Chuyên đề Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM 3

1.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh và các rủi ro của NHTM 3

1.1.1.Khái niệm ngân hàng thương mại: 3

1.1.2. Phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM 6

1.1.2.1. Rủi ro lãi suất 7

1.1.2.2. Rủi ro hối đoái 7

1.1.2.3.Rủi ro thanh khoản 7

1.1.2.4. Rủi ro tín dụng 8

1.1.2.5. Rủi ro hoạt động ngoại bảng 8

1.1.2.6. Rủi ro khác: 9

1.1.3.Rủi ro tín dụng và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 9

1.1.3.1. Khái niệm 9

1.1.3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 10

1.2. Quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại. 15

1.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng 15

1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng 16

1.2.2.1. Đối với ngân hàng 16

1.2.2.2. Đối với khách hàng: 17

1.2.2.3. Đối với nền kinh tế 17

1.2.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng của NHTM 18

1.2.3.1. Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 18

1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá đo lường rủi ro tín dụng 22

1.2.3.3. Các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng của NHTM 32

1.2.3.4. Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng 39

CHƯƠNG 2 42

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNN & PTNT CHI NHÁNH THĂNG LONG 42

2.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT chi nhánh Thăng Long 42

2.1.1. Giới thiệu chung về chi nhánh NHNN & PTNT Thăng Long 42

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại chi nhánh Thăng Long 42

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý và sơ đồ tổ chức hoạt động 42

2.1.2.2. . Sắp xếp, bố trí nhân lực: 43

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN &PTNT chi nhánh Thăng Long từ năm 2005 đến 2007 44

2.1.2.1.Nguồn vốn 44

2.1.2.2. Dư nợ: 49

2.1.2.3. Kết quả tài chính 52

2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại NHNN &PTNT chi nhánh Thăng Long 53

2.2.1. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng 53

2.2.1.1 Đối với khách hàng doanh nghiệp 53

2.2.1.2. Khách hàng cá nhân 61

2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNN & PTNT Thăng Long 63

2.2.2.1, Tình hình sử dụng nguồn vốn huy động 63

2.2.2.2, Tình hình nợ xấu tại chi nhánh 64

2.2.2.3. Tình hình lãi dự thu qua các năm từ 2005-2007 71

2.2.2.4 Mức độ rủi ro tín dụng 72

2.2.2.5. Tình hình trích lập và sử dụng sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng 72

2.3. Đánh giá chung 73

2.3.1. Những thành tựu đã đạt được: 73

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 75

2.3.2.1. Những hạn chế còn tồn tại 75

2.3.2.2. Những nguyên nhân gây ra các hạn chế đó 76

CHƯƠNG 3 79

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG 79

TẠI NHNN & PTNT CHI NHÁNH THĂNG LONG 79

3.1. Phương hướng và mục tiêu hoạt động của NHNN & PTNT chi nhánh Thăng Long 79

3.1.1. Phương hướng hoạt động của Chi nhánh trong thời gian tới 79

3.1.1.1.Về huy động vốn: 79

3.1.1.2. Về công tác tín dụng: 79

3.1.1.3.Về dịch vụ ngân hàng: 80

3.1.1.4.Về tài chính: 80

3.1.1.5.Về tổ chức cán bộ và đào tạo: 80

3.1.2. Mục tiêu phấn đấu năm 2008 81

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHNN & PTNT Chi nhánh Thăng Long 81

3.2.1. Giải pháp chủ yếu 81

3.2.1.1. Hoàn thiện chính quy trinh tín dụng và chú trọng vào công tác thẩm đinh sau khi cho vay 81

3.2.2.2. Đa dạng hóa danh mục cho vay của chi nhánh 84

3.2.2.3. Xây dựng hệ thống phân loại và xếp hạng khách hàng tự động 84

3.2.2.4. Xử lý nợ tồn đọng 85

3.2.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 86

3.2.2.6. Nâng cao chất lượng tổ chức và đào tạo cán bộ tín dụng 87

3.2.2. Giải pháp bổ trợ 88

3.2.2.1. Phát triển kỹ thuật công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tín 88

3.2.2.2. Phát triển trung tâm tư vấn dịch vụ và đầu tư cho khách hàng 88

3.2.2.3. Các giải pháp pháp về điều hành và quản lý ngân hàng 88

3.3. Kiến nghị 89

3.3.1.Kiến nghị đối với Chính phủ 89

3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN 89

3.3.3. Kiến nghị với NHNN & PTNT Việt Nam 90

Danh mục các tài liệu tham khảo 92

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán … Sau đó cần phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thông qua các tỷ số tài chính sau: + Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (Liquidity ratios): Khả năng thanh toán ngắn hạn = tài sản lưu động / nợ đến hạn . Hệ số này phải lớn hơn 1, nếu không doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ đúng hạn. Khả năng thanh khoản nhanh = (tài sản lưu động – hàng tồn kho) / nợ đến hạn. Các doanh nghiệp có vòng quay hàng tồn kho chậm đòi hỏi hệ số này phải cao, còn doanh nghiệp có hệ số vòng quay hàng tồn kho nhanh thì chỉ tiêu này có thể nhỏ hơn 1. Hệ số ngân quỹ = ngân quỹ / nợ ngắn hạn + Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ (Leverage ratios): Hệ số nợ = (tổng tài sản – vốn chủ sở hữu) / tổng tài sản. Hệ số này có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 là lý tưởng vì có ít nhất phân nửa tài sản của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn chủ sở hữu. Hệ số khả năng trả lãi = lợi tức trước thuế và lãi / chi phí trả lãi. Hệ số này đo lường mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi cho các chủ nợ. + Nhóm chỉ tiêu hoạt động (Activity ratios): Hệ số vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán / hàng tồn kho Hệ số vòng quay các khoản phải thu = doanh thu / các khoản phải thu Hệ số vòng quay tài sản = doanh thu thuần / tổng tài sản + Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời (Profitability ratios): Hệ số mức sinh lời trên doanh thu = tổng lợi tức sau thuế / doanh thu thuần Hệ số thu nhập trên tổng tài sản = tổng lợi tức sau thuế / tổng tài sản Hệ số thu nhập trên vốn thuần = tổng lợi tức sau thuế / vốn chủ sở hữu thuần Tuỳ theo từng loại hình tín dụng mà ngân hàng quan tâm đến các chỉ số khác nhau: cho vay ngắn hạn thì lưu ý đến các chỉ số lưu động, chỉ số về nợ; cho vay dài hạn thì quan tâm đến chỉ số sinh lời, khả năng trả nợ. - Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng. - Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tuỳ theo chính sách tín dụng theo từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thâu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của NHTW quy định theo từng thời kỳ. - Kiểm soát (Control): Tập trung vào những vấn đề như các thay đổi trong pháp luật và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng b, Mô hình điểm số Z Đây là mô hình do E.I.Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: - Trị số của các chỉ số tài chính của người vay. - Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau: Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5 Trong đó, X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạch toán của tổng nợ X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. c. Mô hình chấm điểm tín dụng Ngày nay nhiều NHTM sử dụng phương pháp chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng để xem xét việc cấp tín dụng cho khách hàng. Các tiêu chí mà ngân hàn dựa vào để cho điểm khách hàng là: Đối với khách hàng doanh nghiệp thì tiêu chí là : vốn kinh doanh, lao động. doanh thu thuần, giá trị nộp ngân sách nhà nước Đối với khách hàng cá nhân, tiêu chí cho điểm là : trình độ học vấn, tuổi, nghề nghiệp, thời gian công tác, thời gian làm công việc hiện tại, thu nhập hàng tháng, số người ăn theo, tổng nợ hiện tại, trạng thái tài khoản của khách hàng tại ngân hàng…. Ví dụ chấm điểm quy mô doanh nghiệp như sau: STT Tiêu chí Trị số Điểm 1 Vốn kinh doanh Trên 50 tỷ Từ 40 tỷ đến dưới 50 tỷ 30 25 2. Lao động Trên 1500 người Từ 1000 đến 1500 người 15 12 3 Doanh thu thuần Trên 200 tỷ Từ 100 đến 200 tỷ 40 30 4 Nộp ngân sách Trên 10 tỷ Từ 7 đén 10 tỷ 15 12 Mô hình chấm điểm tín dụng loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quá trình cho vay tuy nhiên có nhược điểm là không tự điều chỉnh được một cách nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của nền kinh tế. d, Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s: Rủi ro tín dụng hay rủi ro không hoàn được vốn trái phiếu của công ty thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu. Những đánh giá này được chuẩn bị bởi một số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó Moody’s và Standard & Poor’s là những dịch vụ tốt nhất.  Xếp hạng Tình trạng Moody’s Aaa Chất lượng cao nhất Aa Chất lượng cao A Chất lượng vừa cao hơn Baa Chất lượng vừa Ba Nhiều yếu tố đầu cơ B Đầu cơ Caa Chất lượng kém Ca Đầu cơ có rủi ro cao C Chất lượng kém nhất Standard & Poor’s AAA Chất lượng cao nhất AA Chất lượng cao A Chất lượng vừa cao hơn BBB Chất lượng vừa BB Chất lượng vừa thấp hơn B Đầu cơ CCC-CC Đầu cơ có rủi ro cao C Trái phiếu có lợi nhuận DDD-D Không hoàn được vốn Đối với Moody’s xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor’s thì cao nhất là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody’s) và AA (Standard & Poor’s) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao. Trong đo, chứng khoán trong 4 loại đầu được xem như loại chứng khoán nên đầu tư, còn các loại chứng khoán bên dưới bị coi như vô giá trị, không nên đầu tư..Nhưng do có mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận nên tuy việc xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng có lợi nhuận cao nên đôi lúc khách hàng chấp nhận đầu tư vào các loại chứng khoán này. 1.2.3.4. Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng a, Xây dựng chính sách tín dụng và qui trình tín dụng hợp lý Hoạt động tín dụng liên quan tới nhiều bộ phận trong ngân hàng, đòi hỏi sự kết hợp và chỉ đạo chung thông qua chính sách, qui tắc và sự kiểm soát chung. Chính sách tín dụng: với mục tiêu chính là mở rộng tín dụng đồng thời hạn chế rủi ro tín dụng nằm nâng cao thu nhập của ngân hàng. Toàn bộ các vấn đề liên quan đến cấp tín dụng nói chung đều được xem xét và đưa ra trong chính sách tín dụng như: qui mô, lãi suất, kì hạn, đảm bảo, phạm vi, các khoản tín dụng có vấn đề và nội dung khác…Chính sách tín dụng bao gồm các nội dung chính sau: Chính sách khách hàng Chính sách qui mô và giới hạn tín dụng Lãi suất và phí suất tín dụng Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ Điều kiện giải ngân và điều kiện thanh toán Chính sách đối với các tài sản có vấn đề Quy trình tín dụng : là tổng hợp các nguyên tắc, qui định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị ngân hàng cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng.Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Về cơ bản, qui trình tín dụng bao gồm các bước sau: Bước 1: Phân tích trước khi cấp tín dụng Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn và tiến hành điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân tích thẩm đinh khách hàng. Nội dung phân tích bao gồm: đánh giá tài sản của khách hàng, đánh giá các khoản nợ, phân tích luông tiền, sử dụng các nhóm tỷ lệ về thanh khoản, rủi ro, sinh lời…để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đây là bước quan trọng nhất quyết định chất lượng của phân tích tín dụng. Bước 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng Sau khi tiến hàng phân tích và thẩm đinh khách hàng , nếu đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng và khách hàng sẽ kí kết hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng là văn bản viết ghi lại thỏa thuận giũa người nhận tài trọ (khách hàng) và ngân hàng, nội dung chủ yếu là ngân hàng cam kết cấp cho ngân hàng một khoản tín dụng trong khoảng thời gian và lãi suất nhất định. Hợp đồng tín dụng là văn bản mang tính pháp luật xác định quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ tín dụng, đồng thời phải tuân thủ các điều kiện của các luật, các qui định…Do vậy cả ngân hàng và khách hàng đều cân nhắc kĩ lưỡng trước khi kí kết hợp đồng tín dụng. Một hợp đồng tín dụng thường có các nội dung cơ bản sau: khách hàng ( họ tên, tư cách pháp nhân), số lượng hoặc hạn mức tín dụng, lãi suất và phí, thời hạn tín dụng, các loại đảm bảo, điều kiện và thời hạn giải ngân, điều kiện thanh toán…. Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, ngân hàng phải có trách nhiệm cấp tiền cho khách hàng như thỏa thuận. Và kèm theo việc cấp tín dụng, ngân hàng kiểm soát khách hàng: sử dụng tiền vay có đúng mục đích, đúng tiến độ không? Quá trình sản xuất kinh doanh có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu thua lỗ hay ko? Bước 4: Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới. Quan hệ tín dụng kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi. Các khoản tín dụng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn. Một số trường hợp, các khoản tín dụng đã không hoàn trả hoặc không hoàn trả đủ đúng hạn. Việc thanh toán nợ không đúng hạn cho thấy các trục trặc hoạt động của khách hàng. Việc xem xét tìm nguyên nhân là rất quan trọng để giúp ngân hàng kịp thời đưa ra các quyết định đến tín an toàn của khoản tín dụng. Nếu khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng, cố tình nợ nần dây dưa hoặc làm ăn yếu kém không còn phương cách cứu vãn, ngân hàng áp dụng phương án thanh lý tức là sử dụng các biện pháp có thể thu hồi được để thu hồi khoản nợ, bao gồm phong tỏa và bán các tài sản thế chấp…Nếu khách hàng có khó khắn về tài chính, song vẫn kiên quyết tìm cách khắc phục để trả nợ, ngân hàng thường áp dụng phương án khai thác bao gồm gia hạn nợ, giảm lãi hoặc cho vay thêm. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNN & PTNT CHI NHÁNH THĂNG LONG 2.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT chi nhánh Thăng Long 2.1.1. Giới thiệu chung về chi nhánh NHNN & PTNT Thăng Long NHNN & PTNN chi nhánh Thăng Long là một trong 2.564 chi nhánh của NHNN & PTNN Việt Nam, có trụ sở chính đặt tại số 4 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội. Chi nhánh NHNN & PTNT Thăng Long là doanh nghiệp được nhà nước xếp hạng I của một trong những ngân hàng quốc doanh uy tín nhất Việt Nam. Chi nhánh NHNN&PTNT trước đây là Sở Giao dịch I của NHNN&PTNT Việt Nam được thành lập từ ngày 06/03/1991. Đến ngày 14/04/2003, Sở Giao dịch I được đổi tên thành Chi nhánh NHNN&PTNT Thăng Long với chức năng kinh doanh là chính. Ban giám đốc đã có nhiều giải pháp để nhanh chóng xây dựng thương hiệu kinh doanh mới, đồng thời phát huy lợi thế của Chi nhánh cấp I. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại chi nhánh Thăng Long 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý và sơ đồ tổ chức hoạt động Trong năm 2005 NHNN & PTNT chi nhánh Thăng Long đã triển khai tốt các nội dung của Đề án cơ cấu lại ngân hàng theo chỉ đạo của NHNNVN. Để củng cố chất lượng hoạt động, sắp xếp lại địa bàn hoạt động của các chi nhánh, các phòng giao dịch đã được thành lập để phát huy hiệu quả tối đa. Đến 31/12/2005, có 31 điểm giao dịch, trong đó: - 01 Trụ sở chính - 09 Chi nhánh cấp 2 - 08 Phòng giao dịch Tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh tính đến 31/12/2005 là 255 người. Trong đó: 07 cán bộ có trình độ trên Đại học, 176 cán bộ có trình độ Đại học, 21 cán bộ có trình độ Cao đẳng, Chứng chỉ nghiệp vụ Ngân hàng, 50 cán bộ có trình độ Trung cấp, sơ cấp. Tính đến tháng 12/2006, số cán bộ công nhân viên là 252 người, trong đó 73% là đại học. Và đến 12.2007 thì số cán bộ công nhân viên là 258 người trong đó 76% là đại học. Số cán bộ trên được hình thành từ các nguồn : Cán bộ của Sở giao dịch I NHNN&PTNT Cán bộ tuyển dụng từ sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng và các nguồn khác của XH. - Cán bộ từ các đơn vị trong hệ thống ngân hành điều về Cán bộ của Nhà in Ngân hàng, Tổng công ty Vàng bạc chuyển về, do sắp xếp lại các đơn vị trên. 2.1.2.2. . Sắp xếp, bố trí nhân lực: Ban giám đốc, lãnh đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ; Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh cấp 2; Trưởng, phó phòng giao dịch: 66 người. 53 cán bộ tín dụng 13 cán bộ Thanh toán quốc tế 94 cán bộ Kế toán, thủ quỹ - 28 cán bộ làm các nghiệp vụ khác Sơ đồ 1:Tổ chức hoạt động của Chi nhánh NHNN&PTNT Thăng Long: GIÁM ĐỐC Phó GĐ phụ trách tín dụng Phòng tín dụng Phó GĐ phụ trách kế toán Phòng kế toán Phòng kế hoạch Các chi nhánh và phòng giao dịch Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ Phòng hành chính Phòng thẩm định Phó GĐ phụ trách thanh toán Phòng thanh toán quốc tế Phòng vi tính ( Nguồn số liệu: Phòng tổ chức cán bộ) 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN &PTNT chi nhánh Thăng Long từ năm 2005 đến 2007 2.1.2.1.Nguồn vốn Đối với một ngân hàng thì nguồn vốn là yếu tố đầu vào của quá trình hoạt động kinh doanh. Khi nguồn vốn có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động vốn thấp thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Bảng 1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Thăng Long: Đơn vị: tỷ đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chỉ tiêu Số tiền So KH 05/04(%) Số tiền So KH 06/05(%) Số tiền So KH 07/06(%) Tiền gửi dân cư 1394,40 129,6% 1603 114,95% 1602 99,94% Tỷ trọng 18,7% 19,5% 15,2% Không KH 20,457 60,6% 14 68,4% 14 100% TG<12 tháng 314,503 97,56% 381 121,14% 380 99,74% TG>12 tháng 1059,444 147,23% 1208 114,02% 1208 100% Tiền gửi TCKT,XH 4737,199 89,66% 5978 126,19% 7960 133,15% Tỷ trọng 63,58% 72,7% 75,69% Không KH 3374,943 93,35% 4120 122,076% 5529 134,2% TG <12 tháng 286,804 226,97% 236 82,29% 290 122,88% TG>12 tháng 1075,452 69,76% 1622 150,82% 2141 131,99% Tiền gửi TCTD & khác 1319,453 69,66% 639 48,43% 955 149,45% Tỷ trọng 17,7% 7,77% 9,08% Không KH 391,453 63,44% 165 42,15% 32 19,39% TG<12 tháng 928 103,4% 474 51,07% 423 89,24% TG>12 tháng 0 0 500 Tổng nguồn vốn 7451,056 72% 90,28% 8221 108% 110,33% 10517 131% 127,93% Trong đó: Ngoại tệ qui đổi VNĐ 1164,906 1367 863 (Nguồn: Phòng tín dụng , NHNN & PTNT chi nhánh Thăng Long) Theo bảng trên ta thấy tình hình huy động vốn từng năm của chi nhánh NHNN&PTNT Thăng Long. * Năm 2005, bám sát chỉ đạo của NHNN&PTNTVN, chi nhánh Thăng Long đã tích cực thực hiện các giải pháp tăng nguồn vốn từ dân cư, kiên quyết giảm dần nguồn vốn nhận từ các TCTD khác nhằm tạo dần nguồn vốn ổn đinh, góp phần đảm bảo khả năng thanh toán của toàn hệ thống (đã giảm 31% so năm 2004). Tính đến cuối năm 2005, tổng nguồn vốn huy động được là 7.451 tỷ đồng, đạt 72% kế hoạch của năm 2005, trong đó tiền gửi dân cư chiếm 18.7% tổng nguồn vốn và tăng 30% so với 2004. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn (2005): nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 51% tổng nguồn vốn; nguồn có kỳ hạn < 12 tháng chiếm tỷ trọng 20% tổng nguồn vốn nguồn có kỳ hạn > 12 tháng chiếm tỷ trọng 29% tổng nguồn vốn * Năm 2006, tổng nguồn vốn đạt 8.221 tỷ VNĐ, đạt 108% kế hoạch năm 2006 và tăng 10% so với năm 2005 trong đó tiềm gửi dân cư chiếm 19.5% tổng nguồn tăng 15% so với năm 2005 còn tiền gửi và tiền vay các TCTD thì giảm 48.04% so với năm 2005 và chỉ chiếm 7.6% tổng nguồn vốn Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: nguồn vốn không kỳ hạn chiếm 52,29% tổng nguồn nguồn vốn kỳ hạn < 12 tháng chiếm 13.27% tổng nguồn nguồn vốn kỳ hạn > 12 tháng chiếm 34.44% tổng nguồn Năm 2006,chi nhánh đã tiếp tục giảm phần lớn nguồn vốn nhận được từ các TCTD khác đồng thời đẩy mạnh các hoạt động nhằm huy động nguồn vốn bù đắp phần nguồnđã trả các TCTD và tăng trưởng nguồn vốn: - Tổ chức lễ ký kểt thoả thuận hợp tác giữa NHNN&PTNT VN và Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhằm củng cố mối quan hệ khách hàng, duy trì được nguồn vốn và dịch vụ Tiếp cận, làm ngân hàng dịch vụ cho một số dự án ODA từ NHNN&PTNTVN và Bộ Tài chính. Tích cực triển khai các đợt huy động vốn do NHNN&PTNT tổ chức: tiết kiệm dự thưởng nhân dịp AGRIBANK CUP, chứng chỉ dài hạn… Giao nhiệm vụ huy động vốn cho tất cả các cán bộ làm nghiệp vụ khác (tín dụng, thanh toán quốc tế, kế toán…) nhằm tận dụng các quan hệ tín dụng, thanh toán … để thu hút nguồn vốn. Nghiên cứu, triển khai các sản phẩm tiểt kiêm phù hợp quy định, đáp ứng yêu cầu của người gửi tiền, tiết kiêm trả lãi định kì theo tháng, quý… * Năm 2007, tổng nguồn vốn đạt 10.518 tỷ đồng, đạt 131% kế hoạch năm, tăng 30% so với năm 2006.Trong đó tiền gửi dân cư chiếm 15% tổng nguồn vốn và xấp xỉ bằng năm 2006. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: nguồn vốn không kỳ hạn và < 12 tháng chiếm 15% tổng nguồn vốn nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng chiếm 76% tổng nguồn vốn nguồn vốn có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên chiếm 20% tổng nguồn vốn Năm 2007, nguồn vốn tuy tăng trưởng cao về cuối năm nhưng do Chi nhánh Thăng Long là đơn vị đầu mối thanh toán của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nguồn vốn thường tăng lớn về cuối tháng, cuối năm nên tính chất nguồn vốn không ổn định. Năm 2007 là năm có nhiều biến động về lãi suất,cung cầu vốn trên thị trường. Đặc bịêt vào những tháng cuối năm, việc huy động vốn trên thị trường hết sức khó khăn.Nhằm góp phần cân đối vốn vào thời điểm cuối năm của toàn hệ thống.Chi nhánh đã: Tăng cường tiếp thị, huy động nguồn vốn từ khách hàng mới và khơi tăng nguồn vốn từ các khách hàng truyền thống. Điều hành lãi suất linh hoạt trên cơ sở khung lãi suất của NHNN&PTNT, đảm bảo tài chính hợp lý đồng thời vẫn duy trì, tăng trưởng nguồn vốn. Tích cực triển khai các đợt huy động vốn do NHNN&PTNT tổ chức. Nghiên cứu, triển khai các sản phẩm tiết kiệm phù hợp quy định, đáp ứng yêu cầu của người gửi tiền: tiết kiệm trả lãi định kỳ theo tháng, quý… Quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản. Chi nhánh phân công cán bộ thường xuyên theo dõi, nắm chắc luồng vốn vào ra hàng ngày dể có phương hướng chuẩn bị vốn thanh toán.Thường xuyên theo dõi nguồn vốn, sử dụng vốn, tài khoản điều chuyển vốn , nắm rõ kế hoạch thanh toán các nguồn vốn lớn nhằm bảo đảm quản lý thanh khoản ngay từ cơ sở 2.1.2.2. Dư nợ: Bảng 2: Thống kê dư nợ Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Dư nợ 05/04 (%) % nợ xấu Dư nợ 06/05 (%) %nợ xấu Dư nợ 07/06 (%) % nợ xấu Dư nợ DNNN 1037,378 62,06% 0,4% 950 91,6% 2% 901 94,8% 2,8% Ngắn hạn 776,953 55.55% 692 89,06% 693 100,1% Trung hạn 194,130 90,64% 89 45,8% 75 84,27% Dài hạn 66,295 152,14% 169 254,92% 133 78,7% Dư nợ DNNQD 1024,229 109,05% 19,6% 970 94,7% 70% 1339 138,04% 1,4% Ngắn hạn 437,504 117,76% 526 120,22% 1052 200% Trung hạn 214,892 115,7% 103 47,9% 130 126,21% Dài hạn 371,883 97,3% 341 91,9% 157 46,04% Dư nợ HTX 0,2 0% 0 0% 6 0% Ngắn hạn 0 0 3 Trunghạn 0,2 0 3 Dài hạn 0 0 0 Hộ SX, kinh doanh 186.107 74.6% 1.08% 462 248.24% 28% 413 89.4% 0.9% Ngắn hạn 124,538 84,58% 340 273% 329 96,76% Trung hạn 57,567 59,63% 120 208,45% 83 69,17% Dài hạn 4,002 71,27% 2 50% 1 50% Dư nợ khác 295,930 88,24% 3,04% 261 4,5% Dư nợ TCTD 654 643 98,31% Tổng dư nợ 2543,844 80% 8,45% 3036 119,3% 4% 3564 117,4% 1,66% Trong đó: Ngoại tệ quy đổi VNĐ 591.840 537 90.7% 401 74.67% Năm 2005, dư nợ đạt 2.543 tỷ đồng, đạt 67% kế hoạch năm, giảm 20% so với năm 2004.Trong đó: Phân loại theo thời hạn cho vay : dư nợ ngắn hạn chiếm 61% tổng dư nợ, tổng dư nợ trung và dài hạn chiếm 39% tổng dư nợ. Phân loaị theo thành phần kinh tế: DNNN:1.037 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 41% tổng dưnợ DNNQD : 1.02 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40% tổng dư nợ HTX: 200 triệu, chiếm 0% tổng dư nợ Hộ gia đình, cá nhân: 482 tỷ đồng, chiếm 19% tổng dư nợ Năm 2006, tổng dư nợ đạt 3.036 tỷ VNĐ ( trong đó 654 tỷ VNĐ cho vay CTCTTC theo chỉ tiêu TW giao., đạt 76% kế hoạch năm, tăng 20% so với 2005.Năm 2006, Chi nhánh tập trung vào các hoạt động nâng cao chất lượng tín dụng, đầu tư có chọn lọc vào một số dự án thật sự hiệu quả, tăng cường cán bộ đi thu nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro.Do vậy, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng không cao nhưng chất lượng tín dụng đã được tăng cao đáng kể, tỷ lệ nợ xấu đã giảm nhiều so với đầu năm. Năm 2007, tổng dư nợ là 3.564 tỷ VNĐ ( trong đó 643 tỷ đồng dư nợ cho vay CTCTTC theo chỉ tiêu TW giao), đạt 90% kế hoạch năm và tăng 18% so với năm 2006. TRong đó : Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn nợ: dư nợ ngắn hạn chiếm64% tổng dư nợ, dư nợ trung hạn chiếm 28% tổng dư nợ và dư nợ dài hạn chiếm 8% tổng dư nợ. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: DNNN: (bao gồm cá các TCTD) chiếm 43% tổng dư nợ DNNQD: chiếm 38% tổng dư nợ Hợp tác xã : 60.168% Hộ gia đình cá nhân: 12% Dư nợ khác: 7% Hoạt động tín dụng năm 2007 đối mặt với nhiều khó khăn: Hiện nay, một số khách hàng lớn của Chi nhánh đang trong thời kỳ cơ cấu lại tổ chức, hình thức sở hữu, đã ảnh hưởng một phần đến hoạt động kinh doanh dẫn đến dư nợ tại ngân hàn giảm Hiện tại có nhiều qui đinh mới của Luật, Nghị định được sửa đổi. Nhưng chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ, Ngành dẫn đến việc thực hiện khó khăn như: Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của chính phủ Việc thế chấp tài sản của DNNN và DNCPH chưa được thực hiện theo quy định do giấy tờ sở hữu tài sản của các doanh nghiệp trên chưa đầy đủ hoặc do các tài sản không đủ điều kiện làm đảm bảo tiền vay. Nhìn chung, chi nhánh đã thực hiện các giải pháp nhằm tăng trưởng tín dụng một cách hiệu quả. Chú trọng đầu tư các dự án , doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng cho vay tiêu dùng thông qua việc hợp tác với các trường đại học, cơ quan để phát hành thẻ có chức năng thấu chi… 2.1.2.3. Kết quả tài chính Bảng 3: Kết quả tài chính Đơn vị: tỷ VND Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng thu 879,69 1179 1531 Thu lãi 866,816 1140 1495 Tỷ trọng(trên tổng thu) 98% 96.8% 98% Thu khác 12,853 (trong đó thu dịch vụ là 7,842 tỷ) 39 (trong đó 8 tỷ là thu ngoài tín dụng) 36 Tỷ trọng(trên tổng thu) 2% 3.2% 2% Tổng chi( chưa lương) 794,014 1095 1376 Chi trả lãi 699,578 994 1256 Tỷ trọng ( trên tổng chi) 88% 90,8% 91% Chi khác 94,436 100 120 Tỷ trọng ( trên tổng chi) 12% 9,2% 9% Chênh lệch thu nhập – chi phí (chưa lương) 85,655 83,520 155 Quỹ tiền lương 14,320 29 Lãi suất LS bình quân đầu vào 0,7% 0,55% 0,53% LS bình quân đầu ra 0,95% 0,79% 0,79% Chênh lệch LS bình quân 0,25% 0,24% 0,26% (Nguồn: Phòng tín dụng , NHNN & PTNT chi nhánh Thăng Long) Năm 2006, thực hiện định hướng và chỉ tiêu của NHNN&PTNTVN về chênh lệch lãi suất, Chi nhánh thực hiện cho vay theo mức lãi suất quy địn, lãi suất đầu vào tăng thì lãi suất cho vay tăng. Tuy nhiên, năm 2006 Chi nhánh Thăng Long vẫn chưa đạt được chỉ tiêu về chênh lệch lãi suất là do: Là chi nhánh có số dư thừa nguồn lớn, bình quân trên 2000 tỷ VND Việc cho vay Công ty nội ngành theo chỉ tiêu NHNN&PTNTVN giao hịên tại chưa áp dụng được mức lãi suất cho vay hiện hành (bình quân 700 tỷ VND) Ngoài ra đối với một số kháchhàng lớn có tiền gửi , thanh toán, tín dụng, để giữ và lôi kéo được nguồn vốn, thu dịch vụ, được sự chấp thuận của NHNN& PTNTVN, chi nhánh áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi Năm 2007, Chi nhánh Thăng Long vẫn là chi nhánh có số dư thừa nguồn lớn. Đặc biệt trong năm 2007, phí thừa nguồn hầu hết các tháng đã giảm dưới 0.75%. 2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại NHNN &PTNT chi nhánh Thăng Long 2.2.1. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng Để phân tích khách hàng và xét duyệt cho vay, ngân hàng đã sử dụng quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được thực hiện theo các bước sau: 2.2.1.1 Đối với khách hàng doanh nghiệp Bước 1: Thu thập thông tin Cán bộ tín dụng tiến hàng điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư từ các nguồn: Hồ sơ do khách hàng cung cấp: giấy tờ pháp lý và các BCTC Phỏng vấn trực tiếp khách hàng Đi thăm thực địa khách hàng Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác Phòng thông tin kinh tế tài chính ngân hàng của NHNN & PTNT Việt Nam Các nguồn khác Bước 2: Xác định ngành ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp NHNN&PTNT áp dụng biểu điểm khác nhau cho 4 loại ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau gồm: Nông lâm ngư nghiệp; thương mại và dịch vụ; xây dựng; công nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì phân theo loại ngành nghề lĩnh vực nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp Bước 3: Chấm điềm quy mô doanh nghiệp Quy mô doanh nghiệp được xác đinh dựa vào 4 tiêu chí: vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần, giá trị nộp ngân sách nhà nước Căn cứ vào thang điểm dưới đây, các doanh nghiệp được xếp loại thành : + Từ 70 – 100 điểm là quy mô lớn + Từ 30 – 69 điểm là quy mô vừa + Dưới 30 điểm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12875.doc
Tài liệu liên quan