MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP 3
1.1.Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp 3
1.1.1. Khái niệm và bản chất của lợi nhuận 3
1.1.2. Nguồn gốc của lợi nhuận. 5
1.1.3. Vai trò của lợi nhuận 6
1.2. Phương pháp xác định lợi nhuận trong doanh nghiệp 8
1.2.1. Doanh thu của doanh nghiệp 8
1.2.2. Chi phí của doanh nghiệp 10
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận 17
1.3.Phân phối lợi nhuận 21
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận doanh nghiệp 25
1.4.1.Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu 25
1.4.2. Nhân tố ảnh hưởng tới chi phí. 30
1.4.3. Các nhân tố khác. 34
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO THIẾT BỊ VÀ ĐÓNG TÀU HẢI PHÒNG 37
2.1 Đặc điểm của công ty. 37
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 37
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh. 38
2.1.3.Tổ chức bộ máy quản lý công ty. 38
2.2. Thực trạng lợi nhuận tại Công ty chế tạo thiết bị và Đóng tàu Hải Phòng 40
2.2.1 Khái quát tình hình tài chính Công ty Chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng. 40
2.2.2 Thực trạng lợi nhuận tại công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng. 48
2.2.2.1. Thực trạng doanh thu, chi phí giai đoạn 2003 – 2005 48
2.3. §ánh giá thực trạng lợi nhuận tại Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng. 57
2.3.1 Những kết quả đạt được 57
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân. 59
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO THIẾT BỊ VÀ ĐÓNG TÀU 62
HẢI PHÒNG 62
3.1. Định hướng phát triển của công ty 62
3.2 Giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty Chế tạo thiết bị và Đóng tàu Hải Phòng. 63
3.2.1 Nhóm giải pháp tăng doanh thu. 63
3.2.2. Nhóm biện pháp giảm chi phí. 71
3.2.3. Một số biện pháp khác. 75
3.2.4. Một số kiến nghị. 80
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 85
91 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1911 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty Chế tạo thiết bị và Đóng tàu Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lợi cho các doanh nghiệp,làm giảm các chi phí bất hợp lý và làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển sẽ tạo ra được nhiều máy móc thiết bị hiện đại với công suất cao, tốn ít nhiên liệu, từ đó sẽ tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao với giá thành thấp. Điều này đặc biệt quan trọng trọng môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và nhu cầu của con người ngày một nâng cao như hiện nay. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì máy móc thiết bị lại nhanh chóng bị lạc hậu, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng phương pháp khấu hao hợp lý, nhanh chóng đổi mới máy móc công nghệ để sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh trên thị trường. Nếu như trước đây hầu hết các doanhnghiệp đều tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng thì giờ đây với tốc độ phát triển nhanh chóng của khao học kỹ thuật các doanh nghiệp đã chuyển sang tính khấu hao theo nhiều phương pháp như phương pháp khấu hao nhanh điều chỉnh, khấu hao theo số dư giảm dần…vì nếu không khấu hao nhanh thì máy móc thiết bị của doanh nghiệp sẽ bị lạc hậu nhanh chóng mà không có nguồn để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ. Do khấu hao được tính vào chi phí nên nó cũng sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.4.3. Các nhân tố khác.
Các nhân tố trên ảnh hưởng tới doanh thu và chi phí của doanh nghiệp, từ đó tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ngoài các nhân tố cơ bản trên còn rất nhiều các nhân tố khác ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp như các khoản thuế gián thu, sự biến động của giá trị đồng tiền trong nước cũng như trên thị trường thế giới, các yếu tố thuộc về kinh tế chính trị…
Như ta đã biết thuế là nhân tố khách quan có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận của doanh nghiệp, thuế ảnh hưởng tới lợi nhuận thông qua thuế suất. Ngoài thuế doanh thu, thuế suất khẩu thì thuế nhập khẩu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới giá vốn hàng bán. Thuế nhập khẩu tăng làm giá vốn hàng bán tăng trong khi giá bán không tăng sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Thuế giá trị gia tăng không chỉ làm tăng giá thanh toán của hàng hoá dịch vụ mà đôi khi việc khấu trừ thuế,hoàn thuế chậm cũng ảnh hưởng không tốt tới việc quay vòng vốn phục vụ quá trình sản xuất của công ty.
Sự biến động giá trị của đồng tiền có ảnh hưởng đến lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp vì lợi nhuận thực tế là hiệu của lợi nhuận danh nghĩa và mức thay đổi giá trị đồng tiền hay tỷ lệ lạm phát. Đặc biệt với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, sự biến động giá trị của đồng tiền dẫn đến sự biến động vể tỷ giá hối đoái càng tác động mạnh tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì với các doanh nghiệp khi xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hoá đều phải thanh toán bằng ngoại tệ. Nếu đồng ngoại tệ tăng, doanh nghiệp sẽ thu được nhiều hơn khi xuất khẩu đồng thời cũng sẽ phải trả nhiều hơn khi nhập khẩu và ngược lại.
Khi đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp chúng ta không thể không nhắc đến nhân tố thuộc về chính trị và của nền kinh tế nói chung. Doanh nghiệp sẽ không thể phát triển tốt nếu như có sự bất ổn về chính trị trong nước cũng như sự biến động chính trị trong khu vực hay trên thế giới. Chính trị có ảnh hưởng không chỉ đến sự phát triển của các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Có ổn định chính trị thì mới có thể phát triển kinh tế và có sự phát triển của nền kinh tế thì các doanh nghiệp mới có cơ hội phát triển, cạnh tranh cũng như vươn mình ra khu vực và thế giới.
Tất cả các nhân tố trên đều ảnh hưởng tới doanh thu, chi phí cũng có thể nảh hưởng tới cả doanh thu và chi phí từ đó hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra một số nhân tố chủ quan khác thuộc về tự nhiên, xã hội, văn hoá… cũng tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận doanh nghiệp thì phải dựa vào các nhân tố rên để đưa ra chiến lược phù hợp với doanh nghiệp mình.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO THIẾT BỊ VÀ ĐÓNG TÀU HẢI PHÒNG
2.1 Đặc điểm của công ty.
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty Chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số: 49- QĐ-TCCQ ngày 11-01-1993 của UBND Thành Phố Hải Phòng. Tiền thân của công ty là nhà máy đóng tàu Hải Phòng, nằm trên đường Hà Nội - Hải Phòng, cách Hải Phòng 6Km, với diện tích hơn 10 ha. Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, từ một công trường làm cột điện cao thế vượt sông Cấm, sông Hồng do chuyên gia Liên Xô thiết kế và kiểm tra hướng dẫn thi công, Nhà máy đã chuyển sang làm xà lan và tàu kéo trong những năm từ 1963 đến 1965. Từ đó phát triển công nghệ đóng tàu hàng loạt phục vụ cho thời kỳ chiến tranh chống Đế quốc Mỹ, đến khi đất nước thống nhất thì tiếp tục phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Thực hiện chủ trương lại các doanhnghiệp quốc doanh của Chính phủ và do yêu cầu phát triển kinh tê, UBND Thành phố Hải Phòng đã xem xét và thống nhất chuyển giao Nhà máy đóng tàu Hải Phòng từ Sở công nghiệp Hải Phòng về Tổng công ty lắp máy Việt Nam thuộc Bộ Xây dựng quản lý.
Tháng 9 năm 1996 việc chuyển giao được thực hiện và Nhà máy đóng tàu Hải Phòng đổi tên thành Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng theo quyết định số: 220- QĐ-UB ngày 17-09-1996 của UBND Thành phố Hải Phòng và quyết định số768/BXD- TCLĐ ngày 20-09-1996 của Bộ Xây dựng. Công ty có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, hoạt động trong Tổng công ty, có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ về tài chính, chịu sự giàng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với Tổng công ty theo quy định và điều lệ của Tổng công ty lắp máy Việt Nam.
Tên quốc tế của công ty: Hai Phong equipment manufacture & Shipbuilding company.
Trụ sở của công ty: Km6 - Quốc lộ 5- Quận Hồng Bàng- Thành phố Hải Phòng.
Số đăng ký kinh doanh:108103 ngày 16- 02-1994
Điện thoại:( 84-31) 850119.
Fax: (84-31) 850120
Email: Lisemco@hn.vnn.vn
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh.
Đóng mới, sửa chữa các loại tàu, thuyền, xà lan.
Sản xuất các loại kết cấu thép.
Chế tạo lắp đặt: Thiết bị công nghệ,kết cấu thép, bình bể, đường ống chịu áp lực cao, hệ thống điện lạnh, điện thông tin.
Chế tạo lắp dựng: Các máy nâng chuyển, bảo dưỡng các dây chuyền công nghệ, thiết bị cơ khí , cơ giới và tàu vận tải.
Nhận thầu xây lắp các công trình: Công nghiệp, dân dụng, giao thông, đường dây, trạm biến áp.
Sản xuất , kinh doanh các loại vật tư. Vận tải đường sông, đường biển.
Xuất khẩu vật tư, máy móc thiết bị.
Khảo sát, thiết kế, tư vấn xây dựng các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng.
Tư vấn thiết kế và chế tạo thiết bị nâng, kết cấu thép. Bình bồn bể chịu áp lực, tư vấn thiết kế đóng mới tàu và các công trình nổi.
2.1.3.Tổ chức bộ máy quản lý công ty.
Mỗi một doanh nghiệp đều phải tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với quy mô, đặc điểm và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn một cách hiệu quả nhất. Công ty Chế tạo thiết bị và Đóng tàu Hải Phòng là một doanh nghiệp lớn, tổ chức bộ máy quản lý của công ty gồm: Ban Giám đốc, các Phòng ban chức năng, các Xí nghiệp phụ thuộc, các đơn vị sản xuất.
Ban giám đốc gồm 4 đồng chí:
Giám đốc công ty là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm về tình hình sử dụng vốn, tài sản của công ty, chỉ đạo và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công. Giám đốc công ty do Hội đồng quản trị Tổng công ty bổ nhiệm.
Phó giám đốc phụ trách về kỹ thuật thi công và an toàn lao động.
Phó giám đốc phụ trách vè kỹ thuật đóng mới, sửa chữa tàu và đầu tư xây dựng.
Phó giám đốc phụ trách về công tác nội chính.
Phòng ban chức năng gồm có 6 phòng và 2 ban:
Phòng Kinh tế - Kỹ thuật: Có nhiệm vụ để ra các quy trình kỹ thuật cho các phân xưởng, lập ra các định mức vật tư cho phân xưởng, ký kết các hợp đồng kinh tế và tiêu thụ sản phẩm, theo dõi tính toán về mặt kinh tế các công trình, các hợp đồng mà công ty nhận thầu
Phòng Tài chính - Kế toán: Thực hiện và tổ chức mọi công việc kế toán theo pháp lệnh kế toán, thống kê, thực hiện đầy đủ nội dung công việc kế toán của công ty, hướng dẫn đôn đốc và kiểm tra thu thập đầy đủ , kịp thời chính xác các chứng từ kế toán có liên quan, chi chép tính toán và phản ánh số liệu hiện có và tình hình luân chuyển, sử dụng vật tư, tài sản, vốn và quá trình sản xuất của công ty. Kiểm tra tình hình thu chi tài chính giúp Giám đốc hướng dẫn các bộ phận phòng ban trong công ty thực hiện đầy đủ các chế độ.
Phòng Kế hoạch - Đầu tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch hàng tháng cho các phân xưởng và các đội, lập kế hoạch dự toán đầu tư xây dựng cơ bản, thanh quyết toán các công trình đầu tư.
Phòng Vật tư - Thiết bị: chuyên cung cấp các loại vật tư, dụng cụ, nhiên liệu cho sản xuất, đảm bảo cung cấp kịp thời phục vụ sản xuất của công ty đồng thời quản lý các kho tàng, bến bãi.
Phòng Tổ chức LĐTL : Có nhiệm vụ quản lý về nhân sự, lao động tiền lương, theo dõi chế độ chính sách cho người lao động và công tác nội chính trong công ty. Tổ bảo vệ trực thuộc Phòng tổ chức LĐTL có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tư, kiểm tra và bảo vệ vật tư, thiết bị trong phạm vi công ty.
Phòng Hành chính - Y tế : Tổ chức phục vụ đời sống cho cán bộ công nhân viên và quản lý trang thiết bị hành chính trong văn phòng của công ty, cung cấp văn phòng phẩm phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ của các phòng ban.
Ngoài ra còn có 2 Ban đó là Ban quản lý máy - thiết bị và Ban an toàn lao động.
Xí nghiệp phụ thuộc: Gồm có
Xí nghiệp đóng tàu Quỳnh Cư
Xí nghiệp tư vấn thiết kế LISEMCO
Đơn vị sản xuất gồm có 5 đội và 2 phân xưởng:
Đội chế tạo và lắp máy thiết bị số 1.
Đội chế tạo và lắp máy thiết bị số 4.
Đội xây dựng.
Đội phun cát sơn.
Đội cơ giới và sửa chữa.
Xưởng chế tạo thiết bị và kết cấu thép.
Xưởng đóng mới và sửa chữa tàu.
Mỗi bộ phận trong công ty có chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc,thực hiện công việc quản lý của mình, phụ trách và cố vấn cho ban giám đốc, giúp Ban Giám đốc đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CHẾ TẠO THIẾT BỊ VÀ ĐÓNG TÀU HẢI PHÒNG
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Đội chế tạo và lắp đặt TB số 1
Phòng hành chính
Đội cơ giới và sửa chữa
Đội phun cát sơn
Đội xây dựng
Đội chế tạo và lắp đặt TB số 4
Ban quản lý máy
Ban an toàn lao động
Phòng kế hoạch đầu tư
Phòng tài chính kế toán
Phòng vật tư thiết bị
Phòng tổ chức LĐTL
Phòng kinh tế kỹ thuật
Xí nghiệp tư vấn thiết kế Lisemcoooôooo
Xưởng chế tạo TB và kết cấu thép.
Xưởng đóng mới và sửa chữa
Xí nghiệp đóng tàu Q.Cư
2.2. Thực trạng lợi nhuận tại Công ty chế tạo thiết bị và Đóng tàu Hải Phòng
2.2.1 Khái quát tình hình tài chính Công ty Chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng.
2.2.1.1.Cơ cấu Tài sản - Nguồn vốn
Nhìn vào cơ cấu Tài sản - Nguồn vốn của công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng trong 3 năm gần đây ( 2003- 2005) ta thấy tình hình tài chính của công ty là khá khả quan, tài sản và nguồn vốn của công ty đều tăng trưởng qua các năm cả về quy mô và tỷ trọng.
Biểu đồ 1:Tình hình tăng trưởng tài sản -nguồn vốn giai đoạn 2003 - 2005.
Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng
Năm 2004, Tổng tài sản và cũng như tổng nguồn vốn của công ty là 181.234 tr.đồng tăng 69.479 tr. đồng so với năm 2003 và đạt mức tăng trưởng 38.34%. Trong đó tài sản lưu động tăng đáng kể 67.087.tr.đồng. Tuy vậy, nợ phải trả của công ty cũng tăng 67.226.tr. đồng chủ yếu do công ty sử dụng vốn kinh doanh vào việc trả nợ ngắn hạn. Thực tề cho thấy vốn chủ sở hữu có tăng
BẢNG 1: CƠ CẤU TÀI SẢN - NGUỒN VỐN
Đơn vị: Tr. đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tăng trưởng 04/03
Tăng trưởng 05/04
I.TSLĐ& ĐTNH
107221
174299
186764
67.078
12.465
1.Tiền
1354
173
2709
-1.18
2.536
2. Các khoản ĐTTCNH
20
20
20
0
0
3. Các khoản phải thu
26840
33842
49440
7.002
15.598
4.Hàng tồn kho
75940
139586
134076
63.646
-5.510
5.TSNH khác
3067
678
519
-2.389
-159
II TSCĐ& ĐTDH
4533
6935
37841
-2.402
30.906
1.TSCĐ
4276
4098
35100
-178
31.002
2. Chi phí XDDD
257
178
302
-79
124
3. TSDH khác
0
2659
2439
2659
-220
TỔNG TÀI SẢN
111.754
181.234
224.605
69.480
43.371
I.Nợ phải trả
103649
170875
212853
67.226
41.978
1. Nợ ngắn hạn
100275
167330
182323
67.055
14.993
2.Nợ dài hạn
0
0
30530
0
30530
3.Nợ khác
3374
3545
171
-3545
II.Vón CSH
8105
10358
11752
2.253
1.394
1.Vốn CSH
8469
10787
12017
2.318
1.230
2.Nguồn kinh phí, quỹ khác
-364
-429
-265
-65
-164
TỔNG NGUÒN VỐN
111.754
181.234
224.605
69.480
43.371
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2003 – 2005 của Công tyChế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng)
nhưng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn ngày càngcó xu hướng giảm. Năm 2003 chiếm 7.3%; năm chiếm 5.7% đó là do chính sách mới của Nhà nước trong một số năm trở lại đây muốn cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nên việc xin cấp thêm vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh là rất khó khăn, vì vậy công ty đã sử dụng phần vốn vay ngắn hạn ngân hàng để có thể nắm bắt kịp thời các cơ hội, tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh được nhanh nhất.
Năm 2005, Tổng tài sản của công ty là 224.605 tr.đồng. Tuy có tăng 43.371 tr.đồng so với năm 2004 nhưng mức tăng trưởng thấp hơn và đạt 19.31%. Trong đó phần TSCĐ tăng 30.906 tr.đồng chủ yếu do công ty dùng nguồn vốn vay nội bộ dài hạn để mua sắm máy móc thiế t bị. TSLĐ tăng chủ yếu do các khoản phải thu tăng (15.597.683.974 đồng) . Đối với nguồn vốn cũng do yêu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên công ty phải vay thêm vốn ngắn hạn ngân hàng và vay dài hạn nội bộ. Việc vay dài hạn nội bộ là một biện pháp rất tốt nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên làm việc hiệu quả hơn vì kết quả hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của họ.
Về cơ cấu tài sản cho thấyTSLĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ( năm 2003 là 95.94% ; năm 2004 là 96.17% và năm 2005 là 83.15%). Hơn nữa TSCĐ tăng tương đối so với TSLĐ nên tỷ lệ TSCĐ trong tổng tài sản cũng tăng lên đặc biệt là năm 2005.
So sánh tương quan giữa tỷ lệ nợ phải trả trong tổng nguồn vốn và TSLĐ trong tổng tài sản thì tỷ lệ nợ phải trả ( năm 2003 là 92.75%; năm 2004 là 94.28%) là thấp hơn chứng tỏ công ty đã sử dụng một phần một phần vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào TSLĐ. Năm 2005 tỷ lệ nợ phải trả trong trổng nguồn là 94.77% cao hơn so với tỷ lệ TSLĐ trong tổng tài sản điều này là do trong năm công ty đã đầu tư một lượng lớn vào việc mua sắm trang thiết bị.
Dễ dàng nhận thấy khoản mục hàng tồn kho chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong TSLĐ, đây là đặc điểm của ngành xây lắp vì quá trình sản xuất kéo dài trong nhiều năm.
Bảng 2 : Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty
Đơn vị: VND
Chỉ tiêu
Đơn vị
2003
2004
2005
Khả năng thanh toán hiện hành
lần
1.069
1.042
1.024
Khả năng thanh toán nhanh
lần
0.312
0.207
0.289
(Nguồn:xử lý dữ liệu từ BCTC giai đoạn 2003 – 2005 tại CT Chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng))
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành ( TSLĐ/ NNH) là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của khoản nợ đó. Nhìn vào bảng ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp là giảm qua các năm. Đây là một dấu hiệu không khả quan đối với doanh nghiệp mặc dù nguyên nhân sâu xa của việc giảm trên là do phần nợ ngắn hạn do người mua trả tiền trước ( một đặc điểm của ngành xây lắp, chế tạo và đóng tàu vì chủ hàng phải đặt hàng và trả một phần tiền giá trị của công trình ) tăng qua các năm, thực ra đó cũng là một tín hiệu vui với doanh nghiệp.
Tuy vậy, khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là rất thấp điều này làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán. Năm 2004 là 0,207 lần giảm 0,105 lần so với năm 2003 do khoản mục tồn kho ( Chi phí SXKDDD) tăng nhanh là điều không tốt Sang năm 2005 tỷ lệ này đã tăng lên nhưng vẫn còn thấp so với năm 2003.
Nhìn chung khả năng thanh toán của doanh nghiệp là thấp, vốn bị ứ đọng nhiều trong sản phẩm.,doanh nghiệp phải tốn nhiều chí phí bảo quản hàng tồn kho.
2.2.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng 3: Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đơn vị :Tr. đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng doanh thu
105.450
169.346
244.251
Doanh thu thuần
105.450
169.346
244.251
LN trước thuế
1.019
1.415
1.971
LN sau thuế
693
1.039
1.457
(Nguồn: BCTC giai đoạn 2003 – 2005 tại CT Chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng)
Bảng kết quả trên cho thấy tổng doanh thu qua các năm không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Đây là một dấu hiệu phản ánh doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, mức tăng trưởng cũng tương đối ổn định. Mặt khác lợi nhuận trước thuế tăng góp phần tăng Ngân sách Nhà nước đồng thời lợi nhuận sau thuế của công ty cũng gia tăng nhờ đó mà thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng tăng lên giúp họ cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần.
2.2.1.3 Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Lợi nhuận của công ty tăng liên tục qua các năm do vậy phần thuế thu nhập doanh nghiệp nộp cũng tăng theo.Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 28% của lợi nhuận trước thuế, nhưng công trình nhiệt điện Uông Bí được miễn giảm thuế thu nhập, phần thuế suất phải nộp tính cho công trình này chỉ là 20 % nên tổng thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thực tế sẽ giảm đi. Ngoài ra Công ty còn đóng góp vào ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế GTGT, thuế nhập khẩu, thu trên vốn sử dụng ngân sách Nhà nước và các loại thuế khác. Năm 2005 Công ty đóng góp vào ngân sách một số tiền hơn 5 tỷ đồng.Ta có thể thấy rõ qua bảng số liệu sau:
Bảng 4: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Thuế GTGT
791.918.609
331.401.047
5.018.461.326
Thuế xuất nhập khẩu
1.085.498.403
10.427.993
66.694.746
Thuế TNDN
326.207.127
376.223.146
514.168.367
Thu trên vốn
89.312
89.312
89.312
Thuế khác
21.260.250
170.527.536
38.849.827
Tổng cộng
2.224.973.701
888.669.034
5.638.263.578
(Nguồn: BCTC phần thực thiện nghĩa vụ với Nhà nước giai đoạn 2003 – 2005 CT Chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng)
2.2.1.4 Tình hình sử dụng vốn.
Lợi nhuận là chỉ tiêu là kết quả mà các doanh nghiệp mong muốn đạt được, tuy nhiên với các doanh nghiệp có quy mô khác nhau thì lợi nhuận thu được là khác nhau. Để đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp người ta còn quan tâm đến các chỉ tiêu về năng lực kinh doanh. Năng lực kinh doanh của Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng giai đoạn 2003 – 2005 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5: Tình hình sử dụng vốn.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Vòng quay VLĐ
Vòng
0.98
0.97
1.31
Vòng quay HTK
Vòng
1.29
1.15
1.73
Kỳ thu tiền bình quân
Ngày
91.63
71.94
72.87
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Lần
8.80
12.78
2.83
Hiệu suất sử dụng TTS
Lần
0.94
0.93
1.09
(Nguồn: Bảng CĐKT và Báo cáo KQKD giai đoạn 2003 – 2005 ở CT Chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng )
Bảng trên cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ (vòng quay VLĐ ) năm 2004 có giảm chút ít so với năm 2003 nhưng tăng nhanh trong năm 2005, chứng tỏ vốn lưu động đã tham gia nhiều hơn vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Vòng quay hàng tồn kho năm 2004 đã giảm so với năm 2003 do hàng tồn kho năm 2004 tăng cao nhưng đến năm 2005 thì chỉ tiêu này lại tăng đột biến đó là do thị trường các yếu tố đầu vào năm 2005 có nhiều biến động giá cả nguyên nhiên liệu đầu vào tăng đặc biệt là sự gia tăng đáng kể đối với các nguyên nhiên vật liệu dùng cho ngành xây lắp và chế tạo. Sự gia tăng của nguyên liệu đầu vào làm giá vốn hàng bán cũng tăng theo dẫn đến vòng quay hàng tồn kho cũng tăng.
Kỳ thu tiền giảm qua các năm cũng đồng nghĩa với việc thu tiền từ khách hàng trở nên nhanh chóng hơn và việc chiếm dụng vốn của công ty đã giảm. Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với công ty. Tuy vậy thì chỉ tiêu này vẫn còn tương đối cao, công ty cần áp dụng các biện pháp để nhanh chóng thu tiền từ khách hàng, đưa vốn vào sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2004 tăng đáng kể so với năm 2003 nhưng năm 2005 hiệu quả này giảm hẳn vì do trong năm công ty mới mua sắm TSCĐ nên chưa đưa vào sản xuất là bao và công ty đã áp dụng khấu hao nhanh đối với những tài sản này.
Nhìn chung, tuy còn một số vấn đề đáng quan tâm nhưng có thể nói tình hình tài chính tại Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng đang ngày càng tốt hơn. Lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước ngày càng tiến bộ chứng tỏ vị thế của công ty đã được củng cố trên thị trường.tất cả những điều đó là tiền đề giúp công ty phát triển và khẳng định mình trên thị trường.
2.2.2 Thực trạng lợi nhuận tại công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng.
2.2.2.1. Thực trạng doanh thu, chi phí giai đoạn 2003 – 2005
Quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, nó quyết định hiệu quả hoạt động cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc biệt ở Công ty Chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là thành phần tạo nên lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Vì vậy để có thể hiểu rõ nét thực trạng lợi nhuận tại Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng ta cần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
a.Doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
Doanh thu tỉêu thụ hàng hoá dịch vụ được xác định khi hàng hoá dịch vụ đã hoàn thành việc sản xuất giao cho khách hàng và được khách hàng chấp nhận thanh toán. Tại Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng doanh thu tiêu thụ sản phẩm được xác định khi sản phẩm hoàn thành giao cho chủ đầu tư và cùng với chủ đầu tư nghiệm thu, quyết toán công trình. Doanh thu của doanh nghiệp là được xác định bằng tổng doanh thu của các công trình đã hoàn thành. Với các công trình chưa hoàn thành, công ty sẽ nghiệm thu theo phần công việc đã hoàn thành.
Giai đoạn 2003 -2005, doanh thu tiêu thụ của Công ty có những biến động không đáng kể. Các con số kế hoạch không ngừng tăng, tổng doanh thu các năm như sau: Năm 2004 tăng 63.896 tr.đồng; năm 2005 tăng 74.905 tr. đồng. Do các khoản giảm trừ trong 3 năm đều bằng không nên sự thay đổi của tổng doanh thu chính là sự thay đổi trong doanh thu thuần qua 3 năm.
b. Chi phí sản xuất kinh doanh.
Doanh thu của Công ty tăng liên tục trong thời gian qua đồng thời lợi nhuận cũng tăng, như vậy yếu tố doanh thu đã ít nhiều ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên để hiểu được sự biến động của lợi nhuận không chỉ nghiên cứu yếu tố doanh thu và ta cần nghiên cứu yếu tố chi phí.
Bảng 6 : Tổng hợp chi phí
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Chi phí NVLTT
115.358.383.752
195.502.411.767
184.891.375.180
Chi phí NCTT
13.707.844.866
16.150.314.217
19.693.682.085
Chi phí SXC
8.655.073.338
13.088.822.534
16.014.353.704
Chi phí BH
-
-
38.317.314
Chi phí QLDN
3.608.347.987
3.064.623.611
4.906.418.131
Tổng chi phí
141.329.649.943
227.806.172.129
225.544.146.414
(Nguồn: Báo cáo KQKD giai đạon 2003 -2005 tại CT Chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu được tính bằng tổng chi phí bỏ ra để đưa nguyên vật liệu về nơi sản xuất. Trong đó các chi phí liên quan bao gồm: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ bảo quản nguyên vật liệu, chi phí nhân viên thu mua, chi phí thuê kho, thuê bãi… trừ đi các khoản giảm giá được hưởng. Chi phí nguyên vật liệu năm 2004 tăng hơn 80.144 tr. đồng, năm 2005 có giảm đôi chút so với năm 2005 nhưng chi phí nguyên vật liệu với con số như vậy là tương đối lớn so với doanh thu đạt được. Chi phí nguyên vật liệu tăng nhiều như vậy một phần do công tác quản lý nguyên vật liệu còn yếu kém dẫn đến việc thất thoát, tiêu hao nguyên vật liệu, một phần do loại hình kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến khoản chi phí này đặc biệt cao. Các nguyên liệu là dễ hao hụt, khó bảo quản, chi phí vận chuyển cao cũng là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận của Công ty bị ảnh hưởng. Cũng nói thêm là chi phí nguyên vật liệu tăng là do giá nguyên vật liệu 2 năm qua tăng đáng kể.
Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí phải trả cho lao động thuộc bộ phận danh sách công ty và lao động thuê ngoài Số công nhân viên trong công ty không ngừng tăng do công ty mở rộng nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh mới. Lương công nhân được tính bằng hệ số lương nhân với mức lương cơ bản của Nhà nước và có sự tăng lên qua các năm. Chi phí trả cho lao động thuê ngoài thường biến động phụ thuộc vào khối lượng công việc thực hiện, tính chất từng công việc và thị trường lao động.
Từ năm 2003 đến năm 2005 Chi phí nhân công trực tiếp tăng gần 6000 tr. đồng , một con số không phải là nhỏ mặc dù số lượng cán bộ công nhân viên chức trong công ty ngày càng tăng do công ty mở rộng quy mô sản xuất nên cần thêm nhiều lao động. Chi phí nhân công trực tiếp tăng làm giá vốn hàng bá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai phap tang loi nhuan tai cong ty che tao va dong tau Hai Phong-CQ 442027-TRAN THI TUYET NHUNG.doc