Chương I: Doanh nghiệp nhỏ và vừa và sự cần thiết có chính sách, cơ chế hỗ trợ phát triển DNNVV. 7
1. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế 7
1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa. 7
1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta hiện nay. 10
1.2.1 Ưu thế: 10
1.2.2 Hạn chế: 12
2. Sự cần thiết phải phát triển và quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 14
2.1. Vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế. 14
2.2 Sự cần thiết phải phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 22
2.3. Vai trò quản lý nhà nước đối với sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 24
Chương II: Đánh giá tình hình phát triển và công tác quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ. 28
1. Quá trình hình thành phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 28
1.1. Giai đoạn trước khi ban hành Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty (21/12/1990) 28
1.2. Từ khi ban hành Luật DNTN và Luật Công ty, đến khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực (1/1/2000) 30
1.3 Từ khi áp dụng thực hiện Luật doanh nghiệp (01/1/2000 đến nay) 32
2. Nguồn lực phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh Phú Thọ. 33
2.1 Vị trí địa lý. 33
2.2 Tiềm năng và khả năng khai thác tiềm năng để phát triển DNNVV trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 34
2.2.1 Đặc điểm địa hình: 34
2.2.2 Đặc điểm khí hậu: 35
2.2.3 Đất đai và nguồn nước. 36
2.2.4 Tài nguyên khoáng sản: 36
2.2.5 Tài nguyên rừng. 36
2.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Phú Thọ trong những năm gần đây. 37
3. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ. 45
3.1 Số lượng và quy mô 45
3.2. Kết cấu vốn doanh nghiệp theo mỗi loại hình doanh nghiệp. 49
3.3 Kết cấu, ngành nghề kinh doanh. 51
3.4 Tình hình sử dụng lao động và trả lương lao động. 51
3.5 Về năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh 53
3.6 Những đóng góp của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Phú Thọ trong thời gian vừa qua. 58
3.7 Những khó khăn tồn tại chủ yếu của các DNNVV trên địa bàn Tỉnh. 62
4. Công tác quản lý Nhà nước đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ. 67
4.1. Về tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý nhà nước 68
4.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn. 68
4.2.1 Môi trường chính sách phát triển DNNVV trên địa bàn Tỉnh 68
4.2.2 Thực trạng công tác quản lý của nhà nước đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa 72
Chương III: Các định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh 76
1. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh. 76
1.1 Mục tiêu định tính. 76
1.2 Mục tiêu cụ thể. 77
2. Một số giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ. 78
2.1 Hoàn thiện các chính sách, cơ chế hỗ trợ khuyến kích các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. 78
2.2 Đổi mới công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 83
92 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2039 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày càng được quản lý một cách chặt chẽ, hợp lý hơn, giá thành sản phẩm (trừ các yếu tố trượt giá) vẫn đảm bảo thuận lợi cho các cơ sở sản xuất tồn tại và phát triển.
Năng suất các lĩnh vực sản xuất vật chất đều tăng, nhất là nông nghiệp. Tính hiện đại trong nền kinh tế của Tỉnh từng bước được cải thiện bằng sự tham gia của nhiều cơ sở sản xuất mới, sản phẩm mới. Cơ cấu sản phẩm hoàn thiện hơn, hàm lượng công nghệ trong sản phẩm nhiều hơn, sự cân đối trong tăng trưởng giữa các ngành, nội bộ ngành thể hiện trong cơ cấu kinh tế tương đối hợp lý.
Bảng 7: Giá trị tổng sản phẩm (GDP) các ngành Tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001-2005
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Hạng mục
2001
2002
2003
2004
2005
I. Giá trị tổng SP (giá so sánh)
3.067,0
3.368,0
3.680,4
4.037,2
4.444,6
Nông, lâm, thủy sản
933,2
1.016,8
1.102,3
1.140,9
1.206,8
Công nghiệp, xây dựng
1.177,7
1,331,5
1.440,2
1.655,7
1.835,0
Thương mại, dịch vụ
956,1
1.019,8
1.137,9
1.240,6
1.402,8
II. Giá trị tổng SP (giá thực tế)
4.183
4.617
5.183
5.838
6.936,7
Nông lâm thủy sản
1.227
1.343
1.544
1.646
1.985,8
Công nghiệp, xây dựng
1.565
1.758
1.912
2.226
2.612,1
Thương mại, dịch vụ
1.391
1.516
1.727
1.965
2.338,8
III. GDP bình quân/người (nghìn đồng)
3.250
3.526
3.978
4.440
4.955
Nguồn: Cục thống kê Phú Thọ 2006
Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: Cơ cấu kinh tế trong tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Nhìn chung, sự chuyển dịch đã theo hướng CNH-HĐH.
Bảng 8: Tổng hợp tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Phú Thọ theo ngành giai đoạn 2001-2005
(Giá thực tế)
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Toàn nền kinh tế Tỉnh
1. CN-XD
2.Nông lâm thủy sản
3. Dịch vụ
100,0
37,4
29,3
33,3
100,0
38,1
29,1
32,8
100,0
36,9
29,8
33,3
100,0
38,1
28,2
33,7
100,0
40,0
26,0
34,0
Nguồn: Sở KH & ĐT Phú Thọ
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: Tỷ trọng khu vực kinh tế Nhà nước giảm dần từ 2001-2005 nhưng vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng dần, đặc biệt là khu vực kinh tế có vốn ĐTNN tăng khá mạnh.
Bảng 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Phú Thọ theo thành phần kinh tế giai đoạn 2001-2005
(Giá thực tế)
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Toàn nền kinh tế Tỉnh
1. Khu vực Nhà nước
2. Khu vực ngoài Nhà nước
3. Khu vực có vốn ĐTNN
100,0
41,6
48,4
10,0
100,0
40,7
50,7
8,6
100,0
40,3
50,1
9,6
100,0
39,4
50,2
10,4
100,0
36,6
51,6
11,8
Nguồn: Sở KH & ĐT Phú Thọ
Hiện trạng dân số, lao động và sự chuyển dịch cơ cấu lao động:
Bảng 10: Dân số, lao động và sự chuyển dịch cơ cấu lao động
ĐVT: Số lượng: nghìn người, cơ cấu: %
STT
Hạng mục
2001
2005
Tốc độ tăng
Số lượng
Cơ cấu
Số lượng
Cơ cấu
I
Dân số
1286.94
100
1326.81
100
0.77
Thành thị
182.62
14.19
208.38
15.71
3.35
Nông thôn
1104.32
85.81
1118.43
84.29
0.32
II
Mật độ dân số (người/km2)
362
373
0.75
III
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
1.07
9.77
73.83
IV
Nguồn lao động
740.8
787.5
1.54
1
LĐ làm việc trong các ngành KT
632.6
100
661.2
100
-0.86
Nông - lâm - thuỷ sản
489.2
77.33
482.1
72.91
-0.36
Công nghiệp - xây dựng
76.5
12.09
88.9
13.45
3.83
Dịch vụ - Thương mại
66.9
10.58
90.2
13.64
7.76
2
Học sinh trong độ tuổi LĐ
61
74.7
5.20
3
LĐ trong độ tuổi làm nội trợ và chưa có việc làm
47.2
46.3
-0.48
Nguồn: QH tổng thể phát triển KTXH Phú Thọ 2005-2020
Trình độ học vấn: Trình độ học vấn của dân cư Phú Thọ hiện nay vào loại khá so với vùng Đông Bắc. Số người chưa biết chữ chỉ chiếm 0,5% so với tổng số dân toàn Tỉnh, trong khi cả nước còn có tới 3,5% số người chưa biết chữ so với tổng số dân cả nước. Tỉnh có 1 trường Đại học, 2 trường Cao đẳng, 4 trường trung học chuyên nghiệp, 27 trường, trung tâm và cơ cở dạy nghề, 600 trường phổ thông các cấp, bình quân 2.310 học sinh/vạn dân
Chuyển dịch cơ cấu lao động
Trong những năm qua, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh đã có sự chuyển dịch tiến bộ theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong ngành Nông - lâm - thủy sản (từ 77,33% năm 2001 xuống còn 72,91% năm 2005), tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (từ 12,09% năm 2000 lên 13,45% năm 2005), lao động dịch vụ - thương mại tăng (từ 10,58% năm 2000 lên 13,64% năm 2005). Tốc độ tăng lao động trong nông nghiệp mang dấu âm (-0,36%) chứng tỏ lao động trong nông nghiệp chuyển dần sang các ngành khác (do nông nghiệp đã được hiện đại hoá nhiều). Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 4% xuống còn 3,4%. Sử dụng quỹ thời gian lao động nông thôn có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây (từ 75,1% năm 2001 lên 79,2% năm 2005).
Lao động ở nông thôn hiện nay đang thiếu việc làm. Theo kết quả thống kê của Bộ Lao động - thương binh và xã hội, hàng năm Tỉnh Phú Thọ vẫn còn khoảng 23 - 25 nghìn lao động không có việc làm (chiếm 2,93% tổng số người trong độ tuổi lao động của Tỉnh). Do đó, tạo việc làm cho lao động nông thôn là một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Hệ thống kết cấu hạ tầng chủ yếu.
Hạ tầng giao thông: Tổng chiều dài hệ thống đường bộ của Tỉnh có gần 10.000 km, 320 km đường sông, gần 100 km đường sắt. Đã đảm bảo 100% số xã có đường ô tô vào đến trung tâm.
Hạ tầng cấp điện: Hiện tại hệ thống đường dây trung thế, hạ thế, trạm biến áp các loại đang từng bước được cải tạo, nâng cấp, thay thế và xây dựng mới. Hết năm 2003, 100% số xã đã có điện lưới quốc gia, điện năng cung cấp đạt trên 500KWh/người/năm, tăng 31,9% so với năm 2000.
Hạ tầng thông tin liên lạc: Hạ tầng thông tin liên lạc phát triển tương đối nhanh, hết năm 2005 đạt 9,9 máy điện thoại/100 dân, sơ với năm 2000 tăng 5 lần, dịch vụ Internet, hộp thư thoại… đang được triển khai rộng khắp. Hết năm 2004 đã phủ sóng mạng điện thoại di động tất cả các trung tâm huyện. Chất lượng thông tin liên lạc ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Hạ tầng dịch vụ: mạng lưới thương mại và dịch vụ tổng hợp đã phát triển rộng khắp đến các huyện, thị, thành và các xã trong tỉnh. Việc trao đổi, mua bán hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống được kịp thời, các dịch vụ sửa chữa công cụ, dụng cụ sản xuất, dân dụng rất thuận tiện. Hệ thống khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch ngày càng phát triển.
Hạ tầng đô thị và các khu công nghiệp: Hạ tầng đô thị thành phố Việt Trì đã được đầu tư phát triển khá về hệ thống giao thông, điện, nước, vệ sinh môi trường, các công trình văn hóa, thể thao… cơ bản đáp ứng và phục vụ tốt đời sống nhân dân. Hạ tầng các huyện, thị xã, thị trấn cũng được đầu tư phát triển. Hạ tầng các khu công nghiệp được đầu tư ngày càng hoàn thiện, phục vụ một cách tốt nhất hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
Hạ tầng giáo dục - y tế:
Về giáo dục - đào tạo: có 295 trường mầm non, 293 trường tiểu học, 1 trường Đại học, 2 trường Cao đẳng, 4 trường trung học chuyên nghiệp, 27 trường, trung tâm và cơ cở dạy nghề, 600 trường phổ thông các cấp. Số phòng học được kiên cố hóa, đạt 94,3%.
Về y tế: có 23 bệnh viện, 12 trung tâm y tế huyện và 273 trạm y tế xã phường, thị trấn với 1528 giường bệnh, 70% trạm y tế được xây dựng kiên cố, 55% trạm y tế có bác sỹ đa khoa, 100% trạm có y sỹ sản khoa và nữ hộ sinh. Nhưng việc kết hợp giữa đông y, tây y còn hạn chế.
Hạ tầng cấp thoát nước và thủy lợi: Hệ thống hạ tầng cấp thoát nước, hệ thống thủy lợi đã và đang được đẩy mạnh đầu tư, đặc biệt là hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Như vậy, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như các nhân tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Phân tích một cách cụ thể, đồng thời đánh giá một cách khách quan giúp tỉnh có thể đưa ra những kế hoạch phát triển phù hợp. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đi đôi với phát triển các doanh nghiệp lớn một cách toàn diện, đồng thời cũng vừa phải đảm bảo vấn đề môi trường, xã hội. Đây chính là mục tiêu hàng đầu trong chính sách kinh tế của Tỉnh.
3. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ.
3.1 Số lượng và quy mô
Thực tế trong những năm qua, sự phát triển vượt bậc kể cả về số lượng và chất lượng của các DNNVV đã góp phần quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng cũng như ngân sách, tạo việc làm, tăng thu nhập cá nhân, góp phần đáng kể trong việc huy động vốn đầu tư trong dân cho phát triển kinh tế- xã hội.
Theo kết quả điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp của cục thống kê Tỉnh, hiện Tỉnh có trên 2213 cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút 68316 lao động.
Bảng 11: Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh và việc làm tại Phú Thọ năm 2007
Phú Thọ,2007
DNNVV
DN lớn
Số lượng DN
Siêu nhỏ
Nhỏ
Vừa
Số lượng cơ sở SXKD
1317
570
276
50
Tỉ lệ % trên tổng số Cơ sở
55.81
25.74
12,48
2.26
Số lượng lao động
9086
22886
20836
15507
Tỉ lệ % trên tổng LĐ
13.3
33.5
38.5
22.7
Quy mô trung bình 1Cơ sở
6.8
40.15
75.5
310.14
Theo nguồn sở KH&ĐT Phú Thọ
Bảng trên cho thấy, vào thời điểm năm 2007, các DNNVV có ít hơn 300 lao động chiếm hơn 97.73 tổng số các cơ sở sản xuất kinh doanh và thu hút hơn 75% lực lượng lao động phi nông nghiệp. Các doanh nghiệp lớn có hơn 300 lao động chỉ chiếm 2.26 tổng số các cơ sở sản xuất kinh doanh và tạo công ăn việc làm cho hơn 19,7% lực lượng lao động phi nông nghiệp.
Kể từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực(1/1/2000) số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh đăng ký thành lập mới đã tăng nhanh chóng. Từ năm 2000 đến hết năm 2007 đã có gần 1000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, trong đó chủ yếu là DNNVV, đưa tổng số doanh nghiệp của Tỉnh đến hết năm 2007 là 2213 doanh nghiệp, cộng thêm khoảng 19.737 hộ kinh doanh cá thể và khoảng 22 hợp tác xã.
Bảng 12: Số lượng đăng ký kinh doanh mới qua các năm
Năm
Tổng số
DNTN
Công ty TNHH
Công ty cổ phần
2004
1427
210
601
395
2005
1777
281
781
505
2006
1920
304
851
555
2007
2213
367
981
655
Nguồn phòng đăng ký kinh doanh- Sở KH&ĐT Phú Thọ
Theo tiêu chí phân loại dựa vào tổng giá trị vốn, trong tổng số 2213 doanh nghiệp trong cuộc điều tra các cơ sở kinh tế trên phạm vi Tỉnh có tới 2021 là doanh nghiệp là các DNNVV. Mấy năm gần đây, số lượng doanh nghiệp đăng ký theo Luật Doanh nghiệp tăng nhanh, với tốc độ ngày càng cao( năm 2001 có 830 doanh nghiệp, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, năm 2004 có 1427 doanh nghiệp tăng 9%,năm 2007 có 2213 doanh nghiệp tăng 15%); số doanh nghiệp đăng ký trung bình hàng năm tăng khoảng 17,5 lần so với trung bình 10 năm trước năm 2000. Số doanh nghiệp mới đăng ký trong giai đoạn 2000-2007 cao gấp 16,08 lần so với 10 năm trước. Nếu năm 2001 trung bình cứ 1368 người dân có một doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thì năm 2006 ước tính có một 1 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh/900 người dân.
Theo kết quả điều tra của cục thống kê Tỉnh thì số lượng vốn huy động được qua đăng ký thành lập mới và mở rộng quy mô kinh doanh cũng tăng mạnh mẽ và được phân bố khắp trên toàn Tỉnh. Nếu như giai đoạn 1990-2000 tổng số vốn đăng ký chỉ là 1533 tỷ đồng, thì trong 7 năm 2000-2007 số vốn đăng ký lên đến 46537.2 tỷ đồng, đưa tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp ngoài quốc doanh lên 33306 tỷ đồng, trong đó năm 2005 là 3612 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước, năm 2006 là 5114 tỷ đồng tăng 42%, năm 2007 là 7638,2 tỷ đồng, tăng 49.35%.
Số DNNVV theo quy mô nguồn vốn
Tổng vốn đăng ký mới giai đoạn 2000-2007 cao gấp 16.68 lần so với 10 năm trước đây 1990-2000.
Bảng 13: Tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năm
Tổng số DN
Theo quy mô vốn( Tỷ đồng)
Dưới 1
Từ 1-5
Từ 5-10
2004
1427
537
315
575
2005
1777
610
355
812
2006
1920
803
435
682
2007
2213
850
502
861
Nguồn cục thống kê Tỉnh Phú Thọ
Tỷ trọng đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tổng đầu tư toàn tỉnh đã tăng từ 32% năm 2005 lên 34% năm 2006 và năm 2007 là 41%. Vốn đầu tư thực hiện của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh đã lớn hơn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Tỉnh. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp khu vực DNNVV được thực hiện ở gần như tất cả các huyện, thị xã, thành phố với nhiều điều kiện khác nhau.
Nhìn chung, số vốn đăng ký cao nhất phổ biến ở các thành phố và thị xã, các huyện có cơ sở hạ tầng tốt khoảng 7 tỷ đồng. Ở Việt Trì, mức vốn đăng ký bình quân/ doanh nghiệp cao nhất(8.9 tỷ đồng), tiếp đó là Thị xã Phú Thọ (5.6 Tỷ đồng), mức vốn đăng ký bình quân doanh nghiệp thấp nhất là ở H. Tân Sơn(539 triệu đồng). Số vốn đầu tư thực tế cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cho tới nay chưa có điều tra đầy đủ để so sánh số vốn đăng ký với số vốn thực tế đầu tư. Tuy nhiên, qua cuộc khảo sát thực tế của phòng đăng ký kinh doanh của sở Kế hoạch và Đầu tư ở một số khu, cụm công nghiệp cho thấy DNNVV đang là nhà đầu tư chủ yếu. Riêng số vốn đầu tư thực hiện tại các khu, cụm công nghiệp đã cao hơn số vốn đăng ký trong cùng kỳ. Theo số liệu của cục thống kê Tỉnh thì năm 2006 số vốn đầu tư bình quân đầu người của một doanh nghiệp nhỏ (có 10-49 người) vào khoảng 760 triệu cao hơn vốn bình quân chung (700 triệu), vốn đầu tư bình quân đầu người của một doanh nghiệp vừa (có từ 50-299 người) là khoảng 1.5 tỷ đồng, gấp rưỡi mức bình quân chung của các doanh nghiệp quy mô lớn (1.2 tỷ đồng).
Bảng 14: Quy mô vốn bình quân trên một doanh nghiệp.
Số TT
Loại hình doanh nghiệp
Qui mô vốn đầu tư / bình quân 1 DN (Triệu đồng)
1
Doanh nghiệp tư nhân
754,3 triệu đồng/1 doanh nghiệp
2
Công ty TNHH
2.96 tỷ/1 công ty
3
Công ty cổ phần
5,1 tỷ đồng/1công ty
Theo số liệu sở KH&ĐT Tỉnh Phú Thọ
Với quy mô vốn bình quân trong doanh nghiệp thời điểm (năm 2007) là 3.691,0 triệu đồng/1 doanh nghiệp. Nếu so sánh với quy mô vốn doanh nghiệp trong giai đoạn 1991 - 1999 đã tăng khoảng gần 10 lần. Tuy nhiên vốn đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp cũng khác nhau, qua biểu ta thấy sự thu hút vốn tốt nhất là Công ty cổ phần, Công ty TNHH và điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan.
3.2. Kết cấu vốn doanh nghiệp theo mỗi loại hình doanh nghiệp.
Trong một doanh nghiệp có hai nguồn vốn cơ bản là: Vốn cố định là giá trị đầu tư dài hạn, tài sản cố định theo giá trị còn lại và vốn lưu động là giá trị đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản lưu động.
Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn song nguồn vốn trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ không ngừng tăng lên. Theo số liệu thống kê Tỉnh: Đầu năm 2006, nguồn vốn doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc doanh nghiệp nhà nước đạt 6619,564 tỷ đồng, bình quân 128154 triệu đồng/1 doanh nghiệp, trong đó vốn chủ sở hữu 1917856 triệu đồng, vốn tự có là 48431 triệu đồng. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tổng nguồn vốn đạt 4690800 triệu đồng, bình quân 4823,7 triệu đồng/ 1 doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu đạt 1821846 triệu đồng, vốn tự có là 419774 triệu đồng. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tổng nguồn vốn là 3293790, bình quân 113965,9 triệu đồng/ doanh nghiệp, trong đó vốn chủ sở hữu là 1726918 triệu đồng, vốn tự có20114 triệu đồng.
Như vậy với mức vốn trên, các đơn vị kinh tế tư nhân mới chỉ đủ đầu tư cho đất đai, nhà xưởng và một phần nhỏ cho trang thiết bị ban đầu cần thiết cho sản xuất kinh doanh. Điều đó phần nào giải thích tại sao khả năng thay đổi thiết bị công nghệ còn thấp và cũng có ý nghĩa là các cơ sở trên muốn hoạt động được phải đi vay hầu hết vốn lưu động. Qua cuộc khảo sát của chi cục thuế Tỉnh tại các đơn vị kinh doanh trên địa bàn cho thấy 38% vốn kinh doanh là đi vay (trong đó vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lần lượt là: 55892 triệu đồng, 235248 triệu đồng, 258957 triệu đồng, vay từ ngân hàng thương mại và các nguồn khác lần lượt là: 45410 triệu đồng, 215340 triệu đồng, 65200 triệu đồng hay vay nhà nước chiếm 8%, vay ngân hàng thương mại và các nguồn khác chiếm 30%).
Ở khía cạnh khác, có thể phân tích cơ cấu vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo vốn lưu động và vốn cố định.
Theo số liệu của cuộc khảo sát 500 doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh năm 2005 của Sở KH&ĐT Tỉnh cho thấy:
Về vốn lưu động: Tổng vốn lưu động sử dụng trong năm là 3222,75 tỷ (bình quân 6,45 tỷ đồng/doanh nghiệp), vòng quay là 2,43 vòng. Khu vực kinh tế trong nước bình quân vốn lưu động 5.82 tỷ/ doanh nghiệp, vòng quay là 2,39. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước là 25,25 tỷ đồng/ doanh nghiệp( TW 87,27; ĐP 9,51 tỷ đồng), doanh nghiệp ngoài quốc doanh bình quân 1,515 tỷ/doanh nghiệp, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài bình quân vốn lưu động 25,1 tỷ đồng, vòng quay vốn là 2,77 vòng. Xét về mặt sử dụng vốn thì doanh nghiệp trong nước ở mức bình quân vốn lưu động cho một doanh nghiệp là rất thấp 5.82 tỷ/ doanh nghiệp, vòng quay vốn lại chậm. Vì vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn có hiệu quả sử dụng vốn thấp và kết quả sản xuất không cao.
3.3 Kết cấu, ngành nghề kinh doanh.
Các DNNVV của Tỉnh bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã, doanh nghiệp và công ty tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo số liệu của phòng đăng ký kinh doanh, năm 2006 có 35 doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ 70% số doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã có 22 doanh nghiệp chiếm tới 100% hợp tác xã của Tỉnh, doanh nghiệp tư nhân có 360 doanh nghiệp chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn có 923 chiếm tới 87% tổng số công ty trách nhiệm hữu hạn, cớ 28 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 77% tổng số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có quy mô nhỏ và vừa.
3.4 Tình hình sử dụng lao động và trả lương lao động.
Nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, linh hoạt, thích ứng với môi trường luôn luôn biến đổi là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của các doanh nghiệp. Điều đó càng trở nên đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam ra nhập WTO. Nhận thức được điều đó, các DNNVV trên địa bàn Tỉnh đã có những nỗ lực nâng cao trình độ tay nghề cho lao động của mình. Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê Tỉnh thì tỉ lệ lao động qua đào tạo những năm gần đây đã tăng lên rõ rệt: năm 2005 tỉ lệ lao động qua đào tạo là 63,2%, năm 2006 là 69.7% và năm 2007 là 70,1%. Tuy nhiên nguồn nhân lực nhìn chung còn thấp, cơ cấu trình độ ngành nghề chưa phù hợp. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể:
Hàng năm tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 16,8%, tỷ lệ cán bộ khoa học kỹ thuật chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong dân số chỉ đạt khoảng 1,3% trong cả nước tỷ lệ này chiếm khoảng 2,1%
Cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều bất cập. Tỷ lệ công nhân lành nghề, công nhân có kỹ thuật cao còn quá thấp.
Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 79,6% tổng lao động, nhưng chỉ chiếm 5,3% số cán bộ khoa học, kỹ thuật của Tỉnh. Số được đào tạo rất ít, chủ yếu là lao động giản đơn.
Bảng 15: Số người đã qua đào tạo( năm 2005)
ĐVT: người
STT
Trình độ chuyên môn
Tổng số
Tỷ lệ % so với người hoạt động kinh tế
Tổng số
286.658
16,8
1
Công nhân kỹ thuật có bằng, chứng chỉ
82.261
9,6
2
Công nhân kỹ thuật không bằng, chứng chỉ
33.642
3,6
3
Trung cấp
28. 895
2,83
4
Đại học, Cao đẳng, trên Đại học
23.913
3,2
Nguồn: Cục Thống kê Tỉnh Phú Thọ
Bên cạnh đó, thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh cũng tăng lên đáng kể trong thời gian qua. Tiền công trung bình của người lao động tăng 13,8% năm 2006 và năm 2007 là 9,1%.
Bảng 16: Tình hình trả lương lao động phân theo quy mô lao động
Lương trả cho người lao động
Tổng số
<6
6-9
9-49
50-300
>300
Số lượng việc làm
(người)
111899
53693
4640
11830
16283
25452
Số lao động bình quân một cơ sở
3.1
1.5
7.1
19.0
112.2
523.3
Lương bình quân một người lao động
2.1
0.35
1.31
3.69
5.32
8.02
Nguồn: Thống kê Tỉnh 2006
Qua bảng trên ta thấy, số lao động bình quân 1 doanh nghiệp là 2.1 triệu đồng/ người. Mức lao động bình quân 1 doanh nghiệp như vậy là khá. Trong đó loại doanh nghiệp siêu nhỏ có trung bình 1.5 người, doanh nghiệp nhỏ có 19 người, doanh nghiệp vừa có 113 người.Theo số liệu thống kê tỉnh, lương trung bình của người lao động ngày một tăng. Tiền lương bình quân khu vực xây dựng là cao nhất (1.3-1.8tr/người/tháng). Đây là mức lương phù hợp với điều kiện mặt bằng chung ở tỉnh Phú Thọ hiện nay.
3.5 Về năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh
Năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên các mặt như: Trình độ công nghệ sản xuất, tài sản và vốn của doanh nghiệp, công tác tổ chức sản xuất và hợp tác sản xuất, các yếu tố đầu vào, nguyên nhiên vật liệu, chi phí, thị phần, hoạt động xúc tiến marketing và đầu ra của doanh nghiệp, giá trị gia tăng của sản phẩm, lợi nhuận của doanh nghiệp…
Về trình độ thiết bị, công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh nói chung còn thấp. Theo báo cáo của Cục thống kê Tỉnh (năm2005) hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp Nhà nước có trình độ công nghệ dưới mức trung bình so với các vùng lân cận và so với mặt bằng chung của Việt Nam, máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất lạc hậu. Trình độ cơ khí hóa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn ở mức độ thấp so với các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hà Tây…, hơn 76% máy móc thiết bị đối với khu vực sản xuất vật chất là máy móc cũ, thế hệ trước năm 2000 và có hơn 56% là máy móc trước năm 1980, chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp trang bị được máy móc thế hệ sau năm 2000. Tỷ lệ này cũng có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp quốc doanh. Đối với khối quốc doanh có tới 83% doanh nghiệp sử dụng máy móc cũ, trong khi đó tỷ lệ này ở khối ngoài quốc doanh là 57%. Điều này cũng dễ hiểu bởi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trang bị 56% máy móc được sản xuất trong nước, 35% máy móc nước ngoài và chỉ có 7% máy móc tự gia công chế tạo. Số liệu thống kê toàn diện về doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh năm 2006 cho thấy mức trang bị vốn của doanh nghiệp là rất thấp. Mức trang bị vốn chung của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh là 6.9 tỷ đồng/ doanh nghiệp, trong đó mức trang bị vốn của doanh nghiệp Nhà nước có quy mô nhỏ và vừa là 34,3 tỷ đồng, của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 5,3 tỷ đồng và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 38.6 tỷ đồng.
Bảng 17: Mức trang bị vốn trung bình của DNNVV năm 2006
Chỉ tiêu
Số doanh nghiệp NVV
DNNVV theo khu vực kinh tế
DNNN
DNNQD
DNVNG
số doanh nghiệp
2213
50
2102
60
Số LĐBQ1DN
68316
412
35
432
Tổng số vốn
14604154
6619564
4690800
3293790
Vốn/ doanh nghiệp
6599.256
132391
2231.5
54896.5
Tài sản cố địnhBQ/1DN
6567.8
60406
2357.3
72259.1
TSCĐ/LĐ
123.73
162.705
80.2
179.99
Nguồn: Tính toán theo số liệu cục thống kê Tỉnh 2006
Trong DNNVV của Tỉnh, hệ số trang bị tài sản cố định cho một lao động là 124 triệu đồng. Hệ số trang bị vốn cố định của DNNVV nhà nước là 108.633 triệu đồng, khu vực ngoài quốc doanh là 80.2 triệu đồng, khu vực có vốn đầu nước ngoài là 179.99 triệu đồng. Như vậy mức trang bị tài sản cố định cho một lao động trong các DNNVV khu vực ngoài quốc doanh là khá thấp. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chủ yếu dựa trên lao động, trang bị vốn thấp, năng lực thiết bị hạn chế. Tình trạng này có được cải thiện thêm trong khu vực nhà nước nhưng mức chênh lệch không đáng kể.
So với các doanh nghiệp nước ngoài thì các doanh nghiệp trong nước có hệ số trang bị vốn quá thấp( chỉ bằng 12-14%). Ngoài ra tỷ lệ tài sản cố định BQ/1 doanh nghiệp vốn trong nước quá thấp (chỉ có 23-24%) Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp nhỏ trong nước chủ yếu kinh doanh bằng vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn, vay vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn.
Bảng 18: Trang bị tài sản cố định bình quân trên 1 lao động
Triệu đồng
Tiêu chí
Trang bị TSCĐBQ1LĐ
Thời điểm1/1/2006
Thời điểm 31/12/2006
Doanh nghiệp nhà nước
248.866
257.293
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
68.432
91.175
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
188.242
228.050
Theo số liệu cục thống kê Tỉnh,2006
Giá trị mua sắm máy móc thấp, thời hạn sử dụng ngắn và điều kiện mua sắm dễ dàng đã làm cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có điều kiện trang bị máy móc mới, khả năng tiếp cận công nghệ mới thuận lợi hơn so với doanh nghiệp quốc doanh. Ngoài ra tỷ trọng hàng xuất khẩu cũng như mức độ chế tác của hàng xuất khẩu cũng phản ánh phần nào trình độ công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh. Theo cục thống kê Tỉnh thì trên địa bàn Tỉnh chỉ có khoảng 23 doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu và có khoảng 30 doanh nghiệp có triển vọng xuất khẩu. Xét về lĩnh vực xuất khẩu chỉ có các doanh nghiệp sản xuất chè, giấy và phân bón có khả năng xuất khẩu nhất. Điều này cho thấy trình độ công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất thấp, chủ yếu là xuất khẩu các mặt hàng nông sản hoặc nguyên liệu thô.
Phần lớn các doanh nghiệp sử dụng yếu tố đầu vào tại địa phương 73%, ở địa phương khác là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ.DOC