MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 3
I. XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 3
1. Khái niệm 3
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 4
2.1 Đối với doanh nghiệp 4
2.2 Đối với quốc gia xuất khẩu 4
2.3 Đối với nền kinh tế thế giới 5
3. Các hình thức xuất khẩu hàng hóa 6
3.1 Xuất khẩu trực tiếp 6
3.2 Xuất khẩu qua trung gian 7
3.3 Xuất khẩu gia công uỷ thác 7
3.4 Hình thức mua bán đối lưu 8
3.5 Hình thức tạm nhập tái xuất 9
II. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 9
1. Nghiên cứu thị trường quốc tế, xác định mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu 9
1.1 Nghiên cứu thị trường hàng hóa thế giới 9
1.2 Thị trường và các yếu tố ảnh hưởng 10
1.3 Nghiên cứu giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới. 11
2. Giao dịch đàm phán và kí kết hợp đồng xuất khẩu 13
2.1 Giao dịch đàm phán 13
2.2 Hợp đồng kinh tế về xuất khẩu hàng hóa 13
3. Tạo nguồn hàng xuất khẩu 15
4. Lập phương án xuất khẩu 15
5. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 16
6. Giải quyết khiếu nại (nếu có) và đánh giá việc thực hiện HĐXK 17
III. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ 18
1. Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh 18
1.1 Môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế 18
1.3 Môi trường chính trị - luật pháp và chính sách kinh tế của Nhà nước 19
2.3 Nguồn tài sản hữu hình và trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ 24
2.4 Trình độ quản trị doanh nghiệp 25
3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam 26
3.1 Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu 26
3.2. Chỉ tiêu lợi nhuận 26
3.3. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn T tính theo công thức 26
3.4. Chỉ tiêu tỉ suất doanh lợi 27
3.5. Chỉ tiêu điểm hoà vốn (Break even point) 27
CHƯƠNG II 28
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỨA CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM 28
I. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM-VEGETEXCO 28
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Rau quả Việt Nam 28
2. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Rau quả Việt Nam 30
3. Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty Rau quả Việt Nam. 33
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 35
III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỨA CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM 39
1. Vị trí của sản phẩm dứa trong Tổng công ty Rau quả Việt nam 39
2. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty Rau quả Việt nam 41
2.1 Nguồn hàng xuất khẩu 41
2.2 Mặt hàng xuất khẩu 41
2.3 Về kim ngạch xuất khẩu 43
2.4 Về thị trường 44
2.5 Đối thủ cạnh tranh và giá cạnh tranh trong xuất khẩu sản phẩm dứa 47
3. Hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam 49
4. Đánh giá hoạt động xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty Rau quả Việt Nam 53
4.1. Những thành tựu đạt được 53
4.2. Những khó khăn gặp phải 54
CHƯƠNG III 56
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỨA CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM 56
I ĐỊNH HƯỚNG CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002-2010 56
1. Định hướng 56
1.1 Về sản xuất nông nghiệp 57
1.2 Về sản xuất công nghiệp 57
1.3 Về kim ngạch xuất khẩu 58
2. Mục tiêu chủ yếu của Tổng công ty trong năm 2003 58
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỨA CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM 59
1. Về mặt hàng 59
1.1 Tổ chức tốt nguồn cung cấp dứa quả, chuẩn bị chu đáo chế biến và xuất khẩu 59
1.2 Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và công tác chế biến hàng xuất khẩu 60
2. Về thị trường 61
2.1 Điều tra thị trường 62
2.2 Thông tin thị trường 63
3. Về vốn 64
3.1 Việc huy động vốn trong kinh doanh 64
3.2 Nâng cao hiệu quả trong quản lý chi phí, vốn và lợi nhuận 66
4. Về phương thức kinh doanh và thanh toán 67
5. Về công tác lập phương án giao dịch và thực hiện hợp đồng 68
5.1 Công tác lập phương án giao dịch đàm phán 68
5.2 Công tác thực hiện hợp đồng 68
6. Hoạt động hỗ trợ tiêu thụ 68
7. Các biện pháp khác 69
7.1 Giữ vững và nâng cao uy tín của Tổng công ty 69
7.2 Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên
III. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ BỘ NN&PTNT 71
1. Có những chính sánh hỗ trợ phát triển sản xuất và chế biến các mặt hàng rau quả xuất khẩu nói chung và mặt hàng dứa nói riêng 71
2. Trợ giúp nguồn vốn và tiêu thụ hàng các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói chung và sản phẩm dứa nói riêng 72
3. Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất khẩu theo hướng đơn giản hơn, thông thoáng hơn phù hợp với cơ chế thị trường. 74
4. Một số kiến nghị khác 75
4.1. Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng 76
4.2. Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại 76
4.3 Khuyến khích các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu 77
KẾT LUẬN 79
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1655 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty Rau quả Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động công ích, ngoài ra còn có các văn phòng mang tính chất chủ yếu về nghiệp vụ và quản lý như: văn phòng, phòng tổ chức cán bộ, phòng kế toán tài chính, phòng quản lý sản xuất kinh doanh phòng tư vấn đầu tư, trung tâm KCS, chịu trách nhiệp phục vụ và lãnh đạo Tổng công ty quản lý các hoạt động chung của tất cả các công ty thành viên của Tông công ty.
+ 7 phòng xuất nhập khẩu, kinh doanh tổng hợp và một xí nghiệp gia công chế biến rau quả mang tính chất sản xuất kinh doanh như các công ty thành viên khác nhưng trực thuộc và hạch toán phụ thuộc vào công ty.
+ 17 công ty thành viên hạch toán kinh doanh độc lập (trong đó có công ty trước đây là nông trường lớn như nông trường Đồng Giao, nông trường Lục Ngạn... quản lý cả một số diện tích đất nông nghiệp hàng trăm ha cây hàng năm - nhất là dứa và cây ăn quả ... tự đáp ứng nguyên liệu chế biến của mình). Và 3 công ty khác đã góp vốn với nước ngoài thành lập các liên doanh
* Chức năng của Tổng công ty Rau quả Việt nam:
Tổng công ty Rau quả Việt Nam là một doanh nghiệp liên ngành do đó có chức năng theo từng ngành đó là:
+ Chức năng sản xuất nông nghiệp: đây là chức năng đầu tiên đảm nhiệm tạo nguyên liệu chính cho quá trình hoạt động của Tổng công ty Rau quả Việt Nam. Chức năng này hoạt động có hiệu quả thì mới tạo điều kiện cho các chức năng tiếp theo có nguyên liệu để chế biến và cung cấp cho khách hàng. Sản phẩm đưa ra thị thường có chất lượng cao hay thấp thì nguyên liệu chính này cần được đảm bảo. Chức năng sản xuất sản phẩm nông nghiệp là chức năng cơ bản nhất của Tổng công ty Rau quả Việt Nam, do đó Tổng công ty luôn thay đổi giống mới, có những áp dụng khoa học mới vào ngành nông nghiệp để không ngừng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, để có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
+ Chức năng chế biến: Chức năng này có nhiệm vụ chế biến những sản phẩm nông nghiệp tươi thành những sản phẩm đồ hộp, sản phẩm khô nguyên chất để xuất khẩu ra nước ngoài. Chức năng này được Tổng công ty rất quan tâm, thường xuyên đổi mới trang thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng để đảm bảo cho chức năng xuất khẩu ngày càng mở rộng thị trường cũng như tăng khối lượng xuất khẩu.
+ Chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu: Đây là chức năng quyết định của Tổng công ty Rau quả Việt Nam. Chức năng này phản ánh thực chất kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.
* Nhiệm vụ của Tổng công ty Rau quả Việt Nam .
Căn cứ Quyết định số 395 NN-TCCB/QĐ ngày 29/12/1995 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng công ty Rau quả Việt Nam được giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh rất rộng, trong đó có các nghành nghề chủ yếu sau đây :
- Sản xuất giống rau quả, rau quả và các loại nông lâm sản khác, chăn nuôi gia súc .
- Chế biến rau quả, đồ uống (nước quả các loại, nước uống có hoặc không có cồn)
- Dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng .
- Sản xuất bao bì (gỗ, giấy, thuỷ tinh, hộp sắt ...).
- Bán buôn, bán lẻ, đại lý giống, sản phẩm của ngành rau quả làm ra, nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị chuyên dùng.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả tươi, rau quả chế biến, hoa và cây cảnh, gia vị giống rau quả.
Thực hiện nhiệm vụ này, hàng năm Tổng công ty tự sản xuất và thu mua nguyên liệu ở các địa phương để chế biến thành các loại sản phẩm (chủ yếu cho xuất khẩu) khác nhau, bao gồm các nhóm hàng chính sau
Rau quả tươi và rau quả đông lạnh
- Rau quả đóng hộp
- Sản phẩm nước quả cô đặc
- Rau quả muối
- Rau quả, gia vị sấy khô
Sản phẩm cụ thể của Tổng công ty sản xuất và chế biến rất đa dạng như: dứa, vải quả, cam quả, rau đậu đỗ các loại, mía đường, chè búp tươi, hạt điều, lương thực ...
Ngoài ra Tổng công ty còn kinh doanh giống rau, quả (như giống hoa phong lan các loại, giống ớt, cà chua, dưa chuột bao tử ...). Tổng công ty cũng là doanh nghiệp đầu tiên sản xuất và kinh doanh rau quả sạch ở nước ta. Tận dụng khả năng thiết bị đồng thời đáp ứng nhu cầu thị trường, một số công ty thành viên còn tiến hành sản xuất một số sản phảm phụ khác như: bao bì nhãn mác cho các doanh nghiệp khác.
II. đánh giá chung về Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Rau quả Việt Nam trong những năm qua
Mỗi một doanh nghiệp, một công ty khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên thương trường đều nhằm đạt được mục tiêu cơ bản đó là doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu càng cao, lợi nhuận càng nhiều thì doanh nghiệp, công ty đó càng được đánh giá là thành công trong sản xuất kinh doanh.
Tổng công ty Rau quả Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu trong chuyên ngành rau quả trên thị trường cả nước nên mục tiêu cuối cùng cũng không nằm ngoài mục tiêu chung đó. Tổng công ty Rau quả Việt Nam kể từ khi thành lập đến nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do những tác động của cơ chế thị trường, thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Tổng công ty trước đây là Liên Xô cũ không còn nữa, việc tìm kiếm thâm nhập các thị trường mới càng không phải là dễ trong điều kiện Ngành rau quả Việt Nam còn hết sức non yếu, chất lượng sản phẩm chưa cao do khâu chọn giống rau quả chưa được thay đổi, năng suất thấp, các nhà máy chế biến rau quả của chúng ta được đầu tư từ những năm 1960-1970. Thêm vào đó là cuộc cạnh tranh không cân sức với khá nhiều các công ty nước ngoài đầu tư trực tiếp thiết lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và hàng loạt các đơn vị tư nhân tỏ ra hoạt động linh hoạt, có hiệu quả trên thị trường rau quả Việt Nam. Song bằng những nỗ lực của mình, Tổng công ty Rau quả Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong 15 năm hoạt động:
- Sản xuất nông-công nghiệp từng bước được đổi mới từ khâu chọn giống, chăm sóc nuôi trồng tới khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Năm 2002, kim ngạch nhập khẩu đạt 44,2 triệu USD và kim ngạch xuất khẩu đạt 25,8 triệu USD (Theo báo cáo tổng kết 15 năm hoạt động của Tổng công ty Rau quả Việt Nam). Nhìn vào cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu cho thấy Tổng công ty đã tích cực đầu tư cho việc nhập khẩu giống, phân bón, máy móc thiết bị, dây chuyền chế biến tạo điều kiện phát triển sản xuất, tăng giá trị tổng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm.
-Hoạt động xuất khẩu rau quả đã có nhiều tiến bộ: cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng, thị trường xuất khẩu được mở rộng. Từ năm 1988-1989, Tổng công ty mới chỉ thiết lập quan hệ buôn bán với 18 nước thì tới năm 1990 là 21 nước và cho tới nay là 46 nước trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên: thời kỳ 1988-1990 kim ngạch xuất khẩu đạt 51,6 triệu RCN-USD, tới năm 1998 đạt 21.128.600 USD và năm 2002 đạt 25,8 triệu USD.
- Công tác nghiên cứu khoa học, công tác hợp tác đầu tư xây dựng cơ bản và công tác tổ chức, đào tạo cán bộ những năm gần đây đã được Tổng công ty Rau quả Việt Nam quan tâm thích đáng, coi đó là yếu tố nền tảng cho việc phát triển, đẩy mạnh sản xuất-kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả trong giai đoạn hiện nay.
- Việc phát triển nền sản xuất rau quả quy mô lớn góp phần làm chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, tạo việc là cho một bộ phận không nhỏ lao động nông nghiệp và công nghiệp chế biến, tạo nguồn thu ngoại tệ, góp phần quan trọng trong việc thực hiện dự án phủ xanh đất trống, đồi trọc, cải thiện môi trường sinh thái.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu tại Tổng công ty Rau quả Việt Nam thời gian qua vẫn còn tồn tại một số vấn đề đáng quan tâm:
- Quy mô nông hộ, đất đai sản xuất nông nghiệp ở một số vùng còn quá nhỏ, sản xuất phân tán, manh mún.
- Thị trường tiêu thụ không ổn định khiến cho các đơn vị trực thuộc Tổng công ty lúng túng trong việc định ra một kế hoạch sản xuất khả thi dẫn đến tình trạng khi tìm được thị trường tiêu thụ thì lại thiếu nguyên liệu cho sản xuất, phải mua với giá trôi nổi trên thị trường, làm cho giá thành sản phẩm bị đẩy lên, sản xuất kém hiệu quả hoặc tình trạng các nhà máy chế biến không sử dụng hết công suất, công nhân thiếu việc làm. Ví dụ năm 1997, khách hàng Nhật yêu cầu mua 20 container vải hộp, xấp xỉ 360 tấn sản phẩm nhưng tổng công ty chỉ đáp ứng được 12 container, xấp xỉ 210 tấn sản phẩm. Sang đến năm 1998, tổng công ty vẫn hy vọng vào thị trường này để sản xuất khối lượng lớn sản phẩm nhưng mãi tới gần vụ thu hoạch vải khách hàng Nhật trả lời chính thức là không mua nữa. Như vậy, công tác sản xuất còn thụ động, hiệu quả kinh tế thấp khiên cho đời sống bấp bênh, không ổn định.
Biểu số 2: Kết quả kinh doanh của Tổng công ty Rau quả Việt Nam qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng.
Các chỉ tiêu
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
So sánh
2001/2000
2002/2001
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
Chênh
Lệch
Tỷ lệ
(%)
1.Tổng doanh thu
580.000
719.000
1.023.538
1.149.000
304.53
42,36
125.462
29,5
2. Tổng chi phí
533.700
666.300
965.172
1.020.500
298.872
30,97
55.328
5,7
3. Tổng lợi nhuận
9.200
10.700
12.733
25.500
2.033
19,0
12.767
10,8
4. Các khoản nộp ngân sách
37.100
42.000
45.095
103.000
3.095
7,37
57.905
22,7
5. Thu nhập bình quân 1 người / tháng
550.000
590.000
624.000
703.000
3.400
5,76
79.000
12,7
6. Tổng kim ngạch XNK (USD)
39.128.554
43.041.410
60.478.714
70.000.000
7.437.304
40,5
9.522
15,7
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh qua các năm 1999, 2000, 2001, 2002
III. Tình hình hoạt động xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty Rau quả việt nam
1. Vị trí của sản phẩm dứa trong Tổng công ty Rau quả Việt nam
Dứa là một mặt hàng chủ lực có vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này hàng năm chiếm tới 60% - 70% trong các sản phẩm chế biến và đóng hộp và gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty.
Nhìn chung tổng diện tích và sản lượng rất cao, với năng suất bình quân cả nước thì vượt mức được 1482kg/ha trong thời kỳ 1986 - 1992 ( là thời kỳ thực hiện hiệp định rau quả Việt - Xô ký ngày 20/11/1985 xác định cơ cấu dứa chế biến dưới dạng đóng hộp sắt và dứa đông lạnh cho từng năm cụ thể, nhu cầu cho nguyên liệu dứa được tính sẵn mỗi năm được tăng, sản xuất ổn định, đầu ra sẵn sàng)..
Tổng diện tích và sản lượng dứa giảm nhiều trong thời kỳ 1993 – 1998 do từ năm 1989 do có biến động về kinh tế, chính trị ở Liên xô và Đông âu thị trường dứa bị co hẹp. Hơn nữa, do Tổng công ty chưa quan tâm đầu tư đổi mới giống dứa Cayen cho năng suất và sản lượng cao mà vẫn giữ mãi giống dứa hiện nay cho năng suất và sản lượng thấp (năng suất bình quân là 9,782 tấn) nên một mặt không cạnh tranh được với xuất khẩu của Thái lan, mặt khác dẫn đến giá thành nguyên liệu cao cho đầu vào của các nhà máy chế biến nên không thể cạnh tranh nổi với giá thị trường thế giới nên cây dứa rất khó phát triển. Năm 1993-1997, dứa của các nông trường miền Bắc sản xuất ra cho xuất khẩu và chế biến đồ hộp xuất khẩu không đáng kể mà chủ yếu là tiêu thụ trong nước.
Nhưng một vài năm gần đây, do cải tiến về giống mới, về kỹ thuật trồng cho năng suất cao hơn đồng thời Tổng công ty đã chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị và dây chuyền chế biến các loại dứa đã là một mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở nước ta. Đến năm 2001 thì sản lượng dứa mức sản lượng 19775 tấn dứa quả và đến năm 2002 sản lượng dự tính là 41770 tấn và chở thành loại rau quả có diện tích trồng và sản lượng lớn nhất Tổng công ty. Tuy nhiên khối lượng dứa nguyên liệu đưa vào chế biến mới chỉ chiếm khoảng 50% so với lượng sản xuất ra (Đồng Giao, Hà Tĩnh)
Biểu 3: Sản lượng, diện tích thu hoạch qua các năm của Tổng công ty
1992
1993
1994
1995
1997
2000
2001
2002
Sản lượng (Tấn)
14.640
12.850
11.660
11.162
4.705
10.150
19.775
41.770
Diện tích thu hoạch (ha)
1.402
2.167
1.109
846
481
1.691
2.976
4.186
Năng suất (Kg/ha)
10.442
11.101
10.514
13.194
9.782
12.124
6.644
9.978
(Nguồn: Tổng công ty Rau quả Việt Nam)
Các đơn vị có sản lượng dứa lớn là Công ty Đồng Giao sản xuất 2.397 tấn sản phẩm chiếm 55,4% tổng sản lượng của Tổng công ty, Công ty Kiên Giang chiếm 20,2% và Công ty Tân Bình chiếm 23,1%.
Năm 2001-2002 Tổng công ty đã đầu tư dây chuyền đồ hộp 10.000 tấn, hai dây chuyền đông lạnh IQF, dây chuyền nước dứa cô đặc 5000 tấn/năm tại nông trường Đồng Giao, dây chuyền nước dứa cô đặc tại Kiên Giang. Thực hiện các dự án phát triển các trung tâm nhân giống dứa tại Đồng Giao, Kiên Giang, Hà Tĩnh.
2. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty Rau quả Việt nam
2.1 Nguồn hàng xuất khẩu
Nguồn hàng sản phẩm dứa cho xuất khẩu của Tổng công ty là do các đơn vị thành viên cung cấp, trong đó các khu vực cung cấp chủ yếu là Nông trường Đồng giao,và Hà Tĩnh, Kiên Giang.
Trong những năm qua Tổng công ty đã tích cực đầu tư vào công tác giống: Đưa giống có dứa Cayen có năng suất cao, chất lượng phù hợp với yêu cầu thị trường thay thế dần giống dứa Queen. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, với quyết tâm cao của các đơn vị, diện tích và sản lượng dứa đã không ngừng tăng lên qua các năm đáp ứng nhu cầu chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
biểu 4: diện tích và năng suất dứa của Tổng công ty qua các năm
2000
2001
2002
- Diện tích (ha)
+ Dứa Cayen
+ Dứa Queen
- Sản lượng (tấn)
2.053
1.000
1.053
10.153
2.976
1.328
1.648
19.775
3.479
1.537
1.942
27.583
Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Rau quả các năm 2000, 2001, 2002
2.2 Mặt hàng xuất khẩu
Dứa là một loại quả được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới. Rau quả nói chung, dứa nói riêng cung cấp các loại vitamin, các nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người tồn tại và phát triển bình thường.
Ngày nay, với mức sống của người dân ngày càng tăng. Do đó, đòi hỏi sản phẩm cũng phải đa dạng và phong phú bên cạnh những yêu cầu về chất lượng cũng như các điều kiện vệ sinh khác. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Tổng công ty đã không ngừng cải tiến và chế biến ra nhiều sản phẩm từ rau quả trong đó có dứa. Một số mặt hàng xuất khẩu từ sản phẩm dứa đã được Tổng công ty chế biến đó là:
+ Dứa hộp: Dứa miếng, Dứa rẻ quạt, Dứa khúc, nước dứa cô đặc, Dứa nghiền, Dứa trụ, Dứa khoanh.
+ Sản phẩm dứa đông lạnh
biểu 5: kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dứa qua một số thị trường
Đơn vị: USD
2000
2001
2002
* Dứa hộp các loại
2.509.210
2.118.690
5.196.170
- Dứa miếng
+ Đức
+ Anh
+ Nga
+ Bỉ
839.614
22.114
227.150
517.944
19.035
876.666
22.980
253.200
579.754
20.565
1.961.174
23.428
266.600
1.390.006
40.708
- Dứa rẻ quạt
+ Mỹ
+ Đức
+ Hàn Quốc
119.259
100.440
11.368
7.451
412.900
412.900
0.000
0.000
364.830
341.280
23.550
0.000
- Dứa khúc (Mỹ)
116.990
110.228
151.298
- Nước dứa cô đặc (Nga)
3.856
2.568
1.494.350
- Dứa nghiền
+ Mỹ
+ Đức
93.173
85.173
8.000
93.554
89.580
3.974
90.521
90.521
0.000
- Dứa khoanh
+ Mỹ
+ Đức
+ Pháp
+Thuỵ Sỹ
+ Nhật
+ Anh
+ Tây Ban Nha
1.339.353
101.807
598.343
178.234
116.303
116.000
44.942
34.800
892.437
190.385
131.015
194.897
90.814
160.000
81.789
35.730
1.133.704
155.261
243.587
201.548
90.597
150.000
17.200
39.357
* Sản phẩm dứa đông lạnh
240.249
335.360
470.800
- Dứa đông lạnh
+ Nga
+ Bỉ
39.129
10.512
28.617
60.550
0.00
60.550
72.568
8.524
64.044
- Dứa khoanh ĐL (Đức)
15.796
16.630
58.745
- Dứa miếng nhỏ ĐL (Đức)
185.324
258.180
293.153
Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty các năm 2000, 2001, 2002
2.3 Về kim ngạch xuất khẩu
Dứa là một mặt hàng chủ lực có vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt nam, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này hàng năm chiếm tới 60% - 70% trong các sản phẩm chế biến và đóng hộp và gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ dứa ngày càng thể hiện đúng tiềm năng phát triển vốn có của nó, và đóng góp một phần rất lớn vào sự phát triển của Tổng công ty.
Biểu 6: Kết quả xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty
Đơn vị tính: RCN - USD
Thời kỳ
1988-1998
1999
2000
2001
2002
Tổng kim ngạch XK
307.698.259
22.141.553
22.431.704
25.176.378
25.880.251
Kim ngạch xuất khẩu dứa
56.325.654
4.256.354
3.546.785
2.501.204
5.666.970
Nguồn: Tổng công ty Rau quả Việt Nam
2.4 Về thị trường
Thị trường tiêu thụ sản phẩm dứa của Tổng công ty ngày càng được mở rộng do nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. trong thời gian qua sản phẩm dứa của Tổng công ty được tiêu thụ chủ yếu ở các thị trường như EU, Mỹ, Trung Quốc, Nga Nhật, Hàn Quốc... Đặc biệt đối với thị trường Mỹ sản phẩm dứa của Tổng công ty đã tạo được uy tín và thương hiệu khá tốt, luôn tăng và Tổng công ty đã lập kế hoạch coi sản phẩm dứa là sản phẩm quan trọng để tạo tiền đề cho các sản phẩm chế biến khác xâm nhập vào thị trường Mỹ
Biểu 7: Tình hình xuất khẩu dứa chế biến sang Mỹ
Năm
1999
2000
2001
2002
Số lượng(Tấn)
5.308
6.230
6.958
7.215
Kim ngạch XK(USD)
2.424.564
2.345.241
3.542.326
3.958.256
Tỷ trọng (%)
56,9
51,6
58,5
54,2
Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty qua các năm
Qua bảng số liệu trên ta thấy mặt hàng dứa chế biến (bao gồm các loại dứa hộp và nước dứa) của Tổng công ty có vai trò quan trọng, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu dứa của TCT và nó làm tăng nhanh kim ngạch khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực. Do vậy trong thời gian qua Tổng công ty không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ chế biến dứa tại các đơn vị trực thuộc nhằm nâng cao chất lượng, tăng số lượng hơn nữa và giảm giá thành sản phẩm đẻ có thể đưa mặt hàng này trở thành một mặt hang chủ lực thật sự quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty.
Bên cạnh đó một thị trường không kém phần quan trọng là Châu Âu trong đó Nga là thị trường truyền thống của Tổng công ty. Trong thời kỳ đầu 1988 – 1993 khối lượng xuất khẩu dứa sang Liên Xô chiếm hơn 70% tổng khối lượnh xuất khẩu của nước ta, sau đó do những biến động chính trị kim ngạch xuất khẩu dưa sang Nga đã giẩm liên tục và đến năm 1998 thì đã có dấu hiệu phục hồi, đen năm 2001 kim ngạch xuất khẩu dứa sang Nga chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu dứa của Tổng công ty.
biểu 8: kim ngạch xuất khẩu dứa sang nga
Đơn vị: USD
1999
2000
2001
2002
So sánh(%)
01/00
02/01
- Kim ngạch XK rau quả
1.236.451
1.539.791
2.707.850
4.087.352
175,9
150,9
- Kim ngạch XH dứa
+Dứa miếng
+Dứa khoanh
415.213
385.567
29.646
551.095
517.944
33.151
856.543
822.110
34.433
1.695.197
1.390.436
30.476
155,4
179,9
- Tỷ trọng(%)
33,6
35,8
31,6
41,5
Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty các năm 1999, 2000, 2001, 2002
Những năm gần đây EU đã dần vươn lên là thị trường tiêu thụ dứa lớn thứ hai (sau Mỹ) về các sản phẩm dứa của Tổng công ty trong đó dứa hộp là chủ yếu, các nước nhập khẩu chủ yếu thuộc liên minh Châu Âu là: Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ
Trong thời kỳ gần đây các sản phẩm dứa của Tổng công ty Rau quả Việt Nam đã thâm nhập và thị trường đầy tiềm năng Trung Quốc với một tốc độ tăng rất nhanh khoảng 150 – 250%/năm, các sản phẩm xuất là dứa hộp và đặc biệt là dưa đông lạnh.
Thới gian tới Tổng công ty có các chiến lược xâm nhập một thị trường hoàn toàn mới và nhiều triển vọng là Australia.
biểu 9: Kết quả xuất khẩu dứa sang một số nước EU và trung quốc
Đơn vị: USD
1999
2000
2001
2002
Đức
378.612
420.836
489..222
603.437
Pháp
143.562
178.234
198.926
242.255
Hà Lan
40.326
85.397
97.437
162.648
Bỉ
33.274
47.652
70.726
101.757
Trung Quốc
71.576
197.266
327.649
693.958
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Tổng công ty các năm 1999, 2000, 2001, 2002
2.5 Đối thủ cạnh tranh và giá cạnh tranh trong xuất khẩu sản phẩm dứa
Đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty trong xuất khẩu sản phẩm dứa chủ yếu là các nước sản xuất và xuất khẩu dứa lớn trên thế giới và trong khu vực như: Thái Lan, Phillipines, Indonesia, Trung Quốc... còn đối thủ cạnh tranh trong nước hầu như không có.
Thái Lan là nước đứng đầu về sản lượng dứa (2.200.000MT) tiếp đến là Phillipines (1.400.000MT), Indonesia cũng có sản lượng khá cao (450.000MT). Như vậy so với sản lượng 250.000 MT của Việt Nam, tuy không phải là nhỏ nhưng không bằng các nước trong khu vực. Tiềm năng của ta đã thua kém như vậy, trong quan hệ với bạn hàng, đặc biệt là Mỹ (thị trường xuất khẩu dứa lớn nhất của Việt Nam) lại khó khăn hơn nhiều lần. ở thị trường Mỹ, sản phẩm dứa của họ đã có từ lâu còn chúng ta chỉ mới được vài năm gần đây. Do vậy thị phần của Việt Nam ở thị trường Mỹ là rất nhỏ bé, hầu như không đáng kể. Bảng so sánh kim ngạch xuất khẩu dứa sang Mỹ của 4 nước sau đây sẽ làm rõ sự khác biệt đó.
biểu 10: sản lượng xuất khẩu dứa của Thái Lan, Phillipnes, Indonesia, Việt Nam
Tên nước
Số lượng xuất khẩu (MT)
Tỷ lệ (%)
Tổng Kim ngạch
233.000
100
Thái Lan
150.000
64,3
Phillipines
50.000
21,4
Indonesia
30.000
13
Việt Nam
3.000
1,3
Nguồn: FAO year boook
Về giá cả
Giá chào của Tổng công ty là 889 USD/tấn, khá cao so với mức giá trung bình là 680 USD/tấn. Do đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm dứa của Tổng công ty. Bên cạnh đó, các nước trong khu vục lại có mức giá chào thấp hơn mức giá trung bình làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu dứa của Tổng công ty.
Biểu 11: giá xuất khẩu dứa sang mỹ của việt nam, Thái lan, indonesia, phillipines
Nước xuất khẩu
Giá (USD/tấn)
Phillipines
550
Indonesia
560
Thái Lan
650
Việt Nam
889
Nguồn: FAO year book
Những năm gần đây, Tổng công ty đã đầu tư đổi mới công nghệ chế biến dứa vì thế chất lượng của sản phẩm dứa ngày càng được củng cố, tạo uy tín tốt với một số khách hàng truyền thống và giá cả luôn có xu hướng mềm dẻo hơn lên sản phẩm dứa vấn giữ được thị phận của mình và ngày càng mở rộng quy mô thị trường xuất khẩu.
3. Hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam
Để có một hợp đồng xuất khẩu và thực hiện hợp đồng đó phải qua các bước sau:
* Chuẩn bị giao dịch
* Đàm phán ký kết hợp đồng
* Thực hiện hợp đồng
Các công việc chuẩn bị giao dịch bao gồm việc nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh.
Sau khi đánh giá sơ bộ khả năng về lợi nhuận đạt được, phòng XK bước vào giai đoạn đàm phán ký kết hợp đồng XK.
Trước hết, để đàm phán ký kết hợp đồng, Tổng công ty phải lựa chọn hình thức giao dịch ký kết hợp đồng bằng thư tín, điện thoại hoặc gặp gỡ trực tiếp. Nếu bằng điện thoại, chi phí rất tốn kém, nội dung không đầy đủ và dễ có tranh chấp; qua gặp gỡ trực tiếp, cả hai bên đều khó khăn do khoảng cách. Đối với mặt hàng dứa cũng như hầu hết các hàng hoá khác, Tổng công ty chọn hình thức đàm phán ký kết hợp đồng bằng thư tín dong thương mại. Trình tự ký kết được tiến hành như sau:
Chào hàng: Về mặt pháp lý, là lời đề nghị ký kết hợp đồng của bên chào hàng (người bán) và người được chào hàng (bên mua). Có thể chào tự do hoặc cố định. Chào tự do không ràng buộc trách nhiệm của người chào, chủ yếu là để quảng cáo, thăm dò thị trường, duy trì bạn hàng... Hình thức này được Tổng công ty sử dong trong thời gian đầu chưa có bạn hàng. Sau này khi đã có bạn hàng thường xuyên, Tổng công ty phát chủ yếu những đơn chào cố định, là chào ràng buộc trách nhiệm của người phát đơn chào. Trong đơn chào chứa đựng những nội dung tối thiểu của hợp đồng và người chào chỉ có thể huỷ lời cam kết nếu làm bản tuyên bố gửi đến trước hoặc cùng với đề nghị ký kết hợp đồng.
Chấp nhận chào hàng: Là thể hiện ý muốn ký kết hợp đồng của người được chào với người chào. Trong trường hợp phía bạn chấp nhận có sửa đổi một số điểm, Tổng công ty phải thông báo cho phía bạn lời chấp nhận sửa đổi đó, lúc này đơn chào hàng cố định lúc đầu mới trở thành hợp đồng.
Những điểm cần lưu ý khi ký kết hợp đồng:
- Đối tượng hợp đồng:
Tên hàng: phải ghi rõ dứa khoanh, dứa miếng...
Số lượng: ghi rõ đơn vị MT và ghi dung sai thường là ±5%
Chất lượng: vì dễ gây tranh chất nên phải mô tả rõ. Ví dụ: kích cỡ hộp, mùi vị, màu...
Bao bì: ghi rõ cách đóng bao, kiện. Ví dụ: Hộp có giấy thiếc, đóng 20 hộp một kiện bằng gỗ chắc chắn.
- Giá cả, điều kiện thanh toán:
Giá cả: ghi rõ đơn giá, tổng giá trị, đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán.
Điều kiện thanh toán: Tổng công ty thường lựa chọn điều kiện thanh toán bằng phương thức tính dụng chứng từ.
- Giao hàng: ghi rõ thời hạn giao hàng và điều kiện giao hàng.
Giai đoạn ba là thực hiện hợp đồng xuất khẩu gồm các bước sau:
Chuẩn bị hàng để xuất khẩu: Tổng công ty là đầu mối cuối cùng tập trung hàng từ các xí nghiệp chế biến, vì vậy phải kiểm tra hàng kỹ để làm các thao tác xuất khẩu tiếp theo. Ví dụ kiểm tra độ an toàn của kiện, độ thưa cách của các thanh gỗ, các nút đinh, kẻ ký mã hiệu, lập phiếu đóng gói theo mẫu riêng của Tổng công ty.
Kiểm nghiệp, kiểm dịch, xin giấy chứng nhận vệ sinh: Trước khi giao hàng người xuất khẩu có nghĩa vụ kiểm tra hàng hoá về phẩm chất, số lượng , trọng lượng, bao bì. Việc kiểm dịch vệ sinh là một khâu bắt buộc tiến hành ngay ở đơn vị sản xuất hay ở nơi thu mua như nông trường, trạm hoặc tại cửa khẩu. ở Việt Nam, Tổng công ty xin giấy vệ sinh ở Bộ y tế. Các giấy tờ này chỉ có giá trị không quá 7 ngày nếu hàng không xuất khẩu được.
Thuê phương tiện vận chuyển-mua bảo hiểm: Việc Tổng công ty có phải thuê phương tiện vận chuyển và mua bảo hiểm hay không là phụ thuộc vào phương thức bán hàng quy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100731.doc