MỤC LỤC
CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 3
1.1.1. Khái niệm và bản chất TDNH 3
1.2. VAI TRÒ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 5
1.2.1. Khái niệm và vai trò DNNN trong nền kinh tế thị trường 6
1.2.2 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước 8
1.2.3. Tín dụng NH vối dnnn 11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNNN TẠI NHCT SÔNG NHUỆ 14
2.1. Khái quát hình thành và phát triển của NHCT Sông Nhuệ chii nhánhTỉnh Hà Tây 14
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của NHCT Sông Nhuệ. 14
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng công thương Sông Nhuệ 15
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động của NHCT Sông Nhuệ chi nhánh tỉnh Hà Tây. 17
2.2. Thực trạng tín dụng đối với các DNNN tại NHCT
Sông Nhuệ 21
2.2.1. Đặc điểm các DNNN trên địa bàn Hà Tây. 21
2.2.2. Thực trạng tín dụng đối với các DNNN tại NHCT
Sông Nhuệ 23
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯƠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI VÁC DNNN TẠI NHCT SÔNGNHUỆ CHI NHÁNH TỈNH HÀ TÂY 30
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của NHCT Sông nhuệ trong thời gian tới 30
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tín dụng DNNN tại NHCT Sông nhuệ 31
3.2.1. Về công tác huy động vốn. 31
3.2.2. Về công tác tín dụng đối với DNNN. 32
3.2.3. Quản trị điều hành 35
3.3. Kiến nghị 37
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 37
3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước 38
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1660 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các Doanh nghiệp nhà nước tại Ngân hàng công thương Sông Nhuệ chi nhánh tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NNN chủ lực. , chiếm trên 25% tổng dư nợ của toàn ngành NH đối với nền kinh tế. Tập trung vào những ngành kinh tế mũi nhọn như sản xuất kinh doanh lương thực thực phẩm, kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất xi măng, cà phê.. Trong thời gian gần đây, NH đã tăng tỷ trọng vốn cho vay trung dài hạn để đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới thiết bị sản xuất…Ngoài các khoản vốn huy động trong nước, các Ngân hàng còn đứng ra bảo lãnh cho các DNNN vay vốn nước ngoài. Số vốn bảo lãnh ước tính năm 2002 là 760 triệu USD, chủ yếu là nhập khẩu những mặt hàng cần thiết và đầu tư đổi mới thiết bị. Mặc dù vậy nổi cộm một số vấn đề sau:
Thứ nhất, DNNN có vốn được cấp quá nhỏ, theo quy chế cho vay thì doanh nghiệp không thể vay vốn NH gấp nhiều lần vốn tự có. Do đó, đây cũng là khó khăn của Ngân hàng trong quá trình cung cấp tín dụng cho các DNNN.
Thứ hai, sự yếu kém trong quản lý tình hình tài chính và sự lạc hậu trong công nghệ đã dẫn một số các DNNNtới sự thua lỗ hàng hoá nên các Ngân hàng thương mại còn "ngần ngại" trong quá trình cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó tình trạng nợ quá hạn và nợ khó đòi của các DNNN ngày càng tăng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trở ngại trong quan hệ tín dụng giữa DNNN với ngân hàng. Mặc dù đứng trước những khó khăn đó song ngành ngân hàng vẫn xác định tiếp tục tập trung đầu tư vốn cho các DNNN thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, Ngân hàng cũng nỗ lực khai thác thêm nguồn vốn từ bên ngoài qua việc bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư vào thực hiện các dự án trọng điểm của Nhà nước, cùng với các DNNN trong việc thiết kế xây dựng các dựe án kinh tế để đảm bảo việc đầu tư đúng hiệu quả.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CHO VAY VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNNN TẠI NHCT SÔNG NHUỆ
2.1. Khái quát hình thành và phát triển của NHCT Sông Nhuệ chii nhánhTỉnh Hà Tây
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của NHCT Sông Nhuệ.
* Hoàn Cảnh ra đời và sự phát triển
Trước đây hệ thống NH của nước ta là một cấp chỉ có NHNN, NHNT và NHĐT & PT. Nghị định 53/CP của Chính phủ đã cho phép thành lập các Ngân hàng chuyên doanh. Hệ thống Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ra đời. Từ năm 1988 đến nay, nước ta đã tồn tại nhiều NH nhưng có bốn NHTM lớn nhất đó là các NHTM Quốc doanh: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, với vai trò là động lực cho sự phát triển, hệ thống NH Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực căn bản đó là chuyển từ hệ thống NH một cấp sang hệ thống NH hai cấp. Trong đó.
+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tư cách là Ngân hàng của các Ngân hàng, cùng với chi nhánh ở các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thực hiện các chức năng về quản lý Nhà nước thông qua các công cụ chính sách về tiền tệ tín dụng.
+ Các NHTM bao gồm Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, các hợp tác xã tín dụng… Chuyên doanh trên n hiều lĩnh vực hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập. Như vậy, trong hệ thống Ngân hàng hai cấp đã phân chia rõ vai trò nhiệm vụ của các Ngân hàng. Đó là nhiệm vụ quản lý hê thống tài chính, tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và nhiệm vụ kinh doanh của Ngân hàng thượng mại, tránh được sự xen kẽ, chồng chéo vai trò nhiệm vụ của nhau,
Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ chi nhánh Tỉnh Hà Tây là một chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam có trụ sở chính đặt tại Thị Xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, thành lập từ tháng 2 - 2001 với nhiệm vụ huy động vốn trong xã hội và thực hiện những dịch vụ Ngân hàng nhằm mục đích thu lợi nhuận, ổn định và phát triển kinh tế trong vùng.
NHCT Sông Nhuệ chi nhánh Tỉnh Hà Tây là một thành viên thuộc NHCT Việt Nam hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ NH đối với mọi thành phần kinh tế mà chủ yếu là ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ, du lịch, xây dựng cơ bản… Trong giai đoạn đầu, Ngân hàng gặp nhiều khó khăn như: Số lượng KH mở tài khoản và có quan hệ tín dụng còn chưa nhiều, khả năng thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế còn chưa cao, chất lượng tín dụng còn thấp.
Nhận rõ điều đó, Ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên Sông Nhuệ đã học hỏi kinh nghiệm của các NH khác nhằm khắc phục những mặt chưa đạt được, tận dụng các lợi thế về vốn, về KHKT của toàn hệ thống, về lợi thế nằm ngay tại thị xã Hà Đông, nơi tập trung phần lớn các doanh nghiệp và cơ quan đầu não của chính quyền địa phương, cách không xa Hà Nội - Trung tâm KT - VH - CT của cả nước, tìm được hướng phát triển phù hợp từ đó có những bước đột phá quan trọng trong hoạt động kinh doanh và đứng vững trong cơ chế thị trường.
Khác hẳn với đó các NH khác NHCT Sông Nhuệ không có chi nhánh ở các huyện.
Tính đến thời điểm hiện nay tháng 5 -2005 NHCT sông Nhuệ có tất cả.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng công thương Sông Nhuệ
Bộ máy tổ chức của NHCT Sông Nhuệ được áp dụng theo phương thức quản lý trực tuyến, tức là giám đốc quản lý.
Các phòng ban
Sơ đồ bộ máy tổ chức của NHCT sông Nhuệ
Giám đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kinh doanh
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng kế toán tài chính
Quỹ tiết kiệm
Giám đốc bao gồm: Giám đốc và 1phó giám đốc.
Ban Giám đốc trực tiếp và quyết định thi hành, quản lý hoạt động của tất cả các phòng ban trong chi nhánh. Giám đốc là người trực tiếp ra quyết định kinh doanh, ký các văn bản, các hợp đồng liên quan đến hoạt động của NHCT Sông Nhuệ.
Với tổng số công nhân viên toàn chi nhánh NHCT Sông Nhuệ hiện nay là 48 người.
a. Phòng tổ chức hành chính
Có chức năng tham mưu cho giám đốc các lĩnh vực như tổ chức, đào tạo, tuyển dụng cán bộ, công tác quản lý lao động tiền lương, công tác văn phòng tổng hợp thi đua khen thưởng công tác hành chính quản trị.
b. Phòng kinh doanh
Phòng gồm 2 bộ phận: Đó là bộ phận làm thống kê tổng hợp thông tin phòng ngừa rủi ro và bộ phận làm công tác tín dụng chức năng của phòng là làm tham mưu cho giám đốc.
Về việc xây dựng chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh hàng năm, quý, tháng của NH. Cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro, quản lý vốn kinh doanh hàng ngày thống kê tổng hợp kết quả kinh doanh hàng thông hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng. Cho vay là nghiệp vụ chủ yếu của phòng kinh doanh. Nhiệm vụ của các cán bộ tín dụng thực hiện việc thu nợ, thu lãi, kiểm tra sử dụng tiền vay, xử lý các món nợ quá hạn khó đòi.
Phòng kế toán tài chính
Phòng có chức năng nhiệm vụ là tổ chức tốt các nghiệp vụ thanh toán, tài chính hạch toán kế toán theo quy định của NHCT Việt Nam nói riêng và theo luật các tổ chực tín dụng nói chung.
d. Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng có chức năng tham mưu cho giám đốc chỉ đạo, điều hành hoạt động ngân quỹ theo quy định quy chế của NHNN Việt Nam. Tổ chức tốt việc thu chi tiền cho khách hàng giao dịch tại trụ sở, đảm bảo an toàn tài ản.
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động của NHCT Sông Nhuệ chi nhánh tỉnh Hà Tây.
* Khái quát tình hình hoạt động của NHCT Sông Nhuệ
Quá trình đổi mới và phát triển của NHCT Sông Nhuệ gắn liền với sự đổi mới của hệ thống NH Việt Nam, là hệ quả của quá trình đổi mới và phát triển kinh tế đất nước do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng và tổ chức thực hiện. Chuyển từ một chi nhánh NHNN sang một chi nhánh NHTM, NHCT Sông Nhuệ đã hoà nhập kịp thời với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Tập thể cán bộ và nhân viên NHCT Sông Nhuệ đã phấn đấu thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao với mục tiêu kinh tế then chốt ổn định, an toàn, hiệu quả và phát triển.
Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, Ngân hàng chú trọng đổi mới trong mọi lĩnh vực hoạt động của mình nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng cao. Trong hoạt động, ngân hàng đã từng bước không những thực hiện tốt các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống mà còn mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh khác.
Cùng trên địa bàn còn có sự cạnh tranh gay gắt từ phía các NHNN & PTNT, NH Đầu tư và phát triển nên NHCT Sông Nhuệ luôn cố gắng tạo lập uy tín tốt với các khách hàng bằng trình độ nghiệp vụ và cơ sở vật chất trang thiết bị của mình. Ngân hàng luôn chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh tiền tệ, không ngừng nâng cao công tác huy động và sử dụng vốn cả về số lượng và khối lượng, thay đổi cơ cấu đầu tư, phục vụ sự phát triển của kinh tế tỉnh Hà Tây nói riêng và sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta nói chung. Có được kết quả như vậy là do trong năm qua, NHNN Việt Nam, NHCT Việt Nam đã có nhiều biện pháp trong quản lý điều hành, có nhiều cởi mở trong cơ chế tín dụng, cùng với sự giúp đỡ của UBND tỉnh Hà tây và các cơ quan có liên quan, đã tạo điều kiện thuận lợi thực hiện tốt những mục tiêu mà NHCT sông Nhuệ đã đặt ra. Những thành tựu ấy thể hiện rất rõ qua một số công tác sau:
.a. Công tác huy động vốn
Đây là một trong hai công tác chính của bất kỳ một Ngân hàng nào. Với tư cách là Trung gian tài chính, Ngân hàng là nơi tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức huy động đa dạng nhằm mục tiêu là xây dựng được nguồn vốn tối ưu vừa đáp ứng nhu cầu tín dụng với một chi phí hợp lý. Ngân hàng chỉ có thể cho vay được khi có nguồn vốn dồi dào do đó nó luôn là điều kiện tiên quyết, là tiền đề của mọi hoạt động kinh doanh tiền tệ trong Ngân hàng. Trong những năm qua, NHCT Sông Nhuệ Tận dụng được lợi thế địa hình… Bên cạnh đó Ngân hàng cũng đã chú trọng tới đổi mới tác phòng làm việc, sử dụng các biện pháp Marketing, đưa ra được cơ cấu lãi suất hợp lý trong quá trình huy động nên đã thu hút khá lớn lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội.
Điều này thể hiện rất rõ qua sự tăng trường mạnh và ổn định của nguồn vốn huy động qua các năm 2002, 2003, 2004.
Bảng1: Tình hình huy động vốn của NHCT Sông Nhuệ.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
1. TG không kỳ hạn
219.883
309.079
527.013
2. TG có kỳ hạn
11.530
9075
21.077
3. TG tiết kiệm 0 KH
18.650
39.054
17.714
4. TG tiết kiệm<12 tháng
85.318
184.945
147.831
5. TG tiết kiệm > 12 tháng
27.550
42.440
44.926
6. Giấy tờ có giá ngắn hạn
80.596
46.802
15.375
7. Giấy tờ có giá dài hạn
11.760
72.000
Tổng
455.287
638.595
728.936
b. Tình hình sử dụng vốn
Bảng 2:Tình hình kinh doanh số cho vay tại NHCT Sông Nhuệ
Năn
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
I Danh số cho vay
184.4403
179.296
286.456
1. Khu vực quốc doanh
94.113
117.254
192.389
2. Khu vực ngoài quốc doanh
90.290
62.042
94.0662
II. Doanh số thu nợ
109.227
162.008
253.902
1. Khu vực quốc doanh
20.733
84.665
165.439
2. Khu vực ngoài quốc doanh
88.494
77.343
88.463
III. Dư nợ cho vay 31/2
151.212
168.500
201.049
1. Khu vực quốc doanh
89.505
122.044
148.994
2. Khu vực ngoài quốc doanh
61.707
46.456
52.005
Khách hàng chủ yếu của NH vẫn luôn là các DNNN, những doanh nghiệp luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, điều này thể hiện rất rõ qua lượng tín dụng cung cấp cho các DNNN chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng doanh số cho vay của NH.
Bảng 3. Tình cho vay vốn của NHCT sông nhuệ phân theo thời gian
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
1. Doanh số cho vay
184.403
179296
286456
Ngắn hạn
96.485
129284
254145
Trung dài hạn
87.918
50012
32306
2. Doanh số thu nợ
109.227
162008
253902
Ngắn hạn
78459
102748
212612
Trung dài hạn
30768
59260
40904
3. Dư nợ cho vay 31/12
151212
168500
201049
Ngắn hạn
56773
83240
124395
Trung dài hạn
94439
85255
76654
Đối với cho vay ngắn hạn, đây là một trong những hoạt động sôi nổi nhất hiện nay trong công tác sử dụng vốn của ngân hàng. Nó phục vụ cho nhu cầu vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp, là nguồn thiết thực đề tài trợ vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp bao thần trong quá trình thi công…
2. Công tác kiểm tra kiểm soát.
Ngân hàng đã tăng cường kiểm tra, rà soát hồ sơ cho vay nhằm đảm bảo tính pháp lý và an toàn tín dụng, trong năm 2004 ngân hàng đã tiến hành kiểm tra 414 hồ sơ tín dụng, qua kiểm tra đã phát hiện một số sai sót và chấn chỉnh kịp thời. Các phòng đã kiểm tra sử dụng tiền vay của 811 món cho vay đạt 90% (một số món cho vay chưa kiểm tra vì mới phát sinh), kết quả sử dụng tiền vay đúng mục đích.
2.2. Thực trạng tín dụng đối với các DNNN tại NHCT Sông Nhuệ
2.2.1. Đặc điểm các DNNN trên địa bàn Hà Tây.
Hà Tây là một tỉnh nằm ở phía tây của Thủ đô Hà Nội, có diện tích 2.192,9 km2 với số dân khoảng 2.393.549 người. Tổng sản phẩm GDP trong tỉnh năm 2003 là 6755 tỷ đồng trong đó thành phần kinh tế QD đóng góp 1.410,7 (tập thểlà 2691 tỷ). DNNN do tỉnh quản lý là 116 đơn vị: 46 đơn vị làm ăn có hiệu quả, 42 trung bình 8 doanh nghiệp còn yếu kém. DNNN do Trung Ương quản lý là 76 đơn vị trong đó có 40 đơn vị làm ăn có hiệu quả, 28 trung bình và 8 doanh nghiệp yếu kém, hàng năm đóng góp cho NSNN khoảng 68,3 tỷ đồng. Thời kỳ trước đổi mới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà tây đều kém hiệu quả, tình trạng lỗ thật lãi giải xuất hiện khá phổ biến. Chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước, Hà Tây đã đạt được nhiều thành tựu cả về kinh tế lẫn xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh nhà, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Bảng 4 - Giá trị sản phẩm tỉnh Hà Tây qua các năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Tổng sản phẩm (GDP)
6.095,8
6.755
7.250
1. Nông nghiệp
2.599,6
2.808
3.102
2. Dịch vụ
1.738,4
1.953
2.018
3.CN & XDCB
1.767,6
1.994
2.230
Nguồn: Niên giám thống kê
Trong những năm vừa qua kinh tế tỉnh Hà Tây đã có nhiều sự thay đổi đáng kể, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng năm 2004 là 7,87% năm 2002 là 7,18% năm 2003 là 13,84. Các ngành đều tăng trưởng ổn định đặc biệt Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của tỉnh. Các công ty, doanh nghiệp, và các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh từng bước hoà nhập, ổn định và phát triển thông qua việc tổ chức lại sản xuất, đổi mới trang thiết bị, đáp ứng nhu cầu thị trường đóng góp vào sự phồn thịnh của tỉnh nhà. Hiểu và vận dụng theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các DNNN tỉnh Hà Tây đã từng bước khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế. Mặc dsù có không ít các doanh nghiệp đã không vượt qua được những khó khăn của chính mình phải giải thể. Song vượt lên trên tất cả là sự phấn đấu không ngừng của các DNNN đã trở thành những đầu tầu trong thế phát triển đi lên của tỉnh nhà. Điều này có thể nhận thấy rõ qua những giá trị kinh tế to lớn mà các DNNN đã đóng góp trong các năm qua.
Hoà mình cùng các thành phần kinh tế khác, các DNNN đã mạnh dạn trong việc vay vốn ngân hàng nhằm đổi mới phương thức sản xuất, trang thiết bị sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh các sản phẩm trên thị trường. Vị trí và vai trò của các DNNN được thể hiện rất rõ qua giá trị sản phẩm đóng góp trong tỷ trọng GDP là rất lớn. Tổng giá trị sản phẩm tăng đều đặn qua các năm, Nếu như năm 2002 đạt 1290,7 tỷ đồng tức là tăng 25,7 tỷ đồng so với năm 2001. Sang đến năm 2005 thì khu vực kinh tế Nhà nước đã đóng góp 1410,7 tỷ đồng tăng 120 tỷ đồng. So với năm 2003 thì giá trị sản phẩm do khu vực này đóng góp tăng 211,6 tỷ đồng. Sự tăng trưởng ổn định là một yếu tố tích cực tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bởi đó là những khách hàng chủ yếu của các Ngân hàng. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các DNNN trong năm 2003 tăng 19,6 tỷ đồng so với năm 2002.
Trong thời kỳ đổi mới, các DNNN ngoài tạo ra sản phẩm cho xã hội còn là nguồn thu chủ yếu cho NSNN và quan trọng hơn cả là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước. Trên địa bàn tỉnh Hà tây các DNNN chiếm giữ các vị trí then chốt trong lĩnh vực của nền kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay thì các nguồn vốn được cấp từ NSNN là rất hạn hẹp, các DNNN cần phải vay vốn từ NH để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
Có thể nói chủ trương tạo lập mối quan hệ tín dụng thường xuyên lâu dài với các DNNN là một hướng đi đúng cho NHCT Sông Nhuệ trong quá trình cùng nhau xây dựng một Hà Tây giầu mạnh.
2.2.2. Thực trạng tín dụng đối với các DNNN tại NHCT Sông Nhuệ
a. Thực trạng cho vay:
Với tư cách là một trung gian tài chính, sau khi tập trung thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội thì công việc mang tính chất sống còn của bất kỳ một Ngân hàng là cho vay. Không nằm ngoài quy luật như vậy, NHCT Sông nhuệ luôn cố gắng thực hiện tốt công tác cho vay bởi đây là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng.
Bảng 5. Tình hình doanh số cho vay tại NHCT Sông Nhuệ
Đơn vị: Tính triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
31/2/2002
31/21/2003
31/12/2004
Tổng doanh số cho vay
184403
179296
286.456
1. Khu vực quốc doanh
94113
117.254
192.389
2. Khu vực ngoài quốc doanh
90290
62.042
94062
Nguồn bảng cân đối vốn kinh doanh
Cho vay đối với khu vực quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong năm 2002 là 51,03% sang năm 2003 là 65,40% và trong năm 2004 là 67,16%. Cho vay đối với các DNNN có xu hướng tăng dần như khu vực quốc doanh trong năm 2002 đạt 94,113 tỷ đồng sang năm 2003 đạt 117,254 tỷ đến năm 2004 đạt 192,389 tỷ đồng. Đây thể hiện sự dồi dào trong nguồn vốn huy động.
b.Tình hình thu nợ
Doanh số thu nợ cho ta biết số tiền vốn mà Ngân hàng vét từ số lưu thông về, nó là số cho vay đến hạn phải trả mà Ngân hàng thu được. Điều cơ bản là số liệu này phải phù hợp với tình hình cho vay và các khoản nợ đến hạn, nếu số này qúa lớn thì có thể làm giảm dư nợ vì thế làm giảm lợi nhuận trong tương lai của Ngân hàng. Ngược lại, nếu số này quá nhỏ sẽ làm tăng nợ quá hạn, nợ khó đòi gây khó khăn đến tình hình hoạt động của Ngân hàng.
Bảng 6: Tình hình doanh số thu nợ tại NHCT Sông Nhuệ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Tổng doanh số thu nợ
109.227
162.008
253.902
Khu vực
Quốc doanh
20733
84665
165439
Khu vực
Ngoài quốc doanh
88494
77343
88463
Tổng doanh số thu nợ tăng dần trong 3 năm.
Trong năm 2002 doanh số thu nợ năm 2003 đạt 20,733 tỷ đồng nhưng sang đến năm 2003 đạt 84,665 tỷ sang năm 2004, tăng nhanh đạt đến 165, 439 tỷ đồng. Đây chứng tỏ đánh dấu những bước tăng vọt trong tình hình thu nợ của khu vực quốc doanh.
Tỷ trọng thu nợ của các năm 2002, 2003 và 2004 lần lượt là 18,98%; 52,26%; 65,16%.
Tình hình dư nợ
Dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng vốn mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu nợ, nó được đo bằng tổng số cho vay năm nay và số dư nợ năm trước sau khi trừ đi thu nợ năm nay. Nó là chỉ tiêu phản ánh thực trạng quan hệ tín dụng của ngân hàng và số lãi có thể thu được. Con số này càng lớn càng tốt đối với ngân hàng nếu như gỏ qua khả năng xảy ra rủi ro. Nếu NH nào theo đuổi mục tiêu lợi nhuận thì sẽ mở rộng dư nợ tín dụng, còn nếu theo đuổi mục tiêu an toàn thì sẽ thận trọng gia tăng dư nợ tín dụng.
Bảng 7: Tình hình dư nợ cho vay tại NHCT Sông Nhuệ
Đơn vị tính triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Tổng dư nợ
151212
168500
201049
Khu vực quốc doanh
89505
122.044
148994
Khu vực ngoài quốc doanh
61707
46456
52055
* Nguồn: Bảng cân đối vốn
Dư nợ tín dụng có tốc độ tăng trưởng khá ổn định trong các năm qua, năm 2003 đạt 168,5 tỷ đồng tức là tăng 17,288 tỷ đồng tăng tương đương với 10,26% so với năm 2002. Sang năm 2004 tốc độ tăng trưởng đạt 19,32% tức tăng 32,549 tỷ đồng so với năm 2003. Trong tổng số dư nợ tín dụng năm 2002 thì có đến 59,19% là dư nợ tín dụng đối với các DNNN sang năm, 2003 là 72,4%. Tính đến hết ngày 31/12/2004 tỷ trọng này là 74,11%. Điều này phản ánh quy mô và chất lượng tín dụng của khu vực quốc doanh tăng dần đến và ổn định.
d. Tình hình nợ quá hạn
Để có một cái nhìn tổng quan về thực trạng chất lượng tín dụng đối với các DNNN tại NH thì cần phải có những đánh giá về tình hình nợ quá hạn của các DNNN trong thời gian qua.
Bảng 8: Tình hình dư nợ và nợ quá hạn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản mục
2002
2003
2004
so sánh 02/03
so sánh 03/04
1. Dư nợ cho vay theo TPKT
151212
168500
201049
114,4%
119,3%
- Quốc doanh
89505
122044
148994
103,6%
102,2%
- Ngoài quốc doanh
61707
46445
52055
97,53%
2. Nợ quá hạn
48
6
4
12,5%
66,67%
- Quốc doanh
31
4
3
12,90%
75%
Ngoài quốc doanh
17
2
1
11,76%
50%
Qua số liệu trên ta thấy tình hình dư nợ của ngân hàng liên tục tăng trong những năm qua với mức tăng cao và tương đối ổn định.
Tỷ trọng nợ quá hạn của kinh tế quốc doanh năm 2002 là 64,5% năm 2003 là 66,67% năm 2004 là 75%.
Như vậy năm 2004 là năm có tỷ trọng nợ quá hạn cao nhất từ trước tới nay.
*Nợ quá hạn là vấn đề của tất cả các NH là hiện tượng phù hợp với quy luật phát triển kinh tế, sang vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng nếu mức độ nợ quá hạn vượt quá mức cho phép. Ngưỡng an toàn cho các NH là duy trì tỷ lệ này trong phạm vi từ 3 - 5 %.
Bảng 9: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Đơn vị tính%
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Nợ quá hạn tổng dư nợ
0,03
0,003
0,0019
+ DNNN
0,0034
0,0032
0,002
+ ĐN ngoài quốc doanh
0,002
0,00043
0,00019
Như vậy tỷ lệ này nằm ở mức khá an toàn
Đây là điều đáng mứng và nó là cơ sở để NH có thểư tiếp tục mở rộng tín dụng cho các DNNN.
c. Đánh giá nhược điểm tín dụng đối với các DNNN tại NHCT Sông Nhuệ.
Trong thời kỳ đổi mới các DNNN ngoài vai trò tạo ra sản phẩm cho xã hội, nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, còn là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước. Để thực sự là thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, hướng dẫn các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng XHCN của Đảng và Nhà nước, các DNNN phải hoạt động có hiệu quả và hoạt động nghiêm túc theo hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Hiệu quả đó được thể hiện ở kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chưa phát triển, cần nhiều vốn đầu tư, trong khi NSNN lại hạn hẹp, các DNNN buộc phải vay vốn NH. Do đó, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có thể được đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay NH.
Trên địa bàn tỉnh Hà Tây, các DNNN chiếm phần lớn và nắm giữ những ngành theo chốt của tỉnh. Các DNNN là tối tượng quan tâm chính hàng đầu của NHCT Sông Nhuệ, tình hình vay vốn và nợ quá hạn của các doanh nghiệp tại NH sẽ phản ánh phần nào chất lượng tín dụng của NH và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những DNNN như công ty dược phẩm Hà Tây, tổng công ty xây dựng Sông Đà công ty máy kéo nông nghiệp…đều là những khách hàng lớn có uy tín của NH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh số cho vay của NH. Các công ty này không có nợ quá hạn tại NH bởi luôn trả nợ gốc và lãi đúng hạn.
e. Những mặt làm được
Thứ nhất: Vốn đầu tư cho các DNNN tăng trưởng khá đều đặn và ổn định điều này thể hiện rất rõ qua tình hình cho vay, thu nợ và dư nợ tín dụng đối với các DNNN trong các năm qua.
Thứ hai: Trong suốt quá trình hình thành và phát triển NHCT Sông Nhuệ luôn tạo lập và duy trì tốt mối quan hệ tín dụng lâu dài thường xuyên với các khách hàng là những DNNN uy tín, làm ăn rất có hiệu quả. Điều này có thể thấy rõ qua những số liệu ở tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ tín dụng thì các DNNN luôn chiếm tỷ trọng lớn. Có thể các DNNN đã góp phần không nhỏ trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
e. Những điều còn tồn tại:
Thứ nhất: Nếu nhìn vào cơ cấu nợ quá hạn phân chia theo thành phần kinh tế thì một điều dễ nhận thấy: Tỷ trọng nợ quá hạn của kinh tế quốc doanh năm 2002 là 64,5% năm 2003 là 66,67% và năm 2004 là 75%. Như vậy, năm 2004 là năm có tỷ trọng nợ quá hạn cao nhất từ trước tới nay, điều này phản ánh hiệu quả kinh doanh của các ngành kinh tế quốc doanh còn kém.
Thứ hai: Tỷ lệ cho vay đối với các DNNN trên tổng vốn huy động qua các năm là có nhiều diễn biến: Năm 2002 là 20,67% nhưng sang năm 2003 thì tỷ lệ này.
Thứ ba: Khi có rủi ro tín dụng xẩy ra việc áp dụng các biện pháp xử lý còn chưa được thoả đáng điều này gây ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình khắc phục những thiệt hại xẩy ra làm g iảm chất lượng tín dụng. Như ta đã biết các DNNN chỉ có quyền sử dụng còn quyền sở hữu lại thuộc về Nhà nước và nhân dân, đây chính là điểm bất cập mà Ngân hàng công thương Sông Nhuệ gặp phải trông việc xác định ai là người sở hữu có quyền đưa ra quyết định cuối cùng về tài sản. Bên cạnh đó về phía Ngân hàng còn chưa thực hiện tốt công tác giải quyết và xử lý tài sản thế chấp, thu nợ nên hiệu quả thu hồi không cao.
Bên cạnh những mặt làm được thì còn phải xem xét đánh giá được những việc làm chưa tốt để đưa ra được cái nhìn khác quan và chính xác hơn về thực trạng dụng tốt với khu vực quốc doanh.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯƠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI VÁC DNNN TẠI NHCT SÔNGNHUỆ CHI NHÁNH TỈNH HÀ TÂY
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của NHCT Sông nhuệ trong thời gian tới
Đánh giá lại quá trình hoạt động trong những năm qua, NHCT đã tổng kết lại những thành tựu đã đạt được và những thiếu sót cần khắc phục đẻ vạch ra phươnt hướng và mục tiêu phát triển cảu mình trong thời gian tới. Dưới đây chỉ ra phương hướng và mục tiêu về quy mô chất lượng tín dụng mà Ngân sách cần thực hiện:
+ Phấn đấu đạt được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNNN tại Ngân hàng công thương Sông Nhuệ chi nhánh tỉnh Hà Tây.DOC