MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương 1- Những vấn đề cơ bản về thẩm định dự án đầu tư 3
1.1. Tổng quan về dự án đầu tư 3
1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư : 3
1.1.2. Vai trò của dự án đầu tư : 3
1.1.3 Nội dung của dự án đầu tư : 4
1.2 Thẩm định dự án đầu tư 5
1.2.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư: 5
1.2.2. Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư : 6
1.2.3. Yêu cầu của việc thẩm định dự án đầu tư : 6
1.2.4. Mục đích của việc thẩm định dự án đầu tư : 7
1.2.5. ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư : 8
1.3. Phương pháp thẩm định cho vay đối với dự án đầu tư : 9
1.3.1. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu : 9
1.3.2. Phương pháp thẩm định theo trình tự 10
1.3.3. Phương pháp thẩm định dự án dựa trên việc phân tích độ nhạy cảm của dự án : 10
1.4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư 11
1.4.1. Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu đầu tư của dự án 11
1.4.2. Thẩm định nội dung tài chính của dự án : 12
1.4.3. Thẩm định về khả năng trả nợ cho ngân hàng. 19
1.4.4. Phương pháp SWOT 20
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư 24
1.5.1. Nhân tố chủ quan : 24
1.5.2. Nhân tố khách quan 26
Chương 2- Thực trạng vấn đề thẩm định dự án đầu tư của NHN0 & PTNT Hà nội 28
2.1Tổng quan về NHN0 & PTNT Hà nội 28
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 28
2.1.2. Chức năng,nhiệm vụ của NHNo & PTNT Hà nội 29
2.1.3. Cơ cấu tổ chức 31
2.1.4 Nhiệm vụ của các phòng ban 35
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh năm 2001 - 2002 và kế hoạch kinh doanh năm 2003 36
2.2. Thực tế về vấn đề thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn tại NHN0 & PTNT Hà nội. 39
2.2.1. Minh hoạ về quá trình thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn tại NHN0 & PTNT Hà nội 39
2.3 Đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định tại NHN0 & PTNT Hà nội 39
2.3.1. Một số thành tựu đạt được 39
2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động thẩm định 39
2.3.3. Những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trên 39
Chương 3- Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trung va dài hạn tại NHN0 & PTNT Hà nội 39
3.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn tại NHN0 & PTNT Hà nội 39
3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn. 39
Kết luận 39
Tài liệu tham khảo 39
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo,thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt nam.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt nam giao.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
* Giám đốc :
- Giám đốc NHN0 & PTNT Hà nội do chủ tịch hội đồng quản trị NHN0 & PTNT Việt Nam bổ nhiệm, là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động Ngân hàng
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc :
+ Trực tiếp tổ chức điều hành hoạt động của chi nhánh ;chỉ đạo, điều hành theo phân cấp uỷ quyền của NHN0 Việt nam đối với các chi nhánh NHN0 & PTNT trực thuộc trên địa bàn
+ Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo uỷ quyền của Tổng giám đốc NHN0 & PTNT về các mặt nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh ; Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc NHN0 & PTNT Việt nam về các quyết định của mình.
+ Quy định nhiệm vụ, nội dung làm việc cho các phòng nghiệp vụ.
+ Đề nghị Tổng giám đốc NHN0 Việt nam :
Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các chi nhánh NHN0 & PTNT loại III trực thuộc trên địa bàn.
Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh phó giám đốc, trưởng phòng kế toán, kiểm tra trưởng các chi nhánh NHN0 & PTNT loại I, II.
+ Quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ và đào tạo.
+ Ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản và hợp đồng khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng theo quy định.
+ Đại diện Tổng giám đốc NHN0 Việt nam khởi kiện, công chứng, giải quyết tranh chấp tham gia tố tụng trước toà án....
* Phó Giám đốc :
- Giúp việc cho Giám đốc là hai Phó Giám đốc, do Tổng giám đốc NHN0 & PTNT Việt nam quyết định bổ nhiệm.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Giám đốc :
+ Thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc vắng mặt và báo cáo lại kết quả công việc khi Giám đốc có mặt tại đơn vị.
- Giúp Giám đốc chỉ đạo,điều hành một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các quyết định của mình.
- Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ về chế độ thủ trưởng.
* Hội đồng tín dụng :
NHN0 & PTNT Hà nội thành lập Hội đồng tín dụng với nhiệm vụ xem xét việc giải trình của các thành viên, kiểm soát trước về mặt pháp lý của dự án và tham gia ý kiến để Giám đốc ra quyết định đối với :
+ Các dự án vay vốn trong và ngoài nước
+ Các dự án đầu tư (cả nội tệ và ngoại tệ) vượt quyền phán quyết
+ Các dự án thí điểm
+ Bảo lãnh khách hàng
+ Phân loại khách hàng
Thành phần của Hội đồng tín dụng
- Các thành viên cố định :
+ Giám đốc chi nhánh làm Chủ tịch Hội đồng tín dụng
+ Phó giám đốc phụ trách tín dụng
+ Trưởng phòng Kinh doanh trực tiếp thẩm định dự án
+ Trưởng phòng Kế toán
+ Trưởng phòng Ngân quỹ
+ Trưởng phòng Kế hoạch
+ Cán bộ trực tiếp làm công tác thông tin phòng ngừa rủi ro
- Thư ký Hội đồng tín dụng
Việc thành lập Hội đồng tín dụng đã góp phần nâng cao độ an toàn trong quá trình cấp tín dụng của Ngân hàng cũng như chất lượng tín dụng
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng Kiểm soát
Phòng Ngân qũy
Phòng Kế toán
Phòng Thanh toán quốc tế
Phòng Kinh doanh
Phòng Hành chính nhân sự
Phòng Kế hoạch
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI
2.1.4 Nhiệm vụ của các phòng ban
* Phòng Kế hoạch
- Nghiên cứu,đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn trên địa bàn thành phố Hà nội
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHN0 & PTNT Việt nam.
- Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh NHN0 & PTNT trên địa bàn
- Cân đối nguồn vốn,sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh NHN0 & PTNT trên địa bàn
- Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm và dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết
- Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng
* Phòng Hành chính nhân sự
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc phê duyệt
- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh NHN0 & PTNT trực thuộc. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc.
- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh
- Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHN0 & PTNT Việt nam.
- Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc,công tác tại chi nhánh.
- Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh.
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo chi nhánh.
- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định.
- Quy định lề lối làm việc trong đơn vị và xây dựng mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn,chi nhánh trực thuộc trên địa bàn
- Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước.
- Đề xuất hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, ngành ngân hàng trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm,khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHN0 & PTNT Việt nam
- Quản lý hồ sơ của cán bộ thuộc chi nhánh và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước và của ngành ngân hàng
- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh
- Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề
* Phòng thanh toán quốc tế
- Thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT
- Chuyển tiền với nước ngoài (bao gồm cả chuyển tiền đi và chuyển tiền đến)
- Thanh toán biên giới
* Phòng kinh doanh
- Nghiên cứu,xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng,phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín, sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu
- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kỹ thuật, danh mục khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền
- Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHN0 & PTNT cấp trên theo phân cấp uỷ quyền
- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong và ngoài nước. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, Ngành và các Tổ chức kinh tế, Cá nhân trong và ngoài nước.
- Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục
- Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
- Tổng hợp, báo cáo, kiểm tra chuyên đề theo quy định.
* Phòng Kế toán
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHN0 & PTNT Việt nam.
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHN0 & PTNT trên địa bàn trình NHN0 & PTNT Việt nam phê duyệt.
- Tổng hợp,lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước, bao gồm các bộ phận thanh toán qua ngân hàng bằng nội tệ, thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng
- Quản lý,sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định chung
* Phòng Ngân quỹ
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHN0 & PTNT Việt nam
- Thực hiện các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo quy định.
Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định
* Phòng kiểm soát
- Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh NHN0 & PTNT trực thuộc trên địa bàn.
- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật, NHN0 & PTNT Việt nam.
- Giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt nam về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
- Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, báo cáo cân đố kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về chính sách kế toán.
- Báo cáo Giám đốc kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm, tồn tại.
- Giải quyết đơn thư, khiếu tốn liên quan đến hoạt động của chi nhánh và các chi nhánh trực thuộc trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Giám đốc chi nhánh.
-Làm đầu mối trong việc kiểm toán độc lập,thanh tra, kiểm soát của ngành Ngân hàng và các cơ quan pháp luật khác đến làm việc với chi nhánh
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh năm 2001 - 2002 và kế hoạch kinh doanh năm 2003
* Tình hình Kinh tế - Chính trị -tín dụng trên địa bàn Hà nội
Năm 2002 tình hình kinh tế thủ đô có sự tăng trưởng cao so với năm 2001 : giá trị sản xuất công nghiệp tăng 25,7%,thương nghiệp dịch vụ tăng 11%,kim ngạch xuất khẩu tăng 8%,nhập khẩu tăng 10,4 %, tình hình kinh tế tăng trưởng cộng với tình hình chính trị ổn định đã tạo đà phát triển mạnh cho các thành phần kinh tế nói chung và cho các Doanh nghiệp nói riêng.Hà nội hình thành nhiều khu công nghiệp, thúc đẩy các Doanh nghiệp tích cực đầu tư,đổi mới máy móc công nghệ,phát triển sản xuất kinh doanh.Những yếu tố đó đã ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn.Hiện nay,Hà nội có hơn 70 chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh, thương mại cổ phần,ngân hàng nước ngoài cùng hoạt động.
Năm 2002,Ngân hàng Nhà nước Việt nam tiếp tục thực hiện cải cách hệ thống ngân hàng, các ngân hàng thương mại quốc doanh đã xây dựng đề án cơ cấu lại ngân hàng trong đó có NHN0& PTNT Việt nam.Đề án xử lý nợ của các ngân hàng thương mại quốc doanh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. NHN0& PTNT Hà nội đã xây dựng,được NHN0& PTNT Việt nam phê duyệt và giao thực hiện đề án phát triển ngân hàng trên địa bàn Thủ đô giai đoạn năm 2002 -2005.
Tình hình tiền tệ - tín dụng trong năm qua không có biến động lớn nhưng nói chung sang năm 2002 sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà nội về tín dụng không khốc liệt như năm 2001,các ngân hàng đã thấy được mặt tiêu cực của việc cạnh tranh không lành mạnh như về lãi suất cho vay thấp đã bắt đầu bắt tay nhau cùng phát triển, các ngân hàng đã có nhiều dự án đồng tài trợ để cùng chia sẻ rủi ro và nguồn vốn cho vay do đó đã có sự hợp tác nhất định để cùng phát triển.Trước tình hình đó, NHN0& PTNT Hà nội đã có những chính sách để nâng cao vị thế của mình.Tận dụng được lợi thế về mạng lưới rộng, có trụ sở đặt tại tất cả các quận nội thành, NHN0& PTNT Hà nội đã mở rộng được phạm vi hoạt động,đưa ra những chính sách khách quan nhằm khuyến khích các đơn vị vay vốn lớn, làm ăn có hiệu quả về mở tài khoản và đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng trên cơ sở các chính sách của NHNN và NHN0& PTNT Việt nam. Chính sách khách hàng luôn thay đổi phù hợp vơí cơ chế thị trường, đổi mới phong cách phục vụ nhằm giữ khách hàng cũ, khách hàng truyền thống và mở rộng quan hệ với khách hàng mới. Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng,giảm chi phí thanh toán,phục vụ chứng từ giao dịch trực tiếp và thu tiền mặt tại đơn vị, cải tiến thủ tục bảo lãnh,thủ tục vay nhằm thuận tiện cho khách hàng mà vẫn đảm bảo an toàn vốn tín dụng.Năm 2002 NHN0& PTNT Hà nội đã hoàn thành chỉ tiêu tín dụng được NHN0& PTNT Việt nam giao.
* Kết quả hoạt động tín dụng năm 2002
a/ Số liệu tổng thể về cho vay, thu nợ và dư nợ
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Đến 31/12/01
Đến 31/12/02
Tăng giảm
Tuyệt đối
%
Doanh số cho vay
3.424.007
4.193.504
+ 769.402
+ 22,5
Doanh số thu nợ
3.668.286
3.761.945
+ 93.659
+ 2,6
Dư nợ(loại Khoanh,Ráp)
1.571.150
2.002.709
+ 431.559
+ 27,5
Nợ quá hạn
Tỷ lệ quá hạn (%)
40.384
2,57
56.405
2,86
+ 16.021
+ 39,67
Tốc độ tăng giảm so với đầu năm :
Doanh số cho vay tăng so với đầu năm 769.497 triệu đồng, đạt tỷ lệ 122,5%
Doanh số thu nợ tăng 93.659 triệu đồng so với đầu năm,đạt tỷ lệ 102,6%
Dư nợ tăng 431.559 triệu đồng so với đầu năm,đạt tỷ lệ 127,5%
b/Cơ cấu đầu tư:
Dư nợ theo ngành kinh tế:
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Đến 31/12/01
Đến 31/12/02
tăng giảm so với năm 2001
Tuyệt đối
%
1.Ngành công nghiệp
361.558
574.379
+ 212.821
+ 58,83
2.Ngành nông nghiệp
424.437
456.880
+ 32.443
+ 7,6
3.Ngành thương mại - dịch vụ
188.639
247.502
+ 58.836
+ 31,2
4.Ngành lâm nghiệp
15.719
16.719
+ 1.000
+ 6,4
5.Ngành khác
580.797
707.229
+ 126.432
+ 21.8
Tổng cộng
1.571.150
2.002.709
+ 431.559
+ 27,5
Dư nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Đến 31/12/01
Đến 31/12/02
Tăng giảm so với năm 2001
Tuyệt đối
%
1. Doanh nghiệp quốc doanh
1.264.440
1.308.372
+ 43.932
+ 3,5
2.Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
161.149
405.553
+ 244.404
+ 151,7
3.Hộ sản xuất
48.904
127.097
+ 78.193
+ 159,9
4.Cho vay khác
96.657
161.687
+ 65.030
+ 67,3
Tổng cộng
1.571.150
2.002.709
+ 431.559
+ 27,5
Dư nợ phân theo loại cho vay :
Đơn vị : triệu đồng
Loại cho vay
Đến 31/12/01
Đến 31/12/02
tăng giảm so với năm 2001
Tuyệt đối
%
1.Tín dụng thương mại
1.569.603
2.002.307
+ 432.704
+ 27,6
2.Tín dụng chỉ định,chính sách
1.547
402
- 1.145
- 74
Tổng cộng
1.571.150
2.002.709
+ 431.559
+ 27,5
Dư nợ phân theo thời hạn cho vay :
Đơn vị : triệu đồng
Thời hạn cho vay
Đến 31/12/01
Đến 31/12/02
tăng giảm so với năm 2001
Tuyệt đối
%
1.Ngắn hạn
1.109.269
1.258.545
149.276
+ 13,5
2.Trung hạn
275.952
464.517
188.565
+ 68,3
3.Dài hạn
185.929
279.647
93.718
+ 50,4
Tổng cộng
1.571.150
2.002.709
+ 431.559
+ 27,5
c/ Chất lượng tín dụng :
- Số quá hạn phát sinh và thu nợ trong năm:
+ Dư nợ quá hạn đầu năm : 40.384 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 2,57% trên tổng dư nợ
+ Nợ quá hạn phát sinh trong năm : 107.157 trđ
+ Số nợ quá hạn đã thu hồi và xử lý trong năm : 91.136 trđ
Trong đó : + Nợ quá hạn thực thu trong năm : 31.179 trđ
+ Nợ quá hạn được xử lý bằng cơ chế chính sách : 59.957 trđ
- Nợ quá hạn đến 31/12/02 : 56.405 trđ, chiếm 2,86% tổng dư nợ.
+ Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế :
Doanh nghiệp Nhà nước : 46.656 triệu đồng,chiếm 82 % tổng nợ quá hạn,tỷ lệ nợ quá hạn :3,6%
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh : 9.293 trđ,chiếm 16,5% tổng nợ quá hạn,tỷ lệ nợ quá hạn 2,3 %
Hộ sản xuất :103 trđ, chiếm 0,2% tổng nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn :0,08%
Cho vay khác :353 triệu đồng, chiếm 0,6% tổng nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn : 0,2%
+ Nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay :
Ngắn hạn : 40.377 trđ, chiếm 71,6% tổng nợ quá hạn,tỷ lệ nợ quá hạn là 3,2%
Trung hạn : 16.028 trđ. chiếm 28,4% tổng nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn : 3,5%
Dài hạn : 0
+ Nợ quá hạn phân theo thời gian :
Quá hạn dưới 180 ngày : 45.274 trđ. chiếm 80,3% tổng nợ quá hạn
Quá hạn từ 180->360 ngày :4.852 trđ,chiếm 8,6% tổng nợ quá hạn
Quá hạn trên 360 ngày : 6.279 trđ. chiếm 11,1% tổng nợ quá hạn.
- Nợ khoanh
Nợ khoanh đến 31/12/02 :289.265
- Đánh giá chất lượng tín dụng
+ Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng :
Tại NHN0 & PTNT Hà nội,nợ qúa hạn phát sinh trong năm 2002 là 107.157 trđ,hầu hết là chuyển nợ quá hạn của những món vay của những năm trước, đã được gia hạn nợ,giãn nợ nay đã hết thời hạn như Công ty thương mại Du lịch và Dịch vụ hàng không 14.160 trđ,Công ty kinh doanh và sản xuất vật tư hàng hoá 23.415 trđ, Công ty thương mại Lâm sản Hà nội 15.552 trđ,Tổng công ty Xây dựng N0 & PTNT 5.379 trđ, Tổng công ty Da Giầy 7.281 trđ và một số đơn vị khác.
Với phương châm thu hút những khách hàng lớn,tài chính lành mạnh,làm ăn có hiệu quả,có khả năng trả nợ để đầu tư và loại dần những khách hàng làm ăn kém hiệu quả, chụp giật, vì vậy trong năm 2002, chất lượng tín dụng năm 2002 của NHN0 & PTNT Hà nội đã tăng lên rõ rệt.Hầu hết các món vay trong năm 2001, 2002 đều thu nợ được.Nợ quá hạn của những món vay mới phát sinh rất ít và đều thu được.
Tuy nhiên, với những món cho vay từ những năm trước,khả năng thu hồi nợ quá hạn gặp rất nhiều khó khăn do các đơn vị có nợ quá hạn loại này làm ăn cầm chừng,thua lỗ, vật tư đảm bảo cho các món vay hầu hết là hàng tồn đọng lâu ngày.Một số doanh nghiệp do cơ chế, chính sách thay đổi dẫn đến khả năng trả nợ khó khăn vì không có nguồn thu.Vì vậy, đối với Doanh nghiệp này,nguồn thu chủ yếu là dựa vào việc xử lý tài sản thế chấp.Tuy nhiện,hiện nay việc xử lý tài sản thế chấp gặp rất nhiều khó khăn, không phải một sớm một chiều mà giải quyết xong mà cần phải có sự tác động, ủng hộ, giúp đỡ của nhiều cấp, nhiều ngành.
Về nợ qúa hạn và nợ đã xử lý rủi ro : Giao chỉ tiêu thu nợ qúa hạn, nợ rủi ro và tiềm ẩn rủi ro cho cán bộ tín dụng.
/ Nợ quá hạn đã xử lý rủi ro từ những năm trước chuyển sang : 54.909 trđ
/ Nợ qúa hạn đã xử lý rủi ro trong năm :59.957 trđ
/ Thu nợ quá hạn đã xử lý rủi ro trong năm :7300 trđ
/ Nợ quá hạn đã xử lý rủi ro còn lại đến cuối năm : 109.508 trđ
d/ Thực trạng dư nợ các thành phần kinh tế :
- Tín dụng doanh nghiệp nhà nước :
+ Năm 2002 bên cạnh việc giữ ổn định số khách hàng hiện có, NHN0 & PTNT Hà nội đã thu hút được một số khách hàng mới về mở tài khoản và có quan hệ tín dụng lớn như Unimex,Intimex.Hiện tại, số Doanh nghiệp Nhà nước có quan hệ tín dụng với NHN0 & PTNT Hà nội là 120 đơn vị, chiếm tỷ trọng 68 % trên tổng dư nợ.
+ Hầu hết các Doanh nghiệp Nhà nước đang có quan hệ tín dụng thường xuyên với NHN0 & PTNT Hà nội đều làm ăn có hiệu quả, có khẳ năng trả nợ, trả lãi.Bên cạnh đó, một số ít doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả,kinh doanh thua lỗ từ các năm trước.Khả năng thu nợ,thu lãi khó khăn như :
Công ty xây lắp và vật tư xây dựng I
Công ty Thương mại Du lịch và Dịch vụ hàng không
Công ty phát triển khoáng sản.
- Tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc doanh :
+ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện có quan hệ vay vốn tại NHN0 & PTNT Hà nội là 185 đơn vị (nếu tính cả quan hệ tiền gửi là 200 đơn vị ), dư nợ đạt 405.553 trđ, chiếm 20,3% trên tổng dư nợ. Mức tăng trưởng dư nợ là 244.404 trđ, tăng 151,7% so với năm 2001.
+ Tín dụng khu vực này còn chưa được mở rộng tương xứng với tiềm năng vì tình hình cấp giấy tờ sở hữu nhà đất của Thành phố rất chậm, việc đảm bảo tiền vay bị hạn chế (trong tiềm thức của cán bộ đối với bộ phận doanh nghiệp ngoài quốc doanh không được xếp loại doanh nghiệp để dùng hình thức tín chấp vay như những doanh nghiệp nhà nước mà phải có tài sản đảm bảo ).
+ Để mở rộng được dư nợ ở bộ phận này, cần thay đổi được tiềm thức trong cán bộ ngân hàng, cơ chế cho vay không nên phân biệt giữa các doanh nghiệp,quyết toán tài chính của doanh nghiệp cần phải có kiểm toán.
- Tín dụng ngoại tệ :
Trong năm 2002, NHN0 & PTNT Hà nội đã đáp ứng đầy đủ nguồn ngoại tệ cho khách hàng để thanh toán hàng nhập khẩu.Cho vay đảm bảo đúng quy định về cho vay và quản lý ngoại hối của NHNN và NHN0 & PTNT Việt nam.Ngân hàng đã mở rộng cho khách hàng hơn về loại tiền cho vay như JPY,EURO do vậy đã phát huy được hiệu quả trong đầu tư tín dụng. Trong quá trình cho vay, ngân hàng cũng đã tham mưu nhiều cho khách hàng về các thủ tục mở L/C, thanh toán quốc tế,các điều kiện để ký hợp đồng ngoại tệ nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng cũng như ngân hàng khi cho vay xuất, nhập khẩu.
- Nghiệp vụ bảo lãnh
NHN0 & PTNT Hà nội đã thực hiện hơn 1000 món bảo lãnh,hầu như là các món bảo lãnh của nghành xây dựng,bảo lãnh dự thầu,thực hiện hợp đồng và bảo lãnh công trình,bảo lãnh hoàn thanh toán. Ngân hàng NHN0 & PTNT Hà nội đã xây dựng hạn mức bảo lãnh cho các đơn vị có nhu cầu bảo lãnh thường xuyên,góp phần làm cho thủ tục cấp bảo lãnh được nhanh chóng, thuận tiện nhưng vẫn bảo đảm đúng chế độ . Số dư bảo lãnh ước đến 31/12/02 là 90.000 trđ, thu được phí dịch vụ là 500 trđ. Trong năm không có món bảo lãnh nào phải cho vay bắt buộc.
- Kinh doanh ngoại tệ :
Trong năm qua, NHN0 & PTNT Việt nam đã thay đổi cơ chế mua bán ngoại tệ trong hệ thống do đó cũng tạo điều kiện cho các chi nhánh trong việc tạo nguồn ngoại tệ phục vụ khách hàng. NHN0 & PTNT Hà nội đã tìm mọi biện pháp khơi nguồn ngoại tệ từ các ngân hàng khác để phục vụ khách hàng thông qua các nghiệp vụ như hoán đổi, giao ngay, đó cũng là yếu tố quyết định trong cạnh tranh. Từ trạng thái ngoại tệ âm sang trạng thái ngoại tệ dương là một cố gắng rất lớn của bộ phận kinh doanh ngoại tệ.Qua đó, NHN0 & PTNT Hà nội đã giữ được khách hàng uy tín, truyền thống và đã mời được một số doanh nghiệp mới làm ăn có hiệu quả về đặt quan hệ tín dụng.
Chỉ tiêu
USD
EUR
JPY
Doanh số mua
108.857.216
15.603.837
692.189.312
Doanh số bán
100.442.661
15.666.865
692.929.430
- Cho vay đồng tài trợ :
Hiện NHN0 & PTNT Hà nội cho vay đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư với dự án Kính nổi Bình Dương của Công ty Sứ Thanh Trì với tổng số tiền hơn 262 tỷ đồng.
e/ Định hướng và giải pháp hoạt động tín dụng năm 2003
- Mục tiêu định hướng hoạt động tín dụng 2003
Căn cứ vào định hướng kinh doanh năm 2003 của Hội đồng quản trị NHN0 & PTNT Việt nam và kế hoạch kinh doanh năm 2003 của NHN0 & PTNT Hà nội đã được Tổng giám đốc giao kế hoạch,từ thực tế kinh doanh năm 2002, phòng kinh doanh xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2003 như sau :
+ Dư nợ cuối năm đạt 2600 tỷ đồng,tăng trưởng 30% so với năm 2002
+ Dư nợ ngắn hạn đạt 1600 tỷ đồng, chiếm 61,5 % tổng dư nợ, tăng trưởng 27,1% so với năm 2002
+ Dư nợ trung và dài hạn đạt 1000 tỷ đồng,chiếm 38,5% tổng dư nợ,tăng trưởng 34% so với năm 2002.
+ Nợ qúa hạn khống chế ở mức 70 tỷ đồng đảm bảo tỷ lệ dưới 3 % trên tổng dư nợ.
+ Trích rủi ro năm 2003 : từ 60 - 65 tỷ để xử lý rủi ro các khoản nợ quá hạn và nợ tiềm ẩn rủi ro,phấn đấu hết năm 2003 NHN0 & PTNT Hà nội không còn nợ quá hạn khó thu và nợ tiềm ẩn rủi ro.
+ Xử lý rủi ro cả năm : phấn đấu xử lý 55 tỷ đồng
+ Thu nợ rủi ro phấn đấu đạt 50 tỷ đồng trên cơ sở xử lý tài sản của một số đơn vị
+ Mua bán ngoại tệ (USD) : đạt 120 triệu USD tăng 12tr USD so với năm 2002
+ Tỷ lệ thu lãi : đạt > 95 %lãi phải thu
- Về đầu tư tín dụng
STT
Chỉ tiêu
Thực hiện năm 2002
Kế hoạch năm 2003
Tăng giảm so với kế hoạch
Số tiền
%,+,-
TỔNG DƯ NỢ
2.003
2.600
+ 600
+ 30
1
Dư nợ phân theo thời hạn cho vay
-
Cho vay ngăn hạn
1.259
1.600
+ 342
+27,1
-
Cho vay trung hạn
465
600
+ 136
+ 30
-
Cho vay dài hạn
279
400
+ 121
+ 43,3
2
Dư nợ theo thành phần kinh tế
-
Cho vay DNNN
1.308
1.610
+ 302
+ 23
-
Cho vay DN ngoài quốc doanh
402
600
+ 199
+ 50
-
Cho vay Hợp tác xã
4
10
+ 6
+ 150
-
Cho vay Hộ sản xuất
127
180
+ 53
+ 41,7
-
Cho vay khác
262
200
+ 300
+ 24,2
3
Nợ quá hạn
56,4
70
+ 13,6
+ 24,1
* Các giải pháp để thực hiện :
+ Đối với công tác khách hàng - mở rộng tín dụng
Đi sâu nắm tình hình sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn như cổ phần hoá,giải thể,sáp nhập... để xem xét định hướng đầu tư, đầu tư vào Doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn tốt, đảm bảo đủ thủ tục.
Mở rộng đồng tài trợ các dự án có hiệu quả với các ngân hàng bạn để giảm thiểu rủi ro và tăng trưởng tín dụng, chuyển dần sang đầu tư trung và dài hạn, các dự án đồng tài trợ để chia sẻ rủi ro.
Sáu tháng một lần tiến hành phân loại khách hàng theo những tiêu thức cụ thể của NHN0 & PTNT Việt nam, phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá khách hàng đúng thực chất để từ đó có những chính sách tín dụng đối với từng nhóm khách hàng.
Mở rộng và chú trọng đầu tư cho vay Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân có hiệu quả , đảm bảo đủ điều kiện vay vốn, mở rộng cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên của các cơ quan làm ăn có hiệu quả, thu nhập ổn định, phấn đấu tăng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh lên 50% cuối năm 2003 để từ đó tăng lãi suất đầu ra, đảm bảo an toàn vốn.
Áp dụng linh hoạt cơ chế lãi suất cho vay,phí bảo lãnh
Tiếp tục giữ quan hệ tốt vơi khách hàng truyền thống,có uy tín đồng thời mở thêm quan hệ với khách hàng mới làm ăn có hiệu quả, vay vốn lớn thuộc các Tổng công ty.
+ Đối với công tác tín dụng
Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ quá hạn phát sinh mới,bằng các biện pháp như : hạn chế và loại dần việc đầu tư các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả,thẩm định chắc chắn các món vay phát sinh,thường xuyên kiểm tra, kiểm soát trước,trong và sau khi cho vay.Một món vay phải kiểm soát sau nhiều lần để nắm tình hình biến động tiền hàng và có hướng thu nợ, xử lý kịp thời khi có chiều hướng xấu.
Thực hiện đầy đủ các quy trình cho vay theo đúng văn bản chế độ tín dụng của ngành cũng như hướng dẫn của NHN0 & PTNT Việt nam
Nâng cao chất lượng thẩm định cho cán bộ tín dụng
Thay đổi cơ cấu đầu tư,tăng tỷ trọng đầu tư trung và dài hạn,cân đối giữa đầu tư các thành phần kinh tế
Hàng năm tổ chức 2 đợt kiểm tra chuyên đề tín dụng đối với trung tâm và các chi nhánh, có thể kết hợp với phòng Kiểm soát.
Lưu giữ hồ sơ tín d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trung & dài hạn tại Ngân Hàng NN &PTNT Hà Nội.doc