Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1. Những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng trung và dài hạn 4

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tín dụng trung và dài hạn. 4

1.1.1.1. Khái niệm: 4

1.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn 4

1.1.2. Vai trò của tín dụng trung và dài hạn 8

1.1.2.1. Đối với nền kinh tế 8

1.1.2.2. Đối với ngân hàng 10

1.1.2.3. Đối với khách hàng 10

1.2. Chất lượng tín dụng trung và dài hạn 12

1.2.1. Khái niệm 12

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn 12

1.2.2.1. Các chỉ tiêu định tính 12

1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng 14

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn 18

1.3.1. Nhân tố chủ quan 18

1.3.2. Các nhân tố khách quan 21

1.3.2.1. Nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nước 21

1.3.2.2. Các nhân tố thuộc về khách hàng 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 23

2.1 Khái quát về ngân hàn ngoại thương Hà Nội. 23

2.1.1 Sự hình thành và phát triển. 23

2.1.1.1 Mạng lưới chi nhánh của VIETCOMBANK trên địa bàn Hà Nội. 23

2.1.1.2 Các dịch vụ mà VIETCOMBANK cung cấp: 24

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy điều hành. 25

2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức. 26

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội: 27

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh. 27

2.1.3.1 Tình hình chung về kinh tế xã hội. 27

2.1.3.2 Đánh giá các mặt hoạt động kinh doanh 27

2.3 Đánh giá chung về chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội. 39

2.3.1 Kết quả đạt được. 39

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân. 40

2.3.3 Phương hướng giải pháp trong thời gian tới Error! Bookmark not defined.

2.3.3.1 Phương hướng và giải pháp trong năm 2008 Error! Bookmark not defined.

2.3.3.2 Phương hướng và giải pháp đến năm 2010. Error! Bookmark not defined.

2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng ngoại thương hà nội. 33

2.2.1 Tỡnh hỡnh cho vay trung và dài hạn. 33

2.2.2 Thu nợ cho vay trung và dài hạn. 36

2.2.3 Dư nợ cho vay trung và dài hạn. 36

2.2.4 Nợ quá hạn đối với tín dụng trung và dài hạn 38

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 42

3.1. Định hướng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 42

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 44

3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định 44

3.2.2. Nâng cao trình độ và phẩm chất cán bộ tín dụng 45

3.2.3. Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. 46

3.2.4. Đa dạng hóa các loại hình cho vay trung và dài hạn. 46

3.2.5. Đẩy mạnh công tác marketing trong ngân hàng 48

3.2.6. Đẩy mạnh công tác huy động vốn trung và dài hạn 58

3.3. Kiến nghị. 63

3.3.1. Đối với chính phủ 63

3.3.2. Đối với ngân hàng Nhà nước. 64

3.3.3. Đối với ngân hàng ngoại thương Việt Nam 64

KẾT LUẬN 66

 

doc70 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của ngân hàng ngoại thương Hà Nội) Cơ cấu vốn huy động giữa tiền đồng và ngoại tệ có sự chuyển dịch theo hướng vốn huy động ngoại tệ giảm dần, đây cũng là xu hướng chung của các ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây. Sở dĩ có sự chuyển dịch đó một phần là do việc giảm lãi suất cơ bản USD của Cục dự trữ liên bang Mỹ(Fed) trong tháng 9/2007 từ 5,25% xuống còn 4,75% và 4,25% vào tháng 12/2007 đã khiến lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại trong nước giảm theo. Mặt khác do xu hướng cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng thương mại cổ phần mới. Huy động từ Tổ chức kinh tế đạt : 2.134 tỷ đồng, chiếm 34% tổng huy động vốn. Huy động từ Dân cư đạt : 4.136 tỷ đồng, chiếm 66% tổng vốn huy động. Đến 31/12/2007 thị phần huy động VND trên địa bàn Hà Nội tương ứng 1.41% ; 2.92% ; 1.84% so với mạng lưới 209 tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn. * Công tác tín dụng. Công tác tín dụng của chi nhánh trong năm 2007 tiếp tục thực hiện với phương châm “ Hiệu quả & An toàn “ . Với nỗ lực của các cán bộ ngân hàng ngoai thương Hà Nội, dư nợ tính đến 31/12/2007 đạt 2.553 tỷ đồng đạt 88% kế hoạch năm 2007, chiếm 1.49% thị phần trên địa bàn Hà Nội. Số lượng khách hàng là các doanh nghiệp có vay vốn tại chi nhánh hiện là 133 khách hàng. Đến 31/12/2007, dư nợ quá hạn chiếm 0,87% tổng dư nợ . Cho vay trung dài hạn : chiếm 22,3% tổng dư nợ. Cho vay ngắn hạn : chiêm 77,7% tổng dư nợ. Bên cạnh đội ngũ khách hàng truyền thống về xuất nhập khẩu, mở các chương trình hỗ trợ về vốn cho khách hàng vừa và nhỏ để phát triển kinh doanh, Chi nhánh đang mở rộng thêm một loại hình cho vay thể nhân với nhiều hình thức cho vay ưu đãi, hấp dẫn : mua ôtô mới, sửa chữa nhà, phát triển kinh tế tư nhân – gia đình, du học, mua biệt thự tại khu biệt thự, đầu tư xây dựng văn phòng ... Đến 31/12/2007, dư nợ tại bộ tín dụng thể nhân đạt 145 tỷ đồng, chiếm 5,7% tổng dư nợ. Nhìn chung, các khoản vay cá nhân có chất lượng tốt, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng. * Thanh toán xuất nhập khẩu. Từ đầu năm 2007 đến nay, hoạt động XNK có những thách thức mới do môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các quy định rào cản về xuất khẩu ngày càng chặt chẽ, giá một số vật tư và dịch vụ đầu vào tăng làm hạn chế sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tại VCB Hn, doanh số thanh toán XNK vẫn đạt cao, có chất lượng tốt với tổng doanh số XNK đạt 435 triệu USD. Nhập khẩu đạt 246 triệu USD, vượt 8% kế hoạch đặt ra trong năm 2007, chủ yếu là các mặt hàng nhập khẩu nguyên vật liệu, may móc. Xuất khẩu đạt 189 triệu USD, vượt 69% kế hoạch đặt ra từ đầu năm, chủ yếu là các sản phẩm nông, lâm sản. Dư nợ bảo lãnh đến 31/12/2007 đạt 113 tỷ đồng. * Hoạt động thẻ và dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng ngoại thương đã liên minh với các NHCP để phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý, mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy hợp tác dịch vụ thẻ giữa ngân hàng và doanh nghiệp với các chương trình hợp tác như thanh toán cước điện thoại,Internet, phí bảo hiểm... Với mạng lưới ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ rộng khắp trên toàn quốc, số lượng thẻ do VCB phát hành ngày càng tăng. Số lượng thẻ ATM phát hành mới trong năm 2007 của VCB HN đạt 27.155 thẻ, nâng tổng số thẻ ATM của chi nhánh lên 73.029 thẻ. Tổng số thẻ debit năm 2007 đạt 31.629 thẻ,vượt 63% kế hoạch năm 2007. Số lưọng phát hành thẻ tín dụng mới đạt 728 thẻ, nâng tổng số thẻ tín dụng của Chi nhánh đạt 3.254 thẻ. Thẻ ghi nợ quốc tế MTV phát hành mới năm 2007 đạt 2.317 thẻ, nâng tổng số thẻ MTV lên 3.599 thẻ. Thẻ ghi nợ Visa đạt 1399 thẻ, thẻ ghi nợ SGH24 đạt 758 thẻ. Sau khi chuyển một số máy ATM cho các Chi nhánh cấp 2 nâng cấp trực thuộc Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội hiện co 34 máy ATM, 86 đơn vị chấp nhận thẻ . Với chính sách đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và từng bước đưa các sản phẩm ngân hàng hiện đại vào tiếp cận cuộc sống, Ban giám đốc chi nhánh đã tạo điều kiện cho công tác khuyêch trương các dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm thu hút được đông đảo khách hàng Thủ đô và các tỉnh lân cận đến sử dụng các dịch vụ của ngân hàng Ngoại thương. Công tác dịch vụ ngân hàng phát triển là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Không ngừng mở rộng dịch vụ và nâng cao chất lưọng dịch vụ nhằm nâng cao doanh thu từ dịch vụ là mục tiêu được Chi nhánh đặt lên hàng đầu. Số lượng tài khoản cá nhân mở mới đạt : 29.291 tài khoản, nâng tổng số tài khoản cá nhân mở tại Chi nhánh là 72.653 tài khoản, đạt 120% kế hoạch của năm 2007. Chuyển tiền trong nứoc đạt 322,6 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2006. Chuyển tiền nứơc ngoài đi đạt 1,3 triệu USD Chi trả kiều hối đạt 61.7 triệu USD tăng 5% so với năm 2006. Trong đó chuyển tiền qua hệ thống Money Gram đạt hơn 300.000 USD. Mặc dù con số này chưa cao so với lượng tiền nước ngoài chuyển đến qua tài khoản hoặc CMT ... tuy nhiên sự mở rộng dịch vụ chuyển tiền sẽ góp phần nâng cao thương hiệu cho Vietcombank. Doanh số bán ngoại tệ tại các bàn thu đổi đạt 6,4 triệu USD tăng 201% so với năm 2006. Với sự nỗ lực của các cán bộ, Chi nhánh hiện có 40 đơn vị đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử VCB Money và 450 đơn vị, 3000 lượt đăng ký truy vấn thông tin qua Internet i-b@nking, sử dụng dịch vụ SMS – banking... * Kinh doanh ngoại tệ. Doanh số mua bán ngoại tệ của VCB HN năm 2007 đạt 725 triệu USD. Lãi kinh doanh ngoại tệ trong năm 2007 đạt gần 6 tỷ đồng. Ngoại tệ mua được phần lớn từ nguồn các Tổ chức kinh tế đáp ứng cho nhu cầu thanh toán nhập khẩu tại Chi nhánh. Đông thời để tránh rủi ro về tỷ giá cũng như xác định rõ nguồn ngoại tệ đảm bảo thanh toán cho khách hàng, NHNT HN đã sử dụng công cụ phái sinh là Hợp đồng có kỳ hạn đối với các doanh nghiệp co nhu cầu nhập khẩu hàng hoá . Trong thời gian tới, NHNT VN nói chung cũng như NHNT HN nói riêng cần nghiên cứu , tiếp tục đưa ra các sản phẩm phái sinh mới, tạo sự đa dạng cho lựa chọn của khách hàng. Bảng 2:Tình hình kinh doanh ngoại tệ từ 2005-2007 Đơng vị : tỷ đồng Năm Tổng doanh số mua-bán ngoại tệ Doanh số mua ngoại tệ Doanh số bán ngoại tệ Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ 2005 861 430,933 115,19 11,56 2006 896 448,7 447,3 8 2007 725 363 362 6 (nguồn:báo cáo tài chính của ngân hàng ngoại thương Hà Nội) * Ngân quỹ. Năm 2007, khối lượng giao dịch thu chi tiền mặt qua VCBHN tăng nhiều, gồm cả ngoại tệ cũng như VND: Tổng thu chi VND đạt 28.450 tỷ đồng, tăng 33% so với kế hoạch năm 2007, thu chi ngoại tệ quỹ USD đạt 490,56 triệu USD, tăng 32% so với năm 2007. Công tác ngân quỹ luôn đảm bảo an toàn. Các nghiệp vụ ngày càng đa dạng hơn , khối lượng công việc nhiều hơn, nhưng trong giao dịch tiền mặt vẫn đảm bảo chi đủ, đúng, thực hiện trả lại tiền thừa cho khách hàng, thu được nhiều tiền giả đảm bảo giải phóng khách hàng nhanh, thái độ phục vụ nhiệt tình. Tiền giả: USD : 2.100 EUR : 100 GBP : 20 VNĐ : 186.590.000 Tiền thừa : VNĐ : 218.550.000 ( 28 món) Để đảm bảo lượng tồn quỹ tiền mặt đủ cho các nghiệp vụ và giao dịch viên, từ 01/04/2007, Giám đốc NHNT HN đã quy định hạn mức tồn quỹ hàng ngày cho các phòng nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vốn của chi nhánh. * Kế toán Công tác thanh toán của ngân hàng luôn đảm bảo chính xác kịp thời cho các giao dịch chuyển vốn của khách hàng với thời gian ngắn nhất và chất lượng tốt nhất. Doanh số thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán IBT ONLINE đã đạt kết quả cao. Với vai trò đầu mối, VCB HN luông đảm bảo thanh toán cho các chi nhánh NHNT cơ sở thông suốt, kịp thời và chính xác. Tuy nhiên trong thanh toán bù trừ và giao dịch tiền mặt do NHNN thành phố quy định cứng về thời gian giao dịch làm ảnh hưởng tới các chi nhánh NHNT cơ sở. Một số kết quả đạt được của công tác kế toán : Doanh số thanh toán bù trừ đạt 10.973 tỷ đồng, tăng 57% so với năm 2006 Doanh số thanh toán IBPS đạt 82.540 tỷ đồng, tăng 106% so với năm 2006. Doanh số thanh toán IBT online đạt 83.673 tỷ đồng, tăng 144% so với năm 2006 Hiện chi nhánh có 131 đơn vị đăng ký trả lương qua tài khoản với doanh số gần 30 tỷ đồng/ tháng, 1958 đơn vị mở tài khoản tại ngân hàng, tăng 12% so với cuối năm 2006. 2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI. 2.2.1 Tỡnh hỡnh cho vay trung và dài hạn. Bảng 3:Doanh số cho vay trung và dài hạn Đơn vị:triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Đồng Việt Nam 43132 391409 802770 1073312 418138 Ngoại tệ (quy VND) 223298 621777 743806 990750 318654 Tổng số 466430 1013181 1546576 2064063 736792 (nguồn:bỏo cỏo tài chớnh của ngõn hàng ngoại thương Hà Nội) Nhìn vào bảng kết quả ta thấy doanh số cho vay trung vài dài hạn tại ngân hang ngoại thương Hà nội ngày một tằng, tuy nhiên sự tăng trưởng này không đồng đều qua các năm cũng như không đều giữa đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ. Đặc biệt doanh thu cho vay năm 2004 tăng 217,22 % so với năm 2003. Sự tăng trưởng này chứng tỏ doanh nghiệp đã gây được uy tín đối với khách hàng qua các năm thì số doanh nghiệp lớn đến với ngân hàng ngoại thương Hà nội nhiều hơn. Và lợi thế về nguồn vốn huy động trong năm 2004 chi nhánh đã chủ động mở rộng hoạt động tín dụng và phương châm: “An toàn và hiệu quả, qua đó, tạo điều kiện cho đồng vốn ngân hàng phát huy được vai trò thúc đẩy kinh tế Thủ đô tăng trưởng. Để đẩy mạnh công tác tín dụng, Chi nhánh đã thực sự chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc duy trì và củng cố đội ngũ khách hàng tín dụng truyền thống vẫn luôn được Chi nhánh quan tâm. Phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng và chất lượng các sản phẩm tín dụng của Chi nhánh đã tạo iềm tin và uý tín đối với các khách hàng, tạo điều kiện cùng khách hàng tăng trưởng hiệu quả. Các doanh nghiệp vẫn có xu hướng thích vay USD hơn VND do tỷ giá USD ít biến động trong khi lãi suất vay USD thấp hơn nhiều so với lãi suất vay VND. Năm 2005, hoạt động tín dúng của chi nhánh tiếp tục được mở rộng và phương châm kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn. Từ 08/08/2008, ngân hàng ngoại thương Hà nội bắt đầu thực hiện triển khai thí điểm mô hình quản lý tín dụng mới, áp dụng cho khách hàng là doanh nghiệp, phân tích rõ chức nưang, nhiệm vụ giữa công tác quan hệ khách hàng và công tác quản lý rủi ro, từ đó giúp nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh kiểm soát tốt hơn rủi ro ngân hàng và tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy, trong giai đoạn này, mục tiêu tăng trưởng dù nợ tín dụng tạm thời chưa phải là mục tiêu hàng đầu của chi nhánh. Trong năm 2006, thực hiện quy trình tín dụng mới theo Quyết định 90/QĐ.NHNT.QLTD ngày 26/05/2006 của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam áp dụng đối với khách hàng là doạnh nghiệp, Phòng Quản lý rủi ro tín dụng đã từng bước góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, tạo đà phát triển bền vững cho Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội, góp phần làm cho hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội, góp phần làm cho hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội tiếp cận với tập quán quốc tế về quản lý trong hoạt động ngân hàng. Để mở rộng quan hệ khách hàng và đẩy mạnh công tác tín dụng, đội ngũ cán bộ VCBHN đã chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội luôn quan tâm duy trì và củng cố đội ngũ khách hàng truyền thống. Phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng và chất lượng các sản phẩm tín dụng của Chi nhánh đã tạo niềm tin và uy tín đối với các khách hàng, tạo điều kiện cùng khách hàng kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đội ngũ khách hàng truyền thống về xuất nhập khẩu, Chi nhánh đang mở rộng thêm loại hình cho vay tiêu dùng với nhiều hình thức cho vay ưu đãi, hấp dẫn. Tính đến 31/12/2006, dư nợ tại bộ phận tín dụng thể nhân đạt 151 tỷ đồng. Nhìn chung, các khoản vay cá nhân có chất lượng tốt, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng. Từ năm 2003 đến năm 2006, doanh số cho vay của ngân hàng Ngoại Thương tăng lên, nó cho thấy ngân hàng Ngoại Thương làm ăn có hiệu quả, uy tín được nâng cao và có sự tăng trưởng bền vững qua các năm. Tuy nhiên sang năm 2007 ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng Ngoại Thương suy giảm trầm trọng. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do sang năm 2007, ngân hàng Ngoại Thương có sự phân tách chi nhánh, 4 chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội tách ra hoạt động độc lập, riêng lẻ làm cho số liệu trong báo cáo giảm xuống. Tuy vậy, trong năm 2007 ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội vẫn làm ăn có lãi và hiệu quả. 2.2.2 Thu nợ cho vay trung và dài hạn. Bảng 4:Số liệu hoạt động tớn dụng trung và dài hạn Đơn vị:triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 DSTN 286938 650719 1367449 828534 529316 % tăng trưởng DSTN 235,27 226,78 210,14 137,67 % tăng trưởng DSCV 214,35 217,22 152,64 133,46 (nguồn:báo cáo tài chính của ngân hàng ngoại thương Hà Nội) Với DSTN: Doanh số thu nợ DSCV: Doanh số cho vay Công tác thu nợ của ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội được ban lãnh đạo công ty hết sức quan tâm thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số thu nợ. Từ năm 2003 cho đến năm 2006 tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ luôn lớn hơn tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay. Có được kết quả ấn tượng này là sự nỗ lực rất lớn của ngân hàng trong công tác tín dụng thông qua khả năng lựa chọn khách hàng và khả năng quản lý điều hành. 2.2.3 Dư nợ cho vay trung và dài hạn. Bảng 5:Cơ cấu dư nợ trung và dài hạn Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Dư nợ ngoại tệ 119789 404839 476162 559327 227728 Dư nợ VND 195445 331233 439029 537393 341591 Tổng số 315234 736072 915191 1096720 569319 (nguồn:báo cáo tài chín của ngân hàng ngoại thương Hà Nội) Những năm gần đây, dư nợ cho vay trung và dài hạn có sự tăng trưởng rất khả quan do việc đổi mới công tác cho vay, giám sát nợ vay tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng đặc biệt là những khách hàng truyền thống là những tổng công ty, những doanh nghiệp có uy tín. Trong các năm từ 2003 đến 2007 thì năm 2004 là năm có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất, dư nợ tăng hơn gấp 2 lần từ 315234 triệu lên 736672 triệu, cơ cấu dư nợ cũng bắt đầu có sự thay đổi. Dư nợ tín dụng ngoại tệ tăng và chiếm tỉ trọng nhiều hơn so với đồng nội tệ. Xu hướng này tiếp tục cho đến hết năm 2006 khi ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội có chính sách cho vay ngoại tệ hỗ trợ xuất khẩu của thành phố, cụ thể: Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ năm 2005 đặt 1807 tỷ đồng (Bao gồm cả dư nợ ngắn hạn) chiếm 51,38% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay bằng VND năm 2005 đặt 1711 tỷ đồng (Bao gồm cả dư nợ ngắn hạn) chiếm 48,62% tổng dư nợ. Từ năm 2007, cơ cấu dư nợ bắt đầu có sự chuyển dịch theo hướng dư nợ ngoại tệ giảm dần, đây cũng là xu hướng chung của các ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây. Sở dĩ có sự chuyển dịch đó, một phần là do việc cắt giảm lãi suất cơ bản USD của cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) trong tháng 9/2007 từ 5,25% xuống còn 4,75% và 4,25% vào tháng 12/2007 đã khiến lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại trong nước giảm theo. Mặt khác là do xu hướng cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng, đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng thương mại cổ phần mới. Sở dĩ năm 2007 tổng dư nợ trung và dài hạn giảm đi nhiều so với năm 2006 là do có sự phân tách chi nhánh tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội như đã trình bày ở trên. 2.2.4 Nợ quá hạn đối với tín dụng trung và dài hạn Bảng 6:cơ cấu nợ quá hạn trung và dài hạn Đơn vị:triệu đồng Chỉ tiêu Năm Nợ quá hạn trung và dài hạn Nợ quá hạn trung và dài/tổng dư nợ TVDH 2003 1008,75 0,32% 2004 1987,40 0,27% 2005 25076,23 2,74% 2006 26979,31 2,46% 2007 4440,69 0,78% (nguồn:báo cáo tài chính của ngân hàng ngoại thương Hà Nội) Khi xem xét vấn đề tín dụng trung và dài hạn, có một vấn đề mà các ngân hàng thương mại đều phải quan tâm phân tịch nhằm tim ra nguyên nhân, đưa ra biện pháp để ngăn ngừa và giải quyết, đó là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của các ngân hàng thương mại trong quá trình hoạt động, nó mang lại rủi ro và nguy cơ mất vốn cho ngân hàng. Vì vậy, bất kì ngân hàng nào cũng phải quan tâm ngăn chặn nợ quá hạn xảy ra. Tuy nhiên, nợ quá hạn lại là một hiện tượng kinh tế tất yếu phải xảy ra đối với một ngân hàng, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường có thể là lý do khách quan của môi trường kinh tế xã hội hay lý do chủ quan của cán bộ nhân viên ngân hàng mà nợ quá hạn luôn tồn tại. Tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội trong các năm 2003, 2004 được hạn chế ở mức thấp, thành công đó là kết quả của chương trình nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý và khai thác tài sản xiết nợcủa ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. Điều này cho thấy việc đầu tư cho vay tại ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội về cơ bản là hiệu quả, đáp ứng đúng yêu cầu của ngân hàng Ngoại Thương trung ương. Sang năm 2005 và 2006, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội tăng mạnh lên 2,74% năm 2005 và giảm đi chút ít xuống 2,46% năm 2006. Sở dĩ có tỉ lệ nợ quá hạn tăng cao như vậy là do ngân hàng thực hiện quy trình tín dụng mới đối với khách hàng là doanh nghiệp, trong đó việc gia hạn nợ hay cơ cấu lại nợ được xem xét rất chặt chẽ và hạn chế hơn trước. Ngoài ra, ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội không còn áp dụng hình thức Gia hạn kĩ thuật - là biện pháp tác động trên hệ thống mạng vi tính để kéo dài thời hạn trả nợ thêm tối đa 10 ngày kể từ ngày đến hạn trong khi chờ khách hàng chuyển tiền thanh toán nợ. Nợ quá hạn chủ yếu tập trung tại một số công ty,doanh nghiệp khá nhạy cảm trước những biến động của thị trường.Ngân hàng đã rất quan tâm, đốc thúc đơn vị trong việc chi trả cả gốc và lãi vay.Ngân hàng đã thành lập tổ xử lý nợ xấu tại các chi nhánh,quyết tâm và triệt để trong công tác xử lý nợ xấu.Bằng những nỗ lực của mình mà tỉ lệ nợ quá hạn trong năm 2007 được giảm xuống một cách đáng kể chỉ còn 0,78%. 2.3 Đánh giá chung về chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội. 2.3.1 Kết quả đạt được. Với sự phấn đấu hết mình và được sự chỉ đạo quan tâm, giúp đỡ của UBND Thành phố Hà Nội , chính phủ, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam , Ngân hàng nhà nước và các bộ ngành trong năm qua Ngân hàng ngoại thương Hà Nội đã đạt và vượt nhiều thành tựu : lợi nhuận đạt 111 tỷ đồng, đạt và vượt nhiều chỉ tiêu tài chính đã đặt ra trong đầu năm.... Hành lang pháp lý ngày càng được mở rộng, cải tiến phù hợp với hoạt động phát triển của ngân hàng. Tạo điều kiện cho ngân hàng ngà y càng phát triển trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới Tình hình chính trị ổn định , nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, qua đó ảnh hưởng tích cực tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Ngân hàng đã có chính sách với khách hàng phù hợp tạo niềm tin đối với khách hàng. Ngân hàng lập hồ sơ khách hàng một cách khoa học, từ đó ngân hàng giảm được thời gian và chi phí của khách hàng cũng như của bản thân ngân hàng trong các lần giao dich tiếp theo. Đầu tư trang thiết bị hiện đại , luôn áp dụng những công nghệ tiên tiến về ngân hàng trên thế giới điều này đã giúp cho ngân hàng theo dõi kịp thời các diễn biến trên thị trường hối đoái quốc tế, phát triển nhanh các nghiệp vụ đầu cơ, thực hiện nhanh chóng các giao dịch hối đoái với các thành viên trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Có nguồn nhân lực co kiến thức trình độ cao . Bên cạnh đó ngân hàng cung chú trọng công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngân hàng. Trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thươn mại quốc tế ( WTO ) mở ra cơ hội thu hút nguồn vốn cho ngân hàng , tạo cơ hội hợp tác đầu tư với các tổ chức tài chính các ngân hàng lớn trên thế giới , với những công nghệ hiện đại , những sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân. Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới với những cam kết về mở rộng thị trường tài chính đã tạo áp lực cạnh tranh rất lớn đối với ngân hàng : hàng loạt các NHTM cổ phần được phép thành lập , rất nhiều các ngân hàng các tổ chức tài chính đã mở văn phòng đại diện , mở chi nhánh tới đây sẽ thành lập ngân hàng 100% vốn nứơc ngoài ... đã tạo áp lực rất lớn với ngân hàng, với rất nhiều những thách thức . Ngân hàng chưa có khả năng nắm bắt kịp thời các thông tin quốc tế có giá trị áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Doanh số hoạt động trên thị trường quốc tế còn thấp , chưa tận dụng được nhiều cơ hội để thu lợi nhuận và khả năng phòng ngừa rủi ro trên thị trường này chưa tốt. Tốc độ và quy mô mua bán ngoại tệ chưa tương xứng với khả năng nhu cầu của nền kinh tế, đặc biệt nhu cầu ngoại tệ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Chính sách đãi ngộ đối với nhân viên còn chưa được tốt . Việc “ chảy máu chất xám “ vẫn còn sảy ra làm thiệt hại nhiều tới lợi ích của ngân hàng. chương 3 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 3.1. Định hướng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Qua việc nghiên cứu, phân tích thực trạng tình hình hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong thời gian qua cho ta thấy ngân hàng đã có những cố gắng để nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện các biện pháp tích tụ để nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn, luôn phấn đấu đưa ngân hàng ngày càng phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động không tránh khỏi những sai sót, nó bao gồm những yếu tố khách quan mà ngân hàng không thể tránh được và cả những yếu tố chủ quan thuộc về chính bản thân ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới, để đảm bảo cho ngân hàng tiếp tục phát triển, làm ăn có hiệu quả, thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra thì cần phải có những định hướng, những giải pháp cụ thể tạo môi trường hoạt động thuận lợi đem lại hiệu quả thiết thực. Trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cần thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư, mở rộng cũng như nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng, áp dụng nhiều giải pháp để kinh doanh có hiệu quả và mục tiêu tăng lợi nhuận. Để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn, ngân hàng cần phải hướng tới các mục tiêu sau: * Về nguồn vốn: Tiếp tục duy trì các hoạt động có hiệu quả, những biện pháp phù hợp với tình hình hiện tại của ngân hàng để có thể duy trì tốc độ tăng nguồn vốn trong các năm tiếp theo. Sử dụng công cụ lãi suất chủ động, linh hoạt, tăng cường khả năng thu hút vốn ngoại tệ thông qua tình thức huy động tiền gửi tiết kiệm từ người dân, tiền gửi thanh toán từ các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng đặc biệt là nguồn gửi trung và dài hạn. * Về đầu tư: Lựa chọn cho vay những dự án có tính khả thi cao, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nước ta: - Khi xét duyệt các dự án tín dụng trung và dài hạn ưu tiên cho những dự án đầu tư theo chiều sâu nhằm giúp cho các doanh nghiệp có thể sử dụng hết tiềm năng vốn có của mình. Bên cạnh các dự án lớn, các dự án vừa và nhỏ cũng cần có sự quan tâm nhất là những dự án nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, lao động có trình độ - Tập trung vốn choc ác dự án thuộc vùng kinh tế trọng điểm, các ngành kinh tế mũi nhọn đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế và phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. - Tiếp tục đổi mới cơ cấu đầu tư đối với doanh nghiệp nhà nước, đầu tư hợp lý đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhằm hạn chế và phân tán rủi ro. - Tăng thị phần tín dụng trong tổng sử dụng vốn sinh lời của ngân hàng thông qua chính sách lãi suất linh hoạt, chính sách ưu đãi khách hàng, tăng cường đội ngũ khách hàng, tăng cường đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ, giỏi chuyên môn để giám sát chặt chẽ các đơn vị đang có quan hệ tín dụng đối với ngân hàng đồng thời tìm kiếm khách hàng và các dự án tiềm năng mới. * Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, thực hiện việc giám sát chặt chẽ các đơn vị vay vốn nhằm đảm bảo an toàn cho các khoản vay, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất có thể. Đẩy mạnh thể chế hóa, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để đổi mới, cải tiến trang thiết bị và cơ sở vật chất, kiện toàn quy chế và quy trình hóa hoạt động tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế để hội nhập nền kinh tế thế giới khi Việt Nam gia nhập WTO. 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định Đây là nội dung giữ vị trí quan trọng giúp ngân hàng đưa ra các quyết định đầu tư một cách chuẩn xác phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng các khoản vay, đảm bảo hiệu quả tín

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7636.doc
Tài liệu liên quan