Thực hiện kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã được Đảng, Chính phủ đề ra, hàng loạt các dự án lớn, công trình trọng điểm đang và sẽ được triển khai, tạo ra một nhu cầu vốn trung và dài hạn rất lớn. Bên cạnh đó là nhu cầu vốn khác cho mọi thành phần kinh tế. Theo tính toán, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP của cả nước trong năm 2004 từ 7,5% - 8% thì tổng đầu tư toàn bộ xã hội phải đảm bảo chiếm 36% GDP-T¹p chÝ Ng©n hµng sè 3/2004.
Trong thời gian vừa qua, đặc biệt trong năm 2003, Việt Nam đã có một số kinh nghiệm thành công ban đầu về thực hiện các kênh huy động vốn mới, đặc biệt là vốn huy đông trung và dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế:
124 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam– chi nhánh Chương Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uật doanh nghiệp ra đời là điều kiện thuận lợi để hàng loạt các công ty TNHH, công ty cổ phần ra đời và hoạt động. Đó là hành lang pháp lý để các công ty này hoạt động.
Đối với các loại hình Công ty TNHH, Công ty cổ phần do tính chất linh hoạt cao, yêu cầu về địa điểm hoạt động lớn nên tham gia vào rất nhiều lĩnh vực đầu tư kinh doanh khác nhau, địa bàn hoạt động khác nhau. Mặc dù vậy, số lượng doanh nghiệp loại này lại rất lớn do vậy nhu cầu vốn cho khu vực này là không nhỏ. Ngay từ khi mới thành lập được sự quán triệt của lãnh đạo cấp trên, lãnh đạo chi nhánh đã rất quan tâm chú ý đến các loại hình này và cố gắng luôn tìm ra những giải pháp nhằm tạo ra mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp này, tạo điều kiện hơn nữa cho họ trong công tác tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Riêng đối với doanh nghiệp tư nhân do nguồn vốn tự có rất nhỏ và uy tín đối với các tổ chức bảo lãnh, Ngân hàng không cao nên đay là đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất trong tiếp cận vốn TDNH. Nguyên nhân của tình trạng này là do quy mô vốn tự có thường rất bé, năng lực hạn chế, hệ thống sổ sách kế toán kém rõ ràng, minh bạch, ít có khả năng đáp ứng yêu cầu về tài sản thế chấp. Mặc dù vậy, với những ưu thế và tiềm năng phát triển trong tương lại của các doanh nghiệp loại này, trong những năm vừa qua dư nợ tín dụng của các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp TNHH, doanh nghiệp cổ phần có xu hướng gia tăng tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay của chi nhánh ngày càng cao nếu như Quý I/2004 con số này đạt 24,13 tỷ đồng chiếm 44,86% tổng dư nợ thì những năm 2002 và 2003 dư nợ tín dụng và tỷ trọng nêu trên tương ứng là 25,33 tỷ VND (37,51%) và 33,03 tỷ VND(38,41%). Có thể nói, đây là khu vực có nhiều tiềm năng trong tương lai và đã trở thành mục tiêu của rất nhiều kể cả các NHTM QD, do vậy để không ngừng phát huy thế mạnh của mình thì Techcombank cần tiếp tục có những thay đổi cho phù hợp vơi sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các khu vực loại này nói riêng.
Dư nợ tín dụng phân theo loại tiền vay:
Có thể nói rằng nguồn vốn huy động của chi nhánh là không phải dồi dào cho nghiệp vụ huy động vốn bằng ngoại tệ cho đến nay vẫn chưa phải là thế mạnh của Ngân hàng. Hơn thế nữa, Chi nhánh lại nằm sát ngay với phòng giao dịch của Ngân hàng ngoại thương Việt nam, là một Ngân hàng rất có uy tín trong lĩnh vực huy động và cho vay bằng ngoại tệ, do vậy so với tổng dư nợ, dư nợ ngoại tệ của Chi nhánh là không lớn và chiếm một tỷ lệ không lớn.
Bảng 4: Cơ cấu tín dụng theo loại tiền
Đơn vị:Tỷ VND
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Quý I/2004
Số dư
Tỷ trọng (%)
Số dư
Tỷ trọng (%)
Số dư
Tỷ trọng (%)
1. VND
69,48
91,92
78,27
91,04
51,40
95,54
2.Ngoại tệ quy đổi
6,11
8,08
7,71
8,96
2,40
4,46
Tổng
75,59
100
85,98
100
53,80
100
( Nguồn: Báo cáo kiểm toán và kiểm soát nội bộ)
Qua số liệu trên ta thấy được diễn biến của hoạt động cho vay bằng ngoại tệ là rất phức tạp và thấy được mức độ nhạy cảm của nó đối với những biến động nhỏ của thị trường. Con số cao nhất trong ba thời kỳ trên của chi nhánh so với con số 16% của cả hệ thống là không phải lớn song nó là điều kiện cần để đa dạng hoá, tạo ra sự ổn định trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Riªng quý I/2004,lµ thêi k× mµ gi¸ c¶ cña mét sè lo¹i hµng hãa cã møc gia t¨ng m¹nh. §iÒu nµy g©y ra nh÷ng ¶nh hëng lín ®èi víi nhu cÇu cña toµn x· héi mµ cßn kÐo ®êng cÇu cu¶ toµn x· héi ®i xuèng. H¬n thÕ n÷a tû lÖ l¹m ph¸t cao sÏ gãp phÇn lµm cho l·i suÊt thùc tÕ cña c¸c kho¶n vay b»ng ngo¹i tÖ t¬ng ®èi d¾t so víi c¸c kho¶n vay néi tÖ. Do vËy ®Õn 3 th¸ng ®Çu n¨m 2004, d nî tÝn dông b»ng ngo¹i tÖ gi¶m xuèng cßn 4,46 % tæng d nî, nghÜa lµ gi¶m 50% so víi tû träng cña d nî n¨m 2003, b»ng 0,29 lÇn d nî ngo¹i tÖ n¨m 2002.
Cơ cấu tín dụng theo sản phẩm
Bảng 5: Cơ cấu cho vay theo sản phẩm
Đơn vị: tỷ VND
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Quý I/2004
Số dư
Tỷ trọng
(%)
Số dư
Tỷ trọng
(%)
Số dư
Tỷ trọng
(%)
1. “Nhà Mới”
2. “Ô tô xịn”
3. Xe máy
4. “Sổ tiết kiệm”
5. Du học
6.Cho vay khác
23.61
14.84
10.71
20.48
00.20
05.75
31.24
19.63
14.17
27.10
00.26
07.61
24.39
22.65
20.31
13.32
00.49
0 4.82
28.37
26.34
23.62
15.49
00.57
05.61
05.72
19.43
13.93
05.39
00.50
05.61
10.63
36.12
25.89
10.02
00.93
16.41
Tổng
75.58
100
85.98
100
53.8
100
(Nguồn:Báo cáo tình hình phân tích rủi ro tín dụng)
Theo số liệu của tổng cục thống kê: trong tổng số hộ gia đình có khoảng 50.20% hộ có các khoản đi vay, trong đó 60% tổng số vốn vay được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, 17.60% được sử dụng để mua xây nhà và làm nhà, số còn lại là vay đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm đồ đạc, đồ dùng học tập, ma chay cưới hỏi,tiêu dùng. Như vậy có thể nói dịch vụ tín dụng phục vụ dân sinh là một thị trường tiềm năng,đầy sức hấp dẫn.Trong tương lai,đây sẽ là trung tâm chú ý củ nhiều ngân hàng trong việc triển khai chiến lược đa dạng hóa đối tượng khách hàng không chỉ là các Ngân hàng có quy mô nhỏ.
Tại chi nhánh Techcombank Dương, các sản phẩm tín dụng được triển khai khá phong phú và đa dạng. Đối với sản phẩm”Nhà mới”, là một trong những sản phẩm được triển khai sớm nhất sau buổi đầu mới đi vào hoạt động: Đây là sản phẩm tín dụng cho vay mua, xây, sửa nhà và chuyển quyền sử dụng đất theo hình thức trả góp, phục vụ cho khách hàng cư trú tại địa bàn Hà Nội. Sản phẩm”Nhà mới”được triển khai ngay lập tức đã thu hút được sự chú ý của khá nhiều khách hàng – Là người dân có thu nhập bình thường, góp phần giúp họ có được căn nhà như mong muốn. Với những ưu điểm vượt trội về quy mô rộng rãi, được thực hiện theo một chương trình riêng biệt, lãi suất, phương thức cho vay linh hoạt, thời hạn cho vay dài: có thể đến 10 năm- trong khi đó ngay ở Ngân hàng phát triển nhà chi nhánh Hà Nội và ngân hàng TMCP á châu, là các ngân hàng rất có ưu thế trong hoạt động cho vay đối với sản phẩm này, thì thời hạn tối đa cũng chỉ lên tới 7 năm, và đặc biệt khách hàng vay đối với sản phẩm này tại chi nhánh Chương Dương còn được phép sử dụng chính căn nhà mà mình định mua để làm tài sản thế chấp cho khoản vay; cùng với đó, từ năm 2002 kinh tế nước ta đã bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi sau những ảnh hưởng của hàng loạt các biến động làm chao đảo nền kinh tế thế giới năm 2001, nhất là sau sự kiên ngày 11/09 xảy ra tại Mỹ: với mức tăng trưởng nhanh, mạnh và tương đối ổn định trong những năm vừa qua(trung bình khoảng 7.15%, và so với các nước trong khu vực thì nước ta phát triển với tốc độ chỉ đứng sau tốc đọ phát triển củaTrung Quốc), sự cải thiên trong cán cân xuất nhập khẩu (năm 2002 kim nghạch xuất khẩu đã tăng 3.8% so với năm 2001,và năm 2002 cũng là năm đầu tiên áp dụng thí điểm và tiến tới thực hiện trên phạm vi cả nước về việc tăng ngày nghỉ của cán bộ công nhân viên cả nước lên 2 ngày/ tuần và mức lương tối thiểu tăng lên 290,000 VND/1 lao động. Do vậy ngay trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, hoạt động tín dụng tại chi nhánh Techcombank hương Dương nói chung và hoạt động cho vay đối với sản phẩm”Nhà mới”nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khen ngợi: dư nợ tín dụng riêng đối với sản phẩm”Nhà mới”năm 2002 đạt 23.61 tỷ VND (chiếm 31.24% tổng dư nợ), đóng góp 60% tổng dư nợ đối với sản phẩm này vào sự gia tăng về dư nợ tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế, cải thiện và khong ngừng nâng cao đời sống cho nhân dân.Tuy nhiên đến năm 2003 và những tháng đầu năm 2004, do liên tục chịu ảnh hưởng của một số những nguyên nhân cả vè phía khách quan và chủ quan, nhu cầu về hàng hóa dịch vụ và về đầu tư phát triển kinh tế có xu hướng chậm lại, dư nợ tín dụng đối với tổng dư nợ tín dụng toàn Ngân hàng có chiều hướng giảm dần: 28.37% năm 2003 và chỉ còn 10.63% quý I năm 2004.
Song song với sản phẩm “Nhà mới”, Techcombank Chương Dương cũng từng bước đưa vào triển khai và dần hoàn thiện đối với sản phẩm “Ô tô xịn”, sản phẩm cho vay du học, cho vay “cổ phần hóa” và cho vay “Hỗ trợ kinh doanh cá thể”. Riêng đối với sản phẩm “Ô tô xịn”, mức tăng trưởng dư nợ hàng năm là tương đối cao, năm 2002 là năm mà ngành sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước gặt hái được những thành công lớn: 26,880 chiếc xe các loại được bán ra thị trường, tăng 37% so với năm 2001 và vượt 2,420 chiếc so với kế họach đề ra, thì cũng là năm mà dư nợ tín dụng đối với sản phẩm này có mức tăng trưởng khá, đạt 14.84 tỷ VND và vượt 8,45% so với kế hoạch đề ra. Sang năm 2003, 2004, là năm mà các hoạt động của tất cả các Ngân hàng đều bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng thì sản phẩm “Ô tô xịn”của chi nhánh vẫn có những bước phát triển rất khả quan, tăng gần 9 tỷ VND so với năm 2002 và vượt lên chiếm vai trò ngày càng quan trọng tại chi nhánh với tỷ lệ đóng góp vào tổng dư nợ là 26.34% năm 2003 và 36,12% vào qúy I/2004.
2.1.5.4.2. Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng
Từ thực trạng tín dụng đã nêu trên, ta có thể xem xét, phân tích chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng này theo một số nhóm chỉ tiêu sau:
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Bảng 6: Tăng trưởng tín dụng tại chi nhánh Techcombank Chương Dương
Đơn vị: Tỷ VND
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Quý I/2004
Tỷ VND
Tỷ VND
So với 02 (%)
Tỷ VND
Tỷ Lệ/03 (%)
Tổng dư nợ
75,59
85,98
13,75
53,8
62,57
Doanh số cho vay
187,13
159,01
-15,03
141,94
89,26
Doanh số thu nợ
111,54
148,62
33,24
174,12
117,20
(Nguồn: Báo cáo kiểm soát và kiểm toán nội bộ)
D nî
Doanh sè cho vay
Doanh sè thu nî
BiÓu ®å 2: T¨ng trëng tÝn dông cña chi nh¸nh Techcombank Ch¬ng D¬ng
Năm 2003 so với năm 2002 giảm 15,03% mặc dù doanh số cho vay có giảm xuống chút ít. Mặc dù vậy dư nợ cuối năm của năm 2002 vẫn tăng so với dư nợ năm 2002 13,75%. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do vào đầu năm 2003 một mặt chịu tác động của cuộc cạnh tranh lãi xuất giữa các ngân hàng, một mặt do chu kỳ kinh doanh của những khách hàng của Ngân hàng cho nên doanh số phát vay đầu năm hơi chững lại so với doanh số phát vay cuối năm. hơn thế nữa, tỷ lệ cho vay trung dài hạn năm 2003 cao nên chu kỳ quay vòng vốn của chi nhánh năm 2003 không thể rút ngắn hơn được so với năm 2002. Tuy nhiên, với những kết quả nêu trên, ta thấy được sự linh hoạt của chính khách hàng do Ngân hàng đề ra, thể hiện được hướng chuyển dịch cơ cấu khách hàng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.
2.1.5.4.3. Những chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động tín dụng
Tỷ lệ nợ có đảm bảo
Theo khoản 4 điều 6 quy chế cho vay đối với khách hàng số 00163/QĐ-HĐQT do chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam ban hành ngày 08/02/2002 quy định về điều kiện vay vốn có quy định khách hàng được coi là có khả năng tài chính để đảm bảo thực hiện phương án kinh doanh, phương án phục vụ đời sống và có khả năng trả nợ theo thời hạn cam kết trong hợp đồng tín dụng, được Techcombank thẩm định và xác định khi có đủ các điều kiện như:
- Có vốn tự có và coi như tự có tham gia vào phương án kinh doanh, phương án phục vụ đời sống với tỷ lệ tối thiểu là 10% tổng chi phí của phương án kinh doanh trong trường hợp khách hàng là doanh nghiệp vay vốn đầu tư tài sản cố định; tối thiểu là 30% tổng chi phí thực hiện phương án phục vụ đời sống đối với các cá nhân vay vốn.
- Không có nợ khó đòi tại Techcombank và các tổ chức tín dụng khác, trừ các khoản đã được thanh toán. Thêm vào đó, đối với mỗi loại sản phẩm khác nhau có thêm các quy định ràng buộc cụ thể quy định tại quyết định số 238/QĐ-HĐQT ban hành ngày 23/02/2001 về việc đảm bảo bằng tài sản không phải là tài sản hình thành từ vốn vay và quyết định số 65/QĐ-HĐQT về việc đảm bảo tài sản hình thành từ vốn vay. Đồng thời tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam cũng có quyết định ủy quyền phán quyết cho giám đốc chi nhánh Chương Dương về việc quyết định phê duyệt các khoản vay, trong đó đối với các khoản vay trung và dài hạn theo các sản phẩm”nhà mới”,”ô tô xịn”, cho vay du học có giá trị quy đổi không vượt quá năm trăm triệu đồng, các sản phẩm khác có giá trị quy đổi không vượt quá bốn trăm triệu đồng. Và theo quyết định ủy quyền này thì trong hạn mức tín dụng cho phép của các doanh nghiệp có quy mô lớn và thường xuyên do hội đồng quản trị của Techcombank Việt Nam phê duyệt, giám đốc chi nhanh sẽ căn cứ vào hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, phương án phục vụ đời sống và tư cách, uy tín của khách hàng để quyết định phương thức cho vay, thời hạn vay, phương thức giải ngân,...một cách cụ thể.
Bảng 7: Tỷ lệ nợ có đảm bảo qua các năm của một số sản phẩm tín dụng
Đơn vị: VND
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Quý I/2004
Giá trị tài sản thế chấp
Dư nợ/Tài sản đảm bảo
Giá trị tài sản thế chấp
Dư nợ/Tài sản đảm bảo
Giá trị tài sản thế chấp
Dư nợ/Tài sản đảm bảo
1. “Nhà mới”
38.71
61
43.55
56
10.59
54
2. “Ô tô xịn”
27.48
54
53.93
42
47.39
41
3. Sổ tiết kiệm
24.67
83
15.67
85
6.34
85
(Nguồn: Báo cáo dư nợ một số ngành kinh tế)
Qua các số liệu nêu trên, ta thấy được sự thận trọng trong việc quyết định và phê duyệt các khoản vay. Năm 2002 mặc dù là năm mới đi vào hoạt động, chi nhánh đã rất mạnh dạn tron việc xem xét cho vay với tỷ lệ dư nợ trên tài sản đảm bảo khá cao. Nhưng đến năm 2003 và quý I/2004, do sự biến động phức tạp của thị trường đối với một số loại sản phẩm chủ chốt của Ngân hàng: sự phát triển quá nóng của thị trường bất động sản, sự vướng mắc về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại và thừa kế quyền sử dụng đất, thế chấp; sự ra tăng các điều kiện về đăng ký xe ô tô và sự ra tăng của thuế xuất nhập khẩu linh kiện đối với linh kiện của các ngành lắp ráp trong nước đã góp phần tạo ra những khó khăn ban đầu cho chi nhánh cho công tác thẩm định phương án sử dụng vốn vay, phương án trả nợ và ảnh hưởng khá lớn đến công tác thu nguồn nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn
Sau khi luật doanh nghiệp được thực thi, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ kinh doanh cá thể ở nước ta ra đời khá lớn, với tốc độ ra tăng nhanh. Trong đó các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 3/4 tổng số 120000 doanh nghiệp các loại ở nước ta. Đối với khu vực kinh tế quốc doanh, tỷ lệ này là 80%. Riêng tại địa bàn quận Long Biên, con số về hộ kinh doanh cá thể cũng đã không phải là nhỏ: 7000 hộ kinh doanh cá thể, 4000 cơ sở sản xuất kinh doanh, 300 doanh nghiệp- Thống kê năm 2000. Do vậy đây là một thị trường đầy tiềm năng để Techcombank khai thác. Tuy nhiên bên cạnh nhữnh thuận lợi mà nó mang lại thì rủi ro tiềm ẩn đối với các Ngân hàng không phải là nhỏ.
Nhưng một thực trạng đang xảy ra tại Ngân hàng, đã và đang làm đau đầu cán bộ lãnh đạo chi nhánh và cán bộ chuyên trách về tín dụng đó là xu hướng ngày càng gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn. Năm 2002 là năm mà tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh tương đối nhỏ (0.08%) tương ứng với 1.75 tỷ đồng và tính chất của các khoản nợ này là ngắn hạn và ít nghiêm trọng. Nguyên nhân của thực trạng này là trong quá trình thẩm định chuyên viên khách hàng và khách hàng đã chưa xác định đúng chu kỳ sản xuất kinh doanh do vậy làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn. Đến năm 2003 và đặc biệt là đến quý I/2004 là năm nhiều khoản tín dụng đến hạn thanh toán, trong khi đó tình hình kinh tế xã hội lại diễn ra hết sức phức tạp và theo hướng bất lợi, cản trở khả năng trả nợ cho Ngân hàng của khách hàng. Thêm vào đó tính chất hay nguyên nhân của các khoản nợ này lại khá nghiêm trọng do vậy tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2003 và quý I/2004 có xu hướng tăng cao (1.34% năm 2003 và 1.46% quý I/2004), trong đó tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ quá hạn đã bắt đầu xuất hiện với tỷ lệ khá cao (15.43%).
Mặc dù vậy năm 2003, chi nhánh đã rất thành công trong công tác đôn đốc thu hồi nợ, chỉ qua quý IV/2003 chi nhánh đã hầu như xử lý hết các khoản nợ xấu. Sau đây là các nguyên nhân dẫn tới thành công trên:
+ Thứ nhất, Chi nhánh Techcombank Chương Dương đã rất thận trọng trong việc lựa chọn khách hàng để cho vay, đặc biệt là khách hàng thuộc thành phần kinh tế tư nhân.
+ Thứ hai, hầu hết các khoản nợ khó đòi đều có tài sản đảm bảo, do vậy công tác xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ không gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, do vị trí địa lí nằm không xáo với hội sở chinh của ngân hàng Techcombank Việt nam, nên mặc dù chỉ có ban quản lý chất lượng, phòng quản lý chất lượng tín dụng và phòng kiểm soát nội bộ nhưng được trợ giúp đắc lực của hội sở, sự nghiêm túc trong tuân thủ các quy trình nghiệp vụ do NHNN quy định và do hội đồng quản trị NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam cộng thêm đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm trong công tác thẩm định khách hàng, nợ quá hạn phát sinh của Chi nhánh là không lớn.
Tuy nhiên, trong một tương lai không xa, khi mà nền kinh tế nước ta thực sự hội nhập với nền kinh tế thế giới, với rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh cả về tiềm lực vốn cả về khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý, sự bảo hộ đối với nền kinh tế sẽ có phần bị cắt giảm, khách hàng của Ngân hàng một mặt sẽ có nhiều cơ hội hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác sẽ phải đối mặt với những rủi ro, thách thức nhiều hơn. Điều này cũng tác động vào hoạt đông của chi nhánh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, đó là tạo ra cho Chi nhánh nhiều khách hàng hơn, là điều kiện để cho Ngân hàng tăng doanh số cho vay nhưng mặt khác nó cũng đặt ra cho Ngân hàng những đòi hỏi lớn về việc tìm ra những giải pháp hữu hiệu hơn nhằm đảm bảo cả hai mục tiêu tăng trưởng sinh lợi và an toàn.
2.2. Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh Techcombank Chương Dương
2.2.1. Những kết quả đạt được
Qua những kết quả đạt được đã phân tích trên đây, có thể thấy được chất lượng tín dụng tại chi nhánh Techcombank Chương Dương nhìn chung là tốt. Cụ thể Ngân hàng đã đạt được một số kết quả sau:
Ngân hàng đã thực hiện tốt chủ trương chuyển dịch cơ cấu khách hàng phù hợp với các mục tiêu đề ra, cùng với việc phát triển hàng loạt các sản phẩm mới: “ô tô xịn”, “nhà mới”…đã bước đầu tạo dựng dược hình ảnh của Techcombank Việt Nam trong công chúng và uy tín đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các đô thị lớn phù hợp với chiến lược phát triển chung của toàn hệ thống và của đất nước.
Tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức khá cao và ổn định qua các năm. kết quả này phản ánh được vị thế uy tín của chi nhánh đối với các khách hàng có quy mô kinh doanh không lớn và dần thu hút thêm được ngày càng nhiều các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có quy mô kinh doanh lớn hơn.
Ngân hàng đã triển khai công tác tiếp cận khách hàng một cách rộng rãi thông qua các hoat động như gửi thư chúc mừng và thông qua các mối quan hệ vơi các khách hàng truyền thống, quen biết…, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn hợp lý, đúng quy định, thực hiện giao dịch một cửa, tạo điều kiện tốt cho khách hàng hoàn thành sớm các thủ tục xin vay một cách nhanh chóng và thuận lợi. Từng bước xây dựng được nền tảng khách hàng bền vững cho Ngân hàng.
Công tác quản trị rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng được đặc biệt chú ý để hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng tài sản. Trên cơ sở đó, doanh thu hàng năm đạt gần 300 tỷ với lợi nhuận trước thuế, trước dự phòng từ hoạt động tín dụng hàng năm mang lại cho chi nhánh gần một tỷ đồng, đã khẳng định được vai trò của hoạt động tín dụng đối với hoạt động của chi nhánh, đồng thời khẳng định sự đúng đắn trong đường lối lãnh đạo của lãnh đạo chi nhánh.
Công tác thẩm định khách hàng, phương án kinh doanh, phương án sử dụng tiền vay được phân tích dựa trên số liệu thực tế một phần do khách hàng cung cáap, một phân do sự thu thập của các chuyên viên khách hàng trên cơ sở định giá đối với tài sản dảm bảo của các công ty định giá có uy tín. Do vậy chi nhánh đã kết hợp giữa tính khách quan của các công ty định giá và khả năng trình độ nghiệp vụ của cán bộ Ngân hàng đảm bảo trong hoạt động cho vay. Bên cạnh đó theo định kỳ (thường là theo năm) chi nhánh sẽ thực hiện xếp loại khách hàng, cả pháp nhân và thể nhân theo những tiêu thức hết sức chặt chẽ do HĐQT NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam đưa ra trên cơ sở Quyết định số của NHNN về việc xếp loại doanh nghiệp và lấy đó làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá, quẩn lý khách hàng phù hợp với từng loại đối tượng trên cơ sở đó nâng cao chất lượng phục vụ cũng như chất lượng của Chi nhánh.
Thường xuyên cập nhật các thông tin về khách hàng như thông tin về nhân sự, về cơ cấu tổ chức, năng lực của cán bộ lãnh đạo, về tình hình hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng tồn kho, quan hệ của khách hàng với các đối tác, những thay đổi trong môi trường kinh doanh của khách hàng, định kỳ tổ chức gặp mặt tiếp xúc, tham gia hoạt động của khách hàng. Tuân thủ quy định của tổng giám đốc và HĐQT NHTM CP Kỹ Thương Việt Nam về theo dõi quản lý khách hàng, tạo ra mối quan hệ tốt với khách hàng, đây chính là tiền đề cho việc tạo ra những khoan cho vay có chất lượng cao.
Công tác quản lý hồ sơ khách hàng: Định kỳ 3 tháng, chi nhánh sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ hồ sơ tín dụng, đối chiếu với sao kê kế toán (số dư, tài sản đảm bảo,…), bổ sung các giấy tờ còn thiếu, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay,….Thực hiện sắp xếp hồ sơ theo từng loại vay và đối tượng vay vốn, tiến hành lưu trữ các hồ sơ đã hoàn tất.
Thêm vào đó, trong hai năm qua, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động tín dụng đã và đang được sửa đổi, bổ sung theo hướng dành nhiều quyền chủ động hơn cho các NHTM. Đây cũng là nhân tố tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM nâng cao, cải thiện chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng đối với khu vực kinh tế có quy mô nhỏ như các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ kinh doanh cá thể, cá nhân người tiêu dùng. Cụ thể, việc NHNN cho phép áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận đã tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM sử dụng công cụ lãi suất một cách linh hoạt hơn. Nghị định số 178/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay ban hành tháng 12/1999, với việc dành quyền tự quyết cho Ngân hàng về việc lựa chọn tài sản đảm bảo, lựa chọn phương thức đảm bảo tiền vay đã phát huy được mặt tích cực của nó trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng của từng ngân hàng nói riêng và của cả hệ thống ngân hàng nói chung. Tháng 10/2002, chính phủ ban hành bổ sung cho Nghị định 178, Nghị định 85/NĐ-CP. Theo nghị định này, điều kiện cho vay không có đảm bảo bằng tài sản và cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay đều được nới rộng rất nhiều. Các quy định về điều kiện vay như phải có “kết quả sản xuất kinh doanh có lãi trong hai năm liền kề với thời điểm xét cho vay”, về mức độ vốn tự có tham gia vào dự án 50% trong Nghị định 178, nay đã được xem là điều kiện tốt và giảm xuống còn 15% trong nghị định số 85. Đối với các khách hàng có quy mô vốn nhỏ bé và uy tín chưa thực sự là cao thì những quy định mới này là một sự hỗ tất to lớn để tạo điều kiện cho họ tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Nói tóm lại, những cơ chế chính sách của nhà nước đã và đang được hoàn thiện theo hướng đóng góp ngày càng cao vào công tác nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM. Sở dĩ chi nhánh có được những kết quả đáng khen ngợi như vậy là do một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Địa bàn hoạt động là huyện Gia Lâm nay đã được chuyển đổi thành quận Long Biên với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế với nhiều khu công nghiệp và khu đô thị mới. Trong một tương lai không xa địa bàn này sẽ trở thành trung tâm công nghiệp của Hà Nội.
- Chi nhánh có được sự quan tâm, tin tưởng của các tầng lớp dân cư trên địa bàn, có quan hệ tốt với tổng công ty hàng không Việt Nam và các đơn vị thành viên.
- Công nghệ quản lý Ngân hàng của Techcombank Việt Nam dựa trên kỹ thuật hiện đại, khả năng quản lý và phát triển sản phẩm tốt, tính linh hoạt cao.
- Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, cán bộ lãnh đạo chuyên viên khách hàng nhiều kinh nghiệm công tác.
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Hạn chế
Có thể nói, cho đến thời điểm hiện nay, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh là không cao, tỷ lệ nợ trên tài sản đảm bảo là khá lớn song trong tương lai khi nền kinh tế xuất hiện thêm loaị hình tài chính tín dụng khác của nước ngoài với những ưu thế vượt trội hẳn so với các Ngân hàng trong nước, chứ không phải đối với các NHTM CP, thì liệu rằng kết quả trên có còn được duy trì? Đó là bài toán mà hầu hết các nhà quản trị ngân hàng phải đau đầu trong việc tìm ra hướng giải quyết. Ở Techcombank Chương Dương, mặc dù những hạn chế trong công tác cho vay không nhiều song cũng nổi lên một số vấn đề cơ bản sau:
- Thứ nhất: là sự mất cân đối giữa hoạt động cho vay bằng ngoại tệ và cho vay bằng nội tệ. Nguyên nhân của hạn chế trên là do: sự e ngại của khách hàng về sự biến động liên tục của tỷ giá hối đoái trong thời gian gần đây. Thứ hai, là do số lượng doanh nghiệp tuy đã có sự gia tăng đáng kể song so với các NHTM khác thì đây là con số không phải lớn, hơn nữa hoạt động thanh toán quốc tế của doanh nghiệp qua chi nhánh chủ yếu bằng vốn tự có, nên khả năng phát vay băng ngoại tệ là rất hạn chế. Hơn thế nữa, đối với hoạt dộng cho vay liên quan đến xe máy, là một sản phẩm chủ yếu chiếm tỷ trọng khá cao (25,39%) trong tổng dư nợ của chi nhánh, trong thưòi gian chịu ảnh hưởng của chính sách về nhập khẩu xe gắn máy thay đổi theo hướng bất lợi nhằm bảo hộ cho các doanh nghiệp, công ty sản xuất xe gắn máy trong nướ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34546.doc