng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, trọng dụng nhân tài và phát triển nhân tài, đảm bảo cho đất nước phát triển tối uư. - Phát huy tự do, dân chủ, kỷ cương cũng cần được Đoàn quan tâm đúng mức, nhất là dân chủ cơ sở, đảm bảo hình thành môi trường sáng tạo cho mọi cá nhân, mọi gia đình, mọi doanh nghiệp. Đây là cơ sở để chúng ta xây dựng một Nhà nước pháp quyền, một xã hội dân sự, xã hội công dân. - Chống chiến tranh bảo vệ hoà bình. 1.1.3.3. Các hoạt động của Đoàn đã thực hiện trong chương trình xoá đói giảm nghèo Để góp phần xoá đói giảm nghèo trong nhiều năm qua, Ban bí thư Trung ương Đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn trong cả nước tổ chức nhiều chương trình hoạt động đẩy mạnh phong trào “Thanh niên lập nghiệp”. Kết quả của phong trào đã góp phần tích cực giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo cho thanh niên ở nhiều địa phương trong cả nước. Các cơ sở Đoàn, Hội đã tích cực khai thác vốn từ dự án kinh tế, xã hội để giải quyết việc làm, tạo điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Năm 1998, Trung ương Đoàn đã có chương trình phối hợp với Ngân hàng người nghèo làm thí điểm cho vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh xoá đói giảm nghèo. Với phương châm đưa vốn tới vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, trong hai năm 1998-1999 với tổng số 11 tỷ đồng đã có gần 7.000 hộ thanh niên nghèo được vay vốn sản xuất kinh doanh xoá đói giảm nghèo vươn lên làm giàu. Hàng năm nhận được chỉ tiêu Nhà nước, Trung ương Đoàn tiến hành phân bổ cho các địa phương, ban hành các văn bản hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ địa phương, thường xuyên kiểm tra các địa phương thực hiện dự án đúng mục đích, đúng nội dung, và đúng đối tượng. Việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án luôn được gắn với tập huấn kỹ thuật khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Đoàn đã phối hợp với các nghành nông lâm, ngư nghiệp, các trung tâm KHKT tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT, tổ chức các cuộc thi về nghề nông, lâm, ngư nghiệp và tuyên truyền hướng dẫn nhân dân cùng áp dụng KHKT trong sản xuất, 16/3/1996 Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ký nghị quyết liên tịch số 01/NQLT về việc phát huy vai trò của tuổi trẻ trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn 1996- 2000 với mục tiêu. Phát huy nguồn nhân lực trẻ, vai trò xung kích sáng tạo của thanh niên nông thôn vì một nền nông nghiệp sinh thái phát triển toàn diện và bền vững theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới XHCN giàu bản sắc văn hoá dân tộc. Góp phần đáp ứng nhu cầu vươn lên lập thân, lập nghiệp vì tiền đồ của đất nước và tương lai của thanh niên góp phần bồi dưỡng, đào tạo chuẩn bị hành trang cho một lớp nông dân bước vào thế kỷ 21 thông qua tập hợp và đoàn kết thanh niên, củng cố tổ chức Đoàn, Hội, Đội. Góp phần xây dựng Đảng và chính quyền ở nông thôn. Trung ương Đoàn đã phát triển và đẩy mạnh các hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên và bộ đội xuất ngũ. Số trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm đã tăng lên trong nhiều năm qua. Các trung tâm dạy nghề và văn phòng giải quyết việc làm là cầu nối giữa thanh niên và nơi có nhu cầu tuyển việc làm nhu cầu tuyển việc làm, ghóp phần hạn chế thất nghiệp và xoá đói giảm nghèo. Xây dựng và phát triển mô hình “Làng thanh niên”, “Trang trại thanh niên” “Khu kinh tế thanh niên”, tham gia phát triển kinh tế xã hội và đi đầu trong việc thực hiện xoá đói giảm nghèo ở Tây nguyên và các tỉnh miền núi. Với 10 làng thanh niên xây dựng thí điểm năm 1990 đến nay đã có 400 làng thanh niên được xây dựng trên nhiều nơi (Tập trung nhất là ở Tây Nguyên, có khoảng 287 làng thanh niên) và khoảng 15.000 trang trại thanh niên. Thông qua “Làng thanh niên”, “trang trại thanh niên”, “khu kinh tế thanh niên” tổ chức Đoàn., Hội đã đa kỹ thuật canh tác mới về lúa nước, cây công nghiệp, cây ăn quả, giống con, làm thuỷ lợi.... tạo điều kiện và khả năng cho thanh niên, tiếp nhận các dự án kinh tế, vận động thanh niên góp vốn giúp nhau sản xuất. Xây dựng cuộc sống văn hoá trong các gia đình trẻ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần xoá đói giảm nghèo. Một số chương trình dự án tác động trực tiếp đến xoá đói giảm nghèo được triển khai trong năm 2000 - năm thanh niên. Chương trình thanh niên tham gia xoá cầu khí ở đồng bằng sông Cửu Long, trong 5 năm 2000- 2005 phong trào thanh niên t́nh nguyện sẽ xoá hết cầu khỉ ở đồng bằng sông Cửu Long thay bằng cầu chắc chắn hơn với nguồn nguyên liệu địa phương và nguồn nhân lực tại chỗ. Chương trình này thu hút trên 5 triệu ngày công lao động chủ yếu là thanh niên. Tham gia xây dựng đường Hồ Chí Minh thông qua việc tuyển dụng lao động cho các đơn vị thi công, tổ chức thi đua toàn tuyến, đảm nhận trồng rừng hai bên đường và xây dựng các làng thanh niên dọc tuyến nhất là các khu vực khó khăn. Triển khai dự án 500 trí thức trẻ tình nguyện xây dựng nông thôn miền núi tại 125 xã đặc biệt khó khăn ở 12 tỉnh với số tiền 5,7 tỷ đã được phê duyệt và được thực hiện trong 2 năm từ năm 2000- 2001 Năm 1995 - 1997 đã thực hiện dự án 200 trí thức trẻ tình nguyện phát triển kinh tế xã hội miền núi đạt kết quả tốt, được chính phủ và các địa phương, vùng với các chiến dịch “Mùa hè xanh” đa hàng ngàn trí thức trẻ tới vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn góp phần đa tiến bộ khoa học kỹ thuật tới các vùng nghèo và bà con nông dân. Song song với dự án Kiến trí thức trẻ tình nguyện, thực hiện quyết định số 1169/QĐ-TTg ngày 30/8/2001 của Thủ tướng chính phủ, Trung ương đoàn đã phối hợp với Bộ Y tế và cán bộ ngành liên quan chỉ đạo 28 tỉnh, thành, đoàn triển khai dự án đa 500 y, bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn. Qua quá trình triển khai dự án, các y, bác sĩ trẻ đã được nhân dân và chính quyền địa phương hoan nghênh. 1.4. Tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo Nếu nghèo đói không được giải quyết sẽ kèm theo hàng loạt vấn đề theo như vấn đề phát triển kinh tế, xây dựng bảo vệ tổ quốc, an ninh chính trị, công bằng xã hội, văn hoá… Và nếu chúng ta làm được điều đó thì vấn đề xóa đói giảm nghèo có một vai trò rất lớn. - Đối với địa phương: nếu nghèo đói được giải quyết thì đời sống nhân dân được nâng cao, cơ sở vật chất ở địa phương như hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe, giải quyết bệnh tật ngày càng được đảm bảo, đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng được nâng cao. khi cơ hội kiếm việc làm nhiều hơn đem lại thu nhập cho nhu cầu cuộc sống, đó là nền tảng cơ bản để xây dựng địa phương vững mạnh phát triển hơn. - Đối với đất nước: vai trò của công tác xóa đói giảm nghèo chính là xây dựng và bảo vệ tổ quốc. tục ngữ có câu "Có thực mới vực được đạo" quả đúng như vậy nên con người, đồng bào nhân dân mà đói rách, nghèo khổ thì lấy sức đâu mà chiến đấu bảo vệ xây dựng tổ quốc, mà tư tưởng lúc đó của họ chính là làm sao ăn no, không đói là được không cần quan tâm vấn đề khác. Vì vậy, toàn dân mà có đời sống ăn no, mặc ấm, có sức khỏe lúc đó mới có tinh thần xây dựng, bảo vệ tổ quốc được và có bảo vệ được tổ quốc thì mới giữ vững được an ninh chính trị. Đất nước ta đã có nhiều trường hợp xảy ra liên quan đến vấn đề nông nghiệp khiến người dân biểu tình chống đối Cũng chỉ vì chính sách ruộng đất không hợp lý để dân đói ăn kéo dài dẫn đến nông dân chống đối, dẫn đến không ổn định chính trị và nếu trường hợp này xảy ra toàn quốc thì nguy cơ mất nước rất cao. Vì thế xóa đói giảm nghèo có vai trò rất lớn trong bảo vệ xây dựng tổ quốc, chính trị, xã hội. Khi không còn đói nghèo thì lúc đó dân giàu, dân có giầu thì nước mới mạnh, nước có mạnh thì mới có tiếng nói và có vị thế tầm khu vực. 1.4.1. Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập thấp ở khu vực nông thôn Mặc dù Việt Nam đã đạt đứợc nhiều thành công rất lớn trong việc giảm tỷ lệ nghèo, tuy nhiên cũng cần phải nhận thấy rằng, những thành tựu này cũng đang rất mong manh. Thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn nằm giáp ranh mức nghèo, do vậy chỉ cần điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo, cũng khiến họ rơi xuống ngưỡng nghèo và làm tăng tỷ lệ nghèo. Nghèo đói là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn với trên 90% số người nghèo sinh sống ở nông thôn. Năm 1999, tỷ lệ nghèo đói về lương thực, thực phẩm ở thành thị là 4,6%, trong khi đó ở nông thôn là 15,9%. Trên 80% số người nghèo là nông dân, trình độ tay nghề thấp, ít khả năng tiếp cận được với nguồn lực trong sản xuất (vốn, kỹ thuật, công nghệ…), thị trường tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa lý và chất lượng sản phẩm kém, chủng loại sản phẩm còn nghèo nàn. Người nông dân nghèo thường không có điều kiện tiếp cận với hệ thống thông tin, khó có khả năng chuyển đổi việc làm sang các ngành phi nông nghiệp. Phụ nữ nông dân ở vùng sâu vùng xa, nhất là nữ chủ hộ độc thân, phụ nữ cao tuổi là nhóm người nghèo dễ bị thổn thương nhất. Phụ nữ nghèo lao động nhiều thời gian hơn, nhưng thu nhập thấp, họ ít có quyền quyết định trong gia đình và cộng đồng do ít cơ hội tiếp cận các nguồn lực, và lợi ích do chính sách mang lại. 1.4.2. Tỷ lệ nghèo đói còn chiếm tỷ lệ khá cao trong các vùng sâu và vùng xa, vùng núi cao Đói nghèo mang tính chất vùng rõ rệt, các vùng núi cao, vùng sâu vùng đồi núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người sống có tỷ lệ đói nghèo cao. Có tới 64% số ngời nghèo tập tại miền núi phía Bắc, bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung. Đây là vùng có điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận các điều kiện sản xuất và dịch vụ còn nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở kém phát triển, điều kiện thiên nhiên khắc nhiệt, thiên tai thường xuyên xảy . CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐOÀN THANH NIÊN THAM GIA CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 2.1. Đặc điểm tình hình chung của xã Mường É 2.1.1. Vị trí địa lý: Xã Mường É là một xã vùng II của Huyện Thuận Châu, vị trí nằm cách trung tâm huyện 25km,có tổng diện tích 8.925,3 ha, địa hình chủ yếu là đồi núi. Là xã thuần túy sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng lúa và chăn nuôi là chủ yếu. Phía Bắc giáp với huyện Tuần Giáo Tỉnh Điện Biên , phía đông giáp với Xã Phổng Lái, phía tây giáp với Xã É – Tòng , phía nam giáp với Xã Phổng Lập. Xã có 31 bản, trong đó có 27 bản là dân tộc thái, 2 bản dân tộc Mông, 2 bản dân tộc Khơ Mú. Có đường quốc lộ 6A đi qua giao thông thông suốt thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế , xã hội của địa phương. - Về tài nguyên thiên nhiên: Diện tích đất tự nhiên của xã là 8.925,3ha, trong đó đất canh tác là 189,1ha, nuôi trồng thủy sản 32 ha, đất nương các loại 453,3 ha, đất trồng cây công nghiệp 9 ha diện tích rừng 30 ha độ che phủ của rừng đạt 40%. - Về chăn nuôi. Tổng đàn gia súc ( Trâu, bò, dê)/ 6.300 con, tổng đàn gia cầm khoảng 38.000 con.Thu nhập bình quân đầu người đạt 3.650.000đ/ người / năm. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân đang được quan tâm cải thiện: số hộ có mức sống trung bình trở lên chiếm 50% tổng số hộ. -Về lĩnh vực xã hội. Số trường học thuộc các bậc trên địa bàn xã. Gồm 1 trường THCS với 19 lớp có 480 học sinh: 01 trường tiểu học với 31 lớp với 700 học sinh, 01 trường mầm non với 14 lớp có 404 học sinh. Theo đánh giá hết năm 2009 số học sinh được huy động trong độ tuổi đến trường đạt 98%. Xã có một trạm y tế với 4 giường bệnh đạt chuẩn quốc gia. Có 26/31 bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma túy. Về lĩnh vực quốc phòng an ninh: Luôn đảm bảo ổn định giữ vững an ninh chinh trị, trật tự an toàn xã hội. - Về hiện trạng nguyên nhân nghèo. Về hiện trạng nghèo. Tổng số hộ nghèo toàn xã năm 2006 là 474 hộ chiếm 42% tổng số hộ nghèo toàn xã: năm 2007 có 555 hộ chiếm 40%: năm 2008 có 556 hộ chiếm 41,5%: năm 2009 có 575 chiếm 41,5%% năm. - Nguyên nhân tình trạng nghèo. Xã Mường É là một xã có địa bàn rộng, dân cư ở phân tán, cơ sở hạ tầng kinh tế chưa phát triển nhất là các điều kiện phục vụ kinh tế - xã hội như: điện, giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu năm 2009 tổng số nhà đang ở tạm 38 hộ chiếm 2,93 % tổng số hộ dân. Số hộ chưa được sử dụng điện lưới quốc gia 283 hộ chiếm 20,8%; số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh chiếm 90%. Có 11/31 bản trong xã chưa được đầu tư nhà văn hóa đúng quy mô kiểu mẫu, giao thông đi lại, giao thương giữa các vùng đơn cận còn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế của xã chủ yếu là nông nghiệp, dich vụ phát triển còn rất manh mún, nhỏ lẻ. Đời sống nhân dân phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, do tác động thiên tai, dịch bệnh, diễn biến phức tạp hàng năm đã tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất của người dân. Giá trị thu nhập thấp, theo số liệu thống kê năm 2009, tổng sản lượng lương thực toàn xã năm 2009 đạt 2.21,83 tấn bình quân 373kg/người/năm. - Số hộ gia đình tách trên địa bàn xã tăng nhanh, năm 2006 có 1.124 hộ đến năm 2009 có 1.293 hộ tăng 169 hộ chiếm 15,03% (Gồm hộ mới xây dựng gia đình và các hộ ở chung theo phong tục tập quán trước đây nay tách ra). Là một xã có cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng còn yếu kém đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự đoàn kết đồng tâm hợp lực, phát huy tinh thần yêu quê hương đất nước, quyết chí đi lên, phát huy vận dụng mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài, khai thác để và hiệu quả các nguồn lực chắc chắn xã Mường É, sẽ trở thành một xã phát triển mạnh trong thời gian không xa. 2.1.2. Tình hình tổ chức Đoàn - Hội - Đội của ĐTN xã Mường É. 2.2.1.1. Tình hình thanh niên Toàn xã có 393 đoàn viên trong đó có 1600 thanh niên trong độ tuổi trong tổng số 34 chi đoàn, chiếm 70% dân số và 41,7% lực lượng lao động xã hội. Kết quả phân loại cuối năm 2009 có 15 cơ sỏ đạt loại tốt, 16 đạt loại khá, 3 chi đoàn trung bình, không có chi đoàn đạt yếu kém. Tuy vậy, thanh niên xã nhà còn bộc lộ những hạn chế: Một bộ phận thanh thiếu niên thiếu chí tiến thủ, trông chờ ỷ lại, đang bị lối sống ích kỷ, thực dụng chi phối, thiếu ý thức vươn lên để nâng cao trình độ học vấn, trình độ tay nghề, nhận thức về nghề nghiệp, việc làm còn lúng túng, thiếu tự chủ, chưa được sự năng động và sáng tạo, chậm tiếp thu cái mới, thiếu nhạy cảm với tình hình phát triển kinh tế xã hội. Cá biệt có một số đối tượng buông thả không chịu rèn luyện sa vào các tệ nạn xã hội như: mại dâm, cà bạc, ma túy… Một số bộ phận thanh niên nhất là thanh niên nông thôn có trình độ văn hóa còn thấp tỷ lệ thiếu việc làm và việc làm không ổn định chiếm 35%. 2.2.1.2 Những hoạt động Đoàn - Hội - Đội của ĐTN xã Mương É * Công tác giáo dục chính trị tư tởng Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho đoàn viên thanh niên là nhiệm vụ quan trọng then chốt của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên. Nhận thức được sâu sắc vấn đề trên, tuổi trẻ xã Mường É, đã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, triển khai các đợt học tập, sinh hoạt chính trị đạo đức lối sống, nâng cao trình độ nhận thức cho thanh thiếu nhi về pháp luật và lòng tự hào dân tộc, về truyền thống cách mạng của Đảng, Bác Hồ và quê hương đất nước. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên thanh niên được đặt lên vị trí hàng đầu. Tổ chức cho đoàn viên, thanh thiếu nhi học tập chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Đảng và “6 bài học lý luận chính trị của Đoàn”. Triển khai Nghị quyết số 03 NQ/TW của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đến tận đoàn viên thanh niên; Tổ chức tuyên truyền về bầu cử quốc hội khóa XIII và bầu đại biểu HĐND các cấp (nhiệm kỳ 2011- 2016). - Công tác giáo dục truyền thống: được tổ chức quy mô, sâu rộng từ huyện đến cơ sở. Chỉ đạo 100% chi đoàn đoàn tổ chức các hoạt động kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng, tổ chức mít tinh gặp mặt các cán bộ toàn xã nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 51 năm Bác Hồ về thăm thuận châu, các chi đoàn đã tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị cho đoàn viên thanh niên với nội dung “Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh”, “Bác Hồ với tuổi trẻ tuổi trẻ với Bác Hồ; các đợt sinh hoạt chính trị thu hút hơn 6000 thanh thiếu nhi tham gia., uống nước nhớ nguồn có hiệu quả thiết thực, tuổi trẻ toàn xã tặng 40 sấp quà cho các gia đình thương binh liệt sĩ. Nhân dịp 3/2 ngày thành lập Đảng, 26/3 ngày thành lập Đoàn, 19/5 ngày sinh nhật Bác, 100% cơ sở tổ chức các buổi tọa đàm nói chuyện truyền thống, đem vào chương trình sinh hoạt các bài hát truyền thống về quê hương đất nước, về tuổi trẻ và một số bài hát mới về Đoàn. - Công tác giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống: được tăng cường các cấp bộ Đoàn từ huyện đến cơ sở tập trung công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đoàn viên thanh niên như: Luật thanh niên, luật giao thông, luật nghĩa vụ quân sự, thực hiện tốt chỉ thị 27 của Bộ chính trị về thực hiện nếp sống văn minh tiết kiệm trong việc cới hỏi, tang lễ, lễ hội. Triển khai cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, tổ chức cho đoàn viên thanh niên “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, triển khai cuộc vận động “đoàn viên thanh niên nói không với thuốc lá, hạn chế sử dụng bia rượu”. Triển khia nghị quyết chủ đề đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng của ban chấp hành tỉnh đoàn cho ĐVTN. * Công tác xây dựng Đoàn và tham gia xây dựng Đảng. + BCH Đoàn xã luôn tuyên sâu rộng tới ĐVTN về các nghị quyết chỉ thị của Đảng, Đoàn, Đại hôi Đoàn toàn lần thứ IX. BCH Đoàn xã đã giới thiệu doàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp được 15 đ/c theo học lớp cảm tình Đảng. + Tỷ lệ tập hợp 60% + Tổng số đoàn viên: 393 đồng chí. Trước những khó khăn về công tác tổ chức, Ban chấp hành đoàn xã đã xây dựng chương trình hoạt động cho tổ chức Đoàn cơ sở phát triển về số lượng, nâng cao về chấp lượng, trong đó chú trọng nâng cao chấp lượng đội ngũ, cán bộ đoàn. Ban thường vụ xã Đoàn đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, chính trị mở các lớp cảm tình đoàn cho thanh niên. Việc bàn giao công tác Đoàn hàng tháng, hàng quý được thực hiện nghiêm túc để cán bộ đoàn có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và thường xuyên tiếp xúc giao luư với đoàn viên thanh niên nhằm cũng cố xây dựng phong trào. Công tác phát triển đoàn viên thực hiện nghiêm túc đúng điều lệ Đoàn. Thời gian qua đã bồi dưỡng kết nạp được 157 thanh niên uư tú và giới thiệu 15 đồng chí đoàn viên ưu tú tham gia học lớp cảm tình Đảng, kết nạp 07 đồng chí vào Đảng. Đoàn tham gia xây dựng Đảng là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của đoàn và đoàn viên thanh niên, các cấp bộ đoàn đã làm tốt công tác tham mưu cho các cấp ủy tiến hành tổng kết Nghị quyết 04 của Ban chấp hành Trung ương Đoàn về công tác thanh thiếu nhi trong giai đoạn mới. nông thôn tiếp thu nắm bắt nhanh nhạy khoa học. *Các phong trào hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trên địa bàn xã Mường É - Phong trào thanh niên lập nghiệp lao động sáng tạo Trong hơn năm qua nhiều mô hình kinh tế được thành lập, các kinh tế có nguồn vốn vay được phát huy tốt, tạo công ăn việc làm đời sống cho thanh niên. Vận động đoàn viên thanh niên tham gia xây dựng và phát triển kinh tế của huyện đặc biệt là xã Mường É. - Phong trào thanh niên tình nguyện với cuộc sống cộng đồng, xung kích thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội Các cơ sở đoàn đã ra quân tuyên truyền vận động đoàn viên thanh niên và nhân dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, thành lập đội tham niên tình nguyện, đăng ký các đoàn viên thanh niên tự quản, phát tờ rơi, phòng chống các tệ nạn xã hội cho đoàn viên thanh niên. Hoạt động vệ sinh môi trường, vệ sinh đường làng ngõ xóm đã được 100% chi đoàn tham gia. “Hoạt động đền ơn đáp nghĩa”, giúp đỡ các gia đình có công với nước, các hộ nghèo đã được cơ sở đoàn phát động hiệu quả. Ban thường vụ xã Đoàn đã tổ tặng 40 suất quà cho các gia đình chính sách, giúp hàng ngàn ngày công cho các hộ nghèo ở trong toàn xã. - Phong trào thanh niên xung kích bảo vệ Tổ quốc đấu tranh phòng chống tội phạm: Thành lập các đội an ninh tự quản giữ gìn trật tự trị an trên địa bàn xã, tích cực tham gia tố giác tội phạm, góp phần ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn dân cư. Phong trào khỏe để lập nghiệp và giữ nước được tổ chức rộng rãi đến từng chi đoàn. Ban Thường vụ xã đoàn đã tổ chức giải bóng đá để chào mừng 80 năm ngày thành lập Đoàn, tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ - thể dục thể thao, hội trại, lễ hội, tham quan du lịch thu hút đông đảo thanh niên tham gia được cấp ủy đảng lãnh đạo. Trong đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX nhiệm kỳ 2007- 2012 thực hiện chủ trương của Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về triển khai 4 đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp và xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Ban thường vụ xã đoàn đã và đang tiếp tục thực hiện triển khai sâu rộng cho các chi đoàn, tuyên truyền đến tận đoàn viên thanh niên. * Công tác chăm sóc thiếu niên nhi đồng Với phương châm xây dựng Đoàn tự xây dựng Đội, Ban thường vụ xã đoàn đã chỉ đạo các chi đoàn Đoàn, Hội đồng Đội cơ sở, các Liên đội phối hợp với các đoàn thể tham muư cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các đơn vị cơ sở tổ chức tốt các hoạt động. Đội trường học đã có những chuyển biến rõ nét, chương trình rèn luyện đội viên được tổ chức h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐoàn thanh niên xã Mường É - huyện thuận Châu, với chương trình xoá đói giảm nghèo.doc
Tài liệu liên quan