Chuyên đề Giải pháp nâng cao bảo đảm tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thủ đô

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT 5

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1 9

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9

1.1. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM 9

1.1.1. Khái niệm bảo đảm tín dụng 9

1.1.2.Ý nghĩa của việc thực hiện bảo đảm tín dụng 10

1.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ BẢO ĐẢM TÍN DỤNG 13

1.2.1. Các hình thức bảo đảm tín dụng 13

1.2.1.1. Bảo đảm đối vật 13

1.2.1.2. Bảo đảm đối nhân (Bảo lãnh) 26

1.2.2.Quy trình thực hiện bảo đảm tín dụng 28

1.2.2.1. Nhận và kiểm tra hồ sơ bảo đảm 29

1.2.2.2. Thẩm định tài sản bảo đảm 29

1.2.2.3. Định giá tài sản bảo đảm 31

1.2.2.4. Xác định mức cho vay tối đa theo giá trị tài sản bảo đảm 31

1.2.2.5. Lập hợp đồng bảo đảm 32

1.2.2.6. Tái định giá tài sản bảo đảm và xử lý sau tái định giá 34

1.2.2.7. Xử lý tài sản bảo đảm khi đáo hạn 34

1.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ THỰC HIỆN BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 36

CHƯƠNG 2 40

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỦ ĐÔ 40

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNN CHI NHÁNH THỦ ĐÔ 40

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 40

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 47

2.1.2.1. Về công tác huy động vốn 47

2.1.2.2. Về công tác sử dụng vốn 50

2.1.2.3. Kết quả kinh doanh của chi nhánh 51

2.2. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT THỦ ĐÔ 53

2.2.1. Quy trình bảo đảm tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô 53

2.2.1.1. Các hình thức bảo đảm tín dụng tại chi nhánh. 53

2.2.1.2. Quy trình bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba 54

2.2.1.3.Quy trình cầm cố, thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay 61

2.2.2.Tình hình thực hiện bảo đảm tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô 64

2.2.2.1. Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay vốn 64

2.2.2.2. Bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba 67

2.2.2.3. Cầm cố, thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay 69

2.2.2.4. Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản 71

2.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện bảo đảm tín dụng tại chi nhánh 72

2.2.3.1.Bảo đảm tín dụng góp phần giúp ngân hàng thực hiện mục tiêu an toàn trong hoạt động tín dụng. 72

2.2.3.2. Ngân hàng đã xác định được tầm quan trọng của bảo đảm tiền vay đối với hoạt động tín dụng 73

2.2.3.3. Bảo đảm tín dụng góp phần mở rộng quan hệ tín dụng 73

2.2.3.4. Bảo đảm tín dụng góp phần hạn chế tổn thất trong kinh doanh 73

2.2.3.5. Định giá tài sản dần theo định hướng thị trường 74

2.2.4. Những khó khăn, tồn tại ảnh hưởng đến thực hiện bảo đảm tín dụng tại chi nhánh 74

2.2.5. Nguyên nhân của những tồn tại 76

2.2.5.1. Nguyên nhân khách quan 76

2.2.5.2. Nguyên nhân chủ quan 78

CHƯƠNG III 79

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỦ ĐÔ 79

 

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NHNO&PTNT THỦ ĐÔ 79

3.1.1.Đánh giá môi trường kinh doanh năm 2009 79

3.1.2. Định hướng phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô 79

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT THỦ ĐÔ 82

3.2.1. Tập trung xử lý nợ quá hạn nợ khó đòi nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính của chi nhánh 82

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin về bảo đảm tiền vay 82

3.2.3. Xây dựng một bộ phận tín dụng chuyên đánh giá và quản lý giá trị tài sản bảo đảm. 83

3.2.4. Đa dạng hoá các hình thức bảo đảm tín dụng 84

3.2.5. Xây dựng một hệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá rủi ro của các tài sản bảo đảm 84

3.2.6.Thực hiện nghiêm túc quy trình bảo đảm tín dụng, nâng cao công tác quản lý TSBĐ 85

3.2.7. Hoàn thiện công tác xử lý TSBĐ của người vay 85

3.2.8. Tăng cường mối quan hệ bền vững lâu dài với các cơ quan hữu quan 86

3.3.KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY 87

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 87

3.3.1.1 .Nên ban hành các văn bản luật đúng lúc, đúng thời điểm. 87

3.3.1.2. Tích cực đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhằm hạn chế những tiêu cực trong việc đăng kí và công chứng giao dịch bảo đảm. 87

3.3.1.3. Chính phủ cần có các quy định rõ hơn về giao dịch bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai 88

3.3.2.4. Chính phủ cần có các quy định rõ hơn về việc mua bảo hiểm đối với TSBĐ. 88

3.3.2.5. Có những biện pháp để thị trường bất động sản không bị đóng băng 89

3.3.2.6. Cần có những biện pháp để thị trường chứng khoán phát triển ổn định, không ảnh hưởng xấu đến hoạt động của thị trường tiền tệ 89

3.3.2.7. Ngăn chặn nạn giấy tờ giả về sở hữu tài sản 89

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. 90

3.3.3. Kiến nghị với các bộ ngành liên quan 90

3.3.4. Kiến nghị với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 90

 

KẾT LUẬN 92

 

 

 

 

 

 

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2856 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao bảo đảm tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thủ đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực của Chi nhánh NHNN&PTNT Thủ Đô. Kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của NHNN&PTNT Thủ Đô. Báo cáo kịp thời với Ban Giám đốc, kết quả Kiểm tra Kiểm toán nội bộ và nêu những kiến nghị khắc phục khuyết điểm, tồn tại. Làm đầu mối tiếp nhận các cuộc Thanh tra, Kiểm tra Kiểm toán của các ngành, các cấp và của Thanh tra NHNN đối với NHNN&PTNT Thủ Đô. Xem xét trình Giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu lại, tố cáo có liên quan đến NHNN&PTNT Thủ Đô trong phạm vi quyền hạn và chức năng quy định Phòng hành chính – nhân sự - Chức năng: + Tham mưu cho Ban Giám đốc về: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực, lao động tiền lương, thi đua khen thưởng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ...Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về Tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, công tác hậu cần trong Chi nhánh. - Nhiệm vụ: + Tư vấn Pháp luật trong việc thực thi các nhiệm vụ về ký kết Hợp đồng, tham gia tố tụng để giải quyết các vấn đề có liên quan đến con người và tài sản của Chi nhánh theo sự uỷ quyền của Giám đốc. Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại Chi nhánh. Tiếp nhận, luân chuyển giấy tờ, công văn, ấn phẩm đi, đến đúng địa chỉ, tuôn thủ mọi thủ tục về quản lý hành chính văn thư, in ấn tài liệu phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động; thông tin tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của Ban Giám đốc; Phòng kế hoạch kinh doanh: - Chức năng: + Tham mưu cho Ban Giám đốc về: Chiến lược, Kế hoạch phát triển Kinh doanh, nghiên cứu áp dụng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng tại Chi nhánh. Trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về Kế hoạch, huy động vốn, cấp tín dụng đối với khách hàng. Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược phát triển, theo dõi, quản lý và tổ chức thực hiện các sản phẩm, dịch vụ: Kinh doanh Ngoại tệ, Thanh toán Quốc tế, cho vay tài trợ xuất, nhập khẩu tại Chi nhánh. - Nhiệm vụ: + Xây dựng kế hoạch và tổ chức quyết toán kế hoạch quý, 6 tháng, năm của Chi nhánh. Tổng hợp xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch quý, năm trình Giám đốc giao cho các đơn vị trực thuộc. Xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng. Đề xuất các chính sách thu hút khách hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh. + Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước.Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, Ngành khác và các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước. Đầu mối tổ chức thực hiện các dự án uỷ thác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài... Thực hiện thẩm định, thiết lập hồ sơ đối với khách hàng mở L/C bằng vốn tự có, ký quỹ 100%. Thực hiện nhiệm vụ tiếp thị khách hàng (Kể cả khách hàng về nguồn vốn) để không ngừng mở rộng kinh doanh. Tổng hợp báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất. Báo cáo chuyên đề hàng quý, hàng năm theo quy định Phòng kế toán – Ngân quỹ: - Chức năng: + Tham mưu cho Ban Giám đốc về: Quản lý, Tài chính, Kế toán, Ngân quỹ trong Chi nhánh. Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về Tài chính, Kế toán, Ngân qũy để quản lý và kiểm soát nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý Tài sản, Vật tư, thu nhập, chi phí xác định kết quả hoạt động của Chi nhánh NHNN&PTNTT Thủ Đô. Trực tiếp quản lý và triển khai công tác tin học trong toàn Chi nhánh. - Nhiệm vụ: + Thực hiện chế độ hạch toán Kế toán, hạch toán Thống kê theo Pháp lệnh Kế toán Thống kê và quy định về hạch toán Kế toán của NHNN&PTNT Việt Nam. Xây dựng, quyết toán kế hoạch Tài chính, kế hoạch tiền lương của Chi nhánh trình NHNN&PTNT Việt Nam phê duyệt. Quản lý, giám sát và thực hiện tốt chế độ chi tiêu tại Chi nhánh. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước. Tổ chức công tác thu, chi tiền mặt trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng. Nghiên cứu, tổ chức triển khai việc ứng dụng cụng nghệ tin học, công tác điện toán, phục vụ kinh doanh trong Chi nhánh. Phòng dịch vụ và Marketing: - Chức năng: + Tham mưu cho Ban Giám đốc về phát triển thiết kế ý tưởng sản phẩm dịch vụ mới, chương trình quảng cáo tiếp thị, mở rộng phạm vi hoạt động, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng. Đảm bảo các nhiệm vụ: thoã mãn nhu cầu khách hàng, hiến thắng trong cạnh tranh, duy trì lợi nhuận lâu dài. Trực tiếp tổ chức, lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch Marketing của chi nhánh - Nhiệm vụ: + Phân tích môi trường và nghiên cứu Marketing: Dự báo và thích ứng với những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của chi nhánh. Tập hợp các thông tin thi trường để ra các quyết định Marketing hợp lý; + Mở rộng phạm vi hoạt động, phân tích người tiêu dùng. Hoạch định sản phẩm: phát triển và duy trì sản phẩm, dịch vụ. Có kế hoạch với những sản phẩm dịch vụ mới, Loại bỏ những sản phẩm dịch vụ yếu kém. Thực hiện kiểm soát và đánh giá Marketing: hoạch định, thực hiện và kiểm tra các chương trình, chiến lược Marketing, đánh giá các rủi ro và các lợi ích của các quyết định và tập trung vào chất lượng toàn diện. Ø Về đội ngũ cán bộ Với 6 phòng chuyên môn nghiệp vụ, hiện nay NHNo&PTNT chi nhánh Thủ Đô có 65 cán bộ nhân viên biên chế chính thức với trình độ chuyên môn cao. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành.NHNN&PTNT Thủ Đô luôn luôn lấy đoàn kết nội bộ làm trọng tâm, phát huy sức mạnh của các tổ chức quần chúng. Nhận thức sâu sắc trình độ cán bộ có ý nghĩa quyết định đến chất lượng hoạt động kinh doanh; Ngân hàng NN&PTNT Thủ Đô đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ, không ngừng nâng cao trình độ cán bộ, thông qua các hình thức tổ chức các lớp học tập huấn nghiệp vụ và tìm hiểu nghiệp vụ, văn bản chế độ và tổng số cán bộ trong biên chế hiện nay là 65 cán bộ. 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Với đội ngũ cán bộ trẻ , năng động, nhiệt tình và sáng tạo, chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô đã xây dựng và thực hiện nhiều biện pháp trên nhiều mặt từ nâng cao chất lượng các sản phẩm ngân hàng truyền thống, mở rộng thị phần, tăng cường thu hút và chăm sóc khách hàng, đến việc phát triển sản phẩm mới với công nghệ hiện đại. Những kết quả khả quan như trên là nhờ sự chỉ đạo sát sao của Tổng Giám NHNo&PTNT Việt Nam, sự lãnh đạo của ban giám đốc chi nhánh cùng sự đoàn kết, lao động với tinh thần nhiệt tình sáng tạo "vì sự phát triển của chin nhánh" của tập thể cán bộ nhân viên chi nhánh. Kết quả kinh doanh cụ thể của chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô trong 2 năm 2008-2009 được thể hiện trên các mặt như sau: 2.1.2.1. Về công tác huy động vốn Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng, chi nhánh trong nhiều năm qua đã thực hiện các biện pháp để tăng trưởng mạnh nguồn vốn nhằm chủ động vốn cho hoạt động tín dụng và kinh doanh của mình. Phòng kế hoạch kinh doanh là phòng chuyên môn nghiệp vụ đảm nhiệm chức năng xây dựng kế hoạch huy động và cân đối nguồn vốn về kì hạn, loại tiền,…Kết quả thực hiện nhiệm vụ của phòng kế hoạch kinh doanh về nguồn vốn được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1: Tình hình huy động vốn qua các năm 2008-2009 Đơn vị: tỷ đồng STT NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG Thực hiện năm 2008 Thực hiện năm 2009 Số dư (+)/(-) so với năm 2007 Số dư (+)/(-) so với năm 2008 tuyệt đối % tuyệt đối % 1 NV theo loại tiền 890 1216 326 37% Nội tệ 645 858 213 33% Ngoại tệ (quy đổi) 245 358 113 46% 2 NV theo TP dân cư 890 1216 326 37% TG của dân cư 320 426 106 33% TG của các TCKT,TCXH 492 718 226 46% TG của TCTD 78 73 -5 -6% 3 NV theo thời gian 890 1216 326 37% KKH 121 149 28 23% Kì hạn <12tháng 227 306 79 35% Kì hạn >12tháng 542 761 219 40% Tổng cộng nguồn vốn 890 1216 326 37% (Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch kinh doanh) Qua bảng biểu và bảng số liệu trên có thể thấy công tác huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Thủ đô tiến hành khá tốt với quy mô nguồn vốn tăng trưởng qua các năm, cơ cấu vốn hợp lý, nhằm cân đối phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn. *Năm 2008 Nhận thức được tiềm năng nguồn vốn huy động từ dân cư còn khá nhiều, năm 2008 chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô đã tập trung các biện pháp đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư, kết quả đạt được rất khả quan. Tổng vốn huy động năm 2008 đạt 890 tỷ đồng trong đó vốn huy động từ dân cư là 320 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động từ các TCTD không lớn, khoảng 78 tỉ đồng. Nguồn vốn năm 2008 tập trung phần lớn vào vốn ngắn hạn. Điều này khá hợp lý vì cơ cấu vốn huy động chủ yếu là từ các TCKT và TCXH (492 tỷ đồng, chiếm 55% tổng vốn huy động). *Năm 2009: Trong năm 2009 chi nhánh tiếp tục thực hiện các biện pháp để huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, nguồn vốn huy động từ thành phần này vẫn đạt mức tăng trưởng tốt. Tổng số vốn huy động trong năm 2009 là 1216 tỷ đồng trong đó vốn huy động từ dân cư đạt 426 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2008.Cùng với sự tăng trưởng vốn từ dân cư thì cơ cấu vốn huy động năm 2009 cũng có thay đổi tích cực. Vốn huy động có kì hạn trên 12 tháng đạt mức 761 tỷ chiếm 63% tổng vốn huy động. Điều này đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được an toàn và ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc cấp tín dụng dài hạn cho các dự án và phương án sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân chính của sự gia tăng nguồn vốn dài hạn trong năm 2009 là do đầu năm các ngân hàng thiếu vốn trầm trọng, các ngân hàng đều phải đặt mức lãi suất huy động rất cao. Tóm lại, công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô đã được chú trọng đầu tư đưa ra các biện pháp nhanh nhạy, linh hoạt trong điều hành lãi suất nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, bảo đảm nguồn vốn tăng trưởng ổn định. Với sự biến động thất thường của nền kinh tế Thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam trong năm 2009, việc chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô vẫn giữ được mức kế hoạch huy động vốn là một thành công rất lớn. 2.1.2.2. Về công tác sử dụng vốn Tuy mới thành lập được hơn 2 năm, nhưng chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô đã có những nỗ lực đưa ra những định hướng, chính sách đúng đắn phù hợp với chủ trương của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam và phù hợp với từng thời kì, nhờ đó công tác sử dụng vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô đã đạt được những kết quả thành công nhất định.. Cụ thể tình hình dư nợ của chi nhánh trong 2 năm 2008-2009 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Tình hình dư nợ qua các năm 2008- 2009 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu dư nợ 2008 2009 Số dư cơ cấu (%) (+)/ (-) Số dư cơ cấu (%) (+)/ (-) 1.Dư nợ theo loại tiền 539 100% 818 100% 279 Dư nợ nội tệ 464 86% 735 90% 271 Dư nợ ngoại tệ 75 14% 83 10% 8 2.Dư nợ theo thời gian 539 100% 818 100% 279 Ngắn hạn 415 77% 645 79% 230 Trung hạn 114 21% 161 20% 47 Dài hạn 10 2% 12 1% 2 Tổng dư nợ 539 100% 818 100% 279 (Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch kinh doanh) Bảng 3: Tình hình nợ xấu qua các năm 2008-2009 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 Số tiền (+)/(-) Số tiền (+)/(-) Tổng dư nợ 539 818 279 Nợ xấu 38 52 14 Nợ xấu/Tổng dư nợ 7% 6,3%  -0.7% (Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch kinh doanh) Dư nợ qua 2 năm 2008 -2009 có sự tăng trưởng. Năm 2008, tổng dư nợ tính đến 31/12/2008 là 539 tỉ đồng và con số đó đã tăng lên 818 tỷ đồng trong năm 2009. Mặc dù nợ xấu của chi nhánh ở mức khá cao ( 7% năm 2008 và 6,3% năm 2009). Nhưng qua 2 năm 2008-2009, nợ xấu của chi nhánh đã giảm được 0,7%. Đó là một thành công lớn trong điều kiện bất lợi của thị trường tiền tệ và hoạt động kinh doanh của ngân hang trong năm 2008-2009. Tóm lại, công tác huy động vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô đã được chú trọng quan tâm, do đó chi nhánh đã đạt được những thành công nhất định. Quy mô vốn huy động tăng trưởng đều bảo đảm nhu cầu vốn kinh doanh hoạt động của chi nhánh. Cơ cấu huy động và sử dụng vốn cũng hợp lí, biến động linh hoạt phù hợp với tình hình kinh tế trong từng thời kì và phù hợp với chủ trương chỉ đạo của NHNN cũng như NHNo Việt Nam. 2.1.2.3. Kết quả kinh doanh của chi nhánh Với 2 năm hoạt động, chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành các chỉ tiêu do NHNN giao. Kết quả kinh doanh của chi nhánh qua 2 năm được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 4: Kết quả kinh doanh các năm 2008-2009 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 Số tiền % so với KH Số tiền % so với KH Tổng thu 97 99% 153 111% -Thu từ lãi 95 100% 135 105% -Thu dịch vụ 2 53% 3,7 188% Tổng chi 91 97% 141 116% -Chi trả lãi 76 95% 112 112% Trong đó trả phí 1.5 102% 2 106% -Chi khác 13.5 47% 27 44% Chênh lệch thu chi 6 12 103,5% (Nguồn số liệu:Phòng kế hoạch kinh doanh) Qua bảng trên ta thấy, lợi nhuận của chi nhánh NHNo&PTNT Thủ đô tăng qua các năm 2008-2009. Năm 2008 là năm có nhiều biến động về kinh tế, hoạt động của các ngân hàng đều có phần giảm sút, do đó kết quả kinh doanh của chi nhánh cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế. Do đó chênh lệch thu chi của năm chỉ là 6 tỷ đồng. Năm 2009, kinh tế Thế Giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, sự suy thoái ngày càng diễn ra phức tạp cũng tác động nhiều đến nền kinh tế - xã hội của nước ta với viễn cảnh suy giảm kinh tế trong nước và thế giới như cuối năm 2008 có thể tái hiện, Chính phủ đã buộc phải ban hành một loạt biện pháp kích cầu, nới lỏng cho vay để kích thích sản xuất tiêu dùng và đặc biệt lần đầu tiên trong lịch sử Chính phủ đã ban hành chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất...Nên việc ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, chênh lệch thu chi năm 2009 vẫn tăng 6 tỉ so với năm 2008, đạt mức 12 tỉ đồng, đạt 103,5 % so với kế hoạch. Tóm lại, mặc dù ngành kinh doanh ngân hàng trên địa bàn Hà Nội trong những năm gần đây chịu ảnh hưởng rất lớn từ quá trình hội nhập kinh tế Thế giới với nhiều biến động bất thường nhưng nhờ vào sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo NHNo Việt Nam cùng với sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô, chi nhánh đã đạt được những thành công nhất định trong việc gia nhập thị trường tài chính, đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ ngân hàng không chỉ trên địa bàn quận Hai Bà Trưng mà còn mở rộng trên và ngoài phạm vi Hà Nội. Với tinh thần của đội ngũ nhân viên trẻ, trong những năm tới chi nhánh sẽ còn rất nhiều tiềm năng mở rộng thị phần trên địa bàn quận với nhiều khách hàng doanh nghiệp mới có tiềm năng. 2.2. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT THỦ ĐÔ 2.2.1. Quy trình bảo đảm tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô 2.2.1.1. Các hình thức bảo đảm tín dụng tại chi nhánh. Thực hiện theo chủ trương hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam, hiện nay chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô căn cứ vào năng lực tài chính của khách hàng vay, tính khả thi, hiệu quả của khoản vay và tình hình thực tế để lựa chọn một hoặc một số biện pháp bảo đảm tiền vay sau: -Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản: +Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay; +Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; +Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. -Các biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có tài sản bảo đảm: +Ngân hàng chủ động lựa chọn khách hàng đủ điều kiện để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. +Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ, của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. 2.2.1.2. Quy trình bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba a)Quy trình nhận tài sản bảo đảm Ø Nhận và kiểm tra hồ sơ tài sản bảo đảm F Tư vấn: Cán bộ tín dụng hướng dẫn, giải thích cụ thể để khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có thể hiểu đầy đủ các trách nhiệm và nghĩa vụ cơ bản của bên vay đối với TSBĐ. F Nhận và kiểm tra bộ hồ sơ tài sản bảo đảm: Khi nhận hồ sơ TSBĐ, CBTD kiểm tra sơ bộ các yếu tố sau nhằm tránh tình trạng khách hàng phải bổ sung sửa chữa nhiều lần: +Đủ loại và đủ số lượng theo yêu cầu; +Có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan liên quan. +Phù hợp về mặt nội dung giữa các tài liệu khác nhau trong hồ sơ +Các loại giấy tờ cụ thể trong bộ hồ sơ TSBĐ Ø Thẩm định tài sản bảo đảm Cán bộ tín dụng căn cứ vào các thông tin từ khách hàng cung cấp, thông tin tự thu thập và các nguồn thông tin khác như chính quyền địa phương, cơ quan công an,… để tập trung làm rõ các vấn đề sau: F Quyền sở hữu tài snr bảo đảm của khách hàng vay/bên bảo lãnh: CBTD phải kiểm tra xem khách hàng vay/ bên bảo lãnh có xuất trình đủ các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu / quyền sử dụng tài sản dùng làm tài sản bảo đảm không. Cần hết sức lưu ý các dấu hiệu sửa chữa, mâu thuẫn, tính pháp lý của các loại giấy tờ uỷ quyền, tính pháp lý trong trường hợp đồng sở hữu tài sản…Khi khảo sát thực tế hoặc thu thập thông tin từ những nguồn khác cần tìm cách kiểm chứng lại quyền sở hữu TSBĐ của khách hàng vay/ bên bảo lãnh. F Tài sản hiện không có tranh chấp: Việc khẳng định tài sản bảo đảm hiện có tranh chấp hay không là khá phức tạp vì vậy ngoài việc tự xem xét thẩm định, CBTD yêu cầu khách hàng vay/bên bảo lãnh xác nhận bằng văn bản khẳng định tài sản hiện không có tranh chấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình. F Tài sản được phép giao dịch: Ngoài các tài sản thông dụng được mua bán tự do trên thị trường, chi nhánh cần hết sức thận trọng khi xem xét các loại tài sản bảo đảm có tính đặc biệt chuyên dụng, quý hiếm. F Tài sảm dễ chuyển nhượng: Mục tiêu cho vay của ngân hàng là thu hồi đủ nợ gốc và lãi từ việc thực hiện phương án sản xuất kinh doanh mà không phải là tài sản bảo đảm. Tuy nhiên CBTD cần thẩm định kỹ tính dễ chuyển nhượng của tài sản bảo đảm để dễ dàng xử lý( khi cần phải thực hiện) F Xác định giá trị của tài sản bảo đảm: Xác định giá trị của TSBĐ nhằm làm cơ sở xác định mức cho vay tối đa và tính toán khả năng thu hồi nợ vay trong trường hợp buộc phải xử lý TSBĐ. F Khả năng thu hồi nợ vay trong trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm: CBTD rà soát toàn bộ hồ sơ giấy tờ TSBĐ do khách hàng vay/ bên bảo lãnh cung cấp, đề xuất các điều khoản cần quy định rõ ràng trong hợp đồng bảo đảm nhằm bảo đảm quyền lợi của ngân hàng trong trường hợp buộc phải xử lý TSBĐ. F Đề xuất các biện pháp quản lý tài sản bảo đảm an toàn và hiệu quả: Tuỳ từng trường hợp cụ thể, CBTD đề xuất bên nào giữ TSBĐ thì hợp lý. Ngân hàng cần giữ các loại giấy tờ gì? Phương án kiểm tra TSBĐ như thế nào? Thời gian kiểm tra…Ngoài ra CBTD cũng cần đề xuất hướng xử lý trong một số trường hợp như thoả thuận rút bớt hay bổ sung tài sản bảo đảm, thời điểm ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm, quyền được bảo đảm cùng lúc nhiều nghĩa vụ khác nhau… * Viết báo cáo thẩm định: CBTD chịu trách nhiệm viết báo cáo thẩm định trình phụ trách phòng. Báo cáo thẩm định cần được thể hiện mạch lạc, sạch sẽ, không tẩy xoá, trung thực các thông tin thu thập, tổng hợp được. CBTD phải có ý kiến riêng, rõ ràng về các nội dung sau: F Hồ sơ bảo đảm tiền vay có đầy đủ theo quy định F Tính pháp lý của tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; F Phân tích, đánh giá, dự báo về giá trị, khả năng chuyển nhượng phương pháp quản lý tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản sản của khách hàng vay/ bên thứ ba bảo lãnh được dùng để bảo lãnh; F Dự báo các rủi ro có thể xảy ra đối với biện pháp bảo đảm và các biện pháp hạn chế các rủi ro đó; => Kết luận: Nêu rõ có đồng ý nhận TSBĐ hay không? Trường hợp đồng ý thì giá trị định giá là bao nhiêu? Các điều kiện và phương pháp quản lý tài sản cầm cố, thế chấp? Các đề xuất khác. Mức cho vay tối đa đối với tài sản đó. Ø Xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay F Xác định giá trị tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất: + Tại từng thời điểm, Tổng giám đốc sẽ ban hành quy định cụ thể về việc định giá trị tài sản là quyền sử dụng đất. + Chi nhánh tham khảo khung giá đất do UBND Thành phố ban hành giá đất thực tế chuyển nhượng tại địa phương tại thời điểm thế chấp để thoả thuận với khách hàng vay vốn/ bên bảo lãnh về giá trị TSBĐ. + Giá đất chuyển nhượng thực tế tại địa phương được xác định dựa trên giá chuyển nhượng đăng báo, giá chuyển nhượng tham khảo tại phòng địa chính của xã, phường, giá chuyển nhượng của công ty kinh doanh chuyển nhượng địa ốc và các nguồn thông tin khác. Các thông tin tham khảo thu thập được sao chụp hoặc ghi chép đầy đủ và lưu trữ trong hồ sơ thế chấp, bảo lãnh. + Đối với đất do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế thuê mà đã trả tiền thuê trong cả thời gian thuê hoặc cho một thời gian dài nhiều năm thì giá trị quyền sử dụng đất được thế chấp bảo lãnh bao gồm tiền đền bụ thiệt hại, giải phóng mặt bằng khi được nhà nước cho thuê đất (nếu có), tiền thuê đất đã trả cho Nhà nước sau khi trừ đi tiền thuê đất cho thời gian đã sử dụng. + Trường hợp thế chấp giá trị quyền sử dụng đất mà người thuê được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật thì giá trị quyền sử dụng đất được tính theo giá trị thuê đất trước khi được miễn giảm. F Xác định giá trị tài sản bảo đảm không phải là quyền sử dụng đất: + Đối với tài sản là ngoại tẹ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi tại TCTD bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ: Giá trị TSBĐ bằng đúng giá trị ngoại tệ bằng tiền mặt hoặc số dư tiền Việt Nam trên tài khoản; + Đối với tài sản là giấy tờ giá trị được ghi bằng tiền: Chi nhánh căn cứ vào giá trị ghi trên bề mặt chứng từ có giá, tham khảo thêm giá thị trường công khai nếu có ( tin công bố của NHNN, Công ty chứng khoán, báo chí,…)và các nguồn thông tin khác để thoả thuận với khách hàng vay/ bên bảo lãnh về mức giá trị của TSBĐ. + Đối với tài sản là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu hàng tiêu dùng: Chi nhánh căn cứ vào giá trị ghi trên hoá đơn mua hàng, giá trị còn lại ghi trên sổ sách sau khi trừ đi giá trị khấu hao, giá trị công bố trên báo chí, giá chào bán của các đại lý bán hàng…để thoả thuận với khách hàng vay/ bên bảo lãnh về giá trị TSBĐ. + Trường hợp xét thấy phức tạp, năng lực và kinh nghiệm của chi nhánh không cho phép xác định giá trị TSBĐ một cách chính xác, chi nhánh có thể thoả thuận với khách hàng/ bên bảo lãnh về việc thuê một tổ chức chuyên môn xác định. Trong trường hợp này, khách hàng vay/ bên bảo lãnh phải chịu mọi chi phí do việc thuê tổ chức chuyên môn đó. Ø Mức cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm: F Tuỳ từng trường hợp cụ thể, ngân hàng tự tính toán và quyết định mức cho vay so với giá trị TSBĐ, miễn là kết quả tính toán cho thấy, trong trường hợp có rủi ro xảy ra, ngân hàng có thể thu hồi nợ gốcm nợ lãi và các chi phí khác từ việc xử lý TSBĐ. F Nhằm bảo đảm an toàn cho việc thu nợ, trong từng thời kì Tổng giám đốc sẽ quy định mức cho vay tối đa so với giá trị TSBĐ. Hiện tại, mức cho vay tối đa so với giá trị TSBĐ được quy định như sau: + Tài sản thế chấp: Mức cho vay tối đa bằng 75% giá trị TSBĐ. Riêng mức cho vay tối đa so với giá trị quyền sử dụng đất do Tổng giám đốc quy định cụ thể từng thời kì trong phạm vi mức nói trên. Đối với bộ chứng từ xuất khẩu thế chấp cho vay: Mức cho vay tối đa bằng 100% giá trị bộ chứng từ hoàn hảo. +Tài sản cầm cố: - TSCC là giấy tờ có giá: Mức hco vay tối đa bằng số tiền gốc cộng lãi chứng từ có giá trừ đi số lãi phải trả cho ngân hàng trong thời gian vay. -TSCC do khách hàng vay/ bên bảo lãnh giữ sử dụng hoặc bên thứ ba giữ: Mức cho vay tối đa bằng 50% giá trị TSBĐ. -TSCC do ngân hàng giữ: Mức cho vay tối đa bằng 75% giá trị TSBĐ. Ø Lập hợp đồng bảo đảm Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh được lập thành văn bản riêng. Đối với cho vay cầm cố giấy tờ có giá, hợp đồng bảo đảm tiền vay được ghi trong hợp đồng tín dụng (Mẫu số 04E/CV ban hành kèm theo quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002). Ø Bàn giao tài sản bảo đảm Sau khi hợp đồng bảo đảm có hiệu lực, chi nhánh và khách hàng vay/ bên bảo lãnh thực hiện bàn giao hồ sơ, TSBĐ và lập biên bản bàn giao. Tuỳ từng loại tài sản, phương thức giữ tài sản bảo đảm có thể thực hiện theo một trong các cách sau: + Chi nhánh cho vay giữ và bảo quản tài sản. + Khách hàng vay/ bên bảo lãnh được quản lý tài sản, chi nhánh trực tiếp cho vay giữ hồ sơ. + Bên thứ ban được giao, thuê giữ tài sản, chi nhánh trực tiếp cho vay giữ hồ sơ. Trong trường hợp này chi nhánh, khách hàng vay/ bên bảo lãnh cùng bên thứ ba giữ và quản lý tài sản phải có hợp đồng 3 bên giao thuê giữ tài sản trong đó ghi rõ việc giao, xuất tài sản phải có lệnh giải toả của NHNo. b)Quản lý tài sản bảo đảm và các giấy tờ liên quan. Ø Trường hợp TSBĐ do khách hàng vay/ bên bảo lãnh hoặc bên thứ ba giữ, bảo quản và/ hoặc sử dụng -Tuỳ tính chất, đặc điểm của TSBĐ, CBTD cần chủ động đề xuất và thực hiện kiểm tra TSBĐ ít nhất 06 tháng/ 1lần. -Trường hợp tài sản bảo đảm có số lượng lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp hoặc việc kiểm tra đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và sức lao động, CBTD chủ động đề xuất bổ sung cán bộ cùng kiểm tra kể cả việc đề xuất trưởng, phó phòng cùng tham gia kiểm tra TSBĐ. - Các giấy tờ khác liên quan đến tài sản bảo đảm, chứng minh tình trạng hiện tại của tài sản bảo đảm(nếu có), cán bộ tín dụng nên thu thập và lưu trữ hồ sơ đầy đủ. Ø Trường hợp tài sản bảo đảm do chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25695.doc
Tài liệu liên quan