Đây là khâu mấu chốt quyết định sự thành công của toàn bộ dự án tái định cư. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay các ngành, các cơ quan chức năng của Trung ương và tỉnh Sơn La vẫn đang trong quá trình tìm kiếm, thử nghiệm hệ thống chính sách tái định cư như (hệ thống đơn giá quy hoạch, đơn giá xây dựng, đơn giá đền bù, thiết lập hệ thống truyền thông, xác định chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chính sách chuyển đổi cơ cấu việc làm trong các khu tái định cư). Dẫn đến tình trạng chậm tiến độ quy hoạch, xây dựng, tài chính, và hàng loạt các vấn đề xã hội phát sinh trong vấn đề vận động người dân di chuyển, tái định cư.
Chưa xây dựng cơ chế giám sát môi trường trong quá trình thi công cơ sở hạ tầng khu, điểm tái định cư và giám sát môi trường trong quá trình di dân, ổn định cuộc sống của người dân di chuyển đến nơi ở mới. Tình trạng này là hệ quả tất yếu của việc chưa được chú trọng công tác đánh giá tác động môi trường các điểm, các khu tái định cư.
Kinh phí phục vụ công tác bảo vệ môi trường tái định cư chưa được định rõ, hiện nay vẫn được ghi chung vào mục giảm thiểu tác động môi trường của toàn bộ dự án thuỷ điện Sơn La và chưa có cơ cấu giải ngân phù hợp vì trong các quy hoạch, thiết kế xây dựng khu tái định cư hiện nay chưa phân định rõ hạng mục nào thuộc diện phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường.
17 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1692 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Dự án xây dựng chương trình nghị sự 21 tỉnh Sơn La Bảo vệ môi trường khu tái định cư thuỷ điện Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
I.1.2. Thời tiết , khí hậu.
Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu gắn với việc tồn tại và hình thành nhiều vùng cảnh quan sinh thái với thảm thực vật đa dạng đi đôi với số loài động, thực vật với mức độ đa dạng cao, thích hợp với từng dạng sinh cảnh cụ thể tồn tại trên địa bàn tỉnh.
I.1.3. Tốc độ gia tăng dân số.
Dân số trung bình toàn tỉnh Sơn La năm 2003 có: 958.078 người, ước tính dân số năm 2004 khoảng 975.460 người. Mật độ bình quân 69 người / km2, trong đó nam là 489.455 người (chiếm 50,18%), nữ là 486.005 người (chiếm 49,82%).Dân số khu vực thành thị chiếm 10,94%, dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm 89% tổng số dân toàn tỉnh. Tốc độ tăng dân số năm 2004 là 1,71%/ năm.
Lao động trong độ tuổi hiện có khoảng 492.600 người chiếm 50,5% dân số toàn tỉnh. Trong đó nam là 275.500 người, nữ là 217.100 người. Lao động thành thị 83.300 người chiếm tỷ lệ 16,91%, lao động nông thôn 409.300 người chiếm tỷ lệ 83,09% tổng lao động toàn tỉnh.
I.1.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2003 đạt 1.607,299 triệu đồng (giá quy đổi 1994), tăng 2,03 lần so với năm 1995, gấp 1,31 lần so với 2000. Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh năm 2004 ước đạt 14,2%.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân/năm thời kỳ 1995- 2000 là 9,15%/ năm thời kỳ 2000- 2003 là 9,44%/ năm (cả nước là 7,05%/năm). Như vậy tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, chủ yếu do sự tăng trưởng mạnh của khối ngành công nghiệp- xây dựng, giai đoạn 2000- 2003 bình quân ngành công nghiệp- xây dựng tăng trưởng 20,88%/năm. Năm 2004, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp ước đạt 43,68%.
Dự kiến kế hoạch năm 2005 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 16,3%; cơ cấu ngành nông, lâ, nghiệp thuỷ sản chiếm 45,95%; ngành công nghiệp xây dựng chiếm 18,09%, ngành dịch vụ chiếm 35,96%.
Kế hoạch năm 2005 phấn đấu thu nhập bình quân đầu người tỉnh Sơn La đạt 4.340.000 đồng (khoảng 270 USD/người).
Bảng 1: Tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh giai đoạn 1995- 2005 [11].
Chỉ tiêu
Đơn vị
1995
2000
2003
2004
(Ư)
2005
(KH)
Nhịp độ tăng trưởng
96-2000
01-2005
GDP (giá 94)
Tr.đ
791.447
1.226.266
1.607.299
1.835.663
2.134.800
9,15
11,73
NN, LN, TS
Tr.đ
558.185
760.212
868.122
909.625
972.800
6,37
5,05
CN + XD
Tr.đ
77.856
129.314
228.423
328.203
377.100
10,68
23,87
Dịch vụ
Tr.đ
155.406
336.740
510.754
597.835
784.900
16,73
48,44
GDP(giá hh)
Tr.đ
1.038.665
1.837.352
2.848.736
3.536.444
4.319.700
Cơ cấu
%
NN, LN, TS
%
71,5
60,96
52,77
50,41
45,95
CN, XD
%
9,75
9,49
13,17
15,8
18,09
Dịch vụ
%
18,75
29,55
34,06
33,79
35,96
I.1.5. Tài nguyên rừng.
Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất có khả năng phát triển lâm nghiệp khá lớn (chiếm 75% diện tích tự nhiên), đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Rừng Sơn La có nhiều thực vật quý hiếm, có các khu đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch , sinh thái trong tương lai.
Diện tích rừng của Sơn La là 526.722 ha , trong đó rừng tự nhiên 497.429 ha, rừng trồng 29.293 ha (năm2004) [11]. Độ che phủ của rừng đạt 37,2% đã vượt so với ngưỡng tối thiểu an toàn sinh thái (33%).
Sơn La có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên: Xuân Nha ( Mộc Châu) 38.069 ha; Sốp Cộp 27.886 ha; Copia (Thuận Châu) 9.000 ha; Tà Xùa (Bắc Yên) 15.000 ha.
+ Về trữ lượng rừng :
Theo số liệu kiểm kê của đoàn điều tra quy hoạch và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, toàn tỉnh có 16,5 triệu m3 gỗ và 202,3 triệu cây tre nứa, chủ yếu là rừng tự nhiên , còn đối với rừng trồng chỉ có trữ lượng gỗ 154 ngàn m3 và 220 ngàn cây tre nứa.
I.1.6. Tài nguyên nước.
Về tài nguyên nước mặt:
+ Mật độ sông suối tương đối lớn, trong đó có hai hệ thống sông lớn
chảy qua địa bàn tỉnh là sông Đà và sông Mã, lượng bùn cát trong sông thuộc loại lớn nhất Việt Nam: Max = 19,9 kg/m3, Trung bình = 1,6 kg/m3.
+ Mạng sông thưa ở vùng đá vôi: Mộc Châu, Sơn La.
+ Mạng sông dày hơn ở các vùng: Mường La, Phù Yên, Bắc Yên, Quỳnh Nhai....
+ Dòng chảy mặt hình thành tại Sơn La không nhiều (Mo < 1,5l/s.Km2).
+ Dòng chảy mặt từ các tỉnh ngoài vào Sơn La rất phong phú (Mo= 500 -:-
800l/s.Km2).
+ Chế độ dòng chảy:
* Max » 22000 m3/s;
* Min » 200 m3/s;
* TB » 1500 m3/s = 50 tỷ m3/năm;
* Lũ: 75 – 80% dòng chảy năm;
+ Tài nguyên nước mặt phụ thuộc:
* Tài nguyên nước từ Trung Quốc.
* Tài nguyên nước từ các tỉnh đầu nguồn: Lai Châu, Điện Biên, Yên
Bái.....
* Sự điều hành của các công trình lớn trong lưu vực sông Đà: Huổi
Quảng, Bản Chát, Lai Châu, Hoà Bình,...
+ Kết luận:
Nhìn chung, trên địa bàn tỉnh Sơn La việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt là chủ yếu. Chất lượng và trữ lượng tương đối tốt. Tài nguyên nước phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố mưa. Trên địa bàn tỉnh Sơn La lượng mưa tương đối lớn
* Lượng mưa trung bình nhiều năm (TBNN): 1200 – 2800 mm.
* Mưa ít ở vùng: Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Sơn La, Sông Mã.
* Mưa nhiều ở vùng: Mường La, Phù Yên, Bắc Yên, Quỳnh Nhai.
- Về tài nguyên nước dưới đất:
+ Tài nguyên nước dưới đất của Sơn La hạn chế.
+ Chủ yếu tập trung trong 2 tầng:
* Nước lỗ hổng: diện tích nhỏ xấp xỉ 40km2 ven sông, suối vùng Phù Yên,... và không có ý nghĩa trong việc cung cấp nước.
* Nước khe nứt vùng núi đá vôi: Phân bố rộng khắp, F=2300 km2 (chiếm 16% diện tích của toàn tỉnh), Lưu lượng từ 1 đến hàng trăm lít/giây; ở sâu từ 60-80m, có khi lên tới 120m; vùng thị xã Sơn La bùn lấp nhiều, chứa ít nước vùng Mộc Châu giàu nước và nước thích hợp cho sinh hoạt.
Trữ lượng của nước dưới đất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên của khu vực. Nhìn chung, việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Sơn La còn chưa phổ biến, điều này một phần phụ thuộc vào sự phân bố của nước dưới đất trên địa bàn tỉnh rất hạn chế (chủ yếu tập trung vùng cao nguyên Mộc Châu và Phù Yên, khu vực thị xã Sơn La bùn lấp nhiều, chứa nước ít...).
I.2. Tổng quan Dự án di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Sơn La.
I.2.1. Số hộ dân phải di chuyển qua các năm.
So với dự báo năm 1998, số hộ dân phải di chuyển trên địa bàn tỉnh Sơn La tăng thêm 1089 hộ do:
- Một số bản không bị ngập nhà nhưng mất hết đất sản xuất không có khả năng phục hồi cũng như được dự kiến cho di chuyển.
- Xét thêm mực nước dềnh đuôi hồ (ứng với tần suất lũ 0,01% và lũ PMF).
- Huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La tăng thêm 776 hộ do các nguyên nhân trên còn do việc điều chỉnh lại địa giới hành chính chuyển một số xã của huyện Thuận Châu về huyện Quỳnh Nhai.
- Huyện Mường La, tỉnh Sơn La tăng thêm 313 hộ do mở rộng mặt bằng công trình theo yêu cầu xây dựng công trình.
1.2.2. Kế hoạch di dân, tái định cư được dự kiến.
Di dân làm nông lâm nghiệp trước, di dân lòng hồ vùng ngập sâu trước, ngập nông sau, di dân trong nội tỉnh trước, trong trường hợp có di dân ngoài tỉnh phải được cân nhắc kỹ và dựa trên sự tự nguyện hoàn toàn của người dân.
ưu tiên và xây dựng ngay hệ thống kết cấu hạ tầng liên vùng và khu TĐC, đường giao thông, thuỷ lợi, điện, cung cấp nước uống, trường học, trạm xá, chợ phải được quy hoạch xây dựng trước.
Tổ chức sớm việc khai hoang xây dựng đồng ruộng, chuẩn bị đất cho các hộ TĐC là cực kỳ quan trọng đển người dân có thể bắt tay ngay vào sản xuất sau khi TĐC.
Nhà nước chủ động đầu tư cao và đồng bộ vào các vùng có tiềm năng về đất, nước và khí hậu… xây dựng các vùng kinh tế tập trung quy mô lớn với cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá. Các vùng kinh tế tập trung với vai trò như các vùng kinh tế động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hộ đảm bảo an ninh quốc phòng. Đồng thời với quá trình bố trí lại sản xuất là sắp xếp lại dân cư để tạo thêm việc làm tiếp nhận dân TĐC.
Vốn đầu tư xây dựng các vùng kinh tế tập trung gắn với TĐC Dự án thuỷ điện Sơn La được huy động từ nhiều nguồn gồm:
- Vốn đền bù TĐC của chủ đầu tư (Tổng công ty Điện lực Việt Nam).
- Vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng liên vùng, vốn thuộc các chương trình Quốc gia, vốn đào tạo nguồn nhân lực thuộc nguồn vốn ngân sách Chính phủ.
- Vốn đầu tư phát triển sản xuất của tư nhân và các doanh nghiệp thuộc vốn tự có hoặc vốn vay ưu đãi của Chính phủ để phát triển sản xuất.
1.2.3. Phương án quy hoạch TĐC trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Vùng tái định cư tập trung tỉnh Sơn La được lựa chọn, khảo sát gồm các vùng có quỹ đất, vùng có nguồn nước để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, là các nông trường, các xã có bình quân ruộng đất cao hơn các xã khác, các vùng quy hoạch phát triển nông sản hàng hoá như chè, cây ăn quả, cây đặc sản, trồng rừng nguyên liệu, phát triển chăn nuôi.
Kết quả khảo sát xây dựng phương án TĐC trên địa bàn các huyện vùng lòng hồ và các huyện khác đã xác định 10 vùng (của 10 huyện), 83 khu TĐC (của 83 xã), 218 điểm TĐC tập trung, bố trí được 11.787 hộ TĐC. Số hộ còn lại là 692 hộ sẽ bố trí TĐC xen ghép, động viên các hộ tự di chuyển và TĐC vào sản xuất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị. Như vậy, trên địa bàn tỉnh Sơn La có thể bố trí toàn bộ số hộ TĐC thuộc diện phải di chuyển phục vụ Dự án thuỷ điện Sơn La.
Bảng 3: Tổng hợp khả năng TĐC trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Khu TĐC
Số dân phải di chuyển
Khả năng bố trí TĐC tập trung
Hộ TĐC xen ghép tự nguyện
Số hộ
Số khẩu
Số khu TĐC
Số điểm TĐC
Số hộ
Số khẩu
Tổng số
12.479
62.394
83
218
11.787
58.935
692
Huyện Quỳnh Nhai
8.254
41.265
9
30
2.070
10.350
Huyện Mường La
3.443
17.217
7
17
1.439
7.195
Huyện Thuận Châu
782
3.912
16
39
1.677
8.385
Huyện Mộc Châu
0
0
13
28
1.651
8.255
Huyện Mai Sơn
0
0
13
36
1.665
8.325
Huyện Yên Châu
0
0
7
16
750
3.750
Huyện Sông Mã
0
0
5
17
830
4.150
Huyện Sốp Cộp
0
0
5
19
885
4.425
Huyện Bắc Yên
0
0
4
7
350
1.750
TX Sơn La
0
0
4
9
470
2.350
(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch tổng thể di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La)
I.3. Thuận lợi, khó khăn, thách thức và cơ hội trong bảo vệ môi trường tái định cư thuỷ điện Sơn La.
I.3.1. Khó khăn và thách thức đặt ra trong công tác bảo vệ môi trường các khu tái định cư thuỷ điện Sơn La.
a. Chưa thiết lập được hệ thống chính sách tổ chức tái định cư đồng bộ, đạt hiệu quả cao làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực về xã hội, sức khoẻ, môi trường trong các khu tái định cư:
Đây là khâu mấu chốt quyết định sự thành công của toàn bộ dự án tái định cư. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay các ngành, các cơ quan chức năng của Trung ương và tỉnh Sơn La vẫn đang trong quá trình tìm kiếm, thử nghiệm hệ thống chính sách tái định cư như (hệ thống đơn giá quy hoạch, đơn giá xây dựng, đơn giá đền bù, thiết lập hệ thống truyền thông, xác định chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chính sách chuyển đổi cơ cấu việc làm trong các khu tái định cư). Dẫn đến tình trạng chậm tiến độ quy hoạch, xây dựng, tài chính, và hàng loạt các vấn đề xã hội phát sinh trong vấn đề vận động người dân di chuyển, tái định cư.
Chưa xây dựng cơ chế giám sát môi trường trong quá trình thi công cơ sở hạ tầng khu, điểm tái định cư và giám sát môi trường trong quá trình di dân, ổn định cuộc sống của người dân di chuyển đến nơi ở mới. Tình trạng này là hệ quả tất yếu của việc chưa được chú trọng công tác đánh giá tác động môi trường các điểm, các khu tái định cư.
Kinh phí phục vụ công tác bảo vệ môi trường tái định cư chưa được định rõ, hiện nay vẫn được ghi chung vào mục giảm thiểu tác động môi trường của toàn bộ dự án thuỷ điện Sơn La và chưa có cơ cấu giải ngân phù hợp vì trong các quy hoạch, thiết kế xây dựng khu tái định cư hiện nay chưa phân định rõ hạng mục nào thuộc diện phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường.
b. Thiếu hoặc không có cơ sở khoa học trong quy hoạch di dân tái định cư:
Công tác quy hoạch, đầu tư và xây dựng các khu tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La hiện nay chưa chú trọng đến môi trường địa điểm được lựa chọn cũng như chưa tính đến các tác động tới môi trường trong và sau khi thực hiện dự án.
Hiện nay, việc lựa chọn địa điểm, tiến hành quy hoạch các khu tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La chủ yếu dựa trên các tiêu chí như: các vùng có quỹ đất, có nguồn nước để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Là các nông trường, các xã có bình quân ruộng đất cao hơn các xã khác, các vùng quy hoạch phát triển nông sản hàng hoá như chè, cây ăn quả, các đặc sản, trồng rừng nguyên liệu, phát triển chăn nuôi. Chưa tính đến hoặc đề cập một cách sơ sài các yếu tố như điều kiện khí hậu, môi trường, cảnh quản và các yếu tố xã hội như (tập quán canh tác, sản xuất, tập quán sinh hoạt…). Do đó quy hoạch, thiết kế, xây dựng cơ sở hạ tầng không phù hợp với điều kiện môi trường, cảnh quan dẫn đến các ảnh hưởng xấu tới môi trường, suy giảm các dạng tài nguyên như tài nguyên rừng, tài nguyên nước là các dạng tài nguyên trực tiếp liên quan đến sức khoẻ, sản xuất của người dân.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong các khu tái định cư chủ yếu dựa vào đầu tư hạ tầng kinh tế, đầu tư cây, con giống mà chưa tính đến việc người dân có đủ trình độ, kinh nghiệm để tiếp nhận, sử dụng và phát huy hiệu quả kinh tế từ các đầu tư ưu đãi của nhà nước hay không?
c. Trình độ dân trí thấp:
Trình độ dân của người dân tái định cư còn thấp, trình độ canh tác chỉ mới ở mức độ quảng canh trên diện tích rộng, nếu muốn chuyển đổi phương thức canh tác, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề thích hợp với việc canh tác thâm canh, canh tác với cơ cấu cây trồng, con giống có hiệu quả kinh tế cao thì việc làm trước hết phải là giáo dục, tập huấn nâng cao trình độ canh tác của người dân.
ý thức về bảo vệ môi trường và tập quán sinh hoạt của người dân tái định cư tiềm ẩn khả năng suy thoái môi trường trong khu tái định cư, suy thoái tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng và đa dạng sinh học rất lớn. Đây là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới tính bền vững của các khu tái định cư nói riêng và quá trình phát triển bền vững chung của cả tỉnh.
d. Tài nguyên trên địa bàn tỉnh Sơn La có hạn.
Nếu tính theo diện tích và mật độ dân số, tỉnh Sơn La hoàn toàn có khả năng đáp ứng được toàn bộ số hộ dân phải di chuyển tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La. Song, nếu xét thêm các nhân tố giới hạn như nguồn nước, thổ nhưỡng thì việc bố trí dân tái định cư với mục đích là đảm bảo đời sống, phát triển kinh tế trong khu tái định cư theo định hướng bền vững là rất khó khăn.
e. Sức ép tiến độ hoàn thành dự án di dân tái định cư lớn dẫn đến tình trạng các nhà quản lý, nhà quy hoạch, thiết kế xây dựng bỏ qua hoặc thực hiện không đúng quy trình một số yêu cầu bắt buộc của một dự án tái định cư.
1.3.2. Thuận lợi và cơ hội đóng góp vào quá trình phát triển bền vững của tỉnh Sơn La.
a. Khi các khu tái định cư được xây dựng thành công theo định hướng phát triển bền vững sẽ đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng thành công vào quá trình phát triển bền vững chung của cả tỉnh.
b. Vốn đầu tư tính trung bình cho mỗi hộ dân ở mức cao, có khả năng giải quyết được hầu hết các khó khăn, thách thức đặt ra nhằm đạt được mục tiêu ổn định, phát triển kinh tế trong các khu tái định cư (mục tiêu trước mắt) tiến tới phát triển bền vững các khu tái định cư trong một khoảng thời gian nhanh nhất. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng khu tái định cư đồng bộ cũng sẽ là một thuận lợi không nhỏ đối với công tác bảo vệ môi trường trong các khu tái định cư.
c. Hiện nay chính sách di dân tái định cư đang được sự quan tâm, hỗ trợ và nhận được sự ưu đãi hàng đầu của các ngành, các cấp và chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Do đó, việc xây dựng các kế hoạch, tiến hành các giải pháp phát triển theo định hướng phát triển bền vững trong các khu tái định cư cũng sẽ được đặt lên hàng đầu trong mục tiêu phát triển bền vững của cả tỉnh.
d. Trong quá trình thực hiện thí điểm dự án xây dựng khu tái định cư tân lập thì hầu hết các ưu, nhược điểm, các ảnh hưởng xấu tới môi trường, tài nguyên, điều kiện sống, kinh tế của người dân đều được bộc lộ một cách tương đối rõ nét sẽ là cơ sở quan trọng cho việc điều chỉnh chính sách, quy hoạch, thiết kế xây dựng các khu tái định cư ở giai đoạn tiếp theo.
Phần II
Xây dựng các định hướng ưu tiên
II.1. Quan điểm chủ đạo.
a. Để cho cộng đồng tái định cư tự quản lý, bảo vệ các dạng tài nguyên và môi trường trong khu tái định cư theo định hướng phát triển bền vững, trên cơ sở đã được các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện, xã hướng dẫn, nâng cao nhận thức và cung cấp cơ sở vật chất ban đầu.
b. Coi ổn định đời sống của cộng đồng tái định cư, khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng được nhà nước đầu tư phục vụ phát triển kinh tế trong khu tái định cư là trọng tâm của giai đoạn sắp tới.
Công tác bảo vệ môi trường trong khu tái định cư được thực hiện như là biện pháp hỗ trợ đắc lực, không thể tách rời của phát triển kinh tế, ưu tiên công tác giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường trong giai đoạn đầu thực hiện tái định cư.
Coi bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên môi trường trong khu tái định cư là khâu then chốt trong việc duy trì tính bền vững của khu tái định cư.
c. Các cơ ngành, các cấp phải xây dựng được một chính sách nhất quán về bảo vệ môi trường và bảo vệ các dạng tài nguyên gắn ngay trong giai đoạn lựa chọn địa điểm, quy hoạch và xây dựng các khu tái định cư.
Xây dựng các hướng dẫn cơ bản về sản xuất, vệ sinh môi trường, hướng dẫn người dân đưa các tiêu chí bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên vào quy ước, hương ước làng bản.
II.2. Mục tiêu.
a. 100% các khu, điểm tái định cư được thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, đánh giá trữ lượng nước ngay trong giai đoạn khảo sát lựa chọn và quy hoạch. Thực hiện giám sát môi trường trong giai đoạn thi công cơ sở hạ tầng đối với 100% các khu, điểm tái định cư. 100% số khu tái định cư được quy hoạch, xây dựng phù hợp với cảnh quan thiên nhiên môi trường. Các công trình xây dựng được tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở phù hợp với văn hoá, điều kiện khí hậu của từng địa bàn tái định cư cụ thể nhằm hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng tái định cư do chưa thích nghi với điều kiện sống mới.
b. Chuyển đổi thành công cơ cấu ngành nghề sản xuất trong khu tái định cư theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên đất, giảm sức ép lên các dạng tài nguyên hiện có tại khu vực được lựa chọn tái định cư.
Đảm bảo mức thu nhập của các hộ tái định cư vào khoảng 20 - 25 triệu đồng/năm.
c. Xây dựng thành công quy chế bảo vệ môi trường trong khu tái định cư. Trong đó bao gồm các quy định cụ thể về vệ sinh môi trường, bảo vệ và chia sẻ nguồn nước, bảo vệ rừng và đa dạng sinh học. Cung cấp cho người dân định hướng thực hiện bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững các dạng tài nguyên thiên nhiên.
d. 100% các khu, điểm tái định cư nhận được sự đồng thuận của cộng đồng sở tại và cộng đồng tái định cư về quy hoạch sử dụng đất, phân bổ, chia sẻ diện tích canh tác cũng như các lợi ích khác.
e. Tỉ lệ người dân tái định cư được cung cấp nước sạch phải cao hơn mục tiêu chung của toàn tỉnh. Tính đến năm 2010 số hộ dân được cấp nước sạch trong các khu tái định cư toàn tỉnh phải đạt 100% (so với mục tiêu chung toàn tỉnh là 90%)
II.3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững.
II.3.1. Quản lý môi trường khu tái định cư trong giai đoạn lựa chọn địa điểm, tiến hành quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư.
TT
Chỉ tiêu
Mục tiêu (%)
2004
2005
2010
1
100% các khu, điểm tái định cư được lựa chọn dựa trên sự tổng hợp các tiêu chí về kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trương.
0
0
100
2
100% các khu, điểm tái định cư được thực hiện đánh giá tác động môi trường, đánh giá cân bằng nước
0
0
100
3
100% các khu, điểm tái định cư được giám sát môi trường trong giai đoạn thi công
0
0
100
II.3.2. Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng tái định cư về tài nguyên và môi trường.
TT
Chỉ tiêu
Mục tiêu (%)
2004
2005
2010
4
100% số hộ dân tái định cư được tuyên truyền, giáo dục về chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, kỹ thuật canh tác mới, vệ sinh môi trường, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
0
0
100
5
100% cộng đồng tái định cư được hướng dẫn xây dựng và có quy chế bảo vệ tài nguyên và môi trường hoặc lồng ghép vào quy chế xây dựng làng bản văn hoá.
0
0
100
II.3.3. Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường trong các khu tái định cư.
TT
Chỉ tiêu
Mục tiêu (%)
2004
2005
2010
6
100% số hộ TĐC có hố xí hợp vệ sinh
-
-
100
7
100% số hộ TĐC có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh, xử lý được phân rác
-
-
100
8
100% số hộ TĐC không nuôi gia súc dưới gầm sàn
-
-
100
II.3.4. Quản lý và sử dụng tài nguyên trong và lân cận khu tái định cư.
TT
Chỉ tiêu
Mục tiêu (%)
2004
2005
2010
9
100% diện tích rừng tự nhiên trong và lân cận khu tái định cư được khoanh nuôi, bảo vệ.
-
-
100
10
100% diện tích canh tác nông nghiệp thuộc khu tái định cư được quy hoạch nằm ở địa hình có độ dốc dưới 35%
-
-
100
11
100% diện tích canh tác nông nghiệp trong khu tái định cư được áp dụng chương trình IPM, hạn chế sử dụng các loại phân bón hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật, đẩy mạnh sử dụng phân hữu cơ vi sinh sản xuất tại chỗ và áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến thân thiện với môi trường
-
-
100
II.3.5. ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên trong các khu tái định cư.
TT
Chỉ tiêu
Mục tiêu (%)
2004
2005
2010
12
100% các khu tái định cư được chuyển giao công nghệ về chăn nuôi, trồng chọt tiên tiến thích hợp với cây trồng, con giống mới do nhà nước hỗ trợ.
-
-
100
13
100% các khu tái định cư được hướng dẫn áp dụng mô hình bếp tiết kiệm củi, mô hình trồng rừng và tỉa cành làm củi đốt
-
-
100
II.3.6. Chỉ tiêu về kinh tế.
TT
Chỉ tiêu
Mục tiêu (%)
2004
2005
2010
14
100% các hộ dân tái định cư có thu nhập từ 25 triệu đồng/hộ/năm trở lên.
-
-
100
II.4. Các giải pháp, chính sách thực hiện.
II.4.1. Các giải pháp về thể chế, luật pháp, chính sách.
a. Yêu cầu chủ đầu tư và các đơn vị thi công thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Đặc biệt là phải tiến hành công tác đánh giá tác động môi trường đối với từng điểm tái định cư; thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong giai đoạn thi công cơ sở hạ tầng tái định cư; định rõ cơ quan giám sát môi trường đối với dự án tái định cư trên địa bàn tỉnh Sơn La.
b. Xây dựng quy chế bảo vệ môi trường trong khu tái định cư nhằm đưa vào áp dụng trong toàn bộ các khu tái định cư trên địa bàn tỉnh Sơn La.
c. Khuyến khích, hỗ trợ các nhà khoa học, các ngành nghiên cứu, đưa ra các giải pháp nhằm cung cấp cho người dân phương thức tự bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho quá trình phát triển của khu tái định cư.
II.4.2. Các giải pháp về kinh tế.
a. Phân định rõ các hạng mục đầu tư về môi trường trong tổng số kinh phí đầu tư cho một khu tái định cư nhằm tiến hành xây dựng các hạng mục ngăn ngừa ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường phát sinh trong khu tái định cư.
b. Ngoài việc hỗ trợ về cây, con giống cần hỗ trợ về chất đốt cho các hộ tái định cư nhằm tránh việc tăng đột biến số vụ vi phạm lâm luật trong các khu tái định cư do khai thác củi làm chất đốt.
c. Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu ngành nghề theo định hướng tăng cơ cấu các ngành sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp trong các khu tái định cư nhằm giảm sức ép lên các dạng tài nguyên, tăng sức chứa của một khu tái định cư.
II.4.3. Các giải pháp về kỹ thuật, khoa học công nghệ.
a. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ sản xuất nông nhiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch thân thiện với môi trường, quy trình canh tác trên đất dốc.
b. ứng dụng công nghệ sản xuất Biogas, công nghệ ủ phân vi sinh tới các hộ tái định cư nhằm sử lý triệt để lượng chất thải hữu cơ, nước thải, chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất, sinh hoạt của người dân trong khu tái định cư.
II.4.4. Các giải pháp hỗ trợ, truyền thông, hợp tác.
a. Huy động tối đa sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội trong tỉnh vào công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng tái định cư về tài nguyên và môi trường. Coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội trong tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2010.
b. Thực hiện công tác truyền thông về tài nguyên, môi trường, giáo dục dân số và sức khoẻ ngay khi đã xác định được các hộ thuộc diện phải di dân, và đẩy mạnh truyền thông giáo dục trong giai đoạn đầu của quá trình tái định cư.
II.5. Các dự án đầu tư thực hiện.
II.5.1. Dự án đánh giá tác động môi trường tái định cư.
Nội dung: Thực hiện đánh giá các tác động tới môi trường tái định cư cụ thể cho từng điểm tái định cư nhằm đánh giá ảnh hưởng của môi trường tới chất lượng cuộc sống của cộng đồng tái định cư, đánh giá ảnh hưởng của quá trình tái định cư tới môi trường. Làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường, xây dựng các biện pháp ứng phó khi xảy ra ô nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dự án xây dựng chương trình nghị sự 21 tỉnh Sơn La Bảo vệ môi trường khu tái định cư thuỷ điện Sơn La.doc