Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty May liên doanh Kyung - Việt

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG 3

I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG 3

1) Những lý luận cơ bản về tiền lương 3

1.1) Khái niệm về tiền lương 3

1.1.1) Tiền lương 3

1.1.2) Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế. 4

1.1.3) Tiền lương và lạm phát 5

1.2) Yêu cầu của tổ chức tiền lương. 5

1.3) Những nguyên tắc cơ bản của tiền lương. 6

2) Các chế độ tiền lương. 7

2.1) Chế độ tiền lương chức vụ. 7

2.1.1) Khái niệm. 7

2.1.2) Xây dựng chế độ tiền lương chức vụ: 8

2.2) Chế độ tiền lương cấp bậc 9

2.2.1) Khái niệm 9

2.2.2) Ý nghĩa của việc áp dụng chế độ tiền lương cấp bậc 9

2.2.3) Nội dung của chế độ tiền lương cấp bậc. 9

2.2.3.1) Một số khái niệm 9

2.2.3.2) Xây dựng chế độ tiền lương cấp bậc 12

2.2.3.3) Mức tiền lương 12

II) NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG 13

1. Khái niệm về quản lý tiền lương 13

2. Ý nghĩa của công tác quản lý tiền lương 13

3. Nội dung của quản lý tiền lương 15

3.1) Các nguyên tắc trả lương. 15

3.2) Hình thức trả lương theo sản phẩm 15

3.2.1) Trả lương theo sản phẩm trực tiếp. 16

3.2.2) Trả lương sản phẩm tập thể 17

3.2.3) Trả lương sản phẩm khoán 18

3.2.4) Trả lương theo sản phẩm gián tiếp 19

3.2.5) Trả lương sản phẩm có thưởng. 19

3.2.6) Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến 20

3.3) Hình thức trả lương theo thời gian. 22

3.3.1) Trả lương theo thời gian đơn giản 22

3.3.2) Trả lương theo thời gian có thưởng. 23

3.3.3) Trả lương làm thêm giờ 23

3.3.4) Trả lương làm việc vào ban đêm 25

3.4) Tiền thưởng 26

3.5) Quỹ tiền lương 27

3.5.1) Khái niệm 27

3.5.2)Thành phần quỹ tiền lương bao gồm: 27

3.5.3) Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới quỹ tiền lương. 28

3.5.4) Tính quỹ lương: 28

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY MAY LIÊN DOANH KUNG-VIET 30

I) QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG 30

1 ) Quá trình hình thành, phát triển của công ty 30

2) Cơ cấu tổ chức bộ máy 31

3) Chức năng nhiệm vụ 34

3.1) Chức năng: 34

3.2) Nhiệm vụ: 34

4) Những đặc điểm về sản xuất kinh doanh của công ty 35

4.1) Đặc điểm về thị trường xuất khẩu của công ty 35

4.2 ) Đặc điểm về sản phẩm của công ty 35

4.3) Đặc điểm về lao động của công ty 36

4.4) Đặc điểm về Quy trình sản xuất sản phẩm 39

II) KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH. 40

III) TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY 41

1) Tiền lương 41

1.1)Thang bảng lương công ty đang áp dụng 41

1.2) Các chế độ phụ cấp lương đang áp dụng trong công ty. 46

1.2.1 ) Phụ cấp an toàn viên: 46

1.2.2) Tiền ăn: 46

1.2.3) Phụ cấp thai sản: 46

1.2.4) Phụ cấp ốm đau. 47

1.2.5) Phụ cấp thâm niên: 47

1.2.6) Phụ cấp học nghề: 48

1.2.7) Phụ cấp trách nhiệm: 48

1.2.8) Phụ cấp Bảo Hiểm Xã Hội 49

1.3 ) Tiền thưởng 49

1.4) Tạm ứng : 49

1.5 Quy chế trả lương 50

1.5.1) Cơ cấu Quỹ tiền lương công ty: 50

1.5.2 ) Thanh toán lương 51

2) Các hình thức trả lương tại công ty 52

2.1) Trả lương theo hình thức quỹ lương khoán 52

2.1.1) Trả lương theo quỹ lương khoán cho đội Bảo Vệ 52

2.1.2) Đáng giá việc áp dụng trả theo lương khoán cho cả đội Bảo Vệ 54

2.2) Lương khoán theo sản phẩm : 56

2.2.1) Lương vào chuyền: 60

2.2.2) Lương điều chuyển : 60

2.2.3) Lương nghỉ phép: 60

2.2.4) Lương giờ con bú: 60

2.2.5) Lương thử việc : 61

2.2.6) Lương học nghề: 61

2.2.7) Đánh giá về tình hình trả lương khoán theo sản phẩm 65

3) Hình thức trả lương theo thời gian: 65

3.1) Trả lương theo thời gian 65

3.2) Đánh giá về tình hình trả lương theo thời gian tại công ty 66

IV ) ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN Quả lý các hình thức TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY MAY LIÊN DOANH KYUNG_VIỆT 70

1) Những mặt đạt được: 70

2) Hạn chế tồn tại 71

3) Nguyên nhân 72

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY MAY LIÊN DOANH KYUNG_VIỆT 73

I) MỤC TIÊU, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 73

1) Mục tiêu phát triển của công ty 73

2) Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh 74

2.1) Chiến lược phát triển thị trưởng 74

2.2) Chiến lược đầu tư phát triển đổi mới công nghệ 75

3) Quan điểm về tiền lương tại công ty may liên doanh Kyung_Việt 76

II) MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY 77

1) Hoàn thiện công tác trả lương cho đội bảo vệ 78

2) Hoàn thiện công tác phân tích công việc trong công ty 78

3) Hoàn thiện các tiêu chí đánh gía thực hiện công việc 84

4) Hoàn thiện công tác tiền thưởng 89

5) Hoàn thiện công tác nghiệm thu sản phẩm: 91

6) Tăng năng suất lao động 92

7) Xem xét kỹ lưỡng Quy định của pháp luật để xây dựng cơ chế trả lương phù hợp trong công ty. 92

8) Quan điểm và ý kiến của người lao động 93

9) Khả năng chi trả của công ty: 94

10) Mở rộng thị trường xuất khẩu 95

11) Một số giải pháp khác : 95

LỜI KẾT 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3323 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty May liên doanh Kyung - Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NĐ_ Chính Phủ ngày 31/12/2002 của Chính Phủ quy định và hướng dẫn thực hiện thi hành một số điều của Bộ Luật Lao Động về tiền lương. - Căn cứ theo công văn hướng dẫn thi hành của sở Lao Động Thương Binh Xã Hội tỉnh Hưng Yên về việc thực hiện chế độ tiền lương doanh nghiệp Công ty May liên doanh Kyung-Việt đã tiến hành xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương, mức lương đối với từng chức danh, công việc, theo phương pháp phân tích đánh gía gía trị công việc để tiến hành thoả thuận với đại diện người lao động. Từ kết quả thương lượng với ban chấp hành công đoàn cơ sở và lấy ý kiến của tập thể người lao động công ty và người lao động đã thực hiện ký kết hợp đồng lao động, cùng với đại diện người lao động ký kết thoả ước lao động tập thể, hệ thống thang lương, bảng lương, quy chế trả lương, quy chế thưởng, quy chế nâng bậc lương, điều chỉnh tiền lương. Tất cả các văn bản trên hình thành quy chế, quy ước nội bộ, của doanh nghiệp về tiền lương, là cơ sở để hai bên thực hiện, đồng thời là cơ sở để giải quyết tranh chấp lao động nếu có. - Để thực hiện tốt khẩu hiệu “Công ty may liên doanh Kyung Việt luôn hoan nghênh và rộng mở tiếp nhận mọi lao động đến với công ty. Đặc biệt ưu tiên với những lao động có tay nghề, có trình độ học vấn và có năng lực quản lý” Công ty đã xây dựng thang bảng lương như sau để thu hút nguồn nhân lực đến với công ty: Nhận xét : Sau khi có nghị định của chính phủ về việc thay đổi tiền lương tối thiểu từ 759.700VNĐ -800.000VNĐ đối với các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài đóng trên địa bàn khu vực III. Công ty đã nhanh chóng xây dựng được thang bảng lương theo đúng quy định của nhà nước, đồng thời tiến hành thống kê đầy đủ công việc hiện có trong doanh nghiệp không có sự gộp các công việc lại với nhau. Tạo sự thuận tiện trong việc tính toán tiền lương và dễ dàng so sánh, đối chiếu, kiểm tra khi có sự yêu cầu của Ban Giám Đốc và sự đề nghị của cán bộ công nhân viên trong công ty. Hệ thống thang lương, bảng lương: Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư: Bậc lương 1 2 3 4 5 6 7 8 Hệ số 1.16 1.32 1.48 1.64 1.8 1.96 2.12 2.28 Mức lương 986000 1056000 1184000 1312000 1440000 1568000 1696000 1824000 Trung cấp, kỹ thuật viên, thủ kho: Bậc lương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Hệ số 1.07 1.14 1.21 1.28 1.35 .42 1.49 1.56 1.63 1.7 1.77 Mức lương 856000 912000 968000 1024000 1080000 1136000 1192000 1248000 1304000 1360000 1416000 Sửa chữa cơ khí, điện nước, sửa chữa máy may, nồi hơi, lái xe như trung cấp: Bậc lương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Hệ số 1.07 1.14 1.21 1.28 1.35 1.42 1.49 1.56 1.63 1.7 1.77 Mức lương 856000 912000 968000 1024000 1080000 1136000 1192000 1248000 1304000 1360000 1416000 Tạp vụ, vệ sinh công nghiệp: Bậc lương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Hệ số 1 1.05 1.1 1.15 1.2 1.25 1.30 1.35 1.4 1.45 1.5 1.55 1.60 Mức lương 800000 840000 880000 920000 960000 1000000 1040000 1080000 1120000 1160000 1200000 1240000 1280000 5) Bảo vệ : Bậc lương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hệ số 1.07 1.14 1.21 1.28 1.35 1.42 1.49 1.56 1.63 1.7 1.77 1.84 Mức lương 856000 912000 968000 1024000 1080000 1136000 1192000 1248000 1304000 1360000 1416000 1472000 6) Đo đếm, trải vải, đánh số, phụ cắt may, đóng gói, bốc xếp: Bậc lương 1 2 3 4 5 6 Hệ số 1.0 1.05 1.10 1.31 1.57 1.88 Mức lương 800000 840000 880000 1048000 1256000 1504000 7) Vận hành máy may công nghiệp, ép, cắt phá, cắt chi tiết sản phẩm, kỹ thuật may: Bậc lương 1 2 3 4 5 6 Hệ số 1.07 1.12 1.22 1.45 1.74 2.1 Mức lương 856000 896000 976000 1160000 1392000 1680000 8 Bảng lương Tổng Giám Đốc: Bậc lương 1 2 3 4 5 6 7 8 Hệ số 5.11 5.84 6.68 7.65 8.76 10.05 11.52 13.21 Mức lương 4088000 4672000 5344000 6120000 7008000 8040000 9216000 10568000 9) Bảng lương Phó Tổng Giám Đốc: Bậc lương 1 2 3 4 5 6 7 8 Hệ số 4.47 5.11 5.84 6.68 7.65 8.76 10.05 11.52 Mức lương 3576000 4088000 4672000 5344000 6120000 7008000 8040000 9216000 10 ) Bảng lương Kế toán trưởng: Bậc lương 1 2 3 4 5 6 7 8 Hệ số 4.16 4.47 5.11 5.84 6.68 7.65 8.76 10.05 Mức lương 3328000 3576000 4088000 4672000 5344000 6120000 7008000 8040000 ( Nguồn phòng Hành Chính Nhân Sự Kyung-Việt ) 1.2) Các chế độ phụ cấp lương đang áp dụng trong công ty. 1.2.1 ) Phụ cấp an toàn viên: Mỗi bộ phận, mỗi tổ, mỗi chuyền may có 2 người được hưởng phụ cấp an toàn viên này với mức tiền phụ cấp là 30.000đồng/1người. Những người này có trách nhiệm đảm bảo mọi thành viên trong tổ, bộ phận của mình thực hiện đúng quy định, quy chế của nội bộ công ty, chấp hành tốt vệ sinh, an toàn trong quá trình lao động. 1.2.2) Tiền ăn: Người lao động làm việc ở công ty được hưởng tiêu chuẩn tiền ăn trưa với mức 6.000đồng/1người đối với công nhân, mức 7.000-8.000 đồng/1người đối với khối văn phòng Công ty có nhà ăn khang trang, rộng rã, thoáng mát, sạch sẽ chia làm 2 khu: một khu dành cho khối văn phòng, một khu dành cho công nhân trong công ty. Công ty đã ký kết hợp đồng cung cấp thực phẩm cho toàn công ty với đối tác đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo thức ăn luôn được nóng, ngon, đa dạng về thức ăn, phù hợp với sở thích của đông đảo công nhân viên trong toàn công ty. Chính vì thế mà từ khi thành lập đến nay ( năm 2002) công ty chưa để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm nào tạo niềm tin tưởng cho người lao động an tâm sản xuất. 1.2.3) Phụ cấp thai sản: Do công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc nên đa số lực lượng lao động là nữ đặc biệt trong độ tuổi sinh đẻ, nên công ty quy định chế độ phụ cấp đối với ngừơi lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản mà trước đó đã đóng bảo hiểm Xã Hội đựơc trợ cấp Bảo Hiểm Xã Hội bằng 100% tiền lương. Đồng thời còn được trợ cấp thêm một tháng lương đối với trường hợp sinh con lần thứ nhất, thứ hai. Thời gian nghỉ khám thai 3 lần, mỗi lần 1 ngày. Trường hợp đặc biệt được nghỉ 60 ngày. Khi sinh được nghỉ 120 ngày đối với khối văn phòng, còn 150 ngày đối với đội sản xuất. Nếu sinh một lần nhiều con thì bắt đầu từ con thứ 2 người mẹ được nghỉ thêm 39 ngày. VD: Công nhân Đỗ Thị Hợi có mức lương cơ bản là 860000 được nghỉ thai sản là 5 tháng. Mỗi tháng chị được công ty trợ cấp đóng bảo hiểm cho là Bảo hiểm xã hội 5% tức : 856000*5% =42800 VND Bảo hiểm y tế 1% Tức:856000*1% = 8560 VND Tổng = 51360 VND Vậy tổng số tiền trợ cấp bảo hiểm là : 51360 * 5 =256800 VND 1.2.4) Phụ cấp ốm đau. Nếu người lao động đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm thì được nghỉ 30 ngày/1năm, nếu trên 15 năm thì được nghỉ 45 ngày/1năm đối với khối văn phòng. Đối với các phân xưởng thì người lao động đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm được nghỉ 40 ngày, nếu người lao động đóng bảo hiểm xã hội trên 15 năm thì được nghỉ 60 ngày. Mức trợ cấp trong khoảng thời gian trên là 75% lương cơ bản Mức trợ cấp = ( lương cơ bản /26) *số ngày nghỉ * 75% VD: Công nhân Đỗ Thị Lựu nghỉ ốm 2 ngày với mức lương cơ bản là 856000 VND do đó trợ cấp mà công nhân Đỗ Thị Lựu được nhận là : Mức trợ cấp = ( 856000/26) * 2* 75% =49400 1.2.5) Phụ cấp thâm niên: Đối với người lao động làm việc trong công ty, công ty xét chế độ cho họ cứ 5 năm được nghỉ thêm một ngày phép và nếu làm việc trong ngày được nghỉ đó thì được hưởng lương theo quy định của pháp luật. Công ty mới thành lập năm 2002 nên đến đầu tháng 2 năm 2008 căn cứ theo hợp đồng lao động, toàn bộ công ty có 5 người được hưởng chế độ nay. 1.2.6) Phụ cấp học nghề: Do công ty có trung tâm đào tạo tay nghề cho công nhân may, những người muốn theo học và có nguyện vọng làm ở công ty. Công ty tiến hành ký kết hợp đồng học nghề và được trợ cấp tiền ăn trưa ( 6.000đồng/1 học viên). Nếu học viên trong quá trình học tập làm ra sản phẩm nào thì được hưởng lương theo sản phẩm làm ra. 1.2.7) Phụ cấp trách nhiệm: Trong từng bộ phận, từng tổ, từng chuyền may những người đứng đầu hay những công nhân có trình độ tay nghề hơn hẳn sẽ được hưởng phụ cấp khác nhằm cân bằng giữa tiền lương cơ bản và tiền lương hợp đồng đã ký kết giữa hai bên VD: Tháng 12/2007 phụ cấp trách nhiệm của tổ trưởng chuyền may là 234.300VNĐ Phụ cấp trách nhiệm của tổ phó chuỳên may là : 106.500 VNĐ Tháng 2/2008 phụ cấp trách nhiệm của tổ trưởng chuyền may là 234.300 VNĐ Phụ cấp trách nhiệm của tổ phó chuyền may là: 71.000 VNĐ Đối với các cán bộ quản đốc, phó quản đốc nhằm khuyến khích động viên họ tích cực nâng cao khả năng làm việc để đạt hiệu quả sản xuất cao cho toàn công ty Phụ cấp trách nhiệm = 70% lương bình quân của công nhân xưởng theo các tiêu chí sau: + Năng suất: Trên 85% được hưởng 25% Từ 75% - 85% được hưởng 20% Dưới 75% không được xet duyệt + Chất lượng : Đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn, khi xuất hàng đi không bị khách hàng phàn nàn, không bị trả lại hoặc khiếu kiện được hưởng 30% + Thời gian làm việc : Tuân theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam thì được hưởng 15% 1.2.8) Phụ cấp Bảo Hiểm Xã Hội Công ty tiến hành đóng Bảo Hiểm Xã Hội cho toàn bộ người lao động đủ điều kiện làm việc trong công ty sau khi chính thức ký hợp đồng lao động. Mức đóng BHXH là 15% Mức đóng BHYT là 2% VD: +Công nhân vận hành máy may công nghiệp ở bậc 2 được công ty đóng Bảo Hiểm cho là : BHXH : 15%* 896.000 = 134.400 VND BHYT : 2% * 896.000 = 17.900 VND Tổng : =152.300 VND 1.3 ) Tiền thưởng + Thưởng đi đủ ngày công 26 ngày (hoặc 25 ngày + 1 ngày nghỉ phép) mức thưởng là 30.000đồng /1 người. + Thưởng năng suất lao động mỗi công nhân khi tiến hành tham gia sản xuất đạt mức sản lượng theo quy định sẽ được công ty thưởng tuỳ theo mức họ làm được cụ thể : 950-1400 sản phẩm thì được hưởng 5% Trên 1400 sản phẩm thì được hưởng 10% 1.4) Tạm ứng : Theo quy định của công ty khi công nhân có điều kiện khó khăn có thể làm đơn xin tạm ứng tiền lương. Hàng tháng công nhân viên có thể đựơc tạm ứng tiền lương theo quy định của công ty như sau: Đối với tổ trưởng, tổ phó có thể tạm ứng tối đa là 500.000-700.000đồng tuỳ theo lương bình quân của tổ. Đối với công nhân trong tổ có thể tạm ứng tối đa là 200.000-300.000 đồng tuỳ theo lương bình quân của tổ. Tiền lương bình quân cao thì tiền tạm ứng cho công nhân sẽ cao như tổ Cắt, tổ Đóng Gói sẽ được tạm ứng là 500.000đồng. 1.5 Quy chế trả lương 1.5.1) Cơ cấu Quỹ tiền lương công ty: Hội đồng tiền lương của công ty gồm: Phó Tổng Giám Đốc, cán bộ định mức, cán bộ tiền lương ở phòng Hành Chính Nhân Sự, kế toán tiền lương. Quỹ tiền lương. QL= QLsp + QLtg +QLbs+QLbv Trong đó : QL : quỹ lương của công ty QLsp : quỹ lương trả theo sản phẩm QLtg : quỹ lương trả theo thời gian QLbs : quỹ lương bổ sung QLbv : quỹ lương bảo vệ + Quỹ lương trả theo sản phẩm QLsp = ĐGTL.TSP Trong đó : ĐGTL : đơn giá tiền lương TSP : tổng sản phẩm dự kiến + Quỹ lương trả theo thời gian Áp dụng đối với khối văn phòng, các ngày công nhân dải chuyền. . . QLtg : Lmin. H1.S Trong đó : Lmin : tiền lương tối thiểu áp dụng trong công ty H1 : Hệ số lương cấp bậc S : số lao động + Quỹ lương bổ sung. Là quỹ lương trả cho thời gian không tham gia sản xuất theo chế độ được hưởng cho công nhân gồm : nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ theo chế độ. Nghỉ phép : 14/ngày/1 người /1 năm. Nghỉ lễ, nghỉ tết: 9 ngày QLbs = (QLtg/ Tcd) *Số công bình quân Trong đó: Tcd : ngày công theo chế độ + Quỹ lương bảo vệ là cố định. Công ty trả cho công nhân bộ phận này theo một mức khoán. Nhằm tạo tinh thần làm việc cho bộ phận này với tinh thần trách nhiệm cao. 1.5.2 ) Thanh toán lương Căn cứ vào bảng chấm công theo dõi thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên được thành lập một tháng một lần. Hàng ngày căn cứ vào sự có mặt của từng người trong ngày tương đương với số ngày trong tháng từ ngày mồng 1 đến ngày 31, việc chấm công diễn ra công khai. Cuối tháng bảng chấm công được đưa đến cho cán bộ tính lương làm căn cứ tính lương, tính thưởng, và tổng hợp thời gian lao động sử dụng trong công ty. - Công ty tiến hành trả lương cho công nhân hàng tháng vào ngày 8 hoặc mồng 10 hàng tháng và trả lương cho người lao động thuộc khối văn phòng vào ngày cuối tháng của tháng đó. + Bảng kiểm tra lương: Trước khi trình cho ban Giám Đốc xét duyệt để tiến hành trả lương, cán bộ tiền lương gửi bảng lương đã tính xuống cho từng tổ, chuyền, các bộ phận để người lao động kiểm tra xem đúng hay sai. Nếu thấy đúng thì ký xác nhận, nếu thấy sai thì đề nghị cán bộ tiền lương kiểm tra lại cho thỏa đáng để kịp thời sửa chữa bổ sung vào bảng lương chính trước khi phát lương. + Bảng thanh toán lương Sau khi đã đưa cho người lao động kiểm tra bảng lương và giải quyết xong các vấn đề không hợp lý thì cán bộ tiền lương trình cho Ban Giám Đốc ký duyệt rồi phát hành lương cho người lao động Các bảng tính lương của công ty sau khi lập xong phải có chữ ký của Tổng giám đốc công ty, Kế toán trưởng, phụ trách bộ phận, tổ trưởng và người lập. 2) Các hình thức trả lương tại công ty 2.1) Trả lương theo hình thức quỹ lương khoán 2.1.1) Trả lương theo quỹ lương khoán cho đội Bảo Vệ Quỹ tiền lương khoán là quỹ tiền lương mà doanh nghiệp ấn định một mức cụ thể trả khoán cho một công việc, một nhiệm vụ, một bộ phận nào đó mang tính độc lập tương đối. Áp dụng trả lương cho bộ phận bảo vệ. Quỹ lương bảo vệ là 17 triệu, quỹ lương khoán này trả cho người lao động trong bộ phận để đảm bảo đội bảo vệ làm đủ 24/24 h Đội bảo vệ gồm 14 người.Cả đội chia theo ca để làm, mỗi ca đảm bảo 7người một ca Đội trưởng và đội phó được hưởng phụ cấp trách nhiệm. Đối với đội trưởng được hưởng 540.000 đồng, đội phó 350.000 đồng. trong từng ca trực trưởng ca sẽ được hưởng trách nhiệm trưởng ca là : 310.000 đồng Chế độ thưởng đối với tổ bảo vệ theo hai tiêu chuẩn là + Ngày công : đi đủ theo chế độ 26 ngày được hưởng 30.000 + Hiệu quả lao động: Theo sự xếp hạng bình xét lao động. Vd : Danh sách bình xét lao động STT Mã số nhân viên Họ và tên Bộ phận Chức vụ Xếp loại 1 50201001 Phan Văn Đồng BV Độitrưởng A 2 50801002 Phùng Đoàn Trường BV Đội phó A 3 30207004 Đỗ Văn Sinh BV Trưởngca A 4 50301007 Hồ Sỹ Tú BV Nhân viên B 5 70920047 Lại Xuân Hoàn ………………. BV Nhân viên A (Nguồn phòng nhân sự Kung-Viet) Loại A: Đi làm đầy đủ, chấp hành đúng nội quy của công ty, trong thời gian làm việc không để xảy ra các xự cố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, giữ được trật tự an toàn cho toàn công ty. Loại B: Đi làm nghỉ từ 2 đến 3 ngày, bị khiển trách do không thực hiện nội quy của công ty một lần, trong thời gian làm việc không để xảy ra xự cố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất. Loại C: Đi làm nghỉ trên 3ngày hoặc nghỉ không lý do, bị khiển trách do không thực hiện đúng nội quy của công ty từ 2 lần trở lên, trong quá trình làm việc để xảy ra xô xát trong công ty. Loại A: Đối với tổ trưởng được hưởng 400000 đồng, đối với tổ phó là 300000đồng, còn đối với các thành viên khác là 250000đồng. Loại B: được hưởng 150000 đồng Loại C: không được hưởng Do tiền lương của nhân viên bảo vệ trả theo lương khoán của cả đội nên sau khi tiến hành trả lương cho các thành viên mà vẫn còn thừa( hoặc thiếu) thì tiến hành cộng thêm (hoặc trừ đi) vào tiền lương của các thành viên theo bình quân. 2.1.2) Đáng giá việc áp dụng trả theo lương khoán cho cả đội Bảo Vệ Vì tiền lương các thành viên trong đội nhận được căn cứ vào số tiền lương mà đội được khoán nên các thành viên trong đội có tinh thần trách nhiệm trong việc làm do đội đã quy định số tiền thưởng cho hiệu quả làm việc cao, tạo động lực làm việc cho cả đội. Đồng thời tạo cho trưởng ca có tinh thần đôn đốc tinh thần của các thành viên trong ca làm việc để được hưởng tiền trách nhiệm trưởng ca. Tuy nhiên do quỹ tiền lương này là cố định do đó cũng sẽ làm giảm động lực làm việc cho các thành viên trong đội vì họ có làm tốt đến đâu cũng chỉ được hưởng tổng lương của cả đội như vậy. Mặc khác trong những ngày làm vào ngày lễ, ngày nghỉ họ không được hưởng mức lương theo quy định của nhà nước Vd: Bảng thanh toán lương cho công nhân đội bảo vệ: Công ty may liên doanh Kyung-Việt Lạc Hồng- Văn Lâm –Hưng Yên Bảmg lương tháng 1/2008 bộ phận Bảo vệ STT Họ tên Bộ phận Lương cơ bản Phụ cấp trach nhiệm Lương hợp đồng Ngày đi làm Tiền lương công nhật Nghỉ phép Trách nhiệm trưởng ca Thưởng Các khoản giảm trừ Thanh toán Ký nhận VND VND VND ngay VND ngày VND VND Loại Ngày công Hiệu quả lao động BHXH 5% BHYT 1% 1 Phạm Văn Đồng BV 856000 644000 1500000 27 1557700 A 30000 400000 42800 8560 1981340 2 Phùng Đoàn Trường BV 856000 444000 1300000 26 1300000 A 30000 300000 42800 8560 1623640 3 Đỗ Văn Sinh BV 912000 912000 26 912000 310000 A 30000 250000 45600 9120 1492240 4 Vũ Văn Đường BV 912000 912000 26 912000 A 30000 250000 45600 9120 1182240 5 Hồ Sỹ Tú BV 856000 856000 27 888900 A 30000 250000 42800 8560 1162540 6 Nguyến Thị Kim BV 856000 856000 26 856000 A 30000 250000 42800 8560 1129640 7 Đặng Quang BV 856000 856000 27 888900 310000 A 30000 250000 42800 8560 1472540 8 Lại Hoàng BV 856000 856000 28 921800 B 30000 150000 42800 8560 1095440 9 . . . . BV . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tổng 12096000 1088000 13184000 373 13504900 930000 420000 2850000 604800 120960 16979140 Tổng Giám Đốc Kế toán trưởng Phụ trách bộ phận Người lập ( Nguồn phòng Hành Chính Nhân Sự ) 2.2) Lương khoán theo sản phẩm : Căn cứ vào biểu ghi năng suất cá nhân của từng công nhân trong tổ do tổ trưởng và tổ phó theo dõi kiểm tra, từ đó ta có bảng thanh toán lương khoán theo sản phẩm cho từng công nhân đó. Sau đó ta có biểu cân đối sản phẩm cho mỗi mã sản phẩm. Mỗi mã sản phẩm có nhiều tiểu tác khác nhau. Mỗi tiểu tác là một công đoạn nhỏ để hoàn thành sản phẩm, mỗi người có thể làm nhiều tiểu tác khác nhau nhưng cùng phối hợp với các cá nhân khác trong tổ để hoàn chỉnh sản phẩm mà chuyền được giao. Mỗi tiểu tác có một đơn giá khác nhau do bộ phận định mức lao động xác định. Tiền lương khoán = số lượng sản phẩm * đơn giá VD : Ta có bảng đơn giá của một số tiểu tác: Tiểu tác Đơn giá KV041 1107.3 KVCTF24 1127.7 #T1350 916.6 A3299 862.6 T1351 857.6 #900 781 KV081 751.9 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . (Nguồn phòng nhân sự Kung-Viet) Công ty May liên doanh Kyung-Việt Lạc Hồng- Văn Lâm- Hưng Yên Biểu ghi năng suất cá nhân của công nhân: Nguyễn Thị Xuyến chuyền 01 trong tháng 3/2008 Mã sản phẩm Tiểu tác Số lượng 9006 27 5724 26 5724 25 5724 23 3346 20 5724 6419 24 910 6 6500 5 9100 21 7652 22 3265 Tổng 44008 Tổ trưởng Tổ phó ( Nguồn phòng Hành Chính Nhân Sự ) Công ty May liên doanh Kyung-Việt Lạc Hồng- Văn Lâm- Hưng Yên Biểu thanh toán lương khoán cho công nhân: Nguyễn Thị Xuyến chuyền 01 trong tháng 3/2008 ( Đơn vị: đồng) Mã Tên tiểu tác Số lượng Đơn giá Thành tiền 9006 Là nẹp 5724 33 188892 Bổ nẹp 5724 18 103032 Sửa phối tay 5724 16.5 94446 Sửa tay 3346 33 110418 Sd nẹp 5724 20 114480 6419 Gá mác 910 16.5 15015 Chặn dây cổ 6500 24 156000 Cắt Sd dây cổ 9100 11 100100 Tết dây 7652 22 168344 Dúm tay 3265 22 71830 Tổng 1122557 Tổ trưởng Tổ phó ( Nguồn phòng Hành Chính Nhân Sự Kyung-Viêt ) Công ty May liên doanh Kyung-Việt Lạc Hồng- Văn Lâm- Hưng Yên Biểu cân đối sản phầm chuyền 01 tháng 03 năm 2008 Tên sản phẩm Fashion-Shirt Stt Họ tên Bộ phận Tiểu tác 1 ….. Tiểu tác 5 Tiểu tác 6 . . . . . Tiểu tác 20 Tiểu tác 21 Tiểu tác 22 Tiểu tác 23 Tiểu tác 24 Tiểu tác 25 Tiểu tác 26 Tiểu tác 27 ….. …. Thanh toán Ký nhận 1 Lê Thị Minh Tuyết C01 9632 2566 5629 4562 6589 5924 1108378 2 Nguyễn Thị Xuyến C01 9100 6500 7652 3265 3346 910 5724 5724 5724 1122557 3 Lê Thị Huân C01 5612 8623 8762 5642 3453 1298 8613 1578 1075484 4 Đỗ Thị Hải Yến C01 9562 8623 5862 5862 5862 9153 956 1280213 5 Đỗ Phương Thuý C01 8098 7562 3346 3346 3346 9721 820242 6 Lý Thị Huyền Nhung C01 9052 4201 4201 4201 5724 5724 1023871 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tổng Tổ trưởng Phụ trách bộ phận ( Nguồn phòng Hành Chính Nhân Sự Kyung-Việt ) 2.2.1) Lương vào chuyền: Khi hết một mẫu hàng chuyển sang một mẫu khác cần phải tiến hành dải hàng cho chuyền để tiếp tục quá trình sản xuất. Trong những ngày dải hàng này người lao động được tính theo lương ngày. Ngày công theo chế độ có thể là 26 ngày có thể là 27 ngày tuỳ theo tháng đó mà có cơ sở để tính khác nhau: Lương vào chuyền = (Lương hợp đồng/26) * số ngày công VD : mẫu hàng Short_KV04 cần 2 ngày để dải hàng. Số tiền lương của 2ngày này là : (896000/26) *2 = 68923 2.2.2) Lương điều chuyển : Khi hàng ở chuyền khác còn mà ở chuyền mình hết hàng thì công nhân có thể được điều chuyển sang để làm. Tiền lương trong những ngày điều chuyển vẫn tính theo lương khoán tức số sản phẩm làm ra trong những ngày điều chuyển sang. VD: Trong 2ngày điều chuyển sang chuyền 12 công nhân Hoàng Thị Thu Giang ở chuyền 8 đã làm ra được 75 tiểu tác A3299 với đơn giá là 826.6 Lương điều chuyển = 75*826.6 = 61995 2.2.3) Lương nghỉ phép: + Nếu nghỉ một ngày thì vẫn được hưởng nguyên lương + Trường hợp làm vào cả ngày nghỉ thì tính lương là : Tiền lương nghỉ phép = (Tiền lương Hợp đồng/26 ) *số ngày làm*150% 2.2.4) Lương giờ con bú: Theo quy định của công ty những người có con nhỏ mỗi ngày được nghỉ một tiếng. Bẩy tiếng còn lại tính theo lương khoán. Trong một tiếng nghỉ cho con bú tiền lương được tính theo lương giờ và tính căn cứ trên cơ sở lương cơ bản. Lương giờ con bú = ( lương cơ bản /(26 * 8))* số giờ đựơc nghỉ VD: Nếu đi làm 26 ngày thì số giờ được nghỉ là 26 giờ Lương giờ con bú = ( 856000/(26 *8)) *26= 107000 VND 2.2.5) Lương thử việc : Trước khi ký hợp đồng lao động đối với công nhân, công nhân phải trải qua thời gian thử việc là 2 tháng. Những công nhân trong giai đoạn thử việc được lương theo hợp đồng bằng 70% lương của công nhân chính thức: Lương thử việc= Lương chính *70% VD: Công nhân thử việc Hoàng Thị Thuỷ có mã số nhân viên là 71222189 ở chuyền 1 được nhận lương là : Lương thử việc = 856000*70%= 599200 VND 2.2.6) Lương học nghề: Tính theo lương khoán, trong quá trình học học viên làm ra được bao nhiêu sản phẩm thì được hưởng lương theo số sản phẩm làm ra VD : Học viên Lương Thị Nguyện có mã số nhân viên là 70924027 trong quá trình học nghề ở công ty đã tạo ra được 387 tiểu tác #900 với đơn giá là 781 LươngNguyện = 387*781 = 302247 VND Học viên học nghề được hỗ trợ tiền ăn và mức học nghề Mức lương cơ bản tính cho học viên học nghề là 10.000 đồng một ngày làm căn cứ để tính các khoản phụ cấp khác cho học viên để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Vậy lương cơ bản của học viên may là 260.000 đồng một tháng Công ty cần phải có kế hoạch quản lý quỹ tiền lương trả cho người lao động khi Chính Phủ có sự điều chỉnh về mức lương tối thiểu để tiến hành hạch toán và xác định chi phí dự kiến của công ty tránh việc gây cho chi phí về tiền lương tăng quá tầm kiểm soát. Ta thấy tiền lương trả cho người lao động trong 2 tháng 12/2007 và tháng 3/2008 có sự khác nhau về tiền lương cơ bản từ 759.000đồng/tháng lên đến 856.000đồng/tháng. Tức mỗi công nhân sẽ có sự chênh lệch là 95.000 đồng/tháng do đó quỹ tiền lương kế hoạch công ty cần tính đến sự gia tăng của chi phí này. Công ty May liên doanh Kyung-Việt Lạc Hồng- Văn Lâm- Hưng Yên Bảng lương tháng 3/2008 Đơn vị:1000 đồng STT Họ và Tên Bộ phận Lương cơ bản Phụ cấp Lương hợp đồng ngà đi làm thực tế Lương khoán Lương vào chuyền Lương điều chuyển Tổng lương Thưởng phụ cấp TN an toàn viên Lương giờ con bú Lương nghỉ phép Các khoàn giảm trừ Thanh toán VND VND VND VND VND ngày VND ngày VND VND Ngày công Năng suất VND giờ VND ngày VND BH XH 5% BH YT 1% 1 Lê Thị Minh Tuyết C01 856 234 1090 26 1108.4 1 41.9 1150.3 30 115 42.8 8.6 1243.9 2 Nguyễn Thị Xuyến C01 856 856 25.5 1122.6 1 32.9 1155.5 30 116 30 0.5 16.5 42.8 8.6 1296.6 3 Lê Thị Huân C01 856 856 25 1075.5 1 32.9 1108.4 30 110 1 32.9 42.8 8.6 1229.9 4 Đỗ Thị Hải Yến C01 856 856 23 1248.7 1 32.9 1 32 1313.6 30 131 30 2 65.8 42.8 8.6 1519 5 Đỗ Phương Thuý C01 856 856 26 820.2 1 32.9 853.1 30 26 107 42.8 8.6 938.7 6 Lý Thị Huyền C01 856 856 26 1023.9 1 32.9 1056.8 30 105 42.8 8.6 1140.4 . . . . . . . . . . . . C01 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tổng Giám Đốc Kế toán trưởng Phụ trách bộ phận Tổ trưởng Người lập ( Nguồn phòng Hành Chính Nhân Sự Kyung-Việt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty May liên doanh Kyung - Việt.DOC