Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Dược phẩm trung ương 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 0

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 2 3

1.1. Đặc điểm về chức năng và nhiệm vụ 3

1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh. 5

1.2.1 Đặc điểm về tổ chức quản lý. 5

1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 9

1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2. 15

1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán 15

1.3.2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty. 18

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 20

2.1. Tổ chức phân loại lao động và quy định về tiền lương của lao động 20

2.1.1. Quy mô và cơ cấu lao động 20

2.1.2. Quy định về tiền lương của lao động 23

2.2. Tổ chức hạch toán số lượng, thời gian lao động 23

2.2.1. Tổ chức hạch toán số lượng lao động 23

2.2.2. Tổ chức hạch toán thời gian lao động 23

2.3. Tính lương và các khoản phải trả cho người lao động 26

2.3.1. Phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương 26

2.3.1.1. Quy định trả lương và các hình thức trả lương 26

2.3.1.2. Các khoản phụ cấp, tiền lương thanh toán cho công nhân viên. 28

2.3.1.3. Các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ 28

2.3.2. Tính lương và các khoản phải trả cho người lao động 30

2.3.3. Tính phụ cấp, BHXH phải trả cho người lao động. 35

2.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 38

2.4.1. Chứng từ và các tài khoản sử dụng 38

2.4.1.1. Chứng từ kế toán sử dụng 38

2.4.2. Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 41

2.4.2.1. Hạch toán kế toán tiền lương 41

2.4.2.2. Hạch toán các khoản trích theo lương 49

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 2 54

3.1. Nhận xét đánh giá chung về công tác kế toán tiền lương và khác nợ khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2 54

3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 58

KẾT LUẬN 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Dược phẩm trung ương 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 là một đơn vị có quy mô lớn, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, thường xuyên và đa dạng. Chính vì vậy Công ty áp dụng công tác kế toán theo hình thức Nhật ký-chứng từ (NK-CT). Bộ máy kế toán bao gồm những người có trình độ đại học chuyên ngành kế toán. Công ty sử dụng các nhật ký-chứng từ số 1, 2, 4, 5, 7, 8, 10 và các bảng kê số: 1, 2, 4, 5, 6, 10, 11. Sơ đồ 8: Hình thức ghi sổ kế toán tại Công ty Chứng từ gốc Bảng kê Nhật ký-chứng từ Sổ chi tiết Bảng kê Bảng tổng hợp chi tiết Nhật ký-chứng từ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Công ty áp dụng niên độ kế toán là một năm, bắt đầu từ ngày 1/1 dương lịch và đến hết ngày 31/12 của năm. Một năm gồm 12 kỳ kế toán ứng với 12 tháng. - Kỳ kế toán của Công ty tính theo tháng - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán, nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: đồng Việt Nam - Phương pháp theo dõi vật tư và phương pháp kê khai thường xuyên. - Giá vật tư, thành phẩm xuất kho được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng - Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hệ thống chứng từ Công ty đang sử dụng bao gồm các chứng từ theo mẫu chung của Bộ Tài chính. Ngoài ra để quản lý chặt chẽ, phục vụ cho công tác kế toán Công ty còn quy định thêm một số chứng từ riêng như: Danh sách nợ quá, giấy xin khất nợ. Mẫu: Giấy xin khất nợ Tên tôi là:……………………………………………………………….. Chức vụ:………………………………………………………………… Đơn vị công tác:………………………………………………………… Xin khất:………………………………………………………………… Số hoá đơn: Hình thức thanh toán Ngày….tháng….năm….. Ký tên - Hệ thống tài khoản Công ty đang hiện sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141 TC/CĐKT ra ngày 1/11/1995 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính. Hệ thống tài khoản cấp 2 và cấp 3 của Công ty được mở theo đúng ký hiệu TK đã quy định, ngoài ra để phục vụ yêu cầu quản lý, Công ty đã đăng ký một số tài khoản cấp 2 và cấp 3 để phù hợp với việc theo dõi chi tiết và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh. Phần 2 Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.1. Tổ chức phân loại lao động và quy định về tiền lương của lao động 2.1.1. Quy mô và cơ cấu lao động Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương 2 với số lượng công nhân viên lớn, khoảng gần 500 người phân tán ở các phân xưởng và phòng ban thì việc sử dụng lao động hợp lý chặt chẽ số lượng lớn ở trong công ty rất quan trọng và là một vấn đề lớn. Lao động tại công ty được quản lý theo tổ, phòng ban. Tổ xay ray, tổ soi, tổ dập… phòng ban chia thành các bộ phận theo nhiệm vụ. Mỗi năm công ty đều có sự điều chỉnh lao động cả về số lượng và kết cấu tuỳ theo kế hoạch sản xuất kinh doanh. Có số liệu về số lượng và cơ cấu lao động thực hiện năm 2005 và kế hoạch thực hiện năm 2006 như sau: Bảng 2: Số lượng và cơ cấu lao động của công ty năm 2005 - 2006 Năm Chỉ tiêu Thực hiện 2005 Kế hoạch 2006 Số lượng % Số lượng % 1. Tổng số CNV 500 100 550 100 2. Số CN sản xuất chính 300 60 340 62 3. Lao động làm việc gián tiếp 200 40 210 38 Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2005 tổng sổ lao động của Công ty là 500 người, với cơ cấu như vậy là tương đối hợp lý. Tỉ lệ lao động gián tiếp 40%. Chứng tỏ Công ty sử dụng hiệu quả lực lượng lao động này. Do Công ty có nhiều loại sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất gồm nhiều giai đọn, thiết bị kỹ thuật đòi hỏi độ chính xác cao nên tỉ lệ công nhân sản xuất chính chiếm 60% là hợp lý. Năm 2006 Công ty căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh để điều chỉnh lao động theo hướng sau: - Tổng số lao động tăng 50 người - Tăng tổng số công nhân sản xuất chính 40 người. Sự điều chỉnh này phù hợp với kế hoạch phát triển của Công ty. Hàng năm Công ty đều lên kế hoạch đào tạo bồi dưỡng thêm cho các công nhân viên để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn Công ty. Sau đây là báo cáo lao động của công ty trong những năm gần đây Bảng 3: Báo cáo lao động STT Tên danh sách (loại lao động) 2001 2002 2003 2004 2005 T9/2006 I Tổng số CBCNV 475 462 426 436 500 520 Nữ 293 290 226 223 279 287 Nam 182 172 200 213 221 233 II Trình độ Đại học Dược 57 55 50 48 48 45 Đại học khác 40 40 39 35 34 34 Thạc sỹ 1 1 1 1 2 2 Trung cấp dược 27 21 28 27 30 30 Trung cấp khác 15 15 11 11 11 11 III Số lao động 1 Lao động quản lý (CBCC) 26 26 24 25 22 22 5,5% 5,6% 5,6% 7,3% 6,6% 6,5% 2 Lao động NCS 13 9 9 12 11 11 2,7% 1,9% 2,1% 3,5% 3,3% 3,2% 3 Thị trường 28 25 26 27 26 34 5,9% 5,4% 6,1% 7,8% 7,8% 10,0% 4 Kế hoạch cung ứng 21 20 17 16 14 47 4,4% 4,3% 4,0% 4,7% 4,2% 1,5% 5 Kiểm tra chất lượng 19 20 20 12 8 15 4,0% 4,3% 4,7% 3,5% 2,4% 4,4% 6 Giám sát và bảo vệ văn phòng (Bảo vệ, TCKT, TCHC) 7 Lao động PXCĐ (phục vụ) 38 39 39 36 30 35 8,0% 8,4% 9,2% 10,5% 9,0% 10,3% 8 Lao động 3 PX trực tiếp sản xuất 271 232 217 221 186 175 Trong đó: 57,1% 50,2% 50,9% 64,2% 55,9% 51,3% + Lao động PX viên 126 112 111 124 111 101 + Lao động PX tiêm 111 88 74 64 45 41 + Lao động PX chế phẩm 34 32 32 33 30 33 2.1.2. Quy định về tiền lương của lao động Theo quy định của nhà nước, từ ngày 01/10/2006 Công ty áp dụng mức lương cơ bản là 450.000/22 (đồng/người/ngày). Hiện nay thời gian làm việc của công nhân viên tại công ty là 8h/1ngày, 22 ngày/ tháng) Ngoài ra, Giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng còn được cộng % phụ cấp trách nhiệm mỗi tháng vào hệ số lương. Đối với công nhân viên đi họp hoặc nghỉ phép: Tính 100% lương cấp bậc. Nếu ngừng việc, nghỉ việc do máy hỏng mất điện… được tính 70% lương cấp bậc, chức vụ. Ngoài mức lương đang hưởng theo quy định của Nhà nước các cán bộ công nhân viên đang làm việc trong Công ty còn được hưởng các khoản phụ cấp như: Phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thai sản, ốm đau… Mức phụ cấp độc hại được chia làm 3 mức tuỳ thuộc mức độ ảnh hưởng của công việc đang làm. 2.2. Tổ chức hạch toán số lượng, thời gian lao động 2.2.1. Tổ chức hạch toán số lượng lao động Hạch toán số lượng lao động là việc theo dõi kịp thời, chính xác tình hình biến động tăng giảm số lượng lao động theo từng loại lao động trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc trích lương phải trả và các chế độ khác cho người lao động được kịp thời. Số lao động công nhân viên tăng thêm khi Công ty tuyển dụng thêm lao động, chứng từ là các hợp đồng. Số lao động giảm khi lao động trong Công ty thuyên chuyển công tác, thôi việc, nghỉ hưu, nghỉ mất sức. 2.2.2. Tổ chức hạch toán thời gian lao động Tại các phòng ban, phân xưởng, các tổ chức các cán bộ có trách nhiệm theo dõi số lượng lao động có mặt, vắng mặt, nghỉ phép, nghỉ bảo hiểm xã hội vào bảng chấm công. Bảng chấm công được lập theo mẫu quy định và theo đặc thù kế toán của Công ty. Bảng chấm công là cơ sở cho việc tính toán kết quả lao động của từng cá nhân người lao động. Bảng chấm công được treo tại nơi làm việc để mọi người có thể theo dõi ngày công của mình. Cuối tháng, tại các phân xưởng, các phòng ban nhân viên hạch toán tiến hành tổng hợp tính ra số công đi làm, nghỉ phép, nghỉ BHXH, nghỉ không lương của từng người trong Công ty. Bảng chấm công là căn cứ để tính lương thời gian, trợ cấp BHXH. Sau đây là bảng chấm công của tổ xay rây – phân xưởng viên Bảng 4 Bảng chấm công Tháng 12 năm 2006 Đơn vị: Tổ xay rây - phân xưởng viên STT Họ và tên Cấp bậc lương hoặc chức vụ Ngày trong tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 1 Lê Thị Lan 2,34 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 2 Vũ Việt Dũng 3,54 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 3 Phan Thanh Mai 4,17 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 4 Nguyễn Hoàng Hà 3,54 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 5 Phạm Bích Hường 2,18 x x x x x x x x x x x x x x x 6 Đỗ Thị Hường 2,56 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 7 Lại Phong Lan 2,75 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Người chấm công (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) Người duyệt (Ký, họ tên) 2.3. Tính lương và các khoản phải trả cho người lao động 2.3.1. Phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương 2.3.1.1. Quy định trả lương và các hình thức trả lương Để phát huy hết năng lực của người lao động cũng như thúc đẩy hiệu quả làm việc của người lao động. Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 hiện đang áp dụng cả 2 hình thức trả lương là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Tại các phân xưởng thuốc tiêm, thuốc viên, lương được trả theo 2 hình thức đó là: trả lương theo thời gian và theo sản phẩm. Trả lương theo thời gian là căn cứ vào thời gian công tác và trình độ kỹ thuật của công nhân. Đối với phân xưởng thuốc viên, thuốc viên trả lương cho công nhân theo sản phẩm vì tại hai phân xưởng này tiền lương tính theo khối lượng (số lượng) sản phẩm đã được hoàn thành. Trả lương theo sản phẩm áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất vì người làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít. Cách tính lương trả theo thời gian: Lương phải trả công nhân viên = Lương làm việc thực tế x Đơn giá bình quân theo thời gian - Tính lương trả theo sản phẩm Lương phải trả công nhân viên = Khối lượng (số lượng) sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn x Đơn giá tiền lương sản phẩm Tại phân xưởng cơ điện và các bộ phận quản lý. Công ty thực hiện trả lương theo thời gian lao động. Tổng tiền lương của công nhân sản xuất = Tổng tiền lương theo sản phẩm của công nhân sản xuất + Tổng tiền lương thời gian của công nhân sản xuất Trong đó, tổng tiền lương theo sản phẩm và tổng tiền lương theo thời gian sản xuất được xây dựng chính thức theo công thức sau: Tổng tiền công theo sản phẩm của công nhân sản xuất = Số giờ công làm ra sản phẩm (theo chế độ quy định) + Đơn giá tiền lương 1 giờ công Tổng tiền công theo sản phẩm của công nhân sản xuất = Tổng số lượng sản phẩm sản xuất + Đơn giá tiền lương 1 giờ công Việc tính lương của công nhân sản xuất được kế toán tiền lương thực hiện căn cứ vào các Bảng chấm công, bảng theo dõi sản phẩm hoàn thành của từng phân xưởng do nhân viên thống kế của phân xưởng cung cấp. Thu nhập của một công nhân sản xuất được tính: Thu nhập của 1 công nhân được lĩnh trong tháng = Lương cơ bản của công nhân + Thưởng sản phẩm + Tiền độc hại - 5% BHXH - 1% BHYT Công ty thực hiện trả lương cho người lao động thành 2 đợt trong 1 tháng. Đợt 1 trả vào ngày 15 của tháng, người lao động được trả 50% lương cơ bản được căn cứ vào số lượng mà được nhận vào tháng trước, đợt 2 trả vào ngày 30 của tháng, và người lao động được trả phần còn lại của lương cơ bản, tiền ăn ca sau khi đã trả đủ các khoản khấu trừ vào lương như KPCĐ, BHXH, BHYT, trả trích theo tỷ lệ quy định cộng với các khoản thưởng sản phẩm, tiền lương độc hại. Lương kỳ 1 được ước tính bằng khoảng 50% lương tháng trước mà công nhân đã lĩnh. Lương kỳ 2 = Tổng số thu nhập của công nhân trong tháng - Số tiền đã trả tạm ứng kỳ 1 - Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân Thời gian lao động theo chế quy định 8h/ngày, 5 buổi/tuần và nghỉ phép chế độ quy định. Chế độ áp dụng: Thông tư số 05/2001/TT - BLĐTBXH ngày 29 tháng 01 năm 2001 hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương, quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp. Nghị định số: 03/2003/NĐ - CP ngày 15 tháng 01 năm 2003 của chính phủ về điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đối vớ một số bước cơ chế quản lý tiền lương. 2.3.1.2 Các khoản phụ cấp, tiền lương thanh toán cho công nhân viên. Các khoản phụ cấp và tính theo lương công ty được thực hiện theo chế độ: - BHXH: Công ty trích 20% tổng số lương thực tế phải trả công nhân viên, trong đó 15% tính vào chi phí và 5% trừ vào thu nhập của người lao động. - BHYT: Trích 3% tổng số lương thực tế phải trả công nhân viên trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất và 1 % trừ vào thu nhập của người lao động. - KPCĐ: Trích 2% tính vào chi phí sản xuất. Tìên lương là sự kết hợp chế độ tiền lương theo sản phẩm với chế độ tiền thưởng, còn công ty việc áp dụng hình thức trả tiền lương có thưởng nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm mức phế phẩm, tiết kiệm nguyên liệu. Căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao của mỗi cán bộ công nhân viên, trưởng phòng quyết định số tiền được thưởng cho cán bộ nhân viên trong phòng. 2.3.1.3. Các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ Việc trích tính BHXH, BHYT, KPCĐ tại Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương 2: Theo quy định của Nhà nước về việc trích lập quỹ bảo hiểm xã hội công ty trích như sau: - Phần BHXH tính vào chi của công ty BHXH = 15% theo lương cơ bản của công nhân viên. Trong đó người sử dụng lao động 10%, người lao động nộp 5%. Số tiền này được Sở thương binh xã hội quản lý. Ngoài ra công ty phải trích 5% tiền lương trên tổng quỹ lương, khoản vay cho người sử dụng lao động chia công ty với sự tham gia của tổ chức công đoàn được Nhà nước giao quyền quản lý và sử dụng một bộ phận quỹ BHXH để chi trợ cấp cho công nhân đang làm việc tạm thời, phải nghỉ việc do đau ốm, thai sản… Cuối tháng, công ty phải quyết toán, số tiền với cơ quan cấp trên và BHXH phải trực tiếp công nhân viên: Công ty còn phải trích 3% trên tổng quỹ tiền lương của mình cho BHYT. Trong đó người sử dụng lao động chịu 2% và người lao động nộp 1% còn lại. Để nộp KPCĐ cấp trên thì công ty phải trích 2% trên tổng quỹ lương do người sử dụng lao động nộp. Trong đó 1% để lại công đoàn cơ sở để chi cho họp hưởng. Như vậy người lao động phải nộp BHXH là 6%, tiền lương của mình và công ty phải nộp là 19% trên tổng quỹ lương của công ty. Hiện nay tại công ty cổ phần Dược phẩm trung ương 2 tính lương nghỉ BHXH như sau: + Nghỉ do ốm đau: Được hưởng 75% tổng lương + Nghỉ do sinh đẻ: Được hưởng 100% tổng lương + Làm thêm giờ, làm ca 3: Được hưởng 35%/1 ngày lương. - Bên cạnh đó, hàng tháng công nhân viên của công ty còn được hưởng thêm một khoản lương độc hại của từng loại công việc mà công ty xây dựng đơn giá tiền lương độc hại. 2.3.2. Tính lương và các khoản phải trả cho người lao động Theo quy định chung của nhà nước, từ ngày 01/10/2006 công ty áp dụng mức lương cơ bản là: 450.000/22 đồng/người/ngày. Từ bảng chấm công, kế toán tiền lương tính ra lương cho công nhân viên. Lấy ví dụ: tính lương công nhân tại bộ phận: phân xưởng viên - tổ xay rây - Công nhân: Vũ Việt Dũng - Hệ số lương công ty: 3,54 và mức lương cơ bản do công ty xây dựng là 600.000đ (do bộ phận tổ chức lao động xây dựng) - Hệ số lương bảo hiểm 2,56 và mức lương cơ bản do chế độ quy định là 450.000đ - Số ngày làm việc trong tháng 22 ngày trong đó 17 ngày làm việc tại tổ xay rây, 5 ngày làm việc khác… Lương tạm ứng kỳ 1: 700.000đ Lương kỳ 2: Lương sản xuất + lương khác + tiền phụ cấp - 6% nộp - lương kỳ 1. = (3,54 x 600.000 x 17/22) + (2,56 x 450.000 x 5/22) + 120.000 - 6% x 2,56 x 450.000 - 700.000 = 1.272.210 Hiện nay thời gian làm việc của công nhân viên tại công ty là 8h/ngày, 22 ngày/tháng. Ngoài các khoản lương mà công ty thanh toán cho công nhân viên còn có lương làm thêm giờ được căn cứ vào phiếu báo làm thêm giờ do thủ trưởng quyết định, phiếu báo làm thêm giờ được lập theo mẫu sau: Bảng 5 Công ty cổ phần dược phẩm TW2 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --- o0o --- Phiếu làm thêm giờ Bộ phận: Phân xưởng viên - Tổ xay rây Ngày làm thêm: Địa điểm làm thêm: Tại phân xưởng viên STT Họ và tên Số giờ Quy ra công 1 Vũ Việt Dũng Từ 8h đến 13h 1 2 …. 3 …. Hàng tháng căn cứ vào chất lượng công việc và số lượng sản phẩm hoàn thành giám đốc công ty và các trưởng phòng quy định bổ xung lương cho công nhân viên là một khoản tiền lương. Kế toán tiền lương sau khi tính ra số ngày làm việc trong tháng và xác định các khoản thu nhập khác được nhận của nhân viên tiến hành lập bảng thanh toán lương. Bảng 6 Bảng thanh toán lương kỳ 1 Tháng 02/2007 Bộ phận: Phân xưởng viên - Tổ xay rây STT Tên nhân viên Hệ số lương công ty Lương kỳ 1 Ký nhận 1 Vũ Việt Dũng 700.000 2 Phan Thanh Mai 700.000 3 Nguyễn Hoàng Hà 700.000 4 Nguyễn Thị Thu Hương 700.000 5 Đỗ Thị Hường 700.000 6 Phạm Bích Hường Tổng cộng 3.500.000 Ngày … tháng …. năm …. Kế toán lương (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) Bảng 7 Bảng thanh toán lương kỳ 2 Tháng 2 năm 2007 Bộ phận: Phân xưởng viên - Tổ xay rây STT Tên nhân viên Lương công ty Lương bảo hiểm Số ngày công Cộng khác Tổng thu nhập Tiền lương phụ cấp thu nhập Ăn trưa Tiền ăn trưa Công ca ba Tiền ca ba Lương sản xuất Lương khác Bổ xung điều chỉnh Tổng thu nhập 1% tiền công đoàn Nộp 6% Lương kỳ 1 Lương kỳ 2 Ký nhận 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 1 Vũ Việt Dũng 2,21 3,54 14 7 63.000 14 84.000 886.009 506.864 1.539.873 15.930 95.580 700.000 728.363 2 Phan Thanh Mai 2,33 4,17 17 4 173.250 17 102.000 1.085.605 314.182 1.720.037 18.765 112.590 700.000 870.682 3 Nguyễn Hoàng Hà 2,19 3,57 17 4 47.250 17 102.000 1.066.132 289.636 1.505.018 15.930 95.500 700.000 693.503 4 Nguyễn Thị Thu Hương 2,10 1,80 12 9 12 72.000 721.636 331.364 1.125.000 8.100 48.600 700.000 368.300 5 Đỗ Thị Hường 1,88 2,56 11 7 15.750 11 66.000 592.200 366.364 1.040.495 11.520 69.120 700.000 259.855 6 Phạm Bích Hường 1,58 2,18 7 6 7 42.000 316.718 267.545 626.263 9.810 58.860 557.593 Tổng cộng 468.000 4.668.300 2.103.136 7.538.686 8.005 480.330 3.500.000 3.478.301 Phân bổ: - Tiền đoàn phí công đoàn (1%): 80.055 - Tiền BHXH CBCNV đóng (5%): 400.275 - Tiền BHYT CBCNV đóng (1%): 80.055 - Tiền ăn CBCNV: 468.000 Ngày … tháng … năm Kế toán lương (Ký, ghi họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi họ tên) Giám đốc (Ký, ghi họ tên) Bảng thanh toán lương sau khi được những người có trách nhiệm ký duyệt, dùng làm căn cứ để lập phiếu chi và phát lương. Bảng 8 Công ty cổ phần dược phẩm TW2 Số: 201 Phiếu chi Ngày 15 tháng 12 năm 2006 TK ghi Nợ: 334 TK ghi Có: 1111 Họ và tên người nhận tiền: Lại Phong Lan Địa chỉ: Bộ phận phân xưởng viên - tổ xay rây TK đối ứng Số tiền Diễn giải 334 700.000 Nhận lương kỳ 1 Cộng 700.000 Bằng chữ: Bảy trăm nghìn đồng chẵn Kèm theo 01 chứng từ gốc Ngày 15 tháng 12 năm 2006 Thủ trưởng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) Người nhận tiền (Ký, họ tên) Ngoài ra công ty còn thực hiện tính lương theo sản phẩm tại mỗi công việc như sau: Bậc công việc: - Quản đốc phân xưởng: 1.6 - Phó giám đốc phân xưởng: 1.4 - Tổ trưởng sản xuất: 1.2 - Tổ phó sản xuất: 1.1 - Công nhân in: 1.15 - Công nhân soi: 1.0 2.3.3. Tính phụ cấp, BHXH phải trả cho người lao động. Khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động các cán bộ công nhân viên trong công ty sẽ được hưởng một khoản, trợ cấp BHXH do bộ phận cấp trên chi trả. Có các chứng từ chứng nhận của cơ quan y tế, số ngày nghỉ được thể hiện trên chứng từ y tế và bảng chấm công, cán bộ công nhân viên chức sẽ được hưởng BHXH. Trong tháng nếu phát sinh các trường hợp nghỉ BHXH thì phải có chứng từ hợp lý kèm theo. Nếu nghỉ từ 1 - 5 ngày, chứng từ để thanh toán cho y tế của công ty cấp là giấy chứng nhận để thanh toán. Nếu nghỉ hơn 5 ngày phải có giấy chứng nhận của bệnh viện, chứng từ phải có xác nhận của phụ trách đơn vị, chữ ký của y bác sĩ khám chữa bệnh. Mặt 1: Giấy chứng nhận nghỉ ốm Giấy chứng nhận Nghỉ ốm hưởng BHXH Ban hành theo mẫu tại CV số 93TC/CĐKT ngày 20/07/1999 BTC Quyển số:……… Số: 005 Họ và tên : Phạm Thị Bích Hường Tuổi 26 Đơn vị công tác : Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 Lý do nghỉ việc : NT vết mổ RT Số ngày cho nghỉ : 10 ngày (Từ ngày 05/3/2007 hết ngày 14/3/2007) Ngày 5 tháng 3 năm 2007 Xác nhận của phụ trách đơn vị Số ngày thực nghỉ: 09 ngày (Ký, ghi rõ họ tên đóng dấu) Y bác sĩ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Mặt 2: Phần BHXH Sổ số BHXH: 0198037455 1. Số ngày thực nghỉ được hưởng BHXH: 09 ngày 2. Luỹ kế ngày nghỉ cùng chế độ: 09 ngày 3. Lương đóng BHXH: 3.890 đồng 4. Lương bình quân ngày: 10.780 đồng 5. Tỉ lệ % hưởng BHXH 70% 6. Số lương BHXH 154.624 đồng Ngày 15 tháng 3 năm 2007 Cán bộ cơ quan BHXH (Ký, ghi rõ họ tên) Phụ trách BHXH của đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) Bảng 9 Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 Bảng thanh toán BHXH Tháng 3 năm 2007 Bộ phận: Phân xưởng viên - Tổ xay rây STT Mã NV Tên nhân viên Lương bảo hiểm Nghỉ ốm Nghỉ con ốm Nghỉ đẻ Nghỉ sảy nạo Nghỉ an dưỡng Giảm trừ 6% Tổng cộng Ký nhận Số ngày Hệ số Tiền lương Số ngày Hệ số Tiền lương Số ngày Hệ số Tiền lương Số ngày Hệ số Tiền lương Số ngày Hệ số Tiền lương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 5 Đỗ Thị Hường 2.56 15 498.462 0.75 0.01 0.75 0.75 498.462 6 Phạm Bích Hường 2.18 34 962.135 0.75 0.01 0.75 0.75 962.135 Tổng cộng 49 1.460.597 1.460.597 Ngày … tháng … năm Kế toán lương (Ký, ghi họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi họ tên) Giám đốc (Ký, ghi họ tên) 2.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.4.1. Chứng từ và các tài khoản sử dụng 2.4.1.1. Chứng từ kế toán sử dụng Công ty sử dụng hầu hết các chứng từ theo quy định bắt buộc của chế độ chứng từ kế toán bao gồm: - Lao động tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán BHXH, bảng phân bổ tiền lương và BHXH. - Bán hàng: hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT, hoá đơn tiền điện, hoá đơn tiền nước… - Hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu lĩnh vật tư, phiếu xuất kho, phiếu xuất vật tư theo định mức, biên bản kiểm nghiệm vật tư… - Tiền tệ: phiếu chi, phiếu thu, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền… - TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, bảng tính và phân bổ KHTSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ. Vì là một công ty có quy mô lớn, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, để góp phần nhằm đảm bảo sự chính xác của thông tin kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất yêu cầu và trình độ quản lý nên công ty đã vận dụng hình thức sổ “Nhật ký - chứng từ”. 2.4.1.2. Tài khoản kế toán sử dụng Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: - Tài khoản 334: Phải trả công nhân viên - Tài khoản 338: phải trả phải nộp khác - Tài khoản 335: chi phí phải trả * Tài khoản 334 “phải trả công nhân viên”: Dùng để phản ánh các khoản thanh toán cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. Kế toán tập hợp các chứng từ gốc và các bảng phân bổ sau đó tập hợp vào các bảng kể tổng hợp số liệu rồi chuyển về các nhật ký chứng từ liên quan, cuối tháng vào sổ cái mỗi tài khoản sử dụng một trang sổ cho cả năm. Sổ chi tiết cuối tháng tập hợp vào bảng tổng hợp chi tiết phát sinh. Hàng quý căn cứ trên sổ cái các tài khoản và các chứng từ liên quan khác kế toán tổng hợp lập: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính này được dùng cho các cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý vốn và các đối tượng liên quan khác. - Nội dung kết cấu: Tài khoản 334 - “Phải trả công nhân viên” + BHXH và các khoản khác phải trả cho công nhân viên. + Các khoản khấu trừ vào tiền lương. Số dư bên nợ (nếu có) số tiền đã trả lớn hơn phải trả cho công nhân viên + Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng BHXH và các khoản khác phải trả cho công nhân viên. + Số dư bên có: các khoản tiền lương tiền số thưởng và các khoản khác phải trả phải chi cho công nhân viên. * Tài khoản 338 “Phải trả phải nộp khác”: phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả phải nộp khác, ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác từ tài khoản 331 đến tài khoản 336 phản ánh các khoản doanh thu nhận trước về các dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng. - Nội dung kết cấu: Tài khoản 338 - “Phải trả phải nộp khác” + Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý. + BHXH phải trả cho công nhân viên + KPCĐ chi tại đơn vị +Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ. + Doanh thu nhận trước tính cho từng kỳ kế toán. + Các khoản đã trả nộp khác. + Giá trị tài sản thừa chờ xử lý, chưa rõ nguyên nhân. + Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định do xác định được nguyên nhân. + Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. + Trích BHYT, BHXH khấu trừ vào lương của công nhân viên. + Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, điện, nước, ở tập thể. + BHXH và KPCĐ vượt chi được cấp bù + Các khoản phải trả khác + Số dư bên có: số tiền còn phải trả, phải nộp. + BHXH, BHYT, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc chưa chi tiết. Giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32164.doc
Tài liệu liên quan