Chuyên đề Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Đống Đa

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

Chương I: Rủi ro trong TTQT theo phương thức Tín dụng chứng từ 4

1.1 TTQT của Ngân hàng Thương mại 4

1.1.1 Khài niệm 4

1.1.2 Vai trò của TTQT 4

1.1.3 Phương thức tín dụng chứng từ 6

1.1. Rủi ro trong TTQT theo phương thức Tín dụng chứng từ 13

1.2.1 Khái niệm rủi ro trong TTQT 13

1.2.2 Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ 14

Chương II: Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Đống Đa 23

2.1 Tổng quan về Sacombank chi nhánh Đống Đa 23

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Sacombank 23

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh 26

2.1.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Đống Đa 27

2.2 Thực trạng rủi ro trong TTQT theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa 31

2.2.1 Quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán Tín dụng chứng từ. 31

2.2.2 Tình hình thanh toán Tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa 42

2.2.3 Thực trạng rủi ro trong TTQT theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa 47

Chương III: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa 56

3.1 Giải pháp hạn chế rủi ro theo phương thức Tín dụng chứng từ 56

3.1.1 Giải pháp ở tầm vĩ mô 56

3.1.2 Giải pháp ở tầm vi mô 60

3.2 Một số kiện nghị 67

3.2.1 Kiến nghị với Ngân hàngNhà nước 67

3.2.2 Kiến nghị với Chính phủ 68

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2184 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kia. a. Rủi ro đạo đức đối với nhà XK Mặc dù trong thanh toán TDCT đã có sự cam kết của NH mở L/C nhưng sự tin tưởng và thiện chí giữa người mua và người bán vẫn được coi là yếu tố quantrọng đảm bảo cho sự an toàn của TTQT. Khi người NK không thiện chí, cố ý không muốn thực hiện hợp đồng thì họ có thể dựa vào sai sót cho dù là rất nhỏ của bộ chứng từ để đòi giảm giá, kéo dài thời gian để chiếm dụng vốn của người bán, thậm chí từ chối thanh toán. b. Rủi ro đạo đức đối với nhà NK Với người mua sự trung thực của người bán là rất quan trọng bởi vì NH chỉ làm việc với các chứng từ mà không cần biết việc giao hàng có đúng hợp đồng hay không. Do đó nhà NK có thể gặp rủi ro nếu nhà XK có hành vi gian dối, lừa đảo trong việc giao hàng như : cố tình giao hàng kém phẩm chất, không đúng số lượng… Một nhà XK chủ tâm gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo, có bề ngoài phù hợp với L/C cho NH mà thực tế không có hàng giao, người NK vẫn phải thanh toán cho NH ngay cả trong trường hợp không nhận được hàng hoặc nhận được hàng không đúng theo hợp đồng. Rủi ro đạo đức đối với ngân hàng NH là người gánh chịu rủi ro đạo đức : NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người hưởng lợi theo qui định của L/C ngay cả trong trường hợp người NK chủ tâm không hoàn trả. NH là người gây ra rủi ro đạo đức: NH mở L/C có thể vi phạm cam kết của mình như từ chối thanh toán hoặc trì hoãn thanh toán hoặc đứng về phía khách hàng gây khó khăn trong quá trình thanh toán. Rủi ro chính trị Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một trong các phương thức được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. Các chủ thể tham gia trong phương thức TDCT ở nhiều quốc gia khác nhau và tham gia vào nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Do đó, phương thức TDCT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường chính trị, xã hội của các quốc gia. Một sự biến động dù là nhỏ về chính trị, xã hội của một quốc gia cũng sẽ ảnh hưởng tới sự vận động của tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghịêp…từ đó ảnh hưởng tới quá trình thanh toán. Rủi ro chính trị trong thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT là những rủi ro bắt nguồn từ sự không ổn định về chính trị của các nước có liên quantrong quá trình thanh toán. Thông thường đó là rủi ro do thay đổi môi trường pháp lý như: thay đổi đột ngột về thuế XNK, hạn ngạch, cơ chế ngoại hối (hạn chế ngoại hối), luật XNK. Những thay đổi này làm cho các điều kiện trên thị trường tài chính thay đổi đột biến không dự tính trước làm các bên tham gia XNK và ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình, làm cho L/C có thể bị huỷ bỏ, gây thiệt hại cho các bên tham gia. Bên cạnh đó, các cuộc nổi loạn, biểu tình, bạo động hay chiến tranh, đảo chính, đình công…hoặc những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn ở các nước tham gia, chứng từ bị thất lạc cũng có thể gây rủi ro trong quá trình thanh toán. Rủi ro khách quan từ nền kinh tế Một rủi ro mà các bên tham gia phương thức thanh toán TDCT hay gặp là sự khủng hoảng, suy thoái kinh tế và tình trạng công nợ nặng nề của các quốc gia. Khi nền kinh tế của một quốc gia bị suy thoái, khủng hoảng sẽ kéo theo các ngân hàng bị phong toả hoặc tạm ngưng hoạt động, từ đó làm ảnh hưởng tới quá trình thanh toán quốc tế. Nếu nợ nước ngoài của một quỗc gia là quá lớn thì các biện pháp như tăng thuế, phá giá nội tệ sẽ được áp dụng, từ đó làm giảm khả năng chi trả của người mua và ngân hàng có nguy cơ không đòi được tiền. Ngoài ra, sự phong toả kinh tế của các quốc gia như trường hợp của Cuba, Iraq… cũng mang lại những rủi ro cho bất kì quốc gia, đơn vị kinh tế nào có hoạt động xuất nhập khẩu với các nước đó. Chương II: Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Đống Đa Tổng quan về Sacombank chi nhánh Đống Đa 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Sacombank Chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM. Sau hơn 18 năm hoạt động, đến nay Sacombank trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với:  6.700 tỷ đồng vốn điều lệ, 9.498 tỷ đồng vốn tự có, 98.474 tỷ đồng tổng tài sản;   Hơn 323 điểm giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 Chi nhánh tại Lào và 01 Chi nhánh tại Campuchia;   6.180 đại lý thuộc 289 ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới;    Hơn 7.400 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo;   Hơn 81.000 cổ đông đại chúng;   Là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên nhận được góp vốn và hỗ trợ kỹ thuật từ International Finance Corporation (IFC) trực thuộc Ngân hàng thế giới (World Bank); Là Ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam; Là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên mở rộng mạng lưới hoạt động ra ngoài biên giới, thành lập Văn phòng đại diện tại Trung Quốc, Chi nhánh tại Lào và Campuchia; Là Ngân hàng tiên phong khai thác các mô hình ngân hàng đặc thù dành riêng cho phụ nữ (Chi nhánh 8 Tháng 3) và cho cộng đồng nói tiếng Hoa (Chi nhánh Hoa Việt). Sự thành công của các chi nhánh đặc thù là minh chứng thuyết phục về khả năng phân khúc thị trường độc đáo và sáng tạo của Sacombank; Từ năm 2004, Sacombank đã được các tổ chức tài chính quốc tế như IFC, FMO, ADB, Proparco... ủy thác các nguồn vốn có giá thành hợp lý để hỗ trợ các cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về minh bạch báo cáo tài chính, có chiến lược phát triển bền vững và năng lực quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro tốt, có mạng lưới chi nhánh rộng lớn và mục đích sử dụng vốn hợp lý; Với những nỗ lực phát triển và sự đóng góp tích cực cho nền tài chính Việt Nam, Sacombank đã nhận được rất nhiều các bằng khen và giải thưởng có uy tín trong nước và quốc tế, điển hình như: "Ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối tốt nhất Việt Nam” do Global Finance bình chọn; “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2009” (Best Retail Bank in Vietnam 2009) do The Asian Banker bình chọn. "Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007 và 2008” do Asian Banking & Finance bình chọn; “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn; ”Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007” do Cộng đồng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn; “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007” do Global Finance bình chọn; Được đánh giá và xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của Ngân hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 04 trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP đánh giá cho năm 2007; Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích dẫn đầu phong trào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2007, 2008; Bằng khen của Thủ tướng chính phủ dành cho các hoạt động từ thiện trong suốt các năm qua; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008 vì có những đóng góp tích cực vào các hoạt động kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế; Cờ thi đua của Thống đốc NHNN Việt Nam về những thành tích dẫn đầu phong trào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2008; Cờ thi đua của Thống đốc NHNN Việt Nam về những thành tích dẫn đầu phong trào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2009; Vào ngày 16/5/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặt mới trong lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng với việc công bố hình thành Tập đoàn Sacombank. Việc hình thành mô hình Tập đoàn là điều kiện để phát triển các giải pháp tài chính trọn gói với chi phí hợp lý, nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng đồng thời nâng cao sức mạnh trong quá trình hội nhập của Sacombank và nhóm các Công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực tài chính và phi tài chính. Hiện nay, Tập đoàn Sacombank có sự góp mặt của các thành viên: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đóng vai trò hạt nhân điều phối hoạt động của Tập đoàn; Sacombank có 02 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần 30% vốn cổ phần: Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001;  Tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ), góp vốn năm 2005; 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Phòng doanh nghiệp Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể Tiếp thì và quản lý khách hàng. Chăm sóc khách hàng doanh nghiệp Và một số chức năng khác Phòng cá nhân Quản lý thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể Tiếp thị và quản lý khách hàng Chăm sóc khách hàng cá nhân Và một số chức năng khác Phòng thẩm định Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng (trừ hồ sơ cấp tín dụng mang tính chất dự án theo quy định của Sacombank) Và một số chức năng kahcs Phòng hỗ trợ kinh doanh Quản lý tín dụng: hỗ trợ công tác tín dụng, kiểm soát tín dụng, quản lý nợ, và một số chức năng khác Thanh toán quốc tế: xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế, xử lý các giao dịch chuyển tiền quốc tế, và một số chức năng khác Xử lý giao dịch Phòng kế toàn và quỹ Quản lý công tác kế toán tại chi nhánh Quản lý công tác an toàn kho quỹ Phòng hành chính Quản lý công tác hành chính Quản lý công tác nhân sự Công tác IT Phòng giao dịch Bộ phận dịch vụ khách hàng: + Tiếp thị: quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo sản phẩm cụ thể, tiếp thị và quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng, chức năng khác + Thẩm định: Thẩm định hồ sơ cấp tín dụng, và chức năng khác Bộ phận hỗ trợ kinh doanh: + Xử lý giao dịch + Quản lý tín dụng 2.1.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Đống Đa Hoạt động huy động vốn Bảng 1: Tình hình hoạt động huy động vốn Đơn vị: triệu USD Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 - Tiền gửi không kì hạn 15000 59000 45000 435000 Tỷ trọng 11.11 % 12.32% 17.65% 53.37% - Tiền gửi có kỳ hạn 120000 420000 210000 380000 Tỷ trọng 88.89% 87.68% 82.35% 46.63% Tổng 135000 479000 255000 815000 Nguồn: Bảng cân đối kế toán Ngoại trừ năm 2008 do chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu doanh số tiền gửi giảm so với năm 2007 còn lại qua các năm ta vẫn thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh số tiền gửi. Năm 2009 khi nền kinh tế đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục do hiệu quả của các gói kích cầu của chính phủ lượng tiền gửi đã đạt 815 tỷ đồng tăng gấp 6 lần so với năm 2006 chỉ sau 4 năm hoạt động Qua bảng số liệu ta cũng thấy tiền gửi không kỳ hạn ngày càng có vai trò quan trọng, từ việc chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong năm 2006 với 11.11% đã ngày cảng chiếm tỷ lệ cao hơn trong lượng tiền gửi và đến năm 2009 đã chiếm trên 50% lượng tiền gửi đạt mức 46.63% Hoạt động tín dụng Bảng 2: Tình hình hoạt động tín dụng Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Dư nợ 66000 340000 250000 950000 Nợ xấu - 700 6200 3400 Tỷ lệ nợ xấu 0.00% 0.21% 2.48% 0.36% Nguồn: Bảng cân đối kế toán Qua các năm hoạt động tín dụng của Sacombank chi nhánh Đống Đa luôn đạt mức tăng trưởng tốt và tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp trừ năm 2008 do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Dư nợ năm 2009 đạt 950 tỷ đồng tăng hơn 14 lần so với mức 66 tỷ của năm 2006, tỷ lệ nợ xấu hầu như ở mức thấp dưới 0.5% (trừ năm 2008 tỷ lệ nợ xấu là 2.48%) Hoạt động kinh doanh ngoại hối Bảng 3: Tình hình kinh doanh ngoại hối Đơn vị: nghìn USD Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Huy động vốn ngoại tệ 1200 1900 2600 4950 Doanh số mụa bán ngoại tệ 3200 8000 14500 22500 Doanh số chi trả ngoại hối 50 180 250 210 Dư nợ cho vay bằng ngoại tề 100 888 780 850 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Tình hình kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh rất khả quan, các chỉ số đều cho thấy sự tăng trưởng tốt. Về huy động vốn ngoại tệ tăng từ 1.2 triệu USD năm 2006 lên 4.950 triệu USD năm 2009, tăng trên 4 lần. Về doanh số mua bán ngoại tệ thì tăng từ 3.2 triệu USD năm 2006 lên 22.5 triệu USD năm 2009, tăng gấp hơn 7 lần, một mức tăng khá cao. Doanh số chi trả ngoại tệ tăng từ 50 nghìn USD năm 2006 lên 210 nghìn USD năm 2009, tăng gấp 4 lần. Còn về dư nợ cho vay bằng ngoại tệ cũng tăng khá mạnh từ năm 2006 đến năm 2009 đã tăng 8.5 lần từ mức 100 nghìn USD lên mức 850 nghìn USD. Tình hình tài chính Bảng 4: Tình hình tài chính Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 1. Thu nhập 3350 31500 54000 55050 - Thu từ cho vay 1300 22000 47000 56550 - Thu từ dịch vụ 250 500 2000 4500 - Thu từ điều hòa vốn 1800 9000 5000 (6000) 2. Chi phí 6350 28500 46000 37050 - Chi từ huy động vốn 3500 24380 38350 27300 - Chi phí dịch vụ 50 120 150 250 - Chi phí điều hành 2800 4000 7500 9500 3. Lợi nhuận (3000) 3000 8000 18000 Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh Qua các năm ta thấy cả thu nhập và chi phí đều tăng nhưng mức tăng thu nhập nhanh hơn mức tăng chi phí: năm 2006 thu nhập đạt 3.35 tỷ đồng, đến năm 2009 đạt 55.05 tỷ đồng, tăng gấp hơn 16 lần; còn chi phí tăng từ 6.35 tỷ đồng năm 2006 lên 37.05 tỷ năm 2009, chỉ tăng gấp hơn 5 lần. Điều này đã dấn tới lợi nhuận của chi nhánh vẫn tăng mạnh qua các năm, năm 2006 còn lỗ 3 tỷ đồng thì đến năm 2007 đã có lãi là 3 tỷ đồng và tăng lên thêm 6 lần vào năm 2009 đạt 18 tỷ đồng. Qua bảng số liệu ta cũng thấy nguồn thu từ dịch vụ còn thấp và chi phí điều hành còn cao, chi nhánh cần gia tăng các hoạt động dịch vụ và có những cải tiến trong phương thức quản lý để có thể tăng thêm thu nhập, giảm bớt chi phí đem lại thu nhập cao hơn cho chi nhánh. Thực trạng rủi ro trong TTQT theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa Quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán Tín dụng chứng từ Lưu đồ quy trình nghiệp vụ L/C nhập khẩu Phát hành L/C: Tu chỉnh L/C: Ký hậu vận tải đơn (B/L): BCT chưa về đến Sacombank nhưng hàng hóa đã về đến Việt Nam bằng đường biển hoặc đường thủy (trường hợp khách hàng không có B/L bản gốc) và khách hàng (KH) mong muốn nhận hàng ngay. Phát hành thư bảo lãnh nhận hàng/Thư ủy quyền nhận hàng: BCT chưa về đến Sacombank nhưng hàng hóa đã về đến Việt Nam bằng bằng đường bộ hoặc đường hàng không (trường hợp KH không có B/L bản gốc) và KH muốn nhận hàng ngay. Xử lý bộ chứng từ L/C nhận từ nước ngoài: Thanh toán bộ chứng từ L/C: Lưu đồ quy trình nghiệp vụ L/C xuất khẩu Thông báo L/C (Tu chỉnh L/C): Khách hàng xuất trình bộ chứng từ L/C: Gửi bộ chứng từ L/C xuất khẩu: Thanh toán/Xử lý thông báo từ chối thanh toán BCT LC xuất khẩu: Tình hình thanh toán Tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa Thanh toán hàng xuất nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ rất được Sacombank - chi nhánh Đống Đa quan tâm và dần được hoàn thiện để đẩy mạnh hoạt động này. Mặc dù quy mô nhỏ bé nhưng Chi nhánh đã thực sự khẳng định được vị trí và tìm được chỗ đứng của mình trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này. Hiện nay, Chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ Thanh toán quốc tế cơ bản sau: thanh toán nhờ thu, chuyển tiền và thanh toán tín dụng chứng từ. Bảng 5: Tình hình thanh toán Tín dụng chứng từ tại Sacombank Đống Đa Đơn vị: triệu USD Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng L/C 8.65 48.73 % 10.83 47.13 % 12.20 45.23 % Chuyển tiền 8.00 45.07 % 9.50 41.34 % 11.30 41.90 % Nhờ thu 1.10 6.2 % 2.65 11.53 % 3.47 12.87 % Tổng 17.75 100 % 22.98 100 % 26.97 100 % Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế Biểu đồ 1: Doanh số thanh toán theo L/C qua các năm (đơn vị triệu USD) Qua biều đồ và bảng số liệu ta có thể thấy được doanh số thanh toán quốc tế và thanh toán bằng L/C vẫn tăng trưởng đều đặn bất chấp ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Về hoạt động thanh toán quốc tế nói chung: năm 2007 đạt doanh số 17.75 triệu USD, sau 2 năm đến năm 2009 đạt 26.97 triệu USD, tăng 51.9% so với năm 2007. Còn về hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ: năm 2007 doanh số thanh toán là 8.65 triệu USD, đến năm 2009 đạt 12.2 triệu USD tăng 41% so với năm 2007. Điều này cho thấy uy tín, nỗ lực và hiệu quả của chi nhánh trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng. Biểu đồ 2: Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế qua các năm Cũng qua bảng số liệu và biều đồ tỷ trọng các phương thức thnah toán quốc tế ta thấy được vai trờ quan trọng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Tuy chưa vượt trội so với phương thức chuyển tiền và tỷ trọng có xu hướng giảm trong 3 năm qua nhưng doanh số thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các phương thức thanh toán của chi nhánh. Tiếp đến chúng ta xem xét tình hình mở và thanh toán L/C xuất khẩu,nhập khẩu Bảng 6: Tình hình thanh toán L/C nhập khẩu và xuất khẩu Đơn vị: triệu USD Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số lượng HS Doanh số Số lượng HS Doanh số Số lượng HS Doanh số L/C nhập khẩu 185 7.85 (90.75%) 208 9.88 (91.23%) 258 11.5 (94.26%) L/C xuất khẩu 50 0.8 (9.25%) 55 0.95 (8.77%) 45 0.7 (5.74%) Tổng 235 8.65 (100%) 263 10.83 (100%) 303 12.20 (100%) Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế Biều đồ 3: Doanh số L/C nhập khẩu và xuất khẩu qua các năm (đơn vị triệu USD) Qua bảng 6 và biểu đồ 3 ta thấy được vai trò của L/C nhập khẩu trong sự tăng trưởng của doanh số thanh toán thep phương thức tín dụng chứng từ. Tỷ trọng L/C nhập khẩu luôn vượt trội so với L/C xuất khẩu, chiếm trên 90% và luôn gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng hồ sơ, doanh số cũng như tỷ trọng trong khi L/C xuất khẩu lại có tỷ trọng nhỏ bé và có sự tăng trưởng không đều thậm chí năm 2009 còn giảm so với năm 2008. Năm 2007 số lượng hồ sơ L/C nhập khẩu là 185 hồ sơ đạt doanh số 7.85 triệu USD chiếm 90.75% đến năm 2009 số lượng hồ sơ L/C nhập khẩu đã tăng lên 258 hồ sơ đạt doanh số là 11.5 triệu USD tăng 46.5% so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng rất cao 94.26%. Sự mất cân đối giữa L/C xuất khẩu và nhập khẩu có thể hiểu là do thói quen của khách hàng thường mở tài khoản L/C xuất khẩu ở Ngân hàng Ngoại thương. Tuy còn nhiều hạn chế trong việc thu hút khách hàng xuất khẩu song nghiệp vụ thanh toán L/C hàng XNK tại Sacombank Đống Đa vẫn không ngừng phát triển. Thực trạng rủi ro trong TTQT theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa Tuy là phương thức ưu việt nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thanh toán quốc tế song thanh toán tín dụng chứng từ vẫn không tránh khỏi việc gây ra rủi ro cho các bên tham gia. Và những rủi ro được thể hiện trong doanh số L/C chưa thanh toán của Ngân hàng. Bảng 7: Doanh số L/C chưa thanh toán Đơn vị: nghìn USD Năm Tổng doanh số thanh toán bằng L/C L/C chưa thanh toán Tỷ trọng Số lượng hồ sơ Doanh số 2007 8650 32 1011.6 11.69% 2008 10830 24 892.0 8.24% 2009 12200 19 715.6 5.87% Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế Biều đồ 4: Doanh số L/C chưa thanh toán (đơn vị: nghìn USD) Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy doanh số L/C chưa thanh toán có xu hướng giảm qua các năm cả về số lượng, giá trị cũng như tỷ trọng. Cụ thể: Năm 2007 doanh số L/C chưa thanh toán là 1011.6 nghìn USD chiếm tỷ trọng rất cao tới 11.69 %. Sang năm 2008 doanh số L/C chưa thanh toán đã giảm xuống còn 892 nghìn USD chiếm tỷ trọng 8.24 % Đến năm 2009 doanh số L/C chưa thanh toán còn 715.6 nghìn USD và chỉ chiếm tỷ trọng khá thấp 5.87%. Kim ngạch L/C chưa thanh toán giảm xuống qua các năm là dấu hiệu đáng ừng đối với Sacombank Đống Đa, thể hiện công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng được thực hiện khá tốt. Bảng 8: Doanh số L/C chưa thanh toán theo cơ cấu L/C nhập khẩu và xuất khẩu Đơn vị: nghìn USD Năm Tổng doanh số L/C chưa thanh toán L/C nhập khẩu chưa thanh toán L/C xuất khẩu chưa thanh toán Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng 2007 1011.6 910.6 90.02% 101.0 9.98% 2008 892.0 820.0 91.93% 72.0 8.07% 2009 715.6 678.5 94.74% 37.1 5.26% Nguồn : phòng Thanh toán quốc tế Biểu đồ 5: Doanh số L/C nhập khẩu và xuất khẩu chưa thanh toán (đơn vị nghìn USD) Cũng như đối với doanh số L/C nhập khẩu, doanh số L/C nhập khẩu chưa thanh toán cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số L/C chưa thanh toán: Năm 2007 doanh số L/C nhập khẩu chưa thanh toán là 910.6 nghìn USD chiếm 90.02% còn L/C xuất khẩu chưa thanh toán là 101 nghìn USD chiếm 9.98% Năm 2008 doanh số L/C nhập khẩu chưa thanh toán giảm xuống còn 820 nghìn USD nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao 91.93%, doanh số L/C xuất khẩu chưa thanh toán cũng giảm xuống còn 72 nghìn USD và chiếm 8.07% Năm 2009 doanh số L/C nhập khẩu chưa thanh toán tiếp tục giảm chỉ còn 678.5 nghìn USD và chiếm tỷ trọng rất cao 94.74% trong khi đó L/C xuất khẩu chưa thanh toán chiếm 5.26 %, giảm xuống còn 37.1 nghìn USD. Tình hình rủi ro tại Sacombank chi nhánh Đống Đa những năm vừa qua có thể tóm tắt như sau: Rủi ro đối với L/C nhập khẩu: Đối với ngân hàng STT Tình huống Rủi ro 1 Vận tải đơn (Bill of lading) thể hiện Người nhận hàng không phải là Sacombank và xuất trình không đầy đủ cho Sacombank. KH có thể nhận hàng và không thanh toán nếu BCT xuất trình tại Sacombank hợp lệ. 2 Cho phép xuất trình vận đơn có ghi chú xấu (Clause Bill of lading acceptable hoặc các câu khác có ý nghĩa tương tự). Hàng hóa giao có thể không đúng chất lượng như Hợp đồng đã ký ban đầu, nhưng KH và Sacombank vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán nếu BCT xuất trình hợp lệ. 3 Cho phép xuất trình vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter party Bill of lading acceptable). Loại vận đơn này bị chi phối bởi các điều khoản, điều kiện quy định trong Hợp đồng thuê tàu giữa Nhà XK và chủ tàu. KH và Sacombank không thể kiểm soát được các điều khoản, điều kiện của Hợp đồng thuê tàu cũng như các thông tin về con tàu, nên có thể gặp nhiều rủi ro như: khi có tranh chấp, kiện tụng xảy ra với chủ tàu, KH có thể gặp bất lợi hoặc chủ tàu có thể gian lận nhận hàng từ Nhà xuất khẩu nhưng không giao hàng cho KH… è KH có thể không nhận được hàng nhưng vẫn phải thanh toán nếu BCT xuất trình phù hợp. 4 Chứng từ vận tải là Airway Bill Airway Bill không được xem là chứng từ sở hữu hàng hóa, mặc dù trên Airway Bill ghi rõ Người nhận hàng là Sacombank, nhưng KH vẫn có thể nhận được hàng mà không cần Thư ủy quyền nhận hàng của Sacombank. 5 Chứng từ giao hàng là Cargo Receipt, Delivery Order, Release Order, ... Chứng từ giao hàng này thường được sử dụng khi 2 bên mua bán thực hiện giao nhận hàng hóa với nhau tại một địa điểm thỏa thuận (ví dụ tại biên giới…) è Như vậy KH có thể nhận hàng mà không thanh toán nếu bộ chứng từ xuất trình hợp lệ. 6 Hàng hóa xuất phát từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ Trung bình thời gian hàng về đến VN từ 25 – 45 ngày, do vậy BCT sẽ về trước hàng. Như vậy bắt buộc KH phải nộp tiền thanh toán khi BCT phù hợp L/C mà hàng không rõ hàng có về được VN không. 7 L/C dẫn chiếu theo UCP600 và Nhà NK mua bảo hiểm cho lô hàng. UCP600 cho phép chứng từ xuất trình có thể ghi ngày trước ngày phát hành L/C, do đó có khả năng xảy ra tình huống hàng hóa được giao trước khi KH mua bảo hiểm cho lô hàng è Nếu có tổn thất xảy ra cho lô hàng trước khi bảo hiểm có hiệu lực, thì Công ty Bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường cho lô hàng. 8 NH nước ngoài yêu cầu thanh toán phí Theo điều 37 của UCP600, nếu NH nước ngoài thực hiện theo đề nghị của Sacombank mà không thu được phí của Người thụ hưởng, thì Sacombank phải thanh toán phí. Thời điểm này KH phải cho phép Sacombank trích tiền thanh toán, nhưng đa số KH không đồng ý vì họ cho rằng đã nêu rõ phí ngoài nước VN do Người thụ hưởng thanh toán. 9 Đào hối ra nước ngoài KH và Người thụ hưởng cần chuyển tiền không hợp pháp ra nước ngoài, nên lợi dụng L/C không liên quan hàng hóa đã hợp tác với nhau để Người thụ hưởng lập BCT giả gửi đến Sacombank chuyển tiền thanh toán ra nước ngoài. 10 KH không bổ sung Tờ khai hải quan Vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước theo Thông tư số 08/2003/TT-NHNN ngày 21/05/2003. 11 KH bổ sung Tờ khai hải quan có chỉnh sửa không có xác nhận của Hải quan hoặc nội dung không phù hợp với hợp đồng, hóa đơn. Đối với khách hàng: STT RỦI RO 1 Tỷ giá ngoại tệ tăng cao vào thời điểm thanh toán BCT, có khả năng nhận và bán hàng hóa trong nước bị lỗ vốn hoặc không có lời. 2 Sacombank xử lý BCT L/C theo UCP600: không chịu trách nhiệm, quan tâm đến hàng hóa, BCT có xác thực không…, do vậy có khả năng KH đã nộp tiền nhận BCT nhưng: Người thụ hưởng không giao hàng, hoặc Người thụ hưởng giao hàng không đúng chất lượng, số lượng như BCT thể hiện, hoặc Người thụ hưởng không thanh toán cước tàu nên đại lý hãng tàu không cho lấy hàng. 3 Quốc gia của Người thụ hưởng có thuộc nước Mỹ cấm vận không. 4 Khả năng kiểm BCT của nhân viên NH có sai sót, dẫn đến việc nhận lô hàng không thỏa điều kiện của Hải quan. 5 Nếu KH có ký Hợp đồng bán hàng trong nước mà hàng nhập không đạt chất lượng hoặc Người thụ hưởng giao hàng trễ hoặc đại lý Hãng tàu không cho nhận hàng vì Người thụ hưởng chưa trả cước tàu… thì KH có thể bị người mua hàng trong n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25591.doc
Tài liệu liên quan