MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU 1
I. Những khái niệm cơ bản liên quan đến XKLĐ 1
1. Việc làm- Thất nghiệp. 1
1.1. Việc làm. 1
2.Tạo việc làm. 2
3. Kinh tế quốc tế - Hội nhập kinh tế quốc tế 2
3.1. Kinh tế quốc tế 2
3.2. Hội nhập kinh tế quốc tế. 2
4. Xuất khẩu lao động(XKLĐ) 3
II. Đặc điểm của XKLĐ. 4
1. XKLĐ và chuyên gia là một hoạt động kinh tế. 4
2. XKLĐ và chuyên gia là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội. 4
3. XKLĐ và chuyên gia là sự kết hợp hài hoà giữa sự quản lý vĩ mô của nhà nước và sự chủ động, tự chịu trách nhiệm của tổ chức XKLĐ đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài. 5
4. XKLĐ và chuyên gia diễn ra trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. 5
5. Phải đảm bảo lợi ích của ba bên trong quan hệ XKLĐ và chuyên gia. 6
6. XKLĐ và chuyên gia là hoạt động đầy biến đổi. 7
III. Nội dung quản lý lao động xuất khẩu của doanh nghiệp. 7
1. Lập kế hoạch xuất khẩu lao động. 7
2. Tuyển chọn lao động xuất khẩu. 8
2.1. Các chuẩn mực tuyển chọn. 8
2.2. Quy trình tuyển chọn lao động xuất khẩu 9
2.3. Phương pháp tuyển chọn 9
3. Đào tạo và giáo dục định hướng lao động xuất khẩu. 10
3.1. Nội dung đào tạo. 10
3.2. Tiến trình đào tạo. 12
3.3. Đánh giá chương trình đào tạo. 14
4. Quản lý và thực hịên chế độ chính sách đối với lao động xuất khẩu. 14
4.1. Qui trình xuất khẩu lao động: 14
4.2. Quản lý ở trong nước. 15
4.3. Quản lý ở ngoài nước: 16
5. Quan hệ lao động. 16
IV. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý lao động xuất khẩu. 17
PHẦN II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO – GIỚI THIỆU VIỆC LÀM TỈNH THÁI BÌNH TRONG NHỮNG NĂM QUA. 18
I. Những đặc điểm của trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm Tỉnh Thái Bình. 18
1. Qúa trình hình thành của trung tâm. 18
2. Chức năng nhiệm vụ của trung tâm. 18
3. Số lượng và cơ cấu lao động của trung tâm 19
II. Phân tích thực trạng quản lý lao động xuất khẩu tại trung tâm đào tạo – Giới thiệu việc làm trong thời gian vừa qua 23
1. Công tác tập kế hoạch XKLĐ 23
2. Công tác tuyển mộ tuyển chọn ở trung tâm 33
2.1. Tuyển mộ 33
2.2. Công tác tuyển chọn 33
2.3. Đánh giá công tác tuyển chọn lao động ở công ty 37
3. Công tác đào tạo giáo dục định hướng 38
3.1.Đội ngũ giáo viên. 38
3.2. Đào tạo lao động xuất khẩu. 40
3.3. Giáo dục định hướng . 41
4. Công tác thực hiện các chính sách: 42
5. Quan hệ lao động: 42
6. Kinh phí và nguồn kinh phí. 42
III. Đánh giá hiệu quả quản lý lao động xuất khẩu tại TTĐTGTVL Thái Bình. 43
1. Qui mô và cơ cấu lao động xuất khẩu trong thời gian vừa qua: 43
2. Thu nhập của người lao động khi đi xuất khẩu. 44
3. Nâng cao tay nghề và trình độ hiểu biết 45
4. Hiệu quả xã hội: 46
V. Đánh giá chung 47
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở TRUNG TÂM ĐÀO TẠO GIỚI THIỆU VIỆC LÀM TRONG THỜI GIAN TỚI 48
A. Phương hướng chính 48
B. Mục tiêu chủ yếu 48
C. Các giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý LĐXK tại trung tâm ĐT GTVL tỉnh Thái Bình. 48
1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch lao động xuất khẩu 48
2. Đổi mới công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động. 49
3. Tổ chức đào tạo phục vụ cho XKLĐ. 50
4. Huy động các nguồn vốn cho XKLĐ. 51
5. Mở rộng thị trường. 51
6.Tăng cường số lượng và năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động. 52
Kết luận 53
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý lao động xuất khẩu tại Trung tâm đào tạo - Giới thiệu việc làm Tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường trong và ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động. Đứng đầu các mảng hoạt động này là một phó giám đốc và một trưởng ban xuất khẩu lao động. Đây là những người chịu trách nhiêm trực tiếp trước giám đốc động thời là người tham mưu cho giám đốc về các công tác thuộc lĩnh vực xuất lao động .
Với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, tận dụng ưu điểm cơ cấu trực tuyến tạo sự thống nhất trong hành động đồng thời tận dụng ưu điểm quản lý theo chức năng giảm bớt gánh nặng quản lý. Số đầu mối chức năng ít nên không có các mệnh lệnh có tính trái ngược nhau.
Bộ phận tư vấn, xúc tiến việc làm
Người lao động
Giám đốc
Ban xuất khẩu lao động
Trưởng ban xuất khẩu lao động
Phó giám đốc
Bộ phận đào tạo nghề
Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức này duy trì và củng cố chế độ thủ trưởng, tạo sự thống nhất trong hành động và nâng cao tính chịu trách nhiệm của các bộ phận. Cơ cấu này tạo tính hiệu lực cao trong quản lý của trung tâm.
b. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận liên quan đến xuất khẩu lao động.
* Ban giám đốc.
Giám đốc trung tâm là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của trung tâm và điều hành toàn diện các mặt công tác của trung tâm theo luật pháp của Nhà nước qui định, của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình và sự hướng dẫn của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình. Giám đốc trực tiếp phụ trách bộ phận kế hoạch tài vụ, bộ phận tổ chức hành chính, các mặt công tác như: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và phương hướng hoạt động của trung tâm; Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, khoa học, quản lí chặt chẽ lao động, phân công nhiệm vụ rõ ràng, đồng thời không ngừng chăm lo, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên; Ký kết các hợp đồng, tìm kiếm thị trường lao động; Ký kết hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi lao động có thời hạn ở nước ngoài với các công ty trực tiếp xuất khẩu lao động; Tổ chức mạng lưới thông tin kinh tế từ tổ đội, đến các Phòng ban phù hợp với các điều kiện thực tế, phục vụ tốt cho việc chỉ huy điều hành công việc hàng ngày và báo cáo thường kì với các cơ quan cấp trên liên quan; Tổ chức thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong toàn trung tâm, thường xuyên phân tích hoạt động kinh tế định kì theo tháng, quý, năm; Quản lý chặt chẽ chi tiêu tiết kiệm, đảm bảo việc sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo hoạt động có lãi có lãi, thực hiện tốt nộp ngân sách nhà nước. Giám đốc trung tâm là Chủ tịch hội đồng Thi đua - Khen thưởng - Kỉ luật - Đề bạt - Nâng bậc.
Trưởng ban xklđ là người giúp việc cho Giám đốc và phụ trách phần việc tuyển dụng, đào tạo nghề, ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ môi giới và giới thiệu nghề; Ký kết các hợp đồng lao động cho tập thể, cá nhân trong và ngoài nước; Chịu trách nhiệm trước giám đốc trung tâm về toàn bộ hoạt động của công việc do mình được phân công phụ trách, là chủ tịch hội đồng tuyển chọn lao động và có nhiệm vụ khai thác tìm kiếm các hợp đồng cung ứng lao động, nghiên cứu khẩn khai thị trường sức lao động trong tỉnh, định ra phương hướng hoạt động trước mắt và lâu dài cho khối đào tạo giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho các đối tượng tham gia vào thị trường xuất khẩu hàng hoá sức lao động nhằm làm cho hoạt động xklđ ngày càng có hiệu quả và củng cố nâng cao uy tín.
Bộ phận xuất khẩu lao động: Nghiên cứu về thị trường lao động, lựa chọn bên A( đơn vị có nhiệm vụ xuất khẩu lao động), lập phương án và mục tiêu phát triển thị trường cung ứng lao động; phối hợp với bên A để quản lý lao động khi đã thực hiện việc xuất khẩu sang làm việc tại nước ngoài; nghiên cứu đưa ra biện pháp mềm dẻo và dứt khoát để thu hồi được khoản tiền lệ phí do cung ứng lao động theo quy định của chính phủ và Bộ lao động thương binh xã hội, và hợp đồng đã ký xây dựng nguồn lao động; Sơ tuyển lao động, cùng với bên A tuyển chọn lao động; Làm các thủ tục xuất cảnh cho người lao động; Tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình người lao động làm việc ở nước ngoài.
Bộ phận đào tạo lao động xuất khẩu: Tổ chức các lớp học, các khoá đào tạo phục vụ cho các hợp đồng cung ứng lao động của trung tâm; Xây dựng quy hoạch đào tạo để đáp ứng việc thực hiện hợp đồng; Quản lý các lớp (khóa) học; Đánh giá phân loại học viên; Tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động; Kiểm tra tay nghề của người lao động; Hướng dẫn học viên hoàn chỉnh hồ sơ để phục vụ việc tuyển chọn.
c. Số lượng và cơ cấu lao động của trung tâm.
Đơn vị: Người, %
Các chức danh
Tổng số
Trong đó
Theo giới tính
Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Nam
Nữ
CNKT
Trung học CN
Cao đẳng, đại học trở lên
Khác
Số người
%
Số người
%
Số người
%
Số người
%
Số người
%
Số người
%
Tổng số
16
100
9
56,25
7
43,75
0
0
7
43,75
8
50
1
6,25
Trong đó:
1. Ban giám đốc
2
12,5
2
100
0
0
0
0
0
0
2
100
0
0
2. Phòng tổ chức hành chính
1
6,25
0
1
100
0
0
0
0
0
1
100
0
0
3. Bộ phận đào tạo
4
25
1
25
3
75
0
0
2
50
2
50
0
0
4. Bộ phận tư vấn XTVL
8
50
4
50
4
50
0
0
5
62,5
3
37,5
0
0
5. Bảo vệ
1
6,25
1
100
0
0
0
0
0
0
0
0
1
100
(Nguồn: TT ĐT giới thiệu việc làm tỉnh Thái Bình năm 2003)
Hiện tại tổng số cán bộ nhân viên là 16 người trong đó có 6 người là công chức Nhà nước, 6 người hợp đồng không xác định thời hạn và 4 người hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng theo vụ việc.
- Về giới tính: Có 9 nam/16 người chiếm 56,65 %. Đây là một cơ cấu hợp lý hài hoà, vừa bảo đảm sự năng động, nhiệt tình, sức khoẻ của nam giới vừa tạo được không khí làm việc vui vẻ, tập trung, hăng hái khi có sự tham gia của nữ giới. Với ban giám đốc 2 đồng chí đều là nam, khẳng định tính quyết đoán, mạnh mẽ trong các quyết định của công ty.
- Về chuyên môn: Đội ngũ cán bộ của trung tâm với 8/16 người có trình độ CĐ, ĐH trở lên. 15/16 người sử dụng tiếng anh và vi tính văn phòng từ mức độ biết đến thành thạo, một người sử dụng tiếng Trung thành thạo và một người ở mức độ biết có thể giao tiếp, Trung tâm có thể tự đảm nhận công ác đào tạo nghề, tiếng Anh, tiếng Trung và giáo dục định hướng.
II. Phân tích thực trạng quản lý lao động xuất khẩu tại trung tâm đào tạo – Giới thiệu việc làm trong thời gian vừa qua
1. Công tác tập kế hoạch XKLĐ
a. Quy trình lập kế hoạch của Trung tâm
Là một trung tâm cung ứng lao động cho các doanh nghiệp nên công tác hợp đồng XKLĐ của trung tâm có những đặc trưng riêng khác biệt với các tủ trực tiếp XKLĐ.
Quá trình hợp đồng của trung tâm được thực hiện theo quy trình: Tìm kiếm hoạt động cung ứng LĐXK kí kết HĐ thông báo tuyển chọn mở tuyển chọn đào tạo và GDĐH.
LĐKK cho bên A thu lệ phí theo HĐ của bên A tham gia quản lý hồ sơ LĐXK ở nước ngoài.
Bước đầu tiên của quá trình này là tìm kiếm hoạt động cung ứng LĐ có vai trò quyết định cho công tác LKH và chi phối toàn bộ quy trình XKLĐ.
Với công tác tuyển mộ tuyển chọn: Đây là bước quyết định đến hình thức và nội dung của các tuyến mộ tuyển chọn ở các mặt:
- Số lượng và chất lượng lao động: Trung tâm căn cứ theo hợp đồng cung ứng lao động đã ký với bên A để nêu công tá tuyển mộ lao động: tuyển mộ với số lượng bao nhiêu, trình độ văn hoá thế nào, địa bàn cư trú ở đâu.
- Giới tính: Hợp đồng quyết định tuyển mộ lao động có giới tính như thế nào?
- Độ tuổi: Trung tâm căn cứ yêu cầu trong hợp đồng đã ký với bên A để quy định độ tuổi cho người lao động khi tham gia vào quá trình XKLĐ.
Ngành nghề đi XKLĐ: Khi ký kết hợp đồng cung ứng CĐ trung tâm cũng phải căn cứ vào yêu cầu về ngành nghề đi XKLĐ rồi mới ký kết. Trên thực tế hầu hết các hợp đồng cung ứng lao động để có yêu cầu về ngành nghề phù hợp với lao động ở tỉnh Thái Bình như giúp việc gia đình, khán hộ công lao động phổ thông, thuyền viên, may công nghiệp và cơ khí.
Nước nhận lao động: Điều này cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động vì từng thị trường lao động đều có đặc trưng riêng của nó như phong tục tập quán, thu nhập, điều kiện thời tiết, tình hình kinh tế xã hội của nước đó và những thông tin của thị trường đó trong nhân dân về các mặt như sự ổn định của môi trường lao động, cường độ lao động về mức độ sử dụng sức lao động của người chủ. Những điều này là căn cứ để người lao động có thể tham gia vào quá trình XKLĐ của trung tâm hay không.
+ Với công tác đào tạo và giáo dục định hướng:
Sau khi đã hoàn thành công tác tuyển mộ tuyển chọn thì bước kế tiếp la đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động. Theo hợp đồng đã ký giữa TT và giá A sẽ quy định hình thức và nội dung của công tác đào tạo về GDĐH.
- Đào tạo tiếng: Đây là bước quy định học tiếng gì, hình thức và nội dung như thế nào, địa điểm học ở đâu, do ai giảng dạy, kinh phí có bao nhiêu và giáo trình do ai kiểm soạn.
- Đào tạo nghề: Trong hoạt động để ký với bên A có khoản mục yêu cầu về ngành nghê nên khi đào tạo nghề do người lao động cũng phải căn cứ vào yêu cầu này.
Nếu theo hợp đồng khi bên A có yêu cầu thuê trung tâm đào tạo thì TT sẽ trực tiếp đảm nhận. Thông thường trung tâm nhận đảm nhiệm dạy các nghề như về cơ khí có sợ gò hàn, sửa chữa xe máy, ô tô, may công nghiệp, về LĐPT có giúp việc gia đình, khán hộ công, công nhân xây dựng, còn các ngành nghề khác đòi hỏi tính kỹ thuật và mức độ lành nghề như kế toán, điện tử điện lạnh... thì do bên A trực tiếp đảm nhận trung tâm chỉ cho thuê địa điểm ăn học cho giáo viên và người lao động.
Giáo dục định hướng: Nước nhận lao động theo bản hợp đồng đã ký sẽ quyết định hình thức và nội dung của công tác này. Vì khi làm công tác GDĐH cho người lao động thì có một số nội dung được quy định chung cho tất cả lao động Việt Nam khi tham gia XKLĐ như luật pháp Việt Nam, cách ký kết hợp đồng của người lao động và chủ sử dụng nhưng có rất nhiều điểm khác biệt ở công tác nay nó phụ thuộc vào nước nhận lao động như phong tục tập quán, tác phong làm việc... phong tục tập quán ở Đài Loan một nước ảnh hưởng rất lớn văn hoá Trung Hoa như nếp sống phong tục, lễ nghĩa sẽ khác với phong tục tập quán ở nước công nghiệp như Malayxia, nơi mà tiếng Anh được dùng hàng ngày, có tác phong làm việc mang tính hiệu quả. Đây là vấn để rất quan trọng.
+ Với công tác quản lý lao động:
Là một trung tâm cung ứng lao động xuất khẩu nên trung tâm không có chức năng quản lý lao động khi họ tham gia lao động ở nước ngoài. Nhưng trong quá trình tìm kiếm và ký kết hợp đồng TT và bên A thì quá trình này lại hướng đến công tác quản lý lao động. Khi trung tâm tham gia ĐT&GDĐH cho người lao động thì khi họ lao động ở nước ngoài thì TT vẫn có trách nhiệm tham gia quản lý mình với bên A. Khi có những hợp đồng lao động lại vi phạm thì trung tâm có trách nhiệm tham gia cùng giải quyết.
Một trong những điều mà quá trình tìm kiếm và ký kết hợp đồng quyết định đến việc trung tâm có tham gia vào quá trình XKLĐ hay không đó là lệ phí được trả khi trung tâm cung cấp lao động XK cho bên A. Khoản lệ phí này phụ thuộc vào việc trung tâm có tham gia đào tạo hay không, và nước nhận lao động. Thông thường khi TT tham gia XKLĐ vào thị trường Malaixia hoặc Đài Loan thì lệ phí được trả từ 300 đến 800 nghìn đồng, vào thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc Anh Quốc thì sẽ là 1 triệu đồng.
b. Căn cứ lập kế hoạch xuất khẩu LĐ của trung tâm
Xuất phát trên cơ sở tình hình hoạt động năm trước của trung tâm, nhu cầu và tình hình của các đối tác, căn cứ vào cung lao động và khả năng cung ứng lao động cho xuất khẩu của tỉnh, môi trường chính sách của Nhà nước Việt Nam, thực trạng XKLĐ, những lợi thế của trung tâm từ đó có phương hướng hoạt động đưa ra các chỉ tiêu để đạt số lượng LĐXK, ngành nghề XK, và tổ chức các biện pháp để đánh giá trên cơ sở thực tế TT lập đề án về XKLĐ để trình lên sơ LĐ TB & XT tỉnh để xét duyệt và lấy làm mục tiêu phấn đấu.
* Phân tích cầu lao động:
Phân tích đầu tiên mà trung tâm tiên hành là tình hình hoạt động năm trước với giả định tình hình thị trường không có gì biến động lớn, tốc độ phát triển ổn định, trung tâm sẽ tình ra con số ước tính cho năm nay: Với số lượng 281 LĐXK năm 2003 thì mục tiêu năm 2004 là từ 800 đến 1000 lao động.
Bước tiếp theo trung tâm sẽ phân tích đến các đối tác:
Trong năm trung tâm vẫn giữa quan hệ tốt với các công ty có chức năng trực tiếp XKLĐ và ngày càng tạo được uy tín tốt hơn.
Hiện tại trung tâm đang giữa mỗi quan hệ với các công ty như: Công ty Du lịch & khách sạn Thái Bình, Công ty xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt thuộc tổng công ty đường sắt Việt Nam, tổng công ty dệt may Việt Nam, công ty Colaco thuộc Hội nông dân Việt Nam, trung tâm hợp tác lao động II thuộc tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Công ty dịch vụ lao động hợp tác quốc tế thuộc sở LĐTBXH Hà Nội, Công ty Hiteco...
Đây là những đối tác làm việc có uy tín trong lĩnh vực XKLĐ, phần lớn đều là những công ty thuộc trực thuộc Nhà nước nên hoạt động không phải tất cả đều là lợi nhận mà còn là có những mục tiêu xã hội khác nên tạo rất nhiều thuận lợi về giá người lao động và luôn giữa quan hệ tốt đẹp với nước bạn.
Về thị trường lao động quốc tế: Hiện nay rất nhiều nước đang có nhu cầu về lao động nhất là lao động có nhu cầu về tiền lương tương đối thấp so với mặt bằng thu nhập nước họ. Điển hình là Đài loan với các ngành nghề: nữ giúp việc gia đình, khán hộ công, chăm sóc người bệnh, trẻ em và người già. Hàn Quốc với các nghề cơ khí gò hàn...
Tuy nhiên trung tâm cũng phân tích đến những khó khăn về thách thức về cầu lao động.
Đã có một số đối tác làm việc không có hiệu quả dẫn đến thô lỗ và bị thu hồi giấy phép hoạt động XKLĐ như công ty thanh niên xung phong Đà Nẵng, Công ty Du lịch Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là những mất mát khá lớn đối với trung tâm vì đây là những đơn vị hoạt động rất có hiệu quả trong những năm trước như công ty XNXD Đà Nẵm năm 2001 đã được trên 800 lao động Thái Bình đi làm tại nước ngoài.
Cơ sở hạ tầng trang thiết bị của trung tâm còn có thiếu hạn chế về chỗ ăn ở và học, cá Hiệu giảng dạy còn thiếu. Hơn nữa trung tâm lại sắp sửa chuyển địa điểm sẽ gây ra những khó khăn ban đầu.
Dịch bệnh và các ngay cơ về kinh tế chính trị cũng ảnh hưởng không ít tới nhu cầu LĐXK. Dịch bệnh SARS đã làm chững lại công tác XKLĐ trong một thời gian dài. Và mới đât là dịch cúm H5N.
* Phân tích cung lao động.
Thuận lợi
- Về số lượng : Thái Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, một nơi tập trung dan cư đông đúc nhất so với cả nước. Với dân số là hơn 2,1 triệu người. Mật độ dân số là 1080 người/ Km2. Đây là một nguồn cung lao động dồi dào.
- Về số lượng: Thái Bình là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước hoàn thành giáo dục phổ cập cho người dân nên mặt băng chi thức là khá cao. Hơn nữa là một vùng đất có lịch sử phát triển lâu dài và ổn định nên có những kinh nghiệm, truyền thống về sản xuất và giấ trị văn hoá vô cùng quý báu. Người dân với tinh thần tích cực học hởi nên đã đúc rút cho mình nhiều kiến thức sản xuất và giá trị đạo đức.
- Về độ tuổi: Với cơ cấu dân số mang những nét đặc trưng của dân số Việt Nam là dân số trẻ nên số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm tới 60% dân số. Đây là một lợi thế về lao động của tỉnh. Người lao động có sức khoẻ, có khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học nhanh và đặc biệt có thể đi lao động xa gia đình trong thời gian dài.
- Về trình độ chuyên môn: Đặc trưng của tỉnh là một tỉnh có nền nông nghiệp phát triển lâu đời nên trong quá trình phát triển nó kéo theo sự phát triển của những ngành tiểu thủ công nghiệp nên rất thuận lợi cho nguồn cung lao động ở các ngành nghề : Giúp việc gia đình, làm vườn, dệt may, cơ khí, đánh bắt cá… Đấy là những ngành nghề chiếm tỷ trọng lao động xuất khẩu lớn và đang được ưu tiên. Đặc biệt hiện nay tỉnh đang có các chính sách phát triển mạng lưới đào tạo nghề nên trong tương lai gần sẽ có nhiều lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tham gia vào quá trình xuất khẩu lao động.
- Về chính sách : Hiện nay tỉnh đang có những ưu đãi trong công tác xuất khẩu lao động nhằm tạo việc làm cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
* Những khó khăn:
Tuy tỉnh có nguồn cung lao động rất lớn về mặt số lượng nhưng về chất lượng chưa phải cao nhất là trình độ chuyên môn kỹ thuật. Là một tỉnh nông nghiệp mà đặc trương của sản xuất nông nghiệp là theo mùa vụ nên xuất hiện khoảng thời gian nông nhàn. Điều này ảnh hưởng rất lớn tác phong làm việc của người lao động. Đây là một hạn chế rất lớn cảu người lao động Việt Nam nói chung và của tỉnh nói riêng khi người lao động làm việc tại nưới ngoài.
Thái Bình là một tỉnh có dân số đông nên các tệ nạn xã hội cũng ở mức cao so với cả nước : Là một trong những tỉnh có số người nghiện ma tuý, tệ nạn mại dâm cao nhất trong cả nước. Điều này làm ảnh hưởng đến nguồn cung lao động nhất là lao động có trình độ vì phần lớn lao động xuất khẩu đều là những người đã có gia đình và đã có con. Khi họ đi lao động xa nhà trong một thời gian dài thì con cái họ sẽ thiếu đi sự chăm sóc và dễ dàng sa vào các tệ nạn xã hội.
Kinh tế kém phát triển cũng là yếu tố hạn chế nguồn cung lao động. Chi phí để đi xuất khẩu lao động là khá lớn so với thu nhập hàng năm của họ nên họ có tâm lý rất lo lắng khi tham gia xuất khẩu vì khi có rủi ro họ không những mất tất cả mà còn bị ảnh hưởng trong tương lai. Hơn nữa đã xuất hiện những công ty giả danh, công ty làm việc không có hiệu quả.
* Phân tích những chính sách về xuất khẩu lao động
Ngày 23 tháng 6 năm 1994, kỳ họp thứ 5 quốc hội khoá IX đã thông qua Bộ Luật lao động, trong đó có 6 quy định cơ bản sau:
+ Người lao động là công dân Việt Nam được phép đi làm việc ở nước ngoài theohợp đồng lao động mà người đó chịu sự điều hành của tổ chức, cá nhân nước ngoài,thì phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động nước sở tại; nếu theo hiệp định về hợp tác lao động được ký kết giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ nước sở tại thì phaỉ tuân theo các quy định của pháp luật lao động nước sở tại và hiệp định đó.
+ Đối với người lao động là công nhân Việt Nam được phép đi làm việc ở nước ngaòi theo hình thức nhận thầu, khoán công trình do doanh nghiệp Việt Nam điều hành và trả lương, thì áp dụng các quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
+ Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có quyền được biết các quyền lợi và nghĩa vụ của mình, được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài bảo hộ về mặt lãnh sự và tư pháp. Được quyền chuyển thu nhập bằng ngoại tệ và tài sản cá nhân về nước, được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chính sách, chế độ khác theo quy định pháp luật của Việt Nam và của các nước sở tại.
+ Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghĩa vụ đóng góp một phần tiền lương cho quy bảo hiểm xã hội.
+ Việc đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài làm việc phải có giấy phép của Bộ lao động - Thương binh và xã hội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
+ Nghiêm cấm việc đưa người ra nước ngoài làm việc trái pháp luật.
Cụ thể hoá quy định của Bộ lao động về xuất khẩu lao động, ngày 20 tháng 1 năm 1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/NĐ - CP về định hướng tương đối cụ thể và phù hợp với cơ chế quản lý mởi việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động và những nội dung liên quan đến xuất khẩu lao động.
Để cụ thể hoá Nghị định 07, ngày 3 tháng 8 năm 1995, Bộ lao động - Thương binh và xã hội ban hành Thông tư số 20/ LĐTBXH - TT.Thông tư này quy định đối tượng được phép và không được phép đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; các nghề, khu vực không được đưa lao động đi; quy định về tuyển chọn; thủ tục cấp cácloại giấy phép; quy định về quản lý lao động trước, trong và sau khi đi. Ngày 16 tháng 1 năm 1996, Liên Bộ Tài chính, Lao động - Thương binh và xã hội ban hành Thông tư liên bộ số 05/ LB - TC - LĐTBXH hướng dẫn chế độ tài chính về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Nghị định 07/ NĐ - CP ngày 20 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ; quy định mức và thể thức đặt cọc; quy định khoản phí dịch vụ Tổ chức kinh tế được thu của người lao động; quy định về Bảo hiểm xã hội, về thuế thu nhập cao; các quy định về lệ phí cấp thép, tổ chức việc thu bảo hiểm xã hội, chế độ báo cáo.
Có thể nói, Nghị định 07/NĐ - CP là một bước tiến trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu theo nguyên tắc thị trường, trong đó bãi bỏ quy định về thu nộp ngân sách, bãi bỏ chế độ thu bảo hiểm xã hội theo phần trăm lương của Nghị định 370/HĐBT. Nghị định 07/NĐ - CP cũng đề ra các quy định phù hợp với các quy định hiện hành khác của Nhà nước; quy định về mức thu bảo hiểm xã hội của lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; về nộp thuế thu nhập cao theo quy định của Pháp lệnh thuế thu nhập cao; quy định về mức thu tiền đặt cọc, việc quản lý tiền đặt cọc.v.v..
Những quy định có tính đổi mới đột phá trong lĩnh vực xuất khẩu lao động trên đây đã có tác động tích cực thúc đẩy công tác xuất khẩu lao động ở nước ta. Tuy nhiên, để đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu lao động theo tinh thần chỉ thị số 41/ CT - TW ngày 22 tháng 9 năm 1998 của Bộ tài chính trị, Ngày 20 tháng 9 năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định 152/1999/NĐ - CP quy định việc đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Nghị định 152/CP ra đời là một bước tién về cơ chế, chính sách và có tác dụng tích cực hơn nữa trong việc thúc đẩy lĩnh vực xuất khẩu lao động phát triển. Về cơ chế, nghị định có một số quy định mới như sau:
+ Về các hình htức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Nghị định quy định cụ thể 3 hình thức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; gồm: Một, thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu khoán xây dựng công trình, liên doanh, liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài. Hai, thông qua doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao động. Ba, theo hợp đồng lao động do cá nhân người lao động trực tiếp ký với người sử dụng lao động nước ngoài.
+ Về giấy phép: Nghị định đã thay thế giấy phép hoạt động bằng giấy phép hoạt động chuyên doanh; bãi bỏ hình thức giấy phép thực hiện hợp đồng ( giấy phép chuyến). Doanh nghiệp khi có hợp đồng với phía nước ngoài chỉ cần đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước trước khi thực hiện việc tuyển lao động.
+ Nghị định quy định chỉ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc toàn thể như: Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam có các khả năng về vốn, cán bộ quản lý và khả năng ký kết và thực hiện hợp đồng với phía nước ngoài mới được xem xét cấp giấy phép hoạt động chuyên doanh về xuất khẩu lao động. Đây là quy định nhằm thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Đây là quy định nhằm thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Hiện nay, ở Việt Nam có hơn 80 ngàn doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. nếu chỉ quy định về khả năng vốn, khả năng quản lý thì nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một việc nhạy cảm, Nhà nước cần quản lý chặt chẽ. Các doanh nghiệp Nhà nước là những đơn vị ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh dịch vụ còn có nhiệm vụ chính trị, được lãnh đạo bởi tổ chức Đảng trong doanh nghiệp là nhân tố đảm bảo những quy định của Nhà nước đối với người lao động; đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa xuất khẩu lao động của Nhà nước ta.
+ Nghị định quy định cụ thể quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc có thời hạn ở nưóc ngoài; quyên lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt động chuyên doanh xuất khẩu lao động. Các quy định về quyền, nghĩa vụ của người lao động, của doanh nghiệp đều dựa trên nguyên tắc thị trường, lấy lợi ích của người lao động, của doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm điểm đánh giá ; mục đích của Nhà nước là để tạo việc làm , thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh.
+ Nghị định cụ thể hoá trách nhiệm của các Bộ, Ngành và địa phương trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; trong đó ngoài các cơ quan có chức năng và đã được giao nhiệm vụ trước đây như Bộ lao động - Thương binh và xã hội, Bộ tài chính, các Bộ, Ngành khác cũng được Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể hơn sơ với các quy định trước đây.
Nghị định 152/CP đã đưa ra một cơ chế phù hợp hơn so với các quy định trước đây về xuất khẩu lao động. Tuy nhiên để hoàn thiện hơn, ngày 17/7/2003, Chính phủ đã ban hành nghị định số 81/NĐ-CP thay thế nghị định số 152/1999/NĐ-CP. Những nét mới trong nghị định 81 nói về những vấn đề sau:
Những vấn đề liên quan đến giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động: Điều kiện được cấp giấy phép, đình chỉ thu hồi giấy phép và đổi giấy phép khi doanh nghiệp chuyển đổi hình thức.
Về tổ chức bộ máy doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu lao động. NĐ 81 qui định Giám đốc(TGĐ) chỉ được “giao nhiệm vụ” xuất khẩu lao động
cho không quá 2 đơn vị trực thuộc trụ sở trên địa bàn tỉnh(thành phố) khác nhau và phải báo cáo với Bộ LĐ- Thương binh và Xã hội.
Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ sở sản xuất, cơ sở đào tạo để tạo nguồn lao động xuất khẩu.
Chế độ tài chính đối với người
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25880.DOC