Điện lực Ba Đình là một đơn vị thành viên trực thuộc của Công tu điện lực Thành Phố Hà Nội. Do vậy mà lịch sử hình thành và phát triển của Điện lực Ba Đình chính là tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của Công tu Điện lực TP Hà Nội.
Tiền thân đầu tiên của Công ty là Nhà máy Đèn Bờ Hồ được khởi công xây dựng vào tháng 1/1895 với quy mô nhỏ, có 2 tổ máy phát điện 1 chiều công suất 50KW.
Năm 1899 Nhà máy lắp thêm 1 máy phát điện
Năm 1922 Nhà máy lắp thêm 1 máy phát điện của Thụy Sỹ với công suất 1000KW.
Năm 1925 Xưởng phát điện Yên Phụ được khởi công xây dựng
Năm 1932 xưởng phát điển hoàn thành với 4 lò, 1 nồi hơi, 2 turbin tổng cộng 3500KW.
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2788 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty Điện lực Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện).
T : Thời gian làm việc thực tế của người lao động
Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn có thể trả theo năm, tháng, ngày, giờ tùy thuộc và tính chất công việc cũng như yêu cầu của mỗi doanh nghiệp.
Tiền lương năm: Là tiền lương được tính và trả theo từng năm. Hình thức trả lương này thì ít được áp dụng ở Việt Nam.
Tiền lương tháng: Là tiền lương được tính và trả theo từng tháng. Hình thức trả lương này được áp dụng phổ biến ở nước ta, nhất là công nhân viên chức.
TLtháng = TLtối thiểu x [HSLcấp bậc + HScác loại phụ cấp(nếu có )]
Tiền lương ngày: Là tiền lương trả cho một ngày làm việc, hình thức trả lương này áp dụng khá phổ biến trong khu vực sản xuất kinh doanh.
TL ngày =
Tiền lương giờ: Là tiền lương được tính và trả cho từng giờ làm việc, được xác định bằng cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn theo quy định của luật lao động ( 8giờ/ngày ). Nhược điểm của chế độ trả lương này là mang tính bình quân, không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc, không khuyến khích sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, không khuyến khích tập trung công suất của máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động.
TL giờ =
Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng:
Chế độ trả lương này là sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian giản đơn và chế độ tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã quy định.
TL TG có thưởng = TL TG giản đơn + Tiền thưởng
Chế độ trả lương này thường áp dụng đối với công nhân phụ làm công việc phục vụ như công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị…, ngoài ra còn áp dụng đối với những công nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hóa cao, tự động hóa hoặc những công việc phải tuyệt đối đảm bảo chất lượng.
Đánh giá về ưu nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian:
Ưu điểm của hình thức trả lương theo thời gian là đơn giản, dễ hiểu, dễ quản lý, tạo điều kiện cho cả người quản lý và công nhân có thể tính toán mức tiền lương một cách dễ dàng.
Nhược điểm của hình thức này là tiền lương được trả cho người lao động không liên quan trực tiếp đến sự đóng góp của người lao động trong một chu kỳ thời gian cụ thể nên làm giảm động lực lao động, không khuyến khích tăng năng suất lao động, gây lãng phí thời gian làm việc, dẫn đên sự ỷ lại của người lao động, không khuyến khích tiết kiệm nguyên vật liệu… Tuy nhiên thì nhược điểm này có thể khắc phục được bằng cách kết hợp trả lương theo thời gian giản đơn với chế độ tiền thưởng như thưởng theo năng suất, thưởng theo chất lượng sản phẩm, theo lợi nhuận, doanh thu,…
Hình thức trả lương theo sản phẩm
Khái niệm hình thức tră lương theo sản phẩm:
Khái niệm: Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động dựa trên cơ sở số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách chất lượng mà người lao động sản xuất ra trong kỳ tính lương và đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm.
LSP = Q x ĐGTL
Trong đó:
LSP :Lương sản phẩm thực tế của người lao động
Q :Số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách chất lượng mà người lao động sản xuất ra trong kỳ tính lương.
ĐGTL : Đơn giá tiền lương
Đây là hình thức trả lương được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp với mục tiêu khuyến khích tăng năng suất lao động .
Ưu, nhược điểm của hình thức trả lương theo sản phẩm:
Ưu điểm:
Quán triệt nguyên tắc trả lương theo lao động vì tiền lương mà người lao động nhận được phụ thuộc trực tiếp vào số lượng sản phẩm mà họ đã hoàn thành. Điều này có tác dụng khuyến khích tài chính đối với người lao động, thúc đẩy họ nâng cao năng suất lao động, sử dụng tốt và hợp lý thời gian làm việc và nghỉ ngơi (đặc biệt đối với những người có mong muốn mạnh mẽ nâng cao thu nhập), tăng cường kỉ luật lao động.
Trả lương theo sản phẩm có tác dụng trực tiếp khuyến khích người lao động ra sức học tập nâng cao trình độ lành nghề, tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện kĩ năng, phát huy sáng tạo…để nâng cao khả năng làm việc và năng suất lao động, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm hơn nên nhận được nhiều tiền lương hơn,
Việc tính toán tiền lương cũng đơn giản và có thể giải thích dễ dàng cho người lao động, do đó góp phần nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ và chủ động trong làm việc của người lao động .
Tuy nhiên trả lương theo sản phẩm cũng có những hạn chế sau:
Một là: Ngươi lao động dễ sa vào tình trạng chạy theo số lượng mà ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm, coi nhẹ việc tiết kiệm nguyên vật liệu, ý thức giữ gìn máy móc thiết bị, dụng cụ an toàn và vệ sinh lao động kém.
Hai là: Người lao động trong số trường hợp không muốn làm những công việc đòi hỏi trình độ lành nghề cao vì khó vượt định mức, đặc biệt là trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương sản phẩm theo đơn giá luỹ tiến.
Ba là: Vì chạy theo số lượng sản phẩm nên người lao động có thể tranh thủ thời gian quá mức không những không tốt cho máy móc thiết bị ( Vì phải hoạt động quá công suất ) mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người lao động .
Vì những nhược điểm trên nên hình thức trả lương theo sản phẩm không thích hợp với những công việc đòi hỏi chất lượng cao hơn số lượng ( như pha chế thuốc chữa bệnh, ấn nút các bảng điều khiển tự động… ). Những ngành nghề này chỉ nên áp dụng hình thức trả lương theo thời gian hoặc trả lương theo thời gian có thưởng.
Điều kiện áp dụng:
Do những nhược điểm trên nên để hình thức trả lương theo sản phẩm thực sự phát huy tác dụng thì các doanh nghiệp cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
Thứ nhất, phải xác định được các mức lao động có căn cứ khoa học để tạo điều kiện tính toán các đơn giá tiền lương chính xác vì:
Lương cấp bậc
ĐGTL = = Lương cấp bậc x Mức thời gian
Mức sản lượng
Thứ hai, tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc để hạn chế tối đa thời gian ngừng việc, tạo điều kiện để người lao động hoàn thành và hoàn thành vượt mức lao động .
Thứ ba, thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm sản xuất ra vì thu nhập của người lao động phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng mà người lao động sản xuất ra và đơn giá tiền lương. Công tác này nhằm đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra theo đúng tiêu chuẩn chất lượng quy định, tránh hiện tượng chạy theo số lượng đơn thuần. Nhờ đó tiền lương mới được tính và trả đúng với giá trị thực tế.
Thứ tư, làm tốt công tác giáo dục ý thức trách nhiệm và đánh giá thực hiện công việc đối với người lao động để tránh khuynh hướng chỉ chú ý tới chất lượng.
Các chế độ trả lương theo sản phẩm
Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân
Chế độ trả lương này thường được áp dụng đối với những công nhân sản xuất chính mà công việc của họ mang tính chất độc lập tương đối, có thể định mức và kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt.Tuỳ vào điều kiện sản xuất và quan điểm khuyến khích lao động của doanh nghiệp, người lao động có thể trả công theo đơn giá cố định, luỹ tiến hay luỹ thoái.
Đơn giá cố định được tính theo công thức sau:
ĐG = L : Q hoặc ĐG = L x T
Trong đó:
ĐG : Đơn giá sản phẩm
L: mức lương cấp bậc của công việc
Q: Mức sản lượng
T: Mức thời gian ( tính theo giờ )
Ưu điểm của chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là mối quan hệ giữa tiền công mà công nhân nhận được và kết quả lao động thể hiện rõ ràng, do đó kích thích công nhân cố gắng nâng cao năng suất lao động nhằm nâng cao thu nhập. Việc tính toán đơn giản, công nhân có thể dễ dàng tính được số tiền mình nhânh được khi hoàn thành nhiệm vụ.
Nhược điểm: Chế độ trả lương này làm cho công nhân ít quan tâm đến việc sử dụng tốt máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu, ít chăm lo đến công việc chung của tập thể.
Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể
Chế độ trả lương này thường được áp dụng với những công việc cần một nhóm công nhân, đòi hỏi sự phối hợp giữa các công nhân và năng suất lao động chủ yếu phụ thuộc vào sự đóng góp của cả nhóm như lắp ráp các thiết bị, sản xuất ở các bộ phận làm việc theo dây chuyền, trong nom máy liên hợp.
Đơn giá được tính theo công thức sau:
ĐG = hoặc ĐG = hoặc ĐG = x Tiền lương
Q
Trong đó:
ĐG: Đơn giá tính theo sản phẩm tập thể
: Tổng lương cấp bậc của cả nhóm
Q: Mức lương cấp bậc của cả nhóm
Li : Mức lương cấp bậc của công việc bậc i
Ti : Mức thời gian của công việc bậc i
n: Số công việc trong tổ
: Lương cấp bậc công việc bình quân của cả tổ
T: Mức thời gian của sản phẩm
Ưu điểm của trả lương theo sản phẩm tập thể là khuyến khích công nhân trong tổ, nhóm nâng cao trách nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả cuối cùng của tổ.
Nhược điểm: Sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định tiền công của họ. Do đó, ít kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động cá nhân
Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Chế độ trả công này chỉ áp dụng cho những công nhân phụ mà công việc của họ có ảnh hưởng nhiều đến kết quả lao động của công nhân chính hưởng tiền công theo sản phẩm, như công nhân sửa chữa, phục vụ máy sợi, máy dệt trong nhà máy dệt, công nhân điều chỉnh thiết bị trong nhà máy cơ khí…
Đặc điểm của chế độ trả công này là thu nhập về tiền lương của công nhân phụ lại tuỳ thuộc vào kết quả sản xuất của công nhân chính. Đơn gí tính theo công thức sau:
ĐG =
Trong đó:
ĐG: Đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếp
L: Lương cấp bậc của công nhân phụ
Q: Mức sản lượng của công nhân chính
M: Số máy phục vụ cùng loại
Ưu điểm của chế độ trả lương này là khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn cho công nhân chính, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của công nhân chính.
Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng
Chế độ trả lương này về thực chất là các chế độ trả lương sản phảm kể trên kết hợp với các hình thức tiền thưởng.
Khi áp dụng chế độ trả lương này, toàn bộ sản phẩm được áp dụng theo đơn giá cố định, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào mức độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về số lượng của chế độ tiền thưởng quy định.
Tiền lương trả theo sản phẩm có thưởng tính theo công thức sau:
Lth = L +
Trong đó:
L: Tiền công trả theo sản phẩm với đơn giá cố định
m: % tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng
h: % hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng.
Chương 2: Phân tích thực trạng các hình thức trả lương ở Công ty Điện lực Ba Đình trong thời gian qua
Một số đặc điểm chủ yếu của Công ty Điện lực Ba Đình
Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Điện lực Ba Đình là một đơn vị thành viên trực thuộc của Công tu điện lực Thành Phố Hà Nội. Do vậy mà lịch sử hình thành và phát triển của Điện lực Ba Đình chính là tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của Công tu Điện lực TP Hà Nội.
Tiền thân đầu tiên của Công ty là Nhà máy Đèn Bờ Hồ được khởi công xây dựng vào tháng 1/1895 với quy mô nhỏ, có 2 tổ máy phát điện 1 chiều công suất 50KW.
Năm 1899 Nhà máy lắp thêm 1 máy phát điện
Năm 1922 Nhà máy lắp thêm 1 máy phát điện của Thụy Sỹ với công suất 1000KW.
Năm 1925 Xưởng phát điện Yên Phụ được khởi công xây dựng
Năm 1932 xưởng phát điển hoàn thành với 4 lò, 1 nồi hơi, 2 turbin tổng cộng 3500KW.
Ngày 18/11/1933 Hà Nội và các tỉn lân cận được cung cấp dòng điện xoay chiều ( Nhà máy điện Hà Nội ra đời với xưởng điện Yên Phụ và Nhà máy Đèn Bờ Hồ ).
Từ năm 1954 – 1964 lưới điện Hà Nội tỏa về các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Việt Trì, Phú Thọ, Hà Nam, Nam Định, Hà Đông. Trụ sở chính tại 69 Đinh Tiên Hoàng là trung tâm phân phối điện đi các tỉnh châu thổ sông Hồng.
Từ năm 1965 – 1973 đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc, trạm điện, cột điện là mục tiêu hủy diệt của chúng.
Từ năm 1975 – 1985 đất nước thống nhất ngành điện thủ đô bắt tay vào khôi phục, củng cố và phát triển.
Sau năm 1986 đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với toàn ngành điện Công ty điện lực TP Hà Nội đã kịp thời chuyển mình theo cơ chế mới, củng cố lưới điện, cấp điện an toàn
Với lịch sử 50 năm, Công ty điện lực TP Hà Nội có trên 3200 cán bộ công nhân viên, trong đó có trên 500 người có trình độ đại học và trên đại học, trên 700 công nhân kỹ thuật tay nghề 7/7.
Hiện nay Điện lực Ba Đình có trên 300 cán bộ công nhân viên với trên 50 cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và trên đại học, và trên57 công nhân kỹ thuật tay nghề 7/7.
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty
Điện lực Ba Đình được hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng theo giấy phép kinh doanh số 313897 cấp ngày 17 tháng 7 năm 1995 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp. Điện lực Ba Đình thực hiện sản xuất kinh doanh điện năng với những nhiệm vụ chính sau:
Kinh doanh điện năng
Quản lý vận hành lưới điện phân phối
Sửa chữa, cải tạo lưới điện phân phối và một số dịch vụ khác có liên.
Thiết kế lưới điện
Xây lắp các công trình đường dây và trạm biến áp thuộc lưới điện từ 35 KW trở xuống
Tư vấn giám sát thi công các công trình lưới điện từ 35 KW trở xuống
Tư vấn đầu tư xây dựng các dự án viễn thông công cộng
Xây lắp các công trình viễn thông công cộng
Lực lượng lao động
Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty Điện lực Ba Đình gồm có 358 người, lực lượng lao động trong Công ty đa phần là lao động trẻ và có trình độ học vấn cũng tương đối cao. Để xem xét chi tiết ta có các biểu số liệu sau:
Biểu phân loại công nhân viên trong công ty theo độ tuổi và giới tính:(Biểu 1)
TT
Đơn vị
Số người
Dưới 30T
Từ 30T - 39T
Từ 40T - 49T
Từ 50T - 59T
Tổng
Số nữ
Tổng
Số nữ
Tổng
Số nữ
Tổng
Số nữ
Tổng
Số nữ
1
Giám đốc
1
1
2
Quản lý
25
15
6
0
4
6
10
29
7
3
KHVT QLDA
17
9
5
3
5
3
4
3
3
4
Kỹ thuật
5
0
1
3
1
5
Thiết kế
6
1
2
1
2
2
6
Kiểm tra điện
9
2
1
3
1
5
1
7
Thí nghiệm
4
0
1
1
2
8
Phòng điều độ
30
1
7
8
11
4
9
Đội QLKH P9 và ĐN
19
4
4
2
5
1
6
4
10
Diezen
14
1
3
11
11
Chấm xoá nợ
5
5
3
3
1
1
1
12
Đồng hồ
10
0
4
5
1
13
Tổng hợp kinh doanh
9
4
1
1
3
3
2
3
14
Hóa đơn
4
4
1
1
3
15
Thu tiền
12
12
4
4
5
5
2
1
1
16
Máy tính
5
3
1
1
3
17
Hợp đồng
12
6
3
3
4
2
4
18
điều hành ghi chữ
9
9
2
2
3
3
4
19
Đại tu
16
2
6
6
1
3
1
1
20
Đội vận hành
5
2
2
1
2
1
21
Tổ vận hành 1
9
0
2
2
4
1
22
Tổ vận hành 2
10
0
1
2
5
2
23
Tổ vận hành 3
9
0
1
2
2
4
24
Tổ vận hành 4
6
0
5
1
1
25
QLĐP 1
17
7
6
3
5
1
5
2
26
QLĐP 2
12
3
3
1
4
1
3
27
QLĐP 3
16
8
4
3
9
4
3
1
28
QLĐP 4
10
5
1
1
4
3
4
2
2
29
QLĐP 5
20
9
7
4
10
4
1
30
QLĐP 6
15
6
4
2
7
1
4
2
31
QLĐP 7
11
4
3
3
2
4
1
32
Đội CTT
6
0
3
2
Tổng
358
122
79
42
110
42
114
33
55
5
Qua biểu trên ta thấy trong số 358 CBCNV của Điện lực Ba Đình (trong đó có 3 hợp đồng đại lý do Điện lực ký ) thì nữ chỉ có 122 người chiếm khoảng 34% còn lại lực lượng lao động chủ yếu của Điện lực là nam. Lao động nữ chỉ chiếm tập trung ở một số phòng ban trức năng, chức năng nghiệp vụ và TNV ở các đội QLĐP. Lao động nam làm những công việc yêu cầu sức mạnh về thể chất và tay nghề kỹ thuật như: lắp đặt công tơ, ghi chỉ số công tơ, quản lý vận hành dây và trạm,…
Độ tuổi của cán bộ nhân viên dưới 30 tuổi chiếm: 22,07%
Độ tuổi của cán bộ nhân viên dưới 30 - 39 tuổi chiếm: 30,73%
Độ tuổi của cán bộ nhân viên dưới 40 - 49 tuổi chiếm: 31,84%
Độ tuổi của cán bộ nhân viên dưới 50 - 59 tuổi chiếm: 15,36%
Qua phân tích cho ta thấy lao động của Điện lực là tương đối trẻ, điều này góp phần làm cho hoạt động của công ty trở nên linh hoạt,hoàn thành nhanh chóng mọi nhu cầu của khách hàng. Với lực lượng lao động trẻ này sẽ tạo cho Công ty có điều kiện tiếp thu phong cách làm việc và kiến thức mới trong thời đại hiện nay và bỏ đi các phong cách còn lạc hậu,…
Dưới đây là biểu về trình độ học vấn của CNVC trong ĐLBĐ theo chức danh quản lý.
TT
CHỨC DANH
TS
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
Trên ĐH
Đại Học
TH - CĐ
CNKT
Tiếnsĩ
Thạcsĩ
Kỹthuật
Kinhtế
CMkhác
Kỹthuật
Kinhtế
CMkhác
I
Viên chức quản lý
16
6
Giám đốc XN (tương đương)
1
1
P.GĐ XN (tương đương )
2
2
Trưởng phòng, ban XN
5
1
1
1
1
1
Phó phòng,ban XN
8
2
2
2
2
Quản đốc phân xưởng, đội
Phó quản đốc phân xưởng,đội
II
Viên chức chuyên mônnghiệp vụ
48
19
17
4
3
1
4
Chuyên viên,kỹ sưkinh tế viên chính
Chuyên viên,kỹ sư,kinh tế viên
34
17
13
4
Cán sự,kỹ thuật viên
14
2
4
3
1
4
III
Nhân viên
25
2
0
6
1
16
Nhân viên HC,CMNVKT
8
4
1
3
Nhân viên phục vụ,bảo vệ
17
2
2
13
IV
Công nhân
269
3
2
28
233
Công nhân kỹ thuật
266
3
2
28
233
Lao động thời vụ
3
Tổng
358
30
22
5
39
3
256
Theo biểu trên ta thấy trình độ học vấn trong Điện lực không đồng đều. Số người có trình độ trên đại học không có, số người có trình độ học đại học là 57 người chiếm gần 16% tập trung chủ yếu ở bộ phận viên chức quản lý nhân viên chức chuyên môn nghiệp vụ, số người có trình độ công nhân là 72,2%. Như vậy phần lớn các cán bộ quản lý là những người có trình độ học vấn tương xứng với chức doanh công tác mà mình đang đảm nhiệm, lực lượng viên chức chuyên viên nghiệp vụ nghiệp vụ chủ yếu ở phòng, ban chức năng do đó đối với những bộ phận trực tiếp tham gia vào dây chuyền sản xuất kinh doanh Điện lực cần bố trí sắp xếp tăng cường thêm những lao động có trình độ, tăng cường đào tạo và tuyển dụng bổ xung lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã được đào tạo.
Về trình độ nghiệp vụ: Nhìn chung trình độ nghiệp vụ của CBCNV trong Điện lực khá đồng đều. Hầu hế CBCNV trong Điện lực đều được đào tạo qua các khoá đào tạo ngắn hạn, bồi huấn hàng năm. Đối với cán bộ quản lý bên cạnh việc thường xuyên được bồi huấn về chuyên môn nghiệp vụ còn được tham gia các khoá đào tạo, bỗi dưỡng về kiến thức quản lý kinh tế.
Phân tích thực trạng các hình thức trả lương ở Công ty trong thời gian qua.
Phân tích các hình thức trả lương của Công ty
Điện lực Ba Đình áp dụng trả lương theo hai khối: lương sản xuất điện, lương sản xuất khác.Trong đó:
Lương sản xuất điện ( có hai hình thức trả lương ): trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm
Hình thức trả lương theo thời gian:
Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn: Lương được căn cứ vào ngày công thực tế, hệ số chức danh, chức năng công việc. Hình thức trả lương này áp dụng cho cán bộ công nhân viên có chức danh cụ thể tại các phòng, ban, đội, tổ sản xuất như: các cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật, cán bộ nghiệp vụ kinh doanh, nghiệp vụ tài chính, vật tư, công nhân QLVH, công nhân điều độ, thủ kho, lái xe, văn thư, tạp vụ.
Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng: Điện lực trực tiếp trả lương 2 kỳ trong tháng.
Trong đó:
Tiền lương tạm ứng kỳ 1 được tính theo công thức sau:
∑Vt.ưki1 cbi = 450000 x Hcbi
Tiền lương quyết toán kỳ 2:
Vt. ư.k ỳ 1cbi
Trong đó:
Vt.ưkì 1 cbi: Là tiền lương tạm ứng kì 1 tính trên lương tối thiểu hiện hành của Nhà nước ( 450000đ/tháng ) của CNV thứ i trong đơn vị
Vqtoán kì 2 cbi: là tiền lương quyết toán kì 2 của CNV thứ i trong đơn vị
Hcbi, Hpci là hệ số cấp bậc lương và hệ số phụ cấp quy định tại NĐ26/CP của CNV thứ i trong đơn vị
1,18 là hệ số quy đổi ngày công từ chế độ làm việc 26công/tháng sang chế độ làm việc 40giờ/tuần ( 16/22 = 1,18 ).
NCTT: Ngày công làm việc thực tế.
NNVđược hưởng lương :Ngày nghỉ việc được hưởng lương
Ta có bảng thanh toán lương và phụ cấp cho các bộ phận nhận lương thời gian hàng tháng:
Ta xem quá trình tính và trả lương của phó phòng TCHC: Hoàng Thị Hà
Hệ số cấp bậc : 4,51. Hế số phụ cấp: 0.3.
Lương tạm ứng kì 1 là :
V1 = 450000 x 4,51 = 2029500 ( đồng )
BHXH phải đóng:
2029500 x 0.06 = 121770 ( đồng )
Lương phụ cấp:
Lpc: 450000 x 0.3 = 135000 (đồng )
Lương theo công việc :
LCV = = 2.593.250 ( đồng )
Tổng cộng lương:
Lcv + Lpc = 2593250 + 135000 = 2.728.250 ( đồng )
Lương còn lại kì 2 :
V2 = Lcv + Lpc – V1 – BHXH = 2728250 – 2029500 – 121770 = 576980 (đồng ).
Nhận xét chung về hình thức trả lương theo thời gian
Ưu điểm:
Áp dụng đúng đối tượng: Công ty đã áp dụng hình thức trả lương này với người lao động gián tiếp mà công việc của họ không thể định mức chặt chẽ được.
Đảm vảo đơn giản, rõ ràng: Tiền lương của người lao động được tính trả theo hai vòng. Vòng 1 – lương cơ bản được tiền lương tính căn cứ vào hệ số lương theo công thức 1. Vòng 2 – lương tính theo lương trả của Công ty, hệ số cấp bậc, hệ số phụ cấp và số ngày công làm việc thực tế của người lao động theo công thức 2. Cách tính này rất đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu từ đó làm cho việc quản lỹ cũng dễ dàng
Đảm bảo tương đối công bằng vì tiền lương của người lao động không chỉ căn cứ vào thời gian làm việc, trình độ chuyên môn lành nghề mà còn căn cứ vào điểm chức danh nên đã đảm bảo được người ở vị trí cao hơn, có trách nhiệm nặng nề hơn thì được hưởng mức lương cao hơn những người khác. Điều này có tác dụng nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động
Đảm bảo ổn đinh: Đối với hình thức trả lương này, xí nghiệp đã áp dụng theo đúng quy định chung của Nhà nước, tức là dựa vào hệ số lương và số ngày công làm việc thực tế của người lao động để chi trả lương. Điều này được thể hiện qua phần lương của vòng 1 - được trả cố định cho người lao động theo từng tháng. Phần tiền lương này gọi là tiền lương cơ bản hay tiền lương cứng đảm bảo tính tương đối ổn định trong trả lương cho người lao động; qua đó tạo được tâm lý yên tâm làm việc của người lao động.
Đảm bảo được tính minh bạch: Sau khi tính toán, bảng thanh toán lương được chuyển đến từng phòng ban nên đã đảm bảo được tính minh bạch trong trả lương.
Nhìn chung thì hình thức trả lương của Công ty trong thời gian qua đã phát huy được mặt tích cực, đảm bảo tính ổn định tương đối cho người lao động.
Những tồn tại và nguyên nhân:
Hình thức trả lương theo thời gian của hầu hết các doanh nghiệp hay công ty ở Việt Nam hiện nay vẫn còn chung nhược điểm đó là tiền lương của người lao động nhận được không liên quan trực tiếp đến kết quả lao động của họ. Và hình thức trả lương của Công ty Điện lực Ba Đình cũng không làm ngoài nhược điểm này. Nguyên nhân gây lên nhược điểm này bao gồm:
Tiền lương căn cứ vào ngày công làm việc thực tế nhưng việc quản lý thời giờ làm việc của lao động quản lý tại Công ty lại chưa chặt chẽ, trong thực tế vẫn xảy ra hiện tượng nhiều người đến cơ quan muộn, trong giờ làm việc vẫn bỏ ra ngoài đi công việc riêng.
Tiền lương được tính căn cứ vào hệ số phân hạng chức danh, nhưng hệ số chức danh lại phân chia theo thời gian công tác làm việc do vậy nó chưa phản ánh được chất lương công việc mà người lao động làm.
b. Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Lương được tính căn cứ vào khối lượng công việc tính trên đầu sản phẩm cụ thể và đơn giá sản phẩm. Hình thức trả lương này áp dụng cho các CBCNV thuộc các bộ phận có kết quả lao động gắn liền với một số lượng sản phẩm cụ thể như: bộ phận thu ngân viên tư gia, công nhân treo tháo công tơ ( có xây dựng đơn giá cho từng sản phẩm dựa trên định mức lao động )
Đối với lương sản xuất điện, quỹ tiền lương KH Công ty giao từng quý cho Điện lực được thực hiện như sau:
Kế hoạch tiền lương được xây dựng dựa trên định mức lao động tổng hợp và đơn giá tiền lương cho 1000KWh điện thương phẩm cụ thể là:
Định mức lao động tổng hợp ( Tsp )
Định mức lao động tổng hợp là tổng số hao phí thời gian lao động cần thiết để thực hiện hoàn thành 1000KWh điện thương phẩm, cơ sở tính mức lao động tổng hợp là tổng số công hao phí trên biểu định mức lao động 01 do Công ty ban hành được tính như sau:
LĐđm x 8giờ
Tsp = …..giờ/1000KWh điện TP
Atpkh
Trong đó:
- Tsp là định mức lao động tổng hợp tính bằng thời gian quy đổi của các loại công việc trong năm để thực hiện hoàn thành 1000 KWh điện thương phẩm.
- LĐđm là tổng số công lao động theo từng loại công việc tại biểu số 01.
- Atpkh sản lượng điện thương phẩm kế hoạch hàng năm Công ty giao.
Theo bảng biểu số 01 ta có Định mức lao động tổng hợp:
Tsp = = 5,451763 giờ/1000KWh điện TP
Đơn giá tiền lương cho 1000 KWh điện thương phẩm:
Lmin x ( Hcb + Hpc )
Vđg1 = x Tsp = …..đồng/1000KWh điện TP
26 công x 8giờ
Trong đó:
- Vđg 1 là đơn giá tiền lương theo mức lương tối thiểu của Công ty.
- Lmin là mức tiền lương tối thiểu Công ty.
- Hcb + H pc là tổng số các hệ số lương cấp bậc bình quân và hệ số phụ cấp bình quân của Điện lực.
Ta có đơn giá tiền lương cho 1000KWh điện thương phẩm là ( có trong bảng biểu 01 ):
Vđg1 = = 13977,07 (Đ/1000KWh )
Quyết toán quỹ tiền lương:
Quỹ tiền lương theo đơn giá:
Vth = Vđg x Atpth
Trong đó
- Vth: Quỹ tiền lương theo đơn giá
- Vđg : Đơn giá tiền lương.
- Atpth: Điện thương phẩm thực hiện
Ta có Quỹ tiền lương theo đơn giá của Công ty ( trong biểu 01 ) :
Vth = 5,947946946 (Triệu đồng )
Lương sản phẩm
Đối với bộ phận trả lương theo sản phẩm trên cơ sở đơn giá xây dựng cho từng sản phẩm cụ thể ngoài hai kỳ trả lương chính còn thêm quyết toán kỳ 3. Tiền lương quyết toán dựa trên tiền lương sản phẩm của CNV đó trong 2 tháng sau khi đã trừ đi phần tạm ứng kỳ1, quyết toán kỳ 2, BHXH và BHYT phải nộp. Hình thức trả lương sản phẩm được áp dụng cho tổ nhân viên treo tháo công tơ, tổ nhân viên đưa thông báo P8, P9 và tổ nhân viên thu tư gia và viễn thông.
Dưới đây là bảng thanh toán và phụ cấp lương theo sản phẩm
Ta xem xét tiền lương của Nguyễn Đức Hải
Hế số cấp bậc: Hcb: 4.2 . Hệ số phụ cấp:Hpc:0.1
Lươn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty Điện lực Ba Đình.docx