MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
PHẦN 1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ QUA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1. Hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM 5
1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế của NHTM 8
1.2.1.Phương thức chuyển tiền 8
1.2.2. Phương thức nhờ thu 10
1.2.3. Phương thức tín dụng chứng từ (L/C) 12
1.3. Tín dụng chứng từ - Phương thức chủ yếu trong thanh toán quốc tế của NHTM 13
1.3.1. Cơ sở hình thành thư tín dung 13
1.3.2. Các hình thức thư tín dụng 14
1.3.3. Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ 16
1.3.4. Đặc điểm của thư tín dụng chứng từ 18
1.3.5. Vai trò của ngân hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng chứng từ 19
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phương thức tín dụng chứng từ 21
1.4.1. Các nhân tố bên trong Ngân hàng 21
1I.4.2. Các nhân tố từ phía khách hàng. 22
1.4.3 Các nhân tố thuộc về môi trường khách quan 22
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ AN 24
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An trong năm 2006 – 2007 24
2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Nghệ An 29
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ AN 33
3.1 Định hướng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Nghệ An 33
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Nghệ An 34
3.2.1. Hoàn thiện quy trình thanh toán tín dụng chứng từ 34
3.2.2. Tăng cường công tác cố vấn cho khách hàng 37
3.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp 38
3.2.4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và mở rộng mạng lưới kinh doanh 38
3.2.5. Tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng 39
3.2.6. áp dụng hoạt động Maketing ngân hàng, để đẩy mạnh, mở rộng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu đặc biệt là L/C 39
3.3. Một số kiến nghị 39
3.3.1. Kiến nghị đối với doang nghiệp xuất nhập khẩu 39
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Nghệ An 39
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết chắc chắn sẽ trả tiền cho người bán khi họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ phù hợp với nội dung của thư tín dụng.
Các bên tham gia cơ bản trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:
Người xin mở thư tín dụng là người mua, người nhập khẩu hàng hoá hoặc là người mua ủy thác cho một người khác.
Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu
Người hưởng lợi thư tín dụng là người bán, người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.
Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng ở nước người hưởng lợi
1.3.2. Các hình thức thư tín dụng
a. Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C): là thư tín dụng mà sau khi L/C được mở thì người nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự đồng ý của người hưởng lợi L/C.
b. Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): là loại thư tín dụng mà sau khi được mở thì người yêu cầu mở thư tín dụng sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ những nội dung của nó nếu không được sự đồng ý của người hưởng thư tín dụng. Để đảm bảo được tính chất và tác dụng của thư tín dụng , ngày nay hầu hết thư tín dụng được mở theo hình thức không huỷ ngang
c. Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Irrevocable confirmed L/C): là loại Thư tín dụng không thể huỷ ngang được một ngân hàng thứ ba đứng ra đảm bảo thanh toán bên cạnh ngân hàng phát hành thư tín dụng. Loại thư tín dụng này thường được dùng khi hai bên mua-bán chưa có quan hệ tín nhiệm nhau, người bán chưa tin tưởng vào uy tín của người mua cũng như chưa tin tưởng vào uy tín của ngân hàng phát hanh
d. Thư tín dụng không thể huỷ ngang có thể chuyển nhượng (irrevocable transferable L/C): là loại Thư tín dụng không huỷ ngang trong đó quy định quyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng hay ngân hàng chuyển nhượng thư tín dụng do ngân hàng mở thư tín dụng uỷ quyền chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện thư tín dụng cho một hay nhiều người khác. Thư tín dụng chỉ được phép chuyển nhượng một lần. Thư tín dụng chuyển nhượng thường được sử dụng trong mua bán hàng hoá tay ba, khi người hưởng lợi thứ nhất là đại lý của người bán cuối cùng. Tuy nhiên loại thư tín dụng này cũng ít được sử dụng vì chứa đựng nhiều rủi ro cho người mở thư tín dụng cũng như người được chuyển nhượng do không có sự hiểu biết lẫn nhau
e. Thư tín dụng trả ngay (L/C at sight): là loại thư tín dụng trong đó người xuất khẩu sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình các chứng từ phù hợp với điều khoản quy định trong thư tín dụng tại ngân hàng chỉ thị thanh toán. Trong trường hợp này người xuất khẩu sẽ ký phát hối phiếu trả ngay để yêu cầu thanh toán
f. Thư tín dụng trả chậm (Deferred payment L/C): loại thư tín dụng này quy định việc thanh toán sẽ được tiến hành vào một thời điểm xác định trong tương lai. Khi chỉ định một ngân hàng thanh toán trả chậm, ngân hàng phát hành cho phép ngân hàng đó thực hiện thanh toán bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với quy định trong thư tín dụng vào một thời điểm xác định trong tương lai đã nêu trong thư tín dụng. Đồng thời, ngân hàng phát hành cũng cam kết bồi hoàn cho ngân hàng thanh toán đúng thời hạn
g. Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): là loại Thư tín dụng do người xuất khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở một thư tín dụng khác cho người khác hưởng căn cứ vào một thư tín dụng đã được mở trước đó làm đảm bảo. Nội dung của hai thư tín dụng là gần giống nhau, tuy nhiên nó lại hoàn toàn độc lập với nhau. Nghiệp vụ thư tín dụng giáp lưng rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo và chính xác các điều kiện của thư tín dụng gốc và thư tín dụng giáp lưng. Loại thư tín dụng này thường được sử dụng trong mua bán hàng hoá qua trung gian, khi người bán cuối cùng hoặc người mua không chấp nhận một thư tín dụng chuyển nhượng
h. Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang chỉ có hiệu lực khi có một thư tín dụng đối ứng với nó cũng được mở. Loại Thư tín dụng thường được sử dụng khi hai bên mua bán có quan hệ mua bán hàng đổi hàng hoặc gia công hàng hoá
i. Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, sau khi sử dụng xong hoặc đã hết hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị được thực hiện hoàn tất. Thư tín dụng tuần hoàn thường được sử dụng khi các bên tin cậy lẫn nhau, mua hàng thường xuyên theo định kỳ
j. Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause L/C): là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt, trong đó người hưởng Thư tín dụng thông qua ngân hàng phát hành đồng ý ứng trước một số tiền nhất định cho người hưởng trước khi họ xuất trình đầy đủ chứng từ hợp lệ theo đúng thời gian quy định. Loại thư tín dụng này thường được sử dụng trong quan hệ mua bán giữa công ty mẹ-con, tài trợ cho người bán để chuẩn bị hàng hoá
k. Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C): là loại thư tín dụng do ngân hàng của người xuất khẩu phát hành trong đó cam kết với người nhập khẩu là sẽ thanh toán cho họ trong trường hợp người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo như Thư tín dụng đã quy định
2
1.3.3. Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
5
Ngân hàng phục vu người xuất khẩu
NH phục vụ người nhập khẩu
7
6
3
6
8
1
5
4
Người xuất khẩu
Người nhập khẩu
Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.
Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một thư tín dụng và thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu thông báo việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu .
Khi nhận được thông báo này, ngân hàng phục vụ người xuất khẩu đóng vai trò là ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng đó và khi nhận được bản gốc của thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.
Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu không thì tiến hành đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng.
Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng xuất trình thông qua ngân hàng phục vụ mình (có thể là ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng khác) cho ngân hàng mở thư tín dụng xin thanh toán
Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp, ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu (nếu người nhập khẩu chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mở thư tín dụng vẫn thanh toán và trừ phí sai sót của bộ chứng từ)
Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán
Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.
Những chứng từ chủ yếu theo Thư tín dụng bao gồm:
Hối phiếu (Draft): theo công ước quốc tế về Hối phiếu (Uniform Law for Bills of Exchange – ULB) năm 1930, Hối phiếu được hiểu là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một ngày nhất định ghi trên hối phiếu phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu.
Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice): là chứng từ do người bán lập để đòi tiền người mua, chứa đựng những thông tin quan trọng về chuyến hàng như tên hàng, số lượng, đơn giá, giá trị thanh toán... Đây được coi là một trong những chứng từ quan trọng nhất, không thể thiếu trong những chứng từ xuất trình.
Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): là chứng từ chỉ rõ nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá xuất khẩu. Chứng từ này thường do Phòng Thương mại cấp trên cơ sở kê khai của người bán hoặc một bên trung gian nào đó.
Chứng nhận bảo hiểm (Certificate of Insurance): Chứng từ này do công ty Bảo hiểm hoặc đại lý của họ lập ra để bảo hiểm cho lô hàng xuất nhập khẩu dựa trên hợp đồng bảo hiểm và tuỳ thuộc vào điều kiện giao hàng.
Chứng từ vận tải: Vận đơn đường biển (Bill of Lading), vận đơn hàng không (Airway Bill) hoặc vận đơn đường sắt (Railway Bill): là chứng từ được hãng vận tải phát hành, là bằng chứng về việc giao hàng của người bán. Đối với phương thức giao hàng bằng đường biển thì vận đơn được xem là chứng từ quan trọng nhất, vừa là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở, vừa là biên lai của Người chuyên chở xác nhận đã nhận hàng, vừa là chứng từ xác thực quyền sở hữu đối với hàng hoá. Chứng từ vận tải thường có những nội dung như tên tàu, số vận đơn, ngày phát hành vận đơn...
Phiếu đóng gói (Packing list): nội dung của chứng từ này thường mô tả chi tiết về chuyến hàng đã giao như số Container, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì, ...
Các chứng từ khác: như phiếu khử trùng, kiểm định thực vật, giấy chứng nhận chất lượng, số lượng...
Việc lập được một bộ chứng từ hoàn hảo (sạch) theo thư tín dụng phải theo một chuẩn mực quốc tế và thực tiễn thực hành được các nước tham gia công nhận.
1.3.4. Đặc điểm của thư tín dụng chứng từ
Thư tín dụng hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán, nhưng sau khi ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Người mua căn cứ vào hợp đồng để làm đơn yêu cầu mở Thư tín dụng. Người bán căn cứ vào các điều kiện của Thư tín dụng tiến hành giao hàng và nếu xuất trình được các chứng từ có phù hợp với hợp đồng hay không không phải là trách nhiệm của ngân hàng và không ảnh hưởng đến trách nhiệm thanh toán của ngân hàng. Tính độc lập của Thư tín dụng không huỷ bỏ trách nhiệm của ngân hàng phát hành khi hợp đồng mua bán đã được huỷ bỏ nhưng Thư tín dụng vẫn còn hiệu lực. Do đó người bán khi nhận được Thư tín dụng phải kiểm tra kỹ các điều khoản của Thư tín dụng, nếu có điều khoản nào chưa phù hợp phải yêu cầu người mua tiến hành sửa đổi Thư tín dụng cho phù hợp trước khi thực hiện giao hàng.
Trong nghiệp vụ tín dụng chứng từ, các ngân hàng chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ, chứ không liên quan đến hàng hoá. Ngân hàng cam kết thanh toán cho người hưởng khi họ xuất trình được bộ chứng từ mà thể hiện trên bề mặt là phù hợp với các điều khoản của Thư tín dụng mà hoàn toàn không phụ thuộc vào việc người mua đã nhận được hàng hoá hay chưa, hàng hoá có đúng quy cách hay không. Do đó, quyền lợi của người bán sẽ được đảm bảo nếu họ xuất trình được bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều khoản, điều kiện của thư tín dụng
1.3.5. Vai trò của ngân hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng chứng từ
Đối với nhà nhập khẩu:
Khi nhà nhập khẩu chưa có uy tín với nhà xuất khẩu, nhà xuất khẩu chắc chắn không muốn giao hàng trước khi nhận được tiền. Ngược lại, nhà nhập khẩu khi chưa nhận được hàng cũng không hề muốn trả tiền trước, một mặt sẽ có rủi ro nếu nhà xuất khẩu không giao được hàng, mặt khác vốn sẽ bị chiếm dụng trong một thời gian dài, nhất là những hàng mà nhà xuất khẩu phải sản xuất rồi mới giao được hàng. Sử dụng phương thức thanh toán quốc tế là tín dụng chứng từ sẽ giải quyết được mâu thuẫn đó. Ngân hàng, bằng uy tín của mình sẽ đứng ra cam kết thanh toán. Nhà nhập khẩu sẽ được tư vấn về những điều khoản trong hợp đồng để xây dựng một Thư tín dụng chặt chẽ, có lợi cho nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu cũng kiểm soát được hàng hoá thông qua việc nhà xuất khẩu sẽ phải xuất trình những chứng từ chứng nhận xuất xứ, kiểm định chất lượng do những cơ quan kiểm định độc lập phát hành. Ngân hàng sẽ kiểm tra bộ chứng từ đó có phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp của từng nước hay không, việc kiểm tra này đòi hỏi kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp cao. Ngoài ra, nếu nhà nhập khẩu đã có uy tín với ngân hàng thì thường các ngân hàng sẽ cấp một hạn mức miễn ký quỹ mở Thư tín dụng cho khách hàng. Đây là một trong những ưu việt chỉ có được khi áp dụng phương thức tín dụng chứng từ. Nhà nhập khẩu bằng việc tận dụng uy tín của ngân hàng đã tránh được việc ứ đọng vốn.
Đối với nhà xuất khẩu:
Chính từ đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ là ngân hàng chỉ làm việc dựa trên chứng từ, nên khi nhà xuất khẩu đã giao hàng và tập hợp được bộ chứng từ hoàn hảo, việc được thanh toán là chắc chắn. Dù trên đường hàng hoá có gặp rủi ro thì việc hai bên giải quyết với bên bảo hiểm cũng không ảnh hưởng tới việc ngân hàng phát hành phải thanh toán. Hoặc nhà nhập khẩu gặp rủi ro, mất khả năng thanh toán, nhà xuất khẩu vẫn chắc chắn nhận được tiền của ngân hàng. Như vậy tất cả chỉ phụ thuộc vào việc nhà xuất khẩu có xuất trình được bộ chứng từ có hoàn hảo hay không, điều này nhà xuất khẩu sẽ được ngân hàng phục vụ mình tư vấn. Ngoài ra, nhà xuất khẩu còn tránh được rủi ro về quản lý ngoại hối của nước người nhập khẩu, vì khi Thư tín dụng đã được mở thì người nhập khẩu đã phải có giấy phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của cơ quan quản lý ngoại hối. Đối với những phương thức khác như chuyển tiền (sau khi nhận hàng) hay nhờ thu, tại thời điểm thanh toán nếu nước người nhập khẩu có sự thay đổi về quản lý ngoại hối liên quan đến ngoại tệ hai bên đã thoả thuận thì rủi ro này hoàn toàn thuộc về nhà xuất khẩu.
Khi đã có được bộ chứng từ, nhà xuất khẩu còn có thể để nghị ngân hàng phục vụ mình chiết khấu (đối với bộ chứng từ trả ngay) hay bán trước hạn các hối phiếu đã được chấp nhận (đối với bộ chứng từ trả chậm), do đó có thể nhanh chóng thu hồi vốn tái đầu tư.
Tóm lại, lợi ích lớn nhất của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là thông qua đó có thể đạt tới sự thoả thuận chấp nhận được giữa những lợi ích đối kháng của nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu thông qua việc làm cho thời gian trả tiền phù hợp với thời hạn giao hàng. Ta cũng đã biết dịch vụ này mang lại rất nhiều lợi ích cho ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng cũng phải hết sức thận trọng khi thực hiện phương thức thanh toán này do có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới nó, có thể tạo thuận lợi mà cũng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phương thức tín dụng chứng từ
1.4.1. Các nhân tố bên trong Ngân hàng
* Các hoạt động hỗ trợ thanh toán xuất nhập khẩu
Có thể nói các hoạt động hỗ trợ thanh toán xuất nhập khẩu như cho vay xuất nhập khẩu hay bảo lãnh ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công tác thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng. Ngân hàng có thể hỗ trợ nhà xuất nhập khẩu dưới các hình thức cho vay ký quỹ mở L/C, chiết khấu bộ chứng từ gửi hàng hay bảo lãnh nhận hàng hoặc bảo lãnh mở L/C trả chậm.
* Năng lực của nhân viên Ngân hàng trong quá trình tiếp xúc giữ vai trò chủ đạo và tích cực, thể hiện ở phong cách giao tiếp, tạo ra cho khách hàng ấn tượng tôt đẹp về Ngân hàng. Tính tự tin và xử lý thành thạo các nghiệp vụ: nhận biết được nhu cầu và mong đợi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ (do họ nhận thức kém hoặc các dịch vụ có trình tự và kỹ thuật xử lý phức tạp...)
* Khả năng trang bị các phương tiện vật chất kỹ thuật Ngân hàng là các phương tiện hữu hình mà các khách hàng có thể nhận biết được tính hiện đại của Ngân hàng.Nó thể hiện ở cấu trúc giao dịch cũng như các phương tiện phục vụ khách hàng (mạng vi tính, máy móc thanh toán ..v..v..) các phương tiện này trở thành nhân tố chính trong các Ngân hàng hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ tạo độ tin cậy và chất lượng thông tin đến khách hàng.
* Xuất phát từ việc xem xét hiệu quả do ảnh hưởng của hoạt động thanh toán tới các hoạt động khác của Ngân hàng như cho vay XNK hay bảo lãnh thì nhân tố thông tin không cân xứng một trong những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác thanh toán. Thông tin về khách hàng chính xác và độ tin cậy của thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá rủi ro. Tuy nhiên trong quá trình giao dịch vấn đề nổi cộm là những người tham gia thường không có đầy đủ thông tin về nhau chính vì thông tin không cân xứng dẫn tới lựa chọn đối nghịch xảy ra trước khi giao dịch và rủi ro đạo đức sau khi giao dịch xảy ra
* Cán bộ Ngân hàng cố ý làm sai
Một số cán bộ thanh toán chưa tuân thủ quy trình thanh toán của Ngân hàng đề ra và thông lệ quốc tế nên vẫn tiếp tục bảo lãnh hay mở L/C cho nhữngkhách hàng vi phạm nguyên tắc thanh toán của hệ thống Ngân hàng.
1.4.2. Các nhân tố từ phía khách hàng.
* Năng lực tham gia quá trình cung ứng dịch vụ
Khả năng diễn đạt đầy đủ, chính xác, rõ ràng nhu cầu của họ đối với Ngân hàng và sự am hiểu về trình tự xử lý nghiệp vụ..v..v..
* Uy tín của khách hàng
Có thể hiểu uy tín của khách hàng ở đây chính là sự kiên quyết thực hiện tất cả các giao ước trong các điều khoản hợp đồng. Một người có tư cách đạo đức tốt thì Ngân hàng sẽ bớt rủi ro, ngược lại Ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi khách hàng cố tình lừa đảo, trốn tránh nhiệm vụ.
* Năng lực, kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng.
Có thể nói đây là yếu tố quan trọng hỗ trợ quá trình cung ứng dịch vụ của Ngân hàng đựơc trọn vẹn. Nhà nhấp khẩu dù có uy tín đến mấy nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị họ kém thì khó khăn trong việc hoàn trả nợ vay ký quỹ L/C..v..v..
1.4.3 Các nhân tố thuộc về môi trường khách quan
* Môi trường pháp lý
Khi có sự thay đổi lớn của môi trường pháp lý, đặc biệt là những nước có hệ thống pháp luật chưa ổn định, thường xuyên sửa chữa, bổ sung rủi ro thường liên quan tới việc các quốc gia áp đặt các giứo hạn xuất nhập khẩu. Trong thực tế những thay đổi này thường khiến các bên xuất nhập khẩu và Ngân hàng không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình làm cho L/C huỷ bỏ, nhiều khi gây thiệt hại cho các bên. Sự phong tỏa kinh tế vì các mục đích chính trị như của Ireq hay Cuba sẽ mang lại các rủi ro tương tự. Bên cạnh đó là các cuộc nổi loạn, biểu tình (hay chiến tranh cũng có thể gây ra rủi ro cho quá trình thanh toán)
* Môi trường kinh tế
Sự thay đổi tỷ giá hay các biến động kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị đồng tiền các quốc gia là nguy cơ gây ra thiệt hại lớn cho các bên tham gia thanh toán.
* Môi trường tự nhiên
Có thể dẫn tới những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn..v..v.. làm cho các bên không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình do đó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thanh toán giữa các bên liên quan
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ AN
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An trong năm 2006 - 2007
Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn
Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề do thiên tai, dịch bệnh, giá cả nguyên vật liệu tăng cao nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, nhân dân tỉnh Nghệ An và cộng đồng các doanh nghiệp, tình hình kinh tế xác hội của Tỉnh tiếp tục giữ được tăng trưởng khá cao, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Tốc độ tăng trưởng GDP cả năm đạt 10,5%
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông nghiệp giảm từ 33,09% năm 2006 xuống 31,03%, công nghiệp xây dựng tăng từ 30,34% lên 32,01%, dịch vụ tăng 36,57% lên 36,96%
Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 3,36%/KH 5-5,5%. Sản lượng lương thực đạt 1,053 tr tấn/KH 1tr tấn
Sản xuất công nghiệp xây dựng đạt KH và tăng hơn so với năm trước. GTSX công nghiệp xây dựng ước đạt 11.538 tỷ đồng tăng 18,24%/KH 18-19%. Tính riêng GTSX công nghiệp ước đạt 5.710 tỷ đồng, tăng 17,5% so cùng kỳ/KH 17-18%. Nhiều sản phẩm tăng cao so với năm 2006
Khu vực dịch vụ tăng khá đạt và vượt kế hoạch. Giá trị sản xuất dịch vụ đạt 6,878 tỷ, tăng 11,9%/KH 11-12%. Kim ngạch xuất khẩu cả năm dự kiến đạt 195 triệu USD/KH 185 triệu USD, tăng 34,02 % so cùng kỳ, trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt 120 tr USD tăng 21,77%. Doanh thu du lịch ước đạt 540 tỷ đồng, tăng 28,7%
Thu chi Ngân sách vượt kế hoạch đề ra: Tổng thu cả năm đạt 2.010 tỷ đồng/ KH 1.923 tỷ tăng 16,6%, trong đó thu nội địa 1.460 tỷ/ KH 1.433 tỷ tăng 12,5%, thu từ xuất nhập khẩu 550 tỷ/ KH 490 tỷ đồng tăng 28,9%. Tổng chi ngân sách 4.932 tỷ đồng
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn
Hoạt động của thị trường tài chính tiền tệ năm 2007 có những biến chuyển mạnh mẽ. Thị trường chứng khoán: có nhiều doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và thực hiện niêm yết trên thị trường chính thức tạo ra nguồn vốn trong đầu tư trung dài hạn. Những tháng cuối năm giá vàng tăng mạnh, tỷ giá USD được nới lỏng biên độ, nguồn cung USD dồi dào do nguồn kiều hối và đầu tư nước ngoài chuyển vào Việt Nam tăng mạnh trong khi nhu cầu VNĐ phục vụ thanh toán cũng tăng đã đẩy USD liên tục giảm giá so với VNĐ
Nắm bắt các chủ trương phát triển kinh tế Nghệ An của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2020, bằng nhiều chính sách kinh tế - xã hội, trong các năm qua Nghệ An đã thu hút một số dự án đầu tư và hình thành các khu công nghiệp và các tiểu vùng kinh tế tập trung như khu công nghiệp Bắc Vinh, Cửa Lò, Nam Cấm, Hoàng Mai… Đây là những cơ hội lớn tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong việc đầu tư và cung cấp dịch vụ.
Mặt khác, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thực hiện chiến lược mở rộng mạng lưới, trước sự xuất hiện của Ngân hàng nước ngoài, các Ngân hàng thương mại cổ phần thành lập thêm các chi nhánh tại địa bàn thành phố Vinh tạo sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng về công nghệ, quản lý, cung cấp dịch vụ và nguồn lao động có chất lượng cao. Từ cuối năm 2006 và trong năm 2007 đã có 5 NHTM cổ phần được thành lập tại địa bàn TP Vinh
Các Ngân hàng thương mại quốc doanh, bên cạnh việc mở rộng mạng lưới đồng thời chuẩn bị cổ phần hóa.
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An
Nhận thức năm 2007 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của toàn hệ thống BIDV vừa thực hiện kế hoạch kinh doanh vừa chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cổ phần hóa và hình thành tập đoàn tài chính Ngân hàng Việt Nam, trong năm qua chi nhánh đã phấn đấu hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh năm 2007. Kết quả kinh doanh được chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tặng cờ thi đua đặc biệt xuất sắc. Các chỉ tiêu kinh doanh hoàn thành như sau:
Tổng tài sản 1.749 tỷ
Tổng dư nợ 850 tỷ
Huy động vốn 1.604 tỷ
Thu dịch vụ ròng 7,5 tỷ
Chênh lệch thu chi trước trích dự phòng rủi ro đạt 28 tỷ
Tỷ lệ nợ xấu 10% theo điều 7 QĐ 493
Nợ quá hạn 1%
Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn 40%, tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh 31%, tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo 60%
Thu hồi 4,2 tỷ nợ xấu đã chuyển ngoại bảng
Doanh thu khai thác phí bảo hiểm 1,6 tỷ
Tỷ lệ giảm lãi treo so với năm trước đạt 55%
Công tác huy động vốn
Thực hiện chương trình quản lý vốn tập trung: Đây là năm đầu tiên các chi nhánh trong hệ thống thực hiện cơ chế mua vốn, bán vốn với Hội sở chính thay thế cơ chế nhận gửi, đi vay, đầu tư tài sản nội ngành không tính lãi trước đây. Lãi suất huy động vốn của chi nhánh hoàn toàn phụ thuộc vào lãi suất mua vốn của Hội sở chính. Vì vậy trong năm qua lãi suất huy động vốn của chi nhánh Nghệ An thấp hơn các NHTM trên địa bàn. Đây là nguyên nhân chính nguồn vốn năm 2007 chỉ ở mức ổn định không tăng trưởng. Trong chỉ đạo điều hành Ban giám đốc Chi nhánh đã chuyển hướng kịp thời bằng cách thành lập ban nghiên cứu thị trường, tăng cường tiếp thị nguồn tiền gửi tổ chức kinh tế bù đắp kịp thời sự sụt giảm nguồn tiền gửi dân cư. Kết quả tăng trưởng 40% tiền gửi tổ chức kinh kế đã thực hiện được hai mục tiêu: cơ bản ổn định nguồn vốn và tăng thu nhập.
Hoạt động tín dụng
Thực hiện định hướng chung của Hội sở chính kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng đi đôi với chuyển dịch cơ cấu. Tập trung xử lý nợ xấu, thu hồi nợ hạch toán ngoại bảng, tăng dư nợ ngoài quốc doanh. Trong năm, chi nhánh tập trung chủ yếu vào tăng trưởng tín dụng thương mại với mức tăng trưởng 10%. So với địa bàn mức tăng trưởng thấp do giành nhiều thời gian cho công tác xử lý nợ, thu hồi nợ xấu, cơ cấu lại nợ. Kết quả đã xử lý nợ đối với công ty nạo vét biển 2 với số tiền 68 tỷ nhằm tách tín dụng chỉ định nhà nước khỏi hoạt động tín dụng thương mại tạo sự công khai, minh bạch về nguồn vốn cũng như danh mục đầu tư đáp ứng yêu cầu cần thiết cho cổ phần hóa. Là năm cuối cùng thực hiện xong việc thu hồi vốn các dự án đầu tư bằng nguồn vốn kế hoạch nhà nước. Đồng thời tích cực thu hồi 4,2 tỷ nợ ngoại bảng nhằm bổ sung hợp lý nguồn vốn cho BIDV. Rút kinh nghiệm hợp tác thành công trong cho vay đường tránh Vinh, tiếp tục phát huy những kinh nghiệm đầu tư, chi nhánh đã ký hợp đồng cho vay đồng tài trợ với các Ngân hàng bạn một số dự án lớn như: Thủy điện Lâm Đồng, Thủy điện Bản Vẽ, nhà máy xi măng Đô Lương, thẩm định xi măng 12/9, xi măng 19/5, chung cư Cửa Tiền… Phát triển cho vay sang lĩnh vực tiêu dùng, nhà ở, cho vay xuất khẩu lao động… Áp dụng cho vay thấu chi tạo tính chủ động linh hoạt và an tâm đối với khách hàng khi tài khoản hết số dư. Thực hiện cam kết cùng chia sẻ khó khăn đối với những đơn vị chậm thanh toán, chi nhánh chủ động cùng đơn vị rà soát lại khối lượng có nguồn đảm bảo thanh toán để thực hiện lại cơ cấu nợ hợp lý
Công tác dịch vụ
Ngoài những sản phẩm dịch vụ truyền thống như chuyển
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12074.doc