MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Phần I: Tổng quan về công ty 3
I.Giới thiệu chung về công ty cổ phần khí công nghiệp việt nam 3
I.1. Giới thiệu chung về công ty 3
II.Chức năng, nhiệm vụ của công ty. 4
II.1. Đặc điểm sản phẩm, ứng dụng sản phẩm của công ty 4
II.1.1. Đặc điểm sản phẩm của công ty 4
II.1.1.1.Các lĩnh vực ứng dụng, sử dụng của các chủng loại sản phẩm, các sản phẩm thay thế liên quan. 7
II.1.2. Các nguồn lực của Công ty Cổ phần Khí công nghiệp Việt Nam. 10
II.1.2.1. Vốn 10
II.1.2.2. Nguồn nhân lực 12
II.1.2.3. Phân loại lao động theo tính chất lao động. 12
II.1.2.4. Phân theo giới tính. 13
II.1.2.5. Phân theo trình độ. 13
II.1.2.6. Phân theo độ tuổi. 13
II.1.3. Quy trình công nghệ sxSP chủ yếu và nguyên vật liệu sử dụng 14
II.1.3.1. Quy trình sản xuất ôxy và nitơ máy OG250 14
II.1.3.2. Quy trình sản xuất ôxy, nitơ hệ thống LOX500 15
II.1.3.3. Quy trình sản xuất acetylene ( C2H2 ) 16
II.1.3.4. Cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý. 18
III. Quá trình ra đời và phát triển của công ty cổ phần khí Công Nghiệp Việt Nam . 23
Phần II: Phân tích thực trạng sử dụng lao động ở công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam 25
I. Đặc điểm về lao động ở công ty cổ phần khí công nghiệp việt nam 25
I.1. Đặc điểm lao động quản lý 28
I.1.1.Ban giám đốc điều hành 28
I.1.2.Trưởng, phó phòng kỹ thuật 28
I.1.3. Nhân viên kỹ thuật 28
I.1.4. nhân viên KCS 28
I.1.5 Trưởng phó phòng tổ chức lao động 28
I.1.6. trưởng phó phòng kinh doanh 29
I.2. Đặc điểm lao động trực tiếp 29
I.2.1.Nhân viên tổ chức lao động 29
I.2.2. Thư ký hội đồng quản trị 29
I.2.3. Nhân viên hành chính văn thư, phục vụ khánh tiết 29
I.2.4. Nhân viên kế toán 30
I.2.5. Nhân viên phòng kinh doanh và bán hàng 30
I.2.6. Đốc công 30
I.2.7. Nhân viên vận hành LOX500 và LOX1000 30
I.2.8. Nhân viên vận hành 06-250 30
I.2.9. Nhân viên vận hành dây chuyền sản xuất Acetylene,Oxy, Nitơ,Đioxit Cacbon 30
I.2.10. Công nhân bốc dỡ hàng cho khách 31
II. Phân tích thực trạng sử dụng lao động qua các chỉ tiêu kinh tế 31
II.1. Phân tích thực trạng sử dụng lao động quản lý 34
II.1.1. Ban giám đốc. 34
II.1.2. Phòng kỹ thuật 36
II.1.3. Phòng kinh tế - kế hoạch 38
II.1.4. Phòng kinh doanh 40
II.1.5. Phòng hành chính tổ chức 41
II.1.6. Phòng kế toán 42
II.2. Phân tích thực trạng sử dụng lao động sản xuất 42
III. Đánh giá chung về việc sử dụng lao động sản xuất 46
Phần III: Một số giảI pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở công ty cổ phần Khí Công Nghiệp việt nam 48
I. Một số biện pháp chung 48
I.1. Công tác tạo động lực và khuyến khích cho người lao động 48
I.1.2. Các biện pháp tài chính. 49
I.1.3. Các biện pháp phi tài chính. 50
I.1.3.1.Kỉ luật lao động: 50
II. Các giải pháp riêng 51
II.1.Nguyên tắc răn đe: 51
II.2.Nguyên tắc thi hành kỷ luật theo trình tự : 51
II.3.Thi hành kỷ luật mà không phạt: 51
II.4. Cần xác định rõ chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, của từng cán bộ công nhân viên. 52
II.5. Xác định cơ cấu lao động ở các phòng ban 54
II.5.1. Ban giám đốc công ty. 54
II.5.2. Phòng Kỹ thuật. 54
II.5.3. Đối với phòng Kinh tế - kế hoạch 54
II.5.4.Đối với phòng hành chính tổ chức. 55
II.5.5. Phòng kinh doanh. 57
II.5.6. Phòng kế toán. 57
II.6. Tuyển dụng và đào tạo lao động quản lý. 58
II.6.1. Tuyển dụng : 58
II.6.2. Đào tạo: 58
II.7. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động sản xuất. 59
II.7.1. Tuyển chọn công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân bốc xếp: 59
II.7.2.Đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người công nhân 60
II.7.3.Hoàn thiện công tác khoán công việc và trả lương. 61
Kết luận 63
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở công ty cổ phần Khí Công Nghiệp Vi ệt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế lao động, chế độ khen thưởng khích lệ một cách công khai và nghiêm minh, các quy định xử phạt kỷ luật chấm dứt hợp đồng lao động, tạo ra cho người lao động ý thức kỷ luật tốt đảm bảo đúng tinh thần của ISO9002 mà công ty đang áp dụng.
Do vậy công ty đã có được đội ngũ những nhà quản lý, những người thợ có năng lực có lòng nhiệt tình và đầy trách nhiệm, góp phần đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.
Lao động trực tiếp của công ty đa số được tuyển dụng từ các trường công nhân kỹ thuật. Tay nghề của họ được nâng cao dần trong quá trình làm việc. Phần lớn lao động của công ty nằm trong độ tuổi 23-47, có sức khoẻ tốt, dẻo dai, đáp ứng được yêu cầu của công việc. Lao động quản lý của công ty phần lớn được tuyển từ các trường khối kinh tế, có một số cán bộ chủ chốt đã từng được đào tạo ở nước ngoài. Thống kê các bộ phận trong công ty ta có bảng biểu sau :
Bảng 8:Cơ cấu CBCNV công ty năm 2003-2005(đơn vị : người)
Chỉ Tiêu
2003
2004
2005
Ban giám đốc
4
4
3
Trợ lí +Thư kí giám đốc
Phòng Kinh tế - Kế hoạch
2
6
2
6
2
6
Phòng tài vụ
4
5
6
Phòng kinh doanh
5
6
9
Phòng kỹ thuật
8
8
10
Phòng hành chính
8
8
8
Phân xưởng cơ điện
24
27
27
Phân xưởng khí công nghiệp
89
93
93
Tổ kho
5
5
5
Tổ thẻ
7
7
6
Tổ lái xe
10
10
12
Tổ vận chuyển
7
8
9
Tổ sửa chửa
6
6
6
Nhân viên ytế-vệ sinh
2
2
3
Bảo vệ
8
7
7
Trong đó: + Tỷ lệ nam công nhân chiếm khoảng 60%, nữ công nhân chiếm khoảng 40%.
+ Tỷ lệ bình quân khối hành chính 16,3%, đây là tỷ lệ cao hơn mức hợp lý đối với doanh nghiệp sản xuất (10%-15%)
Bảng 9: Thống kê trình độ CBCNV năm 2005 (đơn vị : người)
Chức vụ
Số lượng
(người)
Trình độ
Đại học
Trung cấp
Sơ cấp
Cán bộ lãnh đạo
6
6
Cán bộ quản lý kỹ thuật
17
14
3
Cán bộ quản lý kinh tế
13
8
5
Cán bộ HC & NVVP
14
1
10
3
Lao động sản xuất
167
121
46
Tổng
217
29
139
49
Tỷ trọng(%)
100
13.4
64.1
22.5
Theo bảng trên ta thấy, số lượng người lao động trình độ sơ cấp còn chiếm một tỷ lệ khá lớn (22.5%), trong khi đó số lượng lao động có trình độ đại học lại không nhiều chỉ chiếm (13.4%). Do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong thời gian tới công ty cần tiến hành nâng cao trình độ chung của cán bộ công nhân viên, tăng tỷ lệ lao động có trình độ đại học và giảm tỷ lệ lao động trình độ sơ cấp.
Bảng 10: Lương bình quân của lao động công ty (2003-2005)
Chỉ Tiêu
2003
2004
2005
1.Tổng quĩ lương(nghìn đồng)
2. Số cán bộ CNV(người)
3. Lương bình quân 1CN/tháng(nghìn đồng)
1.650.750
195
805
2.009.000
205
1223
2.332.000
212
1279
I.1. Đặc điểm lao động quản lý
I.1.1.Ban giám đốc điều hành
điều hành mọi hoạt động của công ty, thực hiện SXKD có hiệu quả, bảo tồn vốn, phát triển công ty, có trình độ đại học trở lên, sức khoẻ tốt, tuổi đời từ 40-60, có tối thiểu 5 năm làm công tác quản lý, phong cách , tướng mạo tốt…Như vậy, công ty hoàn toàn có thể an tâm với những vị trí quan trọng khi họ có đủ kinh nghiệm và năng lực điều hành công việc,bảo đảm đưa công ty đi lên…
I.1.2.Trưởng, phó phòng kỹ thuật
Quản lý công tác kỹ thuật toàn công ty, có trình độ đại học kỹ thuật trở lên, thời gian làm việc tối thiểu 5 năm kinh nghiệm, có tuổi đời từ 35-60, sức khoẻ tốt, tháo vát, nhanh nhẹn, hình dáng cân đối, chịu đựng được áp lực công việc...
I.1.3. Nhân viên kỹ thuật
Xây dựng phương án bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, nắm chắc công nghệ sản suất, khả năng vẽ và thao tác trên máy tính tốt, tốt nghiệp đại học kỹ thuật công nghệ hoá, cơ khí, điện, sức khoẻ tốt, tuổi đời từ 25-55,nhanh nhẹn, tháo vát, phông cách tốt, hình dáng nhìn được…
I.1.4. nhân viên KCS
Sử dụng được các thiết bị phân tích chất lượng sản phẩm, các thiết bị đo, nắm chắc công nghệ sản xuất, có trình độ đại học,cao đẳng trở lên về ngành công nghệ hoá phân tích,cơ khí, thời gian làm việc tối thiểu từ 1 năm trở lên, tuổi đời từ 23-55, nhanh nhẹn, tháo vát, phong cách tốt…
I.1.5 Trưởng phó phòng tổ chức lao động
Quản lý điều hành công tác quản lý nhân sự, quản lý hồ sơ công nhân viên, áp dụng thực hiện chế độ chính sách theo luật lao động, xây dựng các nội quy, quy chế đối với người lao động, nghiên cứu xây dựng các phương án về chế độ chính sách khuyến khích người lao độn. Nghiên cứu công tác kỹ thuật sử dụng người, thường trực thi đua khen thưởng, kỷ luật , cân đối nhân lực, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, kế hoạch đào tạo, kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị…Có trình độ đại học kinh tế kỹ thuật, có ít nhất 10 năm làm công tác quản lý nhân lực, sức khoẻ tốt, hình dáng nhìn được, nhạy cảm với các sự việc, cẩn thận trong công việc…
I.1.6. trưởng phó phòng kinh doanh
Quản lý và điều hành công tác SXKD, xây dựng kế hoạch SXKD, điều độ sản xuất. Quản lý thị trường hiện có, tiếp thị khai thác phát triển thị trường,có trình độ đại học, ít nhất 5 năm kinh nghiệm, sức khoẻ tốt, tác phong nhanh nhẹn, có kỹ năng giao tiếp tốt, hình thức đẹp, tuổi đời từ 30-55
Như vậy, mặc dù có kết cấu lao động già, nhưng đây chính là thế mạnh của công ty, nếu biết phát huy những kinh nghiệm quý báu từ đội ngũ lãnh đạo, quản lý đã có nhiều năm kinh nghiệm, có trình độ đại học…
I.2. Đặc điểm lao động trực tiếp
I.2.1.Nhân viên tổ chức lao động
Xây dựng quỹ lương cho toàn bộ công ty, cân đối và quản lỹ quỹ lương, quản lý ngày công lao động của công nhân,Xây dựng định mức lao động và đơn giá tiền lương, quỹ lương và theo dõi định mức, quản lý bảo hộ lao động…Có trình độ trung cấp kinh tế kỹ thuật trở lên, có sức khoẻ tốt, nhanh nhẹn tháo vát, tuổi đời từ 23-55, có ít nhất 1 năm kinh nghiệm.
I.2.2. Thư ký hội đồng quản trị
Tổng hợp ý kíên trong các hội nghị, soạn thảo văn bản giúp lãnh đạo và tổ chức để làm việc với cơ quan chức năng và chuẩn bị cho các hội nghị, cập nhật thông tin báo cáo lãnh đạo. Dịch các tài liệu và văn bản nước ngoài gửi đến và gửi đI, có trình độ đại học, ít nhất 5 năm làm công tác văn phòng, sức khoẻ tốt, tuổi đời từ 30-45, hình dáng đẹp, tác phong nhanh nhẹn, tính tình điềm đạm, có ý tứ, cẩn thận trong công việc…
I.2.3. Nhân viên hành chính văn thư, phục vụ khánh tiết
Phát hành văn bản và quản lý văn bản đi và văn bản đến, kỹ năng nhận biết tài liệu, dịch tài liệu.Đón khách, dẫn khách, tiếp khách.Có trình độ trung cấp văn thư, lễ tân trở lên…Có sức klhoẻ tốt, tuổi từ 21-50, hình thức đẹp, ăn nói dễ nghe, lịch sự, cao trên 1m55, kinh nghiệm 6 tháng.
I.2.4. Nhân viên kế toán
Làm công tác chuyên môn nghiệp vụ, quản lý sổ sách chứng từ.Có trình độ trung cấp kế toán trở lên, sức khoẻ tốt, hình dáng nhìn được, tuổi từ 21-50, có kinh nghiệm.
I.2.5. Nhân viên phòng kinh doanh và bán hàng
Quản lý và điều hành công tác bán hàng, tiếp nhận đơn đặt hàng, xử lý và đáp ứng nhu cầu của khách, quản lý phương tiện vận chuyển, kho tàng chứa sản phẩm, có trình độ đại học Quản Trị Kinh Doanh, sức khoẻ tốt, tác phong nhanh nhẹn, ăn nói truyền cảm, thuyết phục được khách hàng, tuổi đời từ 30-55, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm.
I.2.6. Đốc công
Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành công tyu ngoài giờ hành chính, có trình độ đại học trở lên, sức khoẻ tốt, ít nhất 5 năm kinh nghiệm,tuổi đời từ 30-55, tác phong nhanh nhẹn, có kỹ thuật nghiệp vụ…
I.2.7. Nhân viên vận hành LOX500 và LOX1000
Điều hành hệ thống dây chuyền chạy theo đúng quy trình, đảm bảo số lượng và chất lượng theo thiết kế của dây chuyền, biết sử lý sự cố xảy ra, quản lý tốt toàn bộ hệ thông dây chuyền,có trình độ cao đẳng kỹ thuật hoá, cơ khí trở lên, tiếng anh kỹ thuật bàng C, có sức khoẻ tốt, tuổi đời không quá 50, tác phong nhanh nhẹn,hình thức tốt, kinh nghiệm 5 năm
I.2.8. Nhân viên vận hành 06-250
Điều hành dây chuyền sản xuất sản phẩm đủ số lượng và chất lượng theo thiết kế của dây chuyền, biết sử lý sự cố xảy ra, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.Quản lý tốt hệ thống dây chuyền, tốt nghiệp văn hoá 12/12, tốt nghiệp công nhân kỹ thuật chuyên ngành hoặc đào tạo tại chỗ, có ít nhất 1 năm kinh nghiệm, sức khoẻ tốt, tuổi từ 22-50, hình dáng bình thường.
I.2.9. Nhân viên vận hành dây chuyền sản xuất Acetylene,Oxy, Nitơ,Đioxit Cacbon…
Điều hành hệ thống sản xuất dây chuyền sản xuất sản phẩm đủ số lượng và chất lượng theo thiết kế.Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị.Quản lý hệ thông dây chuyền, tốt nghiệp văn hoá 12/12, tốt nghiệp công nhân kỹ thuật chuyên ngành hoặc đào tạo tại chỗ, có ít nhất 1 năm kinh nghiệm, sức khoẻ tốt, tuổi từ 22-50, hình dáng bình thường.
I.2.10. Công nhân bốc dỡ hàng cho khách
Trực tiếp bốc dỡ hàng cho khách theo đơn hàng đưa xuống, có sức khoẻ tốt, nhanh nhẹ, tháo vát, nhiệt tình trong công việc,tốt nghiệp văn hoá 12/12, tuổi từ 25-40.
II. Phân tích thực trạng sử dụng lao động qua các chỉ tiêu kinh tế
Hiệu quả sử dụng lao động được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu như năng suất lao động, doanh thu/người, mức sinh lời bình quân của một lao động, hiệu suất tiền lương...
Nếu ký hiệu tổng sản lượng là Q, tổng doanh thu là TR , tổng lợi nhuận là Pr, tổng quỹ lương là QTL, tổng lao động là L, năng suất lao động là W, doanh thu/người là TRt, mức sinh lời bình quân của một lao động là BQ, hiệu suất tiền lương là Hw, tỷ suất lợi nhuận là , lương bình quân là LBQ, ta có các công thức sau:
áp dụng để tính cho công ty cổ phần Khí Công Nghiệp ta có:
Bảng 11: Biểu phân tích kết quả sản xuất kinh doanh (2004-2005)
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 1999
Năm 2000
%Tăng(Giảm)
Q
đồng
44,732,000,000
45,185,000,000
+1,27
TR
triệu đồng
25,681,000,000
28,003,000,000
+9,04
Qtl
nghìn đồng
3,009,000,000
3,332,000,000
+10,73
Pr
nghìn đồng
1,050,620,000
1,075,110,000
+2,33
L
người
205
217
+5,85
W
đồng/người
218,204,878
208,225,806
-4,57
TRt
đồng/người
125,273,171
129,046,083
+3,12
BQ
đồng/người
5,124,976
4,951,424
-3,39
Hw
đồng
0,349
0,323
-7,45
Lbq
đồng/người/tháng
1,223,171
1,279,570
+4,61
’
đồng
0,041
0,0384
-6,34
Qua bảng số liệu trên ta thấy :
*Năm 2005 giá trị tổng sản lượng tăng (1, 27% ) là rất nhỏ so với năm 2004, do khó khăn của nền kinh tế nói chung và sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh (sự xuất hiện của công ty khí Sài Gòn tại thị trường miền Bắc) và quyết định của công ty trong việc thay đổi cơ cấu sản xuất sản phẩm)
Tuy nhiên năng suất lao động lại giảm xuống dõ dệt(-4,57%) đó là kết quả của việc tuyển thêm 12 lao động làm tại phân xưởng sản xuất khí oxy chưa đạt hiệu quả cao.Nó được phản ánh qua hệ số tiền lương (Hw) như sau: Năm 2004 hệ số tiền lương đạt Hw=0,349 nhưng đến năm 2005 thì hệ số tiền lương Hw=0,323 tức là giảm đi 7,45%
* Cũng chính vì việc tăng tổng số người lao động lên 12 người làm cho tổng quỹ lương của công ty cũng tăng lên 10,73%. Năm 2004 tổng quỹ lương là 3,009,000,000 nghìn đồng nhưng đến năm 2005 đã tăng lên tới 3,332,000,000 nghìn đồng. Đây là dấu hiệu cho thấy mức tiền lương bình quân của công nhân công ty đang tăng lên, người lao động hoàn toàn có thể đảm bảo cuộc sống, và có phần tích luỹ, đảm bảo cho hoạt động tái sản xuất sức lao động…
*Trong kinh doanh, người ta chỉ bỏ tiền ra với hy vọng rằng số tiền đó mang lại cho chủ đầu tư một lượng tiền nhiều hơn lúc ban đầu. Chi phí tiền lương là một khoản tiền mà công ty bỏ ra để trả cho cán bộ công nhân viên hay việc thuê tuyển lao động, nó cũng là một khoản tiền nằm trong tổng số vốn đầu tư. Trong năm 2004, Hw=0,349 có nghĩa là cứ bỏ ra 100 đồng thuê nhân công thì lãi được 34,9 đồng lợi nhuận. Đến năm 2005, Hw=0,323 có nghĩa là cứ bỏ ra 100 đồng thuê nhân công thì thu được 32,3 đồng lợi nhuận. Như vậy qua xem xét chỉ tiêu này ta thấy tình hình sử dụng lao động của công ty có dấu hiệu đi xuống.
Công ty không đảm bảo năng xuất lao dộng năm sau cao hơn năm trước. Năng suất năm 2005 giảm -4,57% so với năm 2004. Điều này chứng tỏ việc tuyển thêm lao động của công ty không thể hiện tính hiệu quả và không đáp ứng sát sao nhu cầu của công việc.
Mặc dù có những dấu hiệu không tốt như trên, nhưng so với năm 2004 tổng lợi nhuận của công ty năm 2005 vẫn tăng +2,33%. Chúng ta đều biết đây là một chỉ tiêu quan trọng, nó cho biết được mức lợi nhuận vẫn tăng lên, chứng tỏ công ty đã có những biện pháp để giảm chi phí hữu hiệu và do đó làm giảm giá thành bán ra của sản phẩm công ty.
*Lợi nhuận tính bình quân đầu người của công ty năm 2005 giảm -3,39% so với năm 2004. Đây là một chỉ tiêu quan trọng, nó cho biết mỗi lao động được sử dụng trong công ty tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận trong thời gian 1 năm. Chỉ tiêu này tăng, nó thể hiện việc sử dụng lao động có hiệu quả và ngược lại nếu chỉ tiêu này giảm, nó thể hiện việc sử dụng lao động có sự bất hợp lý. Bởi vì năm 2004, trung bình mỗi công nhân đem lại mức lợi nhuận là 5,124,976 đồng thì năm 2005, mức đó chỉ còn là 4,951,424 đồng do số lượng lao động tăng lên thêm 12 người.
II.1. Phân tích thực trạng sử dụng lao động quản lý
II.1.1. Ban giám đốc.
Điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm quản lý chung toàn doanh nghiệp và quản lý trực tiếp các phòng ban.
*Giám đốc công ty: là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước tổng công ty và pháp luật về việc điều hành hoạt động của công ty. Giám đốc do Tổng công ty hay Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc:
Tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động của công ty
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổng công ty về mọi mặt hoạt động kinh doanh. Chịu sự giám sát của tổng công ty, của hội đồng quản trị và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình.Cụ thể đối với giám đốc công ty cổ phần Khí Công Nghiệp, giám đốc có các nhiệm vụ sau:
Chỉ đạo công tác kinh doanh, công tác ký kết hợp đồng, tìm kiếm công ăn việc làm.
Chỉ đạo công tác lập kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, kế hoạch hàng tháng, quý, năm.
Chỉ đạo chặt chẽ công tác quản lý kinh doanh, tính toán chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với từng loại sản phẩm.
Trực tiếp điều hành công tác thu chi.
Nghiên cứu phương pháp phát triển nguồn vốn, tăng tích luỹ, tái đầu tư cho sản xuất mở rộng.
Trực tiếp chỉ đạo chặt chẽ về giá cả, chất lượng thu mua vật tư, thiết bị, giá bán vật tư thiết bị ứ đọng.
Định mức cấp phát vật tư nhằm làm giảm tiêu hao vật tư, hạ giá thành để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Nghiên cứu cải tiến tổ chức sản xuất, sắp xếp lao động hợp lý, chăm lo đến đời sống lợi ích của người lao động.
Nghiên cứu thực hiện chế độ đãi ngộ đối với người lao động có năng lực, có nhiều đóng góp cho công ty.
Chỉ đạo công tác đào tạo, bổ nhiệm cán bộ, công tác ký kết hợp đồng lao động .
Chăm lo đến công tác đời sống của công ty như nơi làm việc, nơi ở của cán bộ công nhân viên ...
Công ty có 2 Phó giám đốc đảm nhiệm những vai trò khác nhau:
Phó giám đốc điều hành sản xuất.
Có chức năng, nhiệm vụ:
Chịu trách nhiệm về công tác điều hành sản xuất
Chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất đúng thời hạn.
Tham mưu cho giám đốc lập các dự án mở rộng sản xuất , các luận chứng kinh tế kỹ thuật cho đầu tư xây dựng cơ bản.
Chỉ đạo trực tiếp 3 phân xưởng sản xuất
Phó giám đốc nội chính kiêm bí thư công đoàn.
Chỉ đạo việc bảo vệ các kho tàng, tài sản.
Chịu trách nhiệm về công tác quản lý cơ giới.
Chỉ đạo việc lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện vận chuyển theo tháng, quý, năm
Chỉ đạo công tác kiểm kê theo chế độ hiện hành
Quan tâm , chăm lo đến đời sống cán bộ công nhân viên.
Bảng 12: Biểu nhân sự Ban Giám Đốc 2005
Chức vụ
Tuổi
Giới tính
Trình độ
Chuyên môn
Giám đốc
53
Nam
đại học
kinh tế
PGĐ điều hành sản xuất
48
Nam
đại học
bách khoa
PGĐ quản lí nội chính và thương mại
40
Nam
thạc sỹ
QTKD
Qua biểu trên ta thấy trình độ chuyên môn của ban giám đốc là phù hợp với tiêu chuẩn của các nhà quản trị hiện nay và đáp ứng được yêu cầu của công việc quản lí một lực lượng lao động đông đảo. Về tuổi đời, có thể nói đội ngũ lãnh đạo của công ty đạt được độ chín chắn cần thiết để điều hành công việc. Để kinh doanh tốt trong thời buổi cơ chế thị trường này, đòi hỏi cán bộ lãnh đạo phải có sự năng động, linh hoạt , có chuyên môn cao và có quan hệ ngoại giao rộng, đặc biệt nếu công ty có ý định mở rộng ra thị trường quốc tế thì đòi hỏi ban giám đốc phải có thêm khả năng sử dụng ngoại ngữ.
II.1.2. Phòng kỹ thuật
Chức năng nhiệm vụ:
Theo dõi, kiểm tra quá trình lao động của công nhân trực tiếp sản xuất để đảm bảo an toàn lao động. Kiểm tra các sản phẩm, bao bì của khách hàng khi giao nhận có đủ tiêu chuẩn kỹ thuật hay không.
Quản lý công nghệ sản xuất, kỹ thuật an toàn đồng thời xây dựng một hệ thống định mức sử dụng nguyên vật liệu, hệ thống qui trình qui phạm vận hành các thiết bị công nghệ .
Tìm hiểu công nghệ mới phù hợp trên thế giới để có thể tiến hành chuyển giao khi cần thiết, và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để từ đó xây dựng các luận chứng cần thiết cho quá trình kinh doanh của công ty.
Bảng 13: Biểu nhân sự phòng kĩ thuật năm 2005
STT
Chức vụ
Tuổi
Giới
Trình độ
Chuyên môn
1
Trưởng phòng
42
nam
Đại học
Kỹ sư cơ khí
2
Phó phòng
21
nam
Đại học
Kỹ sư điện
3
Nhân viên
25
nam
Đại học
Kỹ sư cơ khí
4
Nhân viên
46
nam
Đại học
Kỹ sư xây dựng
5
Nhân viên
37
nam
Đại học
Kỹ sư cơ khí
6
Nhân viên
29
nam
Đại học
Kỹ sư cơ khí
7
Nhân viên
40
nam
Đại học
Kỹ sư điện tử
8
Nhân viên
26
nam
Đại học
Kỹ sư điện tử
9
Nhân viên
26
nam
Đại học
Kỹ sư điện tử
10
Nhân viên
38
nam
Đại học
Kỹ sư tin học
11
Nhân viên
45
nữ
Đại học
Kỹ sư lắp ráp
12
Nhân viên
35
nữ
Đại học
Kỹ sư cơ khí
13
Nhân viên
29
nữ
Đại học
Kỹ sư điện
14
Nhân viên
28
nữ
Trung cấp
điện
15
Nhân viên Pv
29
nữ
Trung cấp
điện
Nhận xét :
Cán bộ công nhân viên trong phòng có trình độ khá cao (13 trên tổng số 15 người có trình độ đại học). Chuyên môn của các nhân viên trong phòng cũng khá đa dạng, đa số đều được đào tạo từ trường Bách Khoa khoa điện tử và cơ khí, một số khác được đào tạo từ Đại học Kỹ thuật, chỉ có 2 người là tốt nghiệp trường trung cấp điện nhưng cũng có khả năng làm việc tốt.Vì vậy khi tham gia nghiên cứu kỹ thuật sản xuất các nhân viên có thể hợp tác, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Vì đây là một phòng có tầm quan trọng, côngviệc của nó có ảnh hưởng đến toàn hoạt động của toàn công ty nên công ty cần phải chú trọng vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho phòng để nâng tầm hiểu biết và khả năng làm việc hơn nữa, tiến tới có thể đào tạo các kỹ sư ở tầm quốc tế.
II.1.3. Phòng kinh tế - kế hoạch
Chức năng nhiệm vụ :
Là bộ phận tham mưu giúp công ty về công tác kế hoạch, chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh, giúp giám đốc công ty về công tác kinh tế kế hoạch.
Xây dựng kế hoạch dài hạn, hàng năm, quý của công ty bao gồm: kế hoạch sản xuất, xây lắp, lao động tiền lương, kế hoạch vật tư, kế hoạch xây dựng cơ bản, tổng hợp kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính năm, quý, của công ty.
Cân đối các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính năm, quý của công ty, giúp giám đốc công ty giao nhiệm vụ cho các xí nghiệp, đơn vị.
Thực hiện chế độ báo cáo kế hoạch định kỳ và đột xuất với cấp trên đúng quy định.
Giúp giám đốc công ty bổ sung hoặc điều chỉnh kế hoạch năm, quý của công ty.
Giúp giám đốc công ty đề nghị bộ công nhận mức độ hoàn thành kế hoạch hàng năm của công ty và quyết định mức độ hoàn thành kế hoạch hàng năm của các xí nghiệp trực thuộc.
Nghiên cứu bổ sung hoàn thiện phương pháp kế hoạch hoá của công ty, hướng dẫn phương pháp nghiệp vụ xây dựng báo cáo kế hoạch của các đơn vị trong công ty.
Kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ hợp đồng kinh tế của các xí nghiệp, phát hiện kịp thời các vi phạm chế độ, chính sách của các xí nghiệp, báo cáo giám đốc xử lý kịp thời.
Xây dựng các đề án phát triển của công ty, nghiên cứu xây dựng, đề xuất các biện pháp kinh tế thích hợp để kích thích sản xuất, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế chung của công ty.
Giúp giám đốc công ty ký kết các hợp đồng kinh tế, chuyển giao các hoạt động của công ty ký cho các đơn vị thực hiện.
Hướng dẫn các xí nghiệp ký kết các hợp đồng kinh tế, tổng hợp và lưu trữ các hoạt động kinh tế của công ty.
Tổng hợp, hệ thống hoá các tài liệu về giá cả và lập dự toán, đơn giá nhân công, ca máy... thông báo cho các xí nghiệp, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các xí nghiệp.
Xây dựng các định mức, đơn giá sản phẩm kiến nghị với bộ và các cơ quan quản lý cấp trên sửa đổi cho phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty.
Bảng 14: Biểu nhân sự phòng Kinh tế - Kế hoạch 2005
Chức vụ
Tuổi
Giới tính
Trình độ
Chuyên môn
Trưởng phòng
54
Nam
Trung cấp
Kinh tế
Phó phòng
42
Nữ
Đại học
Kinh tế
Nhân viên
34+29+23
Nữ
Trung cấp
Kinh tế
Nhân viên
35
Nữ
Đại học
Kinh tế
Nhận xét: phòng kinh tế- kế hoạch có trình độ trung cấp khá nhiều (2 người), lại có một người giữ chức vụ trưởng phòng, đây là vấn đề mà công ty cần quan tâm tìm người thay thế để đáp ứng yêu cầu công việc.
II.1.4. Phòng kinh doanh
Quản lý sản phẩm xuất nhập kho và xuất ra cho khách hàng
Bán hàng, làm dịch vụ vận chuyển sản phẩm tới tận nơi cho khách hàng. Tiếp thị với thị trường, nghiên cứu các nhu cầu của khách hàng, tìm tòi mở rộng các đại lý bán sản phẩm, nghiên cứu đặc điểm của các đối thủ cạnh tranh.
Phòng phải đảm nhiệm cung ứng toàn bộ nguyên vật liệu, phụ tùng cho các đơn vị sản xuất.
Thực hiện việc theo dõi các tiến độ thực hiện hợp đồng, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng của đối tác và kí kết gia hạn hợp đồng khi hết hạn.
Bảng15: Biểu Nhân sự phòng kinh doanh 2005
Chức vụ
Tuổi
Giới
Trình độ
Chuyên môn
Trưởng phòng
43
Nam
Đại học
QTKD
Phó phòng
37
Nam
Đại học
kinh tế
Nhân viên tổ chức(3)
26+37+28
nữ +nam+nam
Đại học
kinh tế
Văn thư
28
nữ
Đại học
kinh tế
Nhận xét:
Trình độ của phòng kinh doanh là rất cao, đều tốt nghiệp đại học, có lòng nhiệt tình trong công việc, kỹ năng nghiệp vụ tốt. Đây chính là nguồn dộng lực thúc đẩy công ty đi lên, nếu như các cá nhân phong kinh doanh làm việc có hiệu quả cao…
II.1.5. Phòng hành chính tổ chức
Chức năng nhiệm vụ.
Làm tham mưu cho giám đốc công ty về công tác tổ chức cán bộ, hàng tháng, quý, năm, phòng có chức năng căn cứ nhu cầu sản xuất kinh doanh để xác định nhu cầu nguồn nhân lực, cơ cấu của các bộ phận sản xuất.
Tổ chức thực hiện việc giao nhiệm vụ công tác cho từng người, từng bộ phận, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ, điều chỉnh, động viện khen thưởng kỷ luật, thuyên chuyển, chấm dứt hợp đồng lao động.
Tổ chức đào tạo, đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Tổ chức thực hiện chế độ chính sách của nhà nước quy định về lao động, bảo hiểm, phúc lợi...
Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chế độ phân phối tiền lương tiền thưởng ...
Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo điều kiện vật chất cho các hoạt động quản lý, sản xuất và đời sống của cán bộ công nhân viên.
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về hành chính sự vụ.
Bảng 16: Biểu Nhân sự phòng Tổ chức hành chính 2005
Chức vụ
Tuổi
Giới
Trình độ
Chuyên môn
Trưởng phòng
41
Nam
Đại học
QTKD
Phó phòng
47
Nam
Cao đẳng
kinh tế
Văn thư (2)
31+35
Nữ
Trung cấp
kinh tế
Nhân viên phục vụ
32
nữ
Trung cấp
kinh tế
Nhân viên tổ chức(2)
35 +27
nữ
Trung cấp
kinh tế
Nhận xét :
Qua biểu trên ta thấy cán bộ trực tiếp làm công tác tổ chức - hành chính còn ít, nhân viên phục vụ cho phòng không cần thiết. Mặc khác , trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong phòng chưa cao, chỉ có 1 người trình độ đại học, do đó không phát huy được hiệu quả của công tác tổ chức trong việc nâng cao chất lượng người lao động.
II.1.6. Phòng kế toán
Đảm nhận các công việc chuyên môn về nghiệp vụ kế toán, quản lỹ sổ sách, chứng từ
Bảng 17: Biểu nhân sự phòng Kế toán 2005
Chức vụ
Tuổi
Giới tính
Trình độ
Chuyên môn
Trưởng phòng
47
Nữ
Đại học
Kinh tế
Phó phòng
38
Nam
Đại học
Kinh tế
Nhân viên
29+23
Nữ
Cao đẳng
Kinh tế
Nhânviên
35
Nữ
Đại học
Kinh tế
Nhận xét:
Phòng kế toán có trình độ tương đối cao, đa số là tốt nghiệp đại học, chỉ có một người có trình độ cao đẳng, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu công việc.Tuổi đời chưa quá cao lên có thể phát huy năng lực và kinh nghiệm cho công việc.
II.2. Phân tích thực trạng sử dụng lao động sản xuất
Qua phân tích về tay nghề của công nhân ta thấy :
+Trình độ của công nhân không cao , chủ yếu là công nhân bậc 3 và bậc 4. Số công nhân bậc 6 và bậc 7 còn ít, không đáng kể.
Bảng 18: Biểu Cấp bậc công nhân năm 2005
Loại công nhân
Số lượng
Nữ
Bậc thợ
1/7
2/7
3/7
4/7
5/7
6/7
7/7
1.Phân xưởng KCN
123
30
17
28
39
20
9
10
- Số công nhân trực tiếp sản xuất
95
13
2. Phân xưởng cơ điện
47
6
15
17
15
5
- Số công nhân trực tiếp sản xuất
18
0
3. Tổ lái xe + vận chuyển
21
0
6
8
2
3
1
1
4. Tổ thẻ
6
5
4
2
5.Tổ kho
5
5
4
1
6.Tổ sửa chữa
6
0
3
2
1
7. Lao động phổ thông
9
3
6
3
Tổng
217
49
23
51
68
49
22
16
Tỷ trọng %
100
22,58
10,6
23,5
31,34
22,58
10,14
7,4
Theo biểu trên, ta thấy công nhân của công ty khá đa dạng và phong phú, có thể chia thành 2 loại công nhân: công nhân tham gia
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32407.doc