MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG LONG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VANG 4
I. Lí luận chung về thị trường 4
1. Một số vấn đề về thị trường 4
1.1 Khái niệm và phân loại thị trường 4
1.1.1 Khái niệm thị trường 4
1.1.2 Phân loại thị trường 5
1.2 Chức năng của thị trường 7
a. Chức năng thừa nhận 7
b. Chức năng thực hiện 7
c. Chức năng điều tiết và kích 8
d. Chức năng thông tin 8
2. Nội dung phát triển thị trường 8
2.1 Phát triển sản phẩm 8
2.2 Phát triển khách hàng 10
2.3 Phát triển thị trường theo phạm vi địa lí 11
2.4 Đa dạng hoá kinh doanh 12
3. Các yếu tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá thị trường của doanh nghiệp 13
3.1 Các yếu tố ảnh hưởng 13
3.1.1 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô 13
3.1.2 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 15
3.2 Các chỉ tiêu đánh giá thị trường của doanh nghiệp 16
II. Đặc điểm của công ty Cổ phần Thăng Long ảnh hưởng đến sự
phát triển thị trường Vang 17
1. Đặc điểm về sản phẩm 17
2. Đặc điểm về nguyên liệu sản xuất Vang 19
3. Đặc điểm về thị trường 20
4. Đặc điểm về cạnh tranh 21
5. Đặc điểm về lao động 22
6. Đặc điểm về công nghệ và quy trình sản xuất Vang 26
7. Đặc điểm về tình hình tài chính 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG Ở
CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG LONG 32
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 32
1. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Thăng Long 32
2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Thăng Long 32
3. Hệ thống cơ cấu tổ chức của công ty 35
4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban trong công ty 37
II. Thực trạng thị trường và phát triển thị trường của công ty 39
1. Tình hình phát triển sản phẩm 39
2. Tình hình phát triển thị trường theo khách hàng 41
3. Tình hình phát triển thị trường theo phạm vi địa lí 44
3.1 Đối với thị trường trong nước 44
3.2 Đối với thị trường quốc tế 47
4. Thực trạng vấn đề đa dạng hoá kinh doanh 47
III. Kết quả tình hình phát triển thị trường của công ty Cổ phần
Thăng Long trong những năm qua 48
IV. Ưu, nhược điểm và nguyên nhân của những kết quả đạt được 53
1. Ưu điểm 53
2. Nhược điểm 54
3. Nguyên nhân của những nhược điểm 55
3.1 Nguyên nhân khách quan 55
3.2 Nguyên nhân chủ quan 56
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VANG Ở CÔNG TY CỔ
PHẦN THĂNG LONG 57
I. Mục tiêu và phương hướng phát triển trong những năm tới của công ty cổ phần Thăng Long 57
1. Dự báo về sự phát triển thị trường Vang trong những năm tới 57
1.1 Dự báo về sự phát triển thị trường Vang Tổng hợp 57
1.2 Đánh giá, nhận định sự phát triển thị trường Vang Nho chát và
Vang Vải 58
1.3 Dự báo về sự phát triển thị trường Vang Nổ 59
2. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty 60
2.1 Mục tiêu 60
2.2 Phương hướng 60
II. Giải pháp phát triển thị trường Vang Thăng Long 61
1. Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu
thị trường 61
2. Hoàn thiện chính sách sản phẩm 64
3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 66
4. Xây dựng chính sách giá hợp lí 70
5. Củng cố và phát triển mạng lưới phân phối 74
6. Tăng cường đầu tư cho hoạt động đổi mới thiết bị kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất 76
7. Thường xuyên tổ chức đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các bộ công nhân viên 78
8. Thực hiện có hiệu quả các hoạt động xúc tiến bán hàng 79
III. Những điều kiện tiền đề phát triển thị trường Vang Thăng Long 82
1. Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan liên quan 82
2. Kiến nghị với công ty 83
KẾT LUẬN 87
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển thị trường Vang ở Công ty Cổ phần Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c quản lí các nhiệm vụ sản xuất, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nhiệm vụ được giao.
- Phòng tổ chức: Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty về công tác tổ chức nhân sự, tuyển dụng và đào tạo lao động, lập kế hoạch tiền lương cho cán bộ công nhân viên.
- Phòng kế toán: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty về công tác kế toán tài chính của công ty. Vì vậy nhịêm vụ chính của phòng kế toán là tổ chức hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; ghi chép, tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo kế toán.
- Phòng hành chính: Thực hiện quản lí hành chính; quản lí hồ sơ, văn thư lưu trữ và các thiết bị văn phòng, nhà khách và tổ chức thi đua tuyên truyền.
- Phòng cung tiêu: Làm nhiệm vụ nghiên cứu, tiếp cận và phân tích các nguồn nguyên liệu đầu vào, đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ cả về số lượng và chất lượng cho quá trình sản xuất đồng thời tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng nghiên cứu đầu tư- phát triển: Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất đồng thời nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
- Phòng quản lý chất lượng: Giám sát chất lượng sản phẩm sản xuất ra đảm bảo sản phẩm bán ra đạt tiêu chuẩn chất lượng, nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm
- Phòng công nghệ và xây dựng cơ bản: Thực hiện công tác quản lí kỹ thuật các loại máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và quỹ đất của công ty
- Ban bảo vệ: Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài sản của công ty, phòng chống bão lụt, trộm cắp và thực hiện kiểm tra hành chính
- Các tổ sản xuất: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm cho công ty
- Các cửa hàng: Thực hiện nhiệm vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm và thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng
- Phòng thị trường:
* Chức năng
+ Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường
+ Phát triển hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm cho công ty
+ Tiến hành các công tác hỗ trợ: Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các công tác hỗ trợ bán hàng và sau bán hàng như tham gia Hội chợ, Quảng cáo, đề xuất các chương trình khuyến mại, quảng bá sản phẩm
*Nhiệm vụ
+ Tiếp nhận đơn hàng, soạn thảo bảng giá, các hợp đồng và các văn bản có liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng theo biểu mẫu có sẵn của công ty
+ Quản lí và bảo mật hồ sơ về giá của công ty
+Tiến hành thương lượng các bước giao dịch, báo cáo cho giám đốc để đi đến kết luận hợp đồng theo quy định của công ty
+ Lập kế hoạch mở rộng thị trường mới, thực hiện các chuyến công tác xa khi được chỉ đạo và duyệt của giám đốc
+ Báo cáo định kỳ về tình hình kinh doanh, báo cáo thường xuyên và cập nhật về đối thủ cạnh tranh
+ Báo cáo và hỗ trợ phòng kế toán thu nợ khách hàng theo đúng tiến độ
+ Tham dự các khoá đào tạo nâng cao kiến thức kỹ thuật, chuyên môn do công ty tổ chức hoặc đăng ký tham dự
II. Thực trạng thị trường và phát triển thị trường của công ty Cổ phần Thăng Long
1. Tình hình phát triển sản phẩm
Thị trường Vang xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1980 và phát triển dần lên trong những năm cuối của thập kỷ 90. Cho đến nay, thị trường này vẫn đang sôi động và hấp dẫn nhiều doanh nghiệp tham gia. Thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, công ty cổ phần Thăng Long đã không ngừng nâng cao chất lượng và danh mục mặt hàng kinh doanh. Trong những năm gần đây, công ty không chỉ sản xuất các loại Vang phục giới tiêu dùng bình dân như vang Tổng hợp Nhãn vàng, vang Dứa, vang Sơn tra... mà còn có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng có thu nhập khá như vang Nho chát, vang Vải, rượu Vodka... Như vậy, sản phẩm của công ty có thể đáp ứng mọi mục đích tiêu dùng của khách hàng, khách hàng có thể mua để uống hoặc để biếu, tặng, thờ cúng...
Tuy nhiên, từ thực trạng tiêu thụ sản phẩm theo từng mặt hàng của công ty cho thấy sản lượng tiêu thụ và tốc độ tăng trưởng giữa chúng có sự chênh lệch rõ rệt. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng, mục đích tiêu dùng và khả năng thanh toán của khách hàng khác nhau đối với mỗi sản phẩm. Để thấy rõ sự không đồng đều trong sản lượng tiêu thụ một số loại Vang của công ty, chúng ta phân tích bảng số liệu sau: (trang bên)
Bảng 4: Tình hình tiêu thụ theo danh mục sản phẩm của công ty cổ phần Thăng Long giai đoạn 2001-2004
Đơn vị tính: Chai
Tên sản phẩm
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Vang Thăng Long Nhãn vàng
7.233.063
7.399.340
8.321.424
8.587.852
Vang Sơn tra
7.479
7.352
9.172
11.006
Vang Nho
13.324
11.150
22.550
26.609
Vang Dứa
5.952
4.799
4.851
4.948
Vang 2 năm
7.807
8.669
19.002
28.693
Vang 5 năm
1.685
2.490
2.516
2.566
Vang Nổ
11.315
10.357
20.244
25.354
Tổng
7.280.625
7.444.157
8.399.759
8.687.028
(Nguồn: Phòng Thị trường Công ty Cổ phần Thăng Long)
Bảng số liệu trên cho thấy tổng sản lượng tiêu thụ của một số loại Vang không ngừng tăng qua các năm. Năm 2002 so với năm 2001 tăng 163.532 chai, năm 2003 tăng 955.602 chai so với năm 2002 và năm 2004 so với năm 2003 tăng 287.269 chai. Tuy nhiên sản lượng tăng lại tập trung chủ yếu ở Vang Thăng Long Nhãn vàng (chiếm khoảng 98%), tiếp đó là Vang Nổ, Vang Nho, Vang 2 năm. Còn các sản phẩm khác, sản lượng tiêu thụ tăng không đáng kể và không ổn định, thậm chí còn giảm.
Trước hết, ta xem xét sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định của Vang Thăng Long Nhãn vàng. Đây là sản phẩm chính, sản phẩm truyền thống của công ty. Trong thời gian qua, công ty đã gây dựng được uy tín về thương hiệu Vang Thăng Long trong tâm trí người tiêu dùng và đã thiết lập được mạng lưới phân phối Vang Nhãn vãng rộng khắp. Vì vậy, trong giai đoạn 2001-2004 sản lượng tiêu thụ Vang Nhãn Vàng tăng rất nhanh, từ 7.233.063 chai đến 8.587.852 chai tức là tăng 1.354.789 chai.
Đối với Vang Sơn Tra, Vang Nho, Vang Dứa và Vang Nổ thì sản lượng tiêu thụ không ổn định; khi tăng, khi giảm qua các năm. Năm 2002 so với năm 2001, sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm này đều giảm; Trong đó, Vang Sơn Tra giảm 127 chai, Vang Nho giảm 2.174 chai, Vang Dứa giảm 1.153 chai và Vang Nổ giảm 958 chai. Nhưng bước sang năm 2003 và năm 2004 thì sản lượng tiêu thụ các sản phẩm này lại tăng, trong đó Vang Nổ có tốc độ tăng nhanh hơn cả; Năm 2004 so với năm 2002: sản lượng tiêu thụ Vang Sơn tra tăng 3.654 chai, Vang Nho tăng 15.459 chai, Vang Dứa tăng 20.024 chai, Vang Nổ tăng 14.997 chai.
Vang 2 năm và Vang 5 năm đều có sản lượng tiêu thụ tăng dần hàng năm nhưng với tốc độ khá khiêm tốn. Năm 2002 so với năm 2001; Vang 2 năm tăng 862 chai, Vang 5 năm tăng 805 chai. Năm 2003 so với năm 2002; Vang 2 năm tăng 10.333 chai, Vang 5 năm tăng 26 chai. Năm 2004 so với năm 2003; Vang 2 năm tăng 9.691 chai, Vang 5 năm tăng 50 chai.
Qua những phân tích trên, ta thấy Vang Thăng Long Nhãn vàng là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng và sản lượng tiêu thụ cao nhất, ổn định nhất qua các năm. Vì vậy, Vang Thăng Long Nhãn vàng cần tiếp tục sản xuất và được đầu tư cải tiến chất lượng theo yêu cầu thị trường. Thuộc dòng Vang ngọt có các loại Vang như Vang Dứa, Vang Nho, Vang Sơn tra đều có sản lượng tiêu thụ còn khá khiêm tốn do chúng không khác nhiều so với Vang Nhãn vàng mà giá bán lại cao hơn. Với lí do này không nên tiếp tục sản xuất các loại Vang Quả theo ‘gu Vang ngọt. Nhưng với yêu cầu đa dạng hoá sản phẩm và xuất phát từ nghề nghiệp truyền thống của công ty thì vẫn rất cần duy trì sản xuất kinh doanh các loại Vang Quả này trên nền tảng công nghệ mới, phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại.
2. Tình hình phát triển thị trường theo khách hàng
Chúng ta đều biết rằng, bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng đều phục vụ một nhóm khách hàng nhất định. Khách hàng của công ty Cổ phần Thăng Long có thể được mô tả như sau:
Khách hàng là các nhà đầu tư: Đây là những công ty thực hiện chức năng thương mại. Họ mua sản phẩm của công ty với khối lượng lớn sau đó thông qua mạng lưới tiêu thụ của mình để bán sản phẩm nhằm thu chênh lệch giá. Để thực hiện được mục đích của mình, các nhà đầu tư phải ứng trước một phần tiền hàng cho công ty để công ty trang trải chi phí và làm vốn lưu động trong thời gian ngắn.
Khách hàng là các đại lí: Là các cơ sở kinh doanh có kí hợp đồng đại lí với công ty
Khách hàng là các hộ bán lẻ: Là những cơ sở kinh doanh mua hàng của công ty theo hình ” thức mua đứt bán đoạn.
Ngoài ra công ty còn trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của mình. Như vậy, khách hàng của công ty có thể được hiểu một cách chi tiết như sau:
Sơ đồ 3: Mạng lưới phân phối của Công ty cổ phần Thăng Long
Phòng thị trường
Phòng cung tiêu
Nhà phân phối
Cửa hàng GTSP
CH KDTH
CH Đông Đô
Nhà nhập khẩu nước ngoài
Nhà đầu tư
Đại lí
Bán lẻ
Người tiêu dùng cuối cùng
Đại lí
Bán lẻ
`
Nguồn: Phòng thị trường Công ty cổ phần Thăng Long
Theo trên, hoạt động phát triển thị trường của công ty được tập trung vào việc phát triển các nhà đầu tư, phát triển đại lí, phát triển các cơ sở bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng. Công ty sử dụng kênh phân phối hỗn hợp, tức là kết hợp hai dạng kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp. Theo sơ đồ trên, kênh phân phối gián tiếp được sử dụng khi công ty bán hàng cho nhà phân phối và nhà đầu tư, còn việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng được thực hiện thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và các chi nhánh của công ty. Sau đây là tình hình phát triển thị trường theo khách hàng của công ty trong 3 năm trở lại đây:
Bảng 5: Tình hình tiêu thụ theo khách hàng của Công ty Cổ phần Thăng Long giai đoạn 2002- 2004
Đơn vị tính: Chai
Khách hàng
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ(%)
Nhà đầu tư
5.125.160
68,65
5.286.603
70,17
6.501.302
75
Đại lí
191.681
2,57
162.929
2,16
145.007
1,67
Bán lẻ
2.148.417
28,78
2.083.964
27,67
2.021.445
23,33
Tổng
7.465.258
100,0
7.533.496
100
8.667.754
100,0
(Nguồn: Phòng thị trường Công ty Cổ phần Thăng Long)
Nhận xét trên cho thấy những khó khăn nhất định trong phát triển khách hàng của công ty. Tuy các nhà đầu tư là khách hàng tiêu thụ sản phẩm lớn nhất (chiếm trên 70%), nhưng họ lại thường chỉ lấy hàng vào mùa tiêu thụ (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau) còn vào thời điểm trái vụ, lượng hàng tiêu thụ của công ty được thực hiện chủ yếu thông qua mạng lưới đại lí và các cơ sở bán lẻ. Tuy nhiên, bảng số liệu trên lại cho thấy sản lượng tiêu thụ bởi nhà đầu tư tăng dần trong khi sản lượng tiêu thụ qua đại lí và các cơ sở bán lẻ giảm dần: Từ năm 2002 đến năm 2004; sản lượng tiêu thụ qua đại lí giảm từ 191.681 chai xuống 145.007 chai, tức là giảm 46.674 chai; tiêu thụ qua các cơ sở bán lẻ giảm từ 2.148.417 chai xuống 2.021.445 chai, tức là giảm 126.972 chai, trong khi tiêu thụ qua nhà đầu tư tăng từ 5.125.160 chai đến 6.501.302 chai, tức là tăng 1.376.142 chai. Hiện nay, công ty có trên 30 đại lí trải khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Nếu so với các năm trước thì số lượng đại lí ở mỗi khu vực thị trường đều tăng nhưng mức độ tăng còn hạn chế. Nguyên nhân là do chế độ ưu đãi đối với đại lí của công ty tỏ ra kém đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, các đại lí hầu như không nhận được sự hỗ trợ nào từ phía công ty trừ một vài đại lí lớn tại các thị trường trọng điểm nhận được sự giúp đỡ khi tham gia hội chợ, triển lãm; ngoài ra mức hoa hồng cho đại lí quá thấp (100 -> 300 đồng/chai). Vì vậy, không phải tất cả đại lí đều lấy hàng trực tiếp từ công ty mà thực tế cho thấy có một số đại lí ở xa công ty thường lấy hàng qua nhà đầu tư. Do không hoặc ít nhận được sự hỗ trợ từ phía công ty nên nhiều đại lí không thực quan tâm tới công tác thị trường để giới thiệu sản phẩm Vang Thăng Long đến người tiêu dùng. Thực tế này đã hạn chế khả năng mở rộng thị trường của công ty.
3. Tình hình phát triển thị trường theo phạm vi địa lí
3.1 Đối với thị trường trong nước
Thị trường trong nước của công ty được chia làm 3 khu vực lớn là thị trường miền Bắc, thị trường miền Trung và thị trường miền Nam. Tuy nhiên, mạng lưới phân phối sản phẩm của công ty lại không đồng đều giữa các khu vực thị trường này. Thị trường miền Bắc là thị trường truyền thống của công ty nên mức độ tập trung cho sản xuất và tiêu thụ cao hơn so với 2 thị trường mới là miền Trung và miền Nam. Chẳng hạn như trong tổng số 10 nhà đầu tư (năm 2003) thì chỉ có 2 nhà đầu tư ở khu vực thị trường miền Trung là Công ty Cổ phần Hữu Nghị – Nghệ An và công ty nông sản thực phẩm Thanh Hoá, 8 nhà đầu tư còn lại đều là các doanh nghiệp ở phía Bắc; hay trong tổng số 30 đại lí của năm 2004 thì chỉ có 8 đại lí ở phía Nam. Sự chênh lệch này dẫn đến sản lượng tiêu thụ ở các khu vực thị trường có sự khác nhau rõ rệt như sau: (Bảng số liệu trang bên)
Bảng 6: Tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường của Công ty Cổ phần Thăng Long giai đoạn 2002- 2004
Đơn vị: Chai
Thị trường
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Miền Bắc
6.868.037
92,0
6.855.481
91,0
7.800.078
90,0
Hà Nội
4.734.467
63,42
4.651.118
61,74
4.572.979
58,63
Hà Tây
1.180.257
15,81
1.257.340
16,69
1.246.275
15,97
Các tỉnh khác
953.313
12,77
949.960
12,57
1.980.824
25,4
Miền Trung
515.102
6,9
587.613
7,8
702.007
8,1
Miền Nam
82.119
1,1
90.402
1,2
164.669
1,9
(Nguồn: Phòng thị trường Công ty cổ phần Thăng Long)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, khu vực tiêu thụ Vang lớn nhất là thị trường miền Bắc (chiếm hơn 90%) sản lượng bán ra của toàn công ty. Tiếp theo là thị trường miền Trung, sản lượng tiêu thụ chênh lệch khá lớn so với thị trường miền Bắc (chỉ khoảng 8%). Cuối cùng là thị trường miền Nam, đây được coi là thị trường tiềm năng của công ty. Thị trường này mới được công ty quan tâm phát triển nên sản lượng tiêu thụ còn khá ít (dưới 2%).
Thị trường miền Bắc là thị trường truyền thống của công ty nên có sản lượng tiêu thụ lớn nhất qua các năm. Năm 2003, mặc dù sản lượng tiêu thụ ở miền Bắc giảm 12.556 chai so với năm 2002 nhưng đến năm 2004, sản lượng tiêu thụ tăng 944.597 chai so với năm 2003. Hiện nay, Vang Thăng Long đã có mặt tại hầu hết các tỉnh phía Bắc với trung tâm là thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên sản lượng tiêu thụ thực tế ở Hà Nội qua người tiêu dùng cuối cùng lại rất ít mà phần lớn là được tiêu thụ qua các trung gian bán buôn (chiếm trên 60%). Bên cạnh đó là thị trường Hà Tây cũng đóng góp không nhỏ vào sản lượng tiêu thụ tại thị trường miền Bắc với hơn 1 triệu chai/ năm. Để thấy rõ tình hình tiêu thụ Vang ở thị trường miền Bắc, chúng ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 7: Tình hình tiêu thụ Vang tại các tỉnh miền Bắc
Đơn vị: 1000 lít
Các tỉnh
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh tăng giảm 2004/2003
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Chênh lệch
Tỷ lê. (%)
Tỷ trọng (%)
Hà Nội
2720
48.57
2800
76.67
3030
48.1
230
8.2
1.43
Hải Dương
346
6.17
308
6.33
327
5.2
19
6.2
-1.13
Bắc Ninh
297
5.3
320
5.33
343
5.4
23
7.2
0.07
Hà Tây
290
5.17
285
4.75
305
4084
20
7.0
0.09
Vĩnh Phúc
254
4.53
287
4.78
303
4.8
16
5.6
0.02
Nam Hà
293
2.53
242
5.7
353
5.6
11
3.2
-0.1
Quảng Ninh
241
4.3
275
4.58
283
4.5
8
2.9
-0.08
Hải Phòng
227
4.05
240
4.15
252
4
3
1.2
-0.15
Thái Nguyên
214
3.82
220
3.67
232
3.7
12
5.5
0.03
Yên Bái
194
3.53
256
2.27
267
4.2
11
4.3
-0.07
Các tỉnh khác
520
9.3
258
9.77
607
9.66
21
3.6
-0.11
(Nguồn: Phòng thị trường Công ty cổ phần Thăng Long)
Sản lượng tiêu thụ của công ty ở thị trường miền Trung còn khá khiêm tốn, nhưng có thể thấy trong thời gian 3 năm (2001- 2004), sản lượng tiêu thụ đang có chiều hướng tăng dần. Năm 2002, với tỷ trọng 6,9%, năm 2003 là 7,8% và đến năm 2004 là 8,1%; tương ứng với các con số tuyệt đối lần lượt là 515.102 chai, 587.613 chai và 702.007 chai. Có một đặc điểm của thị trường này là mức sống của người dân ở đây còn thấp nên sản phẩm chỉ được tiêu thụ ở thành phố lớn mà tập trung chủ yếu ở Đà Nẵng.
Đối với thị trường miền Nam, sản lượng tiêu thụ còn rất ít do công ty chưa đi sâu tìm hiểu và khai thác thị trường này. Tuy sản lượng tiêu thụ trong 3 năm qua cũng đã tăng nhưng vẫn còn rất ít so với thị trường miền Bắc và miền Trung. Năm 2003 tăng 8.283 chai so với năm 2002 và năm 2004 tăng 74.267 chai so với năm 2003. Do thị trường phía Nam có khó khăn là ở cách xa trụ sở và nhà máy sản xuất chính nên sản phẩm ở đây không phát huy được thế mạnh về uy tín và danh tiếng của thương hiệu Vang Thăng Long mà công ty đã gây dựng được- đây vốn là thế mạnh cho sản phẩm của công ty ở thị trường miền Bắc trong nhiều năm qua.Vì vậy, trong thời gian tới, Miền Nam là thị trường tiềm năng cần được công ty đầu tư và tập trung khai thác triệt để.
3.2 Đối với thị trường quốc tế
Ngoài thị trường trong nước, thị trường quốc tế cũng là định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. Đây là thị trường xuất khẩu quan trọng song hiện nay hiệu quả hoạt động này của công ty còn khiêm tốn, kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 40.000 USD, xấp xỉ 10% doanh thu. Tuy còn nhiều hạn chế trong hoạt động xuất khẩu nhưng công ty đã chuẩn bị cho việc thâm nhập thị trường này bằng cách tham gia một số Hội chợ ở các nước để giới thiệu sản phẩm Vang Thăng Long. Hiện nay, công ty đã có một số sản phẩm Vang xuất khẩu ra nước ngoài như Vang Nho chát xuất khẩu, Vang Vải ...và đang có chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm sang châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc...
4. Thực trạng vấn đề đa dạng hoá kinh doanh
Theo nhịp độ phát triển của kinh tế thị trường, cạnh tranh thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Do vậy, công ty Cổ phần Thăng Long nhận định: Việc sản xuất kinh doanh một mặt hàng như Vang Thăng Long Nhãn vàng (thường chiếm tỷ lệ bình quân 90% tổng doanh thu) trong 10 năm qua cũng không đảm bảo an toàn trong kinh doanh và khi có những biến động thị trường sẽ không đủ khả năng làm xoay chuyển tình thế. Cho nên, trong những năm qua, công ty đã thực hiện chiến lược đa dạng hoá kinh doanh thông qua chiến lược đa dạng hoá sản phẩm. Công ty đã thực hiện hướng đa dạng hoá kinh doanh theo chiều ngang, tức là cùng một lúc sản xuất kinh doanh nhiều loại Vang có công nghệ sản xuất khác nhau ở một số giai đoạn. Nếu như năm 2000, công ty chỉ có 6 loại sản phẩm là vang Thăng Long Nhãn vàng, Vang Sơn tra, Vang Dứa, Vang Nho, Vang 2 năm và Vang 5 năm thì đến năm 2001 có thêm Nếp mới, Vang Nổ; năm 2002, có thêm Vang Pháp; năm 2003 bổ sung vang Nho chát và vang Vải; đến năm 2004, công ty đã cho ra thị trường rượu Vodka Thăng Long.
Hướng đa dạng hoá sản phẩm của công ty trong thời gian tới chủ yếu là chuyển hướng sản xuất các loại Vang Nho chát theo thói quen tiêu dùng quốc tế, các loại Rượu có độ cồn cao, Nước giải khát có độ cồn thấp tương tự độ cồn của Bia hay Rượu nhẹ có ga.
III. Kết quả tình hình phát triển thị trường của công ty cổ phần Thăng Long trong những năm qua
Trong những năm gần đây, công tác củng cố và phát triển thị trường của công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể: Tốc độ tăng trưởng thị trường miền Bắc và thị trường miền Trung không ngừng được nâng cao, công ty đang từng bước xâm nhập thị trường miền Nam. Như vậy, công ty vẫn tiếp tục là nhà sản xuất Vang hàng đầu tại Việt Nam với thị phần lớn nhất. Sản phẩm của công ty đã có mặt ở khắp mọi miền trong cả nước từ thành thị đến nông thôn, một số sản phẩm mới đã được thị trường bước đầu chấp nhận. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh không ngừng tăng qua các năm, đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện đáng kể. Kết quả cụ thể như sau: (Trang bên)
Bảng 8: Kết quả tình hình phát triển thị trường của công ty Cổ phần Thăng Long giai đoạn 2001- 2004
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch 2002/2001
Chênh lệch 2003/2002
Chênh lệch 2004/2003
Thị phần
(%)
36,2
38,7
43,5
45,69
2,5
4,8
2,19
Số lượng khách hàng là nhà đầu tư lớn và đại lí lớn
28
33
40
45
5
7
5
Sản lượng
1000lít
4.816
4.920
5.500
5.720
104
580
220
Tổng doanh thu
Triệu đồng
58.399
59.235
65.000
72.000
836
5.765
7.000
Tổng chi phí
Triệu đồng
54.009
54.485
60.200
66.960
776
5.715
6.760
Lợi nhuận trước thuế
Triệu đồng
4.390
4.750
4.800
5.040
360
50
240
Nộp ngân sách
Triệu đồng
10.000
10.178
10.657
13.267
178
479
2.610
Tổng quỹ tiền
lương
Triệu đồng
2.710
2.924
3.242
3.572
214
318
330
Tổng số lao động
Người
292
295
290
315
3
-5
25
Thu nhập bình quân
1000đ/tháng
1.200
1.400
1.600
1.650
200
200
50
NSLĐ bình quân/người
Triệu đồng
199,99
200,8
224,1
228,6
0,81
23,34
4,5
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần Thăng Long)
Bảng kết quả trên cho thấy xu hướng biến động về doanh thu và các chỉ tiêu khác là tương đối tốt. Doanh thu và lợi nhuận của công ty trong 3 năm qua liên tục tăng, điều đó cho thấy mặc dù thị trường có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt nhưng công ty vẫn không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm mục tiêu hàng đầu. Như vậy, các chỉ tiêu đều đáp ứng yêu cầu năm sau cao hơn năm trước; đặc biệt trong công tác phát triển thị trường, thị phần của công ty không ngừng được củng cố và mở rộng từ 36,2% (năm 2001) đến 25,69% (năm 2004), tổng số khách hàng là các nhà đầu tư và đại lí lớn cũng tăng lên đáng kể.
Do liên tục đổi mới máy móc thiết bị sản xuất, tăng cường tiến bộ khoa học công nghệ, năng lực sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng. Sản lượng công ty liên tục tăng qua các năm. Năm 2004, sản lượng đạt 5,72 triệu lít, tăng 220.000 lít so với năm 2003. Tổng doanh thu năm sau cao hơn năm trước, năm 2002 so với năm 2001 tăng 836 triệu đồng, năm 2003 so với năm 2002 tăng 5.765 triệu đồng, năm 2004 so với năm 2003 tăng 7.000 triệu đồng. Lợi nhuận trước thuế cũng tăng dần theo các năm, năm 2002 so với năm 2001 tăng 360 triệu đồng, năm 2003 so với năm 2002 tăng 50 triệu đồng, năm 2004 so với năm 2003 tăng 240 triệu đồng. Do sản lượng, doanh thu tăng lên theo các năm cao hơn tổng chi phí do đó lợi nhuận của công ty tăng lên và nộp ngân sách cũng được cao hơn, thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng dần theo các năm. Năm 2001, thu nhập bình quân người lao động trong một tháng là 1.200.000 đồng; Năm 2002 là 1.400.000 đồng và năm 2003 là 1.600.000 đồng, tăng 200.000 đồng mỗi người/tháng, năm 2002 so với năm 2001 cũng vậy, nhưng năm 2004 so với năm 2003 chỉ tăng 50.000 đồng. Năng suất lao động bình quân tăng từ năm 2001 đến năm 2004 cũng tăng dần từ 199,9 triệu đồng/người/năm lên 228,6 triệu đồng/người/năm tương ứng với số lượng lao động tăng 23 người. Có được kết quả này là do công ty luôn có chế độ ưu đãi và đặc biệt quan tâm đến đời sống người lao động bằng các biện pháp khuyến khích, giúp đỡ người lao động thúc đẩy nâng cao năng suất lao động nhằm ổn định thu nhập đời sống cán bộ công nhân viên. Điều này được thể hiện qua tổng quỹ lương và mức lương bình quân của người lao động không ngừng tăng qua các năm. Khi đó người lao động sẽ gắn bó với công ty và hiệu suất lao động sẽ tăng cao.
Ngoài ra, chúng ta cũng thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được nâng cao qua việc phân tích các chỉ tiêu sau:
Thứ nhất, chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phán ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm. Có thể thấy rõ từ năm 2001 đến năm 2004 lợi nhuận của công ty tăng từ 4.390 triệu đồng đến 5.040 triệu đồng, tức là tăng 650 triệu đồng.
Thứ hai, chỉ tiêu mức doanh lợi/doanh số bán. Đây là chỉ tiêu cho biết một đồng doanh số bán ra mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
P’1= P/DS
P’1: Mức doanh lợi của doanh số bán trong năm
P: Lợi nhuận thực hiện trong năm
DS: Doanh số bán thực hiện trong năm
Như vậy: P’1(2001)= 4.390/58.399 = 0,075 (triệu đồng)
P’1(2002) = 4.750/59.235 = 0,08 (triệu đồng)
P’1(2003) = 4.8000/65.000 = 0,074 (triệu đồng)
P’1(2004) = 5.040/72.000 = 0,07 (triệu đồng)
Do đó, cứ 1 triệu đồng doanh số bán thực hiện đem lại 0,075 triệu đồng lợi nhuận cho công ty vào năm 2001, năm 2002 là 0,08 triệu đồng lợi nhuận, năm 2003 là 0,074 triệu đồng lợi nhuận và năm 2004 là 0,07 triệu đồng lợi nhuận. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng với một đồng doanh số bán ra thì thu được lợi nhuận tương đối đều nhau qua các năm.
Thứ ba, chỉ tiêu mức doanh lợi/vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong năm. Nó nói lên một đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
P’2 = P/VKD
P’2: Mức doanh lợi của vốn kinh doanh trong năm
VKD: Tổng vốn kinh doanh trong năm
Như vậy: P’2(2003) = 0,3125 (triệu đồng)
P’2(2004) = 0,359 (triệu đồng)
Do đó, năm 2003 cứ 1 triệu đồng vốn kinh doanh bỏ ra thu được 0,3125 triệu đồng lợi nhuận và năm 2004 thu được 0,359 triệu đồng lợi nhuận.
Thứ tư, chỉ tiêu mức doanh lợi/chi phí kinh doanh. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh trong năm của công ty. Một đồng chi phí kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
P’3 = P/CPKD
P’3: Mức doanh lợi của chi phí kinh doanh trong năm
CPKD: Tổng chi phí kinh doanh trong năm
Như vậy: P’3(2001) = 4.390/54.009 = 0,08 (triệu đồng)
P’3(2002)= 4.750/54.485 = 0,087 (triệu đồng)
P’3(2003) = 4.800/60.200 = 0,079 (triệu đồng)
P’3(2004) = 5.040/66.960= 0,075 (triệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyendetotnghiep.doc