Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý các khoản phải thu tại Công ty Thông tin di động (VMS) Mobifone

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG MỘT: CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHOẢN PHẢI THU CỦA DOANH NGHIỆP 6

1.1. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 6

1.1.1 Công tác quản lý tài chính 6

1.1.2 Kế hoạch tài chính dài hạn của doanh nghiệp 7

1.1.3 Kế hoạch tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp 8

1.1.3.1 Khái niệm 8

1.1.3.2 Các bước xác lập kế hoạch tài chính ngắn hạn 8

1.1.3.3 Phân tích vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng 9

1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ KHOẢN PHẢI THU 10

1.2.1 Khái niệm các khoản phải thu 10

1.2.2 Nội dung công tác quản lý các khoản phải thu 11

1.2.2.1 Chính sách tín dụng thương mại 11

1.2.2.2 chính sách bán hàng 15

1.2.2.3 Theo dõi các khoản phải thu 15

1.2.2.4 Rủi ro của các khoản phải thu 17

1.2.3 Hiệu quả quản lý khoản phải thu 18

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHOẢN PHẢI THU 19

1.3.1. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả quản lỳ khoản phải thu 19

1.3.2. Các nhân tố chủ quan 21

CHƯƠNG HAI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG (VMS) MBIFONE 23

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG (VMS) MOBIFONE 23

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 23

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 25

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý 26

2.1.3. Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ 32

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm

gần đây 35

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG (VMS) MOBIFONE 38

2.2.1 Tình hình quản lý các khoản phải thu của Công ty VMS 38

2.2.1.1 Thực trạng quản lý các khoản phải thu khách hàng 40

2.2.1.2 Tình hình quản lý các khoản trả trước người bán 41

2.2.1.3 Tình hình quản lý các khoản phải thu nội bộ 41

2.2.1.4 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 42

2.2.2 Hiệu quả quản lý các khoản phải thu 42

2.2.2.1 thực trạng công tác quản lý các khoản phải thu 42

2.2.2.2 Công tác thu nợ của Công ty 43

CHƯƠNG BA: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG (VMS) MOBIFONE 45

3.1 Dự báo về xu hướng thị trường thông tin di động Việt Nam và định hướng phát triển của công ty thông tin di động trong thời gian tới. 45

3.1.1 Dự báo về thị trường thông tin di động nước ta 45

3.1.2 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 49

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÍ

CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG (VMS) 52

3.2.1 Đầu tư mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng vùng phủ sóng 52

3.2.2 Quản lý các khoản phải thu khách hàng 54

3.2.3 Quản lý các khoản trả trước cho người bán 55

3.2.4 Quản lý các khoản phải thu nội bộ 56

3.2.5 Trích lập dự phòng 56

3.2.6 Một số giải pháp khác 56

3.3 KIẾN NGHỊ 57

3.3.1 Kiến nghị với Nhà Nước và các cơ quan chức năng: 58

3.3.2 Kiến nghị với Tổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông 58

KẾT LUẬN 61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8640 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý các khoản phải thu tại Công ty Thông tin di động (VMS) Mobifone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng Vinaphone cùng kinh doanh dịch vụ thông tin di động. Kể từ đó, công ty VMS đã có đối thủ cạnh tranh trên thị trường đồng nghĩa với việc khách hàng sử dụng dịch vụ thông tin di động đã có sự lựa chọn giữa hai mạng. Vì vậy để giữ vững thị phần đã có và tiếp tục mở rộng thị trường công ty phải không ngừng hoàn thiện mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ khâu khai thác, quản lý mạng để đảm bảo chất lượng cuộc gọi đến khâu quản lý kinh doanh nhằm tạo nền tảng vững chắc tham gia cạnh tranh trong hiện tại và tương lai. Thị trường thông tin di động hiện nay đã có sự tham gia của 10 nhà cung cấp dịch vụ làm cho sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng găt gắt. Trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt công ty VMS luôn đặt quyết tâm cao giữ vững vị thế dẫn đầu trên thị trường trên cả 2 phương diện hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ. Và công ty đã ba lần liên tiếp giành được giải thưởng là mạng di động tốt nhất của năm 2005, 2006, 2007 do tạp chi eChip Mobile tổ chức. Đây là một giải thưởng uy tín do chính người tiêu dùng trực tiếp bình chọn đã khẳng định những cam kết của công ty VMS về chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ Công ty Thông tin di động được thành lập với chức năng tổ chức xây dựng và phát triển mạng lưới, quản lý, khai thác dịch vụ thông tin di động, kinh doanh và phục vụ các nhiệm vụ chính trị theo kế hoạch được VNPT giao. Như vậy VMS có trách nhiệm khai thác kinh doanh trên mạng lưới thông tin di động GSM 900/1800, cung cấp dịch vụ thông tin di động số hiện đại tiêu chuẩn toàn cầu nhằm đạt hiệu quả cao nhất cả về sản lượng đàm thoại, lợi nhuận, phạm vi vùng phủ sóng, chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam, đồng thời tham gia vào việc đa dạng hóa, hiện đại hóa ngành Viễn thông Việt Nam ngang tầm với khu vực và thế giới, mà đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện nay thì trách nhiệm này càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của xã hội nói chung. Với chức năng như trên, VMS xác định được ba (03) nhiệm vụ của mình như sau: Ø Thứ nhất: Xây dựng mạng lưới thông tin di động hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến, kết hợp nối mạng Thông tin di động toàn cầu và khu vực, kết nối mạng Viễn thông cố định. Ø Thứ hai: Cung cấp các loại hình dịch vụ thông tin di động đa dạng như điện thoại, nhắn tin, Fax, chuyển vùng trong nước và quốc tế,… phục vụ cho nhu cầu thông tin đa dạng của các ngành, các lĩnh vực và của mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước. Ø Thứ ba: Xây dựng giá thành sản phẩm, định mức tiền lương trên cơ sở những qui định của Nhà nước và của VNPT. 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý Trải qua các giai đoạn phát triển Công ty luôn có những thay đổi về cơ cấu tổ chức nhằm đảm bảo phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển của công ty. Để đáp ứng nhu cầu của sản xuất kinh doanh và phù hợp với thực tế, cơ cấu tổ chức của Công ty đã được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng như sau: Hình 1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của Công ty Thông tin di động (VMS) Trung tâm TTDĐ Khu vực I Trung tâm TTDĐ Khu vực II Trung tâm TTDĐ Khu vực III Trung tâm TTDĐ Khu vực IV Trung tâm TTDĐ Khu vực V Xí Nghiệp Thiết Kế GIÁM ĐỐC CÔNG TY CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng kế toán - Thống kê – Tài chính Phòng Tổ chức Hành chính Phòng quản lý Đầu tư và Xây dựng Phòng Thẩm tra và Quyết toán Phòng Kế hoạch Bán hàng Phòng giá cước tiếp thị Phòng Xuất nhập khẩu Phòng chăm sóc khách hàng Phòng Tin học Phòng công nghệ phát triển mạng Phòng KT điều hành khai thác Phòng Thanh toán cước phí Phòng Xét thầu Ban quản lý dự án Trung tâm Cước phí và Đối soát cước phí Giám Đốc Phó Giám đốc Tài chính Phó Giám đốc Đầu tư-Kĩ thuật Phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính Phòng Chăm sóc khách hàng Phòng Thanh toán cước phí Phòng Công nghệ và phát triển mạng Phòng Quản lý đầu tư xây dựng Ban Quản lý dự án Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng Kế hoạch – Bán hàng và Marketing Phòng Tin học – Tính cước Phòng Xuất nhập khẩu Trung tâm I Xí nghiệp thiết kế Trung tâm III Trung tâm II Phòng Quản lý điều hành khai thác mạng lưới Hình vẽ trên thể hiện cơ cấu tổ chức của Công ty được chia thành 3 cấp chính là: Ban lãnh đạo Công ty, Các phòng, ban chức năng trong Công ty, Các Trung tâm thông tin di động khu vực và Xí nghiệp thiết kế. Ban lãnh đạo Công ty hiện nay gồm có: Giám đốc Công ty và ba Phó Giám đốc phụ trách tài chính, đầu tư, kỹ thuật. Giám đốc Công ty: Là người phụ trách chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phó Giám đốc phụ trách Tài chính: Là người giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực tài chính, kế hoạch bán hàng, thanh toán cước phí và chăm sóc khách hàng. Phó Giám đốc phụ trách Đầu tư: Là người giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng cũng như mạng lưới của Công ty. Phó Giám đốc phụ trách Kỹ thuật: Là người giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực kỹ thuật mạng lưới, tình trạng kỹ thuật và trang thiết bị mạng lưới, công tác nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật. Các phòng, ban trong Công ty: Văn phòng Công ty thông tin di động thì hiện nay Công ty gồm có 15 phòng, ban: Phòng Tổ chức - Hành chính (TC-HC): Có nhiệm vụ xây dựng mô hình tổ chức bộ máy Công ty, công tác nhân sự và đào tạo, công tác lao động - tiền lương, hành chính và quản trị… Phòng Kế hoạch - Bán hàng (KH-BH): Có nhiệm vụ xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và các chỉ tiêu kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, hàng năm của Công ty theo định hướng của Ngành, của Công ty… Phòng Giá cước – Tiếp thị (GC-TT): Có nhiệm vụ xây dựng giá cước và công tác quảng cáo tiếp thị, phát triển khách hàng, tạo dựng thương hiệu cho Công ty. Phòng Xuất nhập khẩu (XNK): có chức năng thực hiện các mặt công tác xuất nhập khẩu vật tư thiết bị chuyên dùng về thông tin di động theo đúng kế hoạch và các qui định, thủ tục xuất nhập khẩu. Phòng Tin học (TH): Có chức năng quản lý, khai thác mạng tin học hỗ trợ sản xuất kinh doanh của Công ty, nghiên cứu và phát triển mạng tin học và ứng dụng phù hợp với qui luật phát triển công nghệ và quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng Chăm sóc khách hàng (CSKH): Có chức năng quản lý thuê bao, các dịch vụ sau bán hàng trong toàn Công ty, quản lý hồ sơ KH và giải quyết khiếu nại của KH, đề xuất các dịch vụ mới… Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính (TK-KT-TC): Có chức năng tổ chức bộ máy kế toán trong toàn Công ty, tổ chức và thực hiện công tác hạch toán kế toán theo chế độ kế toán hiện hành, tổ chức và thực hiện công tác thống kê tài chính, phân tích các kết quả tài chính và báo cáo… Phòng Thanh toán cước phí (TTCP): Có chức năng tổ chức bộ máy thanh toán cước phí trong toàn Công ty, tổ chức và thực hiện công tác thanh toán cước phí với khách hàng,… Phòng Quản lý đầu tư - Xây dựng (QLĐTXD): Có chức năng quản lý nghiệp vụ về công tác đầu tư - xây dựng của Công ty theo đúng Nghị định về Qui chế quản lý đầu tư - xây dựng của Chính phủ và các qui định cụ thể của ngành, kiểm tra, theo dõi và giám sát công tác đầu tư xây dựng của các đơn vị trong toàn Công ty… Phòng Công nghệ phát triển mạng (CNPTM): Có chức năng nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ mới mạng TTDĐ... Phòng kỹ thuật điều hành khai thác (KTĐHKT): Có chức năng quản lý, vận hành, khai thác, bảo dưỡng mạng lưới TTDĐ và các hệ thống DVGTGT. Trung tâm tính cước và đối soát cước (TTTC): Có chức năng quản lý vận hành hệ thống tính cước của Công ty cũng như thực hiện đối soát cước với các mạng khác. Phòng Xét thầu (XT): Có chức năng quản lý và thực hiện thủ tục đối với việc thầu về đầu tư, xây dựng, phát triển chung của Công ty. Ban Quản lý dự án (BQLDA): Có chức năng quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình thông tin di động do Công ty làm chủ đầu tư hoặc được TCTBCVTVN ủy quyền làm chủ đầu tư… Các Trung tâm thông tin di động khu vực và Xí nghiệp thiết kế. Phòng Thẩm tra quyết toán (TTQT): Có chức năng thực hiện phê duyệt quyết toán đối với các dự án về mua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở của Công ty. Các Trung tâm thông tin di động khu vực: Công ty Thông tin di động (VMS) bao gồm 05 Trung tâm thông tin di động trực thuộc, 01 Trung tâm gía trị gia tăng và 01 Xí nghiệp thiết kế, cụ thể: Trụ sở chính Công ty Thông tin di động (VMS) đặt tại Hà Nội, địa chỉ tại số 216 đường Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Trung tâm Thông tin di động khu vực I có trụ sở chính tại Hà Nội, địa chỉ: Số 811A đường Giải Phóng, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. Chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực phía Bắc và Tây Bắc (các tỉnh phía Bắc đến Hà Tĩnh). Trung tâm Thông tin di động khu vực II có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh, địa chỉ: MM18 đường Trường Sơn, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Nam (từ tỉnh Ninh Thuận đến các tỉnh miền Ðông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh. Trung tâm Thông tin di động khu vực III có trụ sở chính tại Ðà Nẵng, địa chỉ: Số 263 đường Nguyễn Văn Linh, Thành phố Đà Nẵng. Chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Trung và Cao Nguyên (từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Ðắc Lắc. Trung tâm Thông tin di động khu vực IV có trụ sở chính tại Cần Thơ, địa chỉ: 51F đường Nguyễn Trãi, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực 10 tỉnh miền Tây Nam Bộ. Trung tâm Thông tin di động khu vực V có trụ sở chính tại Hải Phòng, địa chỉ: Số 332 đường Ngô Gia Tự, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng. Chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực tại 14 tỉnh, thành phố phía Đông Bắc. Xí nghiệp thiết kế: Là đơn vị trực thuộc và hạch toán phụ thuộc Công ty thông tin di động, có chức năng: Quản lý và tổ chức hoạt động chuyên môn về tư vấn đầu tư xây dựng, khảo sát lập dự án các công trình thông tin di động, lắp đặt thiết bị cho mạng lưới thông tin di động… Trung tâm giá trị gia tăng có trụ sở tại Hà Nội có chức năng phát triển, quản lý, khai thác và kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng thông tin di động bao gồm dịch vụ SMS, dịch vụ trên nền SMS, dịch vụ trên nền GPRS, 3G, chuyển vùng quốc gia, quốc tế. Ngoài ra dưới các Trung tâm Thông tin di động khu vực còn là các chi nhánh nằm tại các tỉnh thành. Các chi nhánh sẽ quản lý các đại lý thu phí cũng như phát triển khách hàng cho từng Trung tâm. Các Trung tâm thông tin di động khu vực là các đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán phụ thuộc Công ty. Các Trung tâm thông tin di động khu vực chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, khai thác và bảo dưỡng toàn bộ mạng lưới thông tin di động và hệ thống hỗ trợ kinh doanh, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật theo nghiệp vụ qui định, chịu trách nhiệm khai thác kinh doanh trong phạm vi thị trường được giao. 2.1.3. Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ Là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông nên sản phẩm của công ty có những đặc trưng khác biệt so với sản phẩm của các ngành khác và gồm có 5 sản phẩm cơ bản là: Mobigold, Mobicard, Mobi4U, Mobiplay, MobiQ (ngoài ra còn có sản phẩm MobiEZ) và các dịch vụ giá trị gia tăng phong phú như MobiMail, MobiChat, MobiScore, dịch vụ chờ cuộc gọi, dịch vụ truyền dữ liệu GPRS. * Dịch vụ thông tin di động trả sau - MobiGold MobiGold là loại hình dịch vụ thông tin di động thuê bao trả sau và là loại hình dịch vụ đầu tiên mà Công ty đưa ra khi thành lập. Mức cước mà các thuê bao di động trả sau phải chịu ngoài cước thông tin thì khách hàng phải chịu thêm cước tiếp mạng và cước thuê bao tháng. Cước thuê bao tháng gồm phí vận hành, bảo dưỡng mạng lưới, phí sử dụng tần số, đường truyền và các hoạt động duy trì cho máy thuê bao liên lạc trong cả tháng. Khi sử dụng khách hàng được tính cước rẻ hơn so với dịch vụ khác. Dịch vụ hoạt động theo nguyên tắc cước phí cộng dồn tức là khách hàng không phải trả phí ngay mà cuối mỗi tháng hệ thống tính cước của Công ty sẽ tính và thông báo số tiền khách hàng cần phải nộp trong tháng đó. MobiGold là loại hình dịch vụ tốt nhất của Công ty bởi khách hàng không bị giới hạn về thời gian sử dụng, mức cước tính cho loại hình này lại rẻ, phạm vi phủ sóng rộng do được cung cấp dịch vụ Roaming trong nước với Vinaphone và Roaming quốc tế (khả năng liên lạc quốc tế 2 chiều) với 56 quốc gia trên thế giới. * Các dịch vụ thông tin di động trả trước: Dịch vụ thông tin di động trả trước sử dụng phần mềm Intelligent Network (IN) và tính cước trực tuyến online. Có nghĩa là mỗi lần khách hàng gọi thì phần mềm sẽ tự động kiểm tra nếu thấy còn tiền trong tài khoản và còn thời gian gọi thì khách hàng sẽ thực hiện được dịch vụ. Và khi gọi chương trình sẽ tính cước trực tiếp và tự động trừ tiền vào tài khoản. Sự ra đời của các dịch vụ thông tin di động trả trước khắc phục được nhược điểm của dịch vụ MobiGold như khách hàng không phải trả cước thuê bao tháng, thủ tục hoà mạng đơn giản vì khách hàng chỉ cần mua bộ trọn gói ban đầu bao gồm thẻ SIM và thẻ cào là có thể sử dụng dịch vụ thông tin di động. Hơn nữa việc tính cước trực tiếp và nạp tiền bằng thẻ cào, khách hàng luôn kiểm soát được số tiền có trong tài khoản cũng như cước phí thông tin mà họ sử dụng. Các dịch vụ thông tin di động trả trước gồm có: - MobiCard: được Công ty đưa vào khai thác từ năm 1999. Lợi ích lớn nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ là không cước hoà mạng và không cước thuê bao tháng, không hoá đơn thanh toán cước tháng và kiểm soát được số tiền sử dụng. Ngoài ra, khách hàng của MobiCard còn được cung cấp rất nhiều dịch vụ phụ như hiển thị số thuê bao gọi đến, dịch vụ nhắn tin nhắn, dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/24h. So với trước kia thì hiện nay Công ty VMS đã cung cấp nhiều loại thẻ MobiCard với nhiều mệnh giá đa dạng nhằm phù hợp với các mức thu nhập và tiêu dùng khác nhau của người dân. - Mobi4U: là loại hình dịch vụ thứ ba ra đời vào năm 2002. Loại hình dịch vụ này mang đặc điểm kết hợp của hai loại hình dịch vụ trên đó là khách hàng sử dụng Mobi4U phải trả cước thuê bao nhưng là thuê bao theo ngày bằng cách đầu mỗi ngày phần mềm tính cước của hệ thống sẽ tự động trừ vào tài khoản của khách hàng 1.530 đồng/ngày. Đồng thời khách hàng phải nạp tiền qua thẻ cào giống như MobiCard, tuy nhiên do bị trừ cước thuê bao hàng ngày rồi nên mức cước dịch vụ thông tin của Mobi4U rẻ hơn so với loại hình dịch vụ MobiCard. Điểm khác biệt là dịch vụ Mobi4U không giới hạn thời gian sử dụng nếu số tiền trong tài khoản đủ để thực hiện cuộc gọi và nhận các cuộc gọi đến. - MobiPlay: được đưa vào khai thác vào năm 2003 với mục đích chinh phục phân đoạn thị trường có thu nhập thấp. Khách hàng chỉ được phép nhắn tin, nhận cuộc gọi đến, sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền SMS mà không được phép gọi đi. - MobiQ: là loại hình dịch vụ thông tin di động trả tiền trước không tính cước thuê bao và cước hoà mạng. MobiQ được thiết kế nhằm phục vụ nhóm khách hàng mục tiêu có đặc điểm: có nhu cầu nhắn tin nhiều và duy trì liên lạc trong thời gian dài. - MobiEZ: nhằm tăng thêm tính đa dạng hoá các hoạt động cung cấp dịch vụ năm 2005, Công ty đã đưa hình thức bán hàng không dùng thẻ vật lý là MobiEZ vào hoạt động. Đây là hình thức bán hàng tiên tiến, thuận tiện đối với khách hàng và chưa từng có ở Việt Nam. Khách hàng dùng MobiEZ không cần dùng thẻ nạp tiền và có thể chuyển tiền sang cho các thuê bao khác trong mạng. Các dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty VMS bao gồm: - Dịch vụ giá trị gia tăng có nội dung: là loại hình mà Công ty phải đưa ra nội dung và truyền tải xuống thuê bao có nhu cầu như MobiFun, MobiScore, xem điểm thi đại học, GPRS, WAP... - Dịch vụ giá trị gia tăng không có nội dung: là loại hình mà bản thân công nghệ GSM tự động đưa ra các nội dung thuê bao hoặc cũng có thể là nội dung được truyền tải là do chính thuê bao tự đưa ra như: MobiChat, MobiMail, truyền dữ liệu Fax, dự đoán kết quả và một số loại dịch vụ như hiển thị số gọi đến, dịch vụ hộp thư thoại... Sau khi có được giấy phép 3G trong cuộc thi tuyển của Bộ Thông tin và Truyền thông Công ty VMS đã đầu tư, phát triển mạng 3G và đưa ra nhiều dịch vụ giá trị gia tăng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng. Các dịch vụ giá trị gia tăng của mạng thế hệ 3G mà VMS cung cấp bao gồm: dịch vụ điện thoại có hình, dịch vụ truyền hình theo nhu cầu, nghe nhạc trực tuyến, Webcam trực tuyến, kết nối internet tốc độ cao, các dịch vụ ứng dụng văn phòng và dịch vụ định vị trực tuyến.v.v... 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm gần đây Từ khi thành lập và phát triển cho đến nay, Công ty VMS ngày càng khẳng định được vị thế và vai trò của mình trên thị trường thông tin di động Việt Nam. Điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm: * Doanh thu Doanh thu là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô hoạt động kinh doanh của công ty. Người ta thường dùng chỉ tiêu này để thấy được sự tăng trưởng và tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Doanh thu thực hiện hàng năm của VMS luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và đạt, thậm chí vượt kế hoạch đề ra của công ty. Có được điều này do công ty VMS có chiến lược đúng đắn trong phát triển thuê bao, phát triển mạnh các kênh phân phối, nâng cao hình ảnh giá trị thương hiệu của công ty và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hình 2.1 Doanh thu VMS thực hiện qua các năm từ 2007-2009 (Đơn vị: Tỷ đồng) (Nguồn: Phòng kế toán thống kê tài chính công ty VMS) * Lợi nhuận: Chỉ tiêu lợi nhuận sẽ cho chúng ta thấy được thực chất hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Mặc dù, lợi nhuận năm 2008 có tốc độ tăng chậm do tình hình kinh doanh trên thị trường thông tin di động cạnh tranh ngày càng găy gắt làm lợi nhuận của Công ty có sự giảm nhẹ từ năm 2006 nhưng khi xét về các chỉ tiêu về khả năng sinh lời như: ROE (hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu), ROA (hệ số lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản), hệ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần của công ty VMS vẫn luôn đạt ở mức cao. Điều đó cho thấy mặc dù tình hình thị trường có biến động, cạnh tranh nhiều hơn với sự tham gia của 7 nhà cung cấp dịch vụ nhưng công ty VMS vẫn luôn chứng tỏ được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hình 2.2 Lợi nhuận thực hiện qua các năm 2007 - 2009 (Đơn vị: Tỷ đồng) (Nguồn: Phòng kế toán thống kê tài chính công ty VMS) * Nộp ngân sách nhà nước: Hàng năm công ty VMS đã nộp vào ngân sách nhà nước một khoản tiền khổng lồ góp phần đáng kể vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hình 2.3 Nộp ngân sách nhà nước của công ty VMS Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn: Phòng kế toán thống kê tài chính công ty VMS) Hàng năm công ty VMS đều hoàn thành chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước, không những thế công ty còn nộp ngân sách vượt mức chỉ tiêu mà Tập đoàn giao. Vì vậy nhà nước cần có chính sách khuyến khích công ty VMS phát triển hoạt động kinh doanh qua đó góp phần phát triển đất nước. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG (VMS) MOBIFONE 2.2.1 Tình hình quản lý các khoản phải thu của Công ty VMS Việc xem xét các khoản phải thu ngày 31/12/2009 sẽ cho ta một cái nhìn tổng quan về hiệu quả công tác quản lý các khoản phải thu. Đây là khoản mục quan trọng, nó chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng tài sản và nó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của Công ty VMS. Cơ cấu các khoản phải thu của Công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.4: Cơ cấu các khoản phải thu Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: khoản phải thu tăng lên khá rõ nét trong năm 2009. Vào cuối năm 2009, giá trị các khoản phải thu là 5649694831688 đồng tăng so với đầu năm là 3,695,488,372,160 đồng. sự tăng lên chủ yếu nằm ở khoản phải thu khách hàng và trả trước người bán. Trong cơ cấu các khoản phải thu, chiếm tỷ lệ lớn nhất là khoản mục trả trước cho người bán, trong những năm vừa qua, công ty đầu tư xây dựng cơ bản (xây dựng cơ bản, thiết bị mạng lưới, thiết bị tin học) khá nhiều nên Công ty phải đặt cọc 1 lượng lớn trước cho các nhà cung cấp, ngoài ra, các dịch vụ mà Công ty phải thuê ngoài cũng phải đặt trước khá nhiều. Vì vậy, nếu nhìn vào khoản mục trả trước cho người bán ta thấy giá trị của chúng rất lớn. C¸c kho¶n ph¶i thu chñ yÕu thứ hai lµ tiÒn nî c­íc cña kh¸ch hµng ch­a thu ®­îc ( cña c¸c thuª bao tr¶ sau). MÆc dï tû lÖ nµy cuèi n¨m cã gi¶m so víi ®Çu n¨m (chỉ chiếm khoảng 23,4% tổng các khoản phải thu so với đầu năm là 32%) nh­ng nã cho thÊy sè tiÒn kh¸ch hµng chiÕm dông vèn cña c«ng ty vÉn cßn rÊt lín ®ßi hái c«ng ty trong c¸c n¨m tiÕp theo ®Ò xuÊt nhiÒu biÖn ph¸p ®Ó “ t¨ng thu c­íc, gi¶m nî ®äng”. Các khoản phải thu nội bộ của Công ty luôn chiếm khoảng 8% đến 12% trong tổng giá trị các khoản phải thu. Chủ yếu trong khoản mục này là các khoản phải thu về vốn đầu tư. Đến cuối năm 2009, các khoản phải thu nội bộ hầu hết đều được thu về và không có tình trạng nợ đọng. Khoản trích lập dự phòng tài chính của Công ty rất nhỏ, chứng tỏ Công ty có chính sách thu nợ rất tốt, các khoản nợ đọng không đáng kể. 2.2.1.1 Thực trạng quản lý các khoản phải thu khách hàng Các khoản phải thu khách hàng chủ yếu là các khoản phải thu từ nợ cước cuả khách hàng (các khách hàng dùng thuê bao trả sau) vì vây, việc quản lý việc thu cước là rất quan trọng do dịch vụ thông tin di động trả sau của Công ty là một trong những dịch vụ chính của Công ty. Bảng 2.5: Cơ cấu các khoản phải thu khách hàng Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong khoản mục này chủ yếu là do các khoản phải thu từ bán hàng, mà chủ yếu là các khoản thu cước của các thuê bao di động trả sau. Đến cuối năm 2009, số nợ của các khách hàng này là khá lớn, nếu đầu năm chỉ là 794,943,863,918 đồng thì cuối năm đã tăng lên là 1,311,215,693,225đồng, một phần do số lượng khách hàng dùng dịch vụ trả sau nhiều hơn so với trước nên số tiền nợ cước cũng tăng lên, nhưng đa phần vẫn là nợ của các khách hàng cũ. Đòi hỏi công ty cần có chính sách quản lý khách hàng tốt hơn, để tránh tình trạng nợ đọng của khách hàng. 2.2.1.2 Tình hình quản lý các khoản trả trước người bán Các khoản trả trước người bán chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng giá trị các khoản phải thu. Nó chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản phải thu. Trong năm 2009, các khoản trả trước tăng lên do công ty đầu tư nhiều vào việc đầu tư xây dựng cơ bản, do đầu tư xây dựng cơ bản có giá trị lớn nên khi thực hiện công ty phải đặt cọc trước cho nhà thầu. Ngoài ra, việc cung cấp hàng hoá dịch vụ cho công ty cũng đòi hỏi công ty phải ứng tiền trước cho bên cung cấp. khoản ứng trước này không lớn chứng tỏ Công ty có uy tín với các nhà cung cấp. 2.2.1.3 Tình hình quản lý các khoản phải thu nội bộ Bảng 2.6: Cơ cấu các khoản phải thu nội bộ Nhìn vào biểu đồ ta thấy, các khoản phải thu về sản xuất kinh doanh chính luôn chiếm tỷ lệ lớn. Cuối năm 2009 các khoản phải thu này tăng lên, nhưng lượng tăng lên là không đáng kể. và vẫn trong tầm kiểm soát của Công ty. 2.2.1.4 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi Khoản trích lập dự phòng của Công ty trong năm 2009 luôn là 106,212,102,676 đồng.Các khoản nợ đọng khó đòi của Công ty không nhiều. Tình hình thu nợ của Công ty rất tốt. Các khách hàng là thuê bao trả sau thường là các khách hàng nợ cước nhiều nhất nhưng trong năm vừa qua do chính sách “Tăng thu cước, giảm nợ đọng” của Công ty nên tình trạng nợ cước đã giảm hẳn. 2.2.2 Hiệu quả quản lý các khoản phải thu 2.2.2.1 thực trạng công tác quản lý các khoản phải thu Để hiểu rõ hơn về công tác quản lý các khoản phải thu, chúng ta xem xét tốc độ thu hồi nợ của công ty VMS qua một số chỉ tiêu sau: Bảng 2.7 Công tác quản lý các khoản phải thu trong 2 năm 2008 – 2009 Vòng quay các khoản phải thu năm 2009 là 3,971 vòng giảm so với năm 2008 là 4,949 vòng. Vòng quay các khoản phải thu giảm chứng tỏ hiệu quả của công ty trong việc thu các khoản nợ từ khách hàng là không cao. §iÒu nµy lµ do trong n¨m qua, mặc dù chính sách thu nợ của công ty khá tốt nhưng vẫn gặp nhiều vấn đề do các khách hàng trì hoãn việc trả nợ cước, và do công ty đầu tư vào xây dựng cơ bản nên các khoản đặt trước cho nhà cung cấp là khá lớn Với mục tiêu “tăng thu cước, giảm nợ đọng” để giảm số ngày của kỳ thu tiền bình nên trong năm 2009 công ty VMS đã phát triển mạnh mạng lưới thanh toán cước với phương trâm luôn luôn sẵn sàng mọi lúc, mọi nơi và đa dạng về hình thức thanh toán như: tại nhà, tại cửa hàng, điểm giao dịch, qua ngân hàng… Tuy nhiên, trong năm vừa qua, do ảnh hưởng của việc có nhiều nhà mạng cung cấp dịch vụ mới, các chương trình khuyến mãi dành cho các thuê bao trả trước hấp dẫn, nhiều khách hàng đã chuyển sang dùng trả trước mà không thanh toán cước cho Công ty, thêm nữa do chính sách của nhà nước về vấn đề đăng ký thuê bao nên cũng gây ra những tình trạng tương tự do các chủ thuê bao ngừng sử dùng. Vấn đề này đã gây những tổn thất không nhỏ cho Công ty. Tóm lại, qua những phân tích trên cho thấy công tác quản lý các khoản phải thu trong năm 2009 của công ty VMS là khá tốt. Trong những năm tới thị trường thông tin di động nước ta được dự đoán là sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà cung cấp dịch vụ vì vậy công ty VMS cần cả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25996.doc
Tài liệu liên quan