Trong tổng thu nhập của ngân hàng thì thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nhưng hiện nay các ngân hàng hiện đại nói chung và NHCT Sông Nhuệ nói riêng đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu thu nhập, theo đó tỷ trọng nguồn thu từ lĩnh vực dịch vụ sẽ dần tăng lên. Để thực hiện được điều đó, những năm qua Chi nhánh đã cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng như: mở rộng và phát triển hoạt động mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, phát hành và thanh toán L/C, các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán thẻ. nhờ đó mà tổng thu phí dịch vụ đã tăng từ mức 460 triệu năm 2006 lên 937 triệu năm 2007 và dư báo có thể đạt mức 1.200 triệu trong năm 2009. Đây là thành tích đáng ghi nhận và Chi nhánh nên phát huy trong thời gian tới.
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1637 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm thúc đẩy nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên thị trường. Vốn của một ngân hàng phát hành quyết định đến số lượng và chất lượng của thẻ phát hành.
+ Nhân lực: thanh toán thẻ là một phương thức thanh toán hiện đại, có quy trình vận hành thống nhất, đòi hỏi một đội ngũ nhân lực có trình độ, kinh nghiệm về công nghệ, có khả năng đáp ứng đủ, thông suốt và hiệu quả, đảm bảo cho thẻ phát huy hết những tiện ích của nó.
+ Chính sách Marketing của ngân hàng: để thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của dân cư và đưa thẻ đến gần với công chúng hơn thì ngân hàng phải có chính sách Marketing tốt: giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá, tư vấn, hướng dẫn đăng ký phát hành và sử dụng các dịch vụ thẻ, củng cố niềm tin, sự trung thành và khẳng định thương hiệu của chính ngân hàng đó với khách hàng.
+ Tiện ích của thẻ: những ngân hàng cung cấp được càng nhiều tiện ích, đáp ứng được càng nhiều nhu cầu của khách hàng thì càng có khả năng thu hút được sự quan tâm và sử dụng thẻ, từ đó thúc đẩy nghiệpvụ phát hành và thanh toán thẻ.
b. Các đơn vị chấp nhận thẻ
Các đơn vị chấp nhận thẻ đóng vai trò là cầu nối của hoạt động thanh toán giữa ngân hàng và chủ thẻ. Nếu trong một môi trường không tồn tại một mạng lưới ĐVCNT đa dạng, chất lượng thì sẽ không đảm bảo lượng cung để kích thích dân chúng trong và ngoài nước sử dụng thẻ. Vì vậy, một môi trường với mạng lưới chấp nhận thẻ rộng khắp sẽ là điều kiện để hoạt động thanh toán thẻ phát triển mạnh mẽ.
c. Chủ thẻ
Chủ thẻ là điều kiền cần cho hoạt động thanh toán thẻ. Thẻ thanh toán là phục vụ cho chủ thẻ - người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng. Hiện nay người dân vẫn còn thói quen thanh toán bằng tiền mặt, điều này làm cho số lượng chủ thẻ chưa nhiều, ít người sử dụng thẻ thì hiệu quả kinh doanh của các ĐVCNT không cao. Vì vậy, người tiêu dùng sử dụng thẻ là nhân tố quyết định sự phát triển của thị trường thẻ.
Tóm tắt chương I
Chương I nghiên cứu về cơ sở lý luận chung về quá trình hình thành và phát triển thẻ thanh toán. Nghiên cứu cụ thể về thẻ thanh toán từ khái niệm, đặc điểm, phân loại và lợi ích khi sử dụng thẻ thanh toán. Từ đó nghiên cứu sâu hơn về các nghiệp vụ như phát hành, thanh toán thẻ, các rủi ro và nhân tố ảnh hưởng đến việc thúc đẩy nghiệp vụ thanh toán thẻ. Chương I sẽ là cơ sở soi sáng, xem xét, phân tích tình hình thực trạng thanh toán thẻ, qua đó đánh giá được hoạt động thanh toán thẻ của Ngân hàng Công Thương chi nhánh Sông Nhuệ.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SÔNG NHUỆ
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SÔNG NHUỆ
2.1.1 Khái quát chung
a. Lịch sử hình thành
Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ tiền thân là một chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Công Thương Hà Tây, có trụ sở chính tại Số 10, đường Ngô Quyền, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Kể từ tháng 07/2006 Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 theo quyết định của Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Trong quá trình phát triển của mình, Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ luôn chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và không ngừng mở rộng phạm vi cũng như lĩnh vực hoạt động. Chính nhờ đó mà Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ, trong những năm qua đã khắc phục được khó khăn bước đầu của một chi nhánh mới thành lập, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tạo dựng vị thế vững chắc trên thị trường, xứng đáng là với danh hiệu “Đơn vị tiến nhanh” do Ngân hàng Công Thương Việt Nam trao tặng.
b. Cơ cấu tổ chức
Hiện nay NHCT Sông Nhuệ đã có 48 cán bộ nhân viên, ban lãnh đạo gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc chuyên trách.
Trên cơ sở mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh theo dự án hiện đại hóa ngân hàng của NHCT Việt Nam, NHCT Sông Nhuệ đã có sự chuyển mới về mô hình tổ chức với việc bố trí các phòng ban nghiệp vụ như sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh
BAN GIÁM ĐỐC
KHỐI KINH DOANH
KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO
KHỐI TÁC NGHIỆP
KHỐI HỖ TRỢ
PHÒNG GIAO DỊCH
Phòng Khách Hàng
Phòng Kế Toán
Phòng Kho Quỹ
Quỹ Tiết Kiệm
Phòng Tổ chức hành chính
Tổ Quản lý rủi ro
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính NHCT Sông Nhuệ
2.1.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ trong thời gian vừa qua
Sau khi tách ra từ NHCT Hà Tây, như một luồng gió mới, NHCT Sông Nhuệ đã chủ động nắm bắt thời cơ và vận hội, phát huy những tiềm năng sẵn có để tăng trưởng và phát triển vững chắc. Trải qua 3 năm xây dựng và phát triển, Chi nhánh đã thu được những kết quả đáng khích lệ trên các mặt hoạt động như sau:
2.1.2.1. Công tác huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động chủ đạo, có ý nghĩa then chốt và luôn được đặt lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng. Bởi chỉ khi có một nguồn vốn ổn định với cơ cấu hợp lý, hoạt động kinh doanh mới diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng thanh toán, tăng tính chủ động và nâng cao hiệu quả cho các ngân hàng.
Những năm gần đây, thị trường vốn trong nước rất sôi động, trên địa bàn thành phồ Hà Đông, các NHTM cạnh tranh rất gay gắt bằng việc đưa ra các mức lãi suất và các hình thức huy động vốn hấp dẫn. Trong bối cảnh đó Chi nhánh NHCT Sông Nhuệ Hà Đông đã tích cực triển khai nhiều chương trình khuyến mãi như: Tiết kiệm dự thưởng, huy động tiền gửi với nhiều kỳ hạn, khuyến khích khách hàng gửi với kỳ hạn dài...từ đó thu hút được nhiều khách hàng, khơi tăng nguồn vốn huy động.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
30/06/2009
2007/2006
2008/2007
+/-
%
+/-
%
Tổng nguồn vốn huy động
423,5
575,3
349,6
667,1
151,8
36
-225,7
-39
I-Phân theo đối tượng
1/ Tiền gửi doanh nghiệp
155
87,8
125,7
392,9
-67,2
-43
37,9
43
2/ Tiền gửi dân cư
249
240
156
211
-9
-0,036
-84
-0,35
3/ Huy động khác
19,5
247
67,9
63,2
227,5
1167
-179,1
-0,73
I-Phân theo nguyên tệ
1/ VNĐ
335
500
284
606,1
165
49
-216
-76
2/ Ngoại tệ
88,5
75,3
65,6
71
-13,2
-15
-9,7
-13
III-Phân theo kỳ hạn
1/ Không kỳ hạn
67,9
73,4
97,6
45,77
5,5
8
24,2
33
2/ Có kỳ hạn
355,6
501,9
252
621,3
146,3
41
-249,9
-50
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Sông Nhuệ
Qua bảng trên ta thấy, Chi nhánh đã chủ động khai thác tốt các nguồn vốn khác nhau. Tổng vốn huy động năm 2007 đạt 575,3 tỷ đồng tăng 151,8 tỷ so với năm 2006 (tương đương với mức tăng 36%). Năm 2008 do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nên nguồn vốn huy động có giảm, chỉ đạt 349,6 tỷ đồng giảm 39% so với năm 2007. Bước sang năm 2009, với sự nỗ lực vượt bậc, nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng rất mạnh, đến 30/6/2009 đã đạt 661,1 tỷ bằng 96,7% kế hoạch đề ra.
Về cơ cấu nguồn vốn có những chuyển biến tích cực.
+ Phân theo đối tượng: thì tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động các năm từ 2006 đến 2008, điều này thường thấy ở những Chi nhánh mới thành lập. Nhưng 6 tháng đầu năm 2009, với việc thu hút được nhiều hơn các khách hàng là doanh nghiệp mà nguồn tiền gửi từ bộ phận này đã đạt mức 392,9 tỷ (chiếm 58,9% tổng vốn huy động). Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy Chi nhánh đã dần tìm được nguồn vốn lớn, ổn định và có chi phí thấp hơn, từ đó tạo điều kiện cho các kế hoạch sử dụng vốn được thuận lợi hơn.
+ Phân theo nguyên tệ: thì tiền gửi bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao từ 79% đến 90,8%. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ mà chủ yếu là USD chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ cũng gây ra không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ của khách hàng.
+ Phân theo kỳ hạn: nguồn vốn huy động không kỳ hạn với chi phí thấp có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng, điều này có thể là do lãi suất tiền gửi không kỳ hạn rất thấp nên không thu hút được người gửi tiền. Tuy nhiên, với việc tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm trên 83% giúp ngân hàng chủ động hơn trong kế hoạch sử dụng vốn của mình.
2.1.2.2 Công tác sử dụng vốn
Công tác sử dụng vốn của chi nhánh luôn tuân thủ đúng quy chế quản lý vốn do Ngân hàng Công Thương Việt Nam ban hành và thực hiện tốt phương châm an toàn và hiệu quả. Ngoài việc tiếp tục đảm bảo cung ứng vốn cho khách hàng truyền thống, chi nhánh còn tích cực mở rộng tìm kiếm và lựa chọn các khách hàng mới. Thực hiện phân đoạn thị trường, chú ý tiếp cận để cho vay các dự án lớn.
Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Sông Nhuệ
Dư nợ cho vay của chi nhánh những năm qua luôn tăng trưởng ổn định từ mức 215.844 triệu của năm 2006 lên đến 296.272 triệu năm 2008. Năm 2007, tổng dư nợ đạt 234.314 triệu đồng, tăng 18.470 triệu (tương đương 8,56%) so với năm 2006. Tiếp tục đà tăng trưởng của các năm trước, đến hết tháng 6 năm 2009 tổng dư nợ đã đạt 343.926 triệu đồng và dự báo đến cuối năm tổng dư nợ có thể đạt trên 450 tỷ đồng tăng 52% so với cùng kỳ. Kết quả này không những đem lại thu nhập cho ngân hàng mà còn đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ của chi nhánh
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
30/6/2009
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng số
Tỷ trọng (%)
% so với 2006
Tổng số
Tỷ trọng (%)
% so với 2007
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng dư nợ
215,8
100
234,3
100
+8,5
296,3
100
+26,5
343,9
100
I - Phân theo thời hạn
1/ Cho vay ngắn hạn
154,3
71,5
147,8
68,5
-9,6
194,5
65,6
+31,2
270
78,5
2/ Cho vay trung dài hạn
61,5
28,5
86,5
31,5
+41
101,8
34,4
+17,7
73,9
21,5
II - Phân theo thành phần kinh tế
1/ Quốc doanh
92,56
42,9
63,96
27,3
-30,9
73,3
24,7
+14,6
52,98
15,4
2/ Ngoài quốc doanh
123,24
57,1
170,3
72,7
+38,2
223
75,3
+30,9
290,9
84,6
III - Phân loại theo tiền tệ
1/ VNĐ
191,8
88,9
217,2
92,7
+13,2
280,1
94,5
+28,9
338,1
98,3
2/ Ngoại tệ
24
11,1
17,1
7,3
-28,8
16,2
5,47
-5,26
5,8
1,68
IV - Phân theo TSBĐ
1/ Có TSBĐ
110,6
51,6
192
82
+73,6
263
89
+36,9
280
82
2/ Không có TSBĐ
105,2
48,4
42,3
18
-40
33,3
11
-21,3
63,9
18
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Sông Nhuệ
Qua bảng 2.2 ta thấy cơ cấu dư nợ những năm qua có bước chuyển biến theo hướng hợp lý hơn. Từ chỗ dư nợ ngắn hạn chiếm 71,5% năm 2006 giảm xuống còn 65,6% năm 2008, cùng với đó là dư nợ trung và dài hạn tăng lên tương ứng, tuy nhiên mức tăng chưa vững chắc khi mà đến thời điểm 30/6/2009 dư nợ tín dụng trung dài hạn chỉ đạt 73,9 tỷ đồng (chiếm 21,5% tổng dư nợ).
Dư nợ đối với thành phần kinh tế Nhà nước giảm nhanh từ mức 92,56 tỷ (chiếm 42,9%) xuống còn 52,98 tỷ đồng (chiếm 15,4% tổng dư nợ). Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, cùng với tiến trình cổ phần hóa DN nhà nước và sự phát triển mạnh mẽ của khối DN ngoài quốc doanh thì sự thay đổi này
là điều đương nhiên, đồng thời góp phần vào việc nâng cao chất lượng tín dụng, nâng tỷ lệ cho vay có bảo đảm lên mức 86% năm 2008 đồng thời giảm tỷ lệ nợ xấu đến hết tháng 6 năm 2009 xuống còn 0,5% tổng dư nợ.
Tóm lại, hoạt động tín dụng của NHCT Sông Nhuệ đã đạt được những kết quả tốt, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định, đòi hỏi phải có các biện pháp giải quyết trong thời gian tới.
2.1.2.3 Hoạt động khác
Trong tổng thu nhập của ngân hàng thì thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nhưng hiện nay các ngân hàng hiện đại nói chung và NHCT Sông Nhuệ nói riêng đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu thu nhập, theo đó tỷ trọng nguồn thu từ lĩnh vực dịch vụ sẽ dần tăng lên. Để thực hiện được điều đó, những năm qua Chi nhánh đã cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng như: mở rộng và phát triển hoạt động mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, phát hành và thanh toán L/C, các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán thẻ... nhờ đó mà tổng thu phí dịch vụ đã tăng từ mức 460 triệu năm 2006 lên 937 triệu năm 2007 và dư báo có thể đạt mức 1.200 triệu trong năm 2009. Đây là thành tích đáng ghi nhận và Chi nhánh nên phát huy trong thời gian tới.
2.1.2.4 Kết quả tài chính
Số liệu về kết quả kinh doanh những năm qua cho thấy lợi nhuận hàng năm của Chi nhánh đã có bước tăng trưởng vượt bậc, cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
6/2009
Số tiền
Số tiền
% so với 2006
Số tiền
% so với 2007
Số tiền
Tổng thu nhập
28.815
36.259
126
57.627
159
34.851
Tổng chi phí
26.155
27.699
105,9
31.427
113,4
14.851
Lợi nhuận
1.500
8.560
571
26.200
306,1
20.000
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Sông NhuệBiểu đồ 2.2: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Sông Nhuệ
Lợi nhuận thu được năm 2007 đạt 8,56 tỷ đồng tăng gấp 5,7 lần so với năm 2006, bằng 171% kế hoạch do Ngân hàng Công thương VN giao. Tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2007, năm 2008 lợi nhuận của chi nhánh đạt 26,2 tỷ đồng tăng 17,6 tỷ so với năm trước đó. Có được các mức tăng đó là do hoạt động của ngân hàng đã dần đi vào ổn định, thu nhập tăng cao trong khi công tác quản lý chi phí lại tốt lên. Chứng tỏ hoạt động của chi nhánh ngày càng hiệu quả hơn, các khoản chi phí được tiết kiệm ở mức tối đa, chất lượng tín dụng tốt, hoạt động dịch vụ không ngừng phát triển.
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SÔNG NHUỆ
2.2.1 Những căn cứ pháp lý cho hoạt động thanh toán thẻ tại NHCT Sông Nhuệ
Để cho bất kỳ phương tiện thanh toán nào đi vào cuộc sống, được xã hội thừa nhận đều cần phải có quy định của Nhà nước cũng như các văn bản pháp quy khác hỗ trợ cho hoạt động thanh toán của phương tiện đó.
Ngày 19/10/1999 Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành “Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng” kèm theo quyết định số 371/QĐ-NHNN1. Quy chế này nhằm điều chỉnh các hoạt động phát hành, sử dụng thẻ thanh toán tại nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Bên cạnh đó còn hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật khác như:
+ Luật NHNN và Luật các Tổ chức tín dụng
+ QĐ44/2002/QĐ-TTg ngày 21/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán.
+ QĐ376/2003/QĐ-NHNN ngày 22/4/2003 của NHNN ban hành quy định về việc bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
+ QĐ291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam.
+ Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách.
+ Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của NHNN về việc ban hành quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán thẻ ngân hàng.
Ngoài các quy định chung của Chính phủ và NHNN, Ngân hàng công thương Việt Nam cũng có những quy định cụ thể về việc phát hành và thanh toán thẻ như:
+ QĐ 522/QĐ-NHCT29 ngày 11/9/2000 của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam ban hành quy trình phát hành và sử dụng thẻ ATM trong hệ thống NHCT.
+ Quyết định 2106/QĐ-NHCT32 ngày 4/12/2006 của NHCT Việt Nam ban hành quy trình nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ E-Partner trong hệ thống NHCT thay cho quyết định 522/QĐ-NHCT32 ngày 11/9/2000.
+ Quyết định số 2195/QĐ-NHCT32 ngày 14/12/2006 của NHCT Việt Nam ban hành quy trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ Visa/Master Card thay thế cho Quyết định 881/QĐ-NHCT32 ngày 21/6/2004.
2.2.2 Các sản phẩm thẻ thanh toán tại NHCT Sông Nhuệ
2.2.2.1 Thẻ ghi nợ nội địa
E-Partner được thiết kế trên cơ sở gắn kết với nhau thành một khối dáng dấp hiện đại. Chữ E được cách điệu từ biểu tượng của đồng EURO.
+ E: Là electronic (điện tử) thể hiện thời đại thương mại điện tử trực tuyến công nghệ cao.
+ Partner: Là đối tác, người bạn thân thiết trong công việc, trong tình yêu, sự đồng cảm trong cuộc sống.
Thẻ ghi nợ E-Partner là phương tiện thanh toán do Vietinbank cung cấp cho khách hàng chính thức ra mắt vào tháng 8/2006. Riêng dòng thẻ ghi nợ E-Partner 12 con giáp chính thức ra mắt vào ngày 12/1/2009.
a. Các dòng sản phẩm E-Partner
G-Card Pink-Card S-Card C-Card
+ E-Partner C Card: Là thẻ ghi nợ thông dụng nhất mà Vietinbank cung cấp cho khách hàng, đặc biệt thích hợp với cán bộ công nhân viên công ty, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chi trả lương qua thẻ, giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, nhân công, thời gian và giảm thiểu rủi ro. Đặc biệt, cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp sẽ được ưu đãi phát hành thẻ thanh toán quốc tế theo hình thức tín chấp với hạn mức bằng 12 tháng lương (tối đa 49 triệu đồng).
+ E-Partner S Card (Style-Strong-Smart Card): là thẻ có hạn mức sử dụng thấp hơn, phí dịch vụ ưu đãi phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là dành cho các bạn học sinh, sinh viên và giới trẻ.
+ E-Partner G Card (VIP Card – Sang trọng và nhận biết trong khoảnh khắc): là thẻ thông dụng dành cho lãnh đạo bộ, ban ngành, thương nhân, chủ doanh nghiệp, người nước ngoài, với hạn mức sử dụng cao nhất, dịch vụ chăm sóc khách hàng ưu đãi, vượt trội, sang trọng. Đặc biệt chủ thẻ được tặng bảo hiểm lên đến 20 triệu đồng.
+ E-Partner Pink Card (ấn tượng và cuốn hút): là thẻ đặc biệt dành cho phái đẹp, là bạn đồng hành của phụ nữ hiện đại, thấu hiểu và quan tâm với hạn mức sử dụng cao và nhiều ưu đãi đặc biệt dành riêng cho phái đẹp.
+ E-Partner 12 con giáp: thẻ dành riêng cho giới trẻ được thiết kế lạ mắt, mang đậm tính truyền thống Việt Nam vơi hình ảnh 12 con giáp được thể hiện khéo léo bằng trò chơi dân gian Tò He.
b. Thủ tục phát hành và các mức phí áp dụng
Mọi cá nhân, doanh nghiệp hay người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nhu cầu và đáp ứng đủ các điều kiện sử dụng thẻ do Vietinbank quy định đều được phát hành thẻ. Thủ tục phát hành thẻ E-Partner gồm:
+ Phát hành cá nhân
Giấy đề nghị phát hành thẻ theo mẫu của Vietinbank;
Bản sao CMND hoặc hộ chiếu;
Nộp phí, điền thông tin và ký vào giấy nộp phí (nếu có)
+ Phát hành tập thể
Điền vào giấy đăng ký phát hành thẻ cho các cá nhân;
Lập danh sách cá nhân phát hành thẻ tập thể (ngày sinh, số CMND, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ liên hệ) đóng dấu xác nhận của lãnh đạo doanh nghiệp;
Bản sao CMND hoặc hộ chiếu của các cá nhân;
Nộp phí phát hành thẻ nếu có.
+ Doanh nghiệp chi trả lương qua thẻ ATM
Mở tài khoản doanh nghiệp tại Vietinbank nếu có;
Ký hợp đồng sử dụng dịch vụ chi trả lương qua thẻ ATM với Vietinbank;
Hoàn tất hồ sơ phát hành thẻ cho tập thể.
Bảng 2.4: Hạn mức rút tiền của các loại thẻ E-Partner
Loại thẻ
Chỉ tiêu
G-Card
C-Card
S-Card
Pinkcard
12 con giáp
Số tiền rút tối đa/ngày
45 triệu
20 triệu
10 triệu
30 triệu
20 triệu
Số lần rút tối đa/ngày (lần)
15
10
5
10
10
Chuyển khoản miễm phí tối đa/ngày
45 triệu
20 triệu
50 triệu
30 triệu
20 triệu
Số tiền rút tối đa/lần
3 triệu
2 triệu
2 triệu
3 triệu
2 triệu
Số tiền rút tối đa tại quầy
1 tỷ
1 tỷ
1 tỷ
1 tỷ
1 tỷ
Số dư tối thiểu
1 triệu
50 ngàn
50 ngàn
200ngàn
50 ngàn
Số tiền chuyển khoản tối đa
100 triệu
100 triệu
100 triệu
100 triệu
100 triệu
Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng – NHCT Sông Nhuệ
Bảng 2.5: Bảng so sánh biểu phí phát hành thẻ ghi nợ nội địa
Đơn vị: VNĐ
Tªn ng©n hµng
Lo¹i thÎ
PhÝ ph¸t hµnh
VietinBank
+G-card
+ C-card
+S-card
+Pink card
+12 con gi¸p
200.000
90.000
70.000
200.000
120.000
VietcomBank
+VietcomBank connect24
+VietcomBank SG24
100.000
120.000
AgriBank
ThÎ Success
50.000
§«ng ¸
ThÎ ®a n¨ng
MiÔn phÝ
TechcomBank
ThÎ F@stacces
+ThÎ chuÈn
+ ThÎ vµng
+ ThÎ ®Æc biÖt
90.000
110.000
130.000
MBBank
Active Plus
100.000
Eximbank
Eximbank Card
50.000
BIDV
E trans365
+H¹ng chuÈn
+H¹ng vµng
+H¹ng ®Æc biÖt
+ThÎ v¹n dÆm
50.000
70.000
100.000
30.000
Nguồn: Tự tổng hợp
c. Các tiện ích sử dụng thẻ E-Partner
Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để rút tiền hay thanh toán hóa đơn tại hơn 750 máy ATM, 1.500 ĐVCNT, 142 chi nhánh, hơn 700 điểm giao dịch và 3 sở giao dịch của Vietinbank trên toàn quốc. Khách hàng cũng có thể giao dịch tại hệ thống ATM, POS của các ngân hàng liên minh Banknet.
Mua các thẻ viễn thông trả trước với giá bán buôn trực tiếp tại các máy ATM.
Tra cứu thông tin, thanh toán cước viễn thông, tiền điện trực tuyến tại ATM.
Gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn tại các ATM để hưởng lãi suất cao hơn.
Nhận kiều hối trực tiếp từ nước ngoài vào thẻ E-Partner thay cho việc phải đến trực tiếp ngân hàng nhận tiền, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Dịch vụ ví điện tử VnMart: chủ thẻ có thể giao dịch mua bán, trao đổi tại các trang Web thương mại điện tử, các mạng liên kết của VnMart một cách tiện lợi và an toàn nhất.
Chủ thẻ còn được cung cấp dịch vụ tìm máy ATM nhanh nhất qua hệ thông tin nhắn 997, dịch vụ quảng cáo tại màn hình ATM.
Tóm lại, các sản phẩm thẻ E-Partner của NHCT Sông Nhuệ khá đa dạng với nhiều tiện ích sử dụng cho chủ thẻ, mức phí khá cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên thị trường. Tùy từng thời điểm khác nhau ngân hàng lại có các chính sách khác nhau áp dụng nhằm tăng tính cạnh tranh, mở rộng thị trường.
2.2.2.2 Thẻ tín dụng quốc tế
Cremium Visa CremiumMasterCard
Thẻ tín dụng quốc tế do Vietinbank phát hành mang thương hiệu Cremium Visa và CremiumMasterCard là phương tiện thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ (hơn 20.000 đại lý chấp nhận thẻ tại Việt Nam và hơn 25 triệu đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn thế giới), rút tiền tại các ATM hoặc các điểm ứng tiền mặt có biểu tượng của Visa & MasterCard trên toàn thế giới. Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để chi tiêu trước, trả tiền sau, hoàn toàn không bị tính lãi đối với giao dịch hàng hóa dịch vụ nếu quý khách hoàn trả toàn bộ dư nợ trên các sao kê hàng tháng đúng thời hạn. Đặc biệt chủ thẻ được hưởng lợi từ các chương trình khuyến mãi, giảm giá thường xuyên của các cơ sở chấp nhận thẻ trên phạm vi toàn cầu và thực hiện giao dịch bằng bất kỳ loại tiền tệ nào mà không cần phải quy đổi.
a. Thủ tục phát hành và các mức phí áp dụng đối với thẻ tín dụng quốc tế
+ Hoàn thiện giấy đề nghị cấp thẻ và hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế.
+ Bản sao CMND hoặc hộ chiếu
+ Bản sao hộ khẩu/ giấy chứng nhận cư trú
+ Giấy tờ liên quan đến hình thức đảm bảo thanh toán
+ 02 ảnh của chủ thẻ cỡ 3x4 (đối với thẻ Visa).
Bảng 2.5: Hạn mức tín dụng thẻ tín dụng quốc tế
Thẻ xanh
Dưới 10 triệu
Thẻ chuẩn
10 – 50 triệu
Thẻ vàng
50 – 200 triệu
Nguồn: Phòng khách hàng NHCT Sông Nhuệ
Thời gian sử dụng thẻ có thể là 01 hoặc 02 năm, sau 02 năm khách hàng có thể gia hạn.
Bảng 2.6: Một số phí dịch vụ chính
Đơn vị: VNĐ
Loại thẻ
Loại phí
Thẻ vàng
Thẻ chuẩn
Thẻ xanh
Chính
Phụ
chính
Phụ
Chính
Phụ
Phí phát hành
200.000
100.000
100.000
50.000
80.000
40.000
Phí thường niên
100.000
50.000
50.000
25.000
40.000
20.000
Phí gia hạn thẻ
200.000
100.000
100.000
50.000
80.000
40.000
Phí thay thế, phát hành lại thẻ
50.000
Phí trích nợ tự động không thành công
50.000
Phí sử dụng vượt hạn mức tín dụng
150% lãi suất sử dụng thẻ, tối thiểu 50.000
Phí chậm thanh toán
3% trên số tiền chậm thanh toán
Lãi sử dụng thmẻ
Lãi suất tín dụng ngắn hạn
Phí thông báo mất cắp, thất lạc
200.000
Phí thay đổi hạn mức tín dụng, không thay đổi theo hạng thẻ
30.000
Phí khiếu nại
Tối thiểu 80.000
Phí sao kê hàng tháng
20.000
Phí cấp lại PIN
20.000
Nguồn: Phòng khách hàng NHCT Sông Nhuệ
b. Tiện ích của thẻ tín dụng quốc tế
+ Giảm thiểu rủi ro khi mang theo tiền mặt, quản lý kế hoạch chi tiêu cá nhân qua các sao kê giao dịch hàng tháng; được hỗ trợ tài chính; sử hữu phương tiện thanh toán uy tín nhất, tốt nhất, hiện đại nhất; thời gian thực hiện giao dịch nhanh chóng, chính xác và an toàn.
Tóm lại, các sản phẩm mà Vietin bank triển khai có nhiều tiện ích cho khách hàng. Tuy nhiên, Vietinbank cần sớm triển khai thêm thẻ tín dụng nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, liên kết với các tổ chức phát hành thẻ quốc tế khác như: Amex, Dinner Club, CUP, JBC để làm đại lý phát hành hoặc chấp nhận thanh toán cho các loại thẻ này, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
2.2.3 Nghiệp vụ thanh toán thẻ tại NHCT Sông Nhuệ
Quy trình chấp nhận thẻ thanh toán
+ Bước 1: Xác định chủ thẻ: xác định người xuất trình thẻ có phải là chủ sở hữu thẻ không, như là kiểm tra hộ chiếu, chứng minh nhân dân…
+ Bước 2: Kiểm tra đặc điểm an toàn của thẻ: kiểm tra mặt trước, mặt sau về số thẻ, tên chủ thẻ, thời hạn hiệu lực, kiểm tra các thông tin được dập nổi, mã hóa ở dải băng từ…
+ Bước 3: Thực hiện giao dịch
Rút tiền mặt tại chi nhánh
Lập “giấy yêu cầu rút tiền mặt” mẫu S01
- Giao dịch thẻ E-Partner: cà thẻ theo hướng dẫn sử dụng EDC
Nếu EDC thông báo giao dịch thành công nhưng không in hóa đơn, GDV hoặc ĐVCNT từ chối giao dịch hoặc thanh toán.
Nếu nghi ngờ về việc đã trừ tiền của chủ thẻ, GDV thực hiện kiểm tra giao dịch gần nhất của khách hàng bằng cách vấn tin tài khoản tại máy trạm Mosaic, tại các điểm rút tiền mặt thuộc Chi nhánh quản lý không có máy trạm Mosaic thì liên lạc với NHCT Sông Nhuệ hoặc Trung tâm thẻ.
- Giao dịch thẻ Visa/MasterCard
Nếu thực hiện bằng máy EDC thì cà thẻ theo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nhằm thúc đẩy nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ.doc