MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN NGÀNH BAO BÌ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH 3
1.1. Khái quát về Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình 3
1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Công thương Việt Nam 3
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Việt 3
Nam - Chi nhánh Ba Đình 3
1.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Công 5
thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình 5
1.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình 5
1.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình 7
1.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình những năm gần đây 8
1.1.4.1. Hoạt động huy động vốn 9
1.1.4.2. Hoạt động tín dụng 11
1.1.4.3. Hoạt động tài trợ thương mại 12
1.1.4.4. Công tác phát hành thẻ 13
1.1.4.5. Các mặt công tác khác 14
1.1.4.6. Kết quả kinh doanh 16
1.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án cho vay vốn ngành bao bì tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình 17
1.2.1. Đặc điểm của các dự án ngành bao bì trong mối quan hệ với yêu cầu thẩm định 17
1.2.2. Vai trò của thẩm định dự án cho vay vốn đối với hoạt động của Ngân hàng 17
1.2.3. Tình hình thẩm định dự án cho vay vốn ngành bao bì tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình. 19
1.2.3.1. Khái quát chung về công tác thẩm định dự án nghành bao bì tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình 19
1.2.4. Quy trình thẩm định dự án cho vay vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình 21
1.2.5. Cơ sở và phương pháp thẩm định 24
1.2.5.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự 25
1.2.5.2. Phương pháp so sánh đối chiếu 25
1.2.5.3. Phương pháp dự báo 26
1.2.5.4. Phương pháp phân tích độ nhạy 26
1.2.5. Nội dung thẩm định 27
1.2.6.1. Thẩm định hồ sơ vay vốn 27
1.2.6.2. Thẩm định khách hàng vay vốn 28
1.2.6.3. Thẩm định dự án đầu tư 30
1.3. Ví dụ minh họa cho công tác thẩm định dự án cho vay vốn nghành bao bì của Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình 36
1.3.1. Thẩm định khách hàng vay vốn – Dự án nhập khẩu máy in Flexo 6 màu 36
1.3.1.1. Giới thiệu khách hàng 36
1.3.1.2. Năng lực pháp lý 38
1.3.1.3. Tình hình hoạt động SXKD và tài chính 39
1.3.1.4. Quan hệ tín dụng 50
1.3.2. Thẩm định dự án đầu tư 50
1.3.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư 51
1.3.2.2. Tổ chức thực hiện 54
1.3.2.3. Thẩm định hiệu quả của dự án đầu tư 54
1.3.3. Thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay 58
1.3.4. Đánh giá về công tác thẩm định dự án cho vay vốn ngành bao bì của Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình 59
1.3.4.1. Thành công 59
1.3.4.2. Tồn tại 59
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN NGÀNH BAO BÌ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH 60
2.1. Định hướng công tác thẩm định các dự án đầu tư tại Ngân hàng trong thời gian tới 60
2.1.1. Phương hướng phát triển công tác thẩm định dự án đầu tư trong thời gian tới 60
2.1.2 Phân tích SWOT về công tác thẩm định của Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình 61
2.1.2.1. Điểm mạnh 61
2.1.2.2. Điểm yếu 64
2.1.2.3. Cơ hội 67
2.1.2.4. Thách thức 69
2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án cho vay nghành bao bì tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình 72
2.2.1. Về nội dung và phương pháp thẩm định 72
2.2.2. Giải pháp về tổ chức điều hành 75
2.2.3. Nâng cao trình độ kiến thức và chuyên môn của các bộ làm công tác thẩm định 75
2.2.4. Khai thác và xử lý thông tin 76
2.2.4.1. Thu thập thông tin 76
2.2.4.2. Xử lý thông tin 79
2.2.5. Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng tin học trong thẩm định 79
2.2.6. Lập quỹ hỗ trợ cho việc thẩm định 79
2.2.7. Cơ chế chính sách của Nhà nước 80
2.2.7.1. Quy định thống nhất về công tác kế toán và nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán 80
2.2.7.2. Vấn đề thế chấp tài sản 81
2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện công tác thẩm đinh dự án đầu tư tại NHCT Ba Đình 82
2.3.1. Đối với cơ quan nhà nước, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan 82
2.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam 83
2.3.3. Đối với ngân hàng công thương Việt Nam 84
2.3.4. Kiến nghị với chủ đầu tư 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án cho vay vốn ngành bao bì tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người mua trả tiền trước
0
0
93
0.2
93
0
0.2
Thuế và các khỏan phải nộp NN
0
0
739
1.5
739
0
1.5
Phải trả người lao động
0
0
627
1.2
627
0
0
Chi phí phải trả
0
0
0
0
0
0
0
Các khoản phải trả phải nộp khác
0
0
0
0
0
0
0
C Tỷ trọng A/B
21.0
40.5
- Về tài sản: Quy mô tổng tài sản năm 2008 tăng so với năm trước là 22,225 trđ, trong đó TSLĐ & ĐTNH tăng 240 trđ, TSCĐ & ĐTDH của đơn vị tăng 21,985 trđ. Cơ cấu tài sản thì tài sản lưu động là 36,160 trđ chiếm 30,8 %; tài sản cố định là 81,037 chiếm 69,2%.
Phân tích chi tiết những khoản mục tài sản tác động đối với quá trình kinh doanh, tài chính DN, cụ thể:
+ Sự biến động của tiền: Các khoản tiền và tương đương tiền năm 2008 tăng so với năm 2007 là 370 trđ.
+ Các khoản phải thu: Năm 2008, các khoản phải thu của công ty là 20,620 triệu đồng chiếm 17,6 % tổng tài sản, tăng so với năm 2007 là 13,279 triệu đồng. Trong đó phải thu khách hàng là 11,968 trđ (chiếm 58%/các khoản phải thu), chủ yếu nằm ở một số khách hàng lớn như: Cty dầu thực vật Cái Lân, Công ty dầu thực vật Tường An, công ty sữa Vinamilk, công ty Cổ phần sữa quốc tế IDP, công ty sữa Hanoimilk, công ty Acecook Việt Nam công ty Bia Sài gòn, công ty Lavie, Vital…Tuy nhiên những khách hàng này là những khách hàng truyền thống và uy tín đối với doanh nghiệp, việc cho thanh toán chậm nằm trong chính sách của công ty đối với khách hàng truyền thống. Tuy nhiên thời gian chậm trả ngắn nên các khoản phải thu này là các khoản phải thu thu hồi được.
- Trả trước cho người bán năm 2008 là 8,651 trđ chiếm 42 % tổng các khoản phải thu, tăng so với năm 2007 là 1,310 trđồng. Trả trước cho người bán bao gồm các khoản tiền đặt cọc nhập khẩu các loại giấy phục vụ sản xuất kinh doanh.
Đơn vị không có phải thu khó đòi các khoản phải thu phát sinh năm 2008 và dự kiến đến tháng 6/2009 sẽ thanh toán được.Theo như chính sách bán hàng của doanh nghiệp là khách hàng lớn, truyền thống có uy tín được chậm trả tiền hàng, khi nào bán được hàng thì thanh toán tiền, tuy nhiên thời gian chậm trả thường tối đa là 02 tháng, đối với bán lẻ thì thanh toán ngay 100% khi lấy hàng. Khách hàng của công ty đều là những đơn vị có quan hệ truyền thống, có uy tín trong thanh toán, thanh toán luôn đúng hẹn. Vòng quay các khoản phải thu năm 2008 là 8.8 vòng.
+ Hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho năm 2008 là 12,675 trđ chiếm 10,8 % tổng tài sản, giảm so với năm 2007 là 9,872 trđ, chủ yếu là giấy các loại; công ty dự trữ để sản xuất bao bì , hàng tồn kho của công ty không có hàng tồn kho chất lượng kém khó luân chuyển
+ Tài sản ngắn hạn khác 630 trđ, đây là khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
+ TSCĐ và ĐTDH: Năm 2008, giá trị của TSCĐ và ĐTDH là 81,073 trđ, tăng 21,985 trđ so với năm trước, do công ty mua sắm thêm tài sản cố định là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh.
Cơ cấu các khoản mục tài sản trong tổng tài sản của DN là hợp lý đối với loại hình doanh nghiệp kinh doanh thương mại.
- Về nguồn vốn: Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2008 là 66,332 trđ chiếm 56.6 % tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu tăng 6,319 trđồng so với năm trước ( tương ứng với tỷ lệ 10,5%) do bổ sung lợi nhuận chưa phân phối.
- Nợ phải trả: năm 2008 là 50,901 trđ chiếm 43,4% tổng nguồn vốn, nợ phải trả năm 2008 tăng so với năm 2007 là 15,906 trđồng là do vay ngắn hạn NH tăng 21,012 trđ, người mua trả tiền trước tăng 93 trđ, phải trả người lao động tăng 627 trđ. Phải trả người bán giảm Cụ thể:
+ Hiện tại doanh nghiệp quan hệ với 02 tổ chức tín dụng – quan hệ vay vốn dài hạn tại chi nhánh NHCT Ba Đình và vay vốn ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành.
+ Phải trả người bán năm 2008 là 4.384 triệu đồng, với một số các đối tác lớn và cung cấp chủ yếu như Công ty giấy Việt Trì – Phú Thọ; Công ty giấy Sông Lam - Nghệ An; Công ty giấy Lam Sơn – Thanh Hoá; Công ty giấy Hoàng Hà – Hà Nội; Công ty giấy Hưng Hà – Hà Nội. Doanh nghiệp được hưởng chính sách mua hàng trả chậm tức là khi nào bán được hàng thì mới phải thanh toán tiền hàng điều này thể hiện niềm tin của các bạn hàng đối với doanh nghiệp; uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp ngày càng được nâng lên.
+ Phải trả người lao động: đây là tiền lương tháng 12 nhưng theo quy định trả lương thì đến ngày đầu tháng 01 năm sau mới chi nên có nợ lương của CBCNV là 627 trđ. Khoản phải trả này sẽ được thanh toán ngay tháng 1 năm 2009.
+ Các khoản phải trả, phải nộp khác: là tiền cổ tức trả cho các cổ đông đã được Ban lãnh đao Cty duyệt chi nhưng thực tế đến cuối ngày 31/12/2008 chưa chi là 43 trđ.
Về cơ cấu vốn thì nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn/tổng nguồn vốn là 56,6 % cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của DN tương đối cao, mức độ phụ thuộc đối với các chủ nợ là thấp và ngược lại.
B. Phân tích tình hình công nợ
- Các khoản phải thu: 20.620 trđồng
Các khoản phải thu khách hàng: 11.968 trđồng ( 58%)
Trả trước người bán: 8.651 trđồng ( 42%)
- Các khoản phải trả: 50.901 trđồng
Vay ngắn hạn: 23.012 ( 45,2%)
Phải trả người bán: 4.384 trđồng (8,6%)
Năm 2008 tổng các khoản phải thu là 20.620 trđ nhỏ hơn công nợ phải trả khách hàng (50.901 trđ) hiện tại DN đang chiếm dụng vốn nhiều hơn các khoản bị chiếm dụng.
Trong các khoản phải thu thì phải thu khách hàng là 11.968 trđ ( tương đương 58%). Cty có một lượng khách hàng lớn truyền thống và uy tín nên chính sách cho các khách hàng truyền thống có uy tín được chậm trả chưa phải trả ngay vì bản thân Cty cũng được các bạn hàng cho chậm thanh toán, khi nào bán được hàng thì mới phải thanh toán. Thời gian Công ty cho các đơn vị mua hàng chậm trả trung bình cả năm là khoảng 01 tháng, tối đa là 02 tháng, trong khi các khoản phải trả người bán là 4.384 trđ, công ty được các bạn hàng cho chậm trả thời gian chậm trả là 9 ngày.
Người mua trả tiền trước 93 trđ: Đây là tiền đặt cọc của một số doanh nghiệp đối với Cty. Thời gian gần đây, công ty liên tục có những khách hàng mới, dự báo trong tương lai chỉ số này sẽ tăng hơn.
Qua phân tích tình hình công nợ cho thấy đơn vị sử dụng vốn ngày càng hiệu quả, phải thu có xu hướng tăng, hàng tồn kho có xu hướng giảm nhưng so với tốc độ tăng của doanh thu và giá vốn hàng bán thì tăng chậm hơn. Trong khi đó công nợ được chậm trả tăng thể hiện đơn vị quản lý tốt cũng như uy tín trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh thương mại của mình ngày càng cao.
C. Phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn tài trợ vốn
Số tiền
(Đơn vị triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
1. Giảm tài sản ngắn hạn khác
3.537
9.5
2.Giảm hàng tồn kho
9.872
26.5
3. Tăng nợ ngắn hạn
17.512
47.02
4. Tăng nguồn vốn CSH
6.022
16.2
5.Tăng nguồn kinh phí, quỹ khác
297
0.78
Cộng
37.240
100
Sử dụng vốn
Số tiền
(Đơn vị triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
1. Tăng tiền và các khoản tương đương tiền
370
0,99
2. Tăng các khoản phải thu ngắn hạn
13.279
35,66
3. Tăng tài sản cố định
21.188
56,89
4.Tăng tài sản dài hạn khác
797
2,14
5.Giảm nợ dài hạn
1.606
4,3
Cộng
37.240
100
Như vậy, trong năm nhờ tăng nợ ngắn hạn (trong đó tăng chiếm dụng vốn của người mua và tăng nợ vay Ngân hàng ) nên doanh nghiệp có thêm nguồn để tăng tiền mặt luân chuyển, tăng tài sản cố định và mở rộng, nới lỏng chính sách bán hàng để tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cho Doanh nghiệp.
D. Phân tích vốn lưu chuyển:
VLC = NVDH – TSDH = TSNH – NVNH
= 36.161 trđ – 28.901 trđ = 7.260 trđ
- Vốn lưu chuyển 7.260 trđ > 0 phản ánh khả năng thanh toán DN tốt, có khả năng mở rộng kinh doanh, đảm bảo an toàn, không sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn, tránh được rủi ro do sử dụng sai nguồn.
E. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả kinh doanh năm 2008 như sau:
Doanh thu thuần đạt: 123.190 trđ
Giá vốn hàng bán: 103.498 trđ
Lợi nhuận gộp: 6.209 trđ
Tổng lợi nhuận trước thuế: 6.318 trđ
Lợi nhuận sau thuế: 6.318 trđ
Tháng 4 năm 2007 Doanh nghiệp được thành lập trên có sở nhà máy sản xuất bao bì thuộc công ty TNHH TM & SX Pháp Quang. Đến quý IV/2007 chính thức hoạt động. Bước sang năm 2008 với qui mô mở rộng, đơn vị đã đạt được kết quả tương đối tối cụ thể qua báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy: Năm 2008 so với quý 4 năm 2007 thì – Doanh thu tăng 33.613 trđ tương ứng 27,2%; giá vốn hàng bán tăng 27.439 trđ tương ứng 26,5%; Lợi nhuận gộp tăng 6.174 trđồng tương ứng 31,3%; lợi nhuận trước thuế tăng 1.450 trđ tương ứng 22,9%. Trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 1.416 trđ tương ứng 22,8 %, lợi nhuận khác tăng 653 trđ; Lợi nhuận sau thuế tăng 34 trđ tương ứng 31,3 %.
Tỷ suất giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần = 84.01%; giá vốn hàng bán chiếm 84.01% trong tổng số doanh thu thuần thu được.
Tỷ suất CFQL/DTT = 3.1%; chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 3.1% trong tổng doanh thu thuần thu được. Chỉ số này cho thấy DN quản lý chi phí là có hiệu quả.
Tỷ suất LN trước thuế/DTT = 5.1%; tỷ suất này cho biết 100 đồng doanh thu thuần bỏ ra DN tạo ra 5.1 đồng lợi nhuận; tỷ suất này là hợp lý
Hệ số ROE = 10 %, tỷ suất này cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra DN tạo ra được 0,1 đồng lợi nhuận; tỷ suất này cho thấy DN sử dụng đồng ốn có hiệu quả.
Hệ số ROA = 6 %, tỷ suất này cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra DN tạo ra được 0.06 đồng lợi nhuận; tỷ suất này cho thấy DN sử dụng tài sản có hiệu quả.
Từ báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh ta thấy: Hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008 có lãi. Các chỉ tiêu về DT và LN của năm 2008 đều tăng so với năm 2007 cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2008 tương đối ổn định, phát triển và có hiệu quả.
F. Phân tích các chỉ tiêu tài chính năm 2008
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
- Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn = 1,25
Nợ ngắn hạn
Với hệ số thanh toán ngắn hạn này DN đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng một năm bằng các tài sản có khả năng chuyển hoá thành tiền trong vòng một năm tới.
- Hệ số thanh toán nhanh = Tiền + Phải thu ngắn hạn = 0,79
Nợ ngắn hạn
Với hệ số thanh toán nhanh này của DN đảm bảo khả năng thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn.
* Nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính (cơ cầu vốn)
- Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu = 56,3%
Tổng nguồn vốn
Hệ số này cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của DN là khá, đảm bảo độ an toàn tương đối cao và có khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu.
-Hệ số ROE = Lợi nhuận sau thuế = 10 %
Vốn chủ sở hữu
Hệ số này cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của DN là khá, cùng với chỉ tiêu ROE cho thấy đơn vị sử dụng vốn tự có hiệu quả, đảm bảo độ an toàn tương đối tốt, và có khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu.
- Hệ số đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản bình quân = 1,68
Vốn chủ sở hữu bình quân
Hệ số này cho thấy vốn chủ sở hữu tài trợ hơn 50% cho tổng tài sản như vậy là ở mức độ khá, thể hiện năng lực tự chủ tài chính khá , đảm bảo độ an toàn tương đối cao.
- Hệ số tài sản cố định = Tài sản cố định = 1,3
Vốn chủ sở hữu
Hệ số này của DN là rất bình thường, cho thấy phần lớn TSCĐ của DN được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu chứ không phải từ nợ vay, tuy nhiên vì DN hoạt động chính là kinh doanh thương mại nên TSCĐ chủ yếu là các tài sản phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị,, phương tiện vận chuyển,… .
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động
- Hệ số vòng quay tổng tài sản (số lần/năm) = Doanh thu thuần ≈ 1,16 vòng
Tổng tài sản bình quân
Một năm tổng tài sản được chuyển đổi 1,1 lần thành doanh thu, hệ số này là bình thường, phản ánh DN sử dụng tài sản tương đối hiệu quả.
- Chu kỳ hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân x 360 = 61,26 ngày
Giá vốn hàng bán
Chu kỳ hàng tồn kho là 61 ngày là tương đối tốt, hàng tồn kho chủ yếu là hàng hóa nhập kho để bán hàng luân chuyển, như vậy DN quản lý hàng tồn kho hiệu quả, có khả năng sẽ đem lại lợi nhuận cho DN.
- Thời gian thu hồi công nợ = Các khoản phải thu bình quân x 360 = 40,8 ngày
Doanh thu thuần
Kỳ thu tiền bình quân của đơn vị khoảng 40 ngày là chuyển thành tiền mặt, thể hiện khả năng thu hồi nợ của DN có hiệu quả; khả năng sinh lời và điều kiện tài chính của các khách hàng là tốt; qua chỉ tiêu này nó cũng thể hiện đúng cơ cấu doanh thu và chính sách bán hàng của DN.
- Thời gian thanh toán công nợ phải trả
= Các khoản phải trả thương mại bình quân x 360 = 9 ngày
Giá vốn hàng bán
Nguồn hàng đầu vào chủ yếu của DN là được nợ luân chuyển lấy lô sau trả tiền lô trước, một số mặt hàng chỉ thanh toán khi bán được hàng, một số ít mặt hàng phải thanh toán tiền ngay. Tỷ trọng tiền tạm ứng của đơn vị chiếm 41,9% các khoản phải thu khách hàng cho thấy đơn vị có lợi thế trong cạnh tranh, sử dụng vốn ngày càng hiệu quả.
- Vòng quay tiền = Chu kỳ HTK + Kỳ thu tiền BQ – thời gian thanh toán công nợ
= 61 ngày + 40 ngày - 9 ngày = 92 ngày
Như vậy trong vòng 92 ngày DN cần tiền để tài trợ cho các khoản phải thu và hàng tồn kho sau khi xem xét đến thời gian chiếm dụng được vốn khi mua hàng.
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng tăng trưởng
- Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (%) = DTT kỳ hiện tại - 1 = 37,5%
DTT kỳ trước
- Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh (%) =
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh kỳ hiện tại - 1 = 29,5 %
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh kỳ trước
Nhận xét: Năm 2008 Doanh thu và lợi nhuận đều tăng, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng doanh thu như vậy để có thể tăng trưởng lợi nhuận hơn nữa DN cần phải tiết kiệm chi phí hơn nữa, việc sử dụng vốn và tài sản của đơn vị có hiệu quả.
* Nhóm các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
- Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp từ bán hàng = 15,9 %
Doanh thu thuần
- Hệ số lãi ròng = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinhdoanh = 50,9 %
Doanh thu thuần
Trong năm 2008 một đồng doanh thu DN có thể tạo ra được 0,51 đồng lợi nhuận ròng trong một chu kỳ kinh doanh, hệ số này khá tốt cho thấy doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
- Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế = 5,9 %
Tổng TS bquân
Hệ số này cho biết một đồng tài sản tạo ra 0,059 đồng lợi nhuận ròng, nó thể hiện việc sử dụng và quản lý tài sản của đơn vị là có hiệu quả .
- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế = 10 %
Vốn chủ sở hữu bình quân
Năm 2008 một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0.1 đồng lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu, ROE của DN là tương đối tốt phản ánh hiệu quả kinh doanh của DN cao.
Nhìn chung việc sử dụng vốn và tài sản của đơn vị năm 2008 so với năm 2007 đều tăng cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2008 tương đối ổn định, phát triển và có hiệu quả.
G. Phân tích đảm bảo nợ vay
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Cách lấy số liệu
Số tiền
A. GIÁ TRỊ TÀI SẢN ĐƯỢC TÍNH LÀM ĐẢM BẢO
(A1+A2+A3+A4+A5+A6+A7+A8+A9)
117.232.966.770
A1. Tiền
(MS 110)
2.234.655.204
A2. Các khoản đầu tư tài chính
(1)+(2)-(3)
0
A3. Các khoản phải thu
(4)+(5)+(6)+(7)
11.968.635.168
(4) Phải thu của người mua trong hạn thanh toán có khả năng thu hồi
[MS 131+MS211]
11.968.635.168
(5) VAT được khấu trừ
[MS 152]
0
(6) Phải thu theo tiến độ KH hợp đồng XD
(MS 134)
0
(7) Thuế và các khoản phải thu nhà nước
(MS 154)
0
A4. Hàng tồn kho được tính làm đảm bảo
(8)-(9)-(10)
12.675.435.209
(8) Hàng tồn kho
(MS 141)
12.675.435.209
(9) Trừ (-) hàng chậm luân chuyển, kém, mất phẩm chất
0
(10) Trừ (-) hàng hóa cầm cố bảo đảm cho các hợp đồng bảo lãnh
0
A5. Các khoản trả trước
(11)+(12)+(13)
8.651.483.186
(11) Tạm ứng mua hàng, vận chuyển, bốc xếp của nhân viên đang trong hạn chờ thanh toán
[MS 158]
0
(12) Trả trước người bán
[MS 132]
8.651.483.186
(13) Chi phí trả trước
[MS 151+ MS 261]
0
A6. TSCĐ được tính làm bảo đảm
(14)-(15)-(16)-(17)
68.714.540.447
(14) Giá trị còn lại của TSCĐ
(MS 221+ MS 224 + MS 227)
68.714.540.447
(15) Trừ (-) GTCL của TSCĐ không cần dùng, hư hỏng, lạc hậu, chờ thanh lý, giảm giá
0
(16) Trừ (-) giảm giá TSCĐ do định giá lại
0
(17) Trừ (-) GT của TSCĐ đã thế chấp, cầm cố bảo đảm cho các hợp đồng bảo lãnh (bảo lãnh của DN và DN bảo lãnh cho bên thứ ba)
0
A7. Chi phí XDCB dở dang
(MS 230)
10.997.290.089
A8. Bất động sản đầu tư
(MS 240)
0
A9. Tài sản khác
(18)+(19)+(20)-(21)
1.990.927.467
(18) Phải thu nội bộ, phải thu khác
MS 133+213+135+218
1.360.534.314
(19) Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
(MS 262)
630.393.153
(20) Trừ (-) các khoản phải thu nội bộ, phải thu khác hạch toán sai mục đích/quá hạn, khó có khả năng thu hồi
0
B. VỐN CSH THAM GIA SX KD
(B1-B2)
66.331.659.746
B1. Nguồn vốn chủ sở hữu
(22)+(23)
66.331.659.746
(21) Nguồn vốn quỹ (NV CSH)
(MS 410)
60.000.000.000
(22) Nguồn kinh phí, quỹ khác
(MS 430)
6.331.659.746
B2. Các khoản phải trừ
(24)+(25)
0
(23) Các khoản cầm cố , kỹ quỹ ký cược
(MS 268) + dư nợ TK 144 (**)
0
(24) Vốn kinh doanh ở đơn vị phụ thuộc
(MS 212)
0
C. CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ
(26)+(27)+(28)+(29)+(30)+(31)
5.889.278.855
(25) Người mua trả tiền trước
(MS 313)
93.384.269
(26) Thuế phải nộp nhà nước
(MS 314)
739.998.355
(27) Khoản phải trả người bán
(MS 312 + MS 331)
4.384.695.551
(28) Phải trả CBCNV
(MS 315)
627.798.380
(29) Khoản phải trả, phải nộp khác
(MS 319 + MS 333)
43.402.300
(30) Nợ khác
(MS 316+318+320+335+336+337)
0
D. GÍA TRỊ TS BẢO ĐẢM NỢ VAY
(A-B-C)
45.012.028.169
E. NỢ VAY CỦA DN
(E1+E2)
45.012.028.169
E1. Nợ vay ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả
(MS 311)
23.012.028.169
(31) Trong đó vay và nợ NHCT
E2. Vay và nợ dài hạn
(MS 334)
22.000.000.000
(32) Trong đó vay và nợ NHCT
22.000.000.000
G. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
(D-E)
(33) Thừa bảo đảm (D>E)
(34) Đủ bảo đảm (D=E)
Đủ đảm bảo
(35) Thiếu bảo đảm (D<E)
Nhận xét chung
- Về tình hình SXKD: Đơn vị có qui mô hoạt động tương đối lớn. Hoạt động SXKD hiện tại của Công ty phát triển, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng nhiều so với năm 2007. Kết quả kinh doanh của Công ty có lãi.
- Về tình hình tài chính: Tình hình tài chính ổn định, có khả năng tự chủ về tài chính, khả năng thanh toán tốt, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
- Kết quả chấm điểm xếp hạng năm 2008: BB +
1.3.1.4. Quan hệ tín dụng
Công ty TNHH thương mại sản xuất bao bì Pháp Quang là khách hàng có quan hệ tín dụng lâu năm tại chi nhánh, dư nợ thường xuyên khoảng 20 tỷ đồng. Trong quá trình quan hệ tín dụng công ty luôn vay trả đúng hạn, chưa có nợ gia hạn, nợ quá hạn phát sinh.
Công ty cổ phần Pháp Quang có quan hệ vay vốn với ngân hàng Công thương Ba Đình năm 2007 với tổng số tiền nhận nợ lên đến 42 tỷ, đến nay dư nợ còn lại của đơn vị là 20 tỷ đồng. Trong quá trình quan hệ tín dụng, công ty luôn trả nợ trước hạn, không có nợ lãi, nợ gốc quá hạn.
1.3.2. Thẩm định dự án đầu tư
Mô tả khái quát dự án:
* Tên dự án: Dự án nhập khẩu máy in Flexo 6 màu
* Xuất xứ máy:
- Máy in Flexo 6 màu có xuất xứ Đài Loan. Mới 100 %
* Công suất thiết kế
Máu in Flexo 6 màu:
+ Tốc độ máy: 250 m/phút
+ Điện năng tiêu thụ: 75kw/h
* Chủ đầu tư: Công ty Cố phần Pháp Quang
Địa chỉ: Đường 71A, Khu D, KCN mới, huyện Thường Tín - Hà Nội
* Tổng mức đầu tư: 11.525.000.00 VNĐ
(Bằng chữ: Mười một tỷ năm trăm hai mươi lăm triệu đồng chẵn)
Máy in Flexo 6 màu: 555.000 USD tương đương 9.879.000. VNĐ (Tỷ giá tạm tính: USD/VNĐ = 17.800)
Nền móng, vật tư, chi phí lắp đặt, thuế... của máy in Flexo 6 màu: 1.646.000.000.VNĐ. Trong đó:
+ Chi phí làm cho nền móng của máy như: vật liệu xây dựng làm nền móng, hệ thống rãnh để lấy phế liệu... : 658.400.000 VNĐ
+ Chi phí vật tư: sắt thép làm đường ray cho máy, thiết bị để lắp đặt máy, thiết bị thổi làm khô mực máy in nhanh... : 164.600.000 VNĐ
+ Chi phí lắp đặt, xếp dỡ hàng ở nhà máy như tiền thuê nhân công lắp đặt, vé máy bay, chi phí ăn ở đi lại, cho chuyên gia lắp đặt, chi phí thuê cẩu, xe nâng lớn để nâng hàng trong khi lắp đặt máy... : 164.600.000 VNĐ
+ Thuế NK, VAT cho máy móc nhập khấu: 493.800.000 VNĐ
+ Phí dự phòng cho chênh lệch tỷ giá : 82.300.000 VNĐ
+ Chi phí phát sinh khác: 82.300.000 VNĐ
* Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn tự có: 4.610.000.000 VNĐ (tương đương 40%)
- Vay tín dụng Ngân hàng: 6.915.300.000 VNĐ (tương đương 60%) với lãi vay dự kiến 10.5%/năm
* Kế hoạch nhập máy:
Máy in Flexo 6 màu:
Tháng 3/2009: ký kết hợp đồng và mở LC
Tháng 8/2009: nhận hàng và lắp đặt
* Hiệu quả đầu tư:
- Tăng năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường vị thế cạnh tranh cho các sản phẩm carton 3 lớp, 5 lớp, 7 lớp so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
- Đảm bảo khả năng tự vay – tự trả, thu hồi vốn tốt, lãi cao.
1.3.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư
Bao bì được coi như là một món thời trang cho hàng hoá, nâng cao giá trị hàng hoá từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh cho từng doanh nghiệp. Vai trò của bao bì ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh và nhất quán. Bao bì xuất hiện ở mọi thời đại và là một yếu tố không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Từ xa xưa, bao bì đã đồng hành trong quá trình phát triển của nhân loại. Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ, mô tả và giới thiệu sản phẩm mà nó còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách hàng và việc quyết định lựa chọn mua hàng. Trước đây, khi nền kinh tế chưa mở cửa, nhu cầu sử dụng bao bì rất thấp, hầu hết là nhập khẩu. Tuy nhiên, khi nền kinh tế hội nhập, sản xuất kinh doanh và xuất khẩu phát triển kéo theo nhu cầu bao bì tăng lên rất mạnh và nguồn cung trong nước không thể đáp ứng được. Bên cạnh đó, quan niệm về bao bì đã thay đổi, nếu trước đây không mấy ai chú ý đến bao bì thì nay lại hoàn toàn khác. Ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp đã bắt đầu chú trọng phát triển bao bì để đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền công nghiệp hàng tiêu dùng và vấn đề bao bì được đề cập đến như một chiến lược kinh doanh. Người tiêu dùng ngày càng đề cao không chỉ số lượng bao bì mà cả về chất lượng bao bì, mẫu mã bao bì vì vậy chất lượng in ấn của bao bì càng đòi hỏi đạt chất lượng cao và ổn định. Việc đòi hỏi các sản phẩm khi sản xuất ra phải có những bao bì đẹp hấp dẫn và thu hút khách hàng càng trở nên cần thiết với mục đích tăng tính cạnh tranh trên thị trường sản xuất bao bì hiện nay. Sản xuất bao bì hiện có nhiều đóng góp cho nền kinh tế, đây là một phần không thể thiếu đối với các sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động, có tiềm năng phát triển và đóng góp cho ngân sách. Tuy nhiên, ngành này hiện vẫn chưa được chú ý đầu tư tương xứng.
Trong những năm gần đây Việt Nam được biết đến là một nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh và năng động trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2005 đạt bình quân 7,5%/năm, năm 2006 đạt 8,17%,dự kiến những năm tới đạt là 7 -8%/năm.Việt Nam sẽ là một thị trường tiêu thụ giấy bao bì rất lớn trong tương lai gần nhờ lợi thế gia nhập WTO và Việt Nam đang quyết tâm đẩy mạnh nền xuất khẩu.Trong những năm sắp tới, sẽ có hàng loạt các nhà máy mới sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực tiêu dùng và công nghiệp được ra đời. Điều đó làm tăng lên nhu cầu về bao bì của thị trường cả về số lượng, chất lượng bao bì và mẫu mã in ấn. Hà Nội là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước với số lượng các dự án đầu tư nhiều, nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hình thành các khu CN lớn bao quanh thủ đô như khu CN Thăng Long, Khu CN Nội Bài, Khu CN Sài Đồng, Khu CN Đài Tư ...., kéo theo sự mở rộng các khu CN ra các tỉnh giáp ranh như Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng ....Từ sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực sản xuất công nghiệp nhất là công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến tại khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận đã dẫn đến nhu cầu về bao bì, đặc biệt là bao bì CARTON dùng để đóng gói sản phẩm, hàng hoá tăng lên rất lớn.
Công ty Cổ phần Pháp Quang với là đơn vị đã nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các thiết bị ngành in và in bao bì các loại, nhìn chung đã có uy tín và xây dựng được thương hiệu, sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp đã có thị trường và được nhiều khách hàng biết đến.Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và nhu cầu của khách hàng về nhiều chủng loại bao bì để đóng gói vận chuyển sản phẩm hàng hoá là rất lớn. Sự tăng trưởng về nhu cầu bao bì không chỉ dừng lại ở số lượng mà gia tăng cả về yêu cầu chất lượng, đặc biệt là chất lượng in cấn đối với các mặt hàng cao cấp như điện tử, điện lạnh, nước giải khát, các mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Chính vì vậy việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị đáp ứng tốt nhất nhu cầu của klhách hàng về mẫu mã bao bì của Công ty CP Pháp Quang là thiết thực và khả thi giúp nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện nay, và theo xu hướng phát triển của thị trường trong tương lai.
- Việc thực hiện dự án, đối với chủ đầu tư, là công ty cổ phần Pháp Quang, sẽ mang lại những lợi ích sau đây:
Công ty Cổ phần Pháp Quang là một trong những công ty đi đầu trên thị trường bao bì carton toàn miền Bắc, công ty luôn chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của tất cả các khách hàng. Do uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất in ấn bao bì với chất lượng hàng hoá và dịch vụ ngày càng hoàn thiện, thời gian gần đây, công ty liên tục nhận đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện công tác thẩm định dự án cho vay vốn ngành bao bì tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình.doc