Chuyên đề Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đông Anh

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1) Tổng quan về Ngân hàng thương mại 3

1.1.1. Ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế 3

1.1.2. Những hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 5

1.1.2.1.Huy động vốn 5

1.1.2.2 Sử dụng vốn 5

1.1.2.3. Cung ứng các loại hình dịch vụ 6

1.2) Hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng 7

1.2.1. Sự ra đời và phát triển của bảo lãnh ngân hàng 7

1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng 9

1.2.2.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng 9

1.2.2.2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng 11

1.2.3. Phân loại bảo lãnh ngân hàng 13

1.2.3.1. Căn cứ vào bản chất của bảo lãnh 13

1.2.3.2. Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh 14

1.2.3.3. Căn cứ vào mục đích của bảo lãnh 16

1.2.3.4. Căn cứ vào điều kiện thanh toán của bảo lãnh 20

1.2.3.5. Căn cứ vào phạm vi bảo lãnh 20

1.2.4. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng 21

1.2.4.1. Đối với nền kinh tế 21

1.2.4.2. Đối với ngân hàng 21

1.2.4.3. Đối với các doanh nghiệp 22

1.2.5. Những quy định chung về bảo lãnh Ngân hàng 23

1.2.5.1. Phạm vi bảo lãnh 23

1.2.5.2. Điều kiện của bảo lãnh ngân hàng 23

1.2.5.3. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh 24

1.2.5.4. Hợp đồng bảo lãnh 25

1.2.5.5. Cam kết bảo lãnh 26

1.2.5.6. Thẩm quyền ký bảo lãnh 26

1.2.5.7. Bảo đảm cho bảo lãnh 27

1.2.5.8. Phí bảo lãnh 27

1.2.6. Rủi ro khi thực hiện bảo lãnh ngân hàng 28

1.2.6.1. Rủi ro từ ngân hàng phát hành bảo lãnh 28

1.2.6.2. Rủi ro đối với bên được bảo lãnh 29

1.2.6.3. Rủi ro đối với bên nhận bảo lãnh 30

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng 30

1.3.1. Các nhân tố khách quan 32

1.3.2. Các nhân tố chủ quan 34

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÔNG ANH 35

2.1) Khái quát về chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh 35

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh 35

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh 36

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh 37

2.1.3.1. Về huy động vốn 38

2.1.3.2. Về khoản mục cho vay .39

2.1.3.3. Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ 41

2.1.3.4. Kết quả tài chính 42

2.2) Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh . 43

2.2.1. Quy trình bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh 43

2.2.1.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh 44

2.2.1.2. Thẩm định các điều kiện bảo lãnh 44

2.2.1.3. Lập tờ trình thẩm định bảo lãnh 45

2.2.1.4. Trình duyệt khoản bảo lãnh .46

2.2.1.5. Ký kết hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm, giao nhận tài sản đảm bảo và giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo 47

2.2.1.6. Phát hành cam kết bảo lãnh 48

2.2.1.7. Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh 48

2.2.1.8. Định kỳ đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng 48

2.2.1.9. Gia hạn bảo lãnh 49

2.2.1.10. Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh 49

2.2.1.11. Giải toả bảo lãnh và thanh lý hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm 50

2.2.2. Tình hình hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh trong những năm qua 51

2.2.2.1. Về doanh số bảo lãnh 52

2.2.2.2. Các loại hình bảo lãnh. 53

2.2.2.3. Thời hạn bảo lãnh. 56

2.2.2.4. Về đối tượng khách hàng bảo lãnh 58

2.2.2.5. Về các hình thức đảm bảo cho bảo lãnh 60

2.2.2.6. Về phí thu từ bảo lãnh 61

2.2.2.7.Về chất lượng hoạt động bảo lãnh .62

2.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh 62

2.3.1. Những kết quả đạt được 62

2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục 65

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÔNG ANH 69

3.1. Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh . 69

3.2. Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh 70

3.2.1. Các giải pháp chung 70

3.2.1.1. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm toán trong nội bộ ngân hàng 70

3.2.1.2. Đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin 70

3.2.1.3. Phát triển nguồn nhân lực 71

3.2.1.4. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 71

3.2.2. Các giải pháp về mặt nghiệp vụ 72

3.2.2.1 Thu hút khách hàng nhằm mở rộng đối tượng khách hàng bảo lãnh tại chi nhánh. 72

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng, dự án trước khi ra quyết định bảo lãnh 73

3.2.2.3. Linh hoạt trong thu phí bảo lãnh và xác định mức ký quỹ bảo lãnh hợp lý 74

3.2.2.4. Có kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh phù hợp với xu thế phát triển của chi nhánh trong từng giai đoạn phát triển 74

3.3. Một số kiến nghị 75

3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước 75

3.3.1.1. Về môi trường pháp lý 75

3.3.1.2. Về môi trường kinh doanh 76

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam 77

3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng công thương Việt Nam 77

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1952 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc mà giám đốc uỷ quyền trong lĩnh vực mà mình phụ trách và có trách nhiệm báo cáo lại với giám đốc tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Mỗi phòng ban ở chi nhánh đều thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác nhau, hoạt động độc lập nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, các phòng, ban được sắp xếp, tổ chức theo một hệ thống chặt chẽ, khoa học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho chi nhánh. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh Phòng nguồn vốn Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng kiểm tra nội bộ Phòng tiền tệ- kho quỹ Phòng tổ chức- hành chính Quỹ tiết kiệm 26 Phòng giao dịch Sóc Sơn Phòng giao dịch Bắc Thăng Long Quỹ tiết kiệm 62 Phòng kinh doanh đối ngoại Quỹ tiết kiệm 89 Quỹ tiết kiệm 73 Quỹ tiết kiệm 83 Ban lãnh đạo 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh Cùng với sự phát triển của Ngân hàng công thương Việt Nam hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng công thương Đông Anh đã có những đóng góp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống. Những năm vừa qua tuy tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều diễn biến không thuận lợi, thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng thương mại nên hoạt động của chi nhánh Ngân hàng công thương Đông Anh cũng gặp ít nhiều khó khăn. Bằng nhiều hình thức đầu tư, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, nỗ lực tìm kiếm thị trường, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan. Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm vừa qua: năm 2002, 2003, 2004. 2.1.3.1. Về huy động vốn Nguồn vốn là yếu tố đầu tiên, không thể thiếu được trong quá trình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Huy động vốn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thu hút vốn từ dân cư, các tổ chức kinh tế, xã hội nhằm mục đích mở rộng và phát triển hệ thống ngân hàng. Nhận thức được vấn đề đó chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh đã thực hiện nhiều biện pháp để huy động vốn và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHCT Đông Anh Đơn vị : Triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng vốn huy động 414.622 674.796 1.004.097 I/ Tiền gửi của các tổ chức tín dụng 46.209 II/Tiền gửi của các TCKT và dân cư 332.440 496.208 552.546 1. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 230.693 355.479 400.939 2. Tiền gửi của dân cư 101.747 140.729 151.607 III/ Phát hành kỳ phiếu 22.880 19.983 21.551 IV/ Nguồn vốn khác 13.093 158.605 430.000 (Nguồn: phòng kế toán- chi nhánh NHCT Đông Anh) Qua số liệu trên ta thấy: tổng nguồn vốn tăng liên tục qua các năm 2002, 2003, 2004 cụ thể năm 2003 số vốn mà ngân hàng huy động được tăng 260.174 triệu đồng so với năm 2002, tăng 62,7%. Bước sang năm 2004 tổng số vốn huy động của ngân hàng đã đạt 1.004.097 triệu đồng, tăng 329.301 triệu đồng so với năm 2003, tốc độ tăng 48,8%. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng có một sự bất hợp lý trong cơ cấu huy động vốn của ngân hàng đó là sự chênh lệch về tỷ trọng tiền gửi của dân cư so với tiền gửi của tổ chức kinh tế qua các năm cụ thể: tỷ trọng tiền gửi của dân cư trên tổng vốn huy động năm 2002 là 24,5%, năm 2003 là 20,8%, năm 2004 là 15,1% trong khi đó tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế lần lượt là 55,6%; 52,7%; 40% chứng tỏ rằng khả năng thu hút nguồn vốn còn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư của ngân hàng là không cao điều đó làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. 2.1.3.2. Về khoản mục cho vay Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được chi nhánh tiến hành cho vay, cho vay là hoạt động sinh lời cao nhưng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do vậy, trong quá trình hoạt động chi nhánh luôn cố gắng tìm nhiều biện pháp nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng các khoản cho vay nhằm đảm bảo an toàn vốn và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. Phân theo thời gian Bảng 2.2: doanh số cho vay của chi nhánh NHCT Đông Anh Đơn vị : Triệu đồng Các chỉ tiêu Năm2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng doanh số cho vay 848.601 702.129 840.241 1. Cho vay ngắn hạn 413.394 418.296 536.200 2. Cho vay trung hạn 23.018 31.483 32.310 3. Cho vay dài hạn 412.189 252.350 271.731 (Nguồn: phòng kế toán- chi nhánh NHCT Đông Anh) So với năm 2002, năm 2003 tổng doanh số cho vay của chi nhánh giảm 146.472 triệu đồng tuy nhiên đến năm 2004 tổng doanh số cho vay đã tăng 138.112 triệu đồng, tăng 19,48% so với năm 2003. Nguyên nhân của sự sụt giảm của năm 2003 so với năm 2002 không phải do chi nhánh không có khả năng mở rộng tín dụng mà chủ yếu là do chính sách hạn chế và thu hẹp tín dụng của ngân hàng công thương Việt Nam. Trong tổng doanh số cho vay: cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất năm 2002 là 48%, năm 2003 là 59%, năm 2004 là 63% còn cho vay trung hạn chiếm tỷ lệ khá thấp qua 3 năm lần lượt là 2,7%; 4,4%; 3,8% và nhìn chung cho vay dài hạn tuy có tăng nhưng không đáng kể và tốc độ tăng ít hơn so với cho vay ngắn hạn. Thêm vào đó ta có tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm 2002, 2003, 2004 lần lượt là 2.844; 1.979; 5.213 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn không những không giảm đi mà còn tăng lên cho thấy chất lượng các khoản cho vay chưa cao điều đó đòi hỏi chi nhánh phải có các biện pháp để thu hồi các khoản nợ này đồng thời đặc biệt chú trọng đến công tác thẩm định khi quyết định cấp các khoản cho vay. Phân theo thành phần kinh tế Bảng 2.3: doanh số cho vay của chi nhánh NHCT Đông Anh Đơn vị : Triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng doanh số cho vay 848.157 702.129 840.241 1. Cho vay doanh nghiệp nhà nước 783.825 643.537 636.199 2. Cho vay ngoài quốc doanh 64.776 58.592 204.042 (Nguồn: phòng kế toán- chi nhánh NHCT Đông Anh) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy cho vay doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay cụ thể: năm 2002 là 92,4%, năm 2003 là 91,7%, năm 2004 là 75,7%. Như vậy so với hai năm trước, năm 2004 cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước giảm đi, cho vay ngoài quốc doanh tăng 145.450 triệu đồng, tăng 248% so với năm 2003, tỷ lệ cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng mạnh và chiếm 24,3% tổng doanh số cho vay khẳng định chi nhánh đã thực hiện theo đúng định hướng của Ngân hàng công thương Việt Nam mở rộng cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, giúp cho các doanh nghiệp này có điều kiện phát huy được tiềm năng của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh 2.1.3.3. Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ Bảng 2.4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh NHCt Đông Anh Đơn vị : Triệu USD Các chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền 1. Nghiệp vụ L/C - L/C phát hành 153 29,4 194 44,5 206 44,3 - L/C thanh toán 152 27,3 195 32,6 236 43,6 2. Thanh toán chuyển tiền đi 98 6,98 138 6,23 208 9,62 3. Thanh toán L/C hàng xuất 19 1,14 10 0,19 9 0,26 4. Mua bán ngoại tệ - Doanh số mua vào 44 45 51,2 - Doanh số bán ra 45 47 51,1 (Nguồn: phòng kế toán- chi nhánh NHCT Đông Anh) Những năm vừa qua, chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh đã có nhiều chú trọng đến kinh doanh ngoại tệ, chi nhánh cũng đã nâng tổ thanh toán quốc tế thành phòng kinh doanh đối ngoại, tiến hành mở L/C, thanh toán kiều hối, tham gia mua bán ngoại tệ… Đồng thời trong năm 2002 chi nhánh cũng đã mở thêm một quầy thu đổi ngoại tệ tại nhà ga T1 thuộc sân bay quốc tế Nội Bài để mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. So với năm 2003, năm 2004 số lượng L/C phát hành về số món tăng nhưng giá trị thì tăng rất ít do năm 2004 không còn giải ngân cho nhà ga T1 sân bay Nội Bài mà chủ yếu mở cho 3 đơn vị: Công ty ô tô 1-5, công ty cơ khí Đông Anh, công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hà Anh. Việc thanh toán hàng xuất chủ yếu là của đơn vị công ty trà Hoàng Long vì vậy về số món không tăng chỉ có giá trị L/C là tăng. Về kinh doanh ngoại tệ, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 6,2 triệu USD, tốc độ tăng 13,8%, về thanh toán chuyển tiền đi tăng 3,39 triệu, tốc độ tăng 54%. 2.1.3.4. Kết quả tài chính Bảng 2.5: Kết quả tài chính của chi nhánh NHCT Đông Anh Đơn vị : Triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 I/ Tổng thu nhập 42.882 57.280 68.938 1. Thu lãi cho vay 39.841 53.156 61.709 2. Thu dịch vụ thanh toán 1.648 2.376 2.533 3. Thu kinh doanh ngoại tệ 974 573 963 4. Thu lãi điều chuyển vốn 86 347 2.567 5. Thu khác 333 828 1.166 II/ Tổng chi phí 33.340 46.378 51.199 1. Trả lãi huy động vốn 27.389 36.519 41.403 2. Chi dịch vụ thanh toán 183 239 414 3. Các khoản chi khác 5.768 9.620 9.382 III/ Lợi nhuận 9.542 10.902 17.739 ( Nguồn: phòng kế toán- chi nhánh NHCT Đông Anh) Trong tổng thu nhập: năm 2003 tổng thu nhập tăng 34% so với năm 2002, thu từ lãi tăng 33,4% trong đó thu lãi cho vay chiếm 93% trong tổng thu nhập. Năm 2004 tổng thu nhập tăng 11.658 triệu đồng so với năm 2003, tăng 20% trong đó tăng nhiều nhất là thu lãi điều chuyển vốn tăng 2.220 triệu đồng, tăng 639%. Do vậy tổng huy động vốn của chi nhánh tăng lên không những đủ để bù đắp các khoản cho vay mà còn thừa vốn gửi về Trung ương tính đến 31/12/2004 chi nhánh gửi vốn về Trung ương 93.976 triệu đồng. Trong khi năm 2003 thu kinh doanh ngoại tệ giảm 401 triệu đồng so với năm 2002, thì năm 2004 thu về kinh doanh ngoại tệ tăng 390 triệu đồng so với năm 2003, tăng 68% chiếm 5,14% lợi nhuận, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh đối ngoại của chi nhánh ngày một tăng trưởng. Trong tổng chi phí: Năm 2003 tổng chi phí tăng 39% so với năm 2002, năm 2004 tăng 4.823 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2003 trong đó chi trả lãi huy động vốn tăng lần lượt là 33%, 13% ngoài ra một số chi phí khác tăng như chi phí dịch vụ do chi phí bốc xếp vận chuyển tiền đến các điểm giao dịch tăng, chi thuê công an bảo vệ, chi thuê tài sản cho quầy thu đổi ngoại tệ, phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm… Biểu 1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu thu – chi của chi nhánh Nhìn vào biểu 1 ta thấy rất rõ tổng thu nhập tăng cao hơn so với tổng chi phí, đặc biệt năm 2004 lợi nhuận chúng ta đạt được là 17.738 triệu đồng tăng 6.836 triệu đồng, tăng 62,7% so với năm 2003. 2.2) Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh 2.2.1. Quy trình bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh (Sổ tay tín dụng- NHCT Việt Nam) Quy trình bảo lãnh được bắt đầu khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ đề nghị bảo lãnh và kết thúc khi hết hạn và chấm dứt cam kết bảo lãnh, được thực hiện theo trình tự sau: 2.2.1.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh: Đối với khách hàng quan hệ tín dụng, bảo lãnh lần đầu: cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng cung cấp những thông tin về khách hàng, các điều kiện bảo lãnh và tư vấn việc thiết lập bộ hồ sơ đề nghị bảo lãnh cần phải có. Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng, bảo lãnh: cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ đề nghị bảo lãnh Tiếp nhận hồ sơ: Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của các giấy tờ liệt kê trong từng hồ sơ, tuỳ theo quy định cụ thể đối với từng loại giấy tờ, các giấy tờ phải được xuất trình bằng bản gốc hoặc bản sao công chứng. Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ của khách hàng đầy đủ, cán bộ tín dụng báo cáo trưởng phòng tín dụng (hoặc người được uỷ quyền) tiếp tục tiến hành các bước trong quy trình. Nếu hồ sơ của khách hàng chưa đầy đủ, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng hoàn thiện tiếp hồ sơ 2.2.1.2. Thẩm định các điều kiện bảo lãnh Kiểm tra tính đầy đủ, xác thực, hợp pháp, hợp lệ của các loại hồ sơ và tính hợp pháp của nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh (đối chiếu với các quy định pháp lý, nội dung đăng ký kinh doanh và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, thông lệ quốc tế) Thu thập và xác minh thông tin Cán bộ tín dụng thu thập, kiểm tra và xác minh thông tin về khách hàng và phương án đề nghị được bảo lãnh qua các nguồn sau: +Hồ sơ vay vốn, bảo lãnh hiện tại và trước đây của khách hàng tại chi nhánh (nếu có) +Tình hình quan hệ của khách hàng với chi nhánh hiện tại và trước đây +Gặp gỡ trao đổi trực tiếp với khách hàng +Đi thực tế nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng +Các thông tin đại chúng, các báo cáo, các nghiên cứu chuyên đề về ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh. +Các cơ quan quản lý, các bạn hàng, đối tác của khách hàng +Tình hình quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác trong quá khứ và hiện tại. +Các nguồn khác. Phân tích, thẩm định khách hàng Thẩm định khách hàng để loại bỏ những khách hàng không đủ điều kiện bảo lãnh từ đó giúp cho ngân hàng tránh được những rủi ro phát sinh từ phía khách hàng khi thực hiện bảo lãnh Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh Ngân hàng tiến hành thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh kết hợp với thông tin từ khách hàng để đánh giá phương án, dự án có khả thi hay không để ra quyết định bảo lãnh Thẩm định các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh. Ngân hàng tiến hành đánh giá về tài sản đảm bảo như tính thị trường của tài sản đảm bảo, tài sản có tiêu thụ được dễ dàng hay không, giá cả có cố định không, hay đặc tính của tài sản như thế nào…ngân hàng phải xem xét những yếu tố này để xác định giá trị tài sản đảm bảo nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Xác định mức tiền, thời hạn và phí bảo lãnh Số tiền bảo lãnh là số tiền mà ngân hàng sẽ phải thanh toán cho người thụ hưởng khi có sự vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh. Thời hạn bảo lãnh là thời gian mà ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện các cam kết bảo lãnh khi điều kiện thanh toán được thoả mãn. Phí bảo lãnh là khoản tiền mà người được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng khi yêu cầu ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho mình. Khoản phí này được tính toán trên số tiền bảo lãnh, thời gian bảo lãnh và mức ký quỹ của người được bảo lãnh Phí BL= Số dư BL* Mức phí BL* (Thời gian BL/360) -Số dư bảo lãnh là số tiền đang còn thực hiện bảo lãnh -Mức phí bảo lãnh căn cứ vào biểu phí nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng, thường tính theo tỷ lệ % năm. -Thời gian bảo lãnh là thời gian ngân hàng bảo lãnh về số dư bảo lãnh và có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi có yêu cầu hợp lệ. Căn cứ vào nhu cầu và mức độ rủi ro của khách hàng và nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh, cán bộ tín dụng xác định số tiền và thời hạn bảo lãnh phù hợp với nhu cầu của khách hàng và khả năng về nguồn vốn cũng như khả năng chấp nhận rủi ro của chi nhánh. Ngoài ra, cán bộ tín dụng phải xác định mức phí bảo lãnh và các loại phí khác có thể thu được đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của ngân hàng nhà nước và ngân hàng công thương Việt Nam. 2.2.1.3. Lập tờ trình thẩm định bảo lãnh Trên cơ sở các ý kiến đã phân tích, đánh giá, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định, nêu rõ nhận xét về mức độ đáp ứng các điều kiện (về tình hình tài chính, tính khả thi của phương án, dự án, tài sản đảm bảo…) và đề xuất cấp bảo lãnh hay từ chối bảo lãnh. Cán bộ tín dụng trình tờ trình thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ cho trưởng phòng tín dụng hoặc người được uỷ quyền. 2.2.1.4. Trình duyệt khoản bảo lãnh Cán bộ tín dụng trình tờ trình thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ bảo lãnh cho trưởng phòng tín dụng hoặc người được uỷ quyền. Cán bộ tín dụng phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và hợp pháp của toàn bộ hồ sơ khách hàng, tính trung thực và chính xác của tờ trình thẩm định. Trưởng phòng tín dụng (hoặc người được uỷ quyền) +Kiểm tra, thẩm định lại toàn bộ hồ sơ về các điều kiện bảo lãnh, tiêu chuẩn khách hàng, chất lượng phương án, dự án đề nghị bảo lãnh, tài sản bảo đảm, các loại rủi ro… +Ghi rõ trên tờ trình thẩm định kết luận khách hàng, dự án, phương án đề nghị bảo lãnh có đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện để được bảo lãnh theo quy định của pháp luật và ngân hàng công thương Việt Nam hay không và đề xuất phê duyệt hoặc không phê duyệt. +Trình giám đốc chi nhánh phê duyệt +Chịu trách nhiệm trước giám đốc về tính đầy đủ và hợp pháp của toàn bộ hồ sơ khách hàng, tính trung thực và chính xác của tờ trình thẩm định do cán bộ tín dụng trình. Giám đốc chi nhánh (hoặc người được uỷ quyền): +Ra quyết định phê duyệt khoản bảo lãnh trên cơ sở kiểm tra toàn bộ hồ sơ và tờ trình thẩm định do trưởng phòng tín dụng trình. +Giám đốc chỉ được ký phê duyệt bảo lãnh khi khoản bảo lãnh thuộc thẩm quyền phán quyết và khi khách hàng, dự án, phương án bảo lãnh đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật và ngân hàng công thương Việt Nam. +Nếu quyết định không phê duyệt khoản bảo lãnh thì ghi rõ quyết định và lý do từ chối bảo lãnh của mình vào tờ trình thẩm định, sau đó gửi phòng tín dụng để soạn thảo văn bản trả lời khách hàng. 2.2.1.5. Ký kết hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm, giao nhận tài sản đảm bảo và giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo Khi khoản bảo lãnh được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền của chi nhánh, cán bộ tín dụng soạn thảo hợp đồng bảo lãnh và hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh và trình trưởng phòng tín dụng kiểm tra. Trưởng phòng tín dụng hoặc người được uỷ quyền xem xét kiểm tra nội dung hợp đồng bảo lãnh và hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh, chịu trách nhiệm về sự phù hợp với quy chế bảo lãnh và quy định của pháp luật hiện hành. Giám đốc hoặc người được uỷ quyền ký hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh trong phạm vi được uỷ quyền. Sau khi hợp đồng bảo lãnh và hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh được phê duyệt và ký, cán bộ tín dụng gửi các hợp đồng cho khách hàng để lấy chữ ký. Tiến hành giao nhận tài sản bảo đảm và các giấy tờ có liên quan đến tài sản bảo đảm Kiểm tra giấy tờ sau khi ký hợp đồng bảo lãnh và hợp đồng bảo đảm Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm: ngân hàng thoả thuận với khách hàng về việc công chứng hay không công chứng hợp đồng cầm cố, thế chấp. 2.2.1.6. Phát hành cam kết bảo lãnh Cán bộ tín dụng soạn thảo cam kết bảo lãnh, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng trong giấy đề nghị bảo lãnh mà cam kết bảo lãnh có thể được phát hành bằng thư, hoặc ký xác nhận bảo lãnh trên các thương phiếu, lệnh phiếu Sau khi cam kết bảo lãnh được phát hành, cán bộ tín dụng tổ chức lưu trữ hồ sơ và chuyển các hồ sơ giấy tờ liên quan cho các phòng nghiệp vụ để xử lý theo quy định. 2.2.1.7. Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh Tuỳ từng loại bảo lãnh khác nhau chi nhánh yêu cầu khách hàng cung cấp các giấy tờ có liên quan về việc thực hiện hợp đồng trong từng giai đoạn. Theo dõi tài sản đảm bảo định kỳ, cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra hiện trạng và giá trị thị trường để đánh giá lại giá trị của tài sản đảm bảo. Đề xuất biện pháp xử lý khi cần thiết và thực hiện các biện pháp xử lý theo sự chỉ đạo của trưởng phòng tín dụng và giám đốc chi nhánh. 2.2.1.8. Định kỳ đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng Cán bộ tín dụng: Đối với trường hợp bảo lãnh có thời hạn dài hơn một năm, định kỳ hàng năm, cán bộ tín dụng phải tiến hành phân tích khách hàng Tuỳ theo diễn biến của tình hình khách hàng và thị trường, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định trình trưởng phòng tín dụng, đề xuất một trong các phương án: tiếp tục duy trì mối quan hệ với khách hàng, duy trì quan hệ trên cơ sở một số điều kiện mới hoặc ngừng phát hành thêm cam kết bảo lãnh mới. Thông báo với khách hàng quyết định cuối cùng của cấp thẩm quyền phê duyệt, đàm phán với khách hàng về những điều kiện mới nếu cần. Trưởng phòng tín dụng: Thẩm định lại tờ trình của cán bộ tín dụng, xem xét và ghi rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với đề xuất của cán bộ tín dụng, trình giám đốc phê duyệt. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về tính trung thực của tờ trình thẩm định. Giám đốc hoặc người được uỷ quyền: Kiểm tra toàn bộ hồ sơ và tờ trình của phòng tín dụng để quyết định phê duyệt hay từ chối đề xuất của phòng tín dụng. 2.2.1.9. Gia hạn bảo lãnh (Bước này chỉ thực hiện khi phát sinh nhu cầu từ phía khách hàng) Thẩm định yêu cầu gia hạn bảo lãnh: Cán bộ tín dụng thẩm định yêu cầu gia hạn bảo lãnh của khách hàng bao gồm các nội dung như lý do xin gia hạn bảo lãnh, tình trạng tài chính và hoạt động của khách hàng, thực tế tình hình thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh, tình trạng tài sản đảm bảo… Phê duyệt gia hạn bảo lãnh: khi nhận được quyết định cuối cùng của cấp có thẩm quyền, cán bộ tín dụng soạn thảo văn bản thông báo cho khách hàng biết đề nghị gia hạn bảo lãnh có được chấp thuận hay không. Ký kết hợp đồng và gia hạn cam kết bảo lãnh. 2.2.1.10. Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh Khi nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của người hưởng lợi, cán bộ tín dụng kiểm tra lại cam kết bảo lãnh về hiệu lực bảo lãnh và các điều kiện đối với yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (nội dung, hình thức, thời hạn, các giấy tờ kèm theo…) Cán bộ tín dụng đề xuất tổ chức họp ba bên (ngân hàng, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh) để bàn biện pháp thanh toán cụ thể, xác định nghĩa vụ thanh toán của chi nhánh là thanh toán một phần hay toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh. Nếu ba bên không thoả thuận được thì tiến hành xử lý theo pháp luật. Trưởng phòng tín dụng hoặc người được uỷ quyền kiểm tra lại hiệu lực của yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và báo cáo cho giám đốc. Trên cơ sở báo cáo của phòng tín dụng, giám đốc xem xét để ra quyết định thực hiện thanh toán. Khi có quyết định thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bộ phận nghiệp vụ làm thủ tục thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trả tiền cho bên nhận bảo lãnh theo đúng cam kết bảo lãnh. Cán bộ tín dụng soạn thảo văn bản thông báo với khách hàng về số tiền ngân hàng đã thanh toán thay theo cam kết bảo lãnh. 2.2.1.11. Giải toả bảo lãnh và thanh lý hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm Giải toả bảo lãnh: Cam kết bảo lãnh hết hạn trong những trường hợp sau: -Bên nhận bảo lãnh có văn bản xác nhận chấm dứt cam kết bảo lãnh và đã gửi trả lại ngân hàng bản gốc của cam kết bảo lãnh. -Cam kết bảo lãnh đã hết thời hạn hiệu lực tuyên bố trong cam kết bảo lãnh, hoặc thời hạn để bên nhận bảo lãnh xuất trình đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã hết. -Ngân hàng có bằng chứng rõ ràng về việc khách hàng đã thanh toán đầy đủ nghĩa vụ cho bên nhận bảo lãnh theo đúng cam kết. -Ngân hàng đã thanh toán thay cho khách hàng theo đúng cam kết bảo lãnh. -Các trường hợp hết hạn khác theo quy định của pháp luật. Khi cam kết bảo lãnh hết hạn theo các quy định trên, cán bộ tín dụng phối hợp với phòng nghiệp vụ để đối chiếu, kiểm tra về số tiền phí bảo lãnh và ghi giảm dư nợ bảo lãnh trong hệ thống kế toán của ngân hàng, tiến hành giải chấp tài sản bảo đảm. Thanh lý hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm nghĩa vụ được bảo lãnh: Để thanh lý hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm nghĩa vụ được bảo lãnh, cán bộ tín dụng soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng, trình trưởng phòng tín dụng kiểm tra lại và trình giám đốc ký biên bản thanh lý. 2.2.2. Tình hình hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh trong những năm qua Những năm vừa qua, tuy tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều diễn biến không thuận lợi, lãi suất đầu vào biến động theo xu hướng ngày càng tăng, bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại nên hoạt động của chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh cũng gặp rất nhiều khó khăn. Bằng nhiều hình thức đầu tư, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, nỗ lực tìm kiếm thị trường, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan. Riêng đối với hoạt động bảo lãnh, chi nhánh cũng đã thực hiện nhiều loại hình bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành… để đáp ứng nhu cầu bảo lãnh của khách hàng. Có một số khách hàng lớn có quan hệ truyền thống với chi nhánh như công ty cơ khí ô tô 1-5, nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh, công ty cổ phần nồi hơi Việt Nam, công ty máy điện Việt Hưng, công ty cơ khí xây dựng Thăng Long… Dưới đây là tình hình hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh trong những năm vừa qua: 2.2.2.1. Về doanh số bảo lãnh bảng2.6: Doanh số bảo lãnh tại chi nhánh NHCT Đông Anh Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số tiền (trđ) Số tiền (trđ) Tốc độ tăng (%) Số tiền (trđ) Tốc độ tăng (%) -Số dư BL đầu năm. 68.273 102.345 +49,9 123.543 +20,7 -Doanh số BL phát sinh trong năm. 90.680 109.032 +20,4 165.242 +51,6 -Doanh sốBL thanh toán trong năm. 56.408 87.844 +55,5 24.095 -72 Số dư BL cuối năm. 102.345 123.543 +20,7 264.690 +114,3 (Nguồn: Phòng Kinh doanh, chi nhánh NHCT Đông Anh). Biểu 2: Doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm tại chi nhánh NHCT Đông Anh Như vậy, chúng ta có thể thấy hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh trong những năm gần đây đã có những thay đổi đáng kể, doanh số bảo lãnh phát sinh qua các năm liên tục tăng, từ mức 90.680 triệu đồng năm 2002 sang mức 109.032 triệu đồng năm 2003, đến năm 2004, doanh số bảo lãnh đã đạt 165.242 triệu đồng. Mức tăng trưởng qua các năm đều rất cao, như vậy sự phát triển này đã phản ánh đúng được những biến chuyển của nền kinh tế, xã hội nước ta cũng như của thị trấn Đông Anh trong những năm gần đây. Đồng thời nó cũng cho thấy được những tiềm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc571.doc
Tài liệu liên quan