Chuyên đề Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ an

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương 1:Tín dụng ngân hàng đối với DNNVV 3

1.1. Vị trí và vai trò của DNNVV trong nền kinh tế thị trờng 3

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của DNNVV 3

1.1.2 Vai trò và tác động kinh tế - xã hội của DNNVV 7

1.2. Tín dụng Ngân hàng đối với DNNVV 11

1.2.1 Tầm quan trọng của vốn vay ngân hàng đối với DNNVV 11

1.2.2 Các hình thức tín dụng Ngân hàng chủ yếu 11

1.2.3 Các rủi ro và một số biện pháp phòng ngừa 14

1.3. Sự cần thiết phải mở rộng tín dụng đối với DNNVV 18

1.3.1 Sự cần thiết phải mở rộng tín dụng với DNNVV ở Ngân hàng 18

1.3.2 Các nhân tố ảnh hởng đến việc mở rộng đến việc cho vay 21

1.4. Một số kinh nghiệm trong việc mở rộng tín dụng đối với DNNVV 24

1.4.1 Kinh nghiệm ở một số nớc trong vấn đề mở rộng tín dụng 25

1.4.2 Những bài học rút ra ở các nớc đối với Việt Nam 27

Chương 2:Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các DNNVV tại NHNo&PTNT Thành phố Vinh - Tỉnh nghệ an 30

2.1. Tình hình phát triển DNNVV trên địa bàn 30

2.2. Tổng quan về hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Thành phố Vinh 31

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 31

2.2.2 Bộ máy tổ chức 34

2.2.3 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng 34

2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Thành phố Vinh đối với DNNVV .39

2.3.1 Tình hình cho vay đối với các DNNVV từ năm 2000 đến

năm 2002 39

2.3.2 Tình hình thu nợ đối với DNNVV 45

2.4. Đánh giá thực trạng cho vay đối với DNNVV 48

Chương 3: Một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với DNNVV 57

3.1. Định hướng của Tỉnh Nghệ an về phát triển phát triển DNNVV 57

3.2. Định hớng kinh doanh tín dụng của NHNo&PTNT Tp Vinh 58

3.3. Một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với các DNNVV 59

3.3.1 Giải pháp về nguồn vốn 59

3.3.2 Có thể thành lập quỹ riêng để cho vay đối với DNNVV và có biện pháp xử lý rủi ro thích hợp 60

3.3.3 Mở rộng hình thức cho vay 60

3.3.4 Nâng cao chất lợng công tác phân tích-thẩm định khách hàng 61

3.3.5 Đẩy mạnh chiến lợc thu hút khách hàng 62

3.3.6 Tham gia tích cực vào quỹ bảo lãnh tín dụng 62

3.3.7 Tăng cờng t vấn đầu t cho các DNNVV 62

3.4. Kiến nghị 63

3.4.1 Đối với Nhà nớc 63

3.4.2 Đối với nghành ngân hàng 65

3.4.3 Đối với doanh nghiệp 66

Kết luận 68

Danh mục tài liệu tham khảo

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ an, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của chương trình này là nhằm giúp các DNNVV có một lượng vốn cần thiết để thúc đẩy tự động hoá và hiện đại hoá, để cải tiến chất lượng và phát triển cơ sở hạ tầng trong các ngành sản xuất phụ tùng ô tô, linh kiện điện tử, máy móc...Có được cơ sở hạ tầng tốt thì hoạt động của các doanh nghiệp ở đây cao lên nhiều. Để từ đó ngân hàng tích cực mở rộng cho vay đối với DNNVV mà không ngại về điều kiện ban đầu. ở Nhật bản Các chính sách về DNNVV được hình thành từ những năm 1950 trong đó giành một sự chú ý đặc biệt đối việc mở rộng tín dụng cho DNNVV nhằm giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, cản trở việc tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh như khả năng tiếp cận tín dụng thấp, thiếu sự đảm bảo về vay vốn....các biện pháp hỗ trợ này đã thực hiện thông qua hệ thống hỗ trợ tín dụng và các tổ chức tài chính công cộng phục vụ DNNVV. Hệ thống hỗ trợ tín dụng giúp cho các DNNVV tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng tạo điều kiện cho họ vay vốn của tổ chức tín dụng tư nhân thông qua sự bảo lãnh của Hiệp hội bảo lãnh tín dụng trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh. Ngoài ra, còn có ba tổ chức tài chính công cộng khác đó là: Công ty tài chính DNNVV, Công ty tài chính nhân dân và Ngân hàng Shokochulin do Chính phủ đầu tư thành lập toàn bộ hay một phần nhằm mở rộng cho vay đối với DNNVV. Với những kinh nghiệm trên, mặc dù Đức, Đài loan, Malaysia, Nhật bản có sự chênh lệc nhau về trình độ phát triển kinh tế, song Chính phủ các nước này đều dành sự quan tâm đặc biệt trong chính sách mở rộng cho vay đối với các DNNVV. Thực tế đã, chứng tỏ sự thành công của các chính sách này. Vì vậy, đây có thể là những bài học kinh nghiệm hay mô hình chính sách mà Việt nam có thể tham khảo, vận dụng để tìm ra những giải pháp thích hợp giúp các DNNVV phát triển hơn nữa, đặc biệt là trong bối cảnh Việt nam đang tham gia thực hiện đầy đủ các cam kết của AFTA trong vài năm tới. 1.4.2 Những bài học rút ra ở các nước đối với Việt Nam Quy mô của nền kinh tế cũng như của các DNNVV Việt Nam còn bé nhỏ hơn rất nhiều so với các nước trên. Hơn nữa ở Việt Nam lấy kinh tế Nhà nước làm vai trò chủ đạo, các DNNN còn được hưởng đặc quyền so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà chủ yếu là DNNVV. Do đó, khi thực hiện những chính sách hỗ trợ nói chung cũng như chính sách hỗ trợ tài chính nói riêng đối với DNNVV chúng ta còn phải thận trọng để vừa có hiệu quả, vừa tạo ra sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp. Có thể tổng kết một số nội dung sau: Thứ nhất: Chính phủ cần khẩn trương xúc tiến thành lập cục phát triển DNNVV để tạo điều kiện đưa ra các chương trình trợ giúp, điều phối, hướng dẫn và kiểm tra tình hình trợ giúp các doanh nghiệp phát triển. Thứ hai: Cần phải bảo đảm cho khu vực DNNVV ngoài quốc doanh thực sự được bình đẳng với các doanh nghiệp quốc doanh khi vay vốn ngân hàng. Nhà nước cần khuyến khích các Ngân hàng có ưu đãi nhất định cho các DNNVV vay vốn, hoặc ít nhất cũng có sự bình đẳng về mặt thủ tục, thời gian vay, lượng vốn vay và lãi suất vay...giữa các DNNVV với các doanh nghiệp lớn, giữa các DNNN và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các Ngân hàng thương mại nên thành lập những kênh tài chính riêng cho các DNNVV nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này tiếp cận với các hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Thứ ba: Triển khai rộng rãi mô hình Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV. Quỹ này cần khuyến khích phát triển và hoạt động hơn nữa. Thứ tư: Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư cho các DNNVV nhằm giúp các DNNVV vay vốn trung, dài hạn bằng chính nguồn vốn của Nhà nước hoặc kết hợp với các tổ chức, cá nhân khác. Để thực hiện có hiệu quả cần có cơ chế điều hành quỹ thật rõ ràng, minh bạch, xác định đúng đối tượng hỗ trợ và đưa ra những điều kiện cụ thể thống nhất kèm theo. Ngoài ra, Chính phủ cần có biện pháp nhằm tạo điều kiện về mặt tài chính cho các DNNVV như trợ cấp vốn không hoàn lại cho các dự án ở các vùng sâu, vùng xa, các lĩnh vực độc hại... Thứ năm: Mở rộng hình thức tín dụng thuê mua là biện pháp tốt nhằm giúp các DNNVV khắc phục khó khăn về vốn để đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh và giúp các DNNVV tháo gỡ tình trạng vốn bị đóng băng và giảm bớt rủi ro. Để hình thức tín dụng này được thực thi có hiệu quả, các Ngân hàng phải am hiểu nhu cầu của các DNNVV cũng như thị trường máy móc thiết bị, công nghệ mà họ có nhu cầu và phải hoàn thiện được hệ thống văn bản pháp quy quy định chặt chẽ quyền và nghĩa vụ giữa hai bên Ngân hàng và DNNVV. Chương 2 Thực trạng hoạt động cho vay đối với các DNNVV tại NHNo&PTNT Thành phố Vinh - Tỉnh nghệ an 2.1 Tình hình phát triển DNNVV trên địa bàn Về số lượng: Căn cứ vào nghị định 90/2001/NĐ-CP, hiện tại trên địa bàn tỉnh có 33.241 cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ (nếu tính cả các hộ kinh doanh cá thể và HTX chưa đăng kí kinh doanh thì con số này lên tới 76.792 cơ sở), bao gồm : DNNN có : 92DN/145DN DNdân doanh: 802/814DN HTX có: (nếu tính cả chưa đăng kí kinh doanh: 520) Hộ kinh doanh cá thể theo Nghị Định 02/2000/NĐ-CP: 32.000 hộ (nếu tính cả chưa đăng kí kinh doanh: 75.380 hộ) Qua số liệu trên, ta thấy phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn là các DNNVV Về chiều hướng phát triển Đối với DNNN: Số lượng ngày càng giảm do chủ trương chuyển đổi hình thức sở hữu Doanh nghiệp thuộc khu vực dân doanh: Trong thời kì qua tăng nhanh, nhất là từ khi có luật doanh nghiệp đến nay. Năm 1996 có 206 DN, đến nay đã có 814DN riêng trong năm 2001 có hơn 480DN được thành lập tổng số vốn là 448 tỷ đồng Khu vực kinh tế cá thể, số lượng lớn nhưng nhìn chung tăng không nhiều, năm 96 là : 67.792 hộ đến năm 2001 chỉ tăng lên 75.380 hộ. Về lĩnh vực hoạt động Trong hoạt động kinh doanh thì các loại hình doanh nghiệp có khác nhau: DNNN có 72DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, chiếm 76% Doanh nghiệp dân doanh hoat động theo luật doanh nghiệp (802), trong đó281DN hoạt động trong linh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, chiếm 35% Hợp Tác Xã : chủ yếu là HTX nông nghiệp chiếm 64,6% Số hộ SXKD cá thể: Trong tổng số 75.380 hộ thì lĩnh vực TM chiếm trên 38,6%, TTCN 29%, nuôi trồng hải sản 18,8%, KĐDV vận tải 7,7% Địa bàn hoạt động Nhìn chung các doanh nghiệp tập trung ở Thành phố Vinh, thị xã và đồng bằng là chủ yếu: Hiện có 62,7%DN có trụ sở trên địa bàn Thành phố Vinh (585DN), chiếm hơn 60%. 7 huyện đồng bằng chiếm 27,9% 10 huyện miền núi chiếm 7,6% Đóng góp của DNNVV trên địa bàn. Theo thống kê số liệu năm 2000, đóng góp 67% GDP, thu hút khoảng 722.000 người lao động, đóng góp khoảng 36% tổng ngân sách Tỉnh 2.2 Tổng quan về hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ an 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Thành phố Vinh –Nghệ an là một chi nhánh của toàn bộ hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Nghệ an có trụ sở tầng 1 số 364 Nguyễn văn Cừ Thành phố Vinh tỉnh Nghệ an. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Thành phố Vinh được thành lập theo quyết định số 556/QĐ - NHNo ngày 1/12/1995 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt nam. Đến ngày 1/1/1996 Ngân hàng nông nghiệp và phát nông thôn Thành phố Vinh chính thức đi vào hoạt động với chức năng nhiệm vụ. 1. Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, có kì hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước bằng đồng Việt nam và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, trái phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động khác theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp Việt nam. 2. Cho vay. - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền. - Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định các dự án tín dụng vượt quyền phán quyết trình Ngân hàng cấp trên quyết định. 3. Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được tổng giám đốc ngân hàng cho phép. 4. Kinh doanh dịch vụ thu, chi tiền mặt nhận cất giữ các giấy tờ có giá tính được bằng tiền và dịch vụ thanh toán. Làm dịch vụ cho Ngân hàng phục vụ người nghèo. Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng nông Nghiệp. 5. Thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định. 6. Tổ chức việc thực hiện phân tích các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. 7. Chấp hành đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và yêu cầu đột xuất của Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT cấp trên. 8. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh có địa bàn rộng là nơi tập trung nhiều cơ quan, Công ty lớn, các doanh nghiệp tư nhân, các tổ hợp sản xuất, các HTX Tiểu thụ công nghiệp và các hộ công thương, đồng thời trên địa bàn Thành phố cũng có rất nhiều điểm thương mại lớn. Vì vậy, khách hàng của NHNo&PTNT Thành phố Vinh rất đa dạng và phong phú. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho NHNo&PTNT Thành phố Vinh trong việc thực hiện vai trò là trung gian tài chính có điều kiện để mở rộng quy mô hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và thanh toán, dịch vụ Ngân hàng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường, của sản xuất phục vụ đời sống nhân dân. Bên cạnh những thuận lợi trên NHNo&PTNT Thành phố Vinh cũng gặp không ít khó khăn, là địa bàn có rất nhiều các ngân hàng thương mại (ngân hàng loại II) như ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh, Ngân hàng Công thương Nghệ an, Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ, Ngân hàng ngoại thương Tỉnh, Ngân hàng Cổ phần Bắc á …ngày càng cạnh tranh gay gắt quyết liệt về thị trường, khách hàng, dịch vụ, huy động vốn và đầu tư. Mặc dù vậy trong những năm qua NHNo&PTNT Thành phố Vinh vẫn là một ngân hàng Thương mại kinh doanh có hiệu quả, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch cấp trên giao, mức sinh lợi năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ nợ quá hạn thấp … là nhờ vào sự lãnh đạo của Ban giám đốc, các phòng ban và sự nổ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên đã phát động được phong trào thi đua sôi nổi, khơi dậy lòng yêu nghành, yêu nghề, yêu nước nhằm từng bước khai thác nguồn lực và động viên cán bộ công nhân viên thi đua lao động sáng tạo, làm chuyển biến tình hình kinh doanh phục vụ, phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu KH mà NHNo&PTNT Tỉnh giao. 2.2.2 Bộ máy tổ chức Hiện nay bộ máy tổ chức của NHNo & PTNT TP Vinh gồm 66 người được phân chia thành các phòng ban theo mô hình sau đây: Ban Giám Đốc Phòng kế hoạch-kinh doanh Phòng tín dụng Phòng kế toán – ngân quĩ Phòng vi tính Phòng hành chính Phòng tổ chức cán bộ - đào tạo Phòng kiểm tra – kiểm toán nội bộ 2.2.3 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng của NHNo&PTNT Thành phố Vinh trong giai đoạn (2000-2002) 2.2.3.1 Về công tác huy động vốn Bảng2:Nguồn vốn huy động qua các năm(2000-2002) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % 1.Tiền gửi Tiết kiệm 31.221 33,7 34.012 29,01 45.010 25,43 2. Tiền gửi các TCKT 27.574 29,76 26.095 22.25 36.943 20,87 3. Tiền gửi các TCTD - - 304 0,25 485 0.27 4. Tiền gửi Kỳ phiếu 33.851 36,54 56829 48,48 94.594 53,43 Tổng Cộng 92.646 100 117.240 100 177.032 100 Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết HĐKD hằng năm của NHNo&PTNT Tp Vinh Từ bảng trên ta thấy, tổng nguồn vốn huy động qua 3 năm đều tăng. Trong đó: Năm 2001 tăng so với đầu năm là: 24.594 triệu đồng, tốc độ tăng 26% Năm 2002 tăng so với đầu năm là:59.792 triệu đồng, tốc độ tăng 51%. Cả 2 năm đều tăng vượt KH ngân hàng cấp trên giao, trong đó TGKP là tăng mạnh nhất: Năm 2001 tăng so với đầu năm là: 22.978 triệu đồng, tốc độ tăng 62,88%, chiếm tỷ trọng 48,48%. Năm 2002 tăng so với đầu năm là: 37.765 triệu đồng, tốc độ tăng 66,45%, chiếm tỷ trọng 53,43%. Tiếp theo là TGTK cũng tăng nhanh: Năm 2001 tăng so với đầu năm là: 2.791 triệu đồng, tốc độ tăng 8,94%, chiếm tỷ trọng 29,01%. Năm 2002 tăng so với đầu năm là: 10.998 triệu đồng, tốc độ tăng 32,45, chiếm tỷ trọng 25,43%. Riêng TG cácTCKT lại giảm xuống ở năm 2001 sau đó lại tăng mạnh ở năm 2002: Năm 2001 giảm so với đầu năm 1.479 triệu đồng, Chiếm tỷ trọng 22.25%, Năm 2002 tăng so với đầu năm là: 10.848 triệu đồng, tốc độ tăng 32,34%, chiếm tỷ trọng 20,87%. Có được kết quả như trên chính là nhờ vào sự cố gắng lớn của các cán bộ ngân hàng. Đồng thời duy trì nghiêm túc cơ chế khoán đến tổ nhóm, đến từng người lao động, thường xuyên tính toán và tham mưu cho cho NHNo Tỉnh xác định các mức lãi suất phù hợp để kích thích lợi ích khách hàng…Bởi vậy, mà nguồn vốn của ngân hàng tăng lên đáng kể qua các năm. Đây là một thành công lớn của NHNo&PTNT Thành phố Vinh, nó thể hiện chiến lược huy động vốn của ngân hàng là có hiệu quả. Đồng thời khẳng định uy tín của chi nhánh đối với khách hàng. 2.2.3.2 Về tình hình sử dụng vốn Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn tại các thời điểm 31/12 - Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1. Doanh số cho vay + Ngắn hạn + Trung, dài hạn 100.140 70.984,5 29.155,5 107.447 70.968,7 36.478,3 130.406 89.632,7 40.773,3 2. Tổng dư nợ + Ngắn hạn + Trung, dài hạn 86.455. 53.204 33.251 100.405 65.783 34.622 106.928 60.437 46.490 3. Nợ quá hạn 936 407 85 Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết HĐKD hằng năm của NHNo&PTNT Tp Vinh Song song với nghiệp vụ nguồn vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có một vai trò quyết định trong quá trình hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng. Nhận thức đúng đắn vấn đề này NHNo&PTNT Thành phố Vinh luôn coi trọng nghiệp vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu thực hiện đúng các chủ trương của Nhà nước và của ngành với phương châm “ hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục đích của Ngân hàng ” và “ tăng trưởng tín dụng trong an toàn” Công tác sử dụng vốn đã từng bước nâng cao chất lượng hoạt động. Thực hiện cho vay đúng chế độ thể lệ, quy trình đảm bảo thẩm định kỹ các phương án vay đảm bảo an toàn. Nhằm mục đích nâng cao khả năng kinh doanh, ngoài việc cho vay phục vụ nông nghiệp và nông thôn NHNo&PTNT Thành phố Vinh còn cho vay đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các DNNVV. Điều này đã tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng. Qua số liệu biểu đồ cho thấy doanh số cho vay của năm 2001 tăng không đáng kể, so với năm 2000 chỉ tăng được 7303 triệu đồng tương ứng tăng 7,3%. Trong đó cho vay ngắn hạn lại giảm xuống là 15,8 triệu đồng, còn dư nợ trung dài hạn tăng 7.322,8 triệu đồng, tương ứng tăng 25.1%. Việc doanh số cho vay tăng chậm nguyên nhân cơ bản là do nguồn vốn huy động năm 2001 tăng quá ít (24.594 triệu đồng) làm hạn chế khả năng cho vay của ngân hàng. Điều này làm cho dư nợ năm 2001 cũng chỉ tăng được 13.950 triệu đồng, tương ứng tăng 16%. Tuy nhiên, năm2002 nhờ có sự chỉ đạo sát sao của ban giám đốc đã làm tăng doanh số cho vay lên khá hơn, tăng được 22.959 triệu đồng, tương ứng tăng 21,37%. Trong đó, cho vay ngắn hạn tăng 18.664 triệu đồng, tốc độ tăng 103,8% và đạt 89632,7 triệu đồng, cho vay trung dài hạn tăng 4.295 triệu đồng, tốc độ tăng 111,7% đạt 40.773,3 triệu đồng. Thế nhưng, dư nợ lại tăng chậm hơn năm trước, chỉ tăng được 6.523 triệu đồng, tương ứng tăng 6,5%. Trong đó dư nợ ngắn hạn lại giảm xuống so với năm 2001 là 5346 triệu đồng, đạt 6037 triệu đồng. Lý do ở đây là công tác thu nợ được đôn đốc và làm khá tốt và vượt hẳn so với năm 2001. Điểm nổi bật nhất của hoạt động tín dụng trong hai năm qua là nợ quá hạn của ngân hàng giảm rất nhanh: Năm 2000 là 936 triệu đồng, năm 2001 giảm xuống 407 triệu đồng và tới năm 2002 chỉ còn là 85 triệu đồng. Chứng tỏ trong năm 2002 cán bộ tín dụng rất thận trọng trong cho vay đồng thời rất coi trọng công tác thu nợ (khoán đến từng tổ nhóm, từng người lao động). Chứng tỏ rằng chất lượng tín dụng của ngân hàng là khá tốt, thế nhưng xin nhắc một điều trong kinh doanh là nhiều khi “quá thận trọng lại trở nên thiếu khôn ngoan”. Vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần xem xét thu hút thêm nguồn vốn để mở rộng cho vay nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh-nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2.3 Thực trạng hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Thành phố Vinh đối với DNNVV 2.3.1 Tình hình cho vay đối với các DNNVV (2000 - 2002) Thực hiện phương châm tạo mọi điều kiện tối đa để phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH Tỉnh Nghệ an cũng như Thành phố Vinh. Trong những năm qua, NHNo&PTNT Thành phố Vinh ngoài cho vay phục vụ nông nghiệp và nông thôn còn mở rộng cho vay đối với các DN đặc biệt là các DNNVV góp phần hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh nói chung và Thành phố Vinh nói riêng. Sau đây là tình hình cho vay đối với DNNVV trong 3 năm qua. 2.3.1.1 Tình hình cho vay đối với DNNVV phân theo kì hạn Bảng 4 : Dư nợ và doanh số cho vay đối với DNNVV theo kì hạn-Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng 1. Dư nợ cho vay 33.977 39,3 47.612,45 47,42 54.608,4 51,08 -Ngắn hạn 22.652 65,7 32.741,6 71,75 40.956 58,07 -Dài hạn 11.325 21,7 14.870,85 32,63 13.652,4 37,55 2.Doanh số cho vay 41.313,5 58,32 45.934 41,6 66.471,6 50,97 -Ngắn hạn 27.542 38,8 30.623 43,15 49.853,7 55,62 -Dài hạn 13.771,5 36,05 15.311 41,97 16.617,9 40,75 Nhìn biểu đồ ta thấy rằng, công tác cho vay và dư nợ các DNNVV có nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể là trong ngắn hạn - đây là một điều đáng mừng. Năm 2002 dư nợ cho vay ngắn hạn đối với các DNNVV đạt 40.956 triệu đồng chiếm 67,8% tổng dư nợ ngắn hạn, lớn gấp 1,8 lần so với năm 2000. Nhưng ngược lại cả dư nợ cho vay và doanh số cho vay trung dài hạn tăng rất ít và thậm chí còn giảm dư nợ năm 2002 so với năm 2001 Năm 2000 doanh số cho vay trung dài hạn đối với DNNVV đạt 13.771,5 triệu đồng chiếm tỷ trọng 36,05% tổng doanh số cho vay trung và dài hạn. Năm 2001 thì cho vay trung dài hạn được tăng thêm là 1.539,5 triệu đồng, đạt 15.331 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 111,6% và tất nhiên kéo theo dư nợ trung dài hạn cũng tăng thêm là 3545,85 triệu đồng, đạt 14.870,85 triệu đồng. Nhưng đến năm 2002 cho vay trung dài hạn chỉ tăng được 1306,9 triệu đồng, đạt 16617.9 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 108,5%. Và do vậy đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho dư nợ cho vay trung dài hạn năm 2002 giảm xuống còn 13.652,4 triệu đồng (năm 2001 là 14.870,85 triệu đồng). Việc cho vay và dư nợ cho vay ngắn hạn tăng và trung dài hạn giảm cũng có thể lý giải bởi nguyên nhân do nguồn vốn tăng chậm trong khi nhu cầu cho vay lại lớn buộc ngân hàng phải chuyển dịch cơ cấu tài sản. Nếu xét về bản chất thì rõ ràng đây là các khoản cho vay đối với DNNVV nhằm tăng vốn lưu động và ngân hàng ít cho những DNNVV vay vốn để đổi mói thiết bị hoặc mua sản tài sản cố địn Hơn nữa, có rất nhiều DNNVV làm ăn có hiệu quả cao do đó họ đã trã nợ trước hạn làm cho doanh số cho vay cao hơn dư nợ. Nhìn chung thì NHNo&PTNT Thành phố Vinh đã thâm nhập được phần nào vào thị trường DNNVV song các món cho vay các DNNN vẫn chiến cao hơn DN ngoài quốc doanh rất nhiều (mặc dù trong năm qua cho vay DNNN có giảm xuống) trong khi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chiếm ưu thế cả về số lượng và hiệu quả hoạt động. Vì vậy, các DNNVV ngoài quốc doanh cần có được sự hỗ trợ và sư tín nhiệm của ngân hàng. Đây chính là một thị trường tiền năng đang còn bỏ ngỏ mà ngân hàng cần khai thác. 2.3.1.2 Tình hình cho vay đối với DNNVV phân theo loại hình doanh nghiệp Từ khi luật doanh nghiệp ra đời và được áp dụng, các loại hình kinh tế ngoài quốc đã có hành lang pháp lý để tiến hành hoạt động kinh doanh. Các công ty TNHH, công ty CP và doanh nghiệp tư nhân ra đời ngày càng nhiều và có mặt hầu hết khắp các lĩnh vực : Thương Mại, Dịch vụ, Sản xuất…mà chủ yếu là các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ và vừa, loại hình kinh doanh đa dạng. Trong thời kỳ mới thành lập họ rất cần vốn từ ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Thế nhưng số lượng vốn vay được từ các NHTM thì lại rất ít, ta có thể thấy được điều đó qua phân tích số liệu tại NHNo&PTNT Thành phố Vinh: Năm 2000, doanh số cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1500 triệu đồng chiếm 3,63% trong tổng doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV). Trong đó, CTTNHH và CTCP chiếm 2,42% đạt 1000 triệu, DNTN chiếm 1,21% đạt 500 triệu. Năm 2001, doanh số cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên đáng kể đạt 4. 926 triệu đồng, chiếm 10,72% trong tổng doanh số cho vay đối với các DNNVV, tăng so với đầu năm 3. 426 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 328,4%. Trong đó, CTTNHH và CTCP đạt 4026 triệu đồng chiếm 8,765% trong tổng doanh số cho vay, tốc độ tăng là 402,6%, còn DNTN đạt 900 triệu đồng tăng 400 triệu đồng so với đầu năm và chiếm 1,955% trong tổng doanh số cho vay đối với các DNNVV, tốc độ tăng là 180%. Điều này kéo theo doanh số dư nợ của các DNNQD tăng so với đầu năm là 2380 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 290% và chiếm 7,65% trong tổng dư nợ cho vay các DNNVV. Dư nợ của CTTNHH và CTCP đạt 2860 triệu đồng tăng 2020 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 340% và chiếm 6% trong tổng dư nợ cho vay đối với các DNNVV. DNTN đạt 780 triệu đồng, tăng so với đầu năm là 360 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng là 185,7%. Bước sang năm 2002 doanh số cho vay đối với các DNNQD vẫn tiếp tục tăng nhanh từ 4. 926 triệu đồng lên 15. 333 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng là 311% và chiếm 23,07% trong tổng doanh số cho vay đối với các DNNVV. Trong đó: CTTNHH và CTCP đạt 11983 triệu đồng tăng so với đầu năm 4912 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng là 222% và chiếm 18,03% trong tổng doanh số cho vay đối với các DNNVV. Tất nhiên, lúc đó dư nợ của nó cũng tăng lên và đạt 8226,4 triệu đồng chiếm 15,06% trong tổng doanh số dư nợ, đạt tốc độ tăng trưởng 287%. Còn DNTN thì doanh số cho vay cũng tăng lên từ 900 triệu đồng lên 3.350 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng 372%, chiếm 5,04% trong tổng doanh số cho vay đối với các DNNVV dẫn tới dư nợ của đối tượng này tiếp tục tăng 2510,6 triệu đồng, chiếm 6,1% trong tổng doanh số dư nợ đối với các DNNVV đạt tốc độ tăng trưởng là 421,9%. Nhìn chung, doanh số cho vay và doanh số dư nợ của các DNNQD qua 3 năm tăng trưởng khá. Song, xét về số tuyệt đối thì còn quá ít trong khi cho vay doanh nghiệp nhà nước vẫn còn chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng doanh số cho vay và doanh số dư nợ. Cụ thể là: Năm 2000, thì doanh số cho vay và doanh số dư nợ gần như tương đương nhau. Từ kết quả phân tích trên chứng tỏ trong thời gian qua NHNo&PTNT Thành phố Vinh đã có nhận thức đúng về vai trò của kinh tế ngoài quốc doanh cũng như sự chuyển dịch về cơ cấu đầu tư kinh tế quốc doanh sang kinh tế ngoài quốc doanh. Đối với các hộ sản xuất kinh doanh cá thể cũng vậy, từ khi Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ ra đời và được áp dụng. Con số các hộ sản xuất kinh doanh cá thể ngày càng nhiều và đương nhiên họ rất cần vốn. Qua số liệu vay vốn tại NHNo&PTNT Thành phố Vinh cũng cho thấy đối tượng này hiện nay cũng là khách hàng chính của ngân hàng: Năm 2000, doanh số cho vay đối với các hộ sản xuất kinh doanh cá thể đạt 11. 684 triệu đồng chiếm 28,55% trong tổng doanh số cho vay đối với các DNNVV và dư nợ đạt khá cao 15.402 triệu đồng chiếm 46,23%. Đến năm 2001 cả doanh số cho vay và doanh số dư nợ cũng đều tăng lên đáng kể: -Doanh số cho vay tăng 7.225 triệu đồng đạt 18.909 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 162%. Chiếm 41,16% trong tổng doanh số cho vay đối với các DNNVV. -Doanh số dư nợ tăng 11. 178 triệu đồng, đạt 26.582 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 172,5% và chiếm 55,83% trong tổng dư nợ cho vay các DNNVV. Bước sang năm 2002, mặc dù doanh số cho vay vẫn tiếp tục tăng, đạt 34.844 triệu đồng chiếm 52,42% doanh số cho vay đối với các DNNVV, tương ứng tốc độ tăng trưởng là 184%. Song, doanh số dư nợ lại chững lại, tăng rất chậm chỉ đạt 27.949 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 105%. Lý do của dư nợ tăng chậm là do các hộ sản xuất kinh doanh ở giai đoạn đầu (2000 – 2001) họ cần vốn để thành lập và vốn ban đầu để kinh doanh, đến cuối năm 2002 thì họ đã trả nợ cho ngân hàng làm cho dư nợ cuối năm 2002 tăng rất ít so với đầu năm. Còn đối với các HTX, do 3 năm qua có sự chuyển đổi theo Nghị định 02/2000/NĐ-CP, do đó làm cho số lượng các HTX trên địa bàn giảm xuống, đồng thời có một số HTX sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Do vậy, ngân hàng đã hạn chế cho vay các đối tượng này. Năm 2000, doanh số cho vay đạt 145 triệu đồng chiếm 0,35% trong tổng doanh số cho vay các DNNVV. Dư nợ tương ứng đạt 2.190 triệu đồng chiếm 6,57% trong tổng dư nợ cho vay các DNNVV. Đến năm 2001 thì ngân hàng đã bắt đầu hạn chế cho vay đối với đối tượng này, doanh số cho vay chỉ đạt 85 triệu đồng, dư nợ đạt 1.802 triệu đồng và năm 2002 ngân hàng lại tiếp tục cho vay và tăng cường thu nợ, đặc biệt là số nợ quá hạn. Do vậy, làm cho cả dư nợ và doanh số cho vay chỉ chiếm một tỷ lệ tương ứng rất nhỏ: 0,54% và 0,04% đạt 294 triệu đồng và 25 triệu đồng. Như vậy, cho thấy xu hướng của ngân hàng là mở rộng cho vay chủ yếu là các DNNQD. Đồng thời giảm doanh số cho vay của các DNNN và các HTX. Tuy nhiên, một số lớn các HTX khác đang làm ăn có hiệu quả nhưng hiện chưa vay được vốn của NHNo&PTNT Thành phố Vinh v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100754.doc
Tài liệu liên quan