MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I : Một số vấn đề cơ bản về tín dụng của ngân hàng thương mại 3
I. Khái niệm về tín dụng và tín dụng của ngân hàng thương mại (NHTM ) 3
II. Quá trình hình thành và phát triển nghiệp vụ tín dụng tại NHTM 4
III. Vai trò của tín dụng 6
1. Đổi với nền kinh tế 6
2. Đối với khách hàng 7
3. Đối với ngân hàng 8
IV. Phân loại tín dụng 9
1. Theo hình thức cấp tín dụng 9
2. Theo hình thức cho vay 18
3. Theo thời hạn cho vay 24
4. Theo tài sản bảo đảm 25
5. Theo mức độ tín dụng 26
6. Một số tiêu thức khác để phân loại tín dụng : 28
V. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NHTM 28
1. Các chính sách kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh 28
2. Các nhân tố từ phía khách hàng 31
3. Các yếu tố từ phía ngân hàng 32
Chương II : Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo huyện Đan Phượng 34
I. Khái quát về nhno huyện Đan Phượng 34
1. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động 34
2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNo huyện Đan Phượng 36
2.1. Hoạt động huy động vốn 36
2.2. Hoạt động tín dụng 41
2.3. Các hoạt động về dịch vụ 45
2.4. Hoạt động tài chính 45
II. Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo huyện Đan Phượng 50
1. Thực trạng hoạt động tín dụng theo thời hạn vay 54
2. Thực trạng hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế 55
2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất 57
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp 61
III. Đánh giá hoạt động tín dụng tại NHNo huyện Đan Phượng 64
1. Thế mạnh của NHNo huyện Đan Phượng 64
2. Hạn chế, khó khăn và nguyên nhân 67
Chương III : Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại NHNo huyện Đan Phượng 69
I. Định hướng phát triển của NHNo huyện Đan Phượng 69
II. Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại NHNo huyện Đan Phượng. 70
1. Giải pháp chủ yếu 70
1.1. Giảm lãi suất cho vay 70
1.2. Điều chỉnh, giảm bớt thủ tục và điều kiện vay vốn 72
2. Giải pháp bổ trợ 73
2.1. Xây dựng, hoàn thiện và đổi mới chiến lược khách hàng 73
2.2. Tổ chức cung cấp “dịch vụ tín dụng tại nhà” đối với hộ sản xuất 74
2.3. Cung cấp thêm dịch vụ tư vấn bên cạnh dịch vụ tín dụng 74
2.4. Mở rộng cho vay qua tổ nhóm 74
2.5. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được vốn ngân hàng 75
2.6. Nâng cao chất lượng tín dụng 75
2.7. Nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng 75
2.8. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 76
III. Một số kiến nghị 76
1. Kiến nghị với các cơ quan liên quan 76
2. Kiến nghị với NHNN 76
3. Kiến nghị với NHNo tỉnh Hà Tây 77
Kết luận 78
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp huyện Đan Phượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vay với nhiều khách hàng, thực hiện nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
Chương II : Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo huyện Đan Phượng
I. khái quát về nhno huyện Đan Phượng
1. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động
NHNo huyện Đan Phượng là một chi nhánh cấp 2 của NHNo. Quy mô hoạt động của ngân hàng nhỏ.
Tổ chức bộ máy của NHNo huyện Đan Phượng
Giám đốc
Phó giám đốc phó giám đốc nhân sự và KSNBB
Kế toán-ngân quỹ kinh doanh
Ngân hàng cấp 3
NHNo huyện Đan Phượng cơ cấu tổ chức gồm:
1 giám đốc
2 phó giám đốc
3 phòng ban: phòng kế toán- ngân quỹ, phòng kinh doanh, phòng hành chính và kiểm soát nội bộ
2 chi nhánh cấp 3: NHNo xã Tân Hội và NHNo xã Thọ An
* Ban giám đốc gồm: - 1 giám đốc
- 2 phó giám đốc (1 phó giám đốc phụ trách tín dụng, 1 phó giám đốc phụ trách kế toán)
* Phòng kế toán – ngân quỹ gồm: 8 cán bộ
Phòng kế toán – ngân quỹ là nơi giao dịch với khách hàng, hạch toán những hoạt động phát sinh hàng ngày của ngân hàng và là nơi thu chi tiền mặt.
Phòng được chia làm 6 quầy, mỗi quầy đảm nhiệm những phần công việc:
- Hạch toán những khoản vay, trả nợ của doanh nghiệp và các xã, mở tài khoản cho khách hàng, chuyển tiền và chuyển tiền điện tử.
- Hạch toán cho vay, trả nơi đối với hợp tác xã, kinh doanh ngoại tệ, chi tiêu nội bộ.
- Hạch toán các khoản tiền gửi, rút tiết kiệm và cho vay cầm cố.
- Thu chi các khoản tiết kiệm bằng VNĐ, thu các khoản tiền gửi vào tài khoản của khách hàng, thu chi các khoản tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, thu chi ngoại tệ, chi tiền vay; séc cho khách hàng, thu các khoản trả lãi ngân hàng, thu phí dịch vụ.
* Phòng kinh doanh (phòng tín dụng) gồm: 7 cán bộ (trong đó có 1 cán bộ thẩm định).
Trong đó: 2 cán bộ tín dụng phụ trách thực hiện cho vay đối với doanh nghiệp và kèm cho vay đối với 1 xã. Các cán bộ tín dụng còn lại, mỗi người đảm nhận cho vay đối với một số xã còn lại.
NHNo huyện Đan Phượng thực hiện cho vay đối với 5 xã và 51 doanh nghiệp.
Phòng kinh doanh là nơi giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng.
* Phòng nhân sự và kiểm soát nội bộ có 1 cán bộ vừa là trưởng phòng nhân sự vừa là tổ trưởng tổ kiểm soát nội bộ.
* NHNo chi nhánh cấp 3 xã Tân Hội (gồm 7 cán bộ)
- Ban giám đốc gồm : 1 giám đốc + 1 phó giám đốc
- Phòng kế toán – ngân quỹ gồm: - 1 cán bộ kế toán + 1 cán bộ ngân quỹ
- Phòng tín dụng gồm: - 3 cán bộ (phó giám đốc kiêm tổ trưởng tổ tín dụng)
* NHNo chinh nhánh cấp 3 Thọ An (gồm 9 cán bộ)
- Ban giám đốc gồm: 1 giám đốc + 1phó giám đốc
- Phòng kế toán – ngân quỹ gồm: 3 cán bộ
- Phòng tín dụng gồm: 4 cán bộ (phó giám đốc kiêm tổ trưởng tổ tín dụng)
2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNo huyện Đan Phượng
Huy động vốn
Tín dụng
Các dịch vụ
Hoạt động tài chính
2.1. Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng, nó đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Trong hoạt động huy động vốn gồm: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của các ngân hàng khác. Tại NHNo huyện Đan Phượng thì hoạt động huy động vốn gồm: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của dân cư.
* Tiền gửi thanh toán là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thực hiện. Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân đều có thể được nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu. Nhìn chung lãi suất của khoản tiền này rất thấp hoặc bằng không, thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp. Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khoản. Thủ tục mở rất đơn giản. Yêu cầu của ngân hàng là khách hàng phải có tiền và chỉ thanh toán trong phạm vi số dư. Tại NHNo huyện Đan Phượng thì khách hàng muốn mở tài khoản và để tài khoản hoạt động thì trong tài khoản của khách hàng là cá nhân có ít nhất 100 nghìn đồng, đối với khách hàng là doanh nghiệp thì ít nhất là 1 triệu đồng. Khách hàng mở tài khoản chủ yếu là các doanh nghiệp và khách hàng là cá nhân mở tài khoản nhằm mục đích nhận tiền từ nước ngoài chuyển về hay để thuận tiện cho việc nhận và chuyển tiền đi trong nước.
* Tiền gửi của dân cư: các tầng lớp dân cư có các khoản thu nhập tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng. Trong điều kiện ngày nay việc tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng là rất thuận lợi. Vì thế họ tìm đến ngân hàng nhằm mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm và nhu cầu bảo toàn được chú trọng hơn. Nguồn tiền của dân cư là khá lớn vì thế mà ngân hàng cố gắng thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm này. Để thực hiện được các ngân hàng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn. Tại NHNo huyện Đan Phượng có các loại tiết kiệm như: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn (với các loại kỳ hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng…), tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi bậc thang (có kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng, đây là loại tiết kiệm rất có lợi cho khách hàng, mức lãi suất được tính dựa theo thời gian gửi của khoản tiền đó: ví dụ khoản tiền đó gửi được từ 3 tháng đến dưới 6 tháng thì toàn bộ số thời gian gửi đó được tính lãi suất của 3 tháng…), tiền gửi tiết kiệm dự thưởng của tỉnh Hà Tây (khách hàng gửi tiền cư 5 triệu được 1 phiếu dự thưởng và cứ 30 triệu được thưởng 50 nghìn đồng). Trong đợt mở thưởng trước khách hàng của NHNo huyện Đan Phượng đã trúng nhiều giải trị giá 200 nghìn đồng và 2 khách hàng trúng giải thưởng trị giá 3 triệu đồng. Đó là những khuyến khích, hấp dẫn khách hàng gửi tiền tiết kiệm theo hình thức này.
Trong 3 năm gần đây tình hình hoạt động huy động vốn của ngân hàng như sau:
Đơn vị: Tỷ đồng
2003
2004
2005
TGTK không kỳ hạn
26,354
30,929
31,897
TGTK kỳ hạn < 12 tháng
29,692
22,080
20,268
TGTK kỳ hạn > 12 tháng
45,227
69,968
111,511
TGTK ngoại tệ đã quy đổi
33,310
47,180
59,272
Cộng
134,584
170,157
222,948
(Số liêu từ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003, 2004, 2005)
Nguồn huy các năm 2004, 2005 đều tăng so với năm trước.
Năm 2004, tổng nguồn vốn huy động là 170,157 tỷ đồng, tăng 35,573 tỷ đồng so với năm 2003, tốc độ tăng trưởng là 26,4%, bình quân một cán bộ có số dư nguồn vốn là 4,862 tỷ đồng.
Năm 2005, tổng nguồn vốn huy động là 222,948 tỷ đồng, tăng 52.791 triệu đồng (trong đó tiền gửi dân cư tăng 51,4 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng 31%, bình quân mỗi cán bộ có số dư nguồn vốn là 6,370 tỷ đồng. Đạt 106% kế hoạch do NHNo tỉnh giao.
Trong đó:
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn năm 2005 tăng 0,968 tỷ đồng so với năm 2004.
- Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn < 12 tháng năm 2005 giảm 1,812 tỷ đồng so với năm 2004.
- Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn > 12 tháng năm 2005 tăng 41,543 tỷ đồng so với năm 2004.
- Tiền gửi ngoại tệ đã quy đổi tăng 12,092 tỷ đồng so với năm 2004.
Trong năm 2004 tỷ trọng của:
- Tiết kiệm không kỳ hạn chiếm 18,2% tổng nguồn vốn
- Tiết kiệm kỳ hạn < 12 tháng chiếm 13 % tổng nguồn vốn
- Tiết kiệm kỳ hạn > 12 tháng chiếm 41,1% tổng nguồn vốn
- Tiết kiệm ngoại tệ đã quy đổi chiếm 27,7% tổng nguồn vốn
Trong năm 2005 tỷ trọng của:
- Tiết kiệm không kỳ hạn chiếm 14,3% tổng nguồn vốn
- Tiết kiệm kỳ hạn < 12 tháng chiếm 9,1 % tổng nguồn vốn
- Tiết kiệm kỳ hạn > 12 tháng chiếm 50% tổng nguồn vốn
- Tiết kiệm ngoại tệ đã quy đổi chiếm 26,6% tổng nguồn vốn
Trong 2 năm 2004 và 2005 tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn > 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất, đây là nguồn vốn tốt để ngân hàng thực hiện cho vay, đặc biệt cho vay những món trung hạn. Qua đây cho thấy tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn có tăng trong khi đó tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn lại giảm. Tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn cũng chiếm ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn, còn tiền gửi kỳ hạn khác tỷ trọng có giảm. Một trong những nguyên nhân đó là do ngân hàng đã đưa ra sản phẩm tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi bậc thang năm 2004. Với loại tiết kiệm này kỳ hạn là 12 tháng hoặc 24 tháng, khách hàng được quyền rút vốn dần dần và hưởng lãi theo khoảng thời gian thực tế gửi. Loại này rất có lợi cho khách hàng, giúp khách hàng tránh bị mất lãi khi rút tiền trước hạn của loại tiết kiệm có kỳ hạn thông thường.
Về nguồn vốn có được kết quả trên là do những nguyên nhân sau:
+Tích cực tuyên truyền, quảng bá các hình thức huy động tiền gửi trên phương tiện thông tin đại chúng cũng như tại nơi giao dịch. Trên đài phát thanh huyện NHNo huyện Đan Phượng đã xây dựng một chuyên mục riêng của mình và duy trì phát mỗi tuần một bài vào 2 buổi trong tuần nhằm huy động, tuyên truyền các sản phẩm của ngành. Tại nơi giao dịch cung cấp đầy đủ các thông tin về các dịch vụ của ngân hàng: như những pa-nô, áp phíc; sự hướng dẫn nhiệt tình, đổi mới phong cách giao dịch của các nhân viên ngân hàng.
+Để thu hút tối đa nguồn vốn của dân cư, ngân hàng cũng đã có nhiều đợt khuyến mãi và chăm sóc khách hàng gửi tiền. Các đợt khuyến mãi của NHNo Việt Nam, NHNo tỉnh Hà Tây với các kỳ hạn 7 tháng, 13 tháng, 18 tháng … với hình thức trả lãi trước, tră lãi sau. Gửi theo loại này khách hàng có một phiếu dự thưởng ( gửi 5000000 đồng tương ứng với 1 phiếu dự thưởng). Hay hình thức tiết kiệm với số thiền gửi tiết kiệm 50.000.000 đồng trở lên được khuyến mãi 50.000 đồng. Ngoài ra còn có tiền gửi tiết kiệm bậc thang rất thuận lợi cho khách hàng và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Tất cả các kịch vụ mới của ngân hàng đều được tuyên truyền rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng và được giả thích, hướng dẫn bởi các nhân viên ngân hàng tại nơi giao dịch giúp cho khách hàng có lợi nhất khi gửi tiền. Từ đó tạo dựng hình ảnh của ngân hàng, niềm tin của khách hàng vào ngân hàng.
Qua kết quả đạt được cho thấy tiền gửi trêng 12 tháng chiếm một tỷ lệ khá lớn trên tổng nguồn vốn huy động. Đó là do có hình thức gửi tiền tiết kiệm bâc thang đã thu hút được khách hàng và loại tiết kiệm dự thưởng có kỳ hạn 13 tháng được nhiều khách hàng lựa chọn. Loại tiết kiệm bậc thang có kỳ hạn gửi chủ yếu là 12-24 tháng.
+Trong năm qua trên địa bàn huyện có nhiều cum, điểm công nghiệp thành lập và xây dựng, dự án cải tạo và làm đường quốc lộ 32 chuẩn bị thực hiện. Chính những sự xây dựng đó đã dẫn đến việc nhiều hộ dân bị giải toả và được đền bù. NHNo huyện Đan Phượng đã lập bàn huy động tiết kiệm tại các đIúm chi trả đền bù, giải phóng mặt bằng. Qua các đợt huy động này ngân hàng đã huy động được hàng chục tỷ đồng.
+Để đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng, NHNo huyện Đan Phượng từ 07/2005 đã thực hiện giao dịch ca 2. Sau gần 6 tháng thực hiện doanh số huy động tiền gửi đạt 19 tỷ đồng chiếm 8,5% tổng nguồn vốn huy động, góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
+Trên địa bàn huyện Đan Phượng có nhiều lao động đi lao động xuất khẩu, cũng như nhiều người đã cư trú ơ nước ngoài. Nắm bắt được tình hình ngân hàng đã tiếp cận với những gia đình có con em đi lao động nước ngoài và những gia đình có người nhà cư trú ở nước ngoà để tuyên truyền, quảng bá các dịch vụ của ngân hàng và từ đó giúp cho ngân hàng tạo bước chuyển đổi cơ cấu kinh doanh, tăng loại hình dịch vụ của ngân hàng, tăng nguồn vốn cho ngân hàng.
+Nhìn chung, các ngân hàng thường thiếu các nguồn vốn trung và dài hạn. Huy động nguồn trung và dài hạn là một vấn đề của hầu hết các ngân hàng. NHNo huyện Đan Phượng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Do sự tích cực, ngân hàng đã đổi mới được cơ cấu huy động vốn, nguồn vốn kỳ hạn 24 tháng trước đây chỉ có vài tỷ đồng, nay đã huy động được vài chục tỷ đồng. Đời sống nhân dân huyện Đan Phượng ngày một nâng cao. Dân cư có nhiều tiền tiết kiệm hơn vì thế ngân hàng cũng đã tập trung huy động các nguồn tiết kiệm từ dân cư.
+Ngân hàng cũng đã thường xuyên nghiên cứu, nắm bắt thị trường để nắm được nhu cầu khách hàng, tạo thêm nhiều tiện ích cho khách hàng gửi tiền đồng thời nâng cao uy tín của ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng đã xây dựng đề án huy động tiết kiệm tại nhà. Đặc biệt gần đây xuất hiện dịch vụ tiết kiệm bưu điện, đấy là đối thủ trong cạnh tranh tiền gửi của ngân hàng. Vì thế, ngân hàng đã luôn tạo ra nhiều lợi ích cho để thu hút khách hàng.
2.2. Hoạt động tín dụng
Đây là hoạt động mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng. Trong đó chủ yếu ngân hàng thực hiện cho vay đối với khách hàng. Đối tượng khách hàng vay vốn tại NHNo huyện Đan Phượng là các doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân), các hộ sản xuất và cá nhân.
Các hình thức cho vay tại ngân hàng: cho vay thấu chi, theo hạn mức, từng lần, trả góp……. Trong đó phương thức cho vay chủ yếu tại NHNo huyện Đan Phượng là cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng. Đặc biệt vay theo hạn mức tín dụng thường áp dụng đối với các doanh nghiệp, các hộ dinh doanh có vốn luân chuyển thương xuyên.
Các khoản vay tại NHNo huyện Đan Phượng cũng phải tuân theo các điều kiện và quy trình cho vay của NHNo tỉnh Hà Tây cũng như của NHNo Việt Nam. Mỗi khoản vay thường phải có tài sản bảo đảm. Tài sản thế chấp được chấp nhận tại NHNo huyện Đan Phượng chủ yếu là sổ đỏ (quyền sử dụng đất) và tài sản cầm cố chủ yếu là cầm cố sổ tiết kiệm do NHNo phát hành.
Phân loại cho vay tại NHNo huyện Đan Phượng:
* Theo thời gian: cho vay ngắn hạn và trung hạn
* Theo thành phần kinh tế :
+ cho vay đối với doanh nghiệp (DNNN, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và các hợp tác xã)
+ cho vay đối với hộ, cá thể
Huyện Đan Phượng có 15 xã và 1 thị trấn. NHNo huyện Đan Phượng (ngân hàng trung tâm) cho vay 4, và 1 thị trấn và các doanh nghiệp. NHNo chi nhánh cấp 3 xã Thọ An cho vay 5 xã, NHNo chi nhánh cấp 3 xã Tân Hội cho vay 6 xã.
Trong 3 năm gân đây tình hình hoạt động tín dụng của NHNo huyện Đan Phượng:
Bảng tổng hợp hoạt động tín dụng
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2004
Doanh số cho vay
160,054
194,555
233,456
Doanh số thu nợ
138,621
189,813
207,617
Dư nợ cho vay
141,096
145,838
171,677
(Số liệu từ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003, 2004, 2005)
Ta thấy, doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ đều tăng.
- Năm 2004: + Cho vay tăng 34,5 tỷ đồng, tốc độ tăng là 21,5% so với năm 2003;
+ Thu nợ tăng 51,192 tỷ đồng, tốc độ tăng đạt 36,9% so với năm 2003;
+ Dư nợ tăng 4,742 tỷ đồng, tốc độ tăng đạt 3,3% so với năm 2003;
+ Nợ quán hạn giảm 0,101 tỷ đồng so với năm 2003;
- Năm 2005: + Cho vay tăng 38,8 tỷ đồng, tốc độ tăng là 20% so với năm 2004;
+ Thu nợ tăng 17,804 tỷ đồng, tốc độ tăng đạt 9,4% so với năm 2004;
+ Dư nợ tăng 25,839 tỷ đồng, tốc độ tăng đạt 17,7% so với năm 2004;
+ Nợ quán hạn tăng 0,314 tỷ đồng so với năm 2004;
- Dư nợ bình quân/1 cán bộ tín dụng và dư nợ bình quân/1cán bộ
+ Năm 2003: 10,078 tỷ đồng/ 1cán bộ tín dụng;
4,031 tỷ đồng/cán bộ
+ Năm 2004: 10,417 tỷ đồng/ 1cán bộ tín dụng
4,117 tỷ đồng/1cán bộ
+ Năm 2005: 12,263 tỷ đồng/1cán bộ tín dụng
4,905 tỷ đồng/ cán bộ
Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng:
+ Năm 2003 nợ quá hạn chiếm 0,49% trong tổng dư nợ
+ Năm 2004 nợ quá hạn chiếm 0,41% trong tổng dư nợ
+ Năm 2005 nợ quá hạn chiếm 0,53% trong tổng dư nợ
Cho vay 2004 tăng nhưng nợ quá hạn giảm, ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thu nợ trong năm 2004. Nhưng 2005 tuy cho vay tăng cao hơn năm 2004 nhưng nợ quá hạn cũng tăng, tốc độ tăng là 53% mà tốc độ tăng cho vay là 20%, nguyên nhân của nợ quá hạn năm 2005 tăng là do năm 2005 thực hiện chuyển nợ quá hạn theo quyết định số 156 và 493 của NHNo (với những khoản vay theo hạn mức nếu khoản vay bị quá hạn thì chuyển toàn bộ dư nợ của hạn mức sang nợ quá hạn).
Trong năm 2005 hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng đạt được một số kết quả: Tổng dư nợ đến 31/12/2005: 17,677 tỷ đồng, tăng 25,839 tỷ đồng so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng đạt 17,7%, bình quân một cán bộ có số dư nợ là 4,905 tỷ đồng. So với kế hoạch NHNo tỉnh giao đạt 101%.
Trong đó:
-Phân loại theo loại cho vay:
+Dư nợ ngắn hạn: 130,222 tỷ đồng, tăng 30,123 tỷ đồng so với năm 2004, chiếm 75,95% tổng dư nợ.
+Dư nợ trung và dài hạn: 41,455 tỷ đồng, giảm 4,284 tỷ đồng so với năm 2004, chiếm 24,1% tổng dư nợ.
-Phân loại theo thành phần kinh tế:
+Dư nợ của khối doanh nghiệp: 71,172 tỷ đồng, tăng 4,7 tỷ đồng so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng đạt 7,2%, chiếm 41,5% tổng dư nợ.
+Dư nợ khối kinh tế hộ sản xuất: 100,505 tỷ đồng, tăng 21,1 tỷ đồng so với 2004, tốc độ tăng trưởng 26,6%, chiếm 58,5% tổng dư nợ.
Tỷ trọng tăng trưởng tín dụng phù hợp với chỉ đạo của ngân hàng cấp trên giao.
- Nợ quá hạn: 0,905 tỷ đồng chiếm 0,52% trong tổng dư nợ, trong đó nợ xấu là 0,375 tỷ đồng chiếm 0,22% so với tổng dư nợ.
Tín dụng là một trong những nghiệp vụ của ngân hàng đem lại thu nhập cho ngân hàng. Phần lớn ở các ngân hàng thì thu nhập từ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn. Các ngân hàng luôn có những phương án, biện pháp để thực hiện tốt nghiệp vụ tín dụng. Đây cũng là nghiệp vụ đem lại nhiều rủi ro cho ngân hàng. NHNo huyện Đan Phượng là ngân hàng trong đó số lượng các nghiệp vụ chưa nhiều. Nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng là từ hoạt động tín dụng. Địa bàn huyện Đan Phượng có những đặc điểm: sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, ít nghề truyền thống, nghề phụ, không có sản phẩm đặc trưng cho vùng. Vài năm trở lại đây kinh tế Đan Phượng đã có hướng chuyển dịch: tỷ trọng sản xuất trong nông nghiệp giảm dần, thay vào đó tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng dần, đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngân hàng. Cụ thể như: nhiều hộ gia đình đã chuyển hướng sản xuất: phát triển mô hình trang trại, mô hình VAC…., nhiều công ty, doanh nghiệp được thành lập. Từ đó đưa lại một nhu cầu vốn lớn trong dân cư. Tuy vậy, việc đánh giá hiệu quả của một dự án cho vay gặp nhiều khó khăn vì sự chuyển đổi kinh tế mới chỉ trong giai đoạn đầu nên chưa có nhiều cơ sở để đanh giá. Nhưng trong năm 2005, với sự làm việc nghiêm túc, nhiệt tình của các nhân viên tín dụng và sự chỉ đạo sát sao của NHNo tỉnh cũng như ban lãnh đạo của NHNo huyện Đan Phượng, công tác tín dụng đã hoàn thành kế hoạch được giao và thu được một số kết quả như trên( tốc độ tăng trưởng 17,7%). Để có được kết quả trên là do:
2.3. Các hoạt động về dịch vụ
Ngoài hoạt động huy động vốn, tín dụng ngân hàng còn có các dịch vụ như mở tài khoản cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản cho khách hàng; chuyển tiền điện tử. Đặc biệt có dịch vụ mới như dịch vụ chuyển tiền nhanh trên toàn thế giới-Western Union. Năm 2005 tổng thu từ dịch vụ đạt 0,251 triệu đồng, tăng 82 triệu đồng so với 2004 (so sánh thu về dịch vụ năm 2004 và 2005 là không tính phần thu dịch vụ của NHCSXH), đóng góp một phần vào kết quả kinh doanh của ngân hàng. Thu về dịch vụ bao gồm:
- Dịch vụ thanh toán: 0,246 triệu đồng
+ Chuyển tiền trong nước: 0,166 triệu đồng
+ Dịch vụ kiều hối, WU: 0,080 triệu đồng
- Dịch vụ ngân quỹ: 0,002 triệu đồng
- Thu khác: 0,003 triệu đồng
Dịch vụ Western Union đã thực hiện được 270 món, với tổng số tiền là 570.000 USD, tăng 221 món tương đương 546.000 USD so với năm 2004. Ngân hàng còn có đợt khuyến mãi bằng quà , bằng tiền cho khách hàng sử dụng dịch vụ này. Một số dịch vụ của ngân hàng khách hàng chưa hiểu rõ, nhân viên ngân hàng đã tận tình giải thích, hướng dẫn. Từ đó tạo niềm tin cho khách hàng với ngân hàng, đồng thời nâng cao hình ảnh của ngân hàng.
2.4. Hoạt động tài chính
Mỗi doanh nghiệp hoạt động tài chính đóng một vai trò quan trọng. Nó cho biết kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ. Phân tích kết quả kinh doanh là một công tác quan trọng đặc biệt giúp cho các nhà quản lý đánh giá hoạt động ngân hàng, xây dựng các mục tiêu và tìm biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động. Phân tích kết quả nhằm:
- Làm rõ thực trạng hoạt động ngân hàng, những nhân tố tác động tới thực trạng đó, so sánh với các tổ chức tín dụng khác nhằm thúc đẩy cạnh tranh.
- Làm rõ mục tiêu kết quả mà m cần đạt đến;
- Chuẩn đoán các nguyên nhân gây ra hoạt động kém hiệu quả để cải tiến và thay đổi;
- Tính toán, dự trù các yếu tố hoàn thành nen các kết quả từ đó quyết định phương hướng hoạt động cụ thể.
Tình hình về hoạt động thu chi tại NHNo huyện Đan Phượng : Báo cáo thu nhập của NHNo huyện Đan Phượng
Đơn vị: Tỷ đồng
Các khoản mục
2004
2005
Chênh lệch
1.Thu từ hoạt động tín dụng
16,130
20,888
+ 4,758
2.Thu từ hoạt động dịch vụ
0,514
0,251
- 0,841
3.Thu từ kinh doanh ngoại hối
0,058
0,063
- 0,149
4.Thu nhập bất thường
0,338
0,317
- 0,021
5.Thu khác
0,80
- 0,080
Cộng
17,772
21,519
+ 3,747
(Số liệu từ: Bảng sao kê tổng kết hoạt động của ngân hàng năm 2004, 2005)
Tỷ trọng của các khoản thu trong tổng thu của NHNo huyện Đan Phượng
Các khoản mục
2004
2005
Số tiền
(tỷ.đ)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(tỷ.đ)
Tỷ trọng
(%)
1.Thu từ hoạt động tín dụng
16,782
94,4
20,888
97,1
2.Thu từ hoạt động dịch vụ
0,514
2,9
0,251
1,1
3.Thu từ kinh doanh ngoại hối
0,212
0,4
0,063
0,3
4.Thu nhập bất thường
0,338
1,9
0,317
1,5
5.Thu khác
0,080
0,4
Cộng
17,772
100,0
21,519
100,0
Thu vê hoạt động tín dụng là nguồn thu chính và chủ yếu của ngân hàng. Nó chiếm tới 90,8% tổng thu của ngân hàng năm 2004, chiếm 97,1% tổng thu của ngân hàng năm 2005. Năm 2005 thu về hoạt động tín dụng tăng 4,758 tỷ đồng so với năm 2004, tốc độ tăng là 29,5%.
Tổng thu năm 2005 tăng 3,147 tỷ đồng so với năm 2004, tốc độ tăng là 17,7%. Như vậy tổng thu tăng 3,147 tỷ đồng nhỏ hơn số lượng tăng thu về hoạt động tín dụng (4,758 tỷ đồng). Vì thế trong những khoản thu của ngân hàng có khoản thu bị giảm. Ngoài thu từ hoạt động tín dụng tăng và thu từ kinh doanh ngoại hối tăng còn lại các khoản thù từ hoạt động khác là giảm so với năm 2004: thu từ hoạt động dịch vụ giảm 0,263 tỷ đồng, thu nhập bất thường giảm 0,021 tỷ đồng, thu khác giảm 0,080 tỷ đông. Trong các khoản thu giảm thì giảm về hoạt động dịch vụ là giảm mạnh nhất: từ tỷ trọng 2,9% xuống còn tỷ trọng 1,1%.
Ta thấy nguồn thu của NHNo huyện Đan Phượng chủ yếu là thu lãi tiền vay. Thu từ các hoạt động khác không tăng mà lại giảm. Thu từ dịch vụ giảm là do năm 2005 NHCSXH được tách ra khỏi NHNo huyện Đan Phượng nên các khoản thu từ NHCSXH không được tính vào khoản thu của NHNo huyện Đan Phượng nữa, chính vì thế mà một phần khoản thu của ngân hàng bị giảm.
Ngân hàng bên cạnh thu từ hoạt động tín dụng cần mở rộng thu từ các hoạt động dịch vụ bằng cách giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng, có những hình thức khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng. Hiện nay, trên địa bàn huyện Đan Phượng số lượng lao động đi làm ăn xa ngày càng nhiều, đặc biệt là đi lao động ở nước ngoài. Người Việt Nam vốn tính cần cù, chắt chiu những khoản tiền tích cóp nhờ lao động ở nước ngoài được chuyển về cho gia đình, người thân. Đó là điều kiện tốt để ngân hàng phát triển dịch vụ chuyển tiền của mình, đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền Western Union.
Ngoài ra dịch vụ thanh toán cũng là khoản thu nhập mà ngân hàng cần chú trọng. Các doanh nghiệp ngày càng nhiều, hoạt động có quy mô hơn, các mối quan hệ làm ăn cũng nhiều lên vì thế mà nhu cầu thanh toán quan ngân hàng là rất cần thiết cho các doanh nghiệp. Đây được coi là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, nó đem lại nhiều tiện ích và đang được sử dụng phổ biến. Đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đan Phượng quy mô còn nhỏ, các doanh nghiệp chưa quen với hình thức thanh toán này. Vì thế mà ngân hàng cần có biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hình thức thanh toán này.
Bên cạnh các khoản thu, các khoản chi của NHNo huyện Đan Phượng là:
Bảng chi của NHNo huyện Đan Phượng
Đơn vị: Tỷ đồng
Các khoản mục
2004
2005
Chênh lệch
1. Chi về hoạt động tín dụng
8,431
10,698
+ 2,267
2. Chi về hoạt động dịch vụ, ngoại hối
0,030
0,133
+ 0,103
3.Thuế, phí, lệ phí
0,006
0,007
+0,001
4. Chi hoạt động kinh doanh khác
0,001
0,104
+ 0,103
5. Chi phí cho nhân viên
1,360
1,612
+ 0,252
6. Chi hoạt động quản lý, công cụ
0,653
0,901
+ 0,248
7. Chi về tài sản
0,467
1,051
+ 0,584
8. Chi dự phòng
0,648
1,332
+ 0,684
Cộng
11,596
15,838
+ 4,242
(Số liệu từ: Bảng sao kê tổng kết hoạt động của ngân hàng năm 2004, 2005)
Trong các khoản chi thì chi về hoạt động tín dụng là chiếm tỷ trọng lớn: năm 2004 tỷ trọng chi về hoạt động tín dụng chiếm 72,7% tổng các khoản chi của ngân hàng, năm 2005 chiếm 67,5% tổng cáckhoản chi. Khoản chi lớn thứ 2 là chi cho nhân viên. Khoản chi này gồm: chi lương cho nhân viên, chi về các khoản đóng góp theo lương: các loại bảo hiểm. Tỷ trọng của khoản chi này trong tổng chi phí của ngân hàng là: năm 2004 chiếm 11,7%; năm 2005 chiếm 10,2%.
Nhìn chung các khoản chi phí của NHNo huyện Đan Phượng năm 2005 đều tăng so với năm 2004. Cơ cấu các khoản chi năm 2005 cũng có thay đổi so vơi 2004 và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36338.doc