Chuyên đề Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay tới ngân hàng LD Lào Việt CN Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO 1

I. Ngân hàng và nghiệp vụ cho vay của ngân hàng 1

1. Khái quát về ngân hàng thương mại 1

1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại (NHTM) 1

1.2. Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM 2

2. Nghiệp vụ cho vay của NHTM 4

2.1. Khái niệm về cho vay 4

2.2. Phân loại cho vay 4

2.3. Vai trò của hàng hoá cho vay đối với nền kinh tế 6

II. Rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM 7

1. Khái niệm về rủi ro 7

2. Các hình thức rủi ro cho vay 8

3. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro trong cho vay 9

3.1. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro cho vay 9

3.2. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro 10

4. Ảnh hưởng của rủi ro cho vay đối với ngân hàng 10

4.1. Rủi ro cho vay làm giảm doanh thu của ngân hàng 10

4.2. Rủi ro cho vay làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng 11

4.3. Rủi ro cho vay làm giảm uy tín của ngân hàng 11

5. Nguyên nhân rủi ro hoạt đọng cho vay 12

5.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng 12

5.2. Nguyên nhân do khách quan mang lại 12

5.3. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh 13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG LD LÀO - VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI 15

I. Khái quát về Ngân hàng LD Lào Việt 15

1. Quá trình hình thành và phát triển 15

2. Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt Hà Nội 19

2.1. Sơ đồ tổ chức 19

2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 19

II. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại LVBHN 27

2.1. Tình hình huy động vốn 27

2.2. Hoạt động cho vay của LVBHN 29

2.3. Tình hình sử dụng vốn 30

2.4. Các hoạt động khác của LVBHN. 32

2.4.1. Hoạt động nhận gửi 32

2.4.2. Kinh doanh ngoại tệ 34

III. Thực trạng rủi ro cho vay tại LVBHN 35

3.1. Thực trạng rủi ro cho vay 35

3.1.1. Thực trạng nợ quá hạn những năm gần đây ở LVBHN. 35

3.1.2. Tình hình nợ quá hạn phát sinh của LVBHN trong năm 2008 39

3.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro cho vay tại LVBHN 40

3.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng 40

3.2.1.1. Do kinh doanh thua lỗ, phá sản hàng hoá chậm tiêu thụ 40

3.2.1.2. Do công nợ khách hàng chưa thu được 40

3.2.1.3. Do sử dụng sai mục đích 40

3.2.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng 41

3.2.2.1.Cán bộ tín dụng thiếu trình độ 41

3.2.2.2. Ngân hàng và tin tưởng vào tài sản thế chấp 41

3.2.3. Nguyên nhân do môi trường cho vay 41

3.2.3.1. Môi trường kinh tế, không ổn định 41

3.2.3.2. Môi trường pháp lý chưa thuận lợi 42

IV. Đánh giá rủi ro cho vay 43

4.1. Kết quả đạt được 43

4.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại LVBHN 44

4.2.1. Về phía ngân hàng 44

4.2.2. Nguyên nhân khác: 45

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY TỚI NGÂN HÀNG LD LÀO VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI 46

I. Định hướng hoạt động cho vay của LVBHN 46

II. Một số giải pháp hạn chế rủi ro cho vay tại LVBHN 47

1. Công tác tổ chức đào tạo cán bộ 47

2. Tăng cường công tác thu thấp và xử lý thông tin 48

3. Các giải pháp về phân tán rủi ro 48

3.1. Đa dạng hoá đối tượng đầu tư: 48

3.2. Cho vay đồng tài trợ: 49

3.3. Bảo hiểm tín dụng. 49

4. Các hình thức bảo đảm tiền vay 49

4.1. Trường hợp khách hàng có đủ điều kiện được vay không có bảo đảm bằng tài sản: 49

4.2. Trường hợp cho vay vốn có đảm bảo bằng tài sản: 50

5. Các biện pháp xử lý nợ khó đòi: 50

6. Tăng cường kiểm soát, kiểm tra nội bộ: 51

III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay tại Ngân hàng LD Lào Việt chi nhánh Hà Nội 51

1. Kiến nghị với Ngân hàng LD Lào Việt 51

1.1. Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương, chính sách của Chính phủ và của ngành: 51

1.2. Chuẩn hoá cán bộ ngân hàng và đặc biệt là cán bộ tín dụng: 52

1.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro (TPR): 52

2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và các cấp, ngành quản lý: 53

2.1. Xử lý thoả đáng những việc liên quan đến hợp đồng tín dụng: 53

2.2. Tăng cường các biện pháp quản lý tín dụng: 53

2.3. Hỗ trợ các NHTM trong việc xử lý nợ: 54

3. Kiến nghị với Chính phủ 55

3.1. Hoàn thiện môi trường pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng ngân hàng: 55

3.2. Tăng cường công tác quản lý đối với các doanh nghiệp 56

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay tới ngân hàng LD Lào Việt CN Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là cầu nối thanh toán giữa hai nước Việt – Lào và nhu cầu thanh toán quốc tế của khách hàng, thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, tăng nguồn thu cho Chi nhánh. - Thực hiện báo cáo thống kê và các báo cáo khác liên quan đến nghiệp vụ của Phòng nghiệp vụ kinh doanh theo quy định. - Thực hiện nhiệm vụ khác được Giám đốc giao. d) Phòng Kế toán tài chính Chức năng của phòng Kế toán tài chính - Trực tiếp tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, thực hiện các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thực hiện các nghiệp vụ về kho quỹ và công tác điện toán của Chi nhánh. - Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, đồng thời đề xuất các giải pháp trong chỉ đạo điều hành cho Ban lãnh đạo về công tác tài chính, kế toán, dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, nghiệp vị kho quỹ, công tác điện toán nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản của Chi nhánh, đảm bảo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ổn định, phát triển và đúng pháp luật. Nhiệm vụ của Phòng Kế toán- điện toán: - Nhiệm vụ về công tác tài chính- kế toán: + Thực hiện nhiệm vụ của kế toán chi tiết: thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thong tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian cho tất cả các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngoại trừ tín dụng và thanh toán quốc tế theo chế độ và chuẩn mực kế toán, đảm bảo phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, kịp thời, chính xác nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính của Chi nhánh. + Thực hiện nhiệm vụ của kế toán tổng hợp: thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thong tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của Chi nhánh theo chế độ và chuẩn mực kế toán nhằm phản ánh trung thực tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh để phục vụ yêu cầu quản trị của Ban lãnh đạo cũng như của các cơ quan quản lý. Đảm bảo cân đối tài khoản kế toán toàn Chi nhánh được cập nhật hàng ngày, tháng, quý, năm phục vụ cho công tác chỉ đạo Giám đốc. + Thực hiện công tác quyết toán năm tài chính kịp thời, chính xác theo đúng thời gian quy định + Xây dựng và đề xuất Giám đốc Chi nhánh ban hành hệ thống tài khoản kế toán theo quy định. + Thực hiện, kiểm tra, kiểm sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ theo chế độ quy định của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Hà Nội và theo quy định của pháp luật; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản. + Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. +Phân tích thông tín, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính Chi nhánh. + Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, tài chính, thông kê theo quy định + Thực hiện bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định - Nhiệm vụ về dịch vụ ngân hàng bán lẻ: + Thực hiện mở và quản lý các tài khoản tiền gửi của các khách hàng đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi đáp ứng theo yêu cầu khách hàng và tuân thủ theo quy định. + Quản lý và sử dụng ấn chỉ quan trọng theo quy định và đảm bảo an toàn toàn tuyệt đố. Tham mưu và đề xuất với Ban lãnh đạo về kế hoạch in ấn chỉ quan trọng. + Thực hiện chuyển tiền trong nước kịp thời, chính xác đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng và của Chi nhánh. Thực hiện thu phí chuyển tiền đầy đủ và chính xác. + Thực hiện thu đổi ngoại tệ và các dịch vụ khác theo quy định. - Nhiệm vụ về Nghiệp vụ kho quỹ: + Thực hiện chế độ giao nhận, bảo quản tiền mặt, tài dản quý và giấy tờ có giá theo quy định nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản khách hàng và của Chi nhánh. +Phối hợp với Văn phòng làm tốt công tác vận chuyển tiền mặt được an toàn. + Tham mưu, đề xuất với Ban lãnh đạo kiểm soát và điều hành mức tồn quỹ hợp lý về số lượng, cơ cấu tiền mặt để việc sử dụng vốn tiền mặt an toán, hiệu quả và đáp ứng khả năng chi trả của khách hàng. + Thực hiện báo cáo, điện báo đầy đủ, kịp thời theo quy định. - Nhiệm vụ về công tác điện toán: + Tham mưu, đề xuất với Ban lãnh đạo về xây dựng chương trình phát triển phần mềm tin học hiện đại đáp ứng cao yêu cầu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. + Quản trị hệ thống thông tin dự liệu để phục vụ yêu cầu quản lý hoạt động chuyên môn. Đảm bảo kết nối mạng nội bộ và mạng diện rộng được ổn đinh, thông suốt nhằm thực hiện tốt các dịch vụ ngân hàng. + Nghiên cứu, khai thác chương trình phần mềm nhằm phục vụ các yêu cầu quản trị của Ban lãnh đạo. + Lưu trữ bảo mật thông tin; đảm bảo bí mật tuyệt đối chương trình và dữ liệu thông tin của Chi nhánh. + Bảo trì, sửa chữa các thiết bị tin học, mạng máy tính. Khắc phục các sự cố trong khả năng cho phép. Liên hệ các cơ quan, công ty tin học khác hỗ trợ khi cần thiết e) Phòng Kiểm soát nội bộ Chức năng của Tổ kiểm soát nội bộ - Thực hiện công tác giám sát hoạt động, kiểm tra trực tiếo toàn bộ hoạt động của LVBHN tuân thủ đúng pháp luật và các quy định nội bộ của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt. - Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh trong chỉ đạo, điều hành đảm bảo hoạt động của Chi nhánh an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật. Nhiệm vụ của Tổ kiểm soát nội bộ -Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác kiểm tra nội bộ trình Giám đốc phê duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện. - Thực hiện giám sát hoạt động và kiểm tra trực tiếp theo chương trình, kế hoạch được duyệt tuân thủ đúng pháp luật và các quy định nội bộ của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt: + Giám sát hoạt động: là việc thu thập, sàng lọc, phân tổ, phân tích, tổng hợp... thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng hoạt động, phát hiện sai phạm, rủi ro tiềm ẩn nhằm kịp thời cảnh báo, kiến nghị biện pháp ngăn ngừa và phục vụ cho việc hoạch định yêu cầu, kế hoạch kiểm tra trực tiếp; + Kiểm tra trực tiếp: là việc lựa chọn một hoặc kết hợp một số phương pháp (kiểm tra cân đối, đối chiếu, kiểm tra, điều tra, thực nghiệm, chọn mẫu, phân tích...) để thu thập, xác minh, đánh giá các bằng chứng liên quan đến nọi dung kiểm tra, làm cơ sở cho việc đánh giá, kết luận, kiến nghị về việc tuân thủ pháp luật và quy định nội bộ của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt. - Lập báo cáo trình Giám đốc kết quả giám sát, kiểm tra và đề xuất, kiến nghị biện pháp ngăn ngừa rủi ro, khắc phục những sai xót, vi phạm đã được phát hiện qua giám sát hoạt động và kiển tra trực tiếp. - Tiếp nhận, xem xét và trình Giám đốc giải quýêt các đơn thư khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền của Giám đốc theo quy định của pháp luật. - Làm đầu mối phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật. - Lập báo cáo về công tác kiểm tra nội bộ của Chi nhánh theo quy định và theo yêu cầu của Ngân hàng liên doanh Lào - Việt. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. II. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại LVBHN 2.1. Tình hình huy động vốn Thông qua việc áp dụng mức lãi suất cạnh tranh, biểu phí hợp lý, cải tiến chất lượng phục vụ, mở rộng các hình thức huy động, giao chỉ tiêu huy động tới từng cán bộ, nhân viên, tăng cường công tác marketing, quảng cáo trên các phương tiện báo, đài phát thanh..., Chi nhánh đã tự huy động được một lượng vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, đáp ứng một phần nhu cầu vay vốn cho khách hàng. Hình 02: Biểu nguồn vốn huy động của LVBHN năm 2005-2008 Đơn vị: Triệu USD Nguồn: Phòng tín dụng Tổng nguồn vốn Chi nhánh huy động đều tăng qua các năm và có tốc độ tăng nhanh: năm 2005 đạt 22,3 triệu USD; năm 2006 đạt 30,5 triệu USD (tăng 36,7%). Đến thời điểm 31/12/2008, tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 43,6 triệu USD, bằng 104.8% so với đầu năm và đạt 115% so với kế hoạch được giao. Năm 2007, Chi nhánh đã huy động vốn đạt 41,6 triệu USD, tăng 36% so với đầu năm. Năm 2008 chi nhánh đã huy động vốn đạt 43.6 triệu $, tăng 104% so với năm 2007. Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ đến 31/12/2008 tại Chi nhánh đã đạt 16,5 triệu USD quy đổi, chiếm 40% trong tổng nguồn vốn huy động, gấp 2,7 lần so với đầu năm và đạt 165% kế hoạch được giao. Trong đó, số dư tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 3,9 triệu USD quy đổi, tăng 37% so với đầu năm và chiếm 23,4% nguồn vốn huy động tại chỗ. Số dư tiền gửi tiết kiện dân cư đạt gần 12,6 triệu USD, gấp 3,9 lần so với đầu năm (số tuyệt đối tăng 149 tỷ đồng); trong đó số dư tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đạt 5,8 triệu USD, chiếm 46,7% tổng tiền gửi tiết kiệm. 2.2. Hoạt động cho vay của LVBHN Trong những năm qua, Chi nhánh đã tích cực mở rộng hoạt động tín dụng trên nguyên tác đảm bảo an toàn và hiệu quả; chủ động tìm kiếm khách hàng; nỗ lực cải tiến, hoàn chỉnh quy trình nghiệp vụ...Do vậy, trong công tác tín dụng, Chi nhánh đã đạt được một số kết quả sau: - Năm 2004, Tổng dư nợ của Chi nhánh là 23,577 ngàn USD tăng 43% so với năm 2003. Trong đó, cho vay ngắn hạn đạt 15,095 ngàn USD, tăng 67% và chiếm 64% tổng dư nợ; cho vay trung dài hạn đạt 8,482 ngàn USD, tăng 15% và chiếm 36% tổng dư nợ. Doanh số cho vay năm 2004 đạt 28,025 ngàn USD tăng 71% so với năm 2003; doanh số thu nợ đạt 13,586 ngàn USD, tăng 16%. - Năm 2005, tổng dư nợ tín dụng đạt 25,2 triệu USD (tăng 8% so với năm 2004). Trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 17,8 triệu USD (tăng 18%) và chiếm 70% tổng dư nợ; cho vay trung dài hạn đạt 7,4 triệu USD chiếm 30% tổng dư nợ. Doanh số cho vay năm 2005 đạt 24,9 triệu USD; doanh số thu nợ đạt 367 tỷ đồng. - Năm 2006, tổng dư nợ đạt 28,4 triệu USD (tăng 13% so với năm 2005). Trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 19,2 triệu USD, tăng 9,1% chiếm 67% tổng dư nợ; cho vay trung dài hạn đạt 9,24 triệu USD chiếm 33% tổng dư nợ. Doanh số cho vay đạt 30,3 triệu USD (tăng 22% so với năm 2005), doanh số thu nợ đạt 28,8 triệu USD (tăng 25%). - Năm 2007, tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 36,6 triệu USD, tăng 28,8% so với đầu năm và bằng 105% kế hoạch giao. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 24,8 triệu USD, tăng 29,2% so với đầu năm và chiếm 67,7% tổng dư nợ; cho vay trung dài hạn đạt 11,8 triệu USD. - Năm 2008, tổng dư nợ của chi nhánh đạt 41,9 triệu $, tăng 11.5% so với đầu năm và bằng 98% kế hoạch được giao. Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 31.8 triệu $, tăng 12.5% so với đầu năm và chiếm 73.7 % tổng dư nợ, còn lại là cho vay trung và dài hạn. Về cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế, tính đến 31/12/2008 dư nợ của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước đạt 18,7 triệu USD, chiếm 43,2% trên tổng dư nợ (trong đó, dư nợ vay của các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá là 4,7 triệu USD). Dư nợ vay của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt gần 13,5 triệu USD, chiếm 36,9% tổng dư nợ. Dư nợ chi vay tư nhân, cá thể đạt 7,3 triệu USD, chiếm 19,9% tổng dư nợ. Doanh số cho vay năm 2008 của Chi nhánh đạt 41,7 triệu USD, bằng 138% doanh số cho vay cả năm 2007; doanh số thu nợ đạt gần 33,7 triệu USD, bằng 117% doanh số thu nợ cả năm 2006. 2.3. Tình hình sử dụng vốn Nhờ nguồn vốn huy động dồi dào, LVBHN đã tiến hành đa dạng hoá các mặt nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ Ngân hàng như cho vay đầu tư, bảo lãnh,... trong đó chủ yếu là hoạt động cho vay. Hoạt động này nó tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Vì thế LVBHN luôn đặt ra mục tiêu mở rộng cho vay đồng thì hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Trong những năm qua, với quyết tâm cao chi nhánh đã vận dụng kịp thời, linh hoạt các chủ trương chính sách của nhà nước, của ngành, bám sát với sự phát triển của nền kinh tế và có những giải pháp tích cực nên kết quả hoạt động tín dụng của LVBHN đã đạt được những kết quả tốt cả về tốc độ tăng trưởng lẫn chất lượng của các khoản cho vay. Ngân hàng đã thực hiện cho vay với các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trong nhiều lĩnh vực của các nền kinh tế, trong đó tăng cường đầu tư cho khu vực kinh tế quốc, các ngành kinh tế trọng điểm, kinh tế mũi nhọn có định hướng của Nhà nước nước như: Xi măng, mía đường, công nghiệp, dịch vụ giao thông vận tải ưu tiên cho các dự án lớn có tính khả thi cao. Cùng với hoạt động cho vay đơn thuần, LVBHN còn thực hiện một số tường trình cho vay ưu đãi đối với những hộ đói nghèo, cho vay sinh viên, và một số chương trình cho vay tạo việc làm.... các trường trình này đều thực hiện với lãi suất ưu đãi thông qua các chương trình này Ngân hàng đã tự nâng cao được uy tín của mình trong mọi tầng lớp nhân dân. Bảng 01: Tình hình sử dụng vốn ở LVBHN Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền %/2000 Số tiền %/2000 Số tiền %/2000 Tổng vốn huy động 515522 112 600178 116 615165 102 Sử dụng vốn 289615 127 386336 113 526208 136 Hệ số sử dụng vốn 56% 64% 86% Nguồn: Phòng tín dụng Theo số liệu bảng trên cho ta thấy tình hình sử dụng vốn của LVBHN trong ba năm gần đây đều tăng với mức tăng trưởng cao. Năm sau cao hơn năm trước năm 2005 tốc độ tăng trưởng khoảng 27% thì các năm 2007 và 2008 đạt tới mức 33% và 36%. Qua bảng số liệu này cho chúng ta biết được sự tăng tưởng trong nền kinh tế đang được hâm nóng. Đây cũng là kết quả hoạt động tích cực của các hộ công nhân viên trong chi nhánh cộng với những chính sách phù hợp trong hoạt động kinh doanh LVBHN đã được những kết quả đáng khích lệ, góp phần vào phát triển nền kinh tế. Mặt khác quan hệ số sử dụng vốn qua ba năm hoạt động kinh doanh 2006, 2007, 2008 ta thấy được hệ số sử dụng vốn ngày càng tăng từ 56%, 64%, 86% qua hệ số này chứng tỏ việc huy động và sử dụng vốn của LVBHN ngày càng có hiệu quả cao về số tương đối và số tuyệt đối. Riêng có năm 2008 hệ số sử dụng vốn đạt mức 86% đây là hệ số; tiền gửi Ngân hàng nào đạt được lượng vốn huy động được từ nền kinh tế đã được Ngân hàng sử dụng có hiệu quả cao trong nghiệp vụ tài trợ. 2.4. Các hoạt động khác của LVBHN. 2.4.1. Hoạt động nhận gửi Trên cơ sở lợi thế riêng có của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt về dịch vụ thanh toán chuyển tiền nhanh, dịch vụ điều hành tài khoản và thu đổi Kip Lào, VND, trong thời gian qua Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thanh toán, kinh doanh tiền tệ phục vụ nhu cầu khách hàng trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại khoa học ký thuật giữa hai nước. Năm 2004, tổng doanh số chuyển tiền đi Lào qua Chi nhánh đạt 11,670 triệu VND, 901 ngàn USD và 42,311 triệu LAK; doanh số chuyển tiền từ Lào về đạt 9,414 triệu VND, 792 ngàn USD và 2,005 triệu LAK. Năm 2005, tổng doanh số chuyển tiền hai chiều qua chi nhánh đạt 7,2 triệu USD; trong đó doanh số chuyển tiền đi đạt 6,8 tỷ VND, 2 triệ USD và 40 tỷ LAK; doanh số chuyển tiền từ Lào về đạt 5,7 tỷ VND, 400 ngành USD và 2,8 tỷ LAK. Năm 2006, tổng doanh số chuyển tiền hai chiều đạt 12,4 triệu USD, trong đó doanh số chuyển tiền đi Lào đạt gần 6,4 triệu USD bao gồm: 22 tỷ VND, 1,9 triệu USD và 29,7 tỷ LAK; doanh số chuyển tiền từ Lào về đạt hơn 6 triệu USD bao gồm: 21 tỷ VND, 1,66 triệu USD và 29 tỷ LAK. Năm 2007, tổng doanh số thanh toán quốc tế qua Chi nhánh trong năm 2007 đạt gần 19,1 triệu USD, bằng 138% so với cả năm 2006, trong đó doanh số thanh toán Việt – Lào chiếm 75% trên tổng doanh số thanh toán quốc tế. Trong năm 2007 tổng doanh số chuyển tiền hai chiều qua Chi nhánh đạt 14,6 triệu USD, gấp 2,4 lần so với năm 2006. Trong đó, doanh số chuyển tiền đi Lào đạt gần 7,6 triệu USD, bao gồm: 32 tỷ VND, 3,7 triệu USD và 18,1 tỷ LAK; doanh số chuyển tiền từ Lào về đạt gần 7 triệu USD, bao gồm: 4,6 tỷ VND, 6,3 triệu USD và 4 tỷ LAK. Bên cạnh công tác thanh toán hai chiều Việt – Lào là nhiệm vụ xuyên suốt Chi nhánh luôn tích cực đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, bằng nhiều phương thức thanh toán quốc tế như: L/C, nhờ thu, chuyển tiền điện... Do vậy, doanh thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế của Chi nhánh đã đạt được một số kết quả sau: Hình 03: Biểu đồ doanh thu từ dịch vụ Thanh toán quốc tế của LVBHN Chi nhánh Hà Nội năm 2004-2007 Đơn vị: Triệu đồng Nguồn: Phòng tín dụng 2.4.2. Kinh doanh ngoại tệ Do ảnh hưởng của tình hình chính trị trên thế giới, thị trường tiền tệ của Việt Nam biến động mạnh; đặc biệt là đổi với thị trường USD tỷ giá biến động bất thường. Tuy nhiên với sự cố gắng tích cực, Chi nhánh đã đạt được những kết quả sau: - Năm 2004, doanh số mua ngoại tệ của Chi nhánh dadtj 44,2 tỷ LAK (tăng 12% so với năm 2003) và 7 triệu USD tăng 44% so với năm 2003. Doanh số bán ngoại tệ đạt 44,3 tỷ LAK và 7,3 triệu USD. Thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ đạt 1,471 triệu VND tăng 10% so với năm 2003. - Năm 2005, doanh số mua ngoại tệ đạt 54,2 tỷ LAK và 6,32 triệu USD. Doanh số bán ngoại tệ đạt 54,1 tỷ LAK và 6,31 triệu USD. Thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ đạt gần 1,7 tỷ đồng. - Năm 2006, doanh số mua ngoại tệ của Chi nhánh đạt 14,6 triệu USD bao gồm: 27,6 tỷ LAK; 7,6 triệu USD và 3,1 triệu EUR. Doanh số bán ngoại tệ đạt 13,9 triệu USD bao gồm: 27,7 tỷ LAK; 3,1 triệu EUR và 6,9 triệu USD. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt gần 76,26 ngàn USD. - Năm 2007, doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh đạt 24 triệu USD quy đổi, bằng 165% so với năm 2006; trong đó: 33,3 tỷ LAk, 20,3 triệu USD, 24 ngàn EUR và 13 triệu Yên Nhật. - Năm 2008, doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh đạt 34 triệu $ quy đổi, bằng 100% so với năm 2007; trong đó: 41.6 tỷ Lak, 25.4 triệu $, 32 ngàn EUR và 16.3 triệu Yên Nhật. Lãi ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm 2008 đạt gần 1,32 tỷ đồng (tương đương 82.3 ngàn USD) bằng 108% so với năm 2007. Đặc biệt, bên cạnh hoạt động kinh doanh đồng Kíp Lào vẫn mang lại nguồn thu nhập chủ yếu, hoạt động kinh doanh các ngoại tệ tự do, chuyển đổi của Chi nhánh trong năm 2008 như USD, EUR, JPY... đã bước đầu có lãi, cả năm 2008 đạt 281 triệu đồng, chiếm 26% tổng lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh. III. Thực trạng rủi ro cho vay tại LVBHN 3.1. Thực trạng rủi ro cho vay 3.1.1. Thực trạng nợ quá hạn những năm gần đây ở LVBHN. Tình hình nợ quá hạn của LVBHN những năm gần đây liên tục có những biến độ theo chiều hướng sâu. Bảng 02: Thực trạng nợ quá hạn tại LVBHN Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. NQH 4084 12178 7843 2. Tổng dư nợ 289615 386336 526208 3. Tỷ trọng (1/2) 1,41% 3,15% 1,49% Nguồn: Phòng tài chính tín dụng Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình nợ quá hạn của LVBHN có những chuyển biến sâu tình hình nợ quá hạn đột nhiên tăng 8094 triệu đồng của năm 2007 so 2006 đây là chỉ số chứng tỏ năm hoạt động kinh doanh của ngân hàng là không tốt. Mặt tỷ trọng giữa NQH/Tổng dư nợ của năm 2007 tăng 1,74%. So với năm 2006. Nói tóm lại tình hình xử lý nợ và hoạt động kinh doanh của LVBHN ở năm 2007 gặp khó khăn và không hiệu quả Qua một năm 2007 hoạt động kinh doanh và xử lý nợ quá hạn không hiệu quả tới năm 2008 LVBHN đã có những điều chỉnh nề quy chế pháp lý và một số điều chỉnh khác. Do đó năm 2008 đã đạt được một số kết quả trong kinh doanh và xử lý nợ quá hạn kìm hãm sự gia tăng của nợ quá hạn. So với năm 2007 tỉ trọng nợ quá hạn giảm 1,66%. Đây là tỷ lệ đáng khích lệ trong công tác xử lý nợ và kìm hãm sự gia tăng lúc nợ quá hạn. So với năm 2007 thì năm 2008 số nợ quá hạn đã giảm 4335 triệu đồng. Tuy năm 2008 đã đạt được một số hiệu quả trong việc xử lý nợ quá hạn và kìm hãm sự gia tăng của nó. Nhưng tỷ lệ NQH vẫn còn cao hơn so với năm 2006 là 0,08% và về số tuyệt đối là 3759 (triệu đồng). Đây là một điều đáng lo ngại trong công tác xử lý NQH của chi nhánh vì vậy trong công tác quản trị kinh doanh của mình LVBHN phải luôn quan tâm tới công tác xử lý NQH sao cho có hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và hạn chế rủi ro trong kinh doanh của chi nhánh. Bảng 03: Thực trạng NQH tại LVBHN phân tích theo thời hạn tín dụng. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu NQH phân theo thời hạn tín dụng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng NQH 4084 100 12178 100 7843 100 Ngân hàng 1325 32 9529 78 78 36 TDH 2759 68 2649 22 22 64 Nguồn: Phòng tài chính tín dụng Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn của LVBHN liên tục biến động qua các năm. Nợ qua hạn ngắn hạn năm 2006 chiếm 32% tổng NQH thì tới năm 2007 tăng đột biết chiếm tới 78% tổng NQH tăng 8204 (triệu đồng). So với năm trước, tương đương với tỷ lệ đó thì tình hình nợ quá hạn của những khoản cho vay trung hài hạn đã được xử lý tốt do đó tỷ lệ nợ quá hạn của TDH giảm mạnh từ 68% còn 22% giảm 46% tức là 110 (triệu đồng). Tiếp sau đó tình hình xử lý NQH của năm 2008, lại là năm không thành công với những khoản nợ TD hạn do đó NQH TD hạn tăng một cách chóng mặt từ 22% lên tới 64% tăng 42% tức là tăng khoảng 2384 (triệu đồng). Đây là điều lao động cho những khoản vay TDH cần phải có những điều chỉnh trong hoạt động kinh doanh khi cho vay TDH, để không có thêm những món vay sau: Bên cạnh đó thì trong năm 2008 tình hình xử lý NQH ngắn hạn đã đạt được một số kết quả khó quan trọng việc xử lý NQH và kìm hãm gia tăng NQH ngắn hạn do đó trong năm 2008 tỷ lệ NQH ngắn hạn của LVBHN giảm còn 36%, giảm 42% tức là 6719 (triệu đồng) so với năm 2007. Qua phân tích bản số liệu trên ta thấy tình hình xử lý nợ quá hạn và việc kìm hãm những khoản nợ mới chuyển sang NQH của LVBHN chưa được tốt. Cả trong khâu xử lý và trong hoạt động kinh doanh vẫn còn để cho tình trạng NQH phát sinh nhưng được năm 2008 tình trạng này đã được LVBHN chú trọng xem xét nên các khoản NQH có phầm giảm nhẹ so với năm trước đó. Đây là kết quả mà Ngân hàng cần phát huy hơn nữa trong hoạt động kinh doanh cũng như trong công tác xử lý NQH của những năm tiếp theo. Bảng 04: Thực trạng nợ quá hạn tại LVBHN phân tích theo khả năng thu hồi Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Tổng dư nợ QH 4084 100 12178 100 7843 100 2. NQH dưới 6 tháng 1058 25 8327 68 462 6 3. NQH từ 6 - 12 tháng 269 7 1202 10 2349 30 4. NQH trên 12 tháng 2759 58 2649 22 5033 64 Nguồn: Phòng tài chính tín dụng Qua bảng số liệu này ta thấy tình hình nợ quá hạn trên 125 (nợ khó đòi) của LVB chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nợ quá hạn trong hai năm 2006, 2008 tỷ lệ này chiếm 68% và 67%, tổng NQH của ngân hàng. Riêng có năm 2007 tỷ lệ nó khó đòi có giảm so với hai năm tỷ lệ này là 22%. Tuy năm 2007 LVBHN đã giảm được đáng kể tỷ lệ nợ khó đòi so với năm 2006 là 46%. Nhưng do quá trình quản lý nợ và xử lý nợ trong quá trình kinh doanh năm 2008 tỷ lệ này lại tăng 42% so với năm 2007 tức là tăng 2384 (triệu đồng). Đây là điều cảnh báo cho công tác xử lý nợ và quản lý các món vay của chi nhánh cần phải có những biện pháp phi hợp với điều kiện, môi trường nhằm hạn chế bớt tỷ lệ nợ khó đòi trong các năm kế tiếp. 3.1.2. Tình hình nợ quá hạn phát sinh của LVBHN trong năm 2008 Tính đến 31/12/2008 nợ quá hạn của chi nhánh là 10.169 triệu giảm 7.339 triệu đồng so với năm 2007 là (17.508 triệu đồng). Trong năm 2008 chi nhánh đã xử lý tài sản thu hồi nợ tồn đọng được 2430 triệu đồng đạt 123% kế hoạch ngân hàng LD Lào Việt giao (chỉ tiêu ngân hàng LD Lào Việt) giao 2.000 tỷ đồng) góp phần giảm tỷ lệ nợ sấu của chi nhánh xuống còn 1,49% so với 1,15% năm 2007. Ngoài việc xử lý thu hồi nợ tồn đọng nội bảng, chi nhánh còn tổ chức tốt và thực hiện xử lý thu hồi nợ đã được xử lý bằng nguồn rủi ro đong hoạch toàn ngoại bảng tăng thu nhập cho cả chi nhánh là 1.662 triệu đồng. Bên cạnh đó LVBHN còn thực hiện Quyết định H9 của chính phủ về xử lý nợ tồn đọng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính liên bộ... chi nhánh đã xác định công tác trọng tâm xuyên suốt trong năm KH là tập trung xử lý nợ sấu theo đề án xử lý nợ của ngân hàng LD Lào Việt. Trong năm 2008 chi nhánh được chính phủ chấp thuận xử lý cho 247 khách hàng với tổng số tiền là 9698 triệu đồng. Ngoài ra chi nhánh còn quan tâm tới công tác xét duyệt xử lý các khoản nợ tồn đọng bằng nguồn dự phòng rủi ro và xét duyệt miễn giảm lãi vay đối với khách hàng vay vốn ngân hàng LD Lào Việt theo quy chế ban hành. Trong năm chi nhánh đã xét duyệt cho 227 khách hàng đã xử lý hơn hết tài sản hiện không cư trú tại địa phương và có tài sản đảm bảo nhưng tài sản ở vị trí khó bán và chưa thể bán ngay được số tiền 5976 triệu đồng bằng quỹ dự phòng, xét duyệt giảm miễn bãi cho 74 khách hàng với tổng số tiền là 4672 triệu đồng. 3.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro cho vay tại LVBHN 3.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng 3.2.1.1. Do kinh doanh thua lỗ, phá sản hàng hoá chậm tiêu thụ Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nợ quá hạn hiện nay tại LVBHN. Nguyên nhân này bát nguồn từ việc khách hàng chọn phương án kinh doanh những mặt hàng ít có nhu cầu của thị trường, không có sức cạnh tranh. Hơn nữa trong quá trình điều chỉnh sản xuất kinh doanh tỏ ra yếu kém về năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu dẫn tới năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, không đủ sức cạnh tranh với hàng hoá nhập ngoại và phong phú về mẫu mã chủng loại chất lượng tốt, giá cả hợp lý, do vậy hàng hoá khó tiêu thụ và thu lỗ là điều tất yếu không có tiền trả nợ nguồn hàng. 3.2.1.2. Do công nợ khách hàng chưa thu được Nợ quá hạn do nguyên nhân này cũng khá lớn trong tổng số nợ qúa hạn của LVBHN. Đây chính là hiện tượng chiếm dụng vốn lẫn nhau để kinh doanh, do đó gây khó khăn cho một số khách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2616.doc
Tài liệu liên quan