Chuyên đề Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn- Bắc Giang

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU 6

PHẦN MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10

1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10

1.1.1. Khái niệm, chức năng và vai trò của các ngân hàng thương mại. 10

1.1.2. Tín dụng và vai trò của tín dụng NH trong hoạt động kinh doanh của NHTM. 18

1.1.2.1. Khái niệm, phân loại tín dụng 18

1.1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng 20

1.2. RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 22

1.2.1. Tổng quan về rủi ro và rủi ro tín dụng của NHTM 22

1.2.1.1. Khái niệm rủi ro. 22

1.2.1.2. Một số loại rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng. 23

1.2.2. Hậu quả, nguyên nhân rủi ro tín dụng và sự cần thiết phải ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng. 24

1.2.2.1. Hậu quả của rủi ro tín dụng. 24

1.2.2.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 26

1.2.2.3. Sự cần thiết phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng: 30

1.3. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG. 31

1.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA NƯỚC NGOÀI VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG 32

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT HUYỆN LỤC NGẠN- BẮC GIANG 34

2.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA NHNO&PTNT HUYỆN LỤC NGẠN 34

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Lục Ngạn 34

2.1.2. Sơ lược quá trình hoạt động và phát triển của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn. 38

2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHNO&PTNT HUYỆN LỤC NGẠN. 39

2.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHNO&PTNT HUYỆN LỤC NGẠN. 40

2.3.1. Hoạt động huy động vốn. 40

2.3.2. Tình hình hoạt động tín dụng. 42

2.3.3. Kết quả kinh doanh. 47

2.4. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG Ở NHNO&PTNT HUYỆN LỤC NGẠN- BẮC GIANG 48

2.4.1. Rủi ro tín dụng ở NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn. 48

2.4.1.1 Nợ quá hạn theo tài sản đảm bảo: 48

2.3.1.2. Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế. 50

2.3.1.3 Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn nợ. 52

2.3.1.4. Nợ quá hạn phân theo nguyên nhân. 52

2.4.2. Các nguyên nhân rủi ro tín dụng ở NHNo&PTNT Lục Ngạn. 58

2.4.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng. 58

2.4.2.2. Nguyên nhân từ bản thân ngân hàng. 59

2.3.2.3. Một số nguyên nhân khác. 61

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG. 61

2.5.1. Những mặt đạt được khi sử dụng các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn. 61

2.5.2. Các tồn tại cần được giải quyết. 64

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT HUYỆN LỤC NGẠN 66

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHNO&PTNT HUYỆN LỤC NGẠN 2008. 66

3.1.1 Công tác huy động vốn. 67

3.1.2. Công tác đầu tư tín dụng. 68

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT HUYỆN LỤC NGẠN. 69

3.2.1. Giải pháp chính. 69

3.2.1.1.Nâng cao chất lượng công tác thẩm định xét duyệt cho vay 69

3.2.1.2. Tăng cường hiệu quả đảm bảo tín dụng 76

3.2.1.3. Tăng cường kiểm tra kiểm soát, hạn chế sai sót khi cho vay. 79

3.2.1.4. Thu hồi nhanh chóng, dứt điểm nợ kém chất lượng, nợ quá hạn 82

3.2.1.5. Đánh giá phân loại khách hàng một cách chính xác và thường xuyên: 85

3.2.1.6. Kế hoạch hoá tín dụng 86

3.2.1.7. Xây dựng dự án mẫu 87

3.2.2. Giải pháp hỗ trợ 87

3.2.2.1. Kết hợp chặt chẽ với chính quyền và các cơ quan,đoàn thể có liên quan đến hoạt động của ngân hàng . 87

3.2.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng. 88

3.2.2.3. Công tác dự báo thông tin phòng ngừa rủi ro, thông tin về khách hàng, xây dựng phòng Marketing. 89

3.2.2.4. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tín dụng. 93

3.2.2.5. Áp dụng hình thức cấp tín dụng hợp lí, đa dạng để phân tán rủi ro 94

3.2.2.6. Nâng cấp cơ sở vật chất và trang bị hiện đại 94

3.2.2.7. Đẩy mạnh công tác huy động vốn 94

3.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ. 95

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước. 95

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước. 96

3.3.3. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam. 96

3.3.4 Đối với NHNo&PTNT Tỉnh Bắc Giang 97

3.3.5. Đối với UBND huyện Lục Ngạn 97

PHẦN KẾT LUẬN 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

NHẬN XÉT CỦA NGÂN HÀNG THỰC TẬP 101

 

doc101 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn- Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành phần kinh tế. Bảng 2.3: Phân loại dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế. Đơn vị: Triệu đồng. STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1 DN nhà nước 0 0 0 0 0 0 2 DN ngoài quốc doanh 235 0.08 226 0.07 0 3 Hộ SX- KD 286.234 99,92 333.283 99,93 408.058 100 Tổng cộng 286.496 100 333.509 100 408.058 100 (Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Lục Ngạn) Qua bảng 2.3 ta thấy NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn cho vay đối với các doanh nghiệp rất nhỏ. DNNN chỉ có một DN trên địa bàn. DN ngoài quốc doanh dư nợ có xu hướng giảm. Năm 2005 cho vay DN ngoài quốc doanh chiêm tỷ trọng là 0,08% trên tổng dư nợ, năm 2006 chiếm 0,07% trên tổng dư nợ và năm 2007 chỉ còn 0% trên tổng dư nợ. Tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh là chủ yếu trong hoạt động tín dụng và cũng là thị trường kinh tế chủ yếu hiện nay của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn. Các hộ sản xuất lớn đã thực sự có hiệu quả tại các Làng nghề sản xuất của mình. Số dư nợ này cũng là một con số không nhỏ trong tổng dư nợ và đây cũng chính là bộ phận khách hàng chủ yếu của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn. Dư nợ hộ sản xuất kinh doanh năm 2005 là 286.234triệu đồng chiếm tỷ trọng 99,92% tổng dư nợ. Năm 2006 dư nợ là 333.283 triệu đồng chiếm 99,93% tổng dư nợ. Năm 2007 dư nợ 408.058 triệu đồng chiếm tỷ trọng 100% tổng dư nợ .Cho vay hộ sản xuất chiếm tỷ trọng rất cao trong ba năm chứng minh được NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn đã xác định được đối tượng khach hàng chính của ngân hàng mình là trong lĩnh vực nông nghiệp, chiến lược kinh doanh hướng về hộ gia đình thể hiện qua tỷ trọng dư nợ hộ sản xuất qua các năm. + Tín dụng theo ngành kinh tế Bảng 2. 4: Phân loại dư nợ cho vay theo ngành kinh tế. Đơn vị: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1 Nông nghiệp 228.798 79 244.630 73 293.926 72 2 CN, tiểu thủ CN 0 0 0 0 0 0 3 Thương nghiệp ,dịch vụ 37.146 13 49.628 15 72.895 18 4 Ngành khác 20.525 8 39.251 12 41.237 10 5 Tổng cộng 286.469 100 333.509 100 408.058 100 (Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng của NHNo&PTNTLục Ngạn.) Huyện Lục Ngạn đang đề nghị chuyển lên thành thị xã trong năm 2010.Một thị xã năng động trong chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế, đa dạng hoá các ngành nghề nhưng chú trọng phát triển thế mạnh của mình là một vùng chuyên canh cây ăn quả có giá trị cao ở miền bắc và tập trung phát triển chiều sâu. Nhìn vào biểu dư nợ phân theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT Lục Ngạn ta thấy dư nợ của ngành CN, tiểu thủ CN là còn hạn chế chưa phát triển tương xứng với các ngành khác do vậy cần phải chú trọng hơn trong hoạt động kinh doanh của mình .Số dư nợ của ngành thương nghiệp, dịch vụ năm 2005 chiếm 13 % tổng dư nợ, năm 2006 chiếm 15% tổng dư nợ, năm 2007 chiếm 18 % tổng dư nợ. Ta thấy ngành thương nghiệp, dịch vụ đang dần chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng thể hiện qua mức tăng trong các năm . Đây là ngành luôn phát triển song hành với CNH-HĐH, nó là ngành phục vụ, phụ trợ không thể thiếu và cũng liên tục phát triển. NH đầu tư vào ngành này cũng an toàn, vì đây là ngành sinh lời nhanh .Đối với ngành nông nghiệp dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhưng cũng giảm dần qua các năm năm 2005 chiếm tỷ trọng 79% tổng dư nợ, năm 2006 giảm xuống 73 % và đến 2007chỉ còn 72 % tổng dư nợ.Trên địa bàn huyện Lục Ngạn thực tế ngành này bị thay đổi cơ cấu nhiều nhất, đất sản xuất nông nghiệp mở rộng được ít và chuyển sang trồng cây, con đặc sản,… vì vậy dư nợ của ngành này chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng giảm xuống. Do trong nhưng năm gần đây người sản xuất đã ứng dụng được khoa học kĩ thuật và nhu cầu thị trương cũng tăng lên thu nhập của người sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này cũng tăng lên chứng tỏ một điều là người vay vốn đã sử dụng đồng vốn có hiệu quả khả năng sinh lời cao, quan trọng hơn là ngân hàng đã đầu tư vốn là đúng đắn. 2.3.3. Kết quả kinh doanh. Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh. Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % I Tổng thu(A) Thu lãi cho vay Thu dịch vụ khác 47.801 45.567 2.234 100 95,3 4,7 51.141 41.625 9.516 100 81,4 18,6 68.015 52.466 15.549 100 77,1 22,9 II Tổng chi(B) Chi lãi Chi ngoài lãi 34.323 20.383 13.940 100 59,4 40,6 38.383 25.928 12.455 100 67,6 32,4 54.097 33.215 20.882 100 61,4 38,6 Kết quả kinh doanh(A-B) 13.478 12.758 13.918 (Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn) Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy nguồn thu chủ yếu của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn là từ thu lãi cho vay. Năm 2005 tỷ trọng thu lãi chiếm 95,3% tổng thu, năm 2006 chiếm 81,4%. Đây là kết quả chứng minh vị thế kinh doanh tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn nói riêng và của toàn hệ thống ngân hàng nói chung. Từ năm 2005 đến nay các dịch vụ khác tại ngân hàng Lục Ngạn phát triển nhiều: dịch vụ chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại hối... vì vậy tỷ trọng thu lãi tiền vay trong tổng thu đã giảm xuống, năm 2007 tỷ trọng thu lãi chiếm 77,1% tổng thu. Có được kết quả trên đây là nhờ vào chủ trương kinh doanh đúng đắn có hiệu quả, một quá trình năng động và sự cố gắng không mệt mỏi của toàn thể cán bộ nhân viên NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn. 2.4. Thực trạng rủi ro tín dụng ở NHNo&PTNT huyện lục ngạn- Bắc giang Trong những năm vừa qua hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn tăng trưởng không ngừng với khối lượng lớn, nhất là đầu tư cho vay trồng rừng, vườn,trang trại nhỏ, chăn nuôi gia cầm như gà đồi... Thực hiện chủ trương của đảng và nhà nước về phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông thôn, vốn tín dụng tập trung vào các hộ sản xuất, số lượng khách hàng này lớn, các món cho vay nhỏ, phương thức sản xuất của các làng nghề còn hạn chế, cho nên chứa chất, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ quá hạn có thể phát sinh tăng hàng năm chủ yếu ở đối tượng này, vì đây là thị trường kinh doanh chính, là nguồn thu chính của NHNo&PTNT huyện Lục ngạn hiện nay. 2.4.1. Rủi ro tín dụng ở NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn. * Tình hình nợ quá hạn: 2.4.1.1 Nợ quá hạn theo tài sản đảm bảo: Bảng 2.6: Phân loại nợ quá hạn theo tài sản bảo đảm Đơn vị: Triệu đồng. STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1 Có TSĐB 6.828 20 3.769 19 3.620 21 2 Không có TSĐB 27.310 80 16.061 81 13.065 79 Tổng cộng 34.138 100 19.830 100 17.225 100 % so với TDN 12 6 4 (Nguồn báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn.) Biểu đồ 2.3 : Nợ quá hạn theo TSĐB Qua bảng 2.6 ta thấy: Nợ quá hạn trên địa bàn huyện có chiều hướng giảm năm 2005 dư nợ quá hạn là 34.138 triệu đồng chiếm 12% tổng dư nợ . Năm 2006 dư nợ quá hạn là 19.830 triệu đông chiếm 6% tổng dư nợ .Năm 2007 nợ quá hạ là 17.225 triệu đồng chiếm 4% tổng dư nợ , giảm so với năm 2005 là 16.913 triệu đồng và giảm so năm 2006 là 2.605 triệu đồng. Nợ quá hạn giảm là do các nguyên nhân do khâu thẩm định đã sát thực tế, thẩm định tư cách hộ vay tốt, do khách hàng làm ăn kinh doanh tốt,ít gặp rủi ro bất khả kháng....Điều này còn nói nên ngân hàng đã thực hiện tốt các công tác nghiệp vụ trong các khâu từ thẩm định đến giải ngân. Cần lưu ý rằng: - Nợ qua hạn năm 2005 chiếm một tỷ lệ tương đối cao so với tổng dư nợ năm 2006,2007 là do vào năm 2005 ngân hàng cho khách hàng vay vốn để phát triển vườn cây ăn quả theo kỳ, theo tình hình và để đáp ứng sự thay đổi của chính sách tiền tệ, cùng với chỉ đạo của cấp trên không gia hạn thêm nên nợ đó chuyển sang nợ quá hạn. Do vậy mà nợ quá hạn năm 2005 cao hơn rất nhiều so với năm 2006,2007. - Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo qua các năm có sư chênh lệch là không nhiều, chiếm tỷ trọng cũng tương đối cao trong tổng dư nợ quá hạn. Ngân hàng cần tìm nguyên nhân xử lí, dùng những biện pháp cứng rắn, áp dụng chế tài tín dụng, xử lí tài sản đảm bảo để thu nợ, giảm bớt tỷ lệ quá hạn. - Mặt khác, cũng cho thấy NHNo &PTNT huyện Lục Ngạn cần chú trọng khi cho vay các hộ sản xuất, kinh doanh phải thực hiện theo quy định: - Những hộ thuộc đối tượng cho vay không bảo đảm tiền vay bằng tài sản có dự án phương án khả thi mới thực hiện việc cho vay. - Những hộ thuộc đối tượng phải có bảo đảm bằng tài sản phải nghiêm túc thực hiện đúng qui trình nghiệp vụ. Từ đó mới có khả năng hạn chế những rủi ro thất thoát trong hoạt động tín dụng. Bởi phương án xử lí tài sản bảo đảm là phương án cuối cùng. Phương án này chi phí rất lớn, và cũng rất phức tạp, khó khăn. 2.3.1.2. Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế. Bảng 2.7: Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế. Đơn vị: Triệu đồng. STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Doanh nghiệp nhà nước 0 0 0 2 DN ngoài quốc doanh 235 225 0 3 Hộ sản xuất,tư nhân,cá thể 33.903 19.605 17.225 Tổng cộng 34.138 19.830 17.225 Biểu 2.4 : Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế Qua biểu 2.7 ta thấy nợ quá hạn tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn đều nằm tại thành phần kinh tế hộ sản xuất, kinh doanh. Đây là kết quả tất yếu bởi dư nợ hộ sản xuất chiếm 99,92% tổng dư nợ năm 2005, chiếm 99.93% năm 2006, chiếm 100% năm 2007 của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn. Nhưng nợ quá hạn ngày càng giảm, năm 2005 nợ quá hạn chiếm tỷ trọng 12% tổng dư nợ, đến 2006 nợ quá hạn chiếm 6% tổng dư nợ. Năm 2007 nợ qúa hạn chiếm 4% tổng dư nợ đây là sự lỗ lục cố gắng không mệt mỏi, linh hoạt trong hoạt động tín dụng của toàn thể cán bộ công nhân viên NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn trong thời gian qua. Ngân hàng đã phối kết hợp tốt với các cấp chính quyền, các cơ quan hành pháp, các đoàn thể xử lí tài sản đảm bảo, thu hồi vốn cho ngân hàng. Tránh các tình trạng xấu lan truyền, rất khó xử lí. 2.3.1.3 Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn nợ. Bảng 2.8: Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn nợ. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 15.542 46 5.061 26 10.931 63 Trung dài hạn 18.596 54 14.769 74 6.294 37 Tổng cộng 34.138 100 19.830 100 17.225 100 (Nguồn báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn.) Qua số liệu bảng 2.9 cho ta thấy ngân hàng cần mở rộng cho vay ngắn hạn hộ sản xuất trong thời gian vừa qua. Vì tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh tại tài khoản cho vay ngắn hạn với chiều hướng giảm so với tổng dư nợ, từ chỗ chỉ chiếm 5,4% tổng dư nợ năm 2005 đã giảm xuống 2,7 % tổng dư nợ vào năm 2007. Điều này chứng tỏ việc đầu tư vào việc cho vay ngắn hạn có hiệu quả hơn. Nhưng NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn cũng cần chú trọng đầu tư vào cho vay trung và dài hạn hơn để phát triển theo chiều sâu, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất, kinh doanh có vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, tăng cường trang thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất, tăng quy mô kinh doanh… Vì đây là cơ cấu tương đối có hiệu quả của ngân hàng, vừa tạo ra nguồn thu ổn định cho ngân hàng, vừa góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà. 2.3.1.4. Nợ quá hạn phân theo nguyên nhân. Hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro, làm giảm sút lợi nhuận cũng như sự an toàn của ngân hàng, cho nên các ngân hàng luôn phải dự đoán được tình hình hoạt động của mình. Đối với nợ quá hạn, ngân hàng phải có những biện pháp xử lý kịp thời và ngăn chặn nợ quá hạn mới phát sinh trên cơ sở tìm ra những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn một cách đầy đủ và chính xác. Bảng 2.9: Nợ quá hạn phân theo nguyên nhân. Đơn vị: Triệu đồng. Số TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 số tiền % Số tiền % Số tiền % 1 Nguyên nhân chủ quan 0 0 0 0 0 0 2 Nguyên nhân khách quan 29.538 87 17.649 89 15.158 88 Khách hàng làm ăn thua lỗ 29.538 87 17.649 89 15.158 88 KH SDV sai mục đích 0 0 0 0 0 0 3 Nguyên nhân khác 4.780 13 2.181 11 2.067 12 Tổng cộng 34.138 100 19.830 100 17.225 100 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động TD của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn.) Biểu đồ 2.5 : Nợ quá hạn theo nguyên nhân Nhìn vào bảng 2.10 ta thấy nguyên nhân chính gây nên nợ quá hạn là do nguyên nhân khách quan tác động tới khách hàng. Năm 2005 nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan chiếm 87%, năm 2006 chiếm 89% và đến năm 2007 chiếm 88%. Trong các nguyên nhân khách quan thì do khách hàng làm ăn thua lỗ là chính năm 2005 chiếm 87% tổng nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan , năm 2006 chiếm 89% và năm 2007 chiếm 88%. Qua thực tế trên ta thấy NHNo&PTNT Lục Ngạn cần phải nâng cao nghiệp vụ hơn nữa cho cán bộ thẩm định của mình để có nghiệp vụ chuyên môn thẩm định khách quan, sát thực tế , nắm bắt được xu hướng của các ngành nghề đầu tư, sản phẩm làm ra có đáp ứng nhu cầu của thị trường không .... Ngoài ra nợ quá hạn còn do các nguyên nhân khác như : Thiên tai bất khả kháng,dịch bệnh… tuy nhiên ảnh hưởng của những nguyên nhân này không lớn. Dù nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng do chủ quan hay khách quan đều có tác động không tốt đến ngân hàng và nguy hại đối với nền kinh tế, trật tự xã hội. * Tình hình trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ra ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng .Và theo hướng dẫn tại quyết định 165 /QĐ- HĐQT ngày 6/06/2005 của hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của NHNo&PTNT Việt Nam. Trong thời gian gần đây nhất theo quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR ban hành quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lí rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã được thống đốc Ngân hang Nhà Nước chuẩn y tại quyết định số 571/2002/QĐ-NHNN5 ngày 05/06/2002. Theo các quyết định này ta có thể hiểu như sau : “ Rủi ro tín dụng ’’ trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết . “ Dự phòng rủi ro ’’ là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung. + “ Dự phòng cụ thể ’’ là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra . Dư nợ tín dụng được phân thành 5 nhóm sau + “ Dự phòng chung ’’ là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ. Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Dự phòng chung được trích tối đa trong thời hạn 5 năm kể từ khi quyết định 493 có hiệu lực thi hành .Tức là bình quân mỗi năm phải trích 0,25% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 . - Nhóm 1 : ( Nợ đủ tiêu ) chuẩn bao gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể với nhóm nợ này là 0% / số dư nợ. - Nhóm 2 :( Nợ cần chú ‏‎ ý ) bao gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy dủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ, có nghĩa là các khoản nợ này đã quá hạn dưới 90 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo hợp đồng. Nhóm này tỷ lệ trích dự phòng cụ thể là 5% / số dư nợ . - Nhóm 3: (Nợ dưới tiêu chuẩn) Bao gồm các khoản nợ được TCTD không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi .Cụ thể những khoản nợ này là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày và các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo hợp đồng mà lại quá hạn dưới 90 ngày. Nhóm này tỷ lệ trích dự phòng rủi ro là 20% /số dư nợ . - Nhóm 4 : ( Nợ nghi ngờ ) Bao gồm cảc khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao. Cụ thể là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã quá hạn từ 90 đến 180 ngày . Nhóm này tỷ lệ trích dự phòng rủi ro là 50 % / số dư nợ. - Nhóm 5 : ( Nợ có khả năng mất vốn ) Bao gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi nợ. Cụ thể gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lí, các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày. Nhóm này tỷ lệ trích dự phòng rủi ro là 100% / số dư nợ . Trường hợp các khoản nợ ( Kể cả nợ trong hạn và nợ đã cơ cấu lại ) mà TCTD có đủ cơ sở đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì TCTD chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro . Bảng 2.10: Phân loại nợ của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn Đơn vị : Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1 Nhóm 1 252.330 88,08 313.679 94,05 390.833 95,58 2 Nhóm 2 25.036 8,74 12.975 3,90 5.357 1,31 3 Nhóm 3 6.465 2,26 2.817 0,84 6.614 1,62 4 Nhóm 4 1.893 0,66 2.035 0,61 2.078 0,51 5 Nhóm 5 744 0,26 2.003 0,60 3.176 0,98 Tổng dư nợ 286.468 100 333.509 100 408.058 100 Biểu đồ 2.6: Phân loại nợ của NHNo&PTNT Lục Ngạn (Nguồn Báo cáo kết quả phân loại nợ của NHNo&PTNT Lục Ngạn) Qua biểu trên thấy tỷ trọng nợ đủ tiêu chuẩn tại NHNo&PTNT Lục Ngạn là rất cao năm 2005 chiếm 88,08 % tổng dư nợ, năm 2006 chiếm 94,05 % tổng dư nợ,năm 2007 chiếm 95,58% tổng dư nợ điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng tại NH là tương đối tốt, lành mạnh . Nhóm nợ cần chú ‏‎ýchiếm tỷ trọng giảm dần qua các năm. Năm 2005 chiếm 8,74% và năm 2006 chiếm 3,90% tổng dư nợ,năm 2007 chiêm 1,31% tổng dư nợ đây là dấu hiệu tốt khả năng trả gốc và lãi của khách hàng là rất tốt. Ba nhóm nợ sau thuộc về các khoản nợ xấu, có khả năng gây tổn thất tuy chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2006 chiếm 2,05% tổng dư nợ, năm 2007 chiếm 3,11% nhưng ta thấy số nợ này gia tăng với tốc độ nhanh năm 2006 là 6.855 triệu đồng, đến 2007 lên 11.868 triệu đồng, tốc độ tăng 73,13%, đây là đấu hiệu rất xấu trong kinh doanh của ngân hàng. NHNo&PTNT Lục Ngạn cần tìm mọi biện pháp tập trung để thu hồi số nợ trên, giảm thấp số dư nợ xấu xuống đảm bảo sự lành mạnh trong dư nợ tín dụng. Ngăn chặn tình trạng này lây lan trên địa bàn. Có như vậy mới đem lại hiệu quả trong công tác cho vay, và đây cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng. Từ tháng 06/2007 NHNo&PTNT Lục Ngạn thực hiện nghiêm túc Quyết định 493 của thống đốc NHNN và quyết định 636 của NHNo Việt Nam về việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro. Năm 2007 NHNo&PTNT Lục Ngạn đã trích quỹ dự phòng rủi ro cho cả dự phòng chung và dự phòng cụ thể là 12,664 tỷ đồng ; năm 2007 trích dự phòng cụ thể 11,733 tỷ đồng, còn quỹ dư phòng chung là 931 triệu đồng. Con số trên làm giảm đáng kể lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng phải tìm mọi biện pháp thu nợ xấu để bù đắp, tăng lợi nhuận. Hàng tháng, hàng qúi giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, nợ tồn đọng cho từng đơn vị phòng tổ và từng cán bộ. Tuy nhiên biện pháp áp dụng chế tài tín dụng cần sử dụng mạnh mẽ triệt để hơn để giảm tỷ lệ nợ xấu đến mức cho phép . Các số liệu trên đây mới chủ yếu phản ánh được các nhóm nợ theo độ tuổi tín dụng chứ chưa phản ánh thực chất chất lượng của tín dụng, tuy nhiên có thể vì một số lí do ví dụ như không muốn giảm lợi nhuận, hoặc vì thành tích của cá nhân, của cơ quan.... mà những khoản tín dụng vẫn nằm trong độ tuổi phân nhóm thấp nhưng thực chất đã có nguy cơ mất vốn ngân hàng, cá nhân CBTD có đủ cơ sở để đánh giá song vẫn không đưa sang nhóm cao hơn. Đây là một thực trạng cần phải khắc phục. 2.4.2. Các nguyên nhân rủi ro tín dụng ở NHNo&PTNT Lục Ngạn. 2.4.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng. Qua phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn cho thấy nợ quá hạn phát sinh đều tập trung ở hộ gia đínhản xuất, kinh doanh. Kinh tế hộ gia đình là thị trường đầu tư chiếm tỷ trọng lớn của ngân hàng nhằm khai thác, tận dụng những thuận lợi để phát triển kinh tế, nhất là tại các làng nghề để đánh thức những tiềm năng của huyện, nhưng do khả năng tài chính của thành phần kinh tế này còn hạn chế, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ,phân tán, trình độ quản lí yếu kém… trong sản xuất kinh doanh luôn chịu ảnh hưởng biến động thị trường lên luôn chứa đựng rủi ro trong việc đâu tư vốn của ngân hàng. Đối với một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì năng lực trình độ còn hạn chế, không chấp hành đầy đủ chế độ hạch toán thống kê gây khó khăn cho việc kiểm soát, điều đó gây ảnh hưởng tới việc thẩm định và quyết định cho vay của ngân hàng. Khách hàng sử dụng vốn sai mục không thu hồi được theo kế hoạch dẫn tới nguyên nhân nợ quá hạn. Năng lực tài chính của khách hàng không lành mạnh không có khả năng trả ngân hàng. Một số khách hàng có trình độ nhận thức, nhìn nhận đánh giá thị trường còn hạn chế, tính toán kém dẫn tới làm ăn thua lỗ, dự đoán xu hướng đầu ra của sản phẩm không chính xác , khả năng thu hồi vốn để trả nợ không có, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Khách hàng gặp khó khăn bất trắc trong kinh doanh, gặp tai nạn, bị bạn hàng lừa đảo dẫn đến làm ăn thua lỗ không trả được nợ ngân hàng . Rủi ro do đạo đức của khách hàng phát sinh: lừa đảo ngân hàng, cung cấp thông tin sai lệch, trây lì, trốn nợ, mất tích... Ngoài ra, sự hỗ trợ của nhà nước về vốn, công nghệ cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn còn chưa đáp ứng được yêu cầu cho việc phát triển, mạng lưới cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm rất khó khăn ảnh hưởng tới sản xuất của khách hàng. 2.4.2.2. Nguyên nhân từ bản thân ngân hàng. Trong chiến lược kinh tế của chính phủ, cần đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn nên tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp, do đó sự quá tải đối với cán bộ tín dụng là điều đáng lo ngại vì đây là lực lượng quan trọng giải ngân cho nền kinh tế, đảm bảo chất lượng tín dụng, đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Xuất phát từ đặc thù của sản xuất nông nghiệp, các món vay chủ yếu là nhỏ lẻ, số lượng món vay lớn, địa bàn kinh doanh trải rộng từ đó làm cho công tác quản lý vốn vay của tín dụng khó khăn . Cán bộ tín dụng thực hiện sai quy trình nghiệp vụ, thẩm định cho vay sơ sài, thiếu chặt chẽ, thực tế từ đó làm cho họ có những quyết định cho vay không đúng đối tượng, hoặc cho vay vượt nhu cầu vốn dẫn khả năng thu hồi nợ của ngân hàng gặp khó khăn. Khâu kiểm tra và quản lí nợ sau khi cho vay còn nơi lỏng chưa phát hiện được nợ xấu từ khi có dấu hiệu bất thường để xử lí kịp thời . Thực hiện khoán tài chính của một số ngân hàng cơ sở chưa đầy đủ, chưa nghiêm túc dẫn tới chưa gắn trách nhiệm với quyền lợi của người lao động đến kết quả kinh doanh cuối cùng nên có một bộ phận cán bộ trách nhiệm chưa cao. Thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng chưa được quan tâm, sử dụng một cách tối ưu. Các dữ liệu, thông tin từ chính ngân hàng, các phương tiện truyền thông đại chúng, và các thông tin khác chưa được khai thác nhiều triệt để phục vụ cho quản lý, điều hành của các cấp lãnh đạo cũng như công tác của cán bộ tín dụng. Trình độ cán bộ tín dụng không đồng đều và bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Việc thẩm định đánh giá dự án, khách hàng còn mang tính chủ quan định tính của CBTD, sự hiểu biết của cán bộ tín dụng về kỹ thuật và những vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực đầu tư tín dụng còn hạn chế. Cán bộ tín dụng thường sử dụng những kinh nghiệm truyền thống hơn là dựa trên những phân tích tài chính và kỹ thuật để thẩm định dự án. Các phương pháp phân tích dòng lưu chuyển tiền mặt, phân tích về khả năng sinh lời của dự án, phương pháp thẩm định tài chính của dự án… chưa được tiếp cận. Ngân hàng ngại xử lí những khoản nợ xấu theo chế tài tín dụng : Khởi kiện, Niêm phong tài sản, thu giữ tài sản.....vì vậy đã có những nơi nợ xấu thành dịch “ nan truyền ” rất khó thu hồi . Do kinh doanh trong môi trường cạnh tranh, nên có nhiều lúc, nhiều chỗ đã thực hiện thiếu quy trình tín dụng . 2.3.2.3. Một số nguyên nhân khác. Do điều kiện tự nhiên gây nên nợ quá hạn vì lĩnh vực đầu tư của ngân hàng chủ yếu là nông nghiệp mà sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Môi trường kinh tế chưa ổn định, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường mới được một thời gian, nhiều người chưa bắt kịp những thay đổi của các chính sách kinh tế vĩ mô, cũng như những thay đổi ngày càng cao và luôn thay đổi của thị trường. Việc thực hiện nền kinh tế thị trường, mở cửa tiếp nhận công nghệ và vốn đầu tư bên ngoài, giai đoạn đầu các cơ chế về luật pháp và các nguyên tắc về sở hữu còn nhiều hạn chế có nhiều sơ hở trong quản lý kinh tế ở các ngành, sự điều hành thiếu đồng bộ này dẫn tới sự lợi dụng của một số khách hàng yếu kém, dẫn đến mất vốn, thất thoát tài sản, mất khả năng thanh toán nợ. Việc tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư, đất thuê tại các khu vực phát triển công nghiệp còn nhiều thủ tục , ảnh hưởng rất nhiều đến v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32945.doc
Tài liệu liên quan