Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy gạch Tuynel Nam Sách

MỤC L ỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL NAM SÁCH 1

I. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy. 1

II. Các đặc điểm chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy 2

1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Nhà máy 2

1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức 2

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban 3

2. Đội ngũ lao động của nhà máy 7

2.1. Số lượng lao động 8

2.2. Cơ cấu lao động 8

2.3. Chất lượng lao động 8

3. Đặc điểm cơ sở vật chất nguồn vốn kinh doanh 9

3.1. Đặc điểm máy móc, nhà xưởng 9

3.2. Đặc điểm về nguồn vốn kinh doanh 10

4. Đặc điểm về sản phẩm thị trường tiêu thụ 11

4.1. Đặc điểm về sản phẩm 11

4.2. Đặc điểm về qui trình sản xuất sản phẩm 11

4.3. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ 14

III. Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy giai đoạn 2003 – 2006 14

1. Kết quả về sản phẩm 14

2. Kết quả sự phát triển thị trường 15

3. Doanh thu và lợi nhuận 15

4. Thu nhập bình quân đầu của người lao động và nộp ngân sách nhà nước 16

IV. Một số thuận lợi khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL NAM SÁCH 19

I. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy 19

1. Nhân tố sản xuất 19

2. Nhân tố vật tư và sản phẩm tiêu thụ 19

2.1. Mua sắm, dự trữ vật tư 19

2.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 19

3. Nhân tố mặt thanh toán 19

II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy 20

1. Nguồn vốn lưu động của Nhà máy 20

2. Tình hình phân bổ, cơ cấu vốn lưu động của Nhà máy 23

3. Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán của Nhà máy 26

3.1. Vốn bằng tiền 26

3.2. Khả năng thanh toán 27

4. Tình hình quản lý các khoản phải thu 31

5. Tình tổ chức tiêu thụ sản phẩm và quản lý hàng tồn kho 31

III. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động giai đoạn 2003 – 2006 32

1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động 32

2. Mức đảm nhiệm vốn lưu động 34

3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 34

IV. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy 36

1. Những kết quả đạt được 36

2. Những hạn chế 37

3. Nguyên nhân 37

 

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NĂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY TUYNEL NAM SÁCH 39

I. Định hướng phát triển của Nhà máy trong những năm tới 39

1. Định hướng phát triển chung 39

2. Định hướng trong việc phân bổ và sử dụng vốn lưu động của Nhà máy trong thời gian tới 39

3. Các mục tiêu chủ yếu năm 2008 40

II. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy 41

1. Thực hiện tốt việc kế hoạch hoá VLĐ, đảm bảo việc chủ động huy động các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 41

2. Tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, đẩy nhanh quá trình thu hồi tiền hàng 45

3. Xác định lượng dự trữ tối ưu 48

4. Nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Nhà máy 49

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy gạch Tuynel Nam Sách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời. Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là nguồn vốn có tính chất ổn định nhằm hình thành nên TSLĐ thường xuyên cần thiết. TSLĐ thường xuyên này bao gồm các khoản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm. Nguồn VLĐ thường xuyên càng lớn Nhà máy càng chủ động trong tổ chức, đảm bảo vốn cho doanh nghiệp. Công thức tính như sau: Nguồn VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn thường xuyên của Nhà máy - Giá trị còn lại của TSCĐ và đầu tư dài hạn Trong đó: Nguồn vốn thường xuyên = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Hoặc: Nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ và ĐTNH - Tổng nợ ngắn hạn Nguồn vốn lưu động tạm thời: Nguồn VLĐ tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) Nhà máy có thể thường sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, các khoản phải trả cho người bán, các khoản phải nộp Nhà nước và các khoản phải trả khác. Việc phân loại nguồn VLĐ theo cách này giúp người quản lý xem xét huy động các nguồn phù hợp với thời gian sử dụng để nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp. Để xem xét rõ hơn về nguồn vốn lưu động của Nhà máy, ta đi xem xét bảng 4: Từ số liệu bảng 4 ta thấy nguốn vốn lưu động của Nhà máy có sự tăng lên qua các năm: Năm 2006 tổng nguồn vốn là: 3.226.733.064 đồng tăng so với năm 2005 là 699.903.700 đồng. Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 342.877.364 đồng. Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 649.685.000 đồng. Sự tăng lên của nguồn vốn lưu động chủ yếu là do sự tăng lên của nguồn vốn lưu động tạm thời. Năm 2006 nguốn vốn lưu động tạm thời chiếm 88.7% trong tổng nguồn vốn lưu động, còn nguồn vốn lưu động thường xuyên chiếm 11.3% tổng vốn lưu. động. Sự chênh lệch này gây ảnh hưởng khó khăn đến sự chủ động về vốn lưu động của Nhà máy , ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh nhất là chiến lược kinh doanh lâu dài Tuy nhiên nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy nguồn vốn lưu động thường xuyên tăng dần qua các năm, nguồn vốn lưu động tạm thời giảm dần qua các năm. Năm 2003 nguồn vốn lưu động thường xuyên chiếm tỷ trọng 3% tỷ lệ này tăng lên qua các năm, nguyên nhân của sự tăng lên là do trong những năm đầu mới đi vào hoạt động sản xuất Nhà máy phải huy động một lượng vốn dài hạn tương đối vào mua sắm các trang thiết bị máy móc cho sản xuất, trong những năm sau sản xuất dần đi vào ổn định thì tỷ lệ này tăng lên. Để đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh Nhà máy huy động nguồn vốn tạm thời và cũng do sau khi sản xuất đi vào ổn định nguồn vốn này giảm dần qua các năm. Bảng 4: Nguồn vốn lưu động của Nhà máy giai đoạn 2003 - 2006 Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Giá trị (đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (đ) Tỷ trọng (%) I. Vốn lưu động 1 534 267 000 100.0 2 183 952 000 100.0 2 526 829 364 100.0 3 226 733 064 100.0 1.Tiền 1 234 267 000 80.4 1 658 952 000 76.0 36 248 925 1.4 12 855 034 0.4 2.Các khoản phải thu 108 950 000 7.1 300 000 000 13.7 743 756 354 29.4 914 016 313 28.3 3.Hàng tồn kho 191 050 000 12.5 225 000 000 10.3 1 525 908 728 60.4 2 223 839 296 68.9 4.TS lưu động khác 220 915 357 8.7 76 022 421 2.4 II. Nguồn vốn 1 534 267 000 100.0 2 183 952 000 100.0 2 526 829 364 100.0 3 226 733 064 100.0 1. Nguồn VLĐ thường xuyên 46 460 000 3.0 97 964 320 4.5 287 374 127 11.4 363 808 338 11.3 2. Nguồn VLĐ tạm thời 1 487 807 000 97.0 2 085 987 680 95.5 2 239 455 237 88.6 2 862 924 726 88.7 ( Nguồn phòng kế toán Nhà máy ) Sang năm 2006, tỷ lệ có thay đổi một chút, năm 2005 nguồn vốn thường xuyên chiếm 11.4%, sang năm 2006 giảm còn 11.3% . Sự thay đổi này là do nhu cầu thị trường về vật liệu xây dựng ngày càng cao, sản xuất kinh doanh với qui mô ngày càng rộng, Nhà máy đầu tư thêm trang thiết bị để nâng cao năng suất. Bảng 4 cho ta thấy vốn lưu động của Nhà máy được hình thành từ các nguồn khác nhau. Để xem xét Nhà máy đã sử dụng phân bổ vốn lưu động như thế nào có hợp lý hay không ta xem xét tình hình phân bổ, cơ cấu vốn lưu động của Nhà máy ( 2003 – 2004 ): Tình hình phân bổ, cơ cấu vốn lưu động của Nhà máy Để quản lý và sử dụng VLĐ có hiệu quả Nhà máy chia vốn lưu động thành 2 loại : - Vốn bằng tiền: Là bộ phận VLĐ không biểu hiện bằng hình thái hiện vật.Vốn bằng tiền gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn. - Vốn vật tư, hàng hoá: Là bộ phận VLĐ biểu hiện dưới hình thái hiện vật trong doanh nghiệp. Vốn vật tư, hàng hoá bao gồm : nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm. Cách phân loại này giúp cho Nhà máy có cơ sở để tính toán kiểm tra kết cấu tối ưu của VLĐ để có những quyết định tối ưu về mức tận dụng số VLĐ đã bỏ ra. Mặt khác, nó cũng là cơ sở để Nhà máy đánh giá khả năng thanh toán của mình. Để thấy rõ tình hình phân bổ, cơ cấu vốn lưu của Nhà máy ta xem bảng 6: Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn lưu động Nhà máy tăng lên qua các năm : Năm 2006 tổng nguồn vốn là: 3.226.733.064 đồng tăng so với năm 2005 là 699.903.700 đồng. Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 342.877.364 đồng. Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 649.685.000 đồng. Sự tăng lên của vốn lưu động là một hướng tốt xong bảng số liệu cho ta thấy sự tăng lên đó chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản phải thu và hàng tồn kho là hai khoản mục chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động của Nhà máy đó lại là biểu hiện không tốt. Các khoản khác là tài sản lưu động khác và tiền mặt chiếm tỷ trọng nhỏ và có tỷ trọng giảm dần qua các năm. Năm 2006 chiếm tỷ lệ 2.4% tỷ trọng trong tổng vốn lưu động, tiền mặt chiếm tỷ trọng 0.4% trong tổng vốn lưu động. Nhìn bảng ta cũng nhận thấy, tỷ trọng giữa lượng vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác qua các năm không cân đối. Với tình hình phân bổ cơ cấu vốn lưu động của Nhà máy như bảng trên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy. Đểm xem xét, ta đi xem xét chi tiết từng khoản mục để thấy được ảnh hưởng của vốn lưu động: . Bảng 5: Tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động của Nhà máy giai đoạn 2003 - 2006 Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Giá trị ( đ ) Tỷ trọng (%) Giá trị ( đ ) Tỷ trọng (%) Giá trị ( đ ) Tỷ trọng (%) Giá trị ( đ ) Tỷ trọng (%) I. Tiền 1 234 267 000 80.4 1 658 952 000 76 36 248 925 1.5 12 855 034 0.4 1.Tiền mặt 1 178 724 985 95.5 1 526 235 840 92 32 805 699 90.5 5 265 899 41 2.Tiền gửi ngân hàng 55 542 015 4.5 132 716 160 8 3 443 226 9.5 7 589 135 59 II. Các khoản phải thu 108 950 000 7.1 300 000 000 13.7 743 756 354 29.4 914 016 313 28.3 1.Phải thu của khách hàng 43 035 250 39.5 136 500 000 45.5 643 756 354 86.6 898 516 313 98.3 2.Các khoản phải thu khác 65 914 750 60.5 163 500 000 54.5 100 000 000 13.4 15 500 000 1.7 III.Hàng tồn kho 191 050 000 12.5 225 000 000 10.3 1 525 908 728 60.4 2 223 839 296 69 1.NVL tồn kho 53 494 000 28 65 925 000 29.3 463 065 588 30.3 1 304 608 688 58.7 2.Công cụ dụng cụ 4 012 050 2.1 3 600 000 1.6 12 841 505 0.8 29 456 773 1.32 3.CPSXKD dở dang 8 597 250 4.5 9 450 000 4.2 48 157 483 3.2 28 859 017 1.29 4.Thành phẩm. 124 946 700 65.4 146 025 000 64.9 1 001 844 152 65.6 860 914 818 38.7 IV. Tài sản lư động khác 220 915 357 8.7 76 022 421 2.4 1.Tạm ứng 136 160 000 61.6 11 960 000 15.7 2. CP chờ kết chuyển 84 755 357 38.4 64 062 421 84.3 Cộng 1 534 267 000 100 2 183 952 000 100 2 526 829 364 100 3 226 733 064 100 ( Nguồn phòng kế toán Nhà máy ) Trên đây là xem xét khái quát về tình hình vốn lưu động của Nhà máy, để biết cơ cấu phân bổ nguồn vốn Nhà máy có thích hợp không và ảnh hưởng các thành phần đến đến tổng vốn lưu động của Nhà máy ta xem xét chi tiết các khoản mục. Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán của Nhà máy Vốn bằng tiền Bao gồm tiền mặt tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của Nhà máy ở ngân hàng. Nó sử dụng để thanh toán trả lương, mua nguyên vật liệu, trả nợ người bán ... Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn có nhu cầu dự trữ một lượng tiền nhất định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết. Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của doanh nghiệp Tương ứng với một quy mô nhất định đòi hỏi phải có một lượng vốn bằng tiền đảm bảo cho tình hình tài chính ở trạng thái bình thường. Tuy nhiên nếu lượng tiền mặt dự trữ quá nhiều sẽ không tốt vì: Tỷ lệ sinh lời trực tiếp trên tiền mặt rất thấp thậm chí tiền giấy trong két của doanh nghiệp có tỷ lệ sinh lời bằng không. Trong khi đó sức mua của tiền tệ luôn có khuynh hướng giảm do chịu ảnh hưởng của lạm phát, bởi vậy có thể nói tỷ lệ sinh lời thực trực tiếp từ tiền giấy là tỷ lệ âm và tiền gửi ngân hàng là rất nhỏ. Động cơ giữ tiền là để thuận lợi trong các giao dịch kinh doanh và để duy trì khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp tại mọi thời điểm. Do vậy trong quá trình quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu hoá lượng tiền mặt phải giữ đồng thời đảm bảo lượng tiền sẵn có cần thiết là mục tiêu quan trọng nhất. Qua bảng 5, cho ta thấy tình hình hình vốn bằng tiền của Nhà máy như sau: Vốn bằng tiền giám đi qua các năm, tại thời điểm năm 2006 vốn bằng tiền là 12.855.034 đồng chiếm tỷ lệ o.4% trong tổng vốn lưu động của giảm so với năm 2005 là: 23.393891 đồng. Năm 2005 vốn bằng tiền là 36.248.925 đồng chiểm tỷ trọng 1.5% trong tổng vốn lưu động giảm so với năm 2004 là 1.622.703.075 đồng. Năm 2004 là 1.658.952.000 tăng lên so năm 2003 là 424.685.000. Trên bảng số liệu ta thấy năm 2004 lượng vốn tăng so năm 2003 là 424.685.000 sau đó giảm đi qua hai năm 2005 và 2006, nguyên nhân của sự tăng giảm này là do tình hình thị trường cũng như nhu cầu nguyên vật liệu có nhiều biền động Nhà máy tăng đầu cơ hàng hóa dự trữ, các năm sau đó tình hình sản xuất ổn định, đồng thời Nhà máy cũng sử dụng phương thức thanh toán ngay cho người bán để hưởng chiết khấu, và Nhà máy cũng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khác đến hạn. Việc giảm lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng lớn như vậy là một điều có lợi đối với Nhà máy vì nó giảm tỷ trọng VLĐ có tỷ suất sinh lời thấp và thanh toán bớt phần nợ của Nhà máy. Tuy nhiên lượng tiền giảm mạnh như vậy sẽ không đủ để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu đột xuất của Nhà máy năm 2006 chỉ còn chiếm 0.4 % trong tổng vốn lưu động. Trong thời gian tới Nhà máy cần xem xét lại để nâng cao lượng vốn này để đảm bảo đủ lượng tiền đáp ứng chi tiêu hàng ngày và chi tiêu trong những trường hợp đột xuất của Nhà máy. Khả năng thanh toán Việc giữ một lượng vốn bằng tiền nói riêng và tình hình vốn lưu động nói chung có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của Nhà máy. Trong nền kinh tế thị trường, các đối tác kinh doanh nhất là các bạn hàng thường xuyên quan tâm đến khả năng thanh toán để xem xét đưa ra quyết định tài chính khi quan hệ với doanh nghiệp. Để xem xét khả năng thanh toán Nhà máy ta dựa vào các chỉ tiêu sau: + Hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Chỉ tiêu này cho biết, với toàn bộ giá trị thuần của tài sản hiện có Nhà máy có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ hay không. Chỉ số của chỉ tiêu tính ra càng lớn thì khả năng thanh toán của Nhà máy càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu này được tính bằng công thức: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng số tài sản hiện có Tổng số nợ phải trả ( Các chỉ tiêu này được tính như bảng 6 ) + Hệ số khả năng thanh toán tạm thời. Đây là chỉ tiêu cho biết, với tổng giá thị thuần của tái sản lưu động và đầu tư ngắn hạn hiện có, Nhà máy có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Trị số này càng lớn khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạng càng vao và ngược lại. Chỉ tiêu này được tính bằng công thức: Hệ số khả năng thanh toán tạm thời = Tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn (Xem chỉ tiêu tính được bảng 6) + Hệ số khả năng thanh toán nhanh. Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh của Nhà máy , có đảm bảo thanh toán đúng hạn khi xảy ra biến động trong nền kinh tế hoặc trong lĩnh vực hoạt động, khả năng đối phó với sự thu hồi nợ đột ngột hay đồng loạt của các chủ nợ. Chỉ số này càng lớn, càng thể hiện khả năng thanh toán cao: Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tổng TSLĐ – Vốn vật tư hàng hóa Tổng nợ ngắn hạn ( xem chỉ tiêu qua các năm bảng 6) + Hệ số khả năng thanh toán tức thời. Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của Nhâ máy mà không cần dùng các khoản phải thu, bán hàng tồn kho. Chỉ tiêu này tính bằng công thức: Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền + Các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn Xem xét cụ thể ta có bảng sau ( bảng 6 ). Qua dữ liệu bảng 6, cho ta thấy: Hệ số khả năng tổng quát của Nhà máy ổn định và tăng lên qua các năm cụ thể: Năm 2004 khả năng thanh toán có chỉ số 1.854 tăng so với năm 2003 là 0.277 lần Năm 2005 khả năng thanh toán đạt chỉ số 1.904 tăng so với năm 2004 là 0.05 Năm 2006 khả năng thanh toán đạt chỉ số 1.989 tăng so năm 2005 là 0.085 lần. Hệ số khả năng thanh toán các năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ các khoản huy động vốn bên ngoài đều được đảm bảo. Nhà máy có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn bằng tài sản của mình. Hệ số khả năng thanh toán tạm thời: Hệ số này của Nhà máy qua các năm đều lớn hơn 1. Khả năng thanh toán tạm thời năm 2006 có giảm xuống thấp hợp so với năm 2005, cụ thể giảm 0.001 lần. Nhưng vẫn là mức an toàn và cho thấy Nhà máy hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn với tổng giá trị tài sản lưu động hiện có của Nhà máy. Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số này của Nhà máy qua các năm có sự giảm dần: Năm 2005 giảm so với năm 2004 là 0.492 lần; Năm 2006 giảm so với năm 2005 là 0.1 lần. Tuy năm 2004 có tăng so với năm 2003 là 0.036 lần nhưng đều nhỏ hơn 1 là mức không đảm bảo an toàn cho khả năng thanh toán nhanh các khản nợ ngắn hạn của Nhà máy. Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Hệ số này giảm đi qua các năm, năm 2003 là 0.830 đến năm 2006 giảm xuống 0.004. Sự giảm đi này chứng tỏ Nhà máy đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của Nhà máy đóng vai trò kém trong thanh toán. Bảng 6: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Nhà máy năm giai đoạn 2003 - 2006 Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Giá trị Giá trị chênh lệch 2004/2003 Giá trị Chênh lệch 2005/2004 Giá trị Chênh lệch 2006/2005 I. Tài sản lưu động 1 534 267 000 2 183 952 000 649 685 000.0 2 526 829 364 342 877 364.0 3 226 733 064 699 903 700.0 1.Tiền ( đ ) 1 234 267 000 1 658 952 000 424 685 000.0 36 248 925 -1 622 703 075.0 12 855 034 -23 393 891.0 2.Hàng tồn kho ( đ ) 191 050 000 225 000 000 33 950 000.0 1 525 908 728 1 300 908 728.0 2 223 839 296 697 930 568.0 II. TS cố định ( đ ) 6 253 540 000 6 547 526 000 293 986 000.0 6 835 636 348 288 110 348.0 6 660 316 558 -175 319 790.0 III. Nợ phải trả ( đ ) 4 787 807 000 4 710 000 000 -77 807 000.0 4 918 364 965 208 364 965.0 4 971 359 923 52 994 958.0 IV. Nợ ngắn hạn ( đ ) 1 487 808 000 2 085 987 680 598 179 680.0 2 239 455 237 153 467 557.0 2 862 924 726 623 469 489.0 V. Các chỉ số thanh toán 1. Chỉ số tổng quát (I + II)/III 1.627 1.854 0.227 1.904 0.050 1.989 0.085 2. Chỉ số tạm thời( I/IV) 1.031 1.047 0.016 1.128 0.081 1.127 -0.001 3. Chỉ số nhanh (I - I2)/IV 0.903 0.939 0.036 0.447 -0.492 0.350 -0.097 4. Chỉ số tức thời (I1/IV) 0.830 0.795 -0.034 0.016 -0.779 0.004 -0.012 Nguồn phòng kế toán Nhà máy Tình hình quản lý các khoản phải thu Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp thường chiếm dụng vốn lẫn nhau nhằm tăng thêm vốn kinh doanh hay nói cách khác, các khoản phải thu, phải trả thường xuyên phát sinh. Tuy nhiên, nếu các khoản công nợ này chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng gia tăng sẽ gây khó khăn cho tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, giảm công nợ phải thu, nhanh chóng thu hồi tiền hàng, chiếm dụng vốn hợp lý...là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý vốn lưu động của Nhà máy. Qua bảng 5 ta thấy, tổng các khoản phải thu đến năm 2006 là 914016313 đồng chiếm tỷ lệ 28.3% tổng vốn lưu động, tăng so với năm 2005 là 170.259.959; Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 443.756.354 đông; Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 191.050.000 đồng. Sự tăng lên của các khoản phải thu do sự tăng lên chủ yếu của khoản phải thu của khách hàng, năm 2006 phải thu của khách hàng chiếm 98.3 % trong các khoản phải thu. Sự tăng lên của khoản phải thu của khách hàng qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn sẽ gây nên tình trạng bị chiếm dụng vốn trong khâu thanh toán, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy. Tình tổ chức tiêu thụ sản phẩm và quản lý hàng tồn kho Việc dự trữ hàng tồn kho là nhu cầu thông thường đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải xem xét để cân đối mức dự trữ. Nếu dự trữ quá lớn sẽ làm cho hàng hoá dư thừa gây ứ đọng làm giảm hiệu quả kinh doanh. Nếu dự trữ quá thấp có thể gây thiếu hụt, làm giảm sự nhịp nhàng...gây khó khăn cho việc đảm bảo nhu cầu hàng hoá của thị trường, làm gián đoạn quá trình kinh doanh và gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Qua bảng số liệu ( bảng 5 ), ta thấy hàng tồn kho tăng lên qua các năm với tỷ trọng ngày càng tăng, năm 2006 là 2.223839.296 đồng chiếm tỷ lệ 69% tổng vốn lưu động tăng so với năm 2005 là 697.930.568 đồng; Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 1.300.908.728 đông; Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 33.950.000 đồng. Hàng tồn kho tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của nguyên vật liệu tồn kho và thành phẩm. Năm 2006 nguyên vật liệu tồn kho là 1.304.608.688 đồng chiếm tỷ trọng 58,7 % hàng tồn kho tăng so với năm 2005 là 841.543.100 đồng; Năm 2005 là 463.065.588 đồng chiếm tỷ trọng là 30.3 % hàng tồn kho tăng so năm 2004 là 397.140.588 đồng; Năm 2004 tăng so năm 2003 là 12.431.000. Thành phẩm là khoản thứ 2, chiếm tỷ trọng lớn trong tống vốn hàng tồn kho. Năm 2006 tỷ lệ có giảm so năm 2005 là 140.929.334 đồng nhưng tỷ lệ này vẫn cao chiểm 38,7% trong tổng hàng tồn kho. Mặt khác trong các năm 2003, 2004, 2005 tỷ lệ thành phẩm chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng hàng tồn kho. Như vậy khả năng tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy gặp nhiều khó khăn. Tóm lại, tình hình kết cấu hàng tồn kho của Nhà máy là chưa tốt. Lượng thành phẩm tồn kho và nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng hàng tồn kho sẽ dẫn đến tình trạng hàng hoá bị ứ đọng gây nên việc sử dụng vốn kém hiệu quả làm giảm lợi nhuận của Nhà máy.Vì vậy, khi quyết định dự trữ hàng hoá thì Nhà máy nên có biện pháp tiêu thụ để đạt được mức dự trữ hàng hoá tối ưu, giúp Nhà máy không bị ứ đọng vốn, tối thiểu hoá chi phí ,đảm bảo thực hiện các hợp đồng đã ký kết, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động giai đoạn 2003 – 2006 Hiệu quả sử dụng VLĐ là mối quan hệ giữa kết quả đạt được trong quá trình khai thác sử dụng VLĐ vào SXKD với số VLĐ trong doanh nghiệp, người ta sử dụng một số chỉ tiêu chủ yếu sau: Vòng quoay vốn lưu động Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất( dự trữ - sản xuất – tiêu thụ ). Đẩy nhanh tốc độ luôn chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho Nhà máy, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tốc độ luân chuyển VLĐ được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: - Số vòng quay VLĐ: chỉ tiêu này phản ánh vòng quay vốn được thực hiện trong một thời kỳ nhất định, thường tính trong một năm. L= D VLĐbq Trong đó: L: Số lần luân chuyển (số vòng quay) của VLĐ trong năm D: Doanh thu thuần trong năm VLĐbq: Vốn lưu động bình quân trong năm VLĐbq = VLĐbq1 + VLĐbq2 + VLĐbq3 + VLĐbq4 4 Việc tăng vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với Nhà máy, có thể giúp cho Nhà máy giảm được lượng vốn lưu động cần thiết trong kinh doanh, giảm được lượng vốn vay hoặc có thể mở rộng được quy mô kinh doanh trên cơ sở vốn hiện có. - Kỳ luân chuyển VLĐ: phản ánh số ngày ( thời gian cần thiết ) để hoàn thành một vòng luân chuyển VLĐ. K = 360 L Trong đó: K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động VLĐbq: Vốn lưu động bình quân trong năm Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt hàng mua sắm dự trữ, sản suất và tiêu thụ của doanh nghiệp có hợp lý hay không. Vòng quay của vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng tỏ VLĐ càng được sử dụng có hiệu quả. Mức đảm nhiệm vốn lưu động Mức đảm nhiệm VLĐ = VLĐbq trong kỳ Doanh thu trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ cần có để đạt được một đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Lợi nhuận trước (hoặc sau thuế) VLĐbq trong năm Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. Chỉ số trên càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng tốt và ngược lại. Chỉ tiêu này càng cao là điều mong muốn của bất kỳ Doanh nghiệp nào. Kết quả các chỉ tiêu trên của nhà máy được thể hiện qua bảng 7, qua bảng số liêu ta thấy: Về vòng quoay vốn lưu động Chỉ tiêu này không ổn định qua các năm cụ thể: Năm 2004 số vòng quoay vốn lưu động là 2.25 vòng tăng so với năm 2003 là 0.16 vòng . Nhưng sang năm 2005 thì số vòng quay lại giảm, số vòng quay vốn lưu động năm 2005 là 1.87 vòng giảm so với năm 2004 là 0.39 vòng. Sang năm 2006 so với 2005 vòng quay vốn lưu động lại tăng lên 0.32 vòng. Kỳ luân chuyển vốn lưu động cũng vậy, năm 2004 để thực hiện một vòng quoay vốn lưu động cần 159 ngày giảm 12 ngày so với năm 2003 đây là chiều hướng tốt. Nhưng sang năm 2005 để thực hiện một vòng quoay vốn lưu động cần 192 ngày tăng so năm 2004 là 33 ngày theo chiều hướng xấu đi.Năm 2006 để thực hiện một vòng quoay vốn lưu động cần 164 ngày giảm so với năm 2005 là 28 ngày. Bảng 7: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà may giai đoạn 2003 - 2006 A. Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 Tiền Tiền Chênh lệch Tiền Chênh lệch Tiền Chênh lệch 1. Doanh thu thuần đồng 2 780 852 787 4 187 785 253 1 406 932 466 4 397 296 791 209 511 538 6 296 517 045 1 899 220 254 2.Lợi nhuận trước thuế đồng 278 314 247 327 219 449 48 905 202 338 641 087 11 421 638 471 703 576 133 062 489 3. VLĐ bình quân đồng 1 328 857 500 1 859 109 500 530 252 000 2 355 390 682 496 281 182 2 876 781 214 521 390 532 B. Các chỉ tiêu đánh giá 1. Vòng quoay VLĐ (A1/A3) Vòng 2.09 2.25 0.16 1.87 -0.39 2.19 0.32 2. Kỳ luân chuyển VLĐ (360/B1) Ngày 172.03 159.82 -12.21 192.83 33.02 164.48 -28.35 3. Mức đảm nhiệm VLĐ (A3/A1) % 0.48 0.44 -0.03 0.54 0.09 0.46 -0.08 4. Hiệu quả sử dụng VLĐ(A2/A3) % 0.21 0.18 -0.03 0.14 -0.03 0.16 0.02 Về mức đảm nhiệm VLĐ Năm 2003 là 0.48% nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu cần 0.48 đồng vốn lưu động. Sang năm 2005 để tạo ra một đồng doanh thu chỉ cần 0.44 đồng vốn lưu động, giảm được so với năm 2003 là 0.03 đồng. Nhưng sang năm 2005 lại tăng và năm 2006 lại giảm so với 2005 là 0.08 đồng. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Năm 2006 một đồng vốn lưu động tạo ra 0.16 đồng lợi nhuận trước thuế tăng so với năm 2005 là 0.02 đồng. Năm 2005 một đồng vốn lưu động chỉ tạo ra được 0.14 đồng lợi nhuận trước thuế giảm so với năm 2005 là 0.03 đồng. Năm 2004 so với năm 2003 cũng giảm 0.03 đồng. Qua các chỉ tiêu trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy là chưa tốt. Nhà máy cần có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong những năm tới. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy Qua những phân tích từ thực tế cho tới các hệ thống chỉ tiêu phân tích ở trên, ta có đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy như sau: Những kết quả đạt được Mặc dù những năm đầu đi vào sản xuất gặp nhiều khó khăn nhưng Nhà máy đã chủ động huy động các nguồn vốn, bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho dài hạn, duy trì nguồn vốn ổn định, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này chứng tỏ sự cố gắng, năng động của Nhà máy trong việc tổ chức nguồn vốn lưu động đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Nhà máy đã rất năng động trong việc sử dụng vốn chiếm dụng được, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn. Không ngừng tìm kiếm khách hàng mới và thị trường mới để từ đó thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động kinh doanh vẫn có lãi, đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được mở rộng Những hạn chế Nguồn vốn lưu động tăng lên, nhưng tăng do sự tăng lên của nguồn vốn lưu động tạm thời chiếm tỷ trọng chủ yếu, điều này gây khó khăn ảnh hưởng đến sự chủ động về tài chính. Cơ cấu vốn lưu động còn nhiều điều chưa hợp lý, Sự bố trí vốn trong các khoản phải thu và hàng tồn kho còn lớn gây nên hiện tượng ứ đọng vốn cả trong thanh toán và khâu dự trữ. Đặc biệt là với các kho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Nhà máy Gạch Tuynel Nam Sách.DOC
Tài liệu liên quan