Chuyên đề Đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 4

LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ CÁC 4

TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP CÔNG 4

1.1. Cơ sở lý thuyết về đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công 4

1.1.1. Khái niệm hàng hóa và dich vụ công, vai trò của nhà nước trong việc cung cấp loại hàng hóa này trong nền kinh tế thị trường 4

1.1.1.1. Khái niệm hàng hóa và dịch vụ công 4

1.1.1.2. Các hình thức cung ứng dịch vụ công và vai trò của nhà nước 6

1.2.Một số vấn đề lý luận về đổi mới cơ chế tổ chức và quản lý của các tổ chức sự nghiệp công 8

1.2.1. Lĩnh vực sự nghiệp và tổ chức sự nghiệp công. 8

1.2.1.1. Lĩnh vực sự nghiệp 8

1.1.2.2. Tổ chức sự nghiệp. 10

1.2.1.3. Tổ chức sự nghiệp công 12

1.2.2. Cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công 14

1.2.2.1. Khái niệm 14

1.2.2.2. Nội dung 14

1.2.3. Tổ chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo 18

1.2.3.1. Khái niệm giáo dục và đào tạo 18

1.2.3.2. Đặc điểm của giáo dục, đào tạo 19

1.2.3.3. Mục đích, vai trò của giáo dục và đào tạo 20

1.2.3.4. Các loại hình tổ chức sự nghiệp công trong giáo dục và đào tạo 21

1.2.3.5. Cơ chế quản lý các tổ chức giáo dục và đào tạo 22

CHƯƠNG II: THỰC TRANG CƠ CHẾ QUẢN LÝ CÁC TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP CÔNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 25

2.1. Một vài nét về các tổ chức sự nghiệp công ở Việt Nam. 25

2.1.1 Bối cảnh dẫn đến Nhà nước cần phải đổi mới cơ chế quản lý các TCSN công 29

2.2. Thực trạng cơ chế quản lý trong lĩnh vực giáo dục 33

2.2.1 Một vài nét về thành tựu trong giáo dục – đào tạo ở Việt Nam 33

2.2.2 Về cơ chế tổ chức nhân sự 39

2.2.3 Về cơ chế tài chính 42

2.2.1.1. Một số chủ trương chính sách của nhà nước về đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp trong giáo dục 42

2.2.3.3. Quản lý chi tiêu trong giáo dục 59

2.2.3.4. Phân cấp tài chính địa phương 65

4.1.4. Một số nhìn nhận đánh giá 69

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP VỀ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ CÁC TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP CÔNG TRONG LĨNH VỰC 72

GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 72

3.1. Một số mục tiêu cụ thể phát triển giáo dục đến năm 2010 72

3.2. Định hướng đổi mới cơ chế quản lý 73

3.2.3. Một số giải pháp chủ yếu 76

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2549 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hà nước công nhận đó là: Trường công lập, trường bán công, trường dân lập, trường tư thục, trường liên kết-liên doanh với nước ngoài và trường nước ngoài (trường được đầu tư bằng 100% vốn nước ngoài). Hệ thống các trường này về cơ bản đã và đang đáp ứng được khá tốt nhu cầu học tập và đào tạo ngày càng tăng của xã hội, không những tăng lên về mặt số lượng và phần nào đã tăng lên về mặt chất lượng. Hiện nay số lượng các trường công lập trong những năm vừa qua vẫn chiếm phần lớn trong tổng số trường học và ngày càng tăng. Đối với bậc mẫu giáo, số lượng các cơ sở ngoài công lập phát triển khá nhanh. Đến năm học 2004-2005, cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đã chiếm 65,52% tổng số cơ sở giáo dục mầm non. Khi đó ở các bậc giáo dục phổ thông, thì số lượng các trường công lập chiếm áp đảo. Xu hướng này tiếp tục trong năm học 2006-2007, đến năm 2010 số cơ sở ngoài công lập của cấp này sẽ chiếm 70% và được phản ánh cụ thể trong Bảng 6. Bảng 6: Vai trò của khu vực ngoài nhà nước trong cung ứng dịch vụ giáo dục đào tạo Cấp học 1999-2000 2004-2005 2006-2007 Mục tiêu cần đạt theo NQ 05 đến 2010 Mầm non - % học sinh ngoài công lập. 53,25 58,24 57,3 - % cơ sở ngoài công lập. 60,89 65,52 70% Tiểu học - % Học sinh ngoài công lập - 0,37 0,54 - % cơ sở ngoài công lập. 0,57 0,52 0,61 THCS - % Học sinh ngoài công lập - 1,8 1,41 - % Cơ sở ngoài công lập. 1,17 0,67 0,47 PTTH - % Học sinh ngoài công lập - 30,14 30,6 - % Cơ sở ngoài công lập. 24,19 27,84 26,2 40% Cao đẳng - Đại học - % Học sinh ngoài công lập 12,73 13,49 12,9 - % Cơ sở ngoài công lập. 7,0 13,0 14,6 khoảng 40% Nguồn: Số liệu năm học 1999-2000 và 2004-2005 từ Đề án qui hoạch xã hội hoá Giáo dục – đào tạo 2006-2010; Số liệu năm học 2006-2007 từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007. Trong đó số trường ngoài công lập của các bậc học từ tiểu học chỉ chiếm chưa đến 1% trong năm học 2006-2007 (cụ thể chỉ chiếm 0,61%), tương ứng với 0,54% của tổng số học sinh ngoài công lập ở bậc học này. Khi đó ở cấp THCS (0,47%) tỷ lệ các trường ngoài công lập còn thấp hơn và có xu hướng ngày càng giảm trong những năm qua. Trong tổng số học sinh bậc trung học, các cơ sở ngoài công lập cũng chỉ chiếm 1,8%. Ở cấp trường trung học phổ thông thì số cơ sở ngoài công lập cao hơn so với các cấp giáo dục khác, cụ thể năm học 2006-2007 số cơ sở ngoài công lập chiếm 26,2%, số học sinh cấp này chiếm 30,6%. Ở cấp giáo dục đại học và cao đẳng số cơ sở các trường ngoài công lập cũng tăng đáng kể trong những năm qua, trong năm học 1999-2000 số cơ sở ngoài công lập của cấp này chỉ chiếm 7%, những đến năm học 2006-2007 đã tăng lên đến 14,6%. Số cơ sở ngoài công lập của cấp này đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 1999-2006, xu hướng các trường ngoài công lập ở cấp này còn tăng, trong Đề án quy hoạch giáo dục 2006-2010 tại NQ05 thì đến năm 2010 số cơ sở ngoài công lập của cấp học này sẽ chiếm 40% số cơ sở đào tạo cùng cấp. Cơ chế tổ chức bộ máy Ở Việt Nam ta Nhà nước thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Khi đó Bộ giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, điều này được qui định tại điều 87 của Luật giáo dục được Quốc hội ban hành ngày 02/12/1998 và tại các Luật giáo dục 2005 sửa đổi. Bên cạnh đó các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan trực thuộc chính phủ cũng thực hiện chức năng nay nhung quản lý theo lĩnh vực chuyên môn của Bộ mình đối với một lĩnh vực đào tạo có liện quan đến ngành của mình quản lý. Bộ và các cơ quan ngang bộ này được qui định phải phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo để thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước trong giáo dục ở Việt Nam ta. Ở cấp địa phương, thì UBND các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương theo qui định của Chính phủ. Bộ Giáo dục và đào tạo là cơ quan ban hành các qui chế tổ chức và điều lệ hoạt động cho các tổ chức giáo dục và các loại trường học từ giáo dục mầm non, đến giáo dục phổ thông, bậc trung học chuyên nghiệp, bậc đại học và sau đại học. Nhưng việc quản lý tổ chức và nhân sự của các cơ sở giáo dục công lập là do UBND các cấp và các bộ chủ quản (đối với các tổ chức sự nghiệp (TCSN) giáo dục của bộ) quản lý. Tại địa phương, Sở GD-ĐT là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Uy ban nhân dân tỉnh và thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (trừ đào tạo nghề) của địa phương. Sở giáo dục chịu sụ chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn và kiểm tra, còn quản lý về tổ chức, biên chế và công tác khác chịu sự chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Tương tự, ở cấp huyện, phòng giáo dục là cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân huyện và giúp cho UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GD-ĐT. Phòng GD-ĐT chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở GD-ĐT ( Theo Thông tư liên tịch Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ số 21/2004/BGD&BNV ngày 23/07/2004 về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về GD-ĐTGD-ĐT ở địa phương). Theo một số quy định hiện hành thì UBND là cấp chính quyền có chức năng và quyền hạn trong việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể hoặc đình chỉ hoạt động của các tổ chức giáo dục trên địa bàn. Cấp Tỉnh, UBND tỉnh là cấp quyết định các vấn đề này đối với các trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học chuyên nghiệp thuộc tỉnh, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tỉnh.v.v.... Cấp huyện, UBND huyện là cấp có quyền hạn và trách nhiệm quản lý tổ chức từ giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn. Thực tế việc tổ chức, xây dựng và quản lý hoạt động của các nhà trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non thường được giao cho UBND cấp xã quản lý và thực hiện Tại nghị định của Chính phủ số 166/2004/NĐ-CP ngày 16/09/2004 qui định . Theo quy định thì Bộ giáo dục và đào tạo có chức năng quản lý nhà nước đối với các trường đại học và các trường đại học cũng chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi trường có trụ sở tại địa phương đó. Tại điều 8, Quyết định số 153/2000/QĐ-TTg ngày 30/07/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Điều lệ trường đại học” quy định thì các trường đại học có quyền tự chủ hơn và được xây dựng qui chế về tổ chức và hoạt động của trường và trình cơ quan chủ quản phê duyệt. Nhưng thực tế cấp giáo dục đại học Bộ GD-ĐT vẫn cầm hết quyền năng về mình để quy định chi tiết từng công việc của các trường, hiện Bộ Giáo dục và đào tạo qui định chương trình khung giáo dục đại học, nội dung, phương pháp sau đại học, tổ chức việc xét duyệt và biên soạn các giáo trình sử dụng chung cho các cơ sở đào tạo cao đẳng và đại học. Mặc dù theo qui định hiện hành các trường đại học có được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, tổ chức và nhân sự trong nội bộ trường, xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với ngành nghề được phép đào tạo. Tuy nhiên, qui hoạch và kế hoạch phát triển nhà trường phải phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và qui hoạch mạng lưới các trường đại học của nhà nước, các chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy phải dựa trên cơ sở chương trình khung do Bộ GD-ĐT ban hành. Bộ cũng là cơ quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ về mô hình tổ chức của các loại trường đại học, qui định thủ tục và quyết định việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể và đình chỉ hoạt động các trường đại học, cao đẳng.. Đối với việc tổ chức bộ máy của các TCSN trong giáo dục cũng có những nét tương đồng như qui định đối với các TCSN công khác. Tại điều Điều 49 của Luật giáo dục năm 1998 qui định hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường và do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm. Bổ nhiệm hiệu trưởng và hiệu phó các trường THPT do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ GD-ĐT qui định và theo các qui định của Nhà nước về quản lý cán bộ. Còn UBND huyện là cấp có thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng và hiệu phó các trường từ trung học cơ sở trở xuống. Với các chính sách hiện hành, thì hiệu trưởng các công lập chỉ có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh từ trưởng hoặc phó các tổ chức trực thuộc trường mà không có các quyền này đối với cấp phó (hiệu phó) của tổ chức mình, đây là một điều hạn chế hiện nay. Ở cấp đại học cũng tương tư, tại điều 31 Điều lệ trường Đại học, hiệu trưởng các trường đại học được quyền: Quyết định thành lập và giải thể các tổ chức của trường ( ngoại trừ các tổ chức Đảng, công đoàn, Đoàn TN v.v...); Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trưởng, phó các tổ chức trực thuộc trường, hội đồng khoa học và đào tạo. Qua phân tích các chính sách ở trên ta có thể thấy rằng, việc quản lý tổ chức và bộ máy đối với các TCSN công lập trong giáo dục vẫn còn mang nặng tính chất hành chính, quan liêu theo phương thức điều hành từ trên xuống, vẫn cứng nhắc, không lin hoạt. Khi đó sẽ làm giảm tính đi chủ động và tự quyết của hiệu trưởng. Ở cấp đại học và cao đẳng mặc dù, quyền chủ động của hiệu trưởng được mở rộng hơn, nhưng hiệu trưởng vẫn chưa có đầy đủ quyền hạn trong việc giải quyết mọi vấn đề về tổ chức và bộ máy trong nội bộ trường mình, thực chất tính hành chính cứng nhắc vẫn còn khá cao ở các cấp. Khi chúng ta xem xét cách thức tổ chức của các cơ sở giáo dục tư thục ta thấy sự khác biệt rõ rệt so với các cơ sở công lập. Vì cơ chế tổ chức và quản lý ở các tổ chức này tương tự như của một doanh nghiệp. Thông thường Hội đồng quản lý của trường đi thuê nhưng người đứng đầu trường và khi đó hiệu trưởng có thể được giao toàn quyền điều hành về tổ chức và nhân sự trong nội bộ tổ chức mình. Khi đó hiệu trưởng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội các của mình, con khi đối với các cơ sở công lập thì ta người đứng đầu các cơ quan này vẫn chưa phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với tổ chức của mình, vì bản thân cấp phó vẫn do cơ quan thẩm quyền bổ nhiệm, khi đó làm giảm đi tính hiệu quả và linh hoạt trong công tác tổ chức và quản lý của các đơn vị này. Về cơ chế tổ chức nhân sự Hiện nay việc thực hiện cơ chế nhân sự của các tổ chức sự nghiệp công vẫn mang tính chất hành chính hoá, cơ chế nhân sự khá cứng nhắc, không linh hoạt và không có tính cạnh tranh, do đó giáo viên chưa có động lực để tự nâng cao trình độ của ban thân mình trong công tác giảng dạy. Mà khi đó việc cung cấp các loại hình dịch vụ, thì con người mang tính chất quyết định đến chất lượng của dịch vụ, với cơ chế được quy định cứ nhắc trong các văn bản của nhà nước hiện nay, làm cho hoạt động của các cơ sở giáo dục sẽ không thể có hiệu quả được. Theo quy định hiện hành tại Luật giáo dục(1998), Luật giáo dục (2005), Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các TCSN công; Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GD-ĐT; Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Điều lệ trường đại học và mới đây là Nghị định sô 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 của chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, thì các trường có quyền tự chủ về nhân sự trường mình. Thực tế quy đinh vẫn là quy đinh, mặc dù quy định là vậy, nhưng các trường vẫn gặp khó khăn trong tuyển dụng và sử dụng cán bộ của đơn vị mình. Các quy định trong các văn bản trên, chỉ dễ dàng hơn cho các trường trong việc tuyển dụng mới. Còn việc sử dụng cán bộ như bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi việc, chuyển công tác v.v. còn chịu ảnh hưởng của cấp trên tùy theo phân cấp quản lý. Các trường do phòng Giáo dục và đào tạo quản lý, khi có nhu cầu nhân sự đều lập kế hoạch biên chế hàng năm và trình phòng Giáo dục và đào tạo. Sau đó, phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ tập hợp và trình lên Sở Giáo dục và đào tạo. Các trường do Sở Giáo dục và đào tạo trực tiếp quản lý sẽ trình kế hoạch nhân sự trực tiếp lên Sở Giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở đó, Sở sẽ lập kế hoạch biên chế và tuyển giáo viên, trình UBND Tỉnh phê duyệt (thông qua Sở Nội vụ). Sau khi kế hoạch được thông qua, tỉnh sẽ thành lập Hội đồng tuyển chọn (thường do phó chủ tịch Tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng) để tổ chức các cuộc thi tuyển biên chế. Nhân sự được tuyển sẽ chuyển giao về cho các, các trường không được quyền lựa chọn người đáp ứng yêu cầu thực tế của trường và điều này làm giảm tính linh họat trong bố trí cán bộ khiến cho việc giảng dạy không được hiệu quả. Như vậy thực chất việc quản lý cán bộ, quản lý biên chế giáo viên ngành giáo dục của các cơ sở GD-ĐT công lập (từ trung học trở xuống) thuộc quyền của các UBND các cấp (tỉnh, huyện). Còn đối với các trường đại học thì có phần nào được quyền tự chủ cao hơn, tại điều 32 của Điều lệ các trường đại học, hiệu trưởng các trường đại học có quyền quyết định việc tiếp nhận (có thể thông qua tổ chức thi tuyển), chuyển ngạch các chức danh từ giảng viên chính trở xuống, ký quyết định tuyển dụng, thôi việc và thuyên chuyển công tác giảng viên, cán bộ, nhân viên. Nhưng các chức danh cao hơn trong trường vẫn không thuộc quyền của hiệu trưởng. Về sa thải nhân viên, mặc dù Luật lao động, Pháp lệnh Cán bộ-công chức đều có các điều khoản liên quan đến việc kết thúc hợp đồng lao động, thôi việc, kỷ luật đối với nhân viên, thực tế cho thấy, cũng như ở các lĩnh vực khác, thực hiện sa thải giáo viên ở các trường là rất khó khăn. Việc thiếu giáo viên có thể được bổ xung dễ dàng, tuy nhiên việc giải quyết vấn đề thừa giáo viên mới thực sự là vấn đề nan giải, để có quyết định kỷ luât một giáo viên ở địa phương phải qua nhiều thủ tục và trình lên cấp có thẩm quyền quyết định. Qua đây chúng ta có thể thấy, khi các trường không được chủ động trong nhân thì các trường khó có thể tiết kiệm được chi phí và nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc biệt, hiên nay, khi khu vực tư nhân phát triển mạnh thì cơ chế quản lý hiện nay làm cho các trường công lập khó có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh của trường. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý, đánh giá và kiểm soát cán bộ vẫn còn nhiều bất cập. Hiện cơ chế đối với hiệu trưởng trách nhiệm không đi đôi với quyền hạn thì làm cho hiệu trưởng khó có khả năng hoàn thành nhiệm vụ “một cách thực chất”. Tất nhiên, khi đó để họ có thể tiếp tục được làm hiệu trưởng, họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ “trên danh nghĩa”. Hiện cơ chế đánh giá và kiểm soát hiệu trưởng hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của các cơ sở giáo dục trong khi đó các chỉ tiêu này hiện hiện chưa phù hợp. Mà khi đó lại gia tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, về thực chất là tăng quyền cho thủ trưởng của các cơ sở này. Cần phải có cơ chế đánh giá và kiểm soát lãnh đạo cơ quan tốt thì mới có thể có những người lãnh đạo tốt, hiệu quả hoạt động của các tổ chức này phụ thuộc vào khả năng của người lãnh đạo. Về cơ chế tài chính Một số chủ trương chính sách của nhà nước về đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp trong giáo dục Trong thời gian qua, vấn đề đổi mới cơ chế quản lý giáo dục nói chung và cơ chế quản lý tài chính trong giao dục nói riêng, đã có nhiều chủ chương chính sách đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém cần phải có những cơ chế chính sách mới hiệu quả hơn, để tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách cho các tổ chức sự nghiệp công, nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Trong đó cơ chế tài chính cho giáo dục đã có những bước ngoạt sau: Theo Nghị định số 85/2003/NĐ-CP, khi đó chức năng của Bộ Giáo dục và đào tạo Căn cứ theo Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/07/2003 của Chính phủ. , Bộ Giáo dục và đào tạo phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, lập kế hoạch tài chính, phân bổ NSNN chi cho giáo dục và được quyền điều chỉnh chi tiết trong phạm vi tài chính đã được Quốc Hội duyệt hàng năm cho chương trình mục tiêu giáo dục. Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước quan tâm, chăm lo nhiều hơn cho lĩnh vực giáo dục và đã có chủ chương chi nhiều hơn cho giáo dục trong cơ cấu chi ngân sách hàng năm, thể hiện tại Nghị quyết số 37/2004/QH 11 ngày 03/12/2004 về giáo dục của Quốc hội. Cụ thể Quốc hội yêu cầu đầu tư cho giáo dục và đào tạo hàng năm phải tăng và phải “đảm bảo đạt tỷ lệ 20% trong tổng chi NSNN trước năm 2010 từ 2 đến 3 năm”, vì Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chi nhiều hơn cho giáo dục nhưng, cũng cần phải quan tâm tính đến việc sử dụng hiệu quả nguồn NSNN này, thực tế nguồn NSNN chi cho giáo dục trong nhiều năm nay là không hiệu quả và cũng ít đựơc cơ quan chức năng có thẩm quyền quan tâm đến. Trước tình hình nguồn NSNN chi cho giáo dục không hiệu quả, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã bắt đầu phải quan tâm và tính đến hiểu quả chi tiêu NSNN của mình, Nhà nước có chủ chương đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các TCSN công nói chung và các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục nói riêng là đổi mới theo hướng trao quyền tự chủ cho các tổ chức này. Chủ trương đổi mới đó được thể hiện tại một số chính sách như tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP, ngày 16/01/2002 của Chính phủ, quy định về chế độ tài chính đối với các TCSN có thu, đã tạo ra một bước đột phá mới, làm thay đổi mối quan hệ giữa TCSN có thu và các cơ quan quản lý nhà nước. Tại Nghị định này, các TCSN có thu trong lĩnh vực giáo dục, cũng như các TCSN công trong các ngành lĩnh vực khác được chủ động xắp xếp bộ máy, tuyển dụng và sử dụng lao động theo yêu cầu công việc thực tế, có quyền xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ và phân bổ nguồn tài chính cho tổ chức .v.v. Tuy vậy, Nghị định này vẫn có sự hạn chế vẫn chưa có qui định về cơ chế tự chủ tài chính đối với các TCSN công có nguồn thu thấp hoặc không có nguồn thu. Thực tế đến đầu năm 2004, Nhà nước mới có một bước tiến xa hơn trong đổi mới cơ chế tài chính cho các tổ chức này, được thể hiện tại Quyết định số 08/2004/QĐ-TTG ngày 15/01/2004, đã phê duyệt Chương trình đổi mới cơ chế tài chính đối với các TCSN công trong giai đoạn 2004-2005. Chương trình này đã đưa ra một chủ trương mới là sự cần thiết của việc lập dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách nhà nước, việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá kết quả hoạt động của tổ chức này theo kết quả đầu ra là chính và giảm dần việc quản lý theo các yếu tố “đầu vào” mà khi đó đang áp dụng. Chương trình này đã đề ra ba mục tiêu chủ yếu về mặt quản lý tài chính như sau: Thứ nhất là phân phối, sử dụng nguồn NSNN phải hiệu quả, công khai, minh bạch, công bằng và dân chủ; phân cấp quản lý nhà nước đối với các TCSN công rõ ràng, cụ thể giữa trung ương và địa phương, giữa Nhà nước và các thành phần kinh tế khác; Thứ hai là đổi mới phương thức hoạt động của các TCSN, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các TCSN công; tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trong việc cung ứng các loại hình dịch vụ; và Thứ ba là đa dạng hóa nguồn tài chính, để đảm bảo yêu cầu hoạt động của các TCSN công Căn cứ theo Quyết định số 08/2004/QĐ-TTG ngày 15/01/2004 của Thủ Tướng chính phủ. . Quyết định này vẫn chỉ dừng lại ở mặt chủ chương, mà thực tế vẫn không có gì thay đổi nhiều so với các chính sách trước đó. Đến năm 2006 Chính phủ đã có chủ chương, chính sách đúng hướng hơn và thực sự cần thiết đối với thực tế của các tổ chức sự nghiệp công nói chung cũng như đối với TCSN công trong giáo dục, nhất là đối với các tổ chức sự nghiệp có thu, để các tổ chức này hoạt động có hiệu quả hơn. Chủ chương này được thể hiện tại Nghị định số 43/2006/CP, ban hành ngày 25/4/2006 của Chính phủ (NĐ43), quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, bộ máy, biên chế và đặc biệt là tự chủ về tài chính. Nghị định này đã thể hiện một khâu đột phá mới trong chính sách đổi mới cơ chế tài chính đối với các tổ chức sự nghiệp có thu, Nghị định này thay thế cho Nghị định 10/2002/NĐ – CP ban hành ngày 16/1/2002 của Chính phủ qui định chế độ tài chính áp dụng đối với các tổ chức sự nghiệp có thu. Sự ra đời của NĐ 43 đã được các tổ chức sự nghiệp có thu trong giáo dục và các ngành, lĩnh vực khác đón nhận một cách lạc quan và đang được triển khai nghiêm túc, hiệu quả hơn. Nghị định này đã có nhiều đổi mới hơn và thực tế mang lại nhiều hiệu quả cao hơn so với Nghị định 10 (xem thêm Hộp 2: Một số điểm so sánh chính của Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 10/2002/NĐ-CP về cơ chế quản lý tài chính ). Đây là bước đột phá mới trong khâu chính sách của nhà nước để các TCSN công có thu chủ tự chủ về tài chính, và đây là lần đầu tiên Nhà nước tách bạch hai đối tượng quản lý khác nhau, cùng sử dụng ngân sách theo hai cơ chế quản lý tài chính phù hợp với hai đối tượng, tránh được cái gọi là “hành chính hoá các đơn vị sự nghiệp”. Hộp 2: Một số điểm so sánh chính của Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 10/2002/NĐ-CP về cơ chế quản lý tài chính. Nội dung Nghị định 43/2006/NĐ-CP Nghị định 10/2002/NĐ-CP Đối tượng áp dụng -Các đơn vị sự nghiệp công lập (dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán). - Các đơn vị trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục và thể thao. Các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP - Các đơn vị sự nghiệp có thu (không áp dụng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp) - Các đơn vị trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục và thể thao, KHCN Phân loại các đơn vị sự nghiệp Loại 1- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên. Loại 2- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại do NSNN cấp. Loại 3- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên. Loại 1- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên. Loại 2- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Phạm vi điều chỉnh Về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính Về tài chính Chuyển đổi hình thức hoạt động và chính sách ưu đãi - Khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển sang hoạt động theo: (1) loại hình doanh nghiệp và (2) loại hình ngoài công lập. - Các đơn vị chuyển đổi được hưởng chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tài sản nhà nước đã đầu tư theo qui định của pháp luật. - Không qui định Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính: Đơn vị loại 1 và loại 2: - Được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước qui định; - Được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng đơn vị trực thuộc và bộ phận; - Được quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản theo qui định. Đơn vị loại 3: - Được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ nhưng không vượt quá mức chi do Nhà nước qui định; - Phương thức khoán chi quyết định đầu tư xây dựng giống như Loại 1 và 2. Tự chủ về tiền lương, tiền công và thu nhập Đơn vị loại 1 và loại 2: - Đối với nhiệm vụ Nhà nước giao: chi phí tiền lương, tiền công tính theo thang bảng lương qui định của Nhà nước; - Đối với hoạt động do Nhà nước đặt hàng có đơn giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm: chi phí lương tính theo đơn giá qui định; - Đối với hoạt động có hạch toán chi phí riêng: chi phí tiền lương, tièn công tính theo chế độ áp dụng cho DNNN. Nếu không hạch toán chi phí riêng thì tính như qui định của Nhà nước. - Tổng mức thu nhập trong năm: đối với Loại 1 là phần còn lại sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN và trích lập quỹ phát triển sự nghiệp. Đối với Loại 2 tổng mức thu nhập trong năm không được quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc do Nhà nước qui định. - Chi trả thu nhập cho người lao động thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Đơn vị loại 3: - Chi phí tiền lương, tiền công tính theo thang bảng lương qui định của Nhà nước; - Nếu tiết kiệm chi, đơn vị được xác định tổng mức thu nhập trong năm tối đa không được vượt quá 2 lần quỹ tiền lương cấp bậc do Nhà nước qui định. - Chi trả thu nhập cho người lao động do tiết kiệm chi thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Trích lập các quỹ: Đơn vị loại 1 và loại 2: - Phần chênh lệch thu lớn hơn chi được: + Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; + Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động; + Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập và theo quy chế chi tiêu nội bộ. Đơn vị loại 3: - Phần chênh lệch thu lớn hơn chi được: + Chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động; + Chi khen thưởng, chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn, đột xuất, tăng cường cơ sở vật chất cho đơn vị theo qui chế chi tiêu nội bộ. - Đơn vị được tự chủ sử dụng các nguồn thu để lập các quỹ, tự chủ chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên; - Được xác định tự chủ về quỹ lương của đơn vị nhưng khống chế mức lươn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.DOC
Tài liệu liên quan