Chuyên đề Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Tổng quan về NHTM 3

1.1.1. Khái niệm về NHTM 3

1.1.2 .Chức năng của NHTM 4

1.1.3. Các dịch vụ của ngân hàng 7

1.2. Cho vay tiêu dùng của NHTM 13

1.2.1.Khái niệm và phân loại cho vay 13

1.2.2. Cho vay tiêu dùng của NHTM 15

1.3. Khả năng cạnh tranh trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại 21

1.3.1. Khái niệm 21

1.3.2. Sự cần thiết năng cao khả năng cạnh tranh trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại 23

1.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại 23

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 26

1.4.1. Nhân tố khách quan 26

1.4.2. Nhân tố chủ quan 29

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 32

2.1. Khái quát về Sở Giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 32

2.1.1. Lịch sử hình thành 32

2.1.2. Cơ cấu tổ chức 34

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 35

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 36

2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 42

2.2.1. Các hình thức cho vay tiêu dùng áp dụng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 42

2.2.2. Qui trình tín dụng cho vay tiêu dùng áp dụng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 52

2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh trong cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch NH ĐT & PTVN và 1 số ngân hàng khác 56

2.3. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng và khả năng cạnh tranh trong cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 62

2.3.1. Kết quả đạt được 62

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 63

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 71

3.1. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch 71

3.1.1. Xu hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian tới 71

3.1.2. Định hướng phát triển chung tại Sở giao dịch 75

3.1.3. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng 76

3.2. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 77

3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng 77

3.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng 79

3.2.3. Nâng cao hiệu quả marketing ngân hàng 79

3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 80

3.2.5. Đổi mới công nghệ ngân hàng 83

3.2.6. Mở rộng quan hệ với các đơn vị hỗ trợ hoạt động ngân hàng. 84

3.4. Kiến nghị 86

3.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và cơ qua Nhà nước và Bộ ngành 86

3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 89

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình hoạt động kinh doanh của SGD I 2.1.3.1. Huy động vốn Bảng 2.1: Kết quả hoạt động huy động vốn 3 năm gần đây: (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 HUY ĐỘNG VỐN 7569 10111 13620 1. Tiền gửi TCKT 4407 7285 11821 - TG không kì hạn 844.8 1645 3427 - TG có kì hạn 3562.2 5640 8394 2. Tiền gửi của dân cư 3048 2791 17 65 - TG tiết kiệm 2168 2290 1601 - Kì phiếu 230 122 27 - CCTG, trái phiếu 650 379 136 3. Huy động khác 113 34 34.5 (Nguồn: Báo cáo thường niên của SGD I năm 2007) Qua chỉ tiêu này có thể thấy hoạt động huy động vốn của SGD I rất khả quan. Cụ thể như sau: Năm 2006, SGD I đạt mức huy động vốn 10111 tỷ đồng, tổng vốn huy động tăng so với năm 2005 là 33,57%, cụ thể là: Tiền gửi không lỳ hạn tăng 94.76 % so năm 2005. Tiền gửi có kỳ hạn tăng 58,26% so năm 2005. Tuy nhiên, các khoản huy động vốn từ trái phiếu, kỳ phiếu và huy động khác giảm đáng kể nhưng so về tỷ trọng thì tiền gửi của tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng cao và không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng vốn huy động của SGD I. Năm 2007, công tác huy động vốn của SGD I trong năm 2007 lại tiếp tục tăng cao theo sự đi lên của nền kinh tế Việt Nam, tốc độ tăng tỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế ngày càng nhiều chiếm hơn 90% so với tiền gửi dân cư, trong khi tiền gửi tiết kiệm trong dân cư ngày một giảm. Cụ thể là: - Tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng so năm 2006 là 62,27% và đạt đến 11821 tỷ. - Tiển gửi tiết kiệm dân cư giảm 36,78% so năm 2006 và chỉ đạt với con số khiêm tốn là 1764 tỷ. Có thể thấy từ năm 2005 đến năm 2007 là giai đoạn chuyển mình của SGD I từ huy động vốn chủ yếu từ nguồn tiết kiệm trong dân cư thì nay chuyển sang chủ yếu huy động nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế lớn đạt tỷ trọng cao hơn và ổn định hơn. 2.1.3.2. Công tác tín dụng Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng 3 năm gần đây: (Đơn vị: triệu động) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 TÍN DỤNG 4,813,817.00 5,000,753.00 5,185,044.00 1. Cho vay ngắn hạn 1,724,458.00 1,959,934.00 2,301,894.00 2. Cho vay TDH TM 1,012,621.00 623,713.00 980,303.00 3. Cho vay DTT 1,396,026.00 1,894,594.00 1,521,822.00 4. Cho vay KHNN 374,866.00 256,478.00 138,071.00 5. Cho vay uỷ thác, ODA 305,846.00 266,034.00 242,954.00 (Nguồn báo cáo thường niê ncủaSGD I năm 2007) Công tác tín dụng của SGD I tiếp tục mở rộng với kết quả: Năm 2006, tổng dư nợ tín dụng đạt 5000 tỷ đồng, tăng 3,88% so với năm 2005. Năm 2007, tổng dư nợ tín dụng đạt 5185 tỷ đồng, tăng 3,69% so với năm 2006. Có thể nhận thấy với lợi thế về vốn huy động tăng qua các năm, SGD I chủ động mở rộng hoạt động tín dụng với phương châm “an toàn và hiệu quả”, kiểm soát rủi ro chặt chẽ và tốc độ tăng dư nợ tín dụng ổn định 3.75% qua các năm. 2.1.3.3. Một số chỉ tiêu khác đạt được trong 3 năm gần đây Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh 3 năm gần đây: (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Thu dịch vụ ròng 58,397 49,512 25,600 2. Lợi nhuận trước thuế 271,730 184,857 93,659 3. Tổng tài sản 17,461,602 14,141,538 11,180,720 (Nguồn: báo cáo thường niên của SGD I năm 2007) - Kinh doanh dịch vụ: Hướng tới ngân hàng thương mại hiện đại, SGD I luôn chú trọng công tác phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Nhờ vậy mà trong những năm qua, doanh thu của hoạt động dịch vụ không ngừng tăng qua các năm. Đặc biệt là năm 2006 đạt được doanh thu là 49.512 triệu đồng, tăng 93.41% so với năm 2005, năm 2007 cũng đánh dấu sự gia tăng doanh thu của hoạt động dịch vụ với tổng doanh thu là 58.397 triệu đồng, tăng 17,95% so với năm 2006. Hoạt động dịch vụ đã có những thành tích đáng chú ý. Có được sự tăng trưởng này là nhờ SGD đã đa dạng hoá và nâng cao chất lượng của các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là năm 2006 SGD đã được đảm nhận cung cấp dịch vụ phục vụ hội nghị APEC. - Về lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận trước thuế cũng có sự tăng trưởng trong các năm, năm 2007 lợi nhuận trước thuế đạt được 271.730 triệu đồng, tăng 46,99% so với năm 2006, năm 2006 lợi nhuận trước thuế tăng tới 93,97% so với năm 2005, tăng gần gấp đôi so với năm 2005, có thể thấy năm 2006 là năm SGD I có những bước phát triển nhảy vọt với việc mở rộng các dịch vụ sản phẩm và tạo tiền đề cho năm 2007 phát triển. - Về tổng tài sản Nhờ có những sự tăng trưởng của các chỉ tiêu trên mà tổng tài sản của SGD cũng không ngừng gia tăng qua các năm, năm 2007 tổng tài sản của SGD đạt 17.461.602 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 23,48%. Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 26,48%. 2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại SGD I 2.2.1. Các hình thức cho vay tiêu dùng áp dụng tại SGD I 2.2.1.1. Cho vay mua ô tô Mục đích: Cho vay mua ô tô phục vụ nhu cầu đời sống (không phục vụ mục đích kinh doanh) đối với khách hàng là cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Đối tượng vay vốn: khách hàng các nhân đang sinh sống thường xuyên và làm việc, kinh doanh trên cùng địa bàn với Chi nhánh cho vay. Đối tượng cho vay: Các chi phí khách hàng (bên mua ô tô) phải trả cho bên bán ô tô theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán ô tô, phù hợp với quy định của pháp luật, nhưng không bao gồm: chi phí đăng ký (lệ phí trước bạ, phí đăng lý, đăng kiểm) và phí bảo hiểm. Điều kiện vay vốn: - Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các điều kiện vay vốn theo quy định tại Quy chế cho vay của tôt chức tín dụng đối với khách hàng bàn hành kèm theo Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và các văn bản sửa đổi bổ sung của Ngân hàng Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của BIDV. Ngoài ra, khách hàng vay phải đáp ứng các điều kiện sau: + Phải đứng tên chủ thể sở hữu xe ô tô được Ngân hàng cho vay. + Có mức thu nhập bảo đảm khả năng trả nợ trong suốt thời hạn vay vốn. + Trong trường hợp khách hàng vay vốn và bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì phải có mức vốn tự có tham gia bằng tiền và/hoặc tài sản bảo đảm được xác định trên cơ sở tỷ lệ với giá trị xe ô tô, như: Đối với xe ô tô mới mang nhãn hiệu của các nước G7 (Mỹ, Đức, Nhật, Canada, Anh, Pháp, Italia) mức vốn tự có tối thiểu bằng 30% giá trị xe. Đối với xe ô tô mới mang nhãn hiệu của các nước khác và xe ô tô cũ nhập khẩu thì mức độ tự có tối thiểu bằng 40% giá trị xe. + Cam kết bổ sung tài sản đảm bảo khi thu nhập của khách hàng bị giảm sút ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay ngân hàng hoặc theo yêu cầu của BIDV. - Điều kiện đối với ô tô: + Ô tô từ bốn (04) đến (09) chỗ ngồi. + Ô tô mới 100% (nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước) hoặc ô tô cũ nhập khẩu (lần đầu) đã qua sử dụng không quá 5 năm (tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu) và có chất lượng còn lại từ 80% trở lên theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền và được phép nhập khẩu vào Việt Nam. + Có đầy đủ giấy tờ, chứng minh nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp của xe theo qui định. Mức cho vay: trên cơ sở nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, chủng loại đối với từng loại xe ô tô, Chi nhánh căn cứ vào mức ủy quyền cho vay hiện hành của BIDV, nguồn thu nhập ổn định, khả năng trả nợ của khách hàng để xác định mức cho vay, cụ thể: - Trường hợp khách hàng vay vốn và đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì mức cho vay được xác định như sau: + Đối với xe ô tô mới mang nhãn hiệu của các nước G7 mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị xe. + Đối với xe ô tô mới mang nhãn hiệu của các nước khác và xe ô tô cũ nhập khẩu thì mức cho vay tối đa bằng 60% giá trị xe. - Trường hợp khách hàng vay vốn và bảo đảm bằng tài sản của khách hàng (các loại tài sản theo quy định của BIDV) thì Chi nhánh xem xét quyết định mức cho vay trên cơ sở giá trị tài sản bảo đảm và tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm theo đúng quy định của BIDV. - Trường hợp khách hàng kết hợp hình thức thế chấp, cầm cố tài sản của khách hàng hoặc tài sản của bên thứ ba với hình thức bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay (bao gồm cả trường hợp khách hàng tham gia vốn tự có bằng tài sản bảo đảm) thì mức cho vay có thể cao hơn, mức cho vay phải tương ứng với giá trị tài sản thế chấp, cầm cố thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng hoặc của bên thứ ba và tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm, nhưng tổng số tiền cho vay tối đa cũng không quá 90% giá trị xe. Thời hạn cho vay: Căn cứ vào nguồn thu nhập ổn định và khả năng trả nợ của khách hàng để xác định thời hạn cho vay phù hợp, cụ thể: - Đối với xe ô tô mới mang nhãn hiệu của các nước G7, thời hạn cho vay tối đa 5 năm. - Đối với xe ô tô mới mang nhãn hiệu của các nước còn lại và ô tô cũ nhập khẩu thì thời hạn vay tối đa 4 năm. Lãi suất cho vay: - Lãi suất cho vay do Chi nhánh và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của BIDV và chính sách lãi suất của Chi nhánh trong từ thời kỳ. - Trường hợp thời hạn cho vay trên 1 năm (cho vay trung hạn), Chi nhánh áp dụng lãi suất cho vay theo nguyên tắc cố định hoặc thả nổi, được xác định bằng lãi suất huy động tiết kiệm 12 tháng trả sau cộng (+) phí ngân hàng. 2.2.1.2. Cho vay du học Mục đích: Cho vay đối với khách hàng cá nhân người đi du học hoặc người thân nhân của người đi vay đi du học, nhằm đáp ứng nhu cầu trang trải các chi phí của du học sinh ở trong nước hoặc ở nước ngoài tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Đối tượng vay vốn: - Trường hợp đi du học nước ngoài: khách hàng vay là cha đẻ, mẹ đẻ, anh chị em ruột, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ hoặc chồng của người đi du học và hiện đang sinh sống thường xuyên, làm việc, kinh doanh trên cùng địa bàn với chi nhánh cho vay. - Trường hợp đi du học theo hình thức tại chỗ: khách hàng vay vốn là người đi du học và các đối tượng nêu ở trên. Đối tượng và đồng tiền cho vay: - Đối tượng cho vay: + Các chi phí mua vé máy bay (một chiều đi và một chiều về), tiền học phí theo thông báo của trường học, tiền bảo hiểm theo yêu cầu nước sở tại, tiền ăn ở, tiền tài liệu học tập của du học sinh trong thời gian đi học (không bao gồm tiền làm visa, hộ chiếu, lệ phí tư vấn…). Trường hợp du học sinh theo hình thức tại chỗ và toàn bộ thời gian học tập ở trong nước thì Chi nhánh chỉ cho vay để trả học phí theo thông báo của trường học. + Tiền vay để mở sổ tiết kiệm chứng minh năng lực tài chính theo yêu cầu của cơ quan cấp visa. - Đồng tiền cho vay: Căn cứ vào từng loại chi phí cụ thể nêu trên và theo yêu cầu của bên cung cấp dịch vụ, Chi nhánh xem xét, quyết định cho vay bằng đồng Việt Nam. Trường hợp, khách hàng vay có nhu cầu chuyển đổi thành ngoại tệ, chi nhánh xem xét ưu tiên bán ngoại tệ theo đúng quy định về quản lý ngoại hối. Điều kiện cho vay: - Đối với khách hàng vay vốn phải đảm bảo các điều kiện vay vốn theo quy định tại Quy chế cho vay của tôt chức tín dụng đối với khách hàng bàn hành kèm theo Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và các văn bản sửa đổi bổ sung của Ngân hàng Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của BIDV. Ngoài ra, khách hàng vay phải đáp ứng các điều kiện sau: + Có nguồn thu nhập đảm bảo khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn. + Thực hiện bảo đảm tiền vay theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của BIDV. - Điều kiện đối với người đi du học nước ngoài: + Đi học theo một trong các chương trình thuộc bậc học sau đây: cao đẳng, đại học hoặc sau đại học. + Có thư chấp thuận đủ điều kiện nhập học của trường mà du học sinh dự định học ở nước ngoài. + Du học sinh thuộc diện tự túc một phần hoặc toàn bộ chi phí. Mức cho vay: Căn cứ vào mức ủy quyền phán quyết cho vay hiện hành của BIDV, giá trị tài sản bảo đảm, tỷ lệ cho vay/ giá trị tài sản bảo đảm theo quy định của BIDV và nhu cầu vay vốn của khách hàng, Chi nhánh xác định mức cho vay, cụ thể như sau: - Đối với cho vay chi phí du học: Chi nhánh cho vay trên cơ sở giá vé máy bay tới từng nước, các chi phí học tập do trường học ở nước ngoài thông báo, mức phí ăn ở trung bình của từng nước, từng địa danh nơi có trường học, thời gian học tương ứng với cấp đào tạo và khả năng trả nợ của khách hàng, nhưng: + Tiền vé máy bay không vượt quá thông báo của Đại lý bán vé. + Tiền bảo hiểm mua ở mức tối thiểu theo quy định của nước sở tại. + Chi phí học tập không vượt quá thông báo của trường học. + Trường hợp không có thông báo về chi phí học tập của trường thì mức cho vay với chi phí học tập và chi phí ăn ở tối đa như sau: Bảng 2.4: Mức cho vay du học tại SGD I Đơn vị: ngoại tệ STT Nước Chi phí học tập Chi phí ăn ở Cao đẳng Đại học Sau đại học 1 Úc (AUD) 8.000/năm 15.000/năm 26.000/khóa 14.000/năm 2 Mỹ (USD) 10.000/năm 20.000/năm 26.000/khóa 10.000/năm 3 Singapore (SGD) 7.000/năm 12.000/năm 21.000/khóa 10.000/năm 4 NewZealand (NZL) 8.000/năm 15.000/năm 26.000/khóa 12.000/năm 5 Anh (USD) 30.000/năm (Nguồn: Quyết định số 9466/QĐ-TD3 của TGĐ BIDV) - Đối với cho vay mở sổ tiết kiệm: mức cho vay tối đa bằng mức thường yêu cầu của cơ quan cấp visa. Mức cho vay tương ứng với thời gian học tập của các cấp đào tạo được quy định như sau: - Học bậc cao đẳng: tối đa 3 năm. - Học bậc đại học: tối đa 4 năm. - Học bậc cao học: tối đa 2 năm. - Học bậc tiến sỹ: tối đa 3 năm. Lãi suất cho vay: Chi nhánh xem xét, xác định mức lãi xuất cho vay đối với khách hàng phù hợp với cơ chế lãi suất của NHNN, hướng dẫn của NH ĐT & PTVN trong từng thời kỳ. Thời hạn cho vay: Chi nhánh căn cứ vào nguồn thu nhập thường xuyên, khả năng trả nợ của khách hàng để xác định thời hạn cho vay cho phù hợp, cụ thể: - Cho vay các chi phí đi du học tối đa 5 năm. Trường hợp thời gian học tập của du học sinh ở nước ngoài của cấp đào tạo từ 4 năm trở lên thì thời gian cho vay tối đa cũng không quá 7 năm. - Cho vay mở sổ tiết kiệm: phù hợp với quy định của cơ quan cấp visa của từng nước nhưng tối đa không quá thời gian học của du học sinh. 2.2.1.3. Cho vay mua nhà Mục đích: Cho vay để mua nhà đất ở, xây dựng mới, sửa chữa và mua sắm trang trí nội thất nhà ở phục vụ nhu cầu đời sống (không phục vụ mục đích kinh doanh) đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại NHĐT&PTVN. Đối tượng vay vốn: - Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình mà các thành viên đang sinh sống thường xuyên và làm việc, kinh doanh trên cùng địa bàn với chi nhanh cho vay. Điều kiện vay: Điều kiện đối với khách hàng: Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các điều kiện vay vốn theo Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/QD-NHNN ngày 31/12/2001 và các văn bản sửa đổi bổ sung của Ngân hàng Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của BIDV. Ngoài ra, khách hàng phải đáp ứng các điều kiện sau: - Khách hàng là người đứng tên (hoặc sẽ đứng tên) chủ sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở được ngân hàng cho vay, xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, trang trí nội thất. - Có mức thu nhập đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thời gian vốn vay. - Trường hợp khách hàng vay vốn và đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì phải có mức vốn tự có tham gia bằng tiền và/hoặc tài sản đảm bảo khách tối thiểu bằng 30% giá trị nhà đất ở. - Cam kết bổ sung tài sản đảm bảo khi thu nhập khách hàng bị giảm sút ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay ngân hàng hoặc theo yêu cầu của BIDV. Điều kiện đối với nhà đất ở: - Đối với đất ở phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp chứng minh là đất ở và được phép chuyển nhượng theo quy đinh của Luật đất đai, không thuộc diện bị quy hoạch không làm nhà ở, giải tỏa, thu hồi. - Đối với nhà ở phải có đầy đủ giấy tờ về cấp phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo theo quy định của pháp luật (trường hợp xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo), có hợp đồng mua bán hợp pháp theo quy định của pháp luật (trường hợp mua nhà ở). Đối tượng cho vay: Các chi phí hợp lý liên quan đến việc mua nhà ở, mua quyền sử dụng đất, xây dựng nhà mới, sửa chữa, cải tạo và mua sắm trang trí nội thất nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật, nhưng không bao gồm: chi phí nộp thuế chuyển quyền sự dụng đất, lệ phí trước bạ, các loại thuế, phí, lệ phí khách theo quy định của pháp luật. Chi nhánh không cho vay đối với nhu cầu chỉ dừng lại ở việc mua đất mà phải gắn liền việc mua đất và xây dựng nhà ở. Mức cho vay: Căn cứ vào mức ủy quyền phán quyết cho vay hiện hành của BIDV, nhu cầu vay vốn để mua nhà đất ở, xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, trang trí nội thất nhà ở, vị trí thương mại của nhà đất ở và khả năng trả nợ của khách hàng để xác định và quyết định cho vay, cụ thể: Về tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo: - Trường hợp khách hàng vay vốn và bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì mức cho vay tối đa bằng 60% giá trị nhà đất ở. - Trường hợp khách hàng vay vốn và đảm bảo bằng tài sản của khách hàng hoặc tài sản của bên thứ ba (các loại tài sản theo quy định của BIDV) thì chi nhánh xem xét quyết định mức cho vay trên cơ sở giá trị tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm theo đúng quy định của BIDV. - Trường hợp khách hàng kết hợp hình thức thế chấp, cầm cố tài sản của khách hàng hoặc tài sản của bên thứ ba với hình thức bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay (bao gồm cả trường hợp khách hàng tham gia vốn tự có bằng tài sản bảo đảm) thì mức cho vay phải tương ứng với giá trị tài sản thế chấp, cầm cố thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng hoặc của bên thứ ba và tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm, nhưng tổng số tiền cho vay tối đa cũng không quá 70% giá trị nhà đất ở. Về mức cho vay tối đa - Căn cứ khả năng trả nợ của khách hàng vay và vị trí nhà đất ở theo từng khu vực thì mức độ cho vay tối đa không vượt quá các mức sau: + Đối với khu vực nội thành ( thuộc các quận) của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: mức cho vay tối đa là 4 tỷ đồng. + Đối với khu vực khác của Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương khác: Mức cho vay tối đa là 2 tỷ đồng. + Đối với các khu vực nội thành của các Thành phố khác và khu vực nội thị của các Thị xã: Mức cho vay tối đa là 1 tỷ đồng. + Đối với các khu vực khác: Mức cho vay tối đa 500 triệu đồng. + Trường hợp đối với khách hàng vay mua nhà ở tại các Dự án khu đô thị được BIDV tài trợ vốn cho Chủ đầu tư thì mức cho vay tối đa được cộng thêm 20% mức cho vay đã quy định tương ứng nêu trên. + Trường hợp cho vay đảm bảo bằng tài sản sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá thì mức cho vay tối đa bằng 100% mệnh giá của sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, nhưng không vượt quá giá trị nhà đất ở. Lãi suất cho vay: - Theo cơ chế lãi suất cảu NH NN, hướng dẫn của NH ĐT&PTVN. - Đối với những trường hợp vay với thời gian trên 12 tháng: Chi nhánh áp dụng lãi suất thả nổi, bằng lãi suất huy động tiền gửi dân cư kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau của Chi nhánh cộng (+) phí do chi nhánh quyết định phù hợp với lãi suất cho vay trên địa bàn. - Trường hợp khách hàng vay mua nhà ở thuộc các dự án do BIDV tài trợ vốn cho Chủ đầu tư, Chi nhánh được xem xét áp dụng mức lãi suất ưu đãi so với mức lãi suất cho vay cùng loại. Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay do chi nhánh quyết định phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối đa: + Đối với mục đích sủa chữa, cải tạo nhà ở, mua sắm nội thất: đến 5 năm. + Đối với mục đích xây dựng mới nhà ở : đến 7 năm. + Đối với mục đích mua nhà ở chung cư cao cấp hoặc mua đất và xây dựng nhà ở thuộc qui hoạch mới hiện đại:10 năm. + Đối với mục đích mua nhà ở thuộc đô thị loại I, dự án quy hoạch hiện đại, nhà ở thuộc đối tượng chung cư cao cấp, biệt thự, nhà vườn và các dự án này được BIDV tài trợ vốn cho Chủ đầu tư: đến 15 năm. 2.2.2. Qui trình tín dụng cho vay tiêu dùng áp dụng tại SGD I Cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng cá nhân chịu trách nhiệm tiếp khách hàng và hỗ trợ xác định sản phẩm tín dụng phù hợp. Sơ đồ 2.1 dưới đây tóm tắt quy trình này: Sơ đồ 2.1: Qui trình tín dụng cho vay tiêu dùng. Phỏng vấn Từ chối Đánh giá sơ bộ Hoãn/yêu cầu thêm thông tin Đạt yêu cầu Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ nếu cần thiết Cung cấp hồ sơ mẫu Kiểm tra lịch sử quan hệ tín dụng Đạt yêu cầu Không đạt Kiểm tra hồ sơ Yêu cầu bổ sung thêm thông tin Chấp nhận hồ sơ Chuyển sang quá trình thẩm định (Nguồn: sổ tay tín dụng BIDV) Tóm tắt các bước của qui trình cho vay tiêu dùng trong sơ đồ 2.1 a. Tiếp nhận đề xuất tín dụng Phỏng vấn ban đầu: - CBTD phụ trách khách hàng cá nhân sẽ phỏng vấn khách hàng và xác định loại dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. - CBTD hướng dẫn các tiêu chuẩn cho vay của BIDV xác định xem yêu cầu vay vốn của khách hàng có phù hợp với kế hoạch chiến lược của chi nhánh đối với việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ. - Trong giai đoạn này, CBTD có đủ những thông tin chi tiết về khách hàng (như thu nhập, tài sản, tình trạng việc làm …) để ra quyết định “từ chối”, và khách hàng được thông báo ngay. - Nếu khách hàng có đủ các điều kiện vay vốn, CBTD hướng dẫn khách hàng về các tài liệu cần thiết để làm hồ sơ vay vốn. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn/ phân tích tín dụng - CBTD phụ trách khách hàng cá nhân tiếp nhận bộ hồ sơ vay vốn, xem xét sự hoàn thiện và tính hiệu lực của các hồ sơ. - Nếu hồ sơ vay vốn chưa đáp ứng yêu cầu, CBTD hướng dẫn khách hàng thực hiệu theo yêu cầu và đề nghị khách hàng hoàn thiện hồ sơ. - Nếu hồ sơ vay vốn đáp ứng yêu cầu, CBTD vào hồ sơ vay vốn và trình Trưởng phòng tín dụng cá nhân. Trưởng phòng có thể chấp nhận. - Nếu trong thẩm quyền phê duyệt của mình, Trưởng phòng tín dụng cá nhân có thể quyết định đối với đề xuất vay vốn, trưởng phòng sẽ chuyển trả lại hồ sơ cho các bộ tín dụng để thông báo cho khách hàng. - Nếu khoản vay vượt quá thẩm quyền phê duyệt của Trưởng phòng tín dụng cá nhân, đề xuất vay vốn sẽ được trình Giám đốc chi nhánh ra quyết định. b. Qui trình thực hiện giao dịch đã được phê duyệt Giải ngân: - CBTD chuyển hồ sơ vay vốn đã được phê duyệt cho CBTD quản lý giải ngân cùng với các hướng dẫn cho việc giải ngân. - CBTD quản lý giải ngân bảo đảm rằng các tài liệu yêu cầu và việc phê duyệt đã được thực hiện đầy đủ và tạo hai hồ sơ khách hàng mới: + Một hồ sơ văn bản pháp lý và các văn bản khác có giá trị được giữ dưới sự kiểm soát kép của hai người, hồ sơ bảo đảm tiền vay cần hạn chế tiếp cận. + Một hồ sơ khác là hồ sơ theo dõi khoản vay để lưu các văn bản liên lạc hoặc thu từ trao đổi được giữ lại để phục vụ cho cán bộ tín dụng. - Nếu tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản tín dụng khác mở tại ngân hàng đầu tư được dùng làm tài sản cầm cố, CBTD quản lý giải ngân tiến hành đóng tài khoản đó, đảm bảo không được rút tiền từ tài khoản đó cùng với thông báo đến phòng kế toán để vào sổ kế toán. - Nếu tiền gửi ở ngân hàng khách được dùng làm tài sản cầm cố, phải thông báo cho ngân hàng đó và nhận được thư xác nhận từ ngân hàng đó. - CBTD gửi một bản sao quyết định cho vay, cùng với thông báo do cán bộ này ký, thông tin chi tiết về việc giải ngân, lịch giải ngân (nếu có) cho phòng dịch vụ khách hàng cá nhân (phòng kế toán). Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân (phòng kế toán) có trách nhiệm giải ngân khi nhận được những tài liệu này. - Khi thực hiện vào sổ kế toán, phòng dịch vụ khách hàng cá nhân (phòng kế toán) thông báo cho CBTD và CBTD quản lý giải ngân về số tài khoản dùng cho các chứng từ liên quan đến khoản vay. c. Các vấn đề khác có liên quan Kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ: Cán bộ tín dụng có trách nhiệm: - Kiểm tra sử dụng vốn vay, bảo đảm tiền vay. - Theo dõi hoạt động của khách hàng - Theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh của khách hàng - Theo dõi đánh giá tình hình phát huy hiệu quả dự án, phương án và khả năng trả nợ. - Theo dõi, đánh giá biện pháp, tài sản đảm bảo tiền vay. - Thực hiện các yêu cầu khác của BIDV (nếu có). Xử lý phát sinh - Trường hợp khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng kỳ hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị thì CBTD quản lý giải ngân phối hợp CBTD xem xét, đề xuất điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ. Cấp nào duyệt vay thì cấp độ được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ. - Khi được phân loại là nợ xấu, toàn bộ khoản vay được chuyển nợ quá hạn, bao gồm cả nợ gốc và nợ lãi và được bàn giao sang bộ phận xử lý nợ xấu tại chi nhánh, và chịu sự kiểm soát của Ban Quản lý tín dụng BIDV. 2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh trong cho vay tiêu dùng tại SGD I và 1 số ngân hàng khác Khi phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng tại SGD I chúng ta sẽ xem xét các tiêu chí dựa trên 3 nhóm chỉ tiêu dùng để phân tích khả năng cạnh tranh của Ngân hàng đã đề cập tại chương I. Để có được cái nhìn tổng thể về vị trí của SGD I so với các chi nhánh ngân hàng khác trên cùng địa bàn, một số chỉ tiêu sẽ được phân tích trong tương quan so sánh với các chi nhánh ngân hàng khác như: ngân hàng Á Châu (ACB) chi nhánh Hà Nội và ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) chi nhánh Hà Nội. Qui mô cho vay tiêu dùng tại SGD I Bảng 2.5: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng tại SGD I Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dư nợ Tỉ trọng (%) Dư nợ Tỉ trọng (%) So với năm 2005(%) Dư nợ Tỉ trọng (%) So với năm 2006(%) Dư nợ CVTD 69.8 1.43 73.47 1.47 5.26  79 1.52 7.53  Dư nợ CV khác 4744.2 98.57 4927.5 98.53  3.86 5106 98.47  3.63 Tổng 4,814 100 5000.97 100 5,185 100 (Nguồn: Báo cáo thường niên tại SGD I năm 2005-2007) Từ bảng trên cho thấy dư nợ CVTD tại SGD I đã có sự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10083.doc
Tài liệu liên quan