Tên giao dịch: MINH KHAI TEXITILE COMPANY.
Tên viết tắt: Số 207 đường Minh Khai – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Công ty dệt Minh Khai (Tên trước đây khi thành lập là nhà máy dệt khăn mặt khăn tay) là một đơn vị lớn của ngành công nghiệp Hà Nội.
Công ty được khởi công xây dựng từ cuối những năm 1960, đầu những năm 1970. Đây là thời kỳ cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc đang ở giai đoạn ác liệt nhất. Vì vậy việc xây dựng công ty có nhiều thời gian gián đoạn và phải đi sơ tán trên nhiều địa điểm khác nhau.
Năm 1974, công ty cơ bản được xây dựng xong và được chính thức thành lập theo Quyết định của UBNDTP. Cũng từ năm đó công ty đi vào hoạt động thử. Từ năm 1975, công ty chính thức nhận kế hoạch của nhà nước giao.
Nhiệm vụ sản xuất chủ yếu của công ty ban đầu là sản xuất khăn mặt bông, khăn tắm, khăn tay phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Số thiết bị ban đầu chỉ có 260 máy dệt thoi của Trung Quốc.
Tài sản cố định khi thành lập chỉ có gần 3trđ (tính theo t hời giá lúc bấy giờ).
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty dệt Minh Khai Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường Nhật Bản với sự giúp đỡ của UNIMEX Hà Nội và đã chiếm lĩnh thị phần ngày một lớn.
Từ năm 1988 đến nay, công ty được nhà nước cho phép thực hiện xuất khẩu trực tiếp, và là doanh nghiệp đầu tiên ở miền Bắc được nhà nước cho phép làm thí điểm về xuất nhập khẩu trực tiếp sang nước ngoài.
Bước vào thời kỳ những năm 90, nền kinh tế nước ta chuyển sang thực hiện cơ chế quản lý mới theo tinh thần Nghị Quyết Đại Hội 6 và Đại Hội 7 của Đảng. Tình hình chính trị ở các nước XHCN cũng biến động nhiều, hệ thống CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ cho nên các quan hệ bạn hàng của công ty với các nước naỳ cũng không còn, công ty mất đi một thị trường quan trọng và truyền thống.
Thêm vào đó, vốn phục vụ cho sản xuất thiếu nghiêm trọng, máy móc thiết bị đầu tư ở giai đoạn trước đã cũ và lạc hậu, không đáp ứng cho nhu cầu sản xuất mới. Đội ngũ lao động của công ty quá đông vốn quen với cơ chế bao cấp cũ, nay chuyển sang cơ chế mới nên không dễ dàng thích nghi.
Trong gần 30 năm xây dựng và phát triển của công ty, có thể nói đây là thời kỳ mà công ty gặp phải những khó khăn lớn nhất, những thử thách khắc nghiệt nhất. Với tình hình như vậy, được sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên, sự giúp đỡ hỗ trợ của các đơnvị bạn, toàn thể công ty đã phát huy tinh thần năng động sáng tạo, tập trung sức tháo gỡ các khó khăn, giải quyết từ những vấn đề quan trọng nhất về thị trường, về vốn, về tổ chức lại sản xuất, lựa chọn bố trí lại đội ngũ lao động…
Nhờ đó công ty đã từng bước thích nghi với cơ chế thị trường, ổn định và phát triển theo hướng xuất khẩu là chính, hoàn thành các nghĩa vụ đối với nhà nước, bảo toàn và phát triển được vốn cho sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên… Đó cũng chính là một hướng phát triển tích cực của công ty dệt Minh Khai – một doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả.
ii. một số đặc điểm chủ yếu có ảnh hưởng đến công tác trả lương của Công ty.
1. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật công nghiệp của công ty.
ỉ Nhà xưởng:
Nhà xưởng được xây dựng từ đầu những năm 1970, thời kỳ cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc đang ở giai đoạn ác liệu nhất. Vì vậy công việc xây dựng có những thời gian bị gián đoạn và Công ty chỉ tiến hành xây dựng các loại nhà xưởng theo kiểu cấp 4, có mái che nắng mưa. Hàng năm công ty có tu sửa cải tạo nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và bảo vệ tốt thiết bị máy móc. Đầu những năm 1980 Công ty tiến hành xây dựng lại một số nhà xưởng đã cũ với mái ngói và có xây quây bốn bên bằng gạch.
Nhìn chung hiện nay các nhà xưởng đã xuống cấp nhà xưởng trật trội, thiếu ánh sáng, độ thoáng theo qui định. Chính những điều kiện khó khăn này phần nào đã làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng tới tiền lương của mỗi người công nhân. Hiện công ty đang rất muốn xây dựng lại nhưng kinh phí xây dựng đang còn là một vấn đề bàn luận
ỉ Máy móc thiết bị.
Là một đơn vị sản xuất kinh doanh của nhà nước nên ngày đầu mới thành lập Công ty dệt Minh Khai đã được đầu tư máy móc thiết bị khá hiện đại và đồng bộ (so với lúc bấy giờ) từ Trung Quốc và một số nước XHCN khác như Liên Xô, CHDC Đức, Ba Lan… với nhiệm vụ sản xuất chính là các loại khăn mặt khăn tắm… phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Thời gian sau này, do tình hình biến động chung trong nước cũng như trên thế giới, công ty chuyển hướng sản xuất kinh doanh sang phục vụ nhu cầu xuất khẩu là chính. Trong điều kiện đó máy móc thiết bị được đầu tư trước đây lại bắt đầu lạc hậu. Công ty đã tiến hành mua sắm, lắp đặt một số máy móc thiết bị mới như: máy dệt thoi cải tiến, máy văng sấy, máy dệt kim đan dọc để sản xuất sản phẩm tuyn, máy Zackin, máy hồ, máy mắc của Nhật, máy nhuộm cao áp của Đức, máy dệt khổ rộng và nồi hơi 6tấn/h của Trung Quốc… bằng vốn vay và vốn tự bổ sung trị giá trên 20 tỷ đồng.
Hiện nay, máy móc thiết bị của công ty không được đồng bộ nhưng hầu hết là máy trung bình và khá hiện đại, tương đối phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó, nó đem lại năng suất cao và tạo sự tăng trưởng về kinh tế, đồng thời nó cũng là những tiền đề về vật chất kỹ thuật quan trọng cho sự phát triển của công ty trong tương lai.
Cho đến nay công ty đã có một số lượng máy móc thiết bị khá lớn và hiện đại của các nước như: Trung Quốc, Đức, Ba Lan, Đài Loan… Cụ thể như sau:
Danh mục toàn bộ thiết bị
TT
Têm thiết bị
Số lượng
Nhãn hiệu
Nước sản xuất
1
Máy dệt thoi cũ
200
Trung Quốc
2
Máy dệt thoi mới
56
Trung Quốc
3
Máy dệt ATM
20
Liên Xô
4
Máy dệt VAMATEX
4
Italia
5
Máy hồ
1
Nhật
6
Máy mắc
1
Nhật
7
Máy mắc
3
Trung Quốc
8
Máy suốt
8
Trung Quốc
9
Máy xe
1
Trung Quốc
10
Máy đậu
1
Trung Quốc
11
Máy đánh ống
1
Trung Quốc
12
Máy đáo
1
Trung Quốc
13
Máy văng sấy định hình
1
6593
Đức
14
Máy sấy rung
1
Đức
15
Máy sấy thùng quay
1
Đài Loan
16
Máy nhuộm
3
Đức
17
Máy BC3
3
BC3
Ba Lan
18
Nồi nấu áp lực
3
Trung Quốc
19
Máy giặt xoắn
1
Trung Quốc
20
Máy giựt bằng
1
Trung Quốc
21
Máy vắt ly tâm
3
Trung Quốc
22
Máy đánh ống xốp
2
Đức
23
Máy sấy nhanh
1
Đức
24
Máy nhuộm thí điểm
1
Đức
25
Máy xén lông
1
Đài Loan
26
Máy bơm giếng
1
Trung Quốc
27
Nồi hơi 4T/h
1
Trung Quốc
28
Nồi hơi 6T/h
1
Trung Quốc
29
Máy may Misijuki
40
Misijuki
Nhật
30
Máy may Juki
30
Juki
Nhật
31
Máy giặt
12
Đức
32
Máy dệt TEXTIMA
18
TEXTIMA
Đức
33
Máy ép kiện
1
Trung Quốc
34
Máy ép kiện
1
Đài Loan
35
Máy mắc 142
2
142
Đức
36
Máy dệt COTEX
18
COTEX
Đức
37
Máy kiểm vải
1
38
Máy tiện
3
39
Máy khoan
2
Tổng cộng
450
ỉ Chuyển giao công nghệ.
Hàng năm, có rất nhiều đề tài khoa học kỹ thuật được trình bày và áp dụng ở công ty về việc cải tiến máy móc thiết bị, cải tiến dây truyền sản xuất, đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị mới. Từ năm 1980 đến 1995 Công ty đã đầu tư mua sắm được rất nhiều máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu thay đôỉ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt từ 1995 đến nay, Công ty đã trang bị một số máy móc thiết bị mới hiện đại như: (bảng kèm theo).
STT
Tên MMTB
Số lượng (cái)
Ký, mã hiệu
Nước SX
1
Máy dệt thoi
56
1515JB
TQ
2
Máy dệt VAMATEX
4
VAMATEX
ITALIA
3
Máy nhuộm DINGFONT
1
DINGFONT
TQ
4
Máy may CN
12
Nhật
5
Máy sấy rung
1
Nhật
6
Máy ép kiện
1
Đài Loan
Tổng só
75
2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý.
Bộ máy quản lý có vai trò quyết định trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Một cơ cấu tỏ chức hợp lý, gọn nhẹ sẽ tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho công việc của cá nhân và các bộ phận khác.
Là 1 doanh nghiệp nhà nước, Công ty dệt Minh Khai tổ chức bộ máy quản lý như sau: Đứng đầu là Ban giám đốc, chỉ đạo trực tiếp đến từng đơn vị thành viên. Giúp cho giám đốc là các phó giám đốc và các phòng ban chức năng nghiệp vụ.
Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty.
Giám đốc
Pgđ sản xuất
Pgđ kỹ thuật
Phòng kế hoạch
Phòng kỹ thuật
Phòng tài vụ
Phòng tổ chức
Phòng hành chính
Px tẩy nhuộm
Px dệt thoi
Px dệt kim
Px h.thành
Dựa vào sơ đồ ta thấy:
1- Ban Giám đốc: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
- Giám đốc: là người đứng đầu doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho công nhân viên chức, phụ trách chung các vấn đề đối nội đối ngoại, thực hiện các chức năng:
- Tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ.
- Lập các kế hoạch tổng thể dài hạn, ngắn hạn.
- Đầu tư xây dựng cơ bản.
- Phó giám đốc: là người giúp đỡ giám đốc theo các trách nhiệm được giao.
- Phó giám đốc sản xuất: có nhiệm vụ quản lý điều hành sản xuất, chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch, chỉ đạo tác nghiệp ở phân xưởng.
- Phó giám đốc kỹ thuật: có nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, quản lý nguồn cung cấp (điện, than, nước), xây dựng các định mức vật tư, quản lý việc thực hiện ATLĐ, vệ sinh công nghiệp.
2- Phòng kế hoạch thị trường
Chức năng: tham mưu cho giám đốc trong công tác kế hoạch xuất nhập khẩu, chịu trách nhiệm trước giám đốc trong việc chỉ đạo các hoạt động cung ứng vật tư tiêu thụ sản phẩm.
Nhiệm vụ:
- Phân bổ kế hoạch hàng thágn, quý cho các phân xưởng.
- Xây dựng kế hoạch khai thác, khả năng hợp tác sản xuất bên ngoài.
- Chỉ đạo xây dựng ký kết và theo dõi thực hiện hợp đồng kinh tế, các hợp đồng gia công có liên quan tới sản xuất.
- Nghiên cứu, khảo sát thị trường, đề xuất với giám đốc các giải pháp cụ thể trong kinh tế đối ngoại trên cơ sở pháp luật hiện hành về công tác xuất nhập khẩu.
- Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ quản lý và sử dụng vật tư trong công ty.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
- Tiếp nhận thông tin qua Telex, Fax, thư tín.
- Tổ chức mọi hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
3. Phòng kỹ thuật:
Chức năng: tham mưu giúp đỡ giám đốc về công tác quản lý sử dụng kế hoạch và biện pháp kỹ thuật dài hạn, ngắn hạn, áp dụng KHKT tiên tiến trong thiết kế, chế tạo sản phẩm, đưa công nghệ mới vào sản xuất.
Nhiệm vụ:
- Quản lý quy trình công nghệ: xây dựng và quản lý dây chuyền sản xuất, quy trình công nghệ, theo dõi kiểm tra và hướng dẫn thực hiện quy trình, quy phạm đã đề ra.
- Xây dựng và điều chỉnh mức tiêu hao vật tư hàng tháng, có báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện định mức toàn công ty.
- Xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn và sửa chữa thường kỳ của MMTB, tham gia giải quyết các sự cố về kỹ thuật vượt khá khả năng của phân xưởng.
- Phối hợp với các phòng tổ chức huấn luyện công nhân viên quy trình kỹ thuật sản xuất, bổ túc nâng cao tay nghề, nâng bậc cho công nhân.
- Xác định chất lượng lô hàng xuất khẩu, giải quyết các khiếu nại về chất lượng sản phẩm.
4- Phòng tài vụ:
Chức năng: tham mưu cho giám đốc, giúp giám đốc quản lý các mặt kế toán thống kê tài chính.
Nhiệm vụ:
- Lập và thực hiện các kế hoạch về kế toán, thống kê, tài chính.
- Theo dõi kịp thời, liên tục và có hệ thống các số liệu về số lượng, tài sản, tiền vốn, quỹ công ty…
- Tính toán các khoản chi phí để lập biểu giá thành thực hiện. Tính lỗ, lãi, các khoản thanh toán với ngân sách theo chế độ kế toán thống kê thông tin kinh tế.
- Phân tích hoạt động kinh tế từng kỳ.
- Lập kế hoạch giao dịch với ngân hàng để cung ứng tiền mặt, tiền lương, tiền thưởng, BHXH từng kỳ, chi thu tiền mặt, chi thu tài chính và hạch toán kinh tế.
- Quyết toán tài chính, lập báo cáo hàng tháng, kỳ theo qui định.
5- Phòng tổ chức bảo vệ:
Chức năng: tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức lao động như: tiền lương, tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng, kỷ luật, tiến hành chiêu sinh đào tạo lao động mới, thực hiện công tác bảo vệ ở công ty.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý công ty, quản lý phân xưởng.
- Xây dựng quy chế hoạt động, chức năng nhiệm vụ cụ thể của bộ phận phòng, ban, phân xưởng, bổ sung nhiệm vụ cho các đơn vị từng giai đoạn.
- Giúp Đảng uỷ, giám đốc thực hiện hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, nhận xét cán bộ hàng năm.
- Xây dựng định mức lao động, định biên cán bộ quản lý.
- Làm thường trực các hội đồng tuyển dụng, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật ở công ty.
- Thực hiện các chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất.
- Tổ chức bảo vệ, tuần tra, canh gác, phòng cháy, quân sự…
6- Phòng hành chính, y tế:
Chức năng: chăm lo sức khỏe, đời sống, vật chất của cán bộ công nhân viên, giúp giám đốc về công tác hành chính, quản trị và công tác y tế…
Nhiệm vụ: gồm công tác văn thư, lưu trữ, cấp phát văn phòng phẩm, tiếp khách đến giao dịch, mua sắm cấp phát vật có giá trị nhỏ, vệ sinh nơi làm việc, quản lý sức khỏe, tổ chức khám chữa bệnh, làm các thủ tục BHYT, tổ chức nhà ăn tập thể, nhà trẻ…
3. Đặc điểm về nguyên vật liệu.
3.1. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất đều cần có 3 yếu tố cơ bản là: tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động.
Đối tượng lao động của doanh nghiệp chính là nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu được thay đổi do lao động có ích của con người tác động vào chất lượng sản phẩm mới cao hay thấp phụ thuộc vào nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra sản phẩm đó.
Công ty dệt Minh Khai là doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, sản phẩm đầu ra nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại. Do vậy, nguyên vật liệu của công ty cũng hết sức đa dạng, số lượng mỗi loại tương đối lớn, có nhiều đặc điểm và đơn vị khác nhau nhưng chúng đều có đặc trưng của một doanh nghiệp dệt.
Nguyên vật liệu chính dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất của công ty là sợi bông thô 100% cotton và sợi 100% colieste. Nguyên vật liệu được cung cấp cho công ty có các đặc tính kỹ thuật sau:
- Chỉ số Nm: 34/1, 54/2.
- Độ bền của nguyên vật liệu:
Với chỉ số Nm 34/1 là 350 CN
Với chỉ số Nm 54/2 là 380 CN.
Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho công ty được thiết lập trực tiếp từ các doanh nghiệp trong nước như Công ty dệt Hà Nội, Công ty dệt Huế, Công ty dệt Nha Trang… hoặc được nhập trực tiếp từ một số nước như ấn Độ, Pakistan…
Để đạt được hiệu quả tối ưu, công ty tiến hành cân đối số lượng và nguồn mua trong từng tháng. Hoạt động mua và vận chuyển nguyên vật liệu của công ty khá thuận lợi và dễ dàng ngay cả khi mua trong nước hay nhập từ nước ngoài.
Công ty sẽ quyết định cho mình phương thức mua phù hợp dựa vào giá cả và chi phí mua nguyên vật liệu. Nếu thời điểm giá nguyên vật liệu trên thị trường thế giới và trong nước như nhau, công ty sẽ quyết định mua trong nước là chủ yếu nhằm tiết kiệm chi phí, giảm việc sử dụng ngoại tệ…
Nguyên vật liệu phụ gia của công ty dùng trong quá trình sản xuất là các loại hóa chất tẩy nhuộm và 1 số loại khác. Hóa chất tẩy nhuộm được cung cấp cho công ty dưới 2 dạng:
- Hoàn nguyên.
- Hoạt tính.
Nguồn cung cấp hóa chất tẩy nhuộm chủ yếu của công ty là từ hãng hóa chất CIBA (Đức). Do mua từ nước ngoài nên điều kiện mua bán vận chuyển khó khăn, giá cao và lại phải trả bằng ngoại tệ mạnh… Trong tương lai, công tiến hành tìm kiếm đối tác trong nước để loại bỏ các điều bất lợi.
3.2. Công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu chính phụ sau khi mua về công ty sẽ được tiến hành nhập kho và bảo quản tại nơi khô ráo, thoát mát, sạch sẽ… tránh nơi ẩm mốc thiếu ánh sáng làm ảnh hưởng đến chất lượng nguyên vật liệu. Công ty ban hành và thực hiện cũng như kiểm tra việc thực hiện các định mức kỹ thuật của nguyên vật liệu cùng với quá trình bảo quản nguyên vật liệu.
Trong quá trình thực hiện, nếu cá nhân, tập thể nào tiết kiệm được nguyên vật liệu thì Công ty sẽ thưởng bằng hình thức lấy 50% tổng số để thưởng còn 50% nộp lại công ty.
Cứ 6 tháng một lần, công ty lại tiến hành kiểm kê số lượng, chất lượng nguyên vật liệu trong kho cũng như hệ thống kho tàng nhằm quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu. Mặc dù vậy, do hệ thống kho tàng đã được xây dựng khá lâu, diện tích cũ nát, hư hỏng nhiều, nên có ảnh hưởng ít nhiều đến công tác bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu.
4. Đặc điểm về lao động.
Lao động là một yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc quản lý và sử dụng lao động có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và như vậy nó ảnh hưởng ngược lại đến thu nhập của người lao động. Sử dụng lao động phải đảm bảo tốt về số lượng, thời gian và chất lượng lao động, góp phần vào việc giảm bớt các chi phí, tăng thu nhập của công ty và sẽ dẫn đến tăng thu nhập cho chính bản thân người lao động.
Công ty dệt Minh Khai luôn coi trọng yếu tố con người và có những chính sách hợp lý để quản lý và bố trí lao động một cách chính xác, hiệu quả cao nhất cho cả hai bên.
Ngày đầu thành lập, công ty có khoảng 415 CBCNV trong đó có 55 cán bộ quản lý kinh tế và kỹ thuật.
Theo báo cáo tình hình sử dụng lao động, tính đến ngày 31/4/2001, số lao động trong danh sách là 1018 CBCNV, trong đó nữ giới chiếm 75% (khoảng 770 người), nam giới chiếm 25% (khoảng 248 người). Số cán bộ quản lý kinh tế kỹ thuật chiếm gần 7,4% (khoảng 75 người).
Tuổi đời bình quân của lao động trong công ty là 32 tuổi.
Hiện nay, công ty rất quan tâm tới việc bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao chất lượng lao động. Những lao động quản lý có bằng cấp, người lao động sản xuất có tay nghề cao, có kinh nghiệm ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động của công ty.
Tổng số lao động quản lý của công ty là 75 người với 55 người có trình độ đại học, cao đẳng và trên đại học (73%), trình độ trung cấp là 20 người (17%).
Số cán bộ kỹ thuật của công ty tương đối cao do yêu cầu của ngành nghề, nhưng số cán bộ quản lý kinh tế dường như quá nhỏ so với tầm hoạt động của công ty. Trong thời gian tới có thể công ty sẽ đào tạo để các cán bộ có thể kiêm nhiệm hoặc bổ sung thêm để công ty có thể tiến xa hơn nữa.
Cụ thể trong bảng:
STT
Trình độ
Tổng
Kỹ thuật
Kinh tế
Khác
1
Đại học, trên Đại học
55
35
18
2
2
Trình độ trung cấp
20
BCKT
12
2
Tổng
75
41
30
4
Về lao động sản xuất: số lao động sản xuất trong công ty chiếm hơn 93% tổng số lao động toàn công ty (hay 943 người).
Số TT
Loại công nhân
Số lượng
1
Công nhân dệt
337
2
Công nhân may
156
3
Công nhân nhuộm
10
4
Công nhân nấu tẩy
20
5
Công nhân bảo dưỡng máy
55
6
Công nhân hồ
9
7
Công nhân se
8
8
Công nhân xuốt
13
9
Các ngành nghề khác
335
Tổng số
943
Công tác đào tạo mới, đào tạo bổ sung lao động sản xuất rất được công ty quan tâm vì đó là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển của công ty. Chính vì vậy, lực lượng lao động sản xuất có trình độ tay nghề cao đang được tăng dần. Điều này được thể hiện ở bảng:
Số TT
Trình độ tay nghề
Số lượng (người)
Tỷ trọng (%)
1
Bậc 7
0
0
2
Bậc 6
26
2.7
3
Bậc 5
176
18.6
4
Bậc 4
224
23.7
5
Bậc 3
291
31
6
Bậc 2
160
17
7
Bậc 1
48
5
8
Khác
20
2.1
Tổng số
943
100
Rõ ràng, số lượng công nhân bậc 3 vẫn còn tương đối nhiều trong khi bậc 6, bậc y lại ít hay không có. Công ty ngày càng đẩy cao bậc thợ lê bằng hình thức đào tạo lại… đó là xu thế tất yếu, và là hướng đi đúng của công ty.
Sự biến động về lao động của công ty không rõ nét, chỉ có sự chuyển dịch lao động giữa các phân xưởng khi tình hình yêu cầu đòi hỏi, sở dĩ có thể làm được như vậy là do công việc trong từng phân xưởng tương đối gần nhau. Điều này đã thể hiện sự linh hoạt của ban lãnh đạo công ty.
Công ty dệt Minh Khai mới có gần 30 năm trưởng thành và phát triển, do có sự non trẻ như vậy cùng với tuổi đời bình quân thấp nên số lao động phải về hữu rất ít, sự biến động về lao động ít.
Trong năm 2001, công ty đã đào tạo mới, đào tạo bổ sung lao động sản xuất, đề bạt và tuyển mới lao động quản lý với 1 số lượng khá lớn nhằm phục vụ cho yêu cầu mở rộng sản xuất.
Số lao động tuyển mới được công ty lấy từ các trường Đại học, Cao đẳng, dạy nghề, lao động phổ thông.
Công ty cũng cử người đi học nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu của công ty cũng như của thị trường.
Số liệu cụ thể cho ở bảng sau:
Số TT
Nội dung
Số lượng (người)
Tỷ trọng (%)
1
Đào tạo mới LĐSX
46
20.35
2
Đào tạo bổ sung
175
77.43
3
Đề bạt LĐQL
3
1.3
4
Tuyển mới LĐQL
2
0.92
Tổng số
226
100
Trong năm 2002, công ty dự kiến tuyển dụng thêm 5 lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng, 22 lao động phổ thông. Bên cạnh nhu cầu tăng lao động thì khả năng sẽ giảm 15 lao động đến tuổi nghỉ hưu. Dự kiến trong quý 1 năm 2002 không có lao động nào phải nghỉ việc.
Lượng lao động của Công ty được bố trí như sau:
Số TT
Tên phòng ban, phân xưởng
Số lượng (người)
1
Giám đốc
1
2
Phó giám đốc
3
3
Phòng kỹ thuật
25
4
Phòng kế hoạch thị trường
17
5
Phòng kế toán
8
6
Phòng tổ chức bảo vệ
16
7
Phòng hành chính
7
8
PX tẩy nhuộm
138
9
PX dệt thoi
194
10
PX dệt kim
168
11
PX hoàn thành
420
12
Tổ cơ điện
20
Tổng số
1018
5. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Trong các năm 1999 – 2000, do thị trường truyền thống Nhật Bản cũng như thị trường thế giới gặp khó khăn đã làm cho tình hình sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều biến động. Cùng với đó, công ty cũng gặp phải lúng túng do bỡ ngỡ trước cơ chế thị trường, thị trường Đông Âu bị co lại… Nội địa bị cạnh tranh khốc liệt bởi các công ty trong ngành và sản phẩm của Trung Quốc. Vốn lưu động hạn chế, vốn đầu tư hầu như không có, phần lớn phải đỉ vay cho nên giá thành sản phẩm cao. Giá vật tư thay đổi, việc nhập khẩu nguyên vật liệu gặp nhiều khó khăn… sản phẩm làm ra chưa đạt như mong muốn. Với kinh nghiệm 30 năm trưởng thành và phát triển, tập thể cán bộ công nhân viên chức công ty đã đoàn kết gắn bó vượt qua khó khăn để lại hiệu quả tốt (cho dù còn nhiều điều chưa vừa ý).
Để hiểu rõ hơn tình hình, ta sẽ xem xét bảng số liệu “Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm 1999 – 2000”.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2000.
Đơn vị: đồng
Số TT
Nội dung
Giá trị
1
Doanh thu
64.703.963.619
Doanh thu do hoạt động bất thường
426.967.020
Doanh thu do hoạt động sản xuất kinh doanh
64.277.001.599
Doanh thu xuất khẩu
43.825.757.711
(= 3.281.902,21 USD)
Doanh thu nội địa
10.451.243.888
Sản phẩm bán trong nước
8.703.761.391
Gia công hàng hóa
1.159.913.785
Uỷ tác xuất nhập khẩu
3.796.040
Kinh doanh vật tư
583.772.632
2
Thuế doanh thu
419.368.558
3
Giá vốn hàng bán
47.500.182.078
4
Chi phí bán hàng
2.291.438.084
5
Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.894.405.646
6
Lợi tức
1.319.832.358
7
Thuế phả nộp
461.888.824
8
Lợi tức sau thuế
857.943.534
Thu sử dụng vốn
579.630.000
Trích lập các quĩ công ty
278.313.534
Quĩ đầu tư phát triển
139.156.677
Quĩ dự phòng tài chính
6.957.833
Quĩ khen thưởng
78.855.452
Quĩ phúc lợi
39.427.725
9
Nghĩa vụ đối với Nhà nước
Thuế doanh thu
400.000.000
Thuế lợi tức
515.590.276
Thuế môn bài
850.000
Thuế sử dụng vốn
580.000.000
Thuế đất
14.177.800
Thuế đất, nhà xưởng
180.959.000
Thuế xuất khẩu
35.820.721
BHXH phải nộp
660.000.000
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001
Đơn vị: đồng.
Số TT
Nội dung
Giá trị
1
Doanh thu
70.960.860.851
2
Thuế VAT
747.963.144
3
Doanh thu thuần
69.803.874.576
Doanh thu xuất khẩu
56.491.349.028
(= 4.054.096.934 USD)
Doanh thu nội ịa
9.312.525.548
Sản phẩm bán trong nước
8.610.809.104
Gia công hàng hóa
507.803.113
Uỷ tác xuất nhập khẩu
7.310.056
Kinh tế vật tư + Thanh lý tài sản
189.603.275
4
Giá vốn hàng bán
55.860.104.919
5
Chi phí bán hàng
3.640.065.781
6
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.451.511.328
7
Thu nhập doanh nghiệp
391.750.222
Lãi do hoạt động tài chính
417.302.005
Chênh lệch USD
25.551.783
Lãi thu được từ ngân hàng
1.438.349.609
Lãi thu được do hoạt động sản xuất kinh doanh
189.603.275
Lãi thu được do hoạt động bất thường
156.180.546
Thu về thanh lý tài sản
33.422.729
Thu về thuê nhà xưởng
215.308.656
Lãi thu được do hoạt động bất thường khác
464.483.621
8
Thuế thu nhập phải nộp
987.027.697
9
Thu nhập sau thuế
581.268.000
Thu sử dụng vốn
405.759.697
Trích lập các quĩ công ty
202.879.848
Quĩ đầu tư phát triển
20.287.984
Quĩ dự phòng tài chính
10.143.992
Quĩ trợ cấp thất nghiệp
114.965.249
Quĩ khen thưởng
57.482.624
Quĩ phúc lợi
10
Nghĩa vụ đối với nhà nước
108.770.816
Thuế doanh thu
544.944.148
Thuế thu nhập
850.000
Thuế môn bài
577.130.000
Thu sử dụng vốn
17.710.000
Thuế đất
199.890.750
Thuê đất, nhà xưởng
31.733.023
Thuế xuất khẩu
720.000.000
BHXH phải nộp
Theo 2 bảng to có thể thấy rằng, trong 2 năm 2000 – 2001, trong doanh thu của công ty tăng hơn 7 tỷ đồng nhưng thu nhập lại chỉ tăng có hơn 200 triệu đồng. Dù con số chưa phải là lớn, nhưng ta phải hiểu rằng trong thời kỳ này, thị trường chính gặp khó khăn nhưng công ty cũng đã cố gắng vượt qua được, điều đó thể hiện nỗ lực không ngừng của công ty.
Trong tương lai, công ty phấn đấu hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình để phục vụ sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
6. Phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay và các năm tiếp theo.
Trong hơn 30 năm, công ty đã chế thử hơn 300 mẫu sản phẩm và đưa vào sản xuất khoảng 100 mẫu được khách hàng chấp nhận. Công tác KHKT được đặt biệt chú ý và được coi là biện pháp hàng đầu để thúc đẩy sản xuất phát triển.
Là một doanh nghiệp sản xuất có khối lượng sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài rất lớn (khoảng 90% tổng khối lượng, trong đó thị trường truyền thống Nhật Bản chiếm 85%), Công ty dệt Minh Khai cũng đã đề ra cho mình một số phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính chiến lược lâu dài như sau:
- Tiếp tục duy trì sản phẩm truyền thống là khă ăn để xuất khẩu sang Nhật, đây là thị trường chủ đạo để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Trên cơ sở duy trì thị trường truyền thống, công ty sẽ phát triển một số sản xuất khăn cao cấp dùng bán trong các siêu thị tại Nhật, khăn bán tịa các shop đồ hiệu, khăn ăn cho khách sạn, áo choàng tắm bông cao cấp…
- Trước đây công ty chưa chú ý đến việc phát triển thị trường trong nước, đa số sản phẩm bán ra thị trường trong nước là những sản phẩm chưa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Vì vậy, trong tương lai gần, công ty sẽ tiến hành thiết kế một số sản phẩm theo mùa vụ và sản phẩm phù hợp với điều kiện của Việt Nam để tung ra bán rộng rãi.
- Công ty cũng có hướng ti
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28078.DOC