Chuyên đề Giải pháp mở rộng cho vay, gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Châu

 

1. Tính cấp thiết của đề tài3

2. Mục đích nghiên cứu của khoá luận 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4. Phương pháp nghiên cứu 4

5. Kết cấu của đề tài 4

CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1 ngân hàng thương mại và tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 5

1.1.1 Ngân hàng thương mại 5

1.1.2 Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. 6

1.2 chất lượng tín dụng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 12

1.2.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng 12

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 14

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT HUYỆN YÊN CHÂU 24

2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội huyện Yên Châu 25

2.1.1 Những thuận lợi 25

2.1.2 Những tồn tại và khó khăn 26

2.2 Khái quát tình hình hoạt động của NHNo&ptnt Yên Châu 27

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng NHNo&PTNT Yên Châu 27

2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh NHNo Yên Châu 29

2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng tại NHNo huyện Yên Châu. 35

2.3.1 Kết quả hoạt động tín dụng của NHNo Yên Châu 35

2.3.2 Thực trạng chất lượng tín dụng NHNo&PTNT Huyện Yên Châu. 36

2.3.3 Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu tại NHNo Yên châu 39

2.3.4 Một số biện pháp mà NHNo Yên Châu đã thực hiên để mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng 41

2.3.5 Đánh giá hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Huyện Yên Châu 43

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG GẮN LIỀN VỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNO YÊN CHÂU 47

3.1 phương hướng nhiệm vụ của NhNo yên châu. 47

3.2 Một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo Yên Châu. 48

3.2.1 Giải pháp mở rộng cho vay 49

3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo Yên Châu. 55

3.3. Kiến nghị. 63

3.3.1 Đối với nhà nước 63

3.3.2 Đối với các cấp, chính quyền địa phương 64

KẾT LUẬN 66

 

doc66 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng cho vay, gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó tình trạng hộ sản xuất tự ý phá bỏ để chuyển sang cây trồng, vật nuôi khác làm gây khó khăn cho việc thu hồi vốn đầu tư. Năm qua có nhiều chương trình dự án được hoạch định, xây dựng nhưng mới chỉ dừng ở hình thức tổng thể, thiếu các dự án chi tiết cụ thể. Do vậy, không có đủ điều kiện để Ngân hàng tham gia đầu tư làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng. Dịch bệnh H5N1 ở gia cầm, tuy chỉ xẩy ra một số địa điểm nhỏ nhưng nhưng đã gây tâm lý lo lắng cho người dân, làm người dân lúng túng trong chuyển dịch vật nuôi ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và đời sông của nông dân. Các cơ sở chế biến trên địa bàn huyện không có; còn các cơ sở chế biến của tỉnh chưa đủ năng lực thực hiện thu mua, chế biến. Nên hầu hết các sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt người sản xuất phải tìm cách tự tiêu thụ. Do đó họ chịu ảnh hưởng trực tiếp của giá cả, nhất là những thời kỳ giá thấp gây thiệt hại cho người sản xuất. Bên cạnh đó nhiều vấn đề xã hội bức xúc: tình trạng nghiện hút, cờ bạc, chưa được đẩy lùi; ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa được nâng lên một cánh rõ rệt. Ngoài ra, trên địa bàn huyện hoạt động có Ngân hàng CSXH và các tổ chức tài chính phi ngân hàng có cùng mục tiêu kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng theo cơ chế mở. Cho nên đã ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, nhất là đối với hoạt động huy động vốn. 2.2 Khái quát tình hình hoạt động của NHNo&ptnt Yên Châu 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng NHNo&PTNT Yên Châu 2.2.1.1 Hoàn cảnh ra đời NHNo&PTNT Huyện Yên Châu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Yên Châu (NHNo Yên Châu ) trước năm 1988 được gọi là Chi Điếm Ngân hàng Nhà nước Yên Châu trực thuộc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Sơn La, hoạt động với chức năng là một Chi nhánh ngân hàng trung ương cơ sở. Sau khi chuyển đổi nền kinh tế năm 1986, đứng trước yêu cầu mới của sự phát triển các nghành nghề, các lĩnh vực khác nhau của đất nước nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, ngày 08/07/1988 Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định số 66/NHNN trong đó quyết định tổ chức lại NHNN tỉnh Sơn La thành ngân hàng chuyên doanh mang tên (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La) trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam còn các Chi Điếm ở các huyện được tổ chức lại thành các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc sự quản lý của NHNo&PTNT Tỉnh Sơn La và là chi nhánh cấp 2 của NHNo&PTNT Việt Nam. Đến nay NHNo Huyện Yên Châu là một Chi nhánh ngân hàng thương mại Nhà nước cấp 2 của NHNo Việt Nam và trực thuộc sự quản lý của NHNo Tỉnh Sơn La, có trụ sở hiện nay tại Tiểu khu I - Thị trấn Yên Châu - Huyện Yên Châu - Tỉnh Sơn La. NHNo&PTNT Huyện Yên Châu hoạt động với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là: Huy động tiền gửi tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn huyện bằng đồng việt nam và đồng ngoại tệ. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khai thác theo quy định của NHNo Việt Nam. Dùng số vốn huy động được cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế trên địa bàn. Thực hiện một số chức năng và nhiệm vụ khác được giao. 2.2.1.2 Bộ máy tổ chức Ban lãnh đạo NHNo Yên Châu gồm có: 01 giám đốc và 01 phó giám đốc + Giám đốc phụ trách công tác chung và công tác Kế toán - Ngân quỹ. + Phó giám đốc phụ trách công tác Tín dụng. Cơ cấu tổ chức NHNo Yên Châu được bố trí thành 2 phòng: Phòng Nghiệp Vụ - Kinh doanh 13 cán bộ và phòng Kế toán - Ngân quỹ 8 cán bộ. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức NHNo Huyện Yên Châu Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Nghiệp vụ- Kinh doanh Phòng Kế toán -Ngân quỹ 2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh NHNo Yên Châu Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của NHNo Yên Châu, đã có những bước tăng trưởng khá cao, điều này thể hiện rõ thông qua công tác huy động vốn, cho vay... 2.2.2.1 Hoạt động huy động vốn Đối với bất kì một doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì phải có vốn, bởi vì vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh. Riêng đối với Ngân hàng, vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Nói cách khác NH không có vốn thì không thể thực hiện được các nghiêp vụ kinh doanh của mình. Bởi vì với đặc chưng hoạt động của NH, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà lại là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM. Do đó ngoài vốn ban đầu cần thiết - tức là vốn điều lệ theo luật định - thì NH phải thường xuyên quan tâm tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình. Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn. Nhận thức được tầm quan trọng này, những năm qua công tác huy động vốn của NHNo Yên Châu không ngừng được nâng cao: Bảng 2.1: Kết quả hoạt động huy động vốn của NHNo Yên Châu Đơn vị :Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Thay đổi (%) Số tiền % Số tiền % Số tiền % 06/05 07/06 I.Tổng nguồn vốn KD 37.970 100% 42.040 100% 49.088 100% 11% 17% 1.Huy động tại địa phương 26.470 70% 37.840 90% 45.488 93% 43% 20% -Phân loại theo thời gian +TG không kì hạn 15.600 41% 19.500 46% 21.730 44% 25% 11% +TG có KH <12 tháng 4.280 11% 6.240 15% 9.700 20% 46% 55% +TG có KH >12 tháng 6.590 17% 12.100 29% 14.058 29% 84% 16% 2.Vốn uỷ thác đầu tư 11.500 30% 4.200 10% 3.600 7% -63% -14% Nguồn: Phòng tín dụng - NHNo&PTNT Yên Châu Biểu 2.1: Cơ cấu nguồn vốn theo nguồn gốc huy động tại NHNo Yên Châu Qua bảng, biểu trên ta thấy. Tổng nguồn vốn của NHNo Yên Châu hàng năm có mức tăng trưởng khá cả về tỷ lệ và số lượng, cụ thể: +Năm 2006 là 42.040 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 11% +Năm 2007 là 49.088 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 17% Trong cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn huy động từ địa phương có mức tăng trưởng nhanh, ổn định và luôn chiếm tỷ lệ từ 70% - 93% trong tổng nguồn vốn. Kết quả này có được là do ngân hàng vận dụng linh hoạt các mức lãi suất, đa dạng các hình thức huy động theo thời gian, cải tiến tác phong giao dịch, trang bị các phương tiện thanh toán hiện đại, bố trí cán bộ có tác phong giao dịch ân cần tận tụy đã có tác động đến tâm lý khách hàng. Do vậy mặc dù các tổ chức phi ngân hàng trên địa bàn thường xuyên đưa mức lãi suất cùng loại cao hơn nhưng nguồn vốn tiền gửi dân cư vẫn khá ổn định và có mức tăng trưởng khá. Cùng với việc thu hút nguồn vốn từ các tầng lớp dân cư chi nhánh đã duy trì và củng cố mối quan hệ với các tổ chức kinh tế, các tổ chức đoàn thể xã hội, để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi vào ngân hàng, phục vụ tốt nhu cầu nộp lĩnh, thanh toán chính xác kịp thời tạo niềm tin và tăng tín nhiệm với khách hàng. Do vậy nguồn vốn huy động này đã tăng lên đáng kể qua các năm. Bên cạnh những kết quả đạt được công tác nguồn vốn những năm qua còn bộc lộ một số hạn chế đó là: Trong nguồn vốn huy động tại địa phương thì nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn là 62%, hơn nữa nguồn vốn này chỉ đáp ứng được 52 - 58% trong tổng dư nợ. Bên cạnh nguồn vốn huy động tại địa phương và nguồn vốn uỷ thác đầu tư thì nguồn vốn đi vay của ngân hàng cũng chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn, bình quân các năm là 43%, mà chủ yếu là ngắn hạn, nhưng nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế là vay trung và dài hạn. Như vậy có thể thấy rằng, nguồn vốn của NHNo Yên Châu chỉ giới hạn chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn với mức lãi suất bình quân đầu vào trên một đồng vốn là hơi cao. Đây là vấn đề ngân hàng cần chú ý quan tâm giải quyết. 2.2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn Bất cứ một doanh nghiệp nào, kinh doanh trong lĩnh vực nào đi chăng nữa đều phải mang lại lợi nhuận. Bởi vì, lợi nhận quyết định đến sự "tồn vong" của doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại cũng vậy, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực Tài chính - Tiền tệ, đối tượng kinh doanh chính là tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Nhưng chủ yếu không phải bằng vốn tự có mà chủ yếu bằng vốn của người gửi tiền qua vai trò trung gian tín dụng, làm môi giới cho các nhà đầu tư và những người tích luỹ. Thực hiện các chức năng chung gian của mình, nắm trong tay một khối lượng vốn của xã hội nhưng không có quyền sở hữu, mà chỉ có quyền sử dụng với điều kiện dàng buộc về vật chất, sau một thời gian nhất định phải hoàn lại với một khối lượng lớn hơn. Gánh trên vai một trách nhiệm nặng nề, vậy ngân hàng phải sử dụng những đồng vốn làm sao cho thật hiệu quả để thực hiện đúng ràng buộc và đồng thời vẫn duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. NHNo Yên Châu là là một ngân hàng thương mại hoạt động vẫn còn mang tính chất truyền thống, cho nên hoạt động sử dụng vốn chủ yếu là cho vay “Độc canh tín dụng”. ý thức được yêu cầu trên, những năm qua ngân hàng xác định tư tưởng đầu tư tín dụng với phương châm “Tín dụng - hiệu quả - an toàn, tăng trưởng tín dụng phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn, tận dụng triệt để nguồn vốn uỷ thác đầu tư”. Thực hiện tư tưởng trên, những năm qua NHNo Yên Châu đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp cụ thể: Không quá thiên về lợi nhuận, khách hàng của ngân hàng luôn được lựa chọn kỹ càng. Ngân hàng đã kiên quyết từ chối các khách hàng không đảm bảo đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định hoặc dự án, phương án kinh doanh không có hiệu quả. Do vậy, những năm qua với sự nỗ lực của các cán bộ, nhân viên NHNo HUyện Yên Châu. Công tác đầu tư tín dụng tốc độ tăng trưởng nhanh, chất lượng tín dụng được cải thiện, tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức dưới 0,1%, cụ thể: Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng NHNo Yên Châu. Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Thay đổi (%) 06/05 07/06 1.Doanh số cho vay 20.610 32.160 38.200 56% 19% 2.Doanh số thu nợ 12.540 14.668 17.466 17% 19% 3.Tổng dư nợ 44.884 62.376 83.110 39% 33% + Ngắn hạn 16.125 29.055 45.540 80% 57% + Trung và dài hạn 28.759 33.321 37.570 16% 13% Doanh số cho vay có tốc độ tăng nhanh năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2006 doanh số cho vay là 32.160 triệu, tăng so với năm 2005 là 56% với số lượng tăng 11.550 triệu, đến năm 2007 doanh số cho vay đạt 38.200 triệu với tốc độ tăng 19% so với năm 2006. Có thể thấy rằng, ngân hàng rất nỗ lực trong công tác cho vay. So với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ của ngân hàng cũng đạt ở mức cao và không kém. Nếu năm 2006 doanh số thu nợ đạt ở mức cao là 14.668 triệu với tốc độ tăng là 17% với số tiền là 2.128 triệu so với năm 2005. Nhưng bước sang năm 2007 con số này đạt cao hơn với doanh số thu nợ là 17.466 triệu với tỷ lệ tăng 19%. Như vậy, ngoài việc nỗ lực trong công tác cho vay thì NHNo Sơn La còn tập trung sức lực vào công tác thu nợ để tăng nhanh vòng quay của vốn. Với sự nỗ lực trên có thể thấy rằng dư nợ tín dụng của ngân hàng ngày một tăng: Biểu 2.2: Tăng trưởng của dư nợ, Doanh số cho vay và thu nợ NHNo Yên Châu Thông qua dư nợ và biểu trên, cho ta thấy trong những năm qua dư nợ tín dụng của NHNo Yên Châu luôn tăng trưởng khá bình quân 15% và đạt dư nợ cao nhất 83.110 triệu vào năm 2007. Sự tăng trưởng này, đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế huyện Yên Châu. Những năm qua ngân hàng NHNo Yên Châu đã tập chung hàng vài chục tỷ đồng đầu tư cho những dự án kinh tế trọng điểm của tỉnh có vai trò làm nền tảng cho phát triển kinh tế huyện: dự án trồng chè, bông, dâu, Cà Phê, các loại cây ăn quả, dự án cải tạo đàn bò địa phương Với sự thành công trên bên cạnh đó còn những vấn đề nổi cộm đang là nỗi chăn trở đối với ban lãnh đạo cùng với cán bộ nhân viên ngân hàng, đó làm thế nào để mở rộng cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất nợ xấu; Nhằm đưa hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng ổn định và có hiệu quả, nâng cao vị thế của mình để có một hành trang tốt nhất trước khi bước vào hội nhập với những cơ hội mới và thánh thức mới. 2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng tại NHNo huyện Yên Châu. 2.3.1 Kết quả hoạt động tín dụng của NHNo Yên Châu Xuất phát từ tư tưởng đầu tư tín dụng “ Tín dụng - hiệu quả - an toàn, tăng trưởng tín dụng phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn, tận dụng triệt để nguồn vốn uỷ thác đầu tư”. Trong nhưng năm qua, mặc dù hoạt động trên một địa bàn hết sức khó khăn nhưng NHNo Yên Châu đã cố gắng chấn chỉnh, đổi mới hoạt động để cho phù hợp với tình hình thực tế nên đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế huyện. Bảng 2.3: Cho vay theo thời gian, thành phần kinh tế tại NHNo Yên Châu. Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So Sánh (+/-) Số tiền % Số tiền % Số tiền % 06/05 07/06 Tổng dư nợ 44.884 100 63.376 100 84.110 100 41 33 1. Ngắn hạn 16.125 36 29.055 46 45.540 54 80 57 -Doanh nghiệp ,HTX  0 0 0  0 0 0  - - -Hộ gia đình, cá thể 16.125 36 29,055 46 45.540 54 80 57 2.Trung - dài hạn 28.759 64 34.321 54 38.570 46 19 12 -Doanh nghiệp, HTX 0 0 1.000 2 1.000 1 -  0 -Hộ gia đình, cá thể 28.759 64 33.321 53 37.570 45 16 13 Nguồn: Phòng tín dụng - NHNo&PTNT Yên Châu Xem bảng 2.3 ta có thể thấy được bức tranh khá cụ thể về tình hình dư nợ tín dụng của NHNo Yên Châu. Trong những năm qua ngân hàng đã không ngừng mở rộng cho cho vay, nếu năm 2005 dư nợ chỉ có 44.884 triệu thì đến năm 2007 con số này tăng lên 84.110 triệu. Trong tổng dư nợ, thì dư nợ ngắn hạn có xu hướng ngày càng chiếm ưu thế, tốc độ tăng cao, ở năm 2005 dư nợ ngắn hạn chiếm 36% trong tổng dư nợ với số tiền là 16.125 triệu, bước sang năm 2006 với tốc độ tăng 80% đã đưa dư nợ ngắn hạn tăng lên; chiếm 46%, tiến đến năm 2007 với mức tăng 57% đã đẩy mức dư nợ ngắn hạn lên 45.540 lớn hơn tổng dư nợ năm 2005, chiếm 54% tổng dư nợ. Bên cạnh dư nợ ngắn hạn thì dư nợ trung và dài hạn tuy tỷ trọng ngày một giảm dần, nhưng nó vẫn tăng cả về tốc độ lẫn số lượng. Khi xem xét kỹ kết cấu dư nợ của ngân hàng phân theo thành phần kinh tế, có thể thấy ngân hàng rất chú trọng tậm trung đầu tư nguồn vốn của mình vào thành phần kinh tế hộ sản xuất, theo đúng tinh thần chỉ đạo của đảng, nhà nước và của ngành, Ngân hàng nông nghiệp Yên Châu đã xác định nông nghiệp, nông thôn và nông dân là đối tượng đầu tư chính, dư nợ qua các năm luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư, còn đối với các thành phần kinh tế khác thì không đáng kể chỉ chiếm trong khoảng từ 1 - 2% trong tổng dư nợ. Cùng với sự tăng trưởng dư nợ nhanh hàng năm và được tập trung vào thành phần hộ gia đình, cá thể. Thì Nợ quá hạn của ngân hàng có dấu hiệu giảm vào năm 2006 nhưng lại có dấu hiệu tăng vào năm 2007; đặc biệt là là nợ cơ cấu lại thời hạn nợ có xu hướng tăng mạnh (Do ngân hàng thực hiện nghiêm túc quy định về phân loại nợ theo quyết định của thống đốc Ngân hàng nhà nước) Nếu năm 2005 nợ quá hạn, nợ cơ cấu là 587 triệu, sang năm 2006 nợ quá hạn, nợ cơ cấu giảm xuống còn 395, đối với nợ quá hạn không có. Khi đến năm 2007 thì nợ quá hạn, nợ cơ cấu đều tăng chiếm 1,7% trong tổng dư nợ, trong đó nợ cơ cấu là 1.460 triệu, còn nợ quá hạn 7 triệu. Nguyên nhân: khách hàng vay vốn chăn nuôi bị dịch bệnh, sản phẩm nông nghiệp làm ra chưa tiêu thụ kịp do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm; Ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ do đó nợ phải chuyển sang nhóm 2. 2.3.2 Thực trạng chất lượng tín dụng NHNo&PTNT Huyện Yên Châu. Để có rút ra nhận xét đúng về thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo Huyện Yên Châu trước tiên phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng. 2.3.2.1 Phân tích chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Theo quan điểm của ngân hàng: chất lượng tín dụng được xem xét qua nhiều chỉ tiêu chung như: Nợ cơ cấu lại thời hạn nợ, nợ quá hạn, nợ xấu, hiệu xuất sử dụng vốn, vòng quay vốn tín dụng, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng tại NHNo Yên Châu Chỉ tiêu Năm2005 Năm 2006 Năm 2007 1.Hiệu suet sử dụng vốn 1,18 1,48 1,69 2.Vòng quay vốn tín dụng 0,6 0,46 0,46 3.Nợ cơ cấu và QH/tổng dư nợ 1,3% 0,6% 1,7% 5.Lợi nhuận/Tổng dư nợ 0,013 0,011 0,008 Nguồn: Tính toán của tác giả trên cơ sở cácBCTC của ngân hàng Hiệu suất sử dụng vốn Đây là chỉ tiêu cho biết hiệu quả đầu tư từ những đồng vốn huy động. Nó giúp ta biết khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng huy động vốn. Đồng thời nó phản ánh đúng bản chất trong từng thời gian cụ thể, bởi vì nếu tiền gửi ít hơn cho vay thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng phải tìm kiếm những nguồn vốn khác có chi phí cao hơn, còn nếu tiền gửi nhiều hơn cho vay thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thừa vốn. Theo số liệu từ bảng 2.4 cho thấy hiệu suất sử dụng vốn giao động trong khoảng 0,5; Năm 2005 hiệu suất sử dụng vốn là 1,18 năm 2006 tăng mạnh 1,48, đến năm 2007 tăng lên 1,69. Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng đã tăng từ 1,18 lên 1,69; cho thấy ngân hàng gặp khó khăn trong huy động vốn, tăng dần nhận vốn điều hoà từ NHNo Trung ương phải chịu mức lãi suất đầu vào cao. Như vậy hiệu suất sử dụng vốn này đang tăng ở mức cao, do vậy ngân hàng đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn. Vòng quay vốn tín dụng: Trong 3 năm qua từ năm 2005 đến năm 2007, cho thấy vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng có xu hướng giảm từ 0,6 xuống 0,46 cụ thể năm 2005 là 0,6 vòng, năm 2006 là 0,46 vòng, năm2007 tiếp tục duy trì là 0,46 vòng. Chứng tỏ, trong thời gian qua vốn tín dụng của ngân hàng sử dụng có dấu hiệu chưa được như mong muốn, vốn được quay vòng ngày một giảm. Điều này, minh chứng ngân hàng cần đẩy mạnh công tác thu nợ để tăng nhanh hiệu xuất đầu tư không đạt. Như vậy, ngân hàng cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác thu nợ đến hạn, hạn chế thấp nhất gia hạn nợ. Nợ cơ cấu lại thời hạn nợ, nợ quá hạn Nhìn vào tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng qua các năm luôn ở mức dưới 0,01%, có thể thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng là rất tốt (nếu so với tiêu chuẩn quốc tế thì nó luôn nhỏ hơn 3%, kể cả theo tiêu chí mới của Ngân hàng Nhà Nước quy định tại QĐ493 tháng 04 năm 2005 là không quá 5%). Nhưng khi xem xét tổng thể bao gồm nợ cơ cấu lại thời hạn nợ và nợ quá hạn thì xu hướng của nó lại tăng; như vậy chất lượng tín dụng chiều hướng không ổn định, xấu dần, Cụ thể vào năm 2006 giảm từ 1,3 xuống còn 0,6% thì đến năm 2007 lại tăng lên chiếm 1,7% trong tổng dư nợ. Có thể thấy, nếu cộng cả nợ cơ cấu lại thời hạn nợ vào nợ quá hạn thì chất lượng tín dụng của NHNo Yên Châu là có chiều hướng không ổn định. Chỉ tiêu lợi nhuận: Nhìn chung của thu nhập của NHNo Yên Châu chủ yếu là từ hoạt động tín dụng. Theo bảng số liệu trên thì hiệu quả từ hoạt động tín dụng cũng có xu hướng giảm dần. Nếu năm 2005 cứ 100đ dư nợ thì mang lại 1,3 đồng lợi nhuận, năm 2006 cứ 100 đồng dư nợ thì mang lại 1,1 đồng lợi nhuận. Nhưng sang năm 2007 thì 100 đồng dư nợ, mang lại chỉ còn 0,8 đồng lợi nhuận. Qua phân tích các chỉ tiêu trên có thể thấy, xu hướng chất lượng tín dụng đang diễn ra không bình thường. 2.3.2.2 Phân tích chất lượng TD theo thành phần kinh tế và ngành KT Để hiểu hơn về chất lượng tín dụng có xu hướng không bình thường tại NHNo Yên Châu, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu, phân tích cụ thể từng thành phần kinh tế, ngành kinh tế: Có thể thấy rằng chất lượng tín dụng đối với cho vay các doanh nghiệp, hợp tác xã không có gì cần bàn. Vấn đề cần bàn ở đây là cho vay hộ gia đình, cá nhân, dư nợ luôn chiếm áp đảo so với các thành phần kinh tế khác. Nợ quá hạn, nợ cơ cấu của thành phần này không nhường chỗ cho thành phần kinh tế khác; Dư nợ cho vay kinh tế hộ gia đình cá nhân thường xuyên duy trì tỷ trọng bình quân hàng năm 99% trong tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế. Khi đi sâu vào phân tích dư nợ của thành phần này (hộ gia đình, cá nhân) theo ngành kinh tế thì nợ quá hạn, nợ cơ cấu lại chủ yếu tập trung vào ngành Nông - Lâm nghiệp, các ngành khác không đáng kể. Nếu năm 2005 nợ quá hạn, nợ cơ cấu chiếm 1% trong tổng dư nợ, tiếp sang năm 2006 vẫn duy trì ổn định, nhưng sang năm 2007 tốc độ có bước nhảy vọt, nợ quá hạn, nợ cơ cấu tỷ trọng bằng tổng của năm 2005 cộng với năm 2006. Tuy tỷ trọng nợ quá hạn, nợ cơ cấu năm 2007 bằng tổng tổng của 2 năm trước những số tuyệt đối lại không bằng của 2 năm trước cộng lại mà lại gấp gần 2 lần của 2 năm trước cộng lại. Tóm lại: Qua đi sâu vào xem xét các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng và đi phân tích kỹ các thành phần kinh tế, ngành kinh tế cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng là có xu hướng ngày một giảm mà chủ yếu tập trung vào cho vay hộ gia đình, cá nhân trong lĩnh vực sản xuất Nông - Lâm nghiệp. Vậy, những nguyên nhân chính nào gây lên thực trạng trên? 2.3.3 Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu tại NHNo Yên châu 2.3.3.1 Nguyên nhân từ phía môi trường Môi trường tự nhiên: Những năm qua ở Yên Châu do khí hậu thời tiết thất thường, hạn hán, sương muối liên tục xảy ra, đồng hành với sự không ưu đãi của thời tiết là sâu bệnh hoành hành dẫn đến làm cho năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích chỉ đạt 60% so với những năm mưa thuận gió hoà, cái khó khăn của bà con nông dân còn lại khó khăn thêm khi giá nông sản lại giảm mạnh đặc biệt là giá ngô đây là cây lương thực chính, đem lại nguồn thu chính cho bà con nông dân do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, các nhà máy chế biến thức ăn gia xúc hạn chế nhập ngô (nguyên liệu làm thức ăn gia xúc) do sản phẩm đầu ra của nhà máy không bán được. Thêm vào đó dịch bệnh bùng phát nhiều nơi, khó kiểm soát đặc biệt là dịch cúm gia cầm (H5N1) kéo dài, đã làm cho đàn gia cầm ở đây bị thiệt hại nặng, làm cho bà con lúng túng trong chuyển hướng chăn nuôi, ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người dân. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính làm cho nhiều hộ dân vay vốn ngân hàng lâm vào tình trạng khả năng trả nợ bị hạn chế, không thực hiện đúng cam kết với ngân hàng, dẫn đến nợ quá hạn, nợ cơ cấu tăng. Môi trường kinh tế: Yên Châu là một huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La, nên kinh tế tỉnh còn mang đậm nét tự cung tự cấp. Chỉ trong những năm gần đây được sự quan tâm của nhà nước, cho nên nền kinh tế huyện mới khởi sắc đôi chút, nhưng rất bấp bênh do hàng hoá chưa tạo được chỗ đúng trên thị trường. Những sản phẩm chính của tỉnh chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế thấp, do đó bị ảnh hưởng rất lớn của thị trường. Năm 2006 là một năm (Hai mất) đối với bà con nông dân “Mất mùa sản lượng + mất mùa giá) dẫn đến sản phẩm bán ra không bù đắp đủ chi phí bỏ ra, làm cho bà con nông dân gặp khó khăn, đồng nghĩa với việc ngân hàng cũng gặp khó khăn trong thu hồi lại vốn. 2.3.3.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng. Ngoài những khó khăn khách quan trong sản xuất dẫn đến làm tăng nợ quá hạn, nợ cơ cấu của ngân hàng. Thì còn có một số nguyên nhân khác. Một số hộ cố tình không trả nợ vay ngân hàng, vì trong những năm qua nhà nước có chính sách ưu đãi đối với những hộ sản xuất gặp thiên tai, bão lụt hạn hán... Do vậy họ cố tình không trả để chờ nhà nước xoá nợ. Do địa bàn rộng khó đi lại, cán bộ tín dụng không thể kiểm tra được trong quá trình sử dụng vốn nên đã có một số hộ lâp phương án giả xin vay vốn ngân hàng về sử dụng không đúng mục đích... 2.3.3.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng. Do khâu kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng chưa thật kỹ. Dẫn đến người sử dụng vốn sai mục đích, hay tự ý chuyển đổi cây trồng vật nuôi mà ngân hàng không hay biết chỉ khi khách hàng không trả nợ vay thì lúc đó ngân hàng mới biết. Do cán bộ tín dụng còn có những hạn chế về trình độ chuyên môn, thực hiện việc đánh giá khách hàng không đầy đủ, chính xác cho nên dẫn đến việc ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng hoạt động không có hiệu quả, gây nên tình trạng khả năng thu nợ từ những hộ vay này gặp nhiều khó khăn. Một số trường hợp khi xét duyệt cho vay cán bộ tín dụng định kỳ hạn nợ không phù hợp với chù kỳ sản xuất, chăn nuôi, vòng luân chuyển của vốn tín dụng không phù hợp với luân chuyển của đối tượng cho vay, dẫn đến tình trạng khi đến hạn trả nợ khách hàng không trả được nợ vì vốn đã được sử dụng quay vòng lần thứ hai. 2.3.4 Một số biện pháp mà NHNo Yên Châu đã thực hiên để mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng Những biện pháp mà NHNo Yên Châu đã thực hiện để mở rộng hoạt động cho vay. Thực hiện tư tưởng đầu tư tín dụng “Tín dụng - an toàn - hiệu quả, tăng trưởng phù hợp với nguồn vốn huy động, tận dụng triệt để nguồn vốn uỷ thác”, đồng thời dựa trên cơ sở kết quả về tình hình thực tế đầu tư tín dụng những năm trước. NHNo Yên Châu đã thực hiện những biện pháp chủ đạo để mở rộng cho vay. Thứ nhất: Để chủ động nguồn vồn trong kinh doanh ngân hàng đã thực hiện một số biện pháp sau: Tăng cường thêm thời gian giao dịch của ngân hàng bằng cánh tổ chức làm thêm vào cả ngày thứ bảy và bố trí nghỉ bù luân phiên. Thông báo công khai rộng dãi các hình thức nhận tiền gửi, lãi suất, phương pháp trả lãi và các quyền lợi khác của người gửi tiền tại nơi giao dịch và trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, truyền thanh, báo Sơn La). Tính lãi đúng và kịp thời cho người gửi. Tổ chức nhiều đợt tiết kiệm dự thưởng. Đảm bảo bí mật tuyệt đối số dư tiền gửi của khách hàng trừ trường hợp phải cung cấp số dư tiền gửi theo luật định. Làm tốt công tác thanh toán đối với các đơn vị, cá nhân có mở tài khoản tại ngân hàng. Cung ứng tiền mặt cho kho bạc huyện để

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7592.doc
Tài liệu liên quan