Để phátt huy tối đa hiệu quả của công nghệ hiện đại và không ngừng nâng cao năng lực công nghệ , Ngân hàng cần xây dựng được một chiến lược công nghệ dài hạn trên cơ sở chiến lược kinh doạnh. Đẩy mạnh hơn nuă việc trang bị công nghệ và nối mạng cho toàn hệ thống , nhằm tạo ra sức bật toàn diện về công nghêh , tận dụng tối đa hiệu quả công nghệ dựa trên lợi thế nhờ quy mô đồng thời cũng góp phần giảm thiểu sự lãng phí do đầu tư không đồng bộ.
Đẩu tư công nghệ thông tin không chỉ đòi hỏi nguồn tài chính lớn mà còn đòi hỏi một sự đầu tư lớn về chất xám để đảm bảo các công nghệ lựa chọn và khă năng nâng cấp để thích ứng nhanh chóng với tiến cuẩ công nghệ . Điều này đòi hỏi Ngân hàng cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực công nghệ , đội ngũ này cần được đào tạo sao cho theo kịp với những tiến bộ công nghệ trên thế giới.
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1853 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước tại Ngân hàng công thương chi nhánh Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấp hành pháp luật , thường xuyên có chương trình công tác kiểm tra và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay.
*Chất lượng thông tin
Thông tin về khách hàng là cơ sở để ngân hàng ra quyết định cho vay thông qua thẩm định . Vì vậy, thông tin đầy đủ , chính xác kịp thời giúp ngân hàng đưa ra quết định cho vay đúng đắn , co hiệu quả. Ngược lại , thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch trong thẩm đinh và xét duyệt cho vay co thể dẫn đến việc ngân hàng có những quyết định sai lầm.
Ngân hàng quan tâm đếm thông tin liên quan đến sự biến đổi của môI trường kinh tế , chính trị , xã hoịi , của đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là thông tin về khách hàng . Trên cơ sở những thông tin có được , ngân hàng có thể nắm bắt , dự đoán được nhũng việc sẽ xảy ra , từ đó chủ động đề ra các phương án đúng đắn , khù hợp trong hoạt động kinh doanh của mình.
b) Các nhân tố thuộc về DNNN
* Lăng lực của doanh nghiệp quyết định đến hiệu qủa cho vay của ngân hàng . Vì vậy , khi thẩm định cho vay ngân hàng phảI thẩm định chi tiết , cẩn thận các năng lực của doanh nghiệp để đuă ra quyết định cho vay đúng đắn.
Năng lực của doanh nghiệp gồm ;
_Năng lực tài chính : Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khối lượng vốn tự có , tỷ trọng vốn tự có trên tổng nguồn vốn , ở tính lỏng của tài sản , ở khả năng thanh toán nhanh , thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.
Năng lực tài chính cho biết khả năng độc lập tự chủ về tài chính của doanh nghiệp , nên năng lưc tài chính của doanh nghiệp càng mạnh thi càng thuận lợi cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Vì trong trường hợp phương án sản suất kinh doanh không có hiệu quả , doanh nghiệp không thể trả nợ bằng nguồn thu từ dự án thì họ vẫn có thể trả nợbằng vốn tự có. Các ngân hàng thường không mặn mà với các dự án và vốn vay lớn hơn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Không những thế, doanh nghiệp có năng lực mạnh có khả năng đầu tư vào trang thiết bị hiện đại , có sức cạnh tranh cao thị trường rộng…thì khẳ năng hoàn trả ngân hàng đúng hạn cao hơn là các doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu.
_ Năng lực quản lý : Năng lực quản lý thể hiện ở sự gọn nhẹ, linh hoạt , năng động của bộ máy tổ chức doanh nghiệp, ở khả năng thích nghi của bộ máy quản lý với sự biến động của cơ chế thị trường , năng lực quản lý còn thể hiện ở trình đọ , khả năng của đội ngũ giám đốc, cán bộ , nhân viên trong vai trò quản lý doanh nghiệp. Khi năng lực quản lý của doanh nghiệp tốt hoạt động sản xuất sẽ diễn ra trôI chảy , phương án sản xuất kinh doanh sẽ có tính khả thi cao , hiệu quả kinh doanh cao nên khả năng trả nợ của doanh nghiệp được đảm bảo làm cho hiệu quả cho vay của ngân hàngđược nâng cao.
_Năng lực kinh doanh : Năng lực kinh doanh là khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Năng lực kinh doanh tốt khả năng tạo lợi nhuận cao và ngược lại. Do doanh nghiệp và ngân hàng có mối quan hệ qua lại thông qua các mối quan hệ tín dụng nên ngân hàng cần quan tâm đúng mức đến năng lực kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo khả năng thu hồi nợ đúng hạn tránh gặp phải các khoản nợ xấu.
* Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức la rủi ro xảy ra khi khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay không đúng mục đích như đã cam kết với ngân hàng. Khách hàng là người có quyền chủ động sủ dụng khoản vốn vay .Có nhiều khách hàng lập kế hoạch để lừa ngân hàng , họ lập phương án giả rất khả thi để ay vốn rồi họ không dùng vào việc sản xuất kinh doanh mà dùng vào những mục đích khá gây ra những hậu quả khôn lường. Vì vậy, thẩm định các yếu tố liên quan đến tín dụng trung thực va uy tín của khách hàn kết hợp với việc kiểm tra chặt chẽ sau khi cho vay sẽ góp phần hữu hiệu vàoviẹc nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN.
Các nhân tố trên tác động tổng hợp đến hiệu quả cho vay , vì vậy ngân hàng cần quan tâm thich đáng đến tất cả các yếu tố để đảm bảo hiệu quả cho vay là tốt nhất.
1.2.4. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả cho vay DNNN
1.2.4.1. Đối với ngân hàng
Cho vay là nghiệp vụ quan trọng nhất của các ngân hàng hiện nay, quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chính vì thế nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng là vấn đề mà các ngân hàng luôn quan tâm.
Nâng cao hiệu quả cho vay làm tăng khr năng cung cấp dich vụ, sản phẩm của ngân hàng , tăng vòng quay của vốn đồng thời thu hút được nhiều khách hàng nhờ chất lượng snả phẩm tốt. Tạo đưpực hình ảnh tốt đẹp và uy tín về ngân hàng , giúp ngân hàng thiết lập được mối quan hệ với các khách hàng truyền thống gắn bó, trung thành với ngân hàng . Nâng cao hiệu quảcho vay còn giúp ngân thực hiện được hai mục tiêu và bất kỳ ngân hàng nào cũng phải đặt ra là an toàn và lợi nhuận . Giúp làm tăng khả năng sinh lời của các khoản vay , giảm chi phí quản lý , chi phí nghiệp vụ và giảm thiệt hại . Giúp ngân hàng thuận lợi hơn trong công việc xây dựng cơ cấu tài sản phù hợp với nguồn vốn.
Nâng cao hiệu qủa cho vay đối với DNNN còn giúp nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ và có thêm nhiều kinh nghiệm , xủ lý nhanh có hiệu quả các tình huống xảy ra cà có khả năng phán đoán tốt.
1.2.4.2. Đối với DNNN
Nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN giúp doanh nghiệp cay vốn tại ngân hàng thuận lợi hơn với thủ tục đơn giản , lãi suất hợp lý , giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh , tăng lợi nhuận
Với việc giám sát trong khi cho vay ngân hàng giúp vốn vay của doanh nghiệp được sủ dụng đúng mục đích , đúng đối tượng và có hiệu quả . Khi có dấu hiệu kinh doanh không tốt ngân hàng có thể đưa ra lời khuyên bổ ích giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn tiếp tục săn xuất kinh doanh có hiệu quả đảm bảo trả nợ ngân hàng đúng hạn.
1.2.4.3. Đối với nền kinh tế
Một trong những chức năng của ngân hàng là trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư. Trong nền kinh tế luôn có một bộ phận cá nhân , tổ chức tạm thời thiếu hụt chỉ tiêu, họ là những người cần bổ sung vốn , tỏng khi đó có một bộ lại thặng dư trong chi tiêu họ có nhu cầu tiết kiệm. Ngân hàng sẽ làm cầu nối giữa hai bộ phận đó giúp cho cung- cầu vốn găp nhau. Như aajy, hoạt động cho vay của ngân hàng giúp cho mọi nguồn vốn trong xã hội được sử dụng một cách hiệu quả nhất . Nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng cũng chính là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế . Chất lượng cho vay tốt giúp DNNN làm ăn có hiệu quả , thể hiện được vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế, dẫn dắt nền kinh tế đi đúng hướng .Khi ngân hàng kinh doanh có lãi giúp mở rộng và nâng cao chất lượng sảm phẩm , dịch vụ đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của nền kinh tế.
Tóm lại, nâng cao hiệu quả cho vay là một trong nhưng hoạt động vô cùng quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu an toàn , lơI nhuận , phát triển của một ngân hàng . Khi hiệu quả ấy đạt ở mức độ cao thì bản thân những nội dung kinh tế- xã hội của nó sẽ tạo cho mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiến triển ngày càng tốt đẹp . Nâng cao hiệu quả cho vay luôn là một yêu cầu bức thiết , có ý nghĩa sống còn của bản thân mỗi ngân hàng , cho toàn hệ thống ngân hàng và lớn hơn nữa là toàn bộ nền kinh tế.
Chươnng 2
Thực trang hiệu quả cho vay DNNN tai chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng
2.1 Tình hình hoạt động chung của chi nhánh trong thời gian qua
2.1.1 Về hoạt công tác huy động vốn
Hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại là nhận gửi tiền và cho vay. Trong đó cho vay là nghiệp vụ đem lại nhiều thu nhập nhất cho ngân hàng . Để có thể cho vay thì nghiệp vụ đầu tiên mà ngân hàng thực hiện là huy động vốn có thể từ dân cư, có thể từ doanh nghiệp, các tổ chức xã hội . Công tác huy động vốn tác động trực tiếp đén công tác cho vay. Tuy nhiên, công tác huy động vốn của Chi nhánh trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn do biến động bất thường của nền kinh tế trong nước và thế giới.
Bảng 1 : Tình hình huy động vốn từ năm 2003-2007
Đơn vị : tỷ đồng
Năm
Nguồn huy động
Cơ cấu nguồn
Tổng nguồn huy động đến 31/12/N
% tăng so với năm trước
Tiền gửi dân cư
Tiền gửi các TCTK
Số dư đến 31/12/N
% trong tổng NV huy động
Số dư đến 31/12/N
% trong tông NV huy động
2003
2180
8,3
1432
65,7
748
34,3
2004
2370
8,7
1450
64,8
787
35,2
2005
2416,9
8,0
1485,3
61,5
931,6
38,5
2006
2700,8
11,7
1663,9
61,6
1036,9
38,4
2007
2868,9
6,2
1402,1
48,9
1466,8
51,1
( Nguồn : phòng quản lý nhân sự NHCT Hai Bà Trưng )
Nhìn vào bảng 1 có thể thấy tổng nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm mặc dù có sự cạnh tranh hết sức sôi động, gay gắt thậm chí có những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM trong quá trinh huy động vốn hoạt động trên đia bàn quận Hai Bà Trưng. Nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng đã mở thêm nhiều dịch vụ mới và không những có nhiều chính sách tăng lãi suất huy động mà còn áp dụng nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn với các quỹ tiết kiệm được mở ra trên địa bàn...nên nó đã ảnh hưởng đáng kể đến mức độ tăng trưởng nguồn vốn của Chi nhánh. Hơn thế Chi nhánh còn triển khai nhiều biện pháp để ổn định nguồn vốn tiền gửi dân cư. Cụ thể:
_ Khai trương thêm các quỹ tiết kiệm .
_ Chi nhánh đã tổ chức lớp tập huấn về " Văn háo phong cách giao tiếp " cho cánbộ , từ đó đã giúp từng cán bộ tại các ưũy tiết kiệm và các điểm giao dịch luôn chú ý đến phong cách giao dịch đối với khách hàng . Mặt khác , Chi nhánh đã cải tạo , sửa chữa , nâng cấp và bổ sung thêm trang thiết bị máy móc chuẩn bị tốt cơ sở vật chất tại các quỹ tiết kiệm đảm bảophục vụ khách hàng ngày một hơn.
_ Thực hiện các đợt khuyến mãi dự thưởng, phát hành kỳ phiếu theo chỉ đạo của NHCTVN.
2.1.2. Về hoạt động tín dụng.
Quán triệt nghiêm túc sự chỉ đạo của NHNN và NHCTVN trong côngtác tín dụng , về việc nâng cao chất lượng tín dụng tăng trưởng đi đôi với kiểm soát chặt chẽ vốn vay. Chi nhánh đưa ra định hướng cụ thể nhằm minh bạch hoá chất lượng tín dụn và nâng cao chất lượng tín dụng , Tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý của Chi nhánh. Trên cơ sở chon lọc khách hàng, giảm dần dư nự đối với các doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém , vốn chủ sở hữu thấp hơn so với quy định, nâng cao chất lượng thẩm định dự án , coi trọng hiệu quả kinh tế , thực hiện nghiêm túc các quy định tín dụng hiện hành.
Bảng 2 : Dư nợ cho vay từ năm 2003- 2007
Đơn vị : tỷ đồng
Năm
Cho vay
Cơ cấu cho vay
Tổng dư nợ đến 31/12/N
% tăng so với năm trước
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung và dài hạn
Số dư đến 31/12/N
% trong tổng dư nợ cho vay
Số dư đến 31/12/N
% trong tổng dư nợ cho vay
2003
931
3
591,2
63,5
339,8
36,,5
2004
944
1,4
599
63,4
345
36,6
2005
740
-21,6
512,6
70,5
227,4
29,5
2006
686
-7,2
474,5
69,2
211,5
30,8
2007
684
-0,29
477
69,7
207
30,3
( Nguồn : Phòng quản lý nhân sự NHCT Hai Bà Trưng)
Nhìn vào bảng 2 có thể thấy tốc độ tổng dư nợ giảm nhiều qua các năm nguyên nhân là Chi nhánh đã kiên quyết giảm dầm dư nợ của những doanh nghiệp gia hạn nợ nhiều lần , hay có nợ quá hạn và cũng một phần do nhiều dự án không có hiệu qủa , cùng nhiều dự án có hiệu quả lại chưa đủ điều kiện vay vốn.
Bên cạnh cho vay kinh doanh là chủ yếu Chi nhánh còn các hình thức cho vay khác như cho vay tiêu dùng, cho vay cán bộ công nhân viên… Tính đến 31/12/2005 cho vay cán bộ công nhân viên chủ yếu để mua sắm phương tiện đi lại , sửa chữa nhà cửa …năm 2005 có 425 cán bộ vay vốn với dư nợ 3,5 tỷ đồng, tăng so với 2004 87,6% . Năm 2006 có 470 cán bộ vay dư nợ là 3,6 tỷ đồng.
* Về nâng cao chất lượng tín dụng : Chi nhánh quan tâm chú ý đến việc nâng cao tiêu chuẩn tín dụng, chọn lọc khách hàng, tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ tín dụng , đặc biệt là khâu thẩm định cho vay nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay hiệu quả vốn tín dụng.
Do tỷ trọng cho vay DNNN chiếm tỷ trong lớn nên Chi nhánh đã thực hiên phan tích tình hình tài chính doanh nghiệp , từ đó đánh gái khả năng kinh danh và có kế hoạch dư nợ đối với từng doanh nghiệp phù hợp với khr năng tài chính và hoạt động kinh doanh ổn định nâng cao được chất lượng tín dụng.
Đối với các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu thấp , tình hình tài chính khó khăn , vốn bị chiếm dụng, gia hạn nợ nhiều lần và có nợ quá hạn...Chi nhánh đã kiên quyết giẩm dần dư nơ.
* Về sử lý thu hồi nợ tồn đọng: Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc và kiên quyết theo chỉ đạo của NHCTVN . Công tác xử lý nợ tồn đọng đã được triển khai rất tích cực , tất cả các khoản nợ tồn dọng đều được rà soát và phân tích những khó khăn thuận lợi để tìm biện pháp xử lý phù hợp nhất.Năm 2006 tổng dư nợ 686.481 triệu. Năm 2007 tông dư nợ 684.929 triêu, nợ quá hạn chi còn 559 triệu đồng.
* Về dư nợ quá hạn : Năm 2001 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 1,36% tổng dư nợ và đầu tư , con số này năm 2002 là 1,09% , nhưng đến năm 2004 dư nợ quá hạn chỉ còn 7,7% tổng dư nợ và đến năm 2007 nợ quá hạn chỉ còn 0,81% tổng dư nợ. Nguyên nhân vânã còn nợ quá han là do biến động thị trường , thay đổi cơ chế , các đơn vị xây dựng các công trình thanh toán bằng vốn Ngân sách quyết toán công trình và thanh toán vốn chậm nên các đơn vị không trả nợ Ngân hàng kịp theo kế hoạch.
* Về vay không đảm bảo bằng tài sản: Do đặc điểm của Chi nhánh nen tỷ lệ cho vay DNNN chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ nên tỷ lệ cho vay không đảm bảo bằng tài sản tương đối lớn và trong nhưng năm gần đây Chi nhánh đã làm chặt hơn về vấn đề tài sản thế chấp của doanh nghiệp năm 3004 tỷ lệ nay la 81,7% , năm 2005 tỷ lệ này tiêp tuc giảm nhẹ còn 79,8% và năm 2007 chỉ còn 45,2%.
2.1.3. Các hoạt động khác
Nhìn chung các hoạt động khác của Chi nhánh tăng lên
* Doanh số thanh toán quóc tế : năm giá 2006 giá trị L/C nhập là 21.065 triệu USD tăng 36% so với năm 2005, giá trị L/C xuất năm 2006 là 16.836 triệu USD tăng 36% so với năm 2005.
* Doanh số mua bán ngoại tệ: doanh số của năm 2005 la 21.807triệu USD, doanh số của năm 2006 là 26.900 triệu USD,tăng 23% so với năm 2005.
* Phát hành bảo lãnh: năm 2005 là 71.870 triệu USD năm 2006 90.995 triệu USD tănh 27% so với năm 2005.
* Lãi kinh doanh ngoại tệ: năm 2005 là 205, năm 2006 là 371, tămg 80% so với năm 2005.
Qua số liệu trên công tác thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mai năm 2006 đã có mức tăng trưởng cao so với năm 2005 . Tuy nhiên nếu xét về doanh số hoạt động cũng chưa phai là lớn , nguyên nhân chính là Chi nhánh chưa tăng trưởng được tín dung đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.
* Hoạt động thanh toán : Số tài khoản tiền giủ đến 31/12/2006 là 3431 . tài khoản , so với năm 2005 tăng 412 tài khoản
Doanh số thanh toán 12.107 tỷ đồng , so với năm 2004 đạt 159% trong đó thanh toán điện tủ trong hệ thống 3.098 tỷ đồng , thanh táon ngaòi hệ thống 2.320 tỷ đồng , thanh toán noịi bộ NH 6.688 tỷ đồng.
* Dịch vụ thẻ : số lưọng thẻ phát hành 3424 thẻ đạt 47,5% so vơí kế hoạch, đua số lượng thẻ phat hành đến 31/12/2006 là 10339 thẻ tăng 49,5% so với năm 2005 . Số dư bình quân tai TK tiền gửi thường xuyên gần 8 tỷ đồng tăng 4,8 tỷ so vói năm 2005 . Phát triển thẻ ATM đã góp phần đua thu dịch vụ thẻ tăng 34,5% so vơí năm 2005. Dịch vụ tín dụng quóc tế cung đã triển khai tai Chi nhánh . Chi nhánh đã tổ chức lớp tập huấn về dịch vụ thẻ tới các bộ phan giao dịch để trang bị kiến thức khi thực hiện Marketing và tư vấn khách hàng . Tuy nhiên kết quả phát jhành thẻ tín dụng quốc tế của chi nhánh còn nhièu hạn chế , đòi hỏi các phòng ban quan tâm hơn.
2.2. Thực trạng hiẹu quả cho vay DNNN tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng
2.2.1. Về doanh số cho vay và dư nợ cho vay
* Về doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Bảng 3 : Doanh số cho vay DNNN tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng
Đơn vị : tỷ đồng
Năm
Tổng doanh số cho vay
Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Tỉ lệ cho vay (%)
DNNN
DNNQD
DNNN
DNNQD
2003
1105,5
1037
68,5
93,8
6,2
2004
1040,6
974
66,6
93,6
6,4
2005
1083,5
856
227,5
79
21
2006
915,7
412
503,7
45
55
2007
1308,5
408,3
900,2
31,2
68,8
( Nguồn : Phòng tổng hợp tiếp thị NHCT Hai Bà Trưng)
Biểu đồ 4 : Doanh số cho vay tại chi nhánh theo thành phần kinh tế từ 2003-2007
Theo số liêu bảng 3 và đồ thị 4 ta thấy tổng doanh số cho vay cũng không có nhiều biến động. Nhưng doanh số cho vay giữa DNNN va DNNQD giua các năm thi có nhiều sự biến đổi lớn như qua bảng biểu va và biểu đồ ta thấy qua các năm 2003, 2004 , 2005 thi DNNN có doanh số vay Ngân hàng là chủ yếu nhưng chuyển qua năm 2006 và 2007 thì doanh số vay Ngân hàng cua DNNQD la chủ yếu. Năm 2005 doanh số vay của DNNN là 79% còn của DNNQD la 21%. Đến năm 2007 doanh sô vay của DNNN chi chiếm 31,2% trong khi đó DNNQD chiếm tới 68,8%. Thực chất của tỷ lệ này giảm la do nhiều DNNN thực hiẹn cổ phần hoá, còn dư nợ đối với khu vực dân doanh tăng trưởng không lớn . Như vây, thời gian qua Chi nhánh chỉ yếu cho vay các DNNQD .
Doanh số cho vay DNNN có xu hướng giảm dần về số lượng cũng như tỷ trọng qua các năm. Nguyên nhân của tình trạng này là do :
_ Quán triêt chỉ đạo cua NHCTVN trong công tác cho vay về đẩy mạnh cac biện pháp nâng cao chất luợng tín dụn gắn liền với tăng trưởng tín dụng hợp lý đI đôI với năng lực quản lý vàkiểm soát chặt chẽ vốn. Và trên cơ sở chọn lọc khách hàng , Chi nhánh đã giảm dần dư nợ và ngừng quan hệ cho vay với những DNNN có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu thấp hơn so với quy định , không có khả năg trả nợ Ngân hàng.
_ Tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động , đặc biệt từ năm 2003 nước ta bắt đầu lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu, một số mặt hàng của các nưổctng khu vực . Tiến tới chính thức tham gia khu vực mậu dich tư do AFTA và WTO , điều này không chỉ tác động đến DNNN hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và cả các DNNN sản xuất hàng hoá trong nước. Hỗu hết các DNNN phảI cắt giảm sản lượng sản suất do đó nhu cầu về vay vốn Ngân hàng cũng giảm.
* Về dư nợ cho vay DNNN
Bảng 5 : Dư nợ cho vay DNNN tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng
Đơn vị : tỷ đồng
Năm
Tổng dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Tỉ lệ dư nợ (%)
DNNN
DNNQD
DNNN
DNNQD
2003
931
872
59
93,7
6,3
2004
944
883
61
93,5
6,5
2005
740
599
141
80,9
19,1
2006
686
300
386
43,7
56,3
2007
684
199
485
29
71
(Nguồn : Phòng tổng hợp tiếp thị NHCT Hai Bà Trưng)
Biểu đồ 6 : Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh theo thành phần kinh tế
_ Nhìn vào bảng5 và biểu đồ 6 ta thấy tổng dư nợ cho vay có nhiều biến động. Nhưng doanh số cho vay giữa DNNN va DNNQD giữa các năm có nhiều sự biến đổi lớn như qua bảng biểu và và biểu đồ ta thấy qua các năm 2003, 2004 , 2005 thi DNNN có tổng dư nợ Ngân hàng là chủ yếu nhưng chuyển qua năm 2006 và 2007 thì doanh số vay Ngân hàng cua DNNQD la chủ yếu. Năm 2005 tổng dư nợ của DNNN là 80,9% còn của DNNQD la 19,1%. Đến năm 2007 doanh sô vay của DNNN chi chiếm 29% trong khi đó DNNQD chiếm tới 17%. Nguyên nhân chủ yếu của việc tổng dư nợ cho vay của DNNN giảm la do nhiêuf DNNN đã tiến hành cổ phần hoá ngoài ra Chi nhánh đã thắt chặt hơn về vấn tài sản thế chấp của DNNN.
2.2.2 Về cơ cấu cho vay DNNN tai chi nhánh
* Về cơ cấu doanh số cho vay DNNN theo thời gian và loại tiên tai Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng.
Nhìn vào bảng 7 ta thấy thời gian qua chi nhánh cũng chưa chú trọng phát triển cho vay trung và dài hạn, thể hiện ở tỷ trọng cho vay trung và dài hạn không tăng. Mặc dù năm 2003 tỷ trọng cho vay trung và dài hạn là tăng đột biến 308 tỷ chiếm 28,7% tăng 23,4% so với năm 2002, nhưng đến năm 2004 doanh số cho vay trung và dài hạn có chiều hướng giảm đi, năm 2004 là 356 tỷ chiếm 39,6% tăng 6,9% so với năm 2003, năm 2005 là 258 tỷ chiếm 30,1% giảm 6,5% so với năm 2004, năm 2006 là 117 tỷ chiếm 28,4 % giảm 1,7% so với năm 2005, năm 2007 là 114,3 tỷ chiếm 28% giảm 0,4% so với năm 2006. Doanh số cho vay trung và dài hạn biến động bất thường do những năm qua tình hình kinh tế trong nước và thế giới biến động thất thường nên các DNNN không mạnh dạn đầu tư sản xuất , đổi mới công nghệ.
Theo đơn vị tiền tệ, doanh số cho vay DNNN tai chi nhánh bằng VNĐ ngày càng giảm . Năm 2003 cho vay DNNN bằng VNĐ là 831 tỷ đồng chiếm 80,1% tổng doanh số cho vay, năm 2004 là 734 tỷ đồng chiếm 76,3 % giảm 3,8 % so với năm 2003, năm 2005 là 633 tỷ đồng chiếm 73,9 % giảm 2,4% so với năm 2004, năm 2006 là 312 tỷ đồng chiếm 75,7% tăng 1,6 % so với năm 2005, năm 2007 là 310 tỷ đồng chiếm 75,9% tăng 0,02 % so với năm 2006. Ngược lại, cho vay DNNN băng USD trong thời gian qua nhìn chung là tăng về tỷ trọng.
Bảng 7 : Cơ cấu doanh số cho vay DNNN theo thời gian và loại tiền
Đơn vị : tỷ đồng
Năm
Tổng doanh số cho vay DNNN
Theo thời hạn
Theo loại tiền
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
VND
USD (quy đổi VND)
Số tiền
Tỷ trọng
%
Tăng giảm
%
Số tiền
Tỷ trọng
`%
Tăng giảm
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
Tăng giảm
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
Tăng giảm
%
2003
1037
729
70,3
-23,4
308
29,7
23,4
831
80,1
-3,7
206
19.9
3,7
2004
974
618
63,4
-6,9
356
36,6
6,9
734
76,3
-3,8
240
23,7
3,8
2005
856
598
69,9
6,5
258
30,1
-6,5
633
73,9
-2,4
223
26,1
2,4
2006
412
295
71,6
1,7
117
28,4
-1,7
312
75,7
1,6
101
24,3
-1,8
2007
408,3
294
72
0,4
114,3
28
-0,4
310
75,9
0.02
98,3
24,1
-0,02
( Nguồn : phòng tổng hợp tiếp thị NHCT chi nhánh Hai Bà Trưng)
* Về cơ cấu dư nợ cho vay DNNN theo thòi gian và loại tiền tai Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng
Từ bảng 8 ta thấy cơ cấu dư nợ cho vay DNNN theo thời gian và loại tiền có biến động nhẹ trong vài năm trở lại đây.
Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn đói với DNNN giảm dần, tuy nhiên tốc độ giảm không mạnh, cụ thể như sau: năm 2003 dư nợ cho vay ngắn hạn DNNN là 63%, năm 2004 con số này giảm xuống còn 61,5%, năm 2005 là 60%,năm 2006 tăng nên là 66%, năm 2007 là 64,8%. Ngược lai, dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với DNNN lại tăng dần qua các năm . Năm 2003 tỷ lệ này chiếm 37% tông dư nợ, năm 2004 tỷ lệ này nhích lên một chút là 38,5%, năm 2005 tăng lên 40%. Năm 2006 tỷ lệ này la 34%, năm 2007 tăng lên 35,2%. Tỷ lệ dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng đồng nghĩa với việc ngân hàng phải chịu nhiều rủi ro hơn do các khoản cho vay trung và dài hạn thường có độ rủi ro cao hơn các khoản cho vay ngắn hạn.
Về dư nợ cho vay DNNN theo loại tiền thì cho vay bằng VNĐ luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ trên 50% và từ năm 2003 co xu hướng giảm dần. Năm 2003 tỷ lệ cho vay DNNN bằng VNĐ là 73% của tổng dư nợ. Năm 2004 là 68%, năm 2005 là 65%, năm 2006 là 55%, năm 2007 giảm xuống còn là 51,8%. Tỷ lệ cho vay bằng USD ngược lại có xu hướng tăng dần, năm 2003 là 27% trên tổng dư nợ tăng 3,2% so với năm 2002, năm 2004 là 32% tăng 3%ố với năm 2003, năm 2005 là 2,5%, năm 2006 là 45%, năm 2007 là 48,2% tăng 3,2% so vơí năm 2006.
Bảng 8 : Cơ cấu dư nợ cho vay DNNN theo thời gian và loại tiền
Đơn vi : tỷ đồng
Năm
Tổng dư nợ cho vay DNNN
Theo thời hạn
Theo loại tiền
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
VND
USD (quy đổi VND)
Số tiền
Tỷ trọng
%
Tăng giảm
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
Tăng giảm
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
Tăng giảm
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
Tăng giảm
%
2003
872
521
63
-1,8
306
37
2,2
604
73
-3,2
223
27
3,2
2004
883
543
61,5
-1,5
340
38,5
1,5
600
68
-5
283
32
5
2005
599
359
60
-1,5
240
40
1,5
389
65
-3
210
35
3
2006
300
198
66
6
102
34
-6
165
55
-10
135
45
10
2007
199
129
64,8
0,28
70
35,2
1,2
103
51,8
4,8
96
48,2
3,2
( Nguồn : phòng tổng hợp tiếp thị NHCT chi nhánh Hai Bà Trưng)
2.2.3 Về nợ quá hạn
Nợ quá hạn là một trong các chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả tín dung nói chung và hiêu quả cho vay DNNN nói riêng ở một ngân hàng. Trong vài năm lại đây hoạt động cho vay DNNN của chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng đã giảm đi rất nhiều.
Bảng 9: Dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại NHCT Hai Bà Trưng
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Tổng dư nợ quá hạn
Dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Tỉ lệ dư nợ quá hạn
(%)
DNNN
DNNQD
DNNN
DNNQD
2003
9490
5230
4260
55,1
44,9
2004
73491
55853
17638
76
24
2005
49176
39931
9245
81,2
18,8
2006
14928
14568
360
97,5
2,41
2007
559
365
194
65,2
34,7
( Nguồn : phòng tổng hợp tiếp thị NHCT chi nhánh Hai Bà Trưng)
Biểu đồ 10 : Nợ quá hạn tại chi nhánh theo thành phần kinh tế
Nhìn vào bảng 9 và biểu đồ 10 trên ta có thể thấy năm 2004 và 2005 dư nọ quá hạn của Chi nhánh tăng đột biến. Đặc biệt là dư nợ quá hạn của DNNN tăng rất mạnh trong hai năm này nếu như dư nợ quá hạn năm 2003 chỉ có 5230 triệu đồng thì năm 2004 đã tăng lên tới 55853 triệu, năm 2005 có giảm xuống còn 39931. Nhưng đến năm 2006 nợ qúa hạn của DNNN chỉ còn 14568 triệu và của DNNQD còn 360 triệu, đến năm 2007 thì dư nợ quá hạn của DNNN chỉ còn 365 triệu và của DNNQD còn 194 triệu. Dư nợ cho vay DNNN giảm một cách đáng kể như vậy là do Chi nhánh đã có sự thay đổi lớn về tổ chức. Chi nhánh đã lập ra phòng quản lý rủi ro đã đưa ra nhiều biện pháp thu hồi và quản lý dư nợ quá hạn, kiên quyết thu hồi nợ quá hạn đối với những DNNN có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu thấp hơn so với quy định , không có khả năng trả nợ Ngân hàng. Được NHCTTW cho khoanh nợ sử lý rủi ro. Mặc dù tỷ lên nợ quá hạn của DNNN vẫn còn cao nhưng trong 2 năm 2006 và 2007 Chi nhánh đã có rất nhiều cố gắng trong việc thu hồi nợ quá hạn điều này thì Chi nhánh rất đáng được biểu dương và trên cơ sỏ đó sẽ là nền tảng p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10020.doc