MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU 2
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 5
1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa. 5
1.1.2 Các đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 7
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 9
1.2 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNN&V. 11
1.2.1 Sự cần thiết khách quan của tín dụng ngân hàng đối với DNN&V. 11
1.2.2 Các phương thức tín dụng ngân hàng đối với DNN&V 15
1.2.3 Rủi ro tín dụng ngân hàng đối với DNN&V 18
1.3 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNN&V. 19
1.3.1 Quan niệm chất lượng tín dụng. 19
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM đối với DNN&V. 20
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng đối với các DNN&V. 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI 29
2.1 SỰ RA ĐỜI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI 29
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. 29
2.1.2 Các hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội. 32
2.1.3 Cơ cấu và bộ máy tổ chức. 33
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây. 34
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI 44
2.2.1 Thực trạng chất lượng tín dụng của ngân hàng. 44
2.2.2 Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 46
2.3 ĐÁNH GIÁ 50
2.3.1 Những kết quả đạt được 50
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA CHI NHÁNH NHNo &PTNT HÀ NỘI 55
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DNN&V VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNN&V . 55
3.1.1 Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tương lai. 55
3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh NHNo&PTNT HÀ NỘI. 58
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNN&V CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI. 60
3.2.1 Ngân hàng cần thực hiện những quan điểm có tính nguyên tắc bảo đảm an toàn tín dụng. 60
3.2.2 Xây dựng chiến lược khách hàng chú trọng đến các DNN&V. 61
3.2.3 Củng cố và hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin tín dụng 62
3.2.4 Hoàn thiện kỹ thuật thẩm định các nhu cầu tín dụng. 63
3.2.5 Đa dạng hoá phương thức tín dụng đối với DNN&V. 64
3.2.6 Tăng cường khả năng quản lý và kiểm soát tín dụng. 64
3.2.7 Nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. 65
3.2.8 Nâng cao hiệu quả và chất lượng nguồn nhân lực. 66
3.2.9 Nhận biết và xử lý các khoản cho vay có vấn đề. 67
3.3 KIẾN NGHỊ 69
3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ. 69
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. 70
3.3.3 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam. 71
3.3.4 Kiến nghị với DNN&V. 71
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
006 bàn giao chi nhánh Quận Cầu Giấy về trung tâm.
- Đến 31/12/2006 mạng lưới NHNo&PTNT Hà Nội còn 01 hội sở, 12 chi nhánh cấp 2 và 36 phòng giao dịch.
Sau gần 20 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, NHNo&PTNT Hà Nội đã di những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác từng bước khẳng định uy tín và vị thế của mình trong hoạt động kinh doanh tiền tệ nói chung và trên địa bàn Thủ đô nói riêng.
Về Nguồn vốn: từ 18 tỷ khi mới thành lập, đến năm 2006 NHNo&PTNT Hà Nội đã huy động 12.784 tỷ, tăng 714 lần so với ban đầu, bình quân tăng 20 đến 30% năm, trong đó nguồn vốn ngoại tệ chiếm trên 10%, đến nay có thể đáp ứng các nhu cầu tín dụng nội, ngoại tệ của các doanh nghiệp.
Về dư nợ đạt 2.524 tỷ, tăng 156 lần so với thời kỳ đầu, trong đó dư nợ tài trợ nhập khẩu gần 50 triệu USD, chất lượng tín dụng được đặc biệt chú trọng đã nâng dần hiệu quả kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội.
2.1.2 Các hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; phát hành chứng chỉ tiền gửi , kỳ phiếu và thực hiện các hình thức huy động vốn khác như: phát hành trái phiếu, vay NH Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân có đủ điều kiện vay vốn quy định.
- Chiết khấu các giấy tờ có giá (bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ).
- Cho vay theo chương trình dự án và kế hoạch cuả chính phủ.
- Cho vay tài trợ các chương trình, dự án vì mục tiêu nhân đạo, văn hóa xã hội.
- Thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mở thư tín dụng (L/C) cho khách hàng, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh dự thầu và nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính – tín dụng trong và ngoài nước hoạt động tại Việt Nam.
- Đầu tư dưới các hình thức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần, mua tài sản và các hình thức đầu tư khác với các tổ chức kinh tế và tổ chức tài chính tín dụng khác.
- Thực hiện nghiệp vụ cầm cố tài sản.
- Kinh doanh ngoại hối: Mua bán ngoại tệ , kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý.
- Thực hiện các sản phẩm dịch vụ tiện ích, dịch vụ két sắt, cất giữ bảo quản và quản lý các chứng khoán, giấy tờ có giá và các tài sản quý cho khách hàng.
- Kinh doanh chứng khoán và làm môi giới phát hành chứng khoán cho khách hàng.
2.1.3 Cơ cấu và bộ máy tổ chức.
NHNo&PTNT Hà Nội là đơn vị trực thuộc NHNo Việt Nam nên hoạt động theo mô hình tổng công ty, hoạt động theo luật tổ chức tín dụng, có tư cách pháp nhân, thời hạn hoạt động là 99 năm, có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh.
- Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội có 11 phòng nghiệp vụ đó là:
1. Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch Tổng hợp
2. Phòng tín dụng
3. Phòng thẩm định
4. Phòng Kế toán – Ngân quỹ
5. Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
6. Phòng vi tính
7. Phòng hành chính
8. Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo
9. Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ
10. Tổ nghiệp vụ thẻ.
11. Tổ tiếp thị
- Đến nay NHNo&PTNT Hà Nội có 12 chi nhánh trực thuộc gồm trên 500 cán bộ, trong đó nữ chiếm trên 60%. Lao động làm chuyên môn nghiệp vụ: Tín dụng 32%, kế toán 17%, giám định viên 3%, ngân quỹ 11%, tin học 1.5%, hành chính, lái xe, bảo vệ, lao công 7%, nghiệp vụ khác 3.5 %.
- Về trình độ chuyên môn: có 1 tiến sĩ là Giám đốc ngân hàng, 8 Thạc sĩ và 30 cán bộ đang học Thạc sĩ. Như vậy Tiến sỹ, Thạc sỹ chiếm: 0.5%; Đại học, Cao Đẳng và Trung học chiếm: 78%; chứng chỉ: 8%. Ban Giám Đốc của NHNo&PTNT Hà Nội bao gồm Giám đốc, 3 phó giám đốc và các Trưởng phó phòng (Tổ) nghiệp vụ vừa điều hành kinh doanh đối với các Chi nhánh trực thuộc và vừa tham mưu cho ban giám đốc.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT HÀ NỘI
NHNo&PTNT VN
NHNo&PTNT Hà Nội
BAN LÃNH ĐẠO
Các CN Quận
Ph. kinh doanh
Ph. Kế Toán
Ph. Kho Quỹ
Ph. thẩm Định
Ph. TTQT
Ph. Hành Chính
Ph. Tổ Chức
Kiểm soát nội bộ
Ph. Kế hoạch
Tổ tiếp thị.
Ph. Kế toán
Tổ hành chính, nhân sự
Ph. Kinh doanh
Ph. Giao dịch số …
Ph. Giao dịch số …
KHÁCH HÀNG
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây.
1. Hoạt động huy động vốn (Nguồn vốn)
Ngân hàng là một trung gian tài chính, giám đốc cho nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế. Trong xã hội luôn tồn tại những khách hàng có nhu cầu tiết kiệm và nhu cầu đầu tư. Do vậy ngân hàng thực hiện việc thu hút nguồn tiết kiệm từ khách hàng để cho vay, và các hoạt động khác để đáp ứng nhu cầu đó và để tồn tại và phát triển và làm cho xã hội có sự luân chuyển vốn liên tục tránh để vốn bị ứ đọng gây lãng phí qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội.
( Đơn vị: Tỷ đồng )
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng nguồn vốn huy động
9.276
100
11.601
100
12.784
100
I/ Phân theo loại tiền
1. Bằng VNĐ
8.357
90,42
10.485
90,38
11.249
88
2. Bằng ngoại tệ
919
9,58
1.116
9,62
1.535
12
II/ Phân loại theo thành phần kinh tế
1. Huy động từ dân cư
2.528
27,25
2.964
25,55
3.170
24,8
2.Tiền gửi các TCKT
3.960
42,69
4.999
43,09
5.318
41,6
3. TG, TV các TCTD
660
7,12
404
3,48
511,4
4,0
4. Tiền gửi kho bạc + khác
2.128
22,94
3.234
27,88
3.784
29,6
( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Hà Nội)
Hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội tăng trưởng khá cao, năm 2006 lượng vốn huy động tăng 138% so với năm 2004, tăng 116% so với năm 2005 và đạt 12.784 tỷ VNĐ.
Để đạt được kết quả như trên NHNo&PTNT Hà Nội đã thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Mặt khác với 37 điểm huy động vốn được phân phối khá hợp lý trên địa bàn thủ đô và nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như huy động tiền gửi bậc thang, tiết kiệm khuyến mại, tiết kiệm khuyến mại bằng hiện vật, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng có khuyến mại với nhiều hình thức trả lãi tháng, quý, năm, lãi trước đồng thời chi nhánh đã chủ động điều chỉnh lãi suất huy động vốn một cách linh hoạt phù hợp lãi suất của các TCTD trên địa bàn, đặc biệt là lãi suất huy động vốn ngoại tệ và sự biến động giá cả theo từng thời điểm đã góp phần nâng cao chất, số lượng huy động vốn từ dân cư. Không những thế phong cách giao dịch được thay đổi ngày một tốt hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch với khách hàng. Do vậy trong năm 2006 không chỉ thay đổi về tổng lượng vốn huy động mà còn thay đổi về cơ cấu huy động vốn ngày càng giữ vững và tiếp cận nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội ( cả 3 năm 2004, 2005, 2006 nguồn huy động từ TCKT đều chiếm trên 40% tổng nguồn, trong khi đó năm 2002 mới chỉ đạt 14,45%)
2. Sử dụng vốn
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ của NHNo&PTNT Hà Nội
( Đơn vị: Tỷ đồng )
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Dư nợ
3139
100
2691
100
2457
100
I/ Phân loại theo loại tiền
1. Dư nợ bằng VND
2197
70
1960
73
2043
83,15
2. Dư nợ bằng ngoại tệ
924
30
731
27
414
16,85
II/ Phân loại theo thời hạn vay
1. Ngắn hạn
2062
65,69
1631
60,61
1336
54,3
2. Trung hạn
552
17,58
382
14,2
432
17,6
3. Dài hạn
525
16,73
678
25,19
689
28,1
III/ Phân loại theo thành phần kinh tế
1. DNNN
1615
51,42
970
36,03
818
33
2. DN ngoài quốc doanh
1094
34,85
1160
43,12
1293
53,06
3. Hộ sản xuất
430
10,73
561
20,85
346
13,94
( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Hà Nội)
Năm 2005 và năm 2006 tổng dư nợ của NHNo&PTNT Hà Nội có xu hướng giảm, năm 2005 giảm 448 tỷ đồng (giảm 14,3%) so với năm 2004, năm 2006 giảm 234 tỷ đồng (giảm 8,7%) so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong hai năm này NHNo&PTNT Hà Nội có sự bàn giao các chi nhánh cấp 2 về trực thuộc các tỉnh, quận, huyện và về trung tâm. Tuy nhiên hoạt động tín dụng năm 2006 vẫn thực hiện tốt chỉ đạo của NHNo VN là: vốn chỉ tập trung chủ yếu cho các phương án, dự án thực sự có hiệu quả, không phân biệt thành phần kinh tế, tập trung vào các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V). Cụ thể chi nhánh đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu đầu tư, tỷ lệ đầu tư DNNN chiếm 33% giảm 18,42% so với năm 2004 và giảm 3,03% so với năm 2005, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ sản xuất chiếm 67%, tăng 7% so với năm 2005.
Tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm dần qua các năm, năm 2004 là 65,69%, năm 2005 giảm xuống còn 60,61%, đến năm 2006 giảm xuống còn 54,3%. Cho vay trung dài hạn chiếm 45,7% trong năm 2006, có sự tăng đáng kể so với năm 2005 (tăng 6,31%). Còn theo loại tiền tệ thì có thể thấy NHNo&PTNT Hà Nội cho vay chủ yếu bằng VND ( chiếm trên 83% trong tổng dư nợ). Với cơ cấu cho vay như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng an toàn và sinh lời của chi nhánh.
Để có được các kết quả trên NHNo&PTNT Hà Nội đã không ngừng mở rộng phương thức cho vay, như cho vay đồng tài trợ với các NHTMQD, NHTM cổ phần trên địa bàn đối với các dự án lớn có hiệu quả. Bên cạnh đó NH mở rộng cho vay hộ sản xuất, vay sinh hoạt đối với công chức, viên chức, sĩ quan, công nhân trong các doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, lực lượng vũ trang với dư nợ gần 400 tỷ đồng.
Ngoài ra NHNo&PTNT Hà Nội còn không ngừng đổi mới, nâng cao phong cách giao dịch văn minh lịch sự, luôn tư vấn cho khách hàng về các mặt nghiệp vụ, kết quả là từ năm 2005 tới 2006 NH có thêm hơn 265 khách hàng là tổ chức kinh tế, góp phần mở rộng quan hệ giao dịch thanh toán và tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội.
3. Hoạt động kinh tế đối ngoại
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì hoạt động kinh tế đối ngoại là vô cùng quan trọng, nó góp phần to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế cũng như những doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu. Mặt khác Việt Nam việc gia nhập WTO vào tháng 11/2006 vừa qua sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển song bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Trong những năm qua NH đã thực hiện khá tốt công tác thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, đến nay chi nhánh đã có quan hệ thanh toán với trên 800 ngân hàng trên toàn thế giới.
a. Hoạt động thanh toán quốc tế
Bảng 2.3: Công tác tác thanh toán xuất khẩu
( Đơn vị: Triệu USD )
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
1. Chứng từ đòi tiền
91
1.9
54
1.46
115
3.25
2. Thu tiền hàng xuất
77
1.6
52
1.43
99
2.8
3. Chuyển tiền đến
652
19.68
408
12.13
541
14.03
( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Hà Nội)
Nhìn chung trong năm 2006 công tác thanh toán xuất khẩu tại chi nhánh gặp nhiều khó khăn so với năm trước do thị trường ngoại hối biến động mạnh, chỉ số giá tiêu dùng tăng, cơ cấu xuất nhập khẩu mất cân đối, bên cạnh là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM và tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên chi nhánh vẫn luôn tích cực tìm cách khắc phục tình trạng trên bằng cách không ngừng cải tiến phương thức hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể là nếu năm 2005 hàng xuất khẩu giảm nhiều so với năm 2004, thì năm 2006 chứng chỉ đòi tiền, thu tiền hàng xuất và chuyển tiền đến đều được khôi phục và nhỉnh hơn so với năm 2004, đặc biết tăng mạnh so với năm 2005: chứng chỉ đòi tiền tăng 61 món (113%) với số tiền tăng 1.79 triệu USD (123%); thu tiền hàng xuất tăng 47 món (90.4%) với số tiền tăng 1.37 triệu USD (95.8%); chuyển tiền đến tăng 133 món (32.6%) với số tiền tăng là 1.9 triệu USD (15.66%). Như vậy kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt trên 14 triệu USD.
Bảng 2.4: Công tác thanh toán nhập khẩu
(Đơn vị: Triện USD )
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
1. Số L/C mở
1205
170.04
784
111.47
786
116.01
2. Số L/C thanh toán
1203
145.85
889
107.15
798
62.443
3. Thanh toán nhờ thu
427
115.45
346
16.890
427
19.122
4. Chuyển tiền
1615
669.73
1682
55.520
1994
49.927
5. Thu phí dịch vụ
0.388
0.335
0.368
( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Hà Nội)
NHNo&PTNT Hà Nội đã duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ, bước đầu chiếm lĩnh thị trường như: chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh WU, thanh toán séc, thẻ, thu đổi ngoại tế mặt, đại lý đổi ngoại tệ.
Do đó trong năm chi nhánh đã áp dụng tốt mọi nhu cầu nhập khẩu thiết bị máy móc và hàng hoá phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế cụ thể.
b. Kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm 2006 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng doanh số mua bán các loại ngoại tệ chính như USD, EUR, JPY… đều tăng mạnh. Cụ thể đã tích cực khai thác nguồn ngoại tệ các loại với trên 154 triệu USD, 407 triệu Yên Nhật, 6 triệu EUR, để cung ứng cho doanh nghiệp thanh toán nhập khẩu nên phần lớn các nhu cầu về ngoại tệ trong năm đều được đáp ứng kịp thời và đầy đủ, không để xảy ra tình trạng thanh toán chậm, thiếu nguồn ngoại tệ mặt…
Bảng 2.5: Tình hình kinh doanh ngoại tệ
(Đơn vị: Triệu USD)
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Doanh số mua
183.90
170.11
154.04
Doanh số bán
183.23
169.9
154.85
Lãi KDNT ( VND)
-14,578,716,344
2,028,088,841
1,983,438,156
( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Hà Nội)
Nhìn vào bảng ta thấy năm 2006 doanh số mua bán USD và UER giảm so với năm 2005, tiêu biểu là đồng USD: doanh số mua giảm 9.4% và doanh số bán giảm 8.8%; còn doanh số mua bán JPY thì tăng. Năm 2004 măc dù NH kinh doanh nhiều loại ngoại tệ hơn (5 loại: USD, JPY, EUR, GBP, AUD) song lãi kinh doanh ngoại tệ lại âm, nguyên nhân là do tại thời điểm này tỷ giá biến động lớn, sự chênh lệch giữa tỷ giá Nhà nước đưa ra và tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng lớn. Do đó ngân hàng không thể bán ngoại tệ với giá kịch trần mà chỉ có thể mua ngoại tệ để phục vụ nhu cầu chi trả ngoại tệ của khách hàng, không quan tâm tới lợi nhuận. Từ năm 2005 biên độ tỷ giá được mở rộng hơn giúp việc mua bán ngoại tệ tại ngân hàng thuận lợi hơn và kinh doanh ngoại tệ có lãi.
Thanh toán biên mậu với ưu thế là một ngân hàng có khối lượng giao dịch lớn, khách hàng đa dạng nên dịch vụ này đã được triển khai rộng rãi và đạt kết quả tốt. Mặt khác chi nhánh đã đa dạng hoá hình thức thanh toán biên mậu như: chuyển tiền (thương mại và phi thương mại), thanh toán hối phiếu, thanh toán bằng chứng chuyên dung biên mậu, thanh toán bằng thư uỷ thác, thanh toán bằng thư tín dụng bằng đồng bản tệ, doanh số đạt gần 30 triệu CNY tăng 13 triệu CNY so với năm 2005.
Phí dịch vụ thu được năm 2006 đạt gần 370 ngàn USD, lãi kinh doanh ngoại tệ trong năm đạt gần 2 tỷ USD.
Tuy nhiên công nghệ ngân hàng vẫn còn chưa cao, cán bộ nhân viên có trình độ chuyên sâu chưa cao, thủ tục giấy tờ còn rắc rối... Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ sự phối hợp giữa các phòng ban với nhau chưa ăn ý do vậy để phát triển cần phải khắc phục, hạn chế mọi rủi ro lớn tiềm ẩn trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
4. Kết quả tài chính.
Bảng2.6: Kết quả tài chính của NHNo&PTNT Hà nội.
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Thu nhập
1828
2553
Chi phí
1717
2377
( Nguồn: Báo cáo tài chính của NHNo&PTNT Hà nội)
Thu nhập
Nhìn vào bảng ta thấy thu nhập năm 2006 tăng đáng kể so với năm 2005. Năm 2005 tổng thu đạt 1828 tỷ đồng trong đó thu lãi cho vay là 260 tỷ đồng. Năm 2006 tổng thu đạt 2533 tỷ đồng tăng 725 tỷ (tăng 40%) so với năm 2005. Năm 2006, chi nhánh đã tập trung tận thu mọi nguồn thu như lãi cho vay đạt trên 97%, thu thừa vốn và các khoản thu khác.
Chi phí
Năm 2005, Tổng chi 1717 tỷ VNĐ, trong đó chi trả lãi tiền gửi 530 tỷ VNĐ. Chênh lệch lãi suất đạt 0.308% tăng 0.03% so với năm 2004. Năm 2006 chi nhánh đã thực hiện chi phí là 2377 tỷ đồng tăng 659 tỷ (tăng 38,3%) so với năm 2005.
Quỹ thu nhập đạt 190,918 triệu tăng 80,618 triệu đồng so với năm 2005.
5. Các dịch vụ của Ngân hàng.
Với mục tiêu thu dịch vụ năm 2006 tăng tối thiểu 20% so với thu dịch vụ năm 2005. Đến nay chi nhánh đã triển khai nhiều hình thức dịch vụ: Chuyển tiền nhanh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thanh toán biên mậu, dịch vụ bảo lãnh, ATM, thẻ tín dụng nội địa, thẻ ghi nợ, thanh toán thẻ ACB, Master Card, Visa Card, American Express, thanh toán séc du lịch… thu đổi ngoại tệ.
Đến 31/12/2006 đã có gần 38.000 tài khoản cá nhân có số dư trên 100 tỷ VND, tăng 13.200 thẻ so với năm 2005 với số dư trên 56 tỷ đồng, doanh số hoạt động trên 30 tỷ với 280.000 món. Việc phát hành thẻ ghi nợ thực sự đem lại hiệu quả kinh doanh cho NHNo&PTNT Hà Nội. Ngoài ra đã phát hành trên 200 thẻ tín dụng nội địa. Dịch vụ thu đổi ngoại tệ với 27 đại lý thu đổi ngoại tệ mạnh song kết quả vẫn còn hạn chế, chỉ tập trung vào USD, JPY, EUR; các loại ngoại tệ khác như GBP, CHF, CAD, HKD, AUD, SGD, BATH, CNY thu đổi còn rất hạn chế.
Tổng thu dịch vụ năm 2006 đạt 16,959 triệu đồng tăng 44% so với năm 2005 (số thu dịch vụ 2005 là 11.766 triệu đã loại cầu giấy).
Như vậy năm 2006 NHNo&PTNT Hà Nội đã hoàn thành kế hoạch đề ra là tăng ít nhất 20%, nhưng chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội vẫn coi việc phát triển các loại hình dịch vụ là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mình trong những năm tiếp theo, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO.
6. Các hoạt động khác
Ngoài những hoạt động chính như đã nếu trên, năm 2006 NHNo&PTNT Hà Nội vẫn luôn coi trọng đến các công tác khác nhằm nâng cao hiệu quả cho kinh doanh, mở rộng thị trường và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
- Công tác đào tạo cán bộ: NHNo&PTNT Hà Nội luôn nhận thức rõ việc đào tạo nâng cao trình độ cán bộ là rất quan trọng. Trong năm 2006 NH đã tổ chức đào tạo và đào tạo tại chỗ các mặt nghiệp vụ về Tín dụng, Thanh toán quốc tế, Kế toán, Vi tính và Ngân quỹ. Cụ thể NH đã đào tạo 27 lớp tại chi nhánh với 2,247 lượt cán bộ, cử đi đào tạo 31 lớp với 176 lượt cán bộ. Tính bình quân là 25.9 ngày/1cán bộ/1 năm.
Đặc biệt trong năm Chi nhánh đã tổ chức thi nghiệp vụ giỏi các nghiệp vụ. Nhờ đó trình độ, năng lực cán bộ được nâng lên và có thế thấy được sở trường của cán bộ để bố trí công việc cho phù hợp với khả năng mình.
- Công tác kiểm tra kiểm soát được chú trọng cả về số lượng và chất lượng, kết hợp cả hai hình thức kiểm soát tại chỗ và kiểm soát từ xa. Đây là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng và lành mạnh tín dụng, an toàn kho quỹ, quản lý thẻ phiếu trắng trong giao dịch, an toàn tài sản hạn chế rủi ro. Đặc biệt áp dụng QĐ 493, tiếp tục rà soát phân loại nợ và xử lý rủi ro, đánh giá đúng chất lượng tín dụng của ngân hàng.
2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI
2.2.1 Thực trạng chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh năm 2004, 2005, 2006
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Doanh số cho vay
3710
5896
5825
Doanh số thu nợ
3369
6344
6305
Dư nợ
3139
2691
2457
Vòng quay vốn
1,07
2,36
2,57
Nợ xấu
27
94
80
Tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ
0,86%
3,94%
3%
(Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Hà Nội)
Tổng dư nợ: 2457 giảm so với năm 2005 là 8,7 %. Tuy nhiên đây là xu hướng chung của hầu hết các NHTM trong năm vừa qua, đó là do tình hình kinh tế đang biến động mạnh mẽ, giá dầu, giá vàng tăng mạnh, mức thay đổi lãi suất của FED, dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng của vật nuôi…
Doanh số cho vay năm 2005 tăng 159% so với năm 2004, doanh số thu nợ năm 2005 tăng 188% cho thấy quy mô tín dụng của ngân hàng đang tăng rất nhanh và chất lượng thu nợ ngày càng cao. Tuy nhiên đến năm 2006 thì doanh số cho vay và doanh số thu nợ đã giảm nhẹ nguyên nhân là do NHNo&PTNT Hà Nội đã thực hiện chủ trương mở rộng tín dụng phải an toàn, kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng, sàng lọc khách hàng, không mở rộng tín dụng đối với khách hàng mới không có tài sản đảm bảo xếp loại theo văn bản 1261 của NHNo&PTNT Việt Nam. Cũng vì vậy mà dư nợ cũng đã giảm cụ thể: năm 2005 dư nợ giảm 448 tỷ so với năm 2004, năm 2006 dư nợ giảm 234 tỷ so với năm 2005.
Vòng quay vốn của ngân hàng là khá nhanh, trong năm 2004 vòng quay vốn chỉ là 1,07 nhưng năm 2005 là 2,36 và năm 2006 là 2,57. Điều này cho thấy tốc độ vòng quay vốn của ngân hàng tăng qua các năm và tốc độ vòng quay vốn nhanh có nghĩa là ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời, đầy đủ và ngày càng nhiều nhưng vẫn trên cơ sở đảm bảo có lãi cho ngân hàng.
Đến 31/12/2005 tỷ lệ nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 là: 40,974 tỷ chiếm 1,67% tổng dư nợ lưu hành.
Từ bảng trên cho thấy nợ xấu năm 2004 là rất nhỏ chỉ chiếm 0.86% so với năm 2005 là 3.94%, năm 2006 là 3%. Nguyên nhân là từ tháng 6/2005 trở về trước, tất cả các khoản nợ cho vay khi đến hạn chưa trả được thì được gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn, nhưng từ tháng 6/2005 trở đi căn cứ Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN thì nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 bao gồm nợ quá hạn hoặc nợ được cơ cấu lại nhiều lần.
Năm 2006 NH đã trích rủi ro gần 214 tỷ đồng (Quy đổi), xử lý cả năm là 231,1 tỷ và thu nợ đã xử lý rủi ro trên 54,4 tỷ đồng (Quy đổi).
Năm 2006, NHNo&PTNT Hà Nội luôn tích cực tìm kiếm các dự án khả thi từng bước nâng cao chất lượng tín dụng và không phân biệt thành phần kinh tế đảm bảo hiệu quả kinh doanh, trong đó chú ý tới các DNN&V, các thành phần kinh tế tư nhân cá thể làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính minh bạch, rõ ràng, đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tích cực thu hồi nợ quá hạn, trích rủi ro và xử lý. Tập trung rà soát và xác định chính xác nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5.
Năm 2006, có những diễn biến phức tạp như: giá dầu, giá vàng tăng mạnh, mức thay đổi lãi suất của FED, dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng của vật nuôi…Mặt khác các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội liên tục tăng lãi suất và Nhà nước đang thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước... nên việc mở rộng tín dụng gặp nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp Nhà nước, kể các trong việc thu hồi nợ đã xử lý rủi ro…
Tuy nhiên NHNo&PTNT Hà Nội đã có những thay đổi phù hợp, thay đổi phong cách giao dịch, xử lý yêu cầu tín dụng của khách hàng nhanh, an toàn theo đúng quy định của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do vậy đến nay chất lượng tín dụng được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ thu nợ bình quân 90-95%.
2.2.2 Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Doanh số cho vay
Bảng 2.8: Doanh số cho vay đối với DNN&V năm 2004, 2005, 2006
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Ds cho vay
3710
5896
5825
Dscv DNN&V
1120,42
2099
2669
Tỷ trọng
30,2%
35,6%
45,82%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của NHNo&PTNT Hà Nội năm 2004,2005,2006)
Doanh số cho vay năm 2005 tăng 159% so với năm 2004, doanh số cho vaty tăng nhanh như vậy là do ngân hàng đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình và tạo được uy tín của mình trên thị trường. Nhưng doanh số cho vay năm 2006 lại giảm nhẹ so với năm 2005 (giảm 1,2%). Riêng doanh số cho vay đối với DNN&V chiếm tỷ trọng khá cao và tăng dần qua các năm. Năm 2004 doanh số cho vay là 3710 tỷ đồng thì doanh số cho vay đối với DNN&V là 1120,42 tỷ đồng chiếm 30,2%, năm 2005 là 5896 tỷ đồng thì doanh số cho vay DNN&V là 2099 tỷ đồng chiếm 35,6% và năm 2006 là 5825 tỷ đồng thì doanh số cho vay là 2699 chiếm 45,82%. Tốc độ cho vay DNN&V tăng lên qua các năm cho thấy mối quan hệ của ngân hàng và các DNN&V ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Ngoài ra, số lượng các DNN&V là rất lớn nên đã được ngân hàng chú trọng và đặc biệt quan tâm. Mặt khác sự phát triển mạnh mẽ của các DNN&V cả về chất lượng và số lượng nên đã làm giảm bớt tâm lý lo ngại khi cho các DNN&V vay vốn.
Dư nợ
Bảng 2.9: Dư nợ đối với DNN&V năm 2004, 2005, 2006
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tổng dư nợ
3139
2691
2457
Dư nợ DNN&V
758
1132
1128
Tỷ trọng
24,15%
42,1%
45,91%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của NHNo&PTNT Hà Nội năm 2004,2005,2006)
Năm 2005 và năm 2006 tổng dư nợ của NHNo&PTNT Hà Nội có xu hướng giảm, năm 2005 giảm 448 tỷ đồng (giảm 14,3%) so với năm 2004, năm 2006 giảm 234 tỷ đồng (giảm 8,7%) so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong hai năm này NHNo&PTNT Hà Nội có sự bàn giao các chi nhánh cấp 2 về trực thuộc các tỉnh, quận, huyện và về trung tâm. Điều này làm cho dư nợ DNN&V giảm nhẹ nhưng tỷ trọng dư nợ DNN&V trên tổng dư nợ vẫn tăng qua các năm. Năm 2004 tỷ trọng dự nợ DNN&V trên tổng dư nợ là 24,15%, năm 2005 là 42,1% và đến năm 2006 là 45,91%. Qua đó ta thấy được tầm quan trọng trong việc cho vay đối với các DNN&V, với sự phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng DNN&V ngày càng được ngân hàng chú trọng quan tâm.
Doanh số thu nợ
Bảng 2.10: Doanh số thu nợ đối với DNN&V năm 2004, 2005, 2006
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Ds thu nợ
3369
6344
6305
Ds thu nợ DNN&V
1095
2329
2807
Tỷ trọng
32,5%
36,71%
44,52%
( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội.doc