Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: Những vấn đề

 cơ bản về chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại. 3

1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 3

1.1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại 3

1.1.1.1. Khái niệm NHTM 3

1.1.1.2. Phân loại NHTM 4

1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 5

1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 5

1.1.2.2. Hoạt động cho vay 6

1.1.2.3. Cung cấp tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán 6

1.1.2.4. Các loại hình dịch vụ khác 7

1.2. Hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại 7

1.2.1. Khái niệm 7

1.2.2. Nguyên tắc cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 7

1.2.3. Phân loại hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 8

1.2.4. Quy trình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 9

1.2.5. Vai trò hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 13

1.3. Chất lượng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 14

1.3.1. Khái niệm 14

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay doanh nghiệp tại NHTM 17

1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu định tính 17

1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng 19

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại 22

1.4.1. Nhân tố thuộc về ngân hàng 22

1.4.2. Nhân tố thuộc về khách hàng 23

1.4.3. Nhân tố khác 24

Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam 26

2.1. Tổng quan về Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam 26

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của SGD NHNT VN 26

2.1.2. Bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban tại SGD NHNT VN 27

2.1.2.1. Bộ máy tổ chức 27

2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 29

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 34

2.1.3.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội 2008 ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM VN 34

2.1.3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD NHNT VN 36

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam 44

2.2.1. Giới thiệu về khách hàng doanh nghiệp tại SGD NHNT VN 44

2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại SGD NHNT VN 45

2.2.2.1. Tình hình cho vay doanh nghiệp tại SGD NHNT VN qua các năm 45

2.2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại SGD NHNT VN 49

2.3. Đánh giá chất lượng cho vay doanh nghiệp tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam 60

2.3.1. Những thành tựu đạt được 60

2.3.2. Hạn chế 63

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 64

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan 64

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan 66

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp tại Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 68

3.1. Định hướng hoạt động tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam 68

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam 69

3.2.1. Mở rộng thị trường cho vay và xây dựng chiến lược ngành hàng trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. 69

3.2.2. Thực hiện tốt công tác bảo đảm tiền vay đồng thời đa dạng hóa tài sản đảm bảo 71

3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 72

3.2.4. Xây dựng hệ thống thu thập thông tin đầy đủ và hiệu quả 73

3.2.5. Tăng cường công tác phân loại nợ và theo dõi rủi ro 75

3.2.6. Phát triển hệ thống công nghệ ngân hàng 77

3.3. Một số kiến nghị 78

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 78

3.3.2. Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam 79

3.3.2. Kiến nghị với Hội sở chính NHNT VN 80

KẾT LUẬN 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác dự án đầu tư hay cho vay mà ở đó các khoản nợ xấu, nợ khó đòi là cao, họ sẽ tập trung vào các khoản mục sinh lợi tốt, khả năng hoàn vốn cao và có sự phát triển trong tương lai. Tuy vậy, tình hình tài chính ảm đạm trên thế giới vẫn có ảnh hưởng phần nào tới tâm lý lo ngại của người dân vào nền kinh tế và tài chính trong nước. Cạnh tranh giữa các ngân hàng Đầu tiên là sự cạnh tranh các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài. Càng ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam. Lợi thế của họ là có nhiều vốn, có tiềm lực tài chính và quản lý. HSBC là ngân hàng nước ngoài tích cực nhất hiện nay. HSBC vừa được Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Việc thành lập ngân hàng con sẽ cho phép HSBC mở rộng mạng lưới phân phối rộng hơn, tới các khách hàng hiện tại cũng như khách hàng mới. HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần tại một ngân hàng trong nước sau khi nâng cổ phần sở hữu tại Techcombank từ 14.4% lên 20%. Điều này cho phép HSBC mở rộng sức ảnh hưởng và gia tăng tầm hoạt động của mình. Sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với các ngân hàng nội. Cạnh tranh với ngân hàng trong nước: điều này là hiển nhiên nhưng có xu thế mới đó là việc hợp tác của các ngân hàng nội. Việc rõ ràng nhất là “liên minh ATM”. Cầm thẻ ATM của ngân hàng Techcombank nhưng khi đến trạm rút tiền của Vietcombank bạn vẫn có thể rút tiền được. Điều này làm gia tăng tầm hoạt động, khả năng cạnh tranh, sức hút khách hàng hơn là những ngân hàng không nằm trong liên minh. Nhưng sự cạnh tranh dù là giữa nội- ngoại hay nội-nội vẫn là cần thiết. Vì như thế các ngân hàng sẽ không ngừng cải thiện, không ngừng gia tăng chất lượng dịch vụ, luôn luôn sáng tạo để làm thoả mãn những đòi hỏi của đất nước, của người dân và các doanh nghiệp. Cạnh tranh với thị trường chứng khoán Càng ngày chứng khoán càng trở nên lộ diện là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng về mặt huy động vốn trong dân. Trước kia chưa có chứng khoán thì người dân sẽ gửi tiền nhàn rỗi của mình vào các ngân hàng nhằm kiếm các khoản lợi tức. Nhưng nay, chứng khoán đã làm giảm lượng vốn huy động nhàn rỗi của các ngân hàng. Những người dân có tiền nhàn rỗi sẵn sàng lao vào đầu tư chứng khoán với hy vọng kiếm lời cao hơn là gửi tiền vào ngân hàng (tuy có rủi ro cao hơn). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngoài kênh huy động vốn là vay mượn các ngân hàng còn có cách là phát hành cổ phiếu ra thị trường. Đấy cũng là một cách tốt để huy động vốn. Tổng kết lại trong năm qua nền kinh tế trong nước đã có rất nhiều biến động. Những tháng đầu năm thì phải đối mặt với lãi suất tăng cao, tỷ giá, giá vàng, thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp. Chính phủ và NHNN đã sử dụng nhiều biện pháp để điều hành nền kinh tế, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Thị trường tiền tệ thì diễn biến bất thường cùng với những tác động xấu của khủng hoảng tài chính thế giới và hiệu ứng của việc tăng trưởng tín dụng nóng, tăng quy mô và mạng lưới hoạt động quá nhanh của những năm trước đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động các ngân hàng thương mại cổ phần(NHTMCP). Đến cuối năm 2008 mặc dù một số chỉ tiêu cơ bản của các NHTM CP vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng song tốc độ đã chậm lại. Hoạt động của các NH chủ yếu là tập trung huy động vốn để cân đối nguồn và đảm bảo an toàn của từng ngân hàng và toàn hệ thống. Những khó khăn về tình hình kinh tế năm 2008 nêu trên đã gây trở ngại đáng kể tới tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM trong nước và năm 2009 được dự báo là một năm còn nhiều khó khăn với ngành ngân hàng nước ta. Muốn ngành ngân hàng vực dậy thì quan tâm tới chất lượng tín dụng vẫn luôn là một chiến lược mà các ngân hàng phải đặt lên hàng đầu. 2.1.3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD NHNT VN Năm 2008 cũng là một năm đặc biệt khó khăn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN nói chung và Sở Giao dịch (SGD) nói riêng. Tỷ giá, lãi suất liên tục biến động phức tạp và khó dự báo. Các ngân hàng TMCP có lãi suất huy động cao hơn rất nhiều so với lãi suất huy động của NHNT nên đã thu hút một lượng vốn lớn từ khách hàng là dân cư của SGD dẫn đến tiền gửi khách hàng cá nhân giảm mạnh. Chính sách thắt chặt tín dụng đã hạn chế việc tăng dư nợ tại SGD, tuy cuối năm có được nới lỏng nhưng rất khó giải ngân được vốn vay do lãi suất cho vay còn cao hơn mức thông thường, các doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh và chưa thể mở rộng đối tượng khách hàng trong thời gian ngắn sau một thời gian dài hạn chế tín dụng. Tuy nhiên, SGD đã đạt được những thành tựu trong hoạt động. Ngày 15/11/2008, Chi nhánh VCB Hoàn Kiếm thành lập trên cơ sở tách 4 PGD của SGD với tổng số tiền huy động quy VNĐ là 3.700 tỷ đồng bao gồm 952,64 tỷ đồng và ngoại tệ quy USD là 166,39 tr.USD. Kết quả hoạt động các hoạt động nghiệp vụ của SGD trong năm 2008 như sau: - Tổng nguồn vốn huy động quy VND của SGD đến 31/12/08 đạt 39.916,64 tỷ đồng, tăng 1.923,81 tỷ VND (5,06%) so với cùng kỳ năm 2007 và đạt 101,12% chỉ tiêu huy động vốn TƯ giao. - Tổng dư nợ quy VNĐ của SGD đạt 4.709,3 tỷ đồng, tăng 1.097,29 tỷ VND (30,38%) so với 31/12/07 và đạt 94,19% kế hoạch TƯ giao do kế hoạch tín dụng luôn thay đổi nên SGD không chủ động trong việc hạn chế hay mở rộng dư nợ tín dụng với khách hàng. Huy động vốn Với tình hình kinh tế xã hội không thuận lợi, năm 2008 là năm khó khăn đối với công tác huy động vốn tại SGD, cụ thể: Trong năm 2008, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên đã chuyển đi khỏi hệ thống VCB một lượng vốn lớn, riêng tại SGD lên đến trên 100 tr.USD cũng đã góp phần làm cho số dư tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của TCKT tại SGD giảm đáng kể. Lãi suất tiền gửi các TCKT tăng cao, có thời điểm ngang bằng với lãi suất huy động từ dân cư, đồng thời việc phát sinh thêm các kỳ hạn huy động ngắn như 1 tuần, 2 tuần đã góp phần làm tăng tiền gửi có kỳ hạn VNĐ của các TCKT. Mức chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng cổ phần và SGD là khá lớn đồng thời các NH TMCP và các ngân hàng nước ngoài có các gói sản phẩm tiền gửi rất đa dạng kết hợp với các chương trình khuyến mại hấp dẫn đã hút bớt một phần tiền gửi của dân cư cả ở VNĐ và USD. Thêm vào đó, lãi suất huy động VNĐ tăng cao nên người dân có xu hướng chuyển từ ngoại tệ sang VNĐ để gửi tiết kiệm dẫn đến vốn huy động bằng ngoại tệ từ dân cư giảm mạnh. Tỷ lệ lạm phát cao, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nên cũng ảnh hưởng đến lượng tiền tiết kiệm của đối tượng này. Lãi suất huy động liên tục tăng cao trong khi lãi suất cho vay chịu mức trần 150% LSCB đã ảnh hưởng đáng kể đến chi phí huy động vốn của SGD. Tỷ trọng cho vay trực tiếp nền kinh tế chỉ chiếm 11,8% tổng nguồn vốn huy động của SGD. Phần vốn dư thừa SGD gửi HSC nên lợi nhuận của SGD phụ thuộc rất nhiều vào lãi suất nhận gửi nội bộ của HSC nên cũng gián tiếp ảnh hưởng đến lãi suất huy động đầu vào của SGD. Tổng huy động vốn từ khách hàng quy VNĐ đến 31/12/2008 của SGD đạt 39.916,64 tỷ đồng, tăng 1.923,81 tỷ VND (5,06%) so với cùng kỳ năm 2007 trong đó, vốn huy động bằng VND đạt 25.553,22 tỷ đồng, tăng 8.347,98 (48,52%) do tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế tăng mạnh là 10.833,58 tỷ VND (138,36%) và vốn huy động bằng ngoại tệ quy USD đạt 846,05 tr.USD, giảm 443,98 tr. USD (34,42%) so với cuối năm 2007. So với năm 2006 thì tổng huy động vốn từ khách hàng quy VND tăng 5.154,83 tỷ đồng(14,83%), trong đó, vốn huy động bằng VND tăng 10.606,12 tỷ VND(70,96%), nhưng vốn huy động bằng ngoại tệ quy USD thì giảm 385,36 tr. USD(31,29%). Như vậy có thể thấy rằng mức huy động vốn của SGD thời gian qua vẫn đang có chiều hướng gia tăng trong những năm qua song tốc độ tăng của năm 2008 có xu hướng chậm dần. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế quy VNĐ đến 31/12/2008 đạt 30.078,01 tỷ đồng tăng mạnh là 7.140,24 tỷ đồng (31,13%) so với cuối năm 2007 trong đó tiền gửi VNĐ tăng 9.674,22 tỷ đồng (73,42%) (riêng từ nguồn IPO VCB của SCIC là 5.650 tỷ đồng) và tiền gửi ngoại tệ quy USD giảm 180,05 tr.USD (29,72%) . So với năm 2006 thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế quy VND tăng 11.877,71 tỷ VND(65,26%) trong đó tiền gửi VND tăng 11.725,27 tỷ VND trong khi tiền gửi bằng ngoại tệ quy USD vẫn giảm là 13,97 tr. USD(3.18%). Trong năm 2008 : Tiền gửi của dân cư quy VND đạt 9.838,62 tỷ VND giảm 5.216,44 tỷ VND (34,65%) do tiền gửi bằng VND và ngoại tệ quy USD đều giảm tương ứng là 1.326,24 tỷ VND (32.91%) và 263,93 tr. USD (38,57%). Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng của cá nhân bằng VND và ngoại tệ đều giảm tương ứng là 343,28 tỷ VND (16%) và 16,34 tr. USD (8,81%). Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng bằng VND và ngoại tệ quy USD còn giảm mạnh hơn do người dân càng trở nên e ngại vào tình hình thị trường kinh tế của nước ta, giảm tương ứng so với 2007 là 875,3 tỷ VND(50.41%) và 292,9 triệu USD(62,9%). So với năm 2006 thì tiền gửi của dân cư cũng giảm rõ rệt, tiền gửi VND và ngoại tệ quy USD đều giảm tương ứng là 742,89 tỷ VND(21.79%) và 373,04 tr. USD(52,01%). Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của SGD NHNT VN trong 3 năm Đơn vị: tỷ đồng, triệu USD Chỉ tiêu 2006 2007 2008 VNĐ USD Quy VNĐ VNĐ USD Quy VNĐ VNĐ USD Quy VNĐ I. HĐ từ LNH 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 II- HĐ từ nền KT 14.947,10 1.231,42 34.761,81 17.205,24 1.290,03 37.992,83 25.553,22 846,05 39.916,64 1. TG của TCKT 11.124,89 439,71 18.200,31 13.175,94 605,80 22.937,77 22.850,16 425,74 30.078,01 1.1.TG KKH 4.070,31 398,77 10.486,96 5.346,15 541,98 14.079,55 4.186,79 317,48 9.576,65 1.2. TG CKH 7.054,58 40,94 7.713,35 7.829,79 63,82 8.858,21 18.663,37 108,26 20.501,37 2.Tkiệm & KP,TrP 3.822,21 791,70 16.561,50 4.029,30 684,24 15.055,06 2.703,06 420,31 9.838,62 2.1. Tiết kiệm 3.409,72 717,29 14.951,68 3.910,27 661,18 14.564,54 2.666,82 344,26 8.511,24 TK KKH 29,58 9,55 183,20 28,28 10,00 189,47 3,42 2,31 42,69 TK CKH<12T 1.888,73 216,77 5.376,84 2.145,70 185,49 5.134,72 1.802,42 169,16 4.674,16 TK CKH>12T 1.491,41 490,97 9.391,64 1.736,29 465,69 9.240,36 860,99 172,79 3.794,39 2.2. KP, TrP 412,49 74,41 1.609,83 119,03 23,05 490,52 36,23 76,05 1.327,38 Nguồn: Báo cáo tài chính tại SGD NHNT VN Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của SGD NHNT từ 2006 - 2008 Sử dụng vốn Tổng dư nợ quy VNĐ đến 31/12/2008 của SGD đạt 4.709,3 tỷ đồng, tăng 1097.29 tỷ VND (30,38%) so với 31/12/2007 trong đó dư nợ VNĐ và ngoại tệ quy USD đạt 1.610,25 tỷ đồng và 184,69 tr.USD đều tăng tương ứng là 377,48 tỷ VND (30,62%) và 37,47 tr. USD (25,45%). So với năm 2006 thì tổng dư nợ cho vay tăng 2.207,91 tỷ đồng(88,27%), trong đó dư nợ VND và ngoại tệ quy USD đều tăng tương ứng là 585,24 tỷ VND(57,10%) và 92,94 tr.USD(101,30%).Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ của SGD lớn (68,87% tổng dư nợ) nên dư nợ cho vay không ổn định do vốn lưu động thường luân chuyển nhanh Do đó, trong thời gian tới, SGD sẽ tập trung để nâng dần tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ bằng cách tiếp cận các dự án lớn, hiệu quả. Với mặt bằng lãi suất cao, kinh tế suy giảm, các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh cũng như tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Đầu năm 2008, thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và các chỉ đạo của Hội Sở chính, SGD đã tập trung vốn vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, phục vụ nhu cầu thiết yếu như lĩnh vực xăng dầu, nông nghiệp nông thôn, cho vay xuất khẩu, hạn chế đầu tư vốn vào lĩnh vực phi sản xuất; phân loại khách hàng dựa trên tiêu chí xếp hạng tín nhiệm của khách hàng, từ đó đưa ra biện pháp tăng, giảm dư nợ cho phù hợp, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng và theo đúng lộ trình tăng trưởng tín dụng. SGD đã phát triển thêm một số khách hàng mới như công ty thiết bị công nghiệp nặng MICO, Viện dầu khí, cty Nettra… Đồng thời, SGD đã ký hợp đồng tín dụng tổng thể và cung cấp dịch vụ cho cty viễn thông VMS nên đã làm tăng doanh số cho vay và tài trợ thương mại của SGD Dư nợ cho vay thể nhân chiếm 8,69% tổng dư nợ của SGD do trong 2 quý đầu năm 2008, thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN và NH TMCP NGOẠI THƯƠNG TW và để đạt được dư nợ theo đúng lộ trình, SGD đã thực hiện chọn lọc khách hàng cho vay theo đó tập trung vào các khách hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, đồng thời tập trung thu nợ đối với các khoản nợ không đủ tiêu chuẩn của khách hàng thể nhân nên dư nợ đối tượng này giảm đáng kể. Đến cuối năm, hoạt động tín dụng đã có thể nới rộng hơn thì lãi suất cho vay hiện vẫn ở mức cao và có xu hướng giảm, đồng thời tình hình kinh tế khó khăn nên việc tăng dư nợ với đối tượng khách hàng này tăng không đáng kể. Bảng 2.2: Tình hình cho vay nền kinh tế của SGD NHNT VN trong 3năm Đơn vị: tỷ đồng, triệu USD Chỉ tiêu 2006 2007 2008 VNĐ USD Quy VNĐ VNĐ USD Quy VNĐ VNĐ USD Quy VNĐ Dư nợ CV 1.025,01 91,75 2.501,39 1.232,78 147,22 3.612,01 1.610,25 184,69 4.709,30 1. Dư nợ CV NH 723,28 82,51 2.071,10 620,95 121,29 2.581,18 735,05 147,73 3.243,06 2. Dư nợ CV TDH 243,02 7,73 367,47 335,73 22,61 701,14 371,88 25,51 804,96 3. Dư nợ CV ĐTT 58,71 1,51 62,82 275,84 3,32 329,43 467,11 11,42 660,97 4. Nợ quá hạn 51,40 0,05 52,23 35,95 0,03 36,40 35,95 0,030 36,40 Nguồn: Báo cáo tài chính tại SGD NHNT VN Biểu đồ 2.2: Tình hình hoạt động cho vay của SGD NHNT VN Kết quả hoạt động kinh doanh Năm 2008, kết quả kinh doanh của SGD đạt 326,15 tỷ VND, Lợi nhuận trước thuế giảm 223,67 tỷ VND(40,68%) so với năm 2007 và giảm 479,53 tỷ VND (59,52%) so với năm 2006. Trong đó, tổng doanh thu tăng 1.281,23 tỷ VND(48,66%) so với 2007 và tăng 1.676,84 tỷ VND(74,94%) so với 2006; tổng chi phí tăng 1.449,08 tỷ VND (69,55%) so với năm 2007 và tăng 2.100,55 tỷ VND(146,69%). Trong năm 2008, SGD điều chỉnh giảm lợi nhuận theo biên bản kiểm toán năm 2007 là 55 813 tỷ VND. Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD NHNT VN trong 3 năm Đơn vị: tỷ đồng, triệu USD Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2008 so với 2007 2008 so với 2006 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Thu lãi cho vay 180,81 242,02 407,72 165,7 68,46% 226,91 125,50% Thu về k.doanh ngoại tệ 167,32 174,12 518,41 344,29 197,74% 351,09 209,83% Thu dịch vụ ngân hàng 153,07 152,19 171,38 19,19 12,61% 18,31 11,96% Thu lãi tiền gửi tại TW 1.697,46 1.973,44 2.736,84 763,4 38,68% 1.039,38 61,23% Thu khác 39,02 91,52 80,17 -11,36 -12,41% 41,15 105,45% Tổng doanh thu 2.237,68 2.633,29 3.914,52 1.281,23 48,65% 1.676,84 74,94% Trả lãi tiền gửi KH 1.217,23 1.517,76 2.400,94 883,17 58,19% 1.183,71 97,25% Chi dịch vụ ngân hàng 28,62 35,03 58,85 23,82 67,99% 30,23 105,62% Chi kinh doanh ngoại tệ 97,71 90,49 366,92 276,43 305,48% 269,21 275,51% Chi thuê tài sản 28,41 61,22 84,22 23 37,56% 55,81 196,44% Chi quản lý VP và đào tạo 5,84 10,76 17,76 7,01 65,13% 11,92 204,13% Chi cho CBNV 34,93 48,52 68,07 19,55 40,29% 33,14 94,86% Chi dự phòng 296,99 488,72 191,74 64,56% 488,72 Chi khác (thuế, lệ phí) 18,86 21,78 40,29 18,5 84,95% 21,43 113,61% Chi trả lãi vay TW 0,44 0,93 6,8 5,87 635,03% 6,36 1445,23% Tổng chi phí 1.432,00 2.083,47 3.532,55 1.449,08 69,55% 2.100,55 146,69% Điều chỉnh giảm lợi nhuận năm 2008 theo Biên bản kiểm toán năm 2007 55,81 Lợi nhuận trước thuế 805,68 549,82 326,15 -223,67 -40,68% -479,53 -59,52% Nguồn: Báo cáo tài chính tại SGD NHNT VN Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD giai đoạn 2006-2008 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam 2.2.1. Giới thiệu về khách hàng doanh nghiệp tại SGD NHNT VN Thành lập ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – Vietcombank được nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt. Vietcombank luôn giữ được vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, với uy tín trong các lĩnh vực ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng. Sau 44 năm hoạt động, Vietcombank đã phát triển thành một ngân hàng đa năng. Kế thừa truyền thống đó, SGD NHNT VN là một trong những chi nhánh được coi là hoạt động hiệu quả nhất, luôn dẫn đầu trong mọi hoạt động so với các chi nhánh khác trong hệ thống. Sau khi tách ra hoạt động một cách độc lập thì toàn bộ giao dịch của các Tổng công ty do Hội sở chính quản lý còn giao dịch của tất cả các đối tượng khách hàng khác như doanh nghiệp, cá nhân sẽ do SGD thực hiện. Hiện nay, SGD thực hiện đáp ứng nhu cầu vay vốn và cung ứng dịch vụ cho mọi loại hình doanh nghiệp khác nhau. Trong thời gian qua, SGD NHNT đã không ngừng mở rộng quy mô, xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lượng cao. Một mặt duy trì các khách hàng cũ song mặt khác Sở tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường công tác Marketing, tích cực cho vay các doanh nghiệp ở mọi ngành nghề. Hiện tại SGD có khoảng 185 doanh nghiệp vay vốn thuộc tất cả các thành phần kinh tế, gồm các DN quốc doanh, Công ty cổ phần, công ty TNHH, DN tư nhân,DN sản xuất hàng xuất khẩu… với rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Bên cạnh đó, SGD cũng cùng một số Ngân hàng trên cùng địa bàn thực hiện các dự án cho vay đồng tài trợ đối với các dự án có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Như vậy với phương châm “ Coi trọng hiệu quả và luôn đổi mới”, SGD NHNT đã đạt được rất nhiều thành tựu trong việc mở rộng quy mô khách hàng đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp từ mọi ngành nghề khác nhau đến với Sở, điều đó không những chứng tỏ niềm tin của khách hàng doanh nghiệp với Sở mà còn khẳng định uy tín và vị thế vững chắc của Sở giao dịch NHNT VN trong môi trường cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác cả trong và ngoài nước. Và có thể nói rằng, SGD NHNT là một trong những địa chỉ hàng đầu mà khi có nhu cầu vay vốn hay cần cung ứng bất cứ một dịch vụ nào, các doanh nghiệp Thủ đô cũng như các doanh nghiệp các tỉnh thường tìm đến. 2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại SGD NHNT VN 2.2.2.1. Tình hình cho vay doanh nghiệp tại SGD NHNT VN qua các năm Về doanh số cho vay doanh nghiệp Trong những năm vừa qua doanh số cho vay của Sở không ngừng tăng trưởng cả ở VNĐ và ngoại tệ. Sau đây chúng ta cùng xem xét sự tăng trưởng về doanh số cho vay quy VNĐ thông qua bảng số liệu sau đây: Bảng 2.4: Doanh số cho vay DN tại SGD NHNT VN Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Số tiền +/- (%) Số tiền +/- (%) Tổng doanh số cho vay 15.265,15 18.095,16 18,54% 21.036,98 16,26% Doanh số cho vay DN 11.485,50 14.863,36 29,41% 19.354,02 30,21% Tỷ trọng 75,24% 82,14% 92% Nguồn: Báo cáo tài chính tại SGD NHNT VN Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy doanh số cho vay của SGD năm 2007 tăng cao từ 2006 – 2008, trong năm 2006 doanh số cho vay đạt 15.265,15 tỷ đồng, năm 2007 doanh số đạt 18.095,16 tỷ đồng tức là tăng 2.830,01 tỷ đồng(18,54%) so với năm 2006 và doanh số năm 2008 tiếp tục tăng song có dấu hiệu tăng chậm dần so với tốc độ tăng của năm 2007, doanh số cho vay năm 2008 đạt 21.036,98 tỷ đồng tức là tăng 2.941,82 tỷ đồng(16,26%) so với năm 2007. Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp trong tổng doanh số cho vay của Sở luôn ở mức cao, năm 2006 chiếm 75,24%, sang tới năm 2007 tỷ trọng tăng lên 82,14% và tới năm 2008 tỷ trọng này đã tăng lên tới 92%.Điều này cho thấy cho vay DN đóng góp một phần quan trọng trong cơ cấu cho vay của Sở Doanh số cho vay DN cũng tăng đều đặn qua các năm, cụ thể năm 2006 đạt 11.485,50 tỷ đồng, sang năm 2007 tiếp tục tăng lên tới 14.863,36 tỷ đồng tức là tăng 29,41% so với 2006. Tiếp tục theo xu hướng này, đến năm 2008 doanh số cho vay DN đạt 19.354,02 tỷ đồng với tốc độ tăng đạt 30,21% tương ứng tăng 4490,66 tỷ đồng so với năm 2007. Tốc độ tăng về doanh số cho vay doanh nghiệp thời gian qua thể hiện quy mô cho vay doanh nghiệp của Sở ngày càng được mở rộng. Chính vì vậy việc kiểm soát, thẩm định chặt chẽ các hồ sơ vay vốn đối với các doanh nghiệp cần phải được chú trọng để nâng cao chất lượng tín dụng của Sở. Về dư nợ cho vay doanh nghiệp Bằng nguồn vốn vay của SGD NHNT VN, nhiều doanh nghiệp sớm có được nguồn vốn cần thiết để đổi mới công nghệ, tăng năng lực và hiện đại hoá quá trình sản xuất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Cho vay là tài sản lớn nhất trong khoản mục tín dụng và cho vay thường được định lượng theo hai chỉ tiêu: Doanh số cho vay trong kì và dư nợ cuối kì. Nếu như doanh số cho vay trong kì là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay trong kỳ thì dư nợ cuối kì phản ánh số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho vay vào thời điểm cuối kì. Trong thời gian từ 2006 – 2008, dư nợ cho vay DN có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh (xem bảng 2.5). Bảng 2.5:Tình hình dư nợ cho vay DN tại SGD NHNT VN Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Số tiền +/- (%) Số tiền +/- (%) Tổng dư nợ cho vay 2.501,39 3.612,01 44,40% 4.709,3 30,38% Dư nợ cho vay DN 1.981,88 2.912,38 46,95% 4.264,97 46,44% Tỷ trọng 79,23% 80,63% 90,56% Nguồn: Báo cáo tài chính tại SGD NHNT VN Bảng 2.5 cho thấy: Dư nợ cho vay DN tại SGD NHNT VN liên tục gia tăng qua các năm. Tốc độ tăng dư nợ cho vay DN của năm 2008 (46,44%), thấp hơn một chút so với năm 2007(46,95%), tốc độ tăng này dường như thể hiện xu hướng chững lại do tình hình kinh tế năm 2008 gặp khó khăn nhưng so với tốc độ tăng tổng dư nợ thì tốc độ tăng dư nợ cho vay DN cả ở năm 2007 và 2008 đều cao hơn. Bên cạnh đó, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp cũng không ngừng tăng lên qua các năm, cao nhất là năm 2008, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp đã chiếm tới mức 90,56%. Sở dĩ, dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn như vậy là do trong 2 quý đầu năm thực hiện chỉ đạo thắt chặt tín dụng, để đạt dư nợ theo đúng lộ trình, SGD đã thực hiện chọn lọc khách hàng theo đó tập trung vào các khách hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, đồng thời tập trung thu nợ đối với các khoản nợ không đủ tiêu chuẩn của khách hàng thể nhân. Vì thế dư nợ đối với khách hàng thể nhân giảm, dư nợ cho vay DN tăng đáng kể. Xét về thời hạn Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay DN theo thời gian từ 2006 - 2008 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tốc độ tăng Tỷ trọng Dư nợ Tốc độ tăng Tỷ trọng Cho vay ngắn hạn 1.704,93 86,0% 2.529,56 48,4% 86,9% 3.178,20 25,6% 74,5% Cho vay trung, dài hạn 276,95 14,0% 382,82 38,23% 13,1% 1.086,77 183,9% 25,5% Tổng dư nợ 1981.88 100% 2912.38 47.0% 100% 4264,97 46,4% 100% Nguồn: Báo cáo tài chính tại SGD NHNT VN Bảng 2.6 cho thấy: Trong tổng dư nợ, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá cao từ 75-85%, trong khi đó dư nợ cho vay trung, dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp. Tuy nhiên bảng này cũng cho thấy tỷ trọng dư nợ ngắn hạn mặc dù vẫn ở mức cao nhưng sang năm 2008 đang có chiều hướng giảm , trong khi đó cho vay trung và dài hạn lại đang có xu hướng tăng lên. Duy trì tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn các DN trong tổng dư nợ cho vay DN ở mức cao như vậy sẽ khiến dư nợ cho vay trở nên không ổn định do vốn lưu động thường luân chuyển nhanh. Do đó, SGD cần tập trung nâng dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ hơn. Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian tại SGD NHNT VN từ 2006-2008 2.2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại SGD NHNT VN Mức độ phân bố các khoản tín dụng giữa các khách hàng doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành kinh doanh khác nhau Mức độ phân bổ tín dụng giữa các khách hàng doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành kinh doanh khác nhau hay cơ cấu cho vay doanh nghiệp được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay doanh nghiệp. Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay DN theo ngành hàng từ 2006 - 2008 Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tốc độ tăng Số tiền Tỷ trọng Tốc độ tăng 1 Xây dựng 85,617 4,32% 157,56 5,41% 84,03% 283,6205 6,65% 80,01% 2 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 60,447 3,05% 102,516 3,52% 69,60% 180,4082 4,23% 75,98% 3 Sản xuất chế biến 753,51 38,02% 1146,02 39,35% 52,09% 1695,752 39,76% 47,97% 4 Công nghiệp khai thác mỏ 149,24 7,53% 217,264 7,46% 45,58% 309,2103 7,25% 42,32% 5 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 46,574 2,35% 64,6548 2,22% 38,82% 90,41736 2,12% 39,85% 6 Giao thông 82,446 4,16% 167,462 5,75% 103,12% 276,3701 6,48% 65,03% 7 Thương mại và dịch vụ 478,62 24,15% 692,855 23,79% 44,76% 1089,7 25,55% 57,28% 8 Khách sạn và nhà hàng 46,376 2,34% 83,0028 2,85% 78,98% 108,3302 2,54% 30,51% 9 Ngành khác 205,12 10,35% 281,045 9,65% 37,01% 231,1614 5,42% (17,75)% Tổng dư nợ 1981,9 100% 2912,38 100% 46,95% 4264,9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21981.doc
Tài liệu liên quan